Thông tư 51/2015/TT-BLĐTBXH Quy chuẩn an toàn Xe nâng hàng sử dụng động cơ

thuộc tính Thông tư 51/2015/TT-BLĐTBXH

Thông tư 51/2015/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với Xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên
Cơ quan ban hành: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:51/2015/TT-BLĐTBXH
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Doãn Mậu Diệp
Ngày ban hành:08/12/2015
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Lao động-Tiền lương

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------
Số: 51/2015/TT-BLĐTBXH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Hà Nội, ngày 08 tháng 12 năm 2015
 
THÔNG TƯ
 
Căn cứ Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20/12/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục An toàn lao động;
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với Xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên.
Ký hiệu: QCVN 25:2015/BLĐTBXH.
 

Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;
- Sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;
- Cục kiểm tra VBQPPL-Bộ Tư pháp;
- Công báo;
- Cổng TTĐT Bộ LĐTBXH;
- Lưu: VT, Vụ PC, ATLĐ.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Doãn Mậu Diệp
 
QCVN 25: 2015/BLĐTBXH
 
Lời nói đầu
QCVN 25: 2015/BLĐTBXH - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên do Cục An toàn lao động biên soạn, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành theo Thông tư số 51/2015/TT-BLĐTBXH ngày 08 tháng 12 năm 2015, sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Khoa học và Công nghệ.
 
