Quyết định 39/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về quản lý giá cước dịch vụ bưu chính, viễn thông

thuộc tính Quyết định 39/2007/QĐ-TTg

Quyết định 39/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về quản lý giá cước dịch vụ bưu chính, viễn thông
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:39/2007/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:21/03/2007
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Thuế-Phí-Lệ phí

TÓM TẮT VĂN BẢN

* Quản lý giá cước dịch vụ bưu chính, viễn thông - Theo Quyết định số 39/2007/QĐ-TTg ban hành ngày 21/3/2007, Thủ tướng Chính phủ quyết định: doanh nghiệp bưu chính viễn thông (DNBCVT) không được lợi dụng các thời điểm bất thường để tăng giá, ép giá... Nguyên tắc quản lý giá cước dịch vụ bưu chính, viễn thông là bình đẳng, không phân biệt giữa các đối tượng sử dụng dịch vụ, khuyến khích các doanh nghiệp mới tham gia thị trường, bảo đảm hoạt động bưu chính, viễn thông công ích... DNBCVT có quyền quyết định giá cước các dịch vụ bưu chính, viễn thông do doanh nghiệp cung cấp theo đúng khung hoặc giới hạn giá cước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, trừ những dịch vụ thuộc danh mục do nhà nước quy định giá cước. DNBCVT có trách nhiệm chấp hành và thực hiện nghiêm túc, đầy đủ theo các quy định về bình ổn giá, niêm yết, thông báo giá theo đúng quy định của Pháp lệnh giá và thu cước của người sử dụng dịch vụ, thanh toán giá cước với các doanh nghiệp khác theo đúng mức giá cước và trên cơ sở hợp đồng đã ký... Ngoài ra, DNBCVT không được lạm dụng vị thế, liên kết để định giá, áp đặt giá dịch vụ, gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của người sử dụng dịch vụ, của các doanh nghiệp khác cũng như không được tăng hoặc giảm giá giả tạo trái các quy định về khuyến mại dịch vụ... Đối với thông tin khẩn cấp phục vụ các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh và phục vụ các nhiệm vụ chính trị đặc biệt theo tình trạng khẩn cấp được miễn giảm giá cước dịch vụ bưu chính, viễn thông. Bộ trưởng Bộ Tài chính thống nhất với Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông quyết định mức giảm, miễn cụ thể... Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Xem chi tiết Quyết định39/2007/QĐ-TTg tại đây

tải Quyết định 39/2007/QĐ-TTg

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 39/2007/QĐ-TTg NGÀY 21 THÁNG 03 NĂM 2007
VỀ QUẢN LÝ GIÁ CƯỚC DỊCH VỤ BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG

 

 

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

 

Căn cứ Pháp lệnh Bưu chính, Viễn thông ngày 25 tháng 5 năm 2002;

 

Căn cứ Pháp lệnh Giá ngày 26 tháng 4 năm 2002;

 

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông,

 

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

 

Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng

1. Quyết định này quy định về quản lý giá cước dịch vụ bưu chính, viễn thông và hoạt động về giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và sử dụng dịch vụ bưu chính, viễn thông.

 

2. Quyết định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân cung cấp và sử dụng dịch vụ bưu chính, viễn thông tại Việt Nam.

 

3. Trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với Quyết định này thì áp dụng quy định của Điều ước quốc tế đó.

 

Điều 2. Nguyên tắc quản lý giá cước dịch vụ bưu chính, viễn thông

1. Thực hiện theo cơ chế thị trường, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh, phát huy quyền tự chủ của doanh nghiệp.

2. Thực hiện bình đẳng, không phân biệt giữa các đối tượng sử dụng dịch vụ; khuyến khích các doanh nghiệp mới tham gia thị trường; bảo đảm hoạt động bưu chính, viễn thông công ích.

3. Đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng dịch vụ, của doanh nghiệp bưu chính, viễn thông; bảo đảm lợi ích của Nhà nước và chủ quyền quốc gia.

Điều 3. Nội dung quản lý nhà nước về giá cước bưu chính, viễn thông

1. Ban hành cơ chế, chính sách và chỉ đạo tổ chức thực hiện thống nhất trên toàn quốc về giá cước dịch vụ bưu chính, viễn thông phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.

2. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về giá cước dịch vụ bưu chính, viễn thông.

3. Quy định giá cước dịch vụ bưu chính, viễn thông quan trọng, độc quyền.

4. Giám sát, thanh tra, kiểm tra và xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý giá cước và các hoạt động về giá cước dịch vụ bưu chính, viễn thông.

5. Tổ chức và quản lý các hoạt động thông tin, dự báo giá thị trường bưu chính, viễn thông trong nước và thế giới.

Điều 4. Căn cứ xác định giá cước bưu chính, viễn thông

1. Mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia và mục tiêu, nhiệm vụ phát triển ngành bưu chính, viễn thông trong từng thời kỳ.

2. Cam kết quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia.

3. Chi phí sản xuất, quan hệ cung cầu thị trường.

4. Mức giá cước cùng loại trên thị trường khu vực và thế giới.

Điều 5. Thẩm quyền quản lý nhà nước về giá cước dịch vụ bưu chính, viễn thông

1. Thủ tướng Chính phủ

a) Ban hành cơ chế, chính sách quản lý giá cước dịch vụ bưu chính, viễn thông;

b) Phê duyệt phương án giá cước dịch vụ đối với thư thường trong nước có khối lượng đến 20 gram và điện thoại nội hạt.

2. Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông

a) Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách quản lý giá cước dịch vụ bưu chính, viễn thông và phê duyệt phương án giá cước các dịch vụ nêu tại mục b khoản 1 Điều này.

b) Quy định và công bố công khai tiêu chí, nội dung quản lý giá cước và danh mục các dịch vụ bưu chính, viễn thông của doanh nghiệp có thị phần khống chế phù hợp với các quy định của Luật Cạnh tranh.

c) Căn cứ nguyên tắc xác định và phương án giá cước đã được Thủ tướng phê duyệt, Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông quy định:

- Giá cước các dịch vụ nêu tại mục b khoản 1 Điều này; giá cước kết nối giữa các doanh nghiệp viễn thông;

- Giá cước thanh toán quốc tế giữa các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông trong nước với các doanh nghiệp nước ngoài;

- Giá cước dịch vụ cho thuê kênh, sử dụng chung cơ sở hạ tầng và bán lại dịch vụ giữa các doanh nghiệp viễn thông;

- Giá cước dịch vụ bưu chính công ích, giá cước dịch vụ bưu chính dành riêng, giá cước dịch vụ viễn thông công ích sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Tài chính;

d) Quy định dịch vụ bưu chính, viễn thông phục vụ công tác quản lý, điều hành mạng bưu chính, viễn thông;

đ) Đề xuất và thống nhất để Bộ Tài chính quyết định việc miễn, giảm giá cước dịch vụ bưu chính, viễn thông theo quy định tại Điều 9 Quyết định này;

e) Hướng dẫn thực hiện các quy định, quyết định của Nhà nước về giá trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông;

g) Chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện chế độ báo cáo, chế độ kế toán, kiểm toán phục vụ cho yêu cầu quản lý nhà nước về giá trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông; chỉ đạo thanh tra, kiểm tra và xử lý những vi phạm về quản lý giá cước bưu chính, viễn thông theo đúng quy định.

3. Bộ Tài chính

a) Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giá trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông theo quy định tại Pháp lệnh Giá;

b) Phối hợp với Bộ Bưu chính, Viễn thông hướng dẫn thực hiện để bảo đảm mỗi tổ chức, cá nhân đều phải tuân thủ đúng các quy định về giá cước bưu chính, viễn thông và quy định của Pháp lệnh Giá;

c) Thống nhất để Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông ban hành theo thẩm quyền quy định về giá cước dịch vụ bưu chính công ích, giá cước dịch vụ bưu chính dành riêng, giá cước dịch vụ viễn thông công ích theo đúng quy định tại mục c khoản 2 Điều 5 Quyết định này;

d) Quyết định việc miễn, giảm giá cước dịch vụ bưu chính, viễn thông theo quy định tại Điều 9 Quyết định này;

đ) Thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về giá đối với lĩnh vực bưu chính, viễn thông.

