Thông tư 21/2015/TT-BGTVT về thời giờ làm việc, nghỉ ngơi trong vận tải đường sắt

thuộc tính Thông tư 21/2015/TT-BGTVT

Thông tư 21/2015/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải quy định về thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc có tính chất đặc biệt trong vận tải đường sắt
Cơ quan ban hành: Bộ Giao thông Vận tải
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:21/2015/TT-BGTVT
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Đinh La Thăng
Ngày ban hành:05/06/2015
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Lao động-Tiền lương, Giao thông

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nhân viên đường sắt được làm việc tối đa 12 giờ/ngày

Ngày 05/06/2015, Bộ Giao thông Vận tải đã ban hành Thông tư số 21/2015/TT-BGTVT quy định về thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc có tính chất đặc biệt trong vận tải đường sắt.
Theo đó, thời giờ làm việc của lái tàu, trưởng tàu tối đa 09 giờ trong 01 ngày và 156 giờ/tháng; thời giờ làm việc này tính từ khi lên ban đến khi xuống ban. Nếu làm công việc chuyên dồn hoặc chuyên đẩy cố định ở 01 ga thì áp dụng thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi như đối với các chức danh làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, liên tục ngày đêm..., cụ thể: Thời gian lên ban không quá 06 giờ, thời gian xuống ban ít nhất 12 giờ, số ban tối đa trong 01 tháng là 26 ban hoặc thời gian lên ban không quá 12 giờ, thời gian xuống ban ít nhất 24 giờ, số ban tối đa trong 01 tháng là 13 ban.
Đối với các chức danh trưởng tàu; nhân viên, công nhân đường sắt làm việc trực tiếp trên các đoàn tàu khách hoặc đoàn tàu hàng, thời giờ làm việc tối đa 12 giờ/ngày và không quá 208 giờ/tháng. Trường hợp hành trình chạy tàu dài hơn 12 giờ thì áp dụng theo chế độ làm việc với thời gian lên ban 08 giờ, thời gian nghỉ tại chỗ 08 giờ. Tại các ga đông khách theo quy định thì nhân viên đang nghỉ tại chỗ có trách nhiệm tăng cường công tác đón tiễn khách với nhân viên đang lên ban.
Cũng theo Thông tư này, thời giờ nghỉ ngơi sau một hành trình chạy tàu để chuyển sang hành trình chạy tàu tiếp theo ít nhất là 12 giờ; trường hợp do yêu cầu của biểu đồ chạy tàu, thời giờ nghỉ giữa 01 hành trình chạy tàu có thể ngắn hơn nhưng tối thiểu cũng phải bằng thời giờ làm việc của ban trước liền kề.
Thông tư này thay thế Thông tư số 23/1998/TT-BGTVT ngày 07/02/1998 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/08/2015.

Xem chi tiết Thông tư21/2015/TT-BGTVT tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------

Số: 21/2015/TT-BGTVT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------

Hà Nội, ngày 05 tháng 06 năm 2015

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ THỜI GIỜ LÀM VIỆC VÀ THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG LÀM CÁC CÔNG VIỆC CÓ TÍNH CHẤT ĐẶC BIỆT TRONG VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT

Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 18 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Nghị định số 45/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động;

Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng; nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam;

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định về thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc có tính chất đặc biệt trong vận tải đường sắt.