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI XE NÂNG HÀNG SỬ DỤNG ĐỘNG CƠ, CÓ TẢI TRỌNG NÂNG TỪ 1.000KG TRỞ LÊN
National technical regulation on safe work for Forklift truck use the engine, with load from 1.000kg or more
1. Quy định chung
1.1. Phạm vi điều chỉnh
1.1.1. Quy chuẩn này quy định các yêu cầu về an toàn lao động đối với các loại xe nâng công nghiệp tự hành có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên nhưng không quá 10.000kg và kéo với móc kéo tiêu chuẩn lên đến 20.000N (sau đây được gọi là xe nâng hàng).
1.1.2. Đối với xe nâng hàng làm việc trong các điều kiện nghiêm ngặt, có phạm vi hoạt động đặc biệt (như vận chuyển hóa chất, vật liệu nổ …) và hoạt động trong môi trường có tính chất khác thường, ngoài việc tuân thủ các quy định của Quy chuẩn kỹ thuật này còn phải tuân theo các quy định của các Quy chuẩn kỹ thuật khác tương ứng.
1.1.3. Quy chuẩn này không áp dụng đối với:
- Xe nâng phạm vi thấp không chất hàng (ISO 5053:1987 Xe nâng công nghiệp - Thuật ngữ (Powered industrial trucks - Terminology));
- Xe nâng phạm vi cao loại có chất hàng (ISO 5053:1987 Xe nâng công nghiệp - Thuật ngữ (Powered industrial trucks - Terminology));
- Xe nâng chạy bằng khí gas tự nhiên;
- Xe nâng công nghiệp loại 1 trục đơn.
1.2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng đối với:
1.2.1. Các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, lưu thông và sử dụng xe nâng hàng.
1.2.2. Các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
1.3. Giải thích từ ngữ
Trong Quy chuẩn sử dụng các thuật ngữ, định nghĩa sau:
1.3.1. Xe nâng công nghiệp tự hành (Self-propelled industrial trucks)
Là 01 loại xe bất kỳ di chuyển bằng bánh xe (loại trừ những xe chạy trên đường ray) được thiết kế để chở, kéo, đẩy, nâng, xếp dỡ hay xếp thành tầng các tải trọng bất kỳ và được điều khiển bởi một người đi với xe hoặc ngồi trên ghế, trên một sàn phẳng được bố trí trên xe.
1.3.2. Người vận hành (operator)
Là người đã được đào tạo, huấn luyện và cấp chứng chỉ về an toàn lao động, vệ sinh lao động; được cấp chứng chỉ vận hành xe nâng hàng và phải chịu trách nhiệm đối với việc chuyển động và nâng hạ tải của xe nâng hàng.
1.3.3. Vị trí thao tác bình thường (normal operating position)
Vị trí mà tại đó người vận hành có thể điều khiển tất cả mọi chức năng của xe nâng hàng.
1.3.4. Chiều cao nâng thấp (low lift height)
Là chiều cao nâng cung cấp đủ khoảng hở giữa nền và mặt dưới của sàn nâng hay càng nâng; chiều cao này không quá 500mm.
1.3.5. Phanh tự động (automatically acting brakes)
Phanh được sử dụng nguồn năng lượng dự trữ của xe nâng và tự hoạt động khi xe nâng bị mất an toàn trong quá trình sử dụng.
1.3.6. Tải trọng định mức (rated capacity)
Tải trọng được tính bằng kilôgam do nhà sản xuất đưa ra mà xe nâng hàng có thể vận chuyển hay nâng trong các điều kiện chuẩn được quy định.
1.3.7. Tải trọng thực tế (actual capacity)
Tải trọng tối đa tính bằng kilôgam mà xe nâng hàng có khả năng vận chuyển hay nâng trong điều kiện sử dụng bình thường.
2.1. Quy định chi tiết
2.1.1. Tại vị trí làm việc bình thường của người vận hành và trong vùng tiếp cận của đường vào, đường ra không được có cạnh bén nhọn hay góc sắc nhọn.
2.1.2. Xe nâng phải được trang bị cơ cấu bảo vệ nhằm tránh các khởi động không mong muốn từ những người không có thẩm quyền.
2.1.3. Các bộ phận, chi tiết được trang bị cho những xe nâng có người điều khiển đi bộ cùng với xe và những xe nâng có người điều khiển trên xe thì không được đổi lẫn cho nhau.
2.1.4. Tất cả các xe nâng loại đứng điều khiển và xe nâng loại có người điều khiển đi bộ cùng với xe phải có phanh tác động tự động. Phanh này có thể sử dụng tốt như phanh tay.
2.1.5. Nếu xe nâng bố trí nhiều vị trí điều khiển thì sự hoạt động của cơ cấu điều khiển chỉ chịu tác động của 01 vị trí điều khiển tại một thời điểm (ngoại trừ cơ cấu tắt khẩn cấp).
2.1.6. Cơ cấu điều khiển tốc độ hoạt động của xe phải được thiết kế sao cho khi có sự tác động tăng đối với cơ cấu điều khiển tốc độ sẽ làm tăng tốc độ di chuyển của xe và khi không còn tác động vào cơ cấu này thì tác động phải trả về không.
2.1.7. Các xe nâng dẫn động bằng động cơ đốt trong phải được trang bị bộ phận an toàn nhằm tránh không cho động cơ khởi động được khi bộ truyền động (hộp số) bị kẹt.
2.1.8. Các xe nâng có người điều khiển đi bộ cùng với xe loại 01 tốc độ khi hoạt động không được di chuyển quá tốc độ 0,5 km/h và gia tốc 0,5 m/s2 và chỉ được thiết kế cho chiều cao nâng thấp.
2.1.9. Các xe nâng có người điều khiển đi bộ cùng với xe có tốc độ thay đổi, khi hoạt động không được di chuyển tốc độ quá 6 km/h và phải kiểm soát được tốc độ di chuyển bằng chân người vận hành.
2.1.10. Với xe nâng loại đứng điều khiển, chỉ được thiết kế với tốc độ di chuyển trên nền không quá 16 km/h.
2.1.11. Khi có sự cố mất nguồn dẫn động, phanh tác động tự động vẫn phải hoạt động được bình thường.
2.1.12. Nếu xe nâng có lắp khóa vi sai điều khiển bằng bàn đạp chân, khi nhả bàn đạp chân sẽ khóa bộ vi sai.
2.1.13. Cơ cấu kiểm soát lái
2.1.13.1. Đối với xe nâng loại đứng lái hoặc ngồi lái, chuyển động quay theo chiều kim đồng hồ của vô lăng hay của bất kỳ cơ cấu kiểm soát lái nào phải đưa được xe về bên phải khi lái xe về phía trước.
2.1.13.2. Trong trường hợp mất nguồn cung cấp cho cơ cấu lái (bao gồm cả động cơ không hoạt động) thì phải có khả năng duy trì hướng lái cho đến khi xe nâng dừng lại có kiểm soát.
2.1.13.3. Cơ cấu điều khiển có trên 1 chức năng trở lên thì mỗi chức năng tách biệt phải đánh dấu rõ ràng.
2.1.14. Bình chứa nhiên liệu và việc nạp liệu cho bình chứa phải được cách ly khỏi hệ thống điện và hệ thống khí thải bằng các biện pháp bảo vệ thích hợp. Ngay cả khi nạp liệu vào bình chứa bị đổ tràn hay rò rỉ thì cũng không bị chảy tràn vào khoang động cơ hay lên các linh kiện điện hay hệ thống khí thải.
2.1.15. An toàn cho vị trí người lái:
2.1.15.1. Vị trí của người lái phải được bố trí sao cho ở vị trí thao tác bình thường thì người lái với các tư thế theo đúng thiết kế phải có khả năng cầm và thao tác được tất cả các bộ phận kiểm soát.
2.1.15.2. Khi chiều cao sàn của buồng lái cao trên 30cm thì phải bố trí tay nắm để người lái lên xuống được dễ dàng. Tay nắm này cũng có thể là 01 bộ phận của xe nâng.
2.1.15.3. Khi chiều cao sàn của buồng lái cao trên 55cm, phải làm bậc lên xuống cho lái xe. Chiều cao của bậc thứ nhất tính từ nền không được vượt quá 55cm, khoảng cách các bậc tiếp theo không được vượt quá 55cm.
2.1.15.4. Sàn để người lái đứng thao tác hoặc để di chuyển lên xuống phải có biện pháp chống trơn, trượt mặt sàn.
2.1.15.5. Khi sàn cho người lái thao tác có độ cao trên 1,2m so với nền phải trang bị phương tiện bảo vệ ở các phía. Phương tiện bảo vệ có thể là lan can hay các phương tiện có hiệu quả tương đương. Lan can có khả năng mở hướng ra phía ngoài.
2.1.16. Các trang bị bảo vệ
2.1.16.1. Xe nâng ngồi vận hành và đứng vận hành có chiều cao nâng trên 1.800 mm phải lắp 1 tấm che bảo vệ phía trên đầu người vận hành và tấm che phía sau tải; tấm che bảo vệ phía trên đầu có cấu trúc chắc chắn để tránh cho người vận hành khỏi các vật rơi.
2.1.16.2. Xe nâng phải trang bị thiết bị cảnh báo bằng âm thanh cho người đi lại xung quanh biết khi di chuyển vào vùng nguy hiểm của xe nâng.
2.1.17. Người vận hành phải có đủ tầm nhìn để có thể di chuyển an toàn. Nếu tầm nhìn bị hạn chế thì cần trang bị các thiết bị để tăng tầm nhìn như gương, camera quan sát, các thiết bị cảnh báo nghe, nhìn.
2.1.18. Xe nâng phải có dây an toàn cho người vận hành ở tư thế ngồi và đứng trên xe.
3.1. Hồ sơ kỹ thuật của xe nâng hàng bao gồm:
3.1.1. Bản thuyết minh chung phải thể hiện được các yêu cầu sau:
- Tên và địa chỉ của nhà sản xuất.
- Mã hiệu, năm sản xuất.
- Tải trọng định mức cho phép.
- Bản vẽ sơ đồ cấu tạo và nguyên lý hoạt động, các kích thước của thiết bị và các đặc trưng kỹ thuật chính của hệ thống (thiết bị điều khiển, thiết bị an toàn, cơ cấu hạn chế quá tải, hạn chế hành trình).
- Các tiêu chuẩn áp dụng của xe nâng hàng.
3.1.2. Bản vẽ lắp các cụm cơ cấu và bộ phận đi kèm của xe nâng hàng như: càng nâng hạ, sàn mang tải, bộ phận nối dài...
3.1.3. Bản vẽ tổng thể xe nâng hàng có ghi các kích thước và thông số chính.
3.1.4. Quy trình kiểm tra và thử tải, quy trình xử lý, khắc phục sự cố, chế độ kiểm tra, sửa chữa và bảo dưỡng định kỳ.
3.1.5. Hướng dẫn sử dụng, vận hành.
3.2. Điều kiện đảm bảo an toàn đối với xe nâng hàng sản xuất trong nước
3.2.1. Đầy đủ hồ sơ kỹ thuật theo quy định tại mục 3.1 của Quy chuẩn này;
3.2.2. Xe nâng hàng chế tạo trong nước phải được công bố hợp quy phù hợp với các quy định tại Điều 2 của quy chuẩn này trên cơ sở chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ định.
3.2.2.1. Nếu xe nâng sản xuất hàng loạt thì việc chứng nhận hợp quy được thực hiện theo phương thức 5: thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất (được quy định tại phụ lục II của Quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật ban hành kèm theo Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ).
3.2.2.2. Nếu xe nâng sản xuất đơn chiếc thì việc chứng nhận hợp quy được thực hiện theo phương thức 8: thử nghiệm hoặc kiểm định toàn bộ sản phẩm hàng hóa (được quy định tại phụ lục II của Quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật ban hành kèm theo Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ).
3.2.3. Đơn vị sản xuất phải công bố hợp quy và đăng ký hợp quy đối với xe nâng hàng theo quy định sau khi đã được chứng nhận hợp quy.
3.2.4. Phải được gắn dấu hợp quy trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.
3.2.5. Chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hóa có thẩm quyền.
3.3. Điều kiện đảm bảo an toàn đối với xe nâng hàng nhập khẩu
3.3.1. Đủ hồ sơ kỹ thuật theo quy định tại mục 3.1 của Quy chuẩn này.
3.3.2. Xe nâng hàng nhập khẩu phải được công bố hợp quy phù hợp với các quy định tại Điều 2 của Quy chuẩn này. Việc công bố hợp quy xe nâng hàng nhập khẩu trên cơ sở chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận trong và ngoài nước được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chỉ định (hoặc thừa nhận) thực hiện.
3.3.2.1. Nếu xe nâng được nhập khẩu hàng loạt thì việc chứng nhận hợp quy được thực hiện theo phương thức 7: thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa (được quy định tại phụ lục II của Quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật ban hành kèm theo Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ).
3.3.2.2. Nếu xe nâng được nhập khẩu đơn chiếc thì việc chứng nhận hợp quy được thực hiện theo phương thức 8: thử nghiệm hoặc kiểm định toàn bộ sản phẩm, hàng hóa (được quy định tại phụ lục II của quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật ban hành kèm theo Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ).
3.3.3. Trong trường hợp các xe nâng hàng nhập khẩu mà theo thỏa thuận song phương, đa phương giữa cơ quan có thẩm quyền của Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các nước xuất khẩu xe nâng hàng quy định không phải kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu thì các xe nâng hàng này được miễn kiểm tra nhập khẩu.
3.3.4. Xe nâng hàng nhập khẩu không đáp ứng quy định tại mục 3.1 của quy chuẩn này thì khi nhập khẩu phải được tổ chức giám định được chỉ định hoặc được thừa nhận theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc thỏa thuận quốc tế mà cơ quan có thẩm quyền của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết giám định tại cửa khẩu nhập.
3.3.5. Xe nâng hàng nhập khẩu phải được kiểm tra chất lượng theo quy định và bị xử lý nếu có vi phạm theo luật định.
3.3.6. Xe nâng hàng nhập khẩu trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường phải được gắn dấu hợp quy, ghi nhãn theo quy định.
3.4. Điều kiện đảm bảo an toàn đối với xe nâng hàng lưu thông trên thị trường.
Xe nâng hàng lưu thông trên thị trường phải được đơn vị bán hàng thực hiện các yêu cầu sau:
3.4.1. Tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng trong quá trình bảo quản, lưu thông xe nâng hàng và quy định của nhà sản xuất.
3.4.2. Tự áp dụng các biện pháp kiểm soát chất lượng nhằm duy trì chất lượng của xe nâng hàng do mình bán.
3.4.3. Các xe nâng hàng đã được chứng nhận hợp quy và gắn dấu hợp quy.
3.4.4. Chịu sự kiểm tra chất lượng theo những nội dung, trình tự, thủ tục quy định và bị xử lý nếu có vi phạm theo luật định.
3.5. Yêu cầu đối với đơn vị bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa xe nâng hàng
3.5.1. Có tư cách pháp nhân, được cơ quan có thẩm quyền cấp đăng ký kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực này theo quy định của pháp luật.
3.5.2. Có đủ cán bộ kỹ thuật đã được đào tạo kỹ thuật chuyên ngành. Có đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề, được huấn luyện về an toàn lao động và được cấp chứng chỉ an toàn lao động, vệ sinh lao động theo quy định.
3.5.3. Có đủ điều kiện trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho công việc bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa xe nâng hàng.
3.5.4. Chịu trách nhiệm theo hợp đồng đã ký kết với đơn vị sử dụng.
3.5.5. Xây dựng các biện pháp an toàn cho quá trình bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa.
3.6. Quản lý sử dụng an toàn xe nâng hàng
3.6.1. Xe nâng hàng phải được sử dụng, bảo trì và bảo dưỡng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
3.6.2. Mỗi xe nâng hàng phải có quy trình vận hành và sử dụng an toàn.
3.6.3. Người chịu trách nhiệm quản lý kỹ thuật, quản lý vận hành xe nâng hàng phải được huấn luyện cơ bản về nghiệp vụ mà mình đảm nhận; được huấn luyện an toàn lần đầu trước khi giao việc, huấn luyện an toàn định kỳ hàng năm và được cấp chứng chỉ an toàn lao động, vệ sinh lao động theo quy định; hiểu được tính năng kỹ thuật của xe nâng hàng mà mình phụ trách; biết các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn liên quan đến xe nâng hàng; biết cách khắc phục các sự cố khẩn cấp theo hướng dẫn của đơn vị sản xuất.
3.6.4. Những yêu cầu an toàn khi sử dụng xe nâng hàng:
3.6.4.1. Chỉ sử dụng xe nâng hàng có tình trạng kỹ thuật tốt, đã được kiểm định kỹ thuật an toàn lao động theo quy định. Trong quá trình sử dụng, nếu phát hiện xe nâng hàng không đảm bảo an toàn thì đơn vị sử dụng có quyền đưa ra yêu cầu kiểm định trước thời hạn.
3.6.4.2. Mỗi xe nâng hàng phải có sổ theo dõi quá trình bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ đủ nội dung công việc theo quy định.
3.6.4.3. Bố trí xe nâng hàng làm việc theo đúng đặc tính kỹ thuật và trọng tải mà nhà chế tạo đã quy định.
3.6.4.4. Phải có các biện pháp an toàn để đảm bảo an toàn cho người, vật tư, thiết bị và công trình trong khu vực hoạt động của xe nâng hàng.
3.6.4.5. Tổ chức khắc phục kịp thời các hư hỏng đã được phát hiện.
3.6.4.6. Mỗi xe nâng hàng phải có sổ giao ca. Trong đó có ghi lại kết quả kiểm tra đầu ca và tình trạng an toàn của xe nâng hàng trong suốt quá trình làm việc. Người giao ca và nhận ca cùng phải ký vào sổ giao ca.
3.6.4.7. Trước khi cho xe nâng hàng hoạt động phải kiểm tra các cơ cấu an toàn và xem xét các điều kiện khác như: không gian, ánh sáng...để xe nâng vận hành an toàn.
3.6.4.8. Phải có các biện pháp cụ thể ngăn cản có hiệu quả những người không có trách nhiệm tự ý đi vào khu vực làm việc của xe nâng hàng.
3.6.4.9. Chìa khóa khởi động xe nâng hàng do người chịu trách nhiệm quản lý về sự hoạt động an toàn của xe nâng hàng giữ, chìa thứ hai được bàn giao luân phiên cho người vận hành.
3.6.4.10. Khi vận chuyển loại hàng có khả năng dễ gây cháy, dễ kích thích nổ hoặc độc hại phải có biện pháp phòng ngừa đặc biệt.
3.6.4.11. Sau khi hết ca xe nâng hàng phải được đưa về đúng vị trí theo quy định của đơn vị sử dụng và trên xe không còn mang tải.
3.6.5. Việc bố trí công nhân điều khiển xe nâng hàng phải có quyết định bằng văn bản của người sử dụng lao động.
3.6.6. Trong quá trình vận hành xe nâng hàng, tại những vị trí mà người lái không thể quan sát thấy thì phải bố trí thêm 01 người bên ngoài để quan sát và cảnh giới khu vực hoạt động xe nâng để đưa ra các cảnh báo kịp thời cho người điều khiển xe nâng biết.
3.6.7. Khi công nhân điều khiển xe nâng hàng chuyển sang làm việc ở xe nâng hàng loại khác, phải được đào tạo lại để phù hợp với thiết bị mới. Công nhân điều khiển xe nâng hàng nghỉ việc theo nghề từ 6 tháng trở lên phải được kiểm tra lại tay nghề trước khi bố trí làm việc trở lại.
4.1. Xe nâng hàng trước khi đưa vào sử dụng phải được kiểm định lần đầu và kiểm định định kỳ, kiểm định bất thường trong quá trình sử dụng theo quy trình kiểm định do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
Việc kiểm định kỹ thuật an toàn lao động xe nâng hàng phải do tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn đã được Cục An toàn lao động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ định.
4.2. Chu kỳ kiểm định định kỳ đối với xe nâng hàng:
4.2.1. Chu kỳ kiểm định đối với xe nâng hàng là 3 năm một lần.
4.2.2. Chu kỳ kiểm định trên có thể được rút ngắn nhưng phải nêu rõ lý do trong biên bản kiểm định.
4.3. Các xe nâng hàng sau khi kiểm định đạt yêu cầu phải được dán tem kiểm định theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
5.1. Thanh tra và xử lý vi phạm trong việc thực hiện Quy chuẩn này do thanh tra nhà nước về lao động thực hiện.
5.2. Việc kiểm tra chất lượng sản xuất, nhập khẩu, lưu thông và sử dụng xe nâng hàng được thực hiện theo Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và theo các quy định của Quy chuẩn này.
6.1. Các tổ chức, cá nhân làm nhiệm vụ chế tạo, nhập khẩu, lưu thông, sửa chữa, quản lý và sử dụng xe nâng hàng có trách nhiệm tuân thủ các quy định tại Quy chuẩn này.
6.2. Quy chuẩn này là căn cứ để các cơ quan kiểm tra chất lượng xe nâng hàng tiến hành việc kiểm tra và cũng là căn cứ để các tổ chức đánh giá sự phù hợp tiến hành chứng nhận hợp quy.
7.1. Cục An toàn lao động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện quy chuẩn này.
7.2. Các cơ quan quản lý nhà nước về lao động địa phương có trách nhiệm hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của Quy chuẩn này.
7.3. Quy chuẩn này có hiệu lực sau 6 tháng, kể từ ngày Thông tư số 51/2015/TT-BLĐTBXH ngày 08 tháng 12 năm 2015 ký ban hành.
7.4. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm kịp thời phản ánh với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để xem xét giải quyết./.
 
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF LABOR, INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS
__________

No. 51/2015/TT-BLDTBXH

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
___________

Hanoi, December 08, 2015

 

CIRCULAR

On promulgating the National technical regulation on safe work for Forklift truck use the engine, with load from 1,000 kg or more

 

Pursuant to the Government's Decree No. 106/2012/ND-CP dated December 20, 2012, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs;

Pursuant to the Government's Decree No. 127/2007/ND-CP dated August 01, 2007, detailing the implementation of a number of articles of the Law on Standards and Technical Regulations;

Pursuant to the Government's Decree No. 132/2008/ND-CP dated December 31, 2008, detailing the implementation of a number of articles of the Law on Product and Goods Quality;

At requests of the Director of the Department of Work Safety,

The Minister of Labor, Invalids and Social Affairs hereby promulgates the Circular on promulgating the National technical regulation on safe work for Forklift truck use the engine, with load from 1,000 kg or more.

 

Article 1. To promulgate together with this Circular the National technical regulation on safe work for Forklift truck use the engine, with load from 1,000 kg or more.

QCVN 25:2015/BLDTBXH.

Article 2. This Circular takes from January 25, 2016.

Article 3. Ministries, ministerial-level agencies, Government-attached agencies, People’s Committees of provinces and centrally-run cities, relevant organizations and individuals shall be responsible for the implementation of this Circular./.

 

 

FOR THE MINISTER
THE DEPUTY MINISTER




Doan Mau Diep

 

 

 

QCVN 25: 2015/BLDTBXH

NATIONAL TECHNICAL REGULATION ON SAFE WORK FOR FORKLIFT TRUCK USE THE ENGINE, WITH LOAD FROM 1,000 KG OR MORE

 

Preface

QCVN 25:2015/BLDTBXH - National technical regulation on safe work for Forklift truck use the engine, with load from 1,000 kg or more is compiled by the Department of Work Safety, promulgated by the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs under the Circular No. 51/2015/TT-BLDTBXH dated December 08, 2015, after obtaining the Ministry of Science and Technology’s appraisal.

 

NATIONAL TECHNICAL REGULATION ON SAFE WORK FOR FORKLIFT TRUCK USE THE ENGINE, WITH LOAD FROM 1,000 KG OR MORE

 

1. General provisions

1.1. Scope of regulation

1.1.1. This Regulation prescribes occupational safety requirements for self-propelled industrial trucks with the load from 1,000 kg or more but not exceeding 10,000 kg and tows with a standard tow hook up to 20,000 N (hereinafter referred to as forklift trucks).

1.1.2. For forklift trucks operating in strict conditions with special scope of operations (such as forklift trucks for transport of explosives, chemicals, etc.) and operating in abnormal environment, in addition to this Regulation, they also have to conform to other respective technical regulations.

1.1.3. This regulation does not apply to:

- Low-lift platform trucks, without cargos (ISO 5053:1987 Powered industrial trucks – Terminology);

- High-lift platform trucks, with cargos (ISO 5053:1987 Powered industrial trucks - Terminology);

- Natural gas forklifts;

- Single-axle powered industrial trucks

1.2. Subjects of application

This Regulation applies to:

1.2.1. Organizations and individuals that import, manufacture, sell and use forklift trucks.

1.2.2. State management agencies, relevant organizations and individuals.

1.3. Interpretation of terms

In this Regulation, the terms below are construed as follows:

1.3.1. Self-propelled industrial truck

Refers to any vehicle with an array of wheels (other than those traveling on railways) which are designed for transporting, pulling, pushing, lifting, loading or unloading cargoes of all tonnage, and operated by an operator who may walk along with the truck or ride on the truck.

Refers to any wheeled vehicle, other than those running on rails, that is designed to carry, tow, push, lift, stack or tier in racks any kind of load and is controlled by an operator who either walks with the vehicle or rides on a specially arranged driving platform which is arranged on the vehicle.

1.3.2. Operator

Refers to a person who has been trained and granted an occupational safety and health certificate; a license for operating forklift trucks, and takes all responsibilities for the operation of the forklift truck.

1.3.3. Normal operating position

Means a position where the operator is able to effectively operate the forklift truck.

1.3.4. Low lift height

Refers to the lifting height that provides enough space between the floor and the bottom of the platform or fork arm to the floor; the low lift height shall not exceed 500 mm.

1.3.5. Automatically acting brake

Automatically acting brake can automatically operate on reserved power of the forklift truck if the forklift truck is out of control.

1.3.6. Rated capacity

Rate capacity is measured by kg as decided by the manufacturer within which the forklift truck can work in standard conditions as prescribed.

1.3.7. Actual capacity

Refers to the maximum capacity measured by kg within which the forklift truck can work in normal conditions.

2. Technical provisions

2.1. Specific provisions

2.1.1. Sharp edges or angles at the operator’s working environment and surrounding areas of access and exit roads shall be removed.

2.1.2. Forklifts truck shall be equipped with a protective structure to prevent from unexpected operations by unauthorized people.

2.1.3. Components equipped for pedestrian-operated forklift trucks and components equipped for forklift trucks on which operators is riding shall not be exchanged for each other.

2.1.4. Stand-up forklift trucks and pedestrian-operated forklift trucks must be equipped with automatically acting brakes. Such brakes are as good as manual handbrakes.

2.1.5. At a particular time, the system of the forklift truck shall only be activated by only one operation position even though it has more than one operator’s seats (except for emergency shutdown systems).

2.1.6. The operating speed control system of the truck shall be so designed that an increased action of the speed control device will increase the truck’s travel speed and, when no longer acting on it, it shall automatically return to zero speed position.

2.1.7. Internal combustion engine forklift trucks must be equipped with safe components to prevent the engine from starting up when the gear box is stuck.

2.1.8. The maximum speed and acceleration of fixed-speed pedestrian-operated forklift trucks must be 0.5 km/h and 0.5 m/s2, respectively. Such forklift trucks shall only be used for low-lift height.

2.1.9. The maximum speed of variable-speed pedestrian-operated forklift trucks must be 6 km/h, concurrently the operator’s speed must be controlled.

2.1.10. For stand-up forklift trucks, the designed speed must not exceed 16km/h.

2.1.11. The automatically acting brake must work as it does in normal conditions if the transmission is out of work.

2.1.12. For forklift trucks that are equipped with pedal-operated differential locks, the differentials shall be totally locked when the operators take their feet off the pedals.

2.1.13. Ride control systems

2.1.13.1. For stand-up or sit-down forklift trucks, the clockwise rotation of the steering wheel or any steering control device must push the truck to the right when driving forward.

2.1.13.2. In the event of a loss of power to the steering (including engine failure), it must be possible to maintain steering until the forklift truck comes to a controlled stop.

2.1.13.3. If the ride control system has more than one function, each separate function shall be clearly marked.

2.1.14. The fuel tank and its filling shall be isolated from the electrical system and the exhaust system by appropriate protective measures. Even if the fuel is spilled or leaked when filling, it will not spill into the engine compartment or onto electrical components or the exhaust system.

2.1.15. Safety for the operator’s seat

2.1.15.1. The operator’s seat must be arranged to ensure that, at the normal operating position, the operator is able to reach and operate all parts of the control system.

 2.1.15.2. Where the height of the cockpit floor is over 30cm, the handle must be arranged so that the operator can get up and down easily. This handle can also be a part of the forklift.

2.1.15.3. Where the height of the cockpit floor is over 55 cm, a stair shall be arranged. The distance between the first step and cockpit floor must not exceed 55 cm, and the distance between two steps must not exceed 55 cm.

2.1.15.4. The floor for the operator to stand to operate or to move up and down must have measures to prevent slipping and sliding of the floor.

2.1.15.5. If the height of the cockpit floor is over 1.2 m, protection means must be provided on all sides. The protection means may be balustrades or equally effective means. The railing is capable of opening outward.

2.1.16. Protective equipment

2.1.16.1. Sit-down forklift trucks and stand-up forklift trucks with the height of more than 1,800 mm shall be equipped with overhead and rear visors. The overhead visor must have a rigid structure to protect operators from falling objects.