4. Bộ Thương mại

a) Thống nhất với Bộ Bưu chính, Viễn thông quy định các biện pháp quản lý cạnh tranh về giá cước và về khuyến mại trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông;

b) Thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về cạnh tranh, về khuyến mại trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông.

Điều 6. Quyền và trách nhiệm của doanh nghiệp bưu chính, viễn thông

1. Quyền của doanh nghiệp bưu chính, viễn thông

a) Quyết định giá cước các dịch vụ bưu chính, viễn thông do doanh nghiệp cung cấp theo đúng khung hoặc giới hạn giá cước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, trừ những dịch vụ thuộc danh mục do nhà nước quy định giá cước;

b) Thực hiện quyền khiếu nại theo pháp luật đối với các nội dung quy định về giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền gây thiệt hại lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp;

c) Khiếu nại, tố cáo theo quy định các hành vi vi phạm pháp luật về giá.

2. Trách nhiệm của doanh nghiệp bưu chính, viễn thông

a) Xây dựng và trình cấp có thẩm quyền phương án giá cước dịch vụ do nhà nước quy định;

b) Chấp hành và thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, kịp thời theo quy định các quy định về bình ổn giá;

c) Niêm yết, thông báo giá theo đúng quy định của Pháp lệnh Giá;

d) Hạch toán chi phí, xác định giá thành các dịch vụ bưu chính, viễn thông theo quy định;

đ) Thực hiện chế độ báo cáo, chế độ kế toán, kiểm toán, chế độ thông tin phục vụ quản lý nhà nước về giá trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông;

e) Thu cước của người sử dụng dịch vụ và thanh toán giá cước với các doanh nghiệp khác theo đúng mức giá cước và trên cơ sở hợp đồng đã ký kết;

g) Chịu sự thanh tra, kiểm tra giá cước của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

h) Bồi thường thiệt hại do việc vi phạm pháp luật về giá.

 

Điều 7. Doanh nghiệp bưu chính, viễn thông không được thực hiện các hành vi sau đây

1. Lạm dụng vị thế, liên kết để định giá, áp đặt giá dịch vụ, gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của người sử dụng dịch vụ, của các doanh nghiệp khác và lợi ích Nhà nước.

2. Lợi dụng các thời điểm bất thường (lễ, tết, thiên tai, dịch bệnh...) để tăng giá, ép giá.

3. Sử dụng các hình thức quảng cáo, khuyến mại thiếu trung thực hoặc không lành mạnh, bán dịch vụ dưới giá thành.

4. Tăng hoặc giảm giá giả tạo trái với các quy định về khuyến mại dịch vụ.

5. Các hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh theo quy định của pháp luật.

 

Điều 8. Quyền và trách nhiệm của người sử dụng dịch vụ bưu chính, viễn thông

1. Được cung cấp thông tin và được quyền yêu cầu doanh nghiệp bưu chính, viễn thông cung cấp thông tin, hướng dẫn, giải thích về giá cước đối với các dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp.

2. Khiếu nại đúng quy định những sai sót về giá cước, về việc cung cấp các dịch vụ bưu chính, viễn thông liên quan đến giá cước.

3. Thanh toán giá cước theo các điều khoản trong hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ bưu chính, viễn thông đã ký kết.

4. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Điều 9. Miễn, giảm giá cước dịch vụ bưu chính, viễn thông

Thông tin khẩn cấp phục vụ các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh và phục vụ các nhiệm vụ chính trị đặc biệt; phục vụ phòng, chống lụt, bão, thiên tai, cứu nạn, cứu hộ và các thảm hoạ khác; phục vụ cấp cứu, phòng, chống dịch bệnh và các thông tin khẩn cấp khác theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp được miễn, giảm giá cước dịch vụ bưu chính, viễn thông. Bộ trưởng Bộ Tài chính thống nhất với Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông quyết định cụ thể.

Điều 10. Điều khoản thi hành

1. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Quyết định số 217/2003/QĐ-TTg ngày 27 tháng 10 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý giá cước dịch vụ bưu chính, viễn thông.

2. Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Thương mại hướng dẫn việc thực hiện Quyết định này.

3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

THỦ TƯỚNG

Nguyễn Tấn Dũng

 

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
-----------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
--------------

No: 39/2007/QD-TTg

Hanoi , March 21, 2007

 

DECISION

ON THE MANAGEMENT OF POST AND TELECOMMUNICATIONS SERVICE CHARGES

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;

Pursuant to the May 25, 2002 Ordinance on Post and Telecommunications;

Pursuant to the April 26, 2002 Pricing Ordinance;

At the proposal of the Minister of Post and Telematics,

DECIDES:

Article 1.- Scope and subjects of application

1. This Decision provides for the management of post and telecommunications service charges and pricing activities of organizations and individuals engaged in the provision and use of post and telecommunications services.

2. This Decision applies to organizations and individuals that provide or use post and telecommunications services in Vietnam.

3. Where a treaty to which the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded contains provisions different from those of this Decision, that treaty prevails.

Article 2.- Principles on management of post and telecommunications services

1. To apply the market mechanism, boost fair competition and promote enterprises' right to autonomy.

2. To ensure equality and non-discrimination among service users; to encourage new enterprises to participate in the market; and to ensure public post and telecommunications services.

3. To ensure legitimate rights and interests of service users and post and telecommunications enterprises; to secure the State's interests and national sovereignty.

Article 3.- Contents of state management of post and telecommunications service charges

1. Promulgating mechanisms and policies on post and telecommunications service charges to meet socio-economic development requirements in each period and directing and organizing the uniform implementation of these mechanisms and policies nationwide.

2. Promulgating legal documents on post and telecommunications service charges.

3. Setting charge rates of important and monopolized post and telecommunications services;

4. Conducting supervision, examination, inspection and handling of violations under the provisions of law on management of post and telecommunications service charges and pricing activities related to post and telecommunications service charges.

5. Organizing and managing the supply of information and forecasts on post and telecommunications service charges in the domestic and world markets.

Article 4.- Grounds for determination of post and telecommunications charges

1. National socio-economic development objectives and tasks, and development objectives and tasks of the post and telecommunications industry in each period.

2. International commitments to which Vietnam has signed or acceded.

3. Production costs and supply-demand relations on the market.

4. Charge rates of similar services in the regional and world markets.

Article 5.- Competence of state management of post and telecommunications service charges

1. The Prime Minister

a/ To promulgate mechanisms and policies on the management of post and telecommunications service charges;

b/ To approve charge rates for domestic non-registered mails of up to 20 grams and local telephone services.

2. The Minister of Post and Telematics

a/ To propose the Prime Minister to promulgate mechanisms and policies on the management of post and telecommunications service charges and approve charge rates for services defined at Item b, Clause 1, of this Article.

b/ To provide and publicize criteria and contents of charge management and make a list of post and telecommunications services provided by enterprises holding dominant market shares in accordance with the Competition Law.

c/ The Minister of Post and Telematics shall, basing himself/herself on the charging principles and the charge rates approved by the Prime Minister, set:

- Charge rates for services defined at Item b, Clause 1, of this Article; charge rates for interconnection among telecommunications enterprises;

- Charge rates for international payment between domestic post and telecommunications service-providing enterprises and foreign enterprises;

- Charge rates for such services as channel leasing, common use of infrastructure or re-sale of services among telecommunications enterprises;

- Charge rates for public post services, exclusive post services and public telecommunications services, after reaching agreement with the Minister of Finance;

d/ To determine post and telecommunications services for the management and administration of post and telecommunications networks.

e/ To propose and reach agreement with the Ministry of Finance for the latter to decide on the exemption from and reduction of post and telecommunications service charges in accordance with Article 9 of this Decision;

f/ To guide the implementation of state regulations and decisions on pricing activities in the post and telecommunications domain;

g/ To direct and guide the implementation of regulations on reporting, accounting and audit to meet the state management requirements on pricing activities in the post and telecommunications domain; to direct the examination, inspection and handling of violations in the management of post and telecommunications service charges in strict accordance with regulations.

