Thông tư 107/2012/TT-BTC phí, lệ phí quản lý chất lượng an toàn vệ sinh thủy sản

thuộc tính Thông tư 107/2012/TT-BTC

Thông tư 107/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý sử dụng phí, lệ phí quản lý chất lượng an toàn vệ sinh thủy sản
Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:107/2012/TT-BTC
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Vũ Thị Mai
Ngày ban hành:28/06/2012
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Thuế-Phí-Lệ phí, Nông nghiệp-Lâm nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Phí đánh giá phòng kiểm nghiệm chất lượng nông sản là 32 triệu đồng
Ngày 28/06/2012, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 107/2012/TT-BTC hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý sử dụng phí, lệ phí quản lý chất lượng và an toàn vệ sinh thủy sản.
Theo quy định tại Thông tư này, mức phí đánh giá phòng kiểm nghiệm chất lượng nông lâm thủy sản là 32 triệu đồng đối với đánh giá lần đầu, đánh giá mở rộng và 22,5 triệu đồng đối với đánh giá lại.
Mức lệ phí về công tác quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh thủy sản; lệ phí cấp giấy chứng nhận về công tác thủy sản vẫn giữ nguyên ở mức 20.000 - 40.0000 đồng. Cụ thể, lệ phí cấp phép xuất khẩu, nhập khẩu thức ăn thủy sản; lệ phí cấp giấy cho phép khảo nghiệm giống thủy sản là 40.000 đồng; lệ phí gia hạn, thay đổi nội dung giấy phép do khách hàng yêu cầu là 20.000 đồng…
Phí, lệ phí quản lý chất lượng và an toàn vệ sinh thủy sản nêu trên được thu bằng Đồng Việt Nam. Trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài có nhu cầu nộp phí, lệ phí bằng ngoại tệ thì thu bằng Đô la Mỹ theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm thu tiền.
Cơ quan thu được trích 85% trên số tiền phí, lệ phí thu được để trang trải cho việc thu phí, lệ phí theo các nội dung chi theo quy định của pháp luật; 15% còn lại phải nộp vào ngân sách Nhà nước theo chương, loại, khoản, mục, tiểu mục tương ứng của Mục lục ngân sách Nhà nước hiện hành.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/08/2012.

Xem chi tiết Thông tư107/2012/TT-BTC tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
------------------
Số: 107/2012/TT-BTC
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------------
Hà Nội, ngày 28 tháng 06 năm 2012
 
 
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ THU, NỘP, QUẢN LÝ SỬ DỤNG PHÍ, LỆ PHÍ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG VÀ AN TOÀN VỆ SINH THỦY SẢN
 