2.1.16.2. Forklift trucks must be equipped with audible warning devices to warn surrounding others.

2.1.17. Operators must ensure a clear view for safe travel. In case of limited visibility, they should equip supporting equipment such as mirrors, cameras, visual and audible warning devices, etc.

2.1.18. Seat belts for stand-up and sit-down operators must be equipped on trucks.

3. Requirements on safety management for manufacture, import, sale and use of forklift trucks

3.1. A technical dossier of a forklift truck must comprise:

3.1.1. An overall explanation, specifying:

- Name and address of the manufacturer

- Code and year of manufacture

- Allowable capacity

- Structure drawings and principles of operation, equipment dimensions, main technical specifications of the system (control devices, safety devices, overload clutches, route restriction structure)

- Applicable standards of a forklift truck.

3.1.2. Assembly drawing of structural assemblies and associated parts of a forklift truck such as: fork lift, load carrier, extension parts, etc.

3.1.3. The overall drawing of the forklift truck with the main dimensions and parameters.

3.1.4. Load testing and testing procedures, handling procedures, troubleshooting, routine inspection, repair and maintenance procedures.

3.1.5. Operating manuals

3.2. Conditions for safety assurance for domestically-manufactured forklift trucks

3.2.1. Having sufficient technical dossiers as specified in Section 3.1 of this Regulation;

3.2.2. Domestically-manufactured forklift trucks must be announced conformity in accordance with Article 2 of this Regulation, on the basis of the certificate of conformity of the certifying agency designated by the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs.

3.2.2.1. In case of mass production of forklift trucks, the certification of conformity shall comply with method 5: testing typical samples and evaluating the manufacture process; supervising through the sample testing taken at the place of manufacture or on the market in combination with evaluating the manufacture process (prescribed in Appendix II to the Regulation on declaration of conformity and methods of assessment of the conformity with technical regulations and standards promulgated together with Circular No. 28/2012/TT-BKHCN dated December 12, 2012 of the Minister of Science and Technology).

3.2.2.2. In case of job production, the certification of conformity shall comply with method 8: testing or inspecting the entire product or goods (prescribed in Appendix II to the Regulation on declaration of conformity and methods of assessment of the conformity with technical regulations and standards promulgated together with Circular No. 28/2012/TT-BKHCN dated December 12, 2012 of the Minister of Science and Technology).

3.2.3. The manufacturer must announce the conformity and register the conformity for the forklift truck according to regulations, after such truck is certified conformable.

3.2.4. Being affixed regulation-conformity stamps before being sold on the market.

3.2.5. Undergoing the inspection and supervision of the agencies competent to inspect the goods quality.

3.3. Conditions for safety assurance applicable to imported forklift trucks

3.3.1. Having sufficient technical dossiers as prescribed in Section 3.1 of this Regulation;

3.3.2. Imported forklift trucks shall be announced conformity according to Article 2 this Regulation. The declaration of conformity of a forklift truck shall be made on the basis of the certificate of conformity by both domestic and overseas certifying agencies designated (or recognized) by the competent state management agencies.

3.2.2.1. In case of mass import of forklift trucks, the certification of conformity shall be carried out according to method 7: testing or inspecting shipments (prescribed in Appendix II to the Regulation on declaration of conformity and methods of assessment of the conformity with technical regulations and standards promulgated together with Circular No. 28/2012/TT-BKHCN dated December 12, 2012 of the Minister of Science and Technology).

3.2.2.2. In case of separate importation, the certification of conformity shall comply with method 8: testing or inspecting the entire product (prescribed in Appendix II to the Regulation on declaration of conformity and methods of assessment of the conformity with technical regulations and standards promulgated together with Circular No. 28/2012/TT-BKHCN dated December 12, 2012 of the Minister of Science and Technology).

3.3.3. In case of importing forklift trucks under bilateral or multilateral agreements between competent agencies of the Socialist Republic of Vietnam and exporting countries under which the forklift truck is not subject to quality inspection, such forklift trucks shall be exempted from quality inspection.

3.3.4. An imported forklift truck that fails to satisfy regulations in Section 3.1 of this Regulation must be inspected at border gates of importation by inspection organizations designated or recognized under treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is the contracting party or under international agreements to which the competent authority of the Socialist Republic of Vietnam is a signatory.

3.3.5. Imported forklift trucks must undergo the quality inspection according to regulation and any violation related to them must be handled in accordance with the law provisions.

3.3.6. Before being sold on the market, imported forklift trucks must be affixed regulation-conformity stamps and labeled in accordance with regulations.

3.4. Safety requirements applicable to forklift trucks sold on the market.

Forklift truck sellers must carry out the following requirements:

3.4.1. To comply with corresponding national technical regulations during the process of maintenance and sale of the forklift trucks and comply with manuals of manufacturers.

3.4.2. To apply quality control measures in order to maintain quality of their forklift trucks.

3.4.3. To have the forklift trucks certified in terms of regulation conformity and affixed regulation-conformity stamps.

3.4.4. To be subject to quality inspection under contents, order, procedures as specified and be handling in cases of violations in accordance with the law provisions.

3.5. Requirements for forklift truck maintenance and repair service providers

3.5.1. To have the legal person status and possess a business registration certificate granted by the competent agency for such service as specified by the law provisions.

3.5.2. To have sufficient qualified technicians. To have skilled technical workers that have been trained in occupational safety and obtained a certificate of occupational safety and health according to regulations.

3.5.3. To have sufficient technical facilities and equipment for the maintenance and repair of forklift trucks.

3.5.4. To be liable for obligations to their users as agreed in contracts.

3.5.5. To build safety measures for the maintenance and repair.

3.6. Management of safety forklift truck use

3.6.1. Forklift trucks shall be operated and maintained according to the manufacturers’ manual.

3.6.2. An operation and use manual for each forklift truck is required.

3.6.3. Persons in charge of operation and technical management of forklift trucks must complete basic professional training courses; an initial safety training course before taking charge of such positions, annual safety training courses and obtain the certificate of occupational safety and health according to regulations. They must be knowledgeable about specifications of forklift trucks under their management, relevant standards and technical regulations on safety of forklift trucks and be able to troubleshoot emergency problems according to the manufacturers’ instructions.

3.6.4. Safety requirements for the use of forklift trucks:

3.6.4.1. Only forklift trucks in good condition and undergoing occupational safety inspection according to regulations are used. If detecting that a forklift truck may affect the safety during its operation, the user has the right to request for an early inspection.

3.6.4.2. The book for monitoring the process of periodic maintenance and repair with sufficient work contents as prescribed shall be required for each forklift truck.

3.6.4.3. Forklift trucks must be operated according to the load and specifications designed by the manufacturer.

3.6.4.4. Safety measures for people, materials, equipment and works within the scope of operation of the forklift trucks are required.

3.6.4.5. Every detected defect shall be promptly remedied.

3.6.4.6. The shift record in which forklift truck’s conditions at the beginning of the shift and during its operation is required for each forklift truck and shall be signed by both workers of previous and current shifts that are in charge of shift handover.

3.6.4.7. Before the operation, forklift trucks’ safety and other conditions such as space, lighting systems, etc. shall be inspected for their safe operation.

3.6.4.8. Specific measures for effectively preventing persons without permission from entering forklift trucks’ working areas must be applied.

3.6.4.9. The forklift truck key shall be kept by the person in charge of safety operation management of the forklift truck, the spare key shall be handed over to operators in rotation.

3.6.4.10. Special preventive measures must be applied in cases of transporting flammable, explosive or hazardous commodity.

3.6.4.11. When a shift ends, empty forklift trucks shall be parked at a designated place according to the user’s regulations.

3.6.5. Every forklift truck operator must be appointed by the employer under he/she/its written decision.

3.6.6. During the operation of forklift trucks, at places where the operators’ visibility is limited, a lookout must be allocated for timely warning to the forklift truck operators.

3.6.7. A forklift truck operator wishing to operate forklift trucks other than those he/she is operating must complete training courses for new equipment operation. Any forklift truck operator who does not operate forklift trucks for 06 months or more must take a test before undertaking their job.

4. Occupational safety inspection of forklift trucks

4.1. Every forklift truck shall undergo an initial inspection and periodic inspections upon the operation, and irregular inspections during the operation in accordance with the inspection procedures promulgated by the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs.

The occupational safety inspection of forklift trucks must be performed by an occupational safety inspection organization designated by the Department of Work Safety - Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs.

4.2. Periodic inspection frequencies applicable to forklift trucks:

4.2.1. Every forklift truck shall undergo an inspection once every three years.

4.2.2. The above-mentioned inspection frequency may be shortened but reasons for the shortening must be clearly stated in the inspection minutes.

4.3. Every forklift truck satisfying inspection requirements shall bear an inspection stamp in accordance with regulations of the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs.

5. Inspection, examination and handling of violations

5.1. The State inspection agencies in charge of labor shall conduct the inspection and handling of violations related to the implementation of this Regulation.

5.2. The quality examination for production, import, sale and use of forklift trucks shall comply with the Law on Product and Goods Quality and this Regulation.

6. Responsibilities of organizations and individuals

6.1. Organizations and individuals participating in works of manufacturing, import, sale, repair, management and use of forklift trucks shall be responsible for comply with this Regulation.

6.2. This Regulation shall be considered as the basis for the inspection of agencies in charge of inspecting forklift trucks’ quality and the regulation conformity certification by conformity evaluation organizations.

7. Implementation organizations

7.1. The Department of Work Safety – Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs shall be responsible for guiding and examining the implementation of this Regulation.

7.2. Local State management agencies in charge of labor shall be responsible for guiding, inspecting and examining the implementation of this Regulation.

7.3. This Regulation takes effect after 06 months from the date on which the Circular No. 51/2015/TT-BLDTBXH dated December 08, 2015 is signed for promulgation.

7.4. Any problem arising in the course of implementation should be promptly reported to the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs for consideration and settlement./.

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 51/2015/TT-BLDTBXH DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 12/2024/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung 10 Thông tư hướng dẫn thực hiện quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Quỹ Đầu tư phát triển địa phương, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước, Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia, Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã và hướng dẫn quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Mua bán nợ Việt Nam

Lao động-Tiền lương, Doanh nghiệp

Thông tư liên tịch 29/2015/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC-BLĐTBXH của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch 68/2011/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC-BLĐTBXH ngày 30/12/2011 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 54/2011/NĐ-CP ngày 04/07/2011 của Chính phủ về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo

Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề, Lao động-Tiền lương

văn bản mới nhất