3. The Ministry of Finance:

a/ To perform the state management of pricing activities in the post and telecommunications domain in accordance with the Pricing Ordinance;

b/ To coordinate with the Ministry of Post and Telematics in guiding the implementation of regulations on post and telecommunications service charges and the provisions of the Pricing Ordinance to ensure that every organization or individual observes these regulations;

c/ To reach agreement with the Minister of Post and Telematics for the latter to set charge rates for public post services; charge rates for exclusive post services and charge rates for public telecommunications services according to his/her competence and in strict accordance with Item c, Clause 2, Article 5 of this Decision;

d/ To decide on the exemption from and reduction of post and telecommunications service charges in accordance with Article 9 of this Decision;

e/ To carry out specialized inspection of pricing activities in the post and telecommunications domain.

4. The Ministry of Trade:

a/ To reach agreement with the Ministry of Post and Telematics on measures of managing competition regarding charges and sales promotion in the post and telecommunications domain;

b/ To carry out specialized inspection of competition and sales promotion in the post and telecommunications domain.

Article 6.- Rights and responsibilities of post and telecommunication enterprises

1. Rights of post and telecommunication enterprises

a/ To decide on charge rates of post and telecommunications services they provide in strict accordance with the charge bracket or limit decided by competent state agencies, except services on the list of services of which charge rates are set by the State;

b/ To exercise according to law their right to complain about pricing regulations of competent state agencies which cause damage to their legitimate interests;

c/ To lodge complaints and denunciations about violations of the law on pricing.

2. Responsibilities of post and telecommunications enterprises

a/ To elaborate and submit to competent authorities charge rates for services of which charge rates are set by the State;

b/ To abide by and comply with all regulations on price stabilization in a strict and timely manner;

c/ To post up and announce service charge rates in accordance with the Pricing Ordinance;

d/ To account costs and determine prices of post and telecommunications services according to regulations;

e/ To comply with regulations on reporting, accounting, audit and information supply in service of the state management of pricing activities in the post and telecommunications domain;

f/ To collect charges from service users and pay charges to other enterprises at the charge rates stated in the signed contracts;

g/ To be subject to the examination and inspection of charges by competent state agencies according to law;

h/ To pay compensation for damage caused by violations of the law on pricing.

Article 7.- Prohibited acts of post and telecommunications enterprises

1. Abusing positions or syndicating with one another to determine or fix service charge rates, causing damage to legitimate interests of service users and other enterprises and the State's interests.

2. Abusing special events (festivals, natural disasters, epidemics, etc.) to increase charges.

3. Using dishonest or unhealthy forms of advertisement or sales promotion, selling services below costs.

4. Artificially increasing or reducing charges in contravention of regulations on sales promotion of services.

5. Committing violations of the competition law as prescribed by law.

Article 8.- Rights and responsibilities of post and telecommunications service users

1. To be supplied with information and request post and telecommunications enterprises to supply information, guidance and explanation about charges of their services.

2. To complain according to regulations about errors and mistakes related to post and telecommunications service charges and the provision of post and telecommunications services.

3. To pay charges according to signed contracts on the provision and use of post and telecommunications services.

4. To perform other obligations according to law.

Article 9.- Exemption from and reduction of post and telecommunications service charges

Post and telecommunication service charges may be exempted or reduced with regard to urgent information in service of defense and security tasks and special political tasks; prevention and combat of floods, storms and natural disasters, rescue and salvage activities; in emergency cases, for epidemic prevention and control, and other urgent information under the provisions of law on the state of emergency. The Minister of Finance shall reach agreement with the Minister of Post and Telematics to make specific decisions.

Article 10.- Implementation provisions

1. This Decision takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO" and replaces the Prime Minister's Decision No. 217/2003/QD-TTg of October 27, 2003, on the management of post and telecommunications service charges.

2. The Minister of Post and Telematics shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Minister of Finance and the Minister of Trade in, guiding the implementation of this Decision.

3. Ministers, heads of ministerial-level agencies and government-attached agencies, presidents of provincial/municipal People's Committees, and post and telecommunications enterprises shall implement this Decision.

 

 

THE PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 39/2007/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất