Thông tư 23/2000/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn áp dụng một số chế độ đối với người lao động làm việc trong các trang trại

thuộc tính Thông tư 23/2000/TT-BLĐTBXH

Thông tư 23/2000/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn áp dụng một số chế độ đối với người lao động làm việc trong các trang trại
Cơ quan ban hành: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:23/2000/TT-BLĐTBXH
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Nguyễn Thị Hằng
Ngày ban hành:28/09/2000
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Lao động-Tiền lương

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư 23/2000/TT-BLĐTBXH

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THÔNG TƯ

BỘ LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH VÀ Xà HỘI SỐ 23/2000/TT-BLĐTBXH NGÀY 28 THÁNG 9NĂM 2000 HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG MỘT SỐ CHẾ ĐỘ
ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG LÀM VIỆC TRONG CÁC TRANG TRẠI

 

Căn cứ Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000 của Chính phủ về kinh tế trang trại, sau khi trao đổi ý kiến với các Bộ, ngành có liên quan, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn áp dụng một số chế độ đối với người lao động làm việc trong các trang trại theo qui định tại Thông tư Liên tịch số 69/2000/TTLT-BNN-TCTK ngày 23/6/2000 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn - Tổng cục Thống kê như sau:

 

I. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG

 

Người lao động ít nhất đủ 15 tuổi có khả năng lao động và có ký kết hợp đồng lao động hoặc thoả thuận lao động với chủ trang trại bao gồm:

1. Lao động nông thôn( nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản) chưa có việc làm hoặc thiếu việc làm;

2. Lao động tự do;

3. Lao động đang trong thời gian chờ việc, ngừng việc, v.v...

 

II. MỘT SỐ CHẾ ĐỘ CỤ THỂ

 

1. Tuyển dụng lao động tuân theo các quy định sau:

a/ Chủ trang trại được tuyển dụng lao động với số lượng không hạn chế và không phân biệt địa bàn sinh sống của người lao động.

b/ Nhà nước khuyến khích chủ trang trại tuyển dụng lao động của hộ nông dân, người thiếu việc làm, người nghèo, lao động nữ, trước hết là lao động tại chỗ.

c/ Chủ trang trại có thể trực tiếp tuyển dụng lao động hoặc thông qua giới thiệu của các trung tâm dịch vụ việc làm.

2. Hợp đồng lao động theo quy định sau:

a/ Hình thức và thời hạn hợp đồng lao động:

Đối với những công việc có tính chất mùa vụ, không thường xuyên mà thời hạn dưới 1 năm hai bên có thể ký kết bằng văn bản hoặc thoả thuận bằng miệng.

Đối với những công việc ổn định, có tính chất thường xuyên mà thời hạn thực hiện từ 1năm trở lên thì hai bên thoả thuận thời hạn cụ thể và ký kết bằng văn bản.

Hợp đồng lao động ký kết bằng văn bản do chủ trang trại soạn thảo theo mẫu đính kèm Thông tư này.

b/ Nội dung hợp đồng lao động: khi ký kết hợp đồng lao động hai bên thoả thuận để ghi vào hợp đồng lao động những nội dung sau:

- Thời hạn, thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc hợp đồng lao động ,

- Công việc làm của người lao động,

- Tiền công lao động theo công việc và bảo hiểm xã hội thuộc trách nhiệm của chủ trang trại,

- Thời giờ làm việc và nghỉ ngơi,

- Trang bị bảo hộ lao động nếu công việc cần phải có,

- Các thoả thuận khác có lợi hơn cho người lao động.

c/ Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động:

- Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động trong trường hợp người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự hoặc nghĩa vụ công dân khác mà pháp luật quy định,

- Hai bên thoả thuận để tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động trong các trường hợp người lao động có hoàn cảnh khó khăn đột xuất hoặc thu hoạch mùa của gia đình mình nhưng phải báo trước cho chủ trang trại biết từ 5 đến 10 ngày.

d/ Hợp đồng lao động được chấm dứt trong các trường hợp sau:

- Hết hạn hợp đồng lao động;

- Công việc đã hoàn thành,

- Các trường hợp khác do hai bên thoả thuận .

