Thông tư 79/1997/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định 23/CP ngày 18/4/1996 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về những quy định riêng đối với lao động nữ

thuộc tính Thông tư 79/1997/TT-BTC

Thông tư 79/1997/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định 23/CP ngày 18/4/1996 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về những quy định riêng đối với lao động nữ
Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:79/1997/TT-BTC
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Phạm Văn Trọng
Ngày ban hành:06/11/1997
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Lao động-Tiền lương

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư 79/1997/TT-BTC

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 79/1997/TT-BTC NGÀY 06 THÁNG 11 NĂM 1997 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH 23/CP NGÀY 18-4-1996
CỦA CHÍNH PHỦ "QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN
THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA BỘ LUẬT LAO ĐỘNG
VỀ NHỮNG QUY ĐỊNH RIÊNG ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG NỮ"

 

- Căn cứ Nghị định 23/CP ngày 18-4-1996 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về những quy định riêng đối với lao động nữ;

- Căn cứ vào chế độ tài chính hiện hành đang áp dụng cho doanh nghiệp Nhà nước;

Bộ Tài chính hướng dẫn Khoản 3 Điều 6; khoản 2, 3, 4 Điều 7 của Nghị định trên như sau:

 

I. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG:

 

Là các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đang hoạt động theo đúng ngành nghề quy định trong giấy phép kinh doanh, thực hiện các quy định của pháp luật về tài chính, kế toán và có đủ một trong hai điều kiện sau đây là doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ.

1. Doanh nghiệp sử dụng thường xuyên từ 10 đến 100 lao động nữ và có số lao động nữ chiếm từ 50% trở lên so với tổng số lao động có mặt thường xuyên của doanh nghiệp.

2. Doanh nghiệp sử dụng thường xuyên trên 100 lao động nữ có số lao động nữ từ 30% trở lên so với tổng số lao động có mặt thường xuyên của doanh nghiệp.

Người lao động nữ nói trong Thông tư này được hiểu theo nội dung quy định tại điểm 1 - Mục I Thông tư số 03 LĐTBXH/TT ngày 13-1-1997 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.

3. Các đơn vị sự nghiệp, cơ quan văn phòng thuộc các Tổng công ty Nhà nước nếu không trực tiếp làm công việc kinh doanh không thuộc đối tượng áp dụng Thông tư này.

 

II. NỘI DUNG CHẾ ĐỘ ƯU ĐàI VỀ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CƠ SỞ SẢN XUẤT KINH DOANH SỬ DỤNG NHIỀU LAO ĐỘNG NỮ:

 

1. Tại khoản 3 - Điều 6, Nghị định 23/CP đã quy định: "Doanh nghiệp được ưu tiên sử dụng một phần trong tổng số vốn đầu tư hàng năm của doanh nghiệp để chi cho việc cải thiện điều kiện làm việc cho lao động nữ". Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể thêm như sau:

1.1. Vốn đầu tư hàng năm của doanh nghiệp là tất cả các loại vốn đầu tư không phân biệt hình thành từ nguồn nào.

1.2. Mức được ưu đãi sử dụng một phần nguồn vốn trên đây để chi cho việc cải thiện điều kiện lao động nữ được quy định theo tỷ lệ như sau:

- Mức chi tối đa 10%, nếu nguồn vốn nói ở điểm 1.1. từ 500 triệu trở lên, nhưng mức chi không quá 500 triệu.

- Mức cho tối đa 15%, nếu nguồn vốn có mức dưới 500 triệu.

1.3. Nguồn vốn trên đây được dùng vào các công việc có tính chất cải thiện điều kiện làm việc cho lao động nữ như:

- Trang bị thêm hệ thống chống nóng (lạnh), chống ồn, hút bụi... trong các phân xưởng, nhà máy.

- Làm thêm lán tạm che mưa, che nắng, chống bụi... Trên các công trường, nông trường và ở nơi làm việc khác ngoài trời.

- Xây dựng nhà tắm nữ, nhà vệ sinh nữ cố định ở các phân xưởng, nhà máy hoặc nhà lưu động ở nơi làm việc lưu động ngoài trợ.

- Xây dựng, sửa chữa và mua sắm đủ tài sản mau hỏng cho nhà trẻ, lớp mẫu giáo của doanh nghiệp (nếu không thuộc diện quản lý của hệ thống giáo dục - đào tạo).

1.4. Nguồn vốn và những tài sản được đầu tư bằng nguồn vốn nói trên được hạch toán, sử dụng và quản lý theo chế độ tài chính hiện hành.

2. Các khoản 2, 3, 4, Điều 7 của Nghị định 23/CP được quy định như sau:

2.1. Ngoài các khoản chi đã được quy định theo pháp luật, các khoản chi thêm sau đây mà doanh nghiệp tính được do sử dụng nhiều lao động nữ thì được hạch toán vào chi phí hoạt động kinh doanh:

a. Chi phí thêm cho công tác đào tạo lại nghề cho chị em nữ công nhân viên, nếu nghề cũ không phù hợp để chuyển đổi sang nghề khác theo quy hoạch phát triển của doanh nghiệp.