 
Căn cứ Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí;
Căn cứ Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 06/3/2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định sổ 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002;
Căn cứ Nghị định số 163/2004/NĐ-CP ngày 7/9/2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm; một số Điều của Pháp lệnh thú y, Pháp lệnh giống vật nuôi, Pháp lệnh bảo vệ và kiểm dịch thực vật;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Sau khi có ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại công văn số 805/BNN-TC ngày 22/3/2012;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách Thuế;
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý chất lượng và an toàn vệ sinh thủy sản như sau:
Điều 1. Đối tượng áp dụng
Tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài hoạt động sản xuất, kinh doanh thủy sản và các sản phẩm thủy sản xuất khẩu, nhập khẩu, tiêu thụ nội địa; sản xuất kinh doanh thuốc thú y, thức ăn, hoá chất, chế phẩm sinh học dùng trong nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thuộc ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn thực hiện các nghiệp vụ quản lý chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm và vệ sinh thủy sản theo quy định của pháp luật phải nộp phí, lệ phí theo mức thu quy định tại Điều 2 Thông tư này.
Phí, lệ phí quản lý chất lượng và an toàn vệ sinh thủy sản thu bằng Đồng Việt Nam. Trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài có nhu cầu nộp phí, lệ phí bằng ngoại tệ thì thu bằng Đô la Mỹ (USD) theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm thu tiền.
Điều 2. Mức thu phí, lệ phí
Mức thu phí, lệ phí trong công tác quản lý chất lượng và an toàn vệ sinh thủy sản thực hiện theo Biểu phí, lệ phí ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 3. Thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí
1. Cơ quan quản lý nhà nước về quản lý chất lượng và an toàn vệ sinh thủy sản (gồm Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản, Cục Thú y, Tổng cục Thủy sản, các đơn vị trực thuộc và cơ quan quản lý chất lượng an toàn vệ sinh thủy sản tại địa phương) thực hiện các công việc thu phí, lệ phí nêu tại Điều 2 Thông tư này có nhiệm vụ tổ chức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí theo quy định tại Thông tư này (dưới đây gọi là cơ quan thu phí, lệ phí).
2. Phí, lệ phí về công tác quản lý chất lượng và an toàn vệ sinh thủy sản là khoản thu thuộc ngân sách nhà nước, được quản lý và sử dụng như sau:
2.1. Cơ quan thu phí, lệ phí được trích 85% trên số tiền phí, lệ phí thu được để trang trải cho việc thu phí, lệ phí theo các nội dung chi quy định tại Nghị định số 24/2006/NĐ-CP.
a) Cơ quan thu phí, lệ phí thuộc Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản, Cục Thú y, Tổng cục Thủy sản căn cứ vào số thu được để lại chi theo quy định, thực hiện việc điều hòa nguồn kinh phí cho các đơn vị thu phí, lệ phí trực thuộc (bao gồm cả Văn phòng Cục) không đủ nguồn chi bảo đảm quỹ tiền lương tối thiểu cho cán bộ, công nhân viên thu phí, lệ phí và các khoản chi phục vụ hoạt động quản lý chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh thủy sản của Cục, Tổng cục.
b) Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản, Cục Thú y, Tổng cục Thủy sản thực hiện lập dự toán thu, chi hàng năm báo cáo Bộ Tài chính phê duyệt; mở tài khoản riêng tại Kho bạc nhà nước nơi giao dịch để theo dõi việc thu - chi đối với khoản tiền điều hoà phục vụ công tác tổ chức thu phí, lệ phí do các đơn vị thu phí, lệ phí còn chệnh lệch thừa nộp về để chuyển cho đơn vị thiếu. Đồng thời, phải mở sổ hạch toán riêng, cuối năm nếu chưa sử dụng hết thì được chuyển sang năm sau để tiếp tục sử dụng và hàng năm phải quyết toán với Bộ Tài chính.
2.2. Số tiền còn lại 15% cơ quan thu phí, lệ phí phải nộp vào ngân sách nhà nước theo chương, loại, khoản, mục, tiểu mục tương ứng của Mục lục ngân sách nhà nước hiện hành.
Điều 4. Tổ chức thực hiện
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/8/2012. Thông tư này thay thế Thông tư số 199/2010/TT-BTC ngày 13/12/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thủy sản.
2. Các nội dung khác liên quan đến việc thu, nộp, quản lý, sử dụng và công khai chế độ thu phí không hướng dẫn tại Thông tư này được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí; Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25/5/2006 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2002/TT- BTC ngày 24/7/2002 và Thông tư số 28/2011/TT-BTC ngày 28/2/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế, hướng dẫn thi hành Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 và Nghị định số 106/2010/NĐ-CP ngày 28/10/2010 của Chính phủ.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ảnh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu, hướng dẫn bổ sung./.
 

Nơi nhận:
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Văn phòng BDĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- Công báo;
- Website Chính phủ;
- Ủy ban nhân dân, Sở Tài chính, cục thuế, kho bạc nhà nước các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Website Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, Vụ CST(P5).
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Vũ Thị Mai
 


BIỂU PHÍ, LỆ PHÍ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG, AN TOÀN VỆ SINH THỦY SẢN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 107/2012/TT-BTC ngày 28 tháng 6 năm 2012 của Bộ Tài chính)
Phụ lục 1 – Lệ phí về công tác quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh thủy sản

TT
Danh mục
Mức thu (đồng/lần)
1
Lệ phí cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn để sản xuất kinh doanh thực phẩm thủy sản
40.000
2
Lệ phí cấp giấy chứng nhận áp dụng chương trình quản lý chất lượng theo HACCP
40.000
3
Lệ phí cấp giấy chứng nhận chất lượng và chứng thư vệ sinh cho lô hàng thủy sản.
40.000
4
Lệ phí cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm nghiệm các chỉ tiêu đơn lẻ theo yêu cầu của khách hàng
10.000
5
Lệ phí cấp giấy chứng nhận xuất xứ nhuyễn thể hai mảnh vỏ
40.000
6
Lệ phí cấp giấy chứng nhận tên gọi xuất xứ nước mắm
40.000
Chú thích: HACCP: Chương trình kiểm soát chất lượng dựa vào phân tích mối nguy và kiểm soát tại điểm tới hạn.
 
Phụ lục 2 – Lệ phí cấp giấy chứng nhận về công tác thủy sản

TT
Danh mục
Mức thu (đồng/lần)
1
Lệ phí cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật, thực vật thuỷ sản xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển cửa khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam
40.000
2
Lệ phí cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật, thực vật thuỷ sản vận chuyển nội địa
40.000
3
Lệ phí cấp lại giấy chứng nhận kiểm dịch do khách hàng yêu cầu
20.000
4
Lệ phí cấp giấy chứng nhận chất lượng thức ăn thuỷ sản
40.000
5
Lệ phí cấp giấy chứng nhận chất lượng giống thuỷ sản
40.000
6
Lệ phí cấp giấy chứng nhận chất lượng giống cây trồng thuỷ sản
40.000
7
Lệ phí cấp phép nhập khẩu, xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật, thực vật thuỷ sản
40.000
8
Lệ phí cấp phép xuất khẩu, nhập khẩu thức ăn thuỷ sản
40.000
9
Lệ phí gia hạn, thay đổi nội dung giấy phép do khách hàng yêu cầu
20.000
10
Lệ phí cấp giấy cho phép khảo nghiệm giống thuỷ sản
40.000
 
Phụ lục 3 - Phí về công tác quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh thủy sản

TT
Danh mục
Mức thu (đồng/chỉ tiêu)
1
Các chỉ tiêu cảm quan và vật lý
 
1.1
Xác định màu sắc, mùi, vị
15.000
1.2
Trạng thái (mặt bằng, khuyết tật, trạng thái cơ thịt)
10.000
1.3
Kích cỡ
7.000
1.4
Tạp chất
5.000
1.5
Khối lượng tịnh
5.000
1.6
Nhiệt độ trung tâm sản phẩm
3.000
1.7
Độ chân không
10.000
1.8
Độ kín của hộp
20.000
1.9
Trạng thái bên trong vỏ hộp
10.000
1.10
Khối lượng cái
10.000
1.11
Tỷ lệ cái và nước
10.000
1.12
Độ mịn
20.000
1.13
Đánh giá điều kiện bao gói, ghi nhãn vận chuyển và bảo quản
5.000
1.14
Ký sinh trùng
15.000
2
Các chỉ tiêu vi sinh
 
2.1
Tổng vi khuẩn hiếu khí
50.000
2.2
Coliform:
55.000
2.3
E. Coli
60.000
2.4
Clostridium Perfringens
60.000
2.5
Staphylococcus aureus
55.000
2.6
Streptococcus feacalis
60.000
2.7
Nấm men
60.000
2.8
Nấm mốc
60.000
2.9
Bacillus sp.
60.000
2.10
Vibrrio Parahaemolyticus
60.000
2.11
Salmonella sp.
50.000
2.12
Shigella
60.000
2.13
Tổng vi sinh vật kỵ khí sinh H2S
60.000
2.14
Coliform phân:
50.000
2.15
V.cholera
60.000
2.16
Enterococci
60.000
2.17
Xác định vi sinh vật chịu nhiệt
60.000
2.18
Tổng số Lactobacillus
60.000
2.19
Listeria monocytogenes
150.000
2.20
Bào tử kỵ khí trong đồ hộp
60.000
3
Các chỉ tiêu hoá học thông thường
 
3.1
Xác định Sunfuahydro (H2S)
40.000
3.2
Xác định Nitơ amoniac (NH3)
55.000
3.3
Xác định độ pH
40.000
3.4
Xác định hàm lượng nước
40.000
3.5
Xác định hàm lượng muối ăn (NaCl)
50.000
3.6
Xác định hàm lượng axít
40.000
3.7
Xác định hàm lượng mỡ
60.000
3.8
Xác định hàm lượng tro
50.000
3.9
Xác định hàm lượng nitơ tổng số và Protein thô
55.000
3.10
Xác định hàm lượng nitơ formon hoặc ni tơ amin
55.000
3.11
Borat
50.000
3.12
Cyclamate
50.000
3.13
Natri benzoat
40.000
3.14
Sacarine
100.000
3.15
Định tính Urê
60.000
3.16
Canxi
55.000
3.17
Phốt pho
70.000
3.18
Sạn cát
60.000
3.19
Hàm lượng Nitơ bazơ bay hơi
100.000
3.20
Hàm lượng SO2
50.000
3.21
Hàm lượng NO2
57.000
3.22
Hàm lượng NO3
60.000
4
Các chỉ tiêu hóa học đặc biệt
 
4.1
Xác định kim loại nặng (Cd, As, Hg, Pb...)
130.000 đồng /1 nguyên tố
4.2
Độc tố vi nấm
 
 
- Chỉ tiêu đầu
200.000
 
- Chỉ tiêu tiếp theo
130.000
4.3
Dư lượng thuốc trừ sâu
 
 
- Chỉ tiêu đầu
170.000
 
- Chỉ tiêu tiếp theo
80.000
4.4
Sắt
60.000
4.5
Histamin
 
 
- Phân tích bằng HPLC
380.000
 
- Phân tích bằng ELISA
380.000
4.6
Xác định PSP, DSP bằng phương pháp sinh hoá trên chuột
250.000
4.7
Kiểm chứng PSP, DSP, ASP bằng HPLC
350.000
4.8
Dư lượng thuốc kháng sinh bằng Elisa:
 
 
- Chloramphenicol
280.000
 
- AOZ
380.000
 
- AMOZ
380.000
 
- Quinolones
300.000
 
- Malachite Green
280.000
4.9
Dư lượng thuốc kháng sinh (kiểm tra bằng LC/MS, LC/MS/MS)
 
 
- Chỉ tiêu đầu
350.000
 
- Chỉ tiêu tiếp theo cùng nhóm
135.000
4.10
Phẩm màu thực phẩm
Định tính
Định lượng bằng HPLC
 
40.000
100.000
4.11
Thuốc nhuộm màu
350.000
5
Các chỉ tiêu hóa học của nước
 
5.1
Xác định độ cứng của nước
57.000
5.2
Xác định chlorin trong nước
18.000
5.3
Cặn không tan
50.000
5.4
Tổng số chất rắn hoà tan
60.000
5.5
Cặn toàn phần
60.000
5.6
Độ Oxy hoá
70.000
5.7
Ôxy hoà tan
57.000
5.8
Chlorua
50.000
5.9
Nitrit
50.000
5.10
Nitrate
50.000
5.11
Amoni
55.000
5.12
Sắt
57.000
5.13
Chì
76.000
5.14
Thuỷ ngân
76.000
5.15
Asen
76.000
5.16
Hydrosunfua
57.000
5.17
Phenol
300.000
5.18
Thuốc trừ sâu Clo hữu cơ
190.000
5.19
Thuốc trừ sâu lân hữu cơ
190.000
5.20
Độ đục
38.000
5.21
Mangan
60.000
5.22
Sulfat
50.000
5.23
Kẽm
60.000
6
Phân tích tảo
 