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc có tính chất đặc biệt trong vận tải đường sắt quốc gia; đối với đường sắt chuyên dùng và đường sắt đô thị tùy thuộc vào thực tế sản xuất, kinh doanh để áp dụng các quy định của Thông tư này cho phù hợp.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến các công việc có tính chất đặc biệt trong vận tải đường sắt.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
1. Chế độ làm việc theo ban là chế độ người lao động luân phiên thay nhau làm việc liên tục cả ban ngày và ban đêm (24 giờ liên tục) của tất cả các ngày trong năm để thực hiện các công việc theo yêu cầu của vận tải đường sắt và bảo đảm cho người lao động có đủ thời giờ để nghỉ ngơi theo quy định của pháp luật lao động.
2. Thời gian lên ban là độ dài thời gian quy định người lao động có mặt tại nơi làm việc trong một ngày (24 giờ) để thực hiện công việc được giao, bao gồm thời gian chuẩn bị, thời gian tác nghiệp, thời gian thường trực nghỉ tại chỗ và thời gian kết thúc công việc theo quy định của công nghệ vận tải đường sắt.
3. Thời gian xuống ban là độ dài thời gian quy định nghỉ sau khi hết ban để chuyển sang ban sau.
4. Chế độ làm việc trên đoàn tàu là chế độ người lao động luân phiên thay nhau làm việc liên tục trên đoàn tàu để đảm bảo hành trình chạy tàu và có đủ thời giờ nghỉ ngơi cho người lao động theo quy định của pháp luật lao động.
5. Hành trình chạy tàu là thời gian đoàn tàu chạy từ ga xuất phát đến ga quay đầu theo biểu đồ chạy tàu và bao gồm cả thời gian tác nghiệp cần thiết tại ga xuất phát, ga quay đầu theo quy định của công nghệ vận tải đường sắt.
6. Thời giờ thực hiện công việc cần thiết trong ngày (24 giờ liên tục) là thời giờ được xác định căn cứ vào nhiệm vụ khối lượng công việc, định mức lao động, kể cả thời giờ chuẩn bị và kết thúc công việc, không bao gồm thời giờ thường trực nghỉ tại chỗ trong quá trình lên ban của người lao động.
Chương II
QUY ĐỊNH THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI
Điều 4. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của nhân viên đường sắt làm việc theo ban
1. Các chức danh nhân viên đường sắt làm việc theo ban
a) Nhân viên điều độ chạy tàu thuộc Trung tâm Điều hành Giao thông vận tải đường sắt tại các khu vực;
b) Nhân viên quản lý, nhân viên điều hành, nhân viên phục vụ, nhân viên làm việc tại các điểm lên xuống ban, điểm giao nhận hoặc tác nghiệp đầu máy, toa xe;
c) Nhân viên quản lý, nhân viên điều hành, nhân viên phục vụ, nhân viên làm việc tại các ga, trạm phục vụ cho công tác chạy tàu và vận chuyển hành khách hoặc vận chuyển hàng hóa;
d) Nhân viên tuần, gác, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt (đường, cầu, hầm, đường ngang, cầu chung, nhà ga);
đ) Nhân viên thông tin, tín hiệu, điện thường trực tại các ga, trạm, đường ngang và các cung nguồn, tổng đài.
2. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
a) Các chức danh làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, liên tục ngày đêm, thời giờ thực hiện công việc cần thiết thực tế trong ngày là 24 giờ: Thời gian lên ban không quá 06 giờ, thời gian xuống ban ít nhất 12 giờ, số ban tối đa trong một tháng là 26 ban hoặc thời gian lên ban không quá 12 giờ, thời gian xuống ban ít nhất 24 giờ, số ban tối đa trong 1 tháng là 13 ban;
b) Các chức danh làm việc tại những nơi có khối lượng công việc nhiều, bận rộn liên tục ngày đêm có thời giờ thực hiện công việc cần thiết thực tế trong ngày là 24 giờ (không tính thời gian giao nhận ban): Thời gian lên ban không quá 08 giờ, thời gian xuống ban ít nhất 16 giờ, số ban tối đa trong một tháng là 22,5 ban; hoặc thời gian lên ban không quá 12 giờ, thời gian xuống ban ít nhất 24 giờ, số ban tối đa trong một tháng là 15 ban;
c) Các chức danh làm việc tại những nơi có khối lượng công việc nhiều, liên tục ngày đêm, thời giờ thực hiện công việc cần thiết thực tế trong ngày là 24 giờ: Thời gian lên ban không quá 8 giờ, thời gian xuống ban ít nhất 16 giờ, số ban tối đa trong một tháng là 26 ban; hoặc thời gian lên ban không quá 12 giờ, thời gian xuống ban ít nhất 24 giờ, số ban tối đa trong một tháng là 17 ban;
d) Các chức danh làm việc tại những nơi có khối lượng công việc tương đối nhiều, nhưng không liên tục, thời giờ thực hiện công việc cần thiết trong ngày không quá 16 giờ: Thời gian lên ban không quá 12 giờ, thời gian xuống ban ít nhất 12 giờ, số ban tối đa trong một tháng là 21 ban; hoặc người sử dụng lao động có thể bố trí để người lao động làm 2 ban liên tục sau đó mới thực hiện nghỉ xuống ban (thời gian lên ban không quá 24 giờ, thời gian xuống ban ít nhất 24 giờ, số ban tối đa trong một tháng là 10,5 ban);
đ) Các chức danh làm việc tại những nơi có khối lượng công việc không nhiều, không liên tục, thời giờ thực hiện công việc cần thiết thực tế trong ngày không quá 12 giờ: Thời gian lên ban không quá 12 giờ, thời gian xuống ban ít nhất 12 giờ, số ban tối đa trong tháng là 26 ban; hoặc người sử dụng lao động có thể bố trí để người lao động làm 2 ban liên tục sau đó mới thực hiện nghỉ xuống ban (thời gian lên ban không quá 24 giờ, thời gian xuống ban ít nhất 24 giờ, số ban tối đa trong một tháng là 13 ban);
e) Các chức danh làm việc tại những nơi có khối lượng công việc ít, không liên tục, thời giờ thực hiện công việc cần thiết thực tế trong ngày không quá 08 giờ: Thời gian lên ban không quá 16 giờ, thời gian xuống ban ít nhất 08 giờ, số ban tối đa trong một tháng là 26 ban; hoặc người sử dụng lao động có thể bố trí để người lao động làm 03 ban liên tục sau đó mới thực hiện nghỉ xuống ban (thời gian lên ban không quá 48 giờ, thời gian xuống ban ít nhất 24 giờ, số ban tối đa trong một tháng là 08 ban - Trường hợp này phải được sự đồng ý của người lao động).