Khoản cho thêm này bao gồm: học phí đi học (nếu có) + chệnh lệch tiền lương ngạch bậc (đảm bảo lương 100% cho người đi học).

b. Chi phí tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) cho cô giáo dạy ở nhà trẻ, mẫu giáo do doanh nghiệp quản lý. Số cô giáo này được xác định theo định mức do hệ thống giáo dục - đào tạo quy định.

c. Chi phí do tổ chức thêm một lần khám sức khoẻ trong năm (ngoài số lần khám đã được quy định), chủ yếu là khám bệnh nghề nghiệp, mãn tính hoặc phụ khoa mà nữ công nhân viên thường mắc phải.

d. Chi bồi dưỡng thêm 1 lần cho người lao động nữ sau khi sinh con lần thứ nhất hoặc lần thứ hai. Mức chi không quá 300.000 đồng (đối với doanh nghiệp ở thành phố, thị trấn, thị xã) và không quá 500.000 đồng (đối với doanh nghiệp ở vùng sâu, vùng xa, hải đảo...) để giúp đỡ người mẹ khắc phục một phần khó khăn do sinh đẻ.

e. Trong thời gian cho con bú, nếu vì lý do khách quan nào đó mà không về cho con bú, ở lại làm việc cho doanh nghiệp, thì thời gian làm việc thêm (tương ứng thời gian cho con bú) được doanh nghiệp trả trợ cấp theo chế độ phụ cấp làm thêm giờ như quy định hiện hành.

2.2. Các khoản chi thêm mà doanh nghiệp tính được nói ở điểm 2.1. trên đây được coi là hợp lệ nếu có chứng từ để chứng minh các khoản chi thêm đã phát sinh trong năm là thực chi và có chữ ký của người nhận tiền.

2.3. Các khoản chi thêm do sử dụng nhiều lao động nữ mà doanh nghiệp tính được nói ở điểm 2.1. và 2.2 trên đây:

a. Được hạch toán vào chi phí sản xuất trong quý của năm tài chính.

Do có khoản chi thêm và tính được nói trên mà doanh nghiệp bị lỗ thì khoản lỗ này sẽ được giảm trừ vào lợi tức trước thuế của năm sau.

b. Doanh nghiệp phải ghi chép đầy đủ, kịp thời các khoản chi phí nói trên vào sổ kế toán và trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

c. Cơ quan quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp và cơ quan Thuế các tỉnh, thành phố có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát việc sử dụng các nguồn vốn đầu tư cải thiện điều kiện làm việc và các khoản chi thêm do sử dụng nhiều lao động nữ theo quy định của Thông tư này.

 

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

 

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 1-7-1997. Các quy định trước đây trái với Thông tư này đều bãi bỏ.

Giám đốc và Kế toán trưởng chịu trách nhiệm trước Nhà nước và hướng dẫn, phối hợp với Công đoàn của doanh nghiệp để thực hiện các quy định của Thông tư này.

Doanh nghiệp có đủ điều kiện nói ở Mục I muốn được hưởng các ưu đãi về tài chính ở trên phải lập hồ sơ bao gồm công văn xác nhận của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và phải đăng ký với cơ quan Thuế, cơ quan quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp địa phương nơi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh.

Trong quá trình thực hiện, có vướng mắc xin phản ánh để Bộ Tài chính nghiên cứu, giải quyết kịp thời.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF FINANCE
---------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
--------------
No. 79/1997/TT-BTC
Hanoi, November 06, 1997
 