3. Tiền công lao độngvà bảo hiểm xã hội:

a/ Mức tiền công:

Chủ trang trại và người lao động thoả thuận tiền công khoán theo khối lượng công việc, khối lượng sản phẩm hoặc thoả thuận mức tiền công thời gian theo ngày, tuần, tháng và căn cứ vào ngành, nghề, độ phức tạp kỹ thuật của công việc. Nếu trả công theo tháng đối với công việc giản đơn, điều kiện lao động bình thường thì không được thấp hơn mức lương tối thiểu chung do Chính phủ quy định . Mức lương tối thiểu áp dụng từ 1/1/2000 là 180.000 đồng/ tháng cho đến khi Chính phủ công bố thay đổi

Ngoài mức tiền công nói trên chủ trang trại còn phải tính thêm vào tiền công của người lao động 15% bảo hiểm xã hội, 2% bảo hiểm y tế (tính trên mức tiền công thoả thuận) để người lao động tham gia bảo hiểm tự nguyện hoặc tự bảo hiểm

b/ Phương thức trả công:

- Trường hợp trả công nhật thì làm ngày nào trả công cho ngày đó; thuê làm việc theo tuần thì làm tuần nào trả công theo tuần đó.

- Trường hợp trả công theo tháng thì cứ 15 ngày người lao động được nhận tiền công 1 lần.

- Trường hợp trả công theo khối lượng công việc, khối lượng sản phẩm mà thời gian hoàn thành dưới 15 ngày thì người lao động được nhận tiền công sau khi hoàn thành khối lượng công việc, khối lượng sản phẩm. Nếu thời gian hoàn thành từ 15 ngày trở lên thì cứ 15 ngày người lao động được tạm ứng tiền công một lần ( trừ trường hợp hai bên thoả thuận khác ), mức tạm ứng do hai bên thoả thuận.

4. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi:

a/ Trường hợp khoán theo khối lượng công việc, khối lượng sản phẩm thì người lao động tự bố trí thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi , nhưng phải hoàn thành công việc theo thời hạn mà hai bên đã cam kết.

b/ Trường hợp chủ trang trại quản lý thời giờ làm việc để trả công thì thời giờ làm việc do hai bên thỏa thuận nhưng không quá 8 giờ/ngày. Khi có nhu cầu khắc phục thiên tai, giải quyết khó khăn cho kịp thời vụ thì hai bên thoả thuận kéo dài thời giờ làm việc nhưng thời giờ làm thêm không quá 4giờ/ ngày. Tiền công và phụ cấp làm thêm giờ do hai bên thoả thuận.

c/ Trường hợp làm việc 30 ngày/ tháng thì cứ sau 6 ngày làm việc người lao động được nghỉ 1 ngày, nhưng ngày nghỉ không nhất thiết vào ngày chủ nhật mà do hai bên thoả thuận.

d/ Trường hợp thời hạn làm việc liên tục từ1 năm trở lên thì cứ 1 năm làm việc người lao động được nghỉ phép 12 ngày có hưởng tiền công.Nếu có tháng lẻ thì cứ mỗi tháng được nghỉ thêm 1 ngày. Thời gian nghỉ cụ thể do hai bên thoả thuận . Hai bên có thể thoả thuận để người lao động được nhận tiền công thay cho nghỉ phép.

5. Bảo hộ lao động:

- Chủ trang trại và người lao động phải thực hiện các biện pháp để đề phòng tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động.

- Đối với những công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại theo quy định tại Quyết định số 955/1998/ QĐ-BLĐTBXH ngày 22/9/1998 của Bộ trưởng Bộ lao động-Thương binh và Xã hội thì trong thời gian làm việc chủ trang trại phải trang bị các phương tiện bảo vệ cá nhân (giày bảo hộ, nón hoặc mũ, găng tay bảo hộ, khẩu trang , xà phòng ...) cho người lao động phù hợp với từng loại công việc.

- Khi người lao động bị tai nạn lao động trong lúc đang làm việc phải nghỉ việc để điều trị tại cơ sở y tế (kể cả trạm xá y tế của xã) thì chủ trang trại phải chịu toàn bộ chi phí y tế và tiền công từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định thương tật cho người bị tai nạn lao động.