Điều 5. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của nhân viên đường sắt làm việc trên đoàn tàu
1. Các chức danh nhân viên đường sắt làm việc trên đoàn tàu
a) Lái tàu, phụ lái tàu;
b) Trưởng tàu;
c) Nhân viên, công nhân đường sắt làm việc trực tiếp trên các đoàn tàu khách hoặc đoàn tàu hàng.
2. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
a) Các chức danh quy định tại điểm a khoản 1 Điều này: Thời giờ làm việc không quá 09 giờ trong một ngày và không quá 156 giờ trong một tháng. Thời giờ làm việc tính từ khi lên ban đến khi xuống ban. Nếu làm công việc chuyên dồn hoặc chuyên đẩy cố định ở một ga thì áp dụng thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi quy định tại điểm a khoản 2 Điều 4 của Thông tư này;
b) Các chức danh quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều này: Thời giờ làm việc không quá 12 giờ trong một ngày và không quá 208 giờ trong một tháng. Trường hợp hành trình chạy tàu dài hơn 12 giờ thì áp dụng theo chế độ làm việc theo ban như sau: thời gian lên ban 8 giờ, thời gian nghỉ tại chỗ 8 giờ. Tại các ga đông khách theo quy định thì nhân viên đang nghỉ tại chỗ có trách nhiệm tăng cường công tác đón tiễn khách với nhân viên đang lên ban.
3. Nguyên tắc tổ chức thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của nhân viên đường sắt làm việc ở trên các đoàn tàu
a) Thời giờ nghỉ ngơi sau một hành trình chạy tàu để chuyển sang hành trình chạy tàu tiếp theo ít nhất là 12 giờ. Trường hợp do yêu cầu của biểu đồ chạy tàu, thời giờ nghỉ giữa hai hành trình chạy tàu có thể ngắn hơn nhưng tối thiểu cũng phải bằng thời giờ làm việc của ban trước liền kề;
b) Thời giờ nghỉ ngơi giữa hai hành trình chạy tàu nếu phải thực hiện ở trên tàu hoặc khi nhận việc phải chờ đợi, phải di chuyển đến địa điểm khác, những thời giờ đó không coi là thời giờ làm việc;
c) Ở những khu đoạn ngắn (hành trình chạy tàu từ 8 giờ trở xuống) và những đoàn tàu thực hiện thay phiên (nghỉ giữa hai hành trình chạy tàu) ở trên tàu thì người sử dụng lao động có thể áp dụng chế độ làm việc theo ban như quy định tại khoản 2 Điều 4 của Thông tư này;
d) Trong mọi trường hợp tàu bị trở ngại, sự cố thì các chức danh làm việc trên đoàn tàu phải có trách nhiệm đưa đoàn tàu về nơi quy định và chỉ khi bàn giao xong đoàn tàu mới thực hiện xuống ban nghỉ ngơi. Số giờ làm thêm trong trường hợp này không tính vào tổng số giờ làm thêm trong năm, nhưng phải được trả lương và thực hiện các chế độ khác liên quan đến làm thêm giờ theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 6. Quy định về nghỉ hàng tuần, hàng năm, nghỉ lễ tết và nghỉ khác
Các chức danh làm việc theo ban và làm việc trên đoàn tàu quy định tại Điều 4 và Điều 5 của Thông tư này được nghỉ hàng tuần, nghỉ hàng năm, nghỉ lễ tết và những ngày nghỉ được hưởng lương khác theo quy định của Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động.
Điều 7. Các quy định khác
1. Đối với một số công việc không thể rời nơi làm việc, người sử dụng lao động phải bố trí cho người lao động ăn, nghỉ tại chỗ để đảm bảo công việc.
2. Người sử dụng lao động phải bố trí để bảo đảm nơi ăn, nghỉ đối với các chức danh mà khi thường trực, khi xuống ban, ăn, nghỉ phải thực hiện tại nơi làm việc hoặc trên tàu.
3. Trong những trường hợp khẩn cấp như thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, sự cố giao thông, người sử dụng lao động được quyền huy động người lao động để khắc phục hậu quả, mau chóng khôi phục giao thông.
4. Nếu do yêu cầu của vận tải đường sắt mà không bố trí được cho người lao động nghỉ lễ tết theo đúng ngày quy định thì người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động được nghỉ bù số thời gian chưa được nghỉ theo quy định của Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành của Bộ luật Lao động.
5. Việc làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ vào ban đêm được thực hiện theo quy định chung của pháp luật lao động. Riêng các chức danh làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì thời giờ làm thêm không quá 22,5 giờ trong một tháng và tổng số không quá 150 giờ trong một năm.
Điều 8. Trách nhiệm của người sử dụng lao động trong các tổ chức, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, dịch vụ vận tải đường sắt
1. Căn cứ vào tính chất liên tục hoặc không liên tục và khối lượng nhiều hoặc ít của công việc, người sử dụng lao động xác định thời giờ thực hiện công việc cần thiết thực tế trong ngày để bố trí thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi cụ thể phù hợp cho từng chức danh làm các công việc có tính chất đặc biệt theo chế độ ban, chế độ làm việc trên đoàn tàu quy định tại Thông tư này và phải có ý kiến tham gia của tổ chức công đoàn trước khi thực hiện.
2. Thông báo trực tiếp cho người lao động, ghi vào hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và quy định biểu giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trong Nội quy lao động của doanh nghiệp về chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi quy định tại Thông tư này.
Chương III
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 9. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 8 năm 2015.
2. Thông tư này thay thế Thông tư số 23/1998/TT-BGTVT ngày 07 tháng 02 năm 1998 của Bộ Giao thông vận tải ban hành Quy định thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi đối với những người làm các công việc có tính chất đặc biệt trong vận tải đường sắt.
Điều 10. Tổ chức thực hiện
1. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
2. Trong quá trình thực hiện có gì vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan báo cáo về Bộ Giao thông vận tải để giải quyết./.