CIRCULAR
GUIDING THE IMPLEMENTATION OF DECREE No. 23-CP OF APRIL 18, 1996 OF THE GOVERNMENT DETAILING AND GUIDING THE IMPLEMENTATION OF A NUMBER OF ARTICLES OF THE LABOR CODE REGARDING SPECIFIC PROVISIONS ON FEMALE LABORERS
Pursuant to Decree No. 23-CP of April 18, 1996 of the Government detailing and guiding the implementation of a number of articles of the Labor Code regarding specific provisions on female laborers;
Proceeding from the financial regime currently applicable to State enterprises;
The Ministry of Finance hereby provides the following guidance on the implementation of Clause 3, Article; Clauses 2, 3 and 4, Article 7 of the above Decree:
I. OBJECTS OF APPLICATION:
Subject to this Circular shall be enterprises of various economic sectors which engage in the business lines stipulated in their business licenses, abide by the provisions of the legislation on finance and accounting and meet one of the two following conditions for being considered enterprises that employ a large number of female laborers:
1. Employing between 10 and 100 female laborers on a regular basis and the number of female laborers represents 50% or more of the enterprise's total number of regular workers.
2. Employing over 100 female laborers on a regular basis and the number of female laborers represents 30% or more of the enterprise's total number of regular workers .
The female laborer referred to in this Circular is construed according to the contents defined in Point 1, Section I of Circular No. 03-LDTBXH/TT of January 13, 1997 of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.
3. Non-business units and offices of State corporations, which do not directly engage in business operations, shall not be subject to this Circular.
II. CONTENTS OF THE FINANCIAL PREFERENCES REGIME APPLICABLE TO PRODUCTION AND BUSINESS UNITS EMPLOYING A LARGE NUMBER OF FEMALE LABORERS
1. Clause 3, Article 6, Decree No. 23-CP stipulates: "Enterprises shall be allowed to use part of their total annual investment ital to improve the working conditions for female laborers." The Ministry of Finance provides more detailed guidance as follows:
1.1. The annual investment ital of an enterprise includes all types of investment ital regardless of their sources..
1.2. Part of the above-mentioned investment ital used to improve the working conditions for female laborers shall comply with the following preferential percentages:
- The maximum spending rate shall be 10%, if the ital source mentioned in Point 1.1 is 500 million VND or more, but the spending amount shall not exceed 500 million VND.
- The maximum spending rate shall be 15%, if the ital source is below 500 million VND.
1.3. This fund shall be used for improving the working conditions for female laborers, such as:
- Installation of the anti-heat (cooling), noise-reducing or dust- absorbing system..., at workshops and factories.
- Building of make-shift tents on construction sites, farms and other open-air work places.
- Building of women's fixed bathrooms and toilets at workshops, factories or mobile ones at open-air work places.
- Building, repair and procurement of non-durable properties for nurseries and kindergartens of enterprises (if they are not under the management of the educational and training service).
1.4. The fund and properties invested with the above-mentioned ital sources shall be accounted, used and managed in accordance with current financial regulations.
2. Clauses 2, 3 and 4, Article 7 of Decree No. 23-CP are specified as follows:
2.1. Apart from the expenditures already prescribed by law, the following additional expenses incurred by enterprises as a result of employing a large number of female laborers shall be accounted into the costs of business operations:
a/ Additional expenses on job-retraining for female employees and workers if their current jobs are no longer suitable so that they can undertake other jobs according to the enterprise's development planning .
These additional expenses include: tuition fees (if any) plus the salary scale-based allowance (trainees shall be paid 100% of their salaries).
b/ Salaries and salary allowances (if any) for female teachers of nurseries and kindergartens under the enterprise's management. The number of these female teachers shall be determined according to the quota set by the education and training service.
c/ Expenses on another medical check-up in a year (apart from the prescribed number of medical check-ups), mainly the examination of occupational, chronic or gynecological diseases often suffered by female employees and workers.
d/ Expenses on allowances for female laborers after their first or second childbirth. Such allowance shall not exceed 300,000 VND/a person (for enterprises in cities, towns and townships) and not exceed 500,000 VND/a person (for enterprises in deep-lying, remote areas and islands...) to help mothers overcome financial difficulties after their childbirth.
e/ During the breastfeeding time, if, for some objective reason, a mother does not return to breastfeed her baby and keeps working for the enterprise, she shall be paid for working over time (corresponding to the breastfeeding time) according to current regulations.
2.2. Additional expenses which an enterprise is allowed to pay mentioned in Point 2.1 above shall be considered valid if they are supported by documents proving that they are actual expenditures arising in the year and affixed with the signatures of payees.
2.3. The above-mentioned additional expenses as a result of employing a large number of female laborers which enterprises are allowed to pay as mentioned in Points 2.1 and 2.2, shall be:
a/ Accounted into the production costs arising in a quarter of the fiscal year.
If an enterprise suffers a loss due to such additional expenses which an enterprise is allowed to pay, such loss shall be offset by the enterprise's before-tax profits of the subsequent year.
b/ Enterprises shall have to record promptly and fully the above-mentioned expenses in their accounting books and financial statements.
c/ The agency that manages State ital and properties at enterprises and the provincial/municipal tax agency shall have to supervise and oversee the use of ital investment sources for improving the working conditions and additional expenses as a result of the employment of a large number of female laborers in accordance with the provisions of this Circular.
III. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION:
This Circular takes effect from July 1, 1997. All earlier provisions which are contrary to this Circular are now annulled.
The directors and chief accountants shall take responsibility to the State and guide and coordinate with the trade unions in the enterprises, for implementing this Circular.
If an enterprise which meets all the conditions defined in Section I wishes to enjoy the financial preferences mentioned above it shall have to make an application dossier including a written certification by the provincial/municipal Department of Labor, War Invalids and Social Affairs and to register with the tax agency and the agency that manages the State ital and properties at enterprises in the locality where the enterprise registers its business.
In the course of implementation, any problem arising should be referred to the Ministry of Finance for consideration and timely settlement.
 

 
FOR THE MINISTER OF FINANCE VICE MINISTER




Pham Van Trong
 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 79/1997/TT-BTC DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất

Thông tư 06/2024/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 23/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về đăng kiểm viên tàu cá; công nhận cơ sở đăng kiểm tàu cá; bảo đảm an toàn kỹ thuật tàu cá, tàu kiểm ngư; đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản; xóa đăng ký tàu cá và đánh dấu tàu cá

Nông nghiệp-Lâm nghiệp