6.1
Phân tích định tính, định lượng tảo
240.000
7
Phí đánh giá Phòng kiểm nghiệm chất lượng nông lâm thuỷ sản:
 
7.1
Đánh giá lần đầu; đánh giá mở rộng
32.000.000
7.2
Đánh giá lại
22.500.000
 
Phụ lục 4 – Phí về công tác quản lý chất lượng thủy sản

TT
Danh mục
Đơn vị tính
Mức thu (đồng)
1
Phí kiểm tra chất lượng lô hàng thức ăn, nguyên liệu làm thức ăn thuỷ sản nhập khẩu
Lô hàng
0,095 % giá trị lô hàng (Tối thiểu là 285.000 đồng, tối đa là 9,5 triệu đồng)
2
Phí kiểm tra công nhận cơ sở, vùng nuôi trồng thuỷ sản đạt tiêu chuẩn GAP/CoC/BMP.
 
 
 
- Theo phương thức thâm canh hoặc công nghiệp (có diện tích mặt nước nuôi > 30ha)
Lô hàng
1.406.000
 
- Theo phương thức thâm canh hoặc công nghiệp (có diện tích mặt nước nuôi ≤ 30ha)
Lô hàng
1.140.000
 
- Theo phương thức bán thâm canh hoặc quảng canh
Lô hàng
266.000
 
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF FINANCE
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence– Freedom – Happiness
---------------

No.107/2012/TT-BTC

Hanoi, June 28, 2012

 

CIRCULAR

GUIDING THE COLLECTION, REMITTANCE, MANAGEMENT AND USE OF CHARGES AND FEES FOR MANAGEMENT OF AQUATIC PRODUCT QUALITY, SAFETY AND HYGIENE

 

Pursuant to the Government’s Decree No.57/2002/ND-CP, of June 03, 2002 detailing the implementation of the Ordinance on Charges and fees;

Pursuant to the Government’s Decree No.24/2006/ND-CP, of March 06, 2006 amending and supplementing a number of articles of the Decree No.57/2002/ND-CP, of June 03, 2002;

Pursuant to the Government’s Decree No.163/2004/ND-CP, of September 07, 2004 detailing the implementation a number of articles of the Ordinance on Food Hygiene and Safety; a number of articles of the Ordinance on veterinary medicine, the Ordinance on Livestock breed, the Ordinance on Plant Protection and Quarantine;

Pursuant to the Government’s Decree No.118/2008/ND-CP, of November 27, 2008 defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Finance;

After obtaining opinion of the Ministry of Agriculture and Rural Development at the official dispatch No.805/BNN-TC, of March 22, 2012;

At the proposal of Director of the Tax Policy Department;

The Minister of Finance promulgates the Circular guiding the collection, remittance, management and use of charges and fees for management of aquatic product quality, safety and hygiene, as follows:

Article 1. Subjects of application

Foreign and Vietnamese organizations, individuals producing and trading in fisheries and aquatic products exporting, importing and domestic selling; producing and trading in veterinary drugs, animal feed, chemicals and bioproducts used in aquaculture in Vietnam shall pay charges and fees at the rates prescribed in Article 2 of this Circular when competent state agencies in the agriculture and rural development sector perform operations to manage food quality, safety and hygiene and aquatic product hygiene in accordance with laws.

Charges and fees for the management of aquatic product quality, safety and hygiene shall be collected in Vietnam dong. When foreign organizations or individuals wish to pay charges and fees in a foreign currency, they may pay them in the US dollar (USD) at the average exchange rate on the inter-bank foreign exchange market announced by the State Bank of Vietnam at the time of collection.

Article 2. Rates of charges, fees

Rates of Charges and fees for the management of aquatic product quality, safety and hygiene shall be implemented under the table of Charges and Fees promulgated together this Circular.

Article 3. The collection, remittance, management and use of Charges and fees

1. State management agencies in charge of aquatic product quality, safety and hygiene (including the Department of Quality Management of Agricultural, Forest and Aquatic Products, the Animal Health Department, the Aquaculture Department, their attached units and local management agencies in charge of aquatic product quality, safety and hygiene) that perform the operations on collection of charges, fees stated in Article 2 of this Circular shall organize the collection, remittance, management and use of charges and fees under this Circular (below collectively referred to as charge- and fee-collecting agencies).

2. Charges and fees for the management of aquatic product quality, safety and hygiene constitute a state budget revenue and shall be managed and used as follows:

2.1. Charge- and fee-collecting agencies may retain 85% of the total collected charge and fee amounts to cover expenses for the charge and fee collection under content of expense amounts specified in the Decree No.24/2006/ND-CP.

a) Charge- and fee-collecting agencies under the Department of Quality Management of Agricultural, Forest and Aquatic Products, the Animal Health Department and the Aquaculture Department shall base on the collected amounts they are allowed to retain to spend as prescribed, implement balance funds for their attached Charge- and fee-collecting units (including also the Department Offices) which do not have enough funds to assure the payment of minimum salaries to charge- and fee-collecting employees and expenses for the Departments’ management of food quality, safety and hygiene and aquatic hygiene of Departments, General department.

b) The Department of Quality Management of Agricultural, Forest and Aquatic Products, the Animal Health Department and the Aquaculture Department implement the annual revenue and expenditure estimates and report them to the Ministry of Finance for approval, open their own accounts at state treasuries which they have transactions for monitoring the collection and spending of re-distributed sums of money used for the charge and fee collection which are remitted by charge- and fee-collection units from their excessive revenues for transfer to units with insufficient funds. At the same time, by year end, if they have not used up these sums of money, they may carry them forward to subsequent years for use, and annually finalize these sums of money with the Ministry of Finance.

2.2. The remainder (15%) shall be remitted into the state budget by charge- and fee-collecting agencies according to the corresponding chapter, category, clause, item and sub-item in the current state budget index.

Article 4. Organization of implementation

1. This Circular takes effect from August 15, 2012. This Circular replaces the Circular No.199/2010/TT-BTC, of December 13, 2010 of the Ministry of Finance guiding the management and use of charges and fees for management of aquatic product quality, safety and hygiene, and aquatic veterinary

2. Other contents related to the collection, remittance, management, use, and publicity of regulations on the collection of charges not guided in this Circular comply with the guidance in the Finance Ministry’s Circular No.63/2002/TT-BTC of July 24, 2002, guiding the implementation of the law on charges and fees; the Circular No.45/2006/TT-BTC of May 25, 2006, amending and supplementing the Circular No.63/2002/TT-BTC, of July 24, 2002 and the Circular No.28/2011/TT-BTC, of February 28, 2011, of the Ministry of Finance, guiding a number of articles of the Law on Tax Administration and the Government s Decree No.85/2007/ND-CP of May 25, 2007, and the Government’s Decree No.106/2010/ND-CP of October 28, 2010.

3. Any problems arising in the course of implementation, organizations, and individuals should be promptly reported to the Ministry of Finance for study and additional guidance.

 

 

 

FOR THE MINISTER OF FINANCE
DEPUTY MINISTER




Vu Thi Mai

 

TABLE OF CHARGES, FEES RATES FOR MANAGEMENT OF AQUATIC PRODUCT QUALITY, SAFETY AND HYGIENE

(Issued together with the Minister of Finance’s Circular No.107/2012/TT-BTC of June 28, 2012)

Appendix No.1 - Fee rates for the management of aquatic product quality, safety and hygiene

TT

NAME OF FEE

FEF RATE (VND/time)

1

Fee for the grant of Certificate of eligibility of conditions for ensuring hygiene and safety for aquatic food production and trading

40,000

2

Fee for the grant of Certificate of application of HACCP quality control program

40,000

3

Fee for the grant of Certificate of quality and hygiene deed for a lot of aquatic commodities

40,000

4

Fee for the grant of Certificate of the results of checking single indicators upon request of customer

10,000

5

Fee for the grant of Certificate of origin of bivalve molluscs

40,000

6

Fee for the grant of certificate of appellation of origin of fish sauce

40,000

Note: HACCP stands for the program on quality controlling based on Hazard Analysis and Critical Control Point.

Appendix No. 2 - Fee rates for the grant of certificate of aquatic work

TT

NAME OF FEE

FEF RATE (VND/time)

1

Fee for the grant of Certificate of quarantine of aquatic animals and products thereof, aquatic plants which are exported, imported, temporary import for re-export, in transit or transported via Vietnamese territory

40,000

2

Fee for the grant of Certificate of quarantine of aquatic animals and products thereof, aquatic plants which are domestic transported

40,000

3

Fee for the re-grant of quarantine certificates upon request of customers

20,000

4

Fee for the grant of Certificate of quality of aquatic animal feed

40,000

5

Fee for the grant of Certificate of aquatic animal breed quality

40,000

6

Fee for the grant of Certificate of aquatic plant variety quality

40,000

7

Fee for licensing of import and export of aquatic animals, aquatic animal products and aquatic plants

40,000

8

Fee for licensing of import and export of aquatic animal feeds

40,000

9

Fee for extension and modification of contents of licenses upon request of customers

20,000

10

Fee for grant of a permit for assay of aquatic animal breed

40,000

Appendix No. 3 - Charge rates for the management of aquatic product quality, safety and hygiene

TT

NAME OF FEE

CHARGE RATE (VND/indicator)

1

Sensible and physical indicators

 

1.1

Determination of color, odor and taste

15,000

1.2

State (glazing, defects, muscle and meat)

10,000

1.3

Size

7,000

1.4

Extraneous matter

5,000

1.5

Net weight

5,000

1.6

Product center temperature

3,000

1.7

Degree of vacuum

10,000

1.8

Tightness of boxes

20,000

1.9

Inner state of boxes

10,000

1.10

Gross weight

10,000

1.11

Proportion of gross weight and water

10,000

1.12

Fineness

20,000

1.13

Evaluation of packaging conditions and labeling in transportation and preservation

5,000

1.14

Parasites

15,000

2

Micro-biological indicators

 

2.1

Total aerobic bacteria

50,000

2.2

Coliform:

55,000

2.3

E. Coli

60,000

2.4

Clostridium Perfringens

60,000

2.5

Staphylococcus aureus

55,000

2.6

Streptococcus feacalis

60,000

2.7

Yeast

60,000

2.8

Fungi

60,000

2.9

Bacillus sp.

60,000

2.10

Vibrrio Parahaemolyticus

60,000

2.11

Salmonella sp.

50,000

2.12

Shigella

60,000

2.13

Total of H2S-producing anaerobes

60,000

2.14

Fecal coliform:

50,000

2.15

V.cholera

60,000

2.16

Enterococci

60,000

2.17

Determination of thermophilic microorganisms

60,000

2.18

Total Lactobacillus

60,000

2.19

Listeria monocytogenes

150,000

2.20

Anaerobic spore in canned food

60,000

3

Common chemical indicators

 

3.1

Determination of Sulfide hydro (H2S)

40,000

3.2

Determination of Ammonia (NH3)

55,000

3.3

Determination of pH degree

40,000

3.4

Determination of water content

40,000

3.5

Determination of sodium chloride (NaCl) content

50,000

3.6

Determination of acid content

40,000

3.7

Determination of fat content

60,000

3.8

Determination of ash content

50,000

3.9

Determination of total nitrogen and crude protein content

55,000

3.10

Determination of formol nitrogen or amine nitrogen content

55,000

3.11

Borate

50,000

3.12

Cyclamate

50,000

3.13

Sodium benzoate

40,000

3.14

Saccharin

100,000

3.15

Urea qualification

60,000

3.16

Calcium

55,000

3.17

Phosphate

70,000

3.18

Grit

60,000

3.19

Content of evaporated nitrogenous base

100,000

3.20

SO2 Content

50,000

3.21

NO2 Content

57,000

3.22

NO3 Content

60,000

4

Special chemical indicators

 

4.1

Determination of heavy metals (Cd, As, Hg, Pb...)

VND 130,000 /1 element

4.2

Micro mycotoxin

 

 

- First indicator

200,000

 

- Subsequent indicator

130,000

4.3

Insecticide residue

 

 

- First indicator

170,000

 

- Subsequent indicator

80,000

4.4

Iron

60,000

4.5

Histamine

 

 

- HPLC analysis

380,000

 

- ELISA analysis

380,000

4.6

Determination of PSP and DSP by biochemical method on mice

250,000

4.7

Test of PSP, DSP and ASP by HPLC

350,000

4.8

Antibiotic residue by Elisa:

 

 

- Chloramphenicol

280,000

 

- AOZ

380,000

 

- AMOZ

380,000

 

- Quinolones

300,000

 

- Malachite Green

280,000

4.9

Antibiotic residue (inspection by LC/MS, LC/MS/MS)

 

 

- First indicator

350,000

 

- Subsequent indicator in same group

135,000

4.10

Food colorings

- Qualification

- HPLC quantification

 

40,000

100,000

4.11

Color Dyes

350,000

5

Chemical indicators of water

 

5.1

Determination of water hardness

57,000

5.2

Determination of chlorine in water

18,000

5.3

Indissoluble residue

50,000

5.4

Total of dissolvable solid matters

60,000

5.5

Total residue

60,000

5.6

Degree of oxidization

70,000

5.7

Dissolved oxygen

57,000

5.8

Chloride

50,000

5.9

Nitrite

50,000

5.10

Nitrate

50,000

5.11

Ammonite

55,000

5.12

Iron

57,000

5.13

Lead

76,000

5.14

Mercury

76,000

5.15

Arsenic

76,000

5.16

Sulfide hydro

57,000

5.17

Phenol

300,000

5.18

Organic chlorine pesticide

190,000

5.19

Organic phosphorus pesticide

190,000

5.20

Turbidity

38,000

5.21

Manganese

60,000

5.22

Sulfate

50,000

5.23

Zinc

60,000

6

Alga analysis

 

6.1

Qualitative and quantitative analysis of algae

240,000

7

Charge for assessment of room checking quality of Agricultural, Forest and Aquatic Products:

 

7.1

The first assessment; wide-opening assessment

32,000,000

7.2

Re-assessment

22,500,000

Appendix No. 4 - Charge rates for management work of aquatic product quality

TT

Name of charge

Unit of calculation

Charge rate (VND)

1

Charges for quality inspection of goods lots being imported aquatic animal feeds and materials thereof

Lot

0.095 % of lot value (minimum VND 285,000, maximum VND 9.5 million).

2

Charges for inspection to accredit aquaculture establishments or zones as meeting GAP/CoC/BMP standards.

 

 

 

- Intensive or industrial methods (with a water surface area > 30 ha)

Inspection time

1,406,000

 

- Intensive or industrial methods (with a water surface area ≤ 30ha)

Inspection time

1,140,000

 

- Semi-intensive or extensive method

Inspection time

266,000

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 107/2012/TT-BTC DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 783/QĐ-TCT của Tổng cục Thuế về việc ban hành Quy trình lựa chọn doanh nghiệp bán hàng thí điểm hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa của người nước ngoài mua tại Việt Nam mang theo khi xuất cảnh qua cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài và sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và quy trình thanh toán, hoàn trả số tiền thuế đã ứng trước, tiền phí dịch vụ hoàn thuế của ngân hàng

Thuế-Phí-Lệ phí

văn bản mới nhất