 Nơi nhận:
- Như Điều 10;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, Cơ quan ngang Bộ;
- Cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Các Thứ trưởng Bộ GTVT;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng thông tin điện tử Bộ GTVT;
- Báo Giao thông, Tạp chí GTVT;
- Lưu: VT, TCCB (10b.Ng).

BỘ TRƯỞNG




Đinh La Thăng

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF TRANSPORT

Circular No.21/2015/TT-BGTVT dated June 05, 2015 of the Ministry of Transport prescribing the working time and rest time for employees working in the special conditions of railway transportation

Pursuant to the Labor Code dated June 18, 2012;

Pursuant to the Government’s Decree No. 45/2013/ND-CP dated May 10, 2013 detailing a number of articles of the Labor Code regarding working time, rest time, labor safety and labor hygiene;

Pursuant to the Government’s Decree No. 107/2012/ND-CP dated December 20, 2012 defining the functions, tasks, entitlements and organizational structure of the Ministry of Transport;

At the request of Director General of Organization and Personnel Department and Director General of Vietnam Railway Administration;

The Minister of Transport promulgates the Circular regulating work and rest time for employees performing jobs of special condition in railway transport.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of adjustment

This Circular prescribes the working time and rest time for employees working in the special conditions of railway transportation; this Circular shall be applied accordingly depending on actual production and business.

Article 2. Subject of application

This Circular applies to organizations, individuals related to jobs of special condition in railway transportation.

Article 3. Interpretation of terms

1. Shift work means the work schedules in which employees change or rotate shifts across all 24 hours each day of the week (24/7) throughout a year to perform the duties as required by railway transport to ensure employees have sufficient rest time according to the Law on Labor.

2. On-shift means a prescribed period of time during which employees are present at the working place and perform their duties including preparation, working, on-the-spot resting and finishing their duties according to regulations of railway transport technology.

3. Off-shift means a prescribed period of rest time for employees between the two shifts.

4. Regime of working on train means the regime in which employees change or rotate shifts uninterrupted across all 24 hours each day of the week (24/7) to ensure train journey and sufficiency of rest time to employees according to the law on labor.

5. Train journey is the period of time a train travels from department to U-turn destination under the train travel graph and includes time for necessary tasks performed at departure terminal, U-turn terminal according to regulations of railway transport technology.