- Khi xảy ra tại nạn lao động, chủ trang trại phải khai báo với Uỷ ban nhân dân xã, phường, phòng Lao động - Thương binh và xã hội quận, huyện. Uỷ ban nhân dân xã, phường có trách nhiệm giới thiệu người bị tai nạn lao động đi giám định theo hồ sơ tai nạn lao động

- Chủ trang trại có trách nhiệm bồi thường 30 tháng tiền công cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, nếu không do lỗi của người lao động. Trường hợp do lỗi của người lao động thì trợ cấp bằng 12 tháng tiền công theo hợp đồng lao động.

6. Một số vấn đề khác:

Ngoài các nội dung nêu tại các điểm 1,2,3,4,5 mục II nói trên, chủ trang trại và người lao động có thể thoả thuận để thực hiện một số nội dung khác có lợi hơn cho người lao động như:

- Khi người lao động có nhu cầu về ăn ở, chủ trang trại có thể hỗ trợ bữa ăn và thu xếp chỗ ở cho người lao động đảm bảo vệ sinh, trật tự, an toàn xã hội.

- Khi người lao động gặp rủi ro, ốm đau, khó khăn đột xuất, khuyến khích chủ trang trại có chế độ thăm hỏi (hiếu, hỷ), hỗ trợ tiền mua thuốc, ứng trước tiền công, trợ cấp khó khăn theo khả năng của mình cho người lao động.


- Khi người lao động hoàn thành xuất sắc công việc được giao, hoặc vào những ngày lễ tết chủ trang trại nên có chế độ thưởng cho người lao động.

 

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 

1. Các Sở Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức phổ biến và cung cấp cho các chủ trang trại, cán bộ xã phường các văn bản pháp luật lao động có liên quan và Thông tư này.

2. Cơ quan lao động cấp huyện phối hợp với Hội nông dân, UBND cấp xã sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng tuyên truyền, đi sâu đi sát nắm tình hình, phát hiện, uốn nắn kịp thời các sai sót, động viên khuyến khích phát huy những điển hình tốt về thực hiện chính sách kinh tế trang trại ở địa phương mình.

3. Chủ trang trại có trách nhiệm tổ chức thực hiện đầy đủ các quy định tại Thông tư này; đăng ký việc sử dụng lao động với cơ quan lao động cấp huyện.

4. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội nghiên cứu giải quyết.


Mẫu hợp đồng lao động ban hành kèm theo Thông tư 23/2000/TT-BLĐTBXH
ngày 28 tháng 9 năm 2000 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

 

CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 


........., ngày........ tháng........ năm...........

HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

 

- Căn cứ Nghị quyết 03/2000/NQ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2000 của Chính phủ về kinh tế trang trại;

- Căn cứ Thông tư số 23/2000/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 9 năm 2000 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn áp dụng một số chế độ đối với người lao động làm việc trong các trang trại.

Chúng tôi, một bên là chủ trang trại:

Ông (Bà):.......................................................................................................

Địa chỉ hiện tại:.............................................................................................

Số điện thoại:.................................................................................................

Và một bên là người lao động:

Ông (Bà):.......................................................................................................

Sinh ngày............ tháng.......... năm............

Địa chỉ thường trú:.........................................................................................

Chứng minh nhân dân số:..........................; Nơi cấp:.....................................

Cùng nhau thoả thuận ký hợp đồng lao động với những điều khoản sau đây:

 

Điều 1: Nội dung hợp đồng lao động:

1. Thời hạn hợp đồng lao động của Ông (Bà) là (1):......................................

Bắt đầu từ ngày......... tháng........ năm......,đến ngày.......... tháng....... năm....

2. Công việc phải làm (2):...............................................................................

........................................................................................................................

........................................................................................................................

Trả công lao động và bảo hiểm xã hội:

- Mức tiền công là (3):....................................................................................

- Khoản 15% BHXH là (4):............................................................................

- Khoản 2% BHYT là (5):...............................................................................

- Mức tạm ứng tiền công mỗi lần là (6):.......................................................

- Ngày trả (hoặc tạm ứng) tiền công (7):......................................................

......................................................................................................................

4. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi:

- Thời giờ làm việc 1 ngày (8):.......................................................................

- Thời giờ làm thêm khi có yêu cầu đột xuất (9):...........................................

- Ngày nghỉ hàng tuần là vào ngày thứ (10):..................................................

- Số ngày nghỉ phép hàng năm (11):..............................................................

5. Trang bị bảo hộ lao động được cấp phát (12):

........................................................................................................................

........................................................................................................................

........................................................................................................................

6. Các thoả thuận khác có lợi hơn cho người lao động (13):

.........................................................................................................................

.........................................................................................................................

.........................................................................................................................

 

Điều 2: Cam kết của hai bên:

a. Của chủ trang trại:

- Lo đủ việc làm cho người lao động

- Trang bị phương tiện làm việc và bảo hộ lao động cá nhân cho người lao động.

- Thanh toán và giải quyết đầy đủ, kịp thời các quyền lợi đã thoả thuận cho người lao động.

* Nếu vi phạm cam kết sẽ bị phạt........................đ/lần vi phạm.

b. Của người lao động:

- Hoàn thành công việc, khối lượng sản phẩm đúng thời gian bảo đảm chất lượng.

- Tuân thủ sự điều hành của chủ trang trại.

- Thực hiện hết thời hạn hợp đồng lao động như đã cam kết.

* Nếu vi phạm cam kết sẽ bị phạt ......................đ/lần vi phạm.

 

Điều 3: Hợp đồng lao động này làm thành 2 bản có giá trị ngang nhau, mỗi bên giữ 1 bản và có hiệu lực từ ngày........ tháng......... năm..............

 

Người lao động

(Ký và ghi rõ họ tên)

Chủ trang trại

(Ký và ghi rõ họ tên)

 

HƯỚNG DẪN CÁCH GHI HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

 

(1). Ghi thời hạn của hợp đồng lao động.

Ví dụ: 6 tháng; 1 năm...

(2). Ghi những việc phải làm.

Ví dụ: Thu hoạch cà phê; vận hành máy cày...

(3). Ghi mức tiền công phải trả cho 1 ngày, 1 tháng hoặc cho khối lượng sản phẩm...

Ví dụ: + Tiền công trả cho một ngày là: 10.000đ/ngày;

+ Cho một tháng là: 300.000đ/tháng;

+ Cho thu hoạch 5 tấn cà phê là: 5t x 100.000đ/t = 500.000đ.

+ Cày cấy 2 ha lúa là: 2ha x 70.000đ/ha = 140.000đ.

(4) và (5). Tính tiền BHXH và BHYT bằng cách: Lấy tiền công x % từng loại bảo hiểm.

Ví dụ: + Tiền công 1 ngày là 10.000đ, thì tiền BHXH là 10.000 x 15%
= 1.500đ/ngày; tiền BHYT là 10.000đ x 2% = 200đ/ngày.

+ Tiền công cho thu hoạch 5 tấn cà phê là: 500.000đ, thì tiền BHXH là: 500.000đ x 15% = 75.000đ.

(6). Ghi mức tiền công được tạm ứng (nếu có), ví dụ: 150.000đ/lần; nếu không có thì ghi chữ: không có.

(7). Ghi ngày trả hoặc tạm ứng tiền công:

Ví dụ: + Tiền công được trả hoặc tạm ứng vào ngày mồng 3 và 18 hàng
tháng.

+ Tiền công được trả ngay sau ngày làm việc.

+ Tiền công được trả sau khi hoàn thành khối lượng công việc hoặc khối lượng sản phẩm.

(8) và (9). Ghi số giờ làm việc trong ngày và giờ làm thêm.

Ví dụ: 8 giờ/ngày; làm thêm 3 giờ/ngày.

(10). Ghi ngày nghỉ trong tuần.

Ví dụ: thứ hai; thứ bảy...

(11). Ghi số ngày được nghỉ phép.

Ví dụ: 12 ngày/năm.

(12). Ghi các trang bị bảo hộ được cấp phát và thời gian sử dụng.

Ví dụ: + Quần áo; 1bộ/năm.

+ Nón: 1 chiếc/6 tháng.

+ Găng tay: 1 đôi/tháng.

+ Xà phòng: 100g/tháng...

(13). Ghi các thoả thuận khác (nếu có).

Ví dụ: + Được ăn 1 bữa trưa không phải trả tiền.

+ Được bố trí nơi ở không phải trả tiền.

+ Ngày tết nguyên đán được thưởng 100.000đ.

+ Được trợ cấp khó khăn đột xuất: 100.000đ/lần.

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------
No: 23/2000/TT-BLDTBXH
Hanoi, September 28, 2000
 
CIRCULAR
GUIDING THE APPLICATION OF A NUMBER OF REGIMES FOR LABORERS WORKING IN FARMS
Pursuant to the Government’s Resolution No. 03/2000/NQ-CP of February 2, 2000 on farm economy and after consulting with relevant ministries and branches, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs hereby guides the application of a number of regimes for laborers working in farms as provided for in Joint-Circular No. 69/2000/TTLT-BNN-TCTK of June 23, 2000 of the Ministry of Agriculture and Rural Development and the General Department of Statistics as follows:
I. OBJECTS OF APPLICATION
Laborers being aged full 15 years at least, having working capacity and having signed labor contracts or labor agreements with farm owners, include:
1. Rural laborers (agricultural, forestrial and fishery) being unemployed or under-employed;
2. Free laborers;
3. Laborers being in work-waiting or work-stoppage period, etc.
II. SOME SPECIFIC REGIMES
1. The labor recruitment shall comply with the following provisions:
a/ The farm owners may recruit labor in unlimited number and regardless of the laborers’ residence localities.
b/ The State encourages the farm owners to recruit labor among peasant households, under-employed people, poor people, female laborers, first of all laborers in their respective localities.
c/ The farm owners may directly recruit labor or through recommendation of employment service centers.
2. Labor contracts shall comply with the following provisions:
a/ Form and duration of labor contracts:
For seasonal and irregular jobs which last for less than 1 year, the two parties may sign written contracts or make oral agreements.
For stable and regular jobs which last for 1 year or more, the two parties shall agree on concrete duration and sign written contracts.
The written labor contracts shall be drafted by the farm owners according to set form.
b/ Contents of labor contracts: When signing labor contracts, the two parties shall negotiate for inscription in the labor contracts the following contents:
- Duration, starting and ending time of the labor contracts,
- Jobs to be done by the laborers,
- Wages paid to the laborers according to their work and social insurance premiums to fall under the farm owners’ responsibilities,
- Working time and rest time,
- Labor safety devices if the work so requires,
- Other agreements in favor of the laborers.
c/ Postponing the performance of labor contracts:
- The performance of labor contracts shall be postponed in cases where the laborers are called for military service or other civic obligations prescribed by law.
- The two parties agree to postpone the labor contract performance in cases where the laborers meet with unexpected difficulties or harvest crops for their families, who, however, must notify the farm owners thereof 5 to 10 days in advance.
d/ Labor contracts shall be terminated in the following cases:
- The terms of the contracts expire;
- The contractual work has been completed;
- Other cases agreed upon by the two parties.
3. Wage and social insurance:
a/ Wage levels:
The farm owners and the laborers shall agree on the package wage paid according to work or product volumes; or time wage paid by day, week, month and according branch and technical complexity of the work. If wage is paid on the monthly basis for simple work with normal labor conditions, it must not be lower than the common minimum wage level prescribed by the Government. The minimum wage level of VND 180,000/month has been applied since January 1st, 2000 until the Government announces any adjustment thereof.
Apart from the above-mentioned wage, the farm owners shall have to add to wage of the laborers 15% for social insurance and 2% for medical insurance (calculated on the wage level already agreed upon), so that the laborers shall take part in voluntary insurance or be self-insured.
b/ Modes of wage payment:
- In cases of day wage, the laborers shall be paid by day; if they are hired weekly, they shall be paid by the week they work.
- In cases of monthly wage, the laborers shall be paid once every 15 days.
- In cases where wage is paid according to work or product volumes, if the completion duration spreads for under 15 days, the laborers shall be paid after completing the work or product volumes. If the completion duration spreads for 15 days or more, the laborers shall receive advance payment once every 15 days (except otherwise agreed upon by the two parties). The level of advance payment shall be agreed upon by the two parties.
4. Working time and rest time:
a/ In cases of work package according to work volumes or product volumes, the laborers themselves shall arrange working time and rest time, but they must complete their work by the deadlines committed by the two parties.
b/ In cases where the farm owners manage working time for wage payment, the working time shall be agreed on by the two parties, but it must not exceed 8 hours per day. When there is a need to overcome natural disasters, settle difficulties to catch up with the cropping seasons, the two parties shall negotiate to extend the working time, but the extra time shall not exceed 4 hours/day. The wage and allowance for overtime work shall be agreed upon by the two parties.
c/ In cases of 30 working days per month, after every 6 working days, the laborers shall have a rest day, but the rest day shall not necessarily be Sunday, it shall be agreed upon by the two parties.
d/ In cases where the laborers have been working for one consecutive year or more, they shall have a paid-leave of 12 days for each working year. If there are any odd months, the laborers shall enjoy 1 day more for each odd month. The particular time for annual leaves shall be agreed upon by the two parties. The two parties may also negotiate so that the laborers shall receive payment instead of annual leaves.
5. Labor safety protection:
- Farm owners and the laborers shall have to implement measures to prevent labor accidents and occupational diseases.
- For jobs involving dangerous and/or hazardous factors stipulated in Decision No. 955/1998/QD-BLDTBXH of September 22, 1998 of the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs, during the working time, the farm owners shall have to equip the laborers with personal protection devices (safety boots, head-gears, safety gloves, gauze masks, soaps...) in conformity with each type of job.
- When the laborers get labor accidents while working and have to take a leave for treatment at medical establishments (including communes’ dispensaries), the farm owners shall have to pay all medical expenses as well as wages for the accident victims from the stage of first aid, emergency until their injury is completely cured.
- When labor accidents occur, the farm owners shall inform the People’s Committees of communes or wards and the district-level Labor, War Invalids and Social Affairs Bureaus thereof. The People’s Committees of communes or wards shall have to recommend the laborers for medical assessment according to dossiers of labor accidents.
- The farm owners shall have to compensate 30 months’ wages for the laborers who have lost their working capacity by 81% or more, or for relatives of those who die due to labor accidents or occupational diseases, if the laborers are not at fault. If the laborers are at fault, they shall be entitled to an allowance equal to 12 months’ wages according to the labor contracts.
6. Some other issues:
Apart from the contents mentioned at Points 1, 2, 3, 4 and 5 of the above-said Part II, the farm owners and the laborers may agree on the implementation of some other contents in favor of the laborers, such as:
- When the laborers have demand for accommodation and food, the farm owners may provide support for their meals and arrange accommodation for the laborers, thus ensuring hygiene as well social order and safety.
- When the laborers meet with risks, sickness or unexpected difficulties, the farm owners are encouraged to pay visits (for funeral or marriage), provide financial support for purchase of medicines, pay wage in advance and provide allowance for the laborers in accordance with their capability.
- When the laborers complete their assigned works in an excellent manner, or on public holidays and New Year festivals, the farm owners should provide bonus to the laborers.
III. IMPLEMENTATION ORGANIZATION
1. The provincial/municipal Labor, War Invalids and Social Affairs Services shall coordinate with the provincial/municipal Agriculture and Rural Development Services in propagating and providing the farm owners as well as cadres at communes and districts with relevant labor legislation and this Circular.
2. The district-level labor offices shall coordinate with the peasants’ associations and People’s Committees at the commune level in using mass media to disseminate and thoroughly grasp the situation in order to detect and correct mistakes in time, encourage and promote good fine models on the implementation of policies for farm economy in their respective localities.
3. The farm owners shall have to organize the implementation of all provisions of this Circular; register the employment of labor with the district-level labor offices.
4. This Circular takes effect 15 days after its signing.
In the course of implementation, any arising problems must be promptly reported to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs for study and settlement.
 

 
MINISTER OF LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS




Nguyen Thi Hang

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 23/2000/TT-BLDTBXH DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 12/2024/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung 10 Thông tư hướng dẫn thực hiện quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Quỹ Đầu tư phát triển địa phương, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước, Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia, Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã và hướng dẫn quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Mua bán nợ Việt Nam

Lao động-Tiền lương, Doanh nghiệp

văn bản mới nhất