6. Time for performing necessary tasks in a day (24 consecutive hours) is the time to be determined on the basis of tasks, quantity of work, labor norms including the time for preparation and completion of tasks, not including on-the-spot rest time during the on-shift.

Chapter II

REGULATIONS ON WORKING TIME AND REST TIME

Article 4. Working time and rest time for railway employees working by shift

1. Titles of railway employees working by shift

a) Train dispatcher from regional Rail Transport Management Center;

b) Management staff, operating personnel, service staff, staff working at the points up and down the board, place of receipt and delivery, or operation of locomotives, carriages;

b) Management staff, operating personnel, service staff, and staff working at stations, service stations for passenger and freight train journey;

d) Staff guarding, patrolling and protecting railway infrastructure (roads, bridges, tunnels, railroad crossing, and terminals);

dd) Dispatchers, signalmen, personnel in charge of power at stations, railway crossings, supply sources, telephone exchanges;

2. Working time, rest time

a) Staff involved in the tasks particularly hard, harmful, dangerous, across all 24 hours: The time required for performing actual necessary tasks in a day is 24 hours: on-shift is from six hours and below, off-shift at least 12 hours, maximum number of shifts per month 26; or on-shift from 12 hours and below, off-shift at least 24 hours, maximum number of shifts per month is 13;

b) Staff working at places with tremendous quantity of work and continuously occupied across all 24 hours: The time required for performing actual necessary tasks in a day is 24 hours (not including the time for shift hand-over): on-shift is from eight hours and below, off-shift at least 16 hours, maximum number of shifts per month 22.5; or on-shift from 12 hours and below, off-shift at least 24 hours, maximum number of shifts per month is 15;

c) Staff working at places with tremendous quantity of work and continuously occupied across all 24 hours: The time required for performing actual necessary tasks in a day is 24 hours (not including the time for shift hand-over): on-shift is from eight hours and below, off-shift at least 16 hours, maximum number of shifts per month 26; or on-shift from 12 hours and below, off-shift at least 24 hours, maximum number of shifts per month is 17;

b) Staff working at places with quantity of work relatively tremendous but not in continuity: The time required for performing actual necessary tasks in a day is from 16 hours and below: on-shift is from 12 hours and below, off-shift at least 12 hours, maximum number of shifts per month is 21; or the employer can arrange two consecutive shifts and then off-shift (on-shift from 24 hours and below, off-shift at least 24 hours, maximum number of shifts per month is 10.5);

dd) Staff working at places with quantity of work not considerable, not in continuity: The time required for performing actual necessary tasks in a day is from 12 hours and below: on-shift is from 12 hours and below, off-shift at least 12 hours, maximum number of shifts per month is 26; or the employer can arrange two consecutive shifts and then off-shift (on-shift from 24 hours and below, off-shift at least 24 hours, maximum number of shifts per month is 13);

e) Staff working at places with low quantity of work, not in continuity: The time required for performing actual necessary tasks in a day is from eight hours and below: on-shift is from 16 hours and below, off-shift at least eight hours, maximum number of shifts per month is 26; or the employer can arrange three consecutive shifts and then off-shift (on-shift from 48 hours and below, off-shift at least 24 hours, maximum number of shifts per month is 8 – In this case, approval of the employer is required.);

Article 5. Working time and rest time for railway employees working on train

1. Titles of railway employees working on train

a) Train drivers, train driver assistants;

b) Train master;

c) Railway staff working on passenger or freight trains;

2. Working time, rest time

a) For titles as prescribed in Point a, Clause 1 of this Article, working time is from nine hours and below per day and from 156 hours and below per month. Working time is calculated between the point of on-shift and the point of off-shift. For staff working as shutters in a fixed station, apply working time, rest time as prescribed in Point a, Clause 2, Article 4 hereof;

b) For titles as prescribed in Points b, c, Clause 1 of this Article, working time is from 12 hours and below per day and from 208 hours and below per month. In case a train journey is longer than 12 hours, apply working regime as follows: on-shift is eight hours and on-the-spot rest time is eight hours. At bustling stations, staffs that have on–the-spot rest time shall be responsible for cooperating with on-shift staff in welcoming and giving send-off to passengers;

3. Principles of organizing working time, rest time for railway employees working on train:

a) Rest time between the two train journeys is at least 12 hours. If required by the train travel graph, rest time between the two train journeys may be shorter but at least equal to working time of immediately previous shift;

b) Rest time between the two train journeys on train or on waiting for tasks, moving to other locations shall not be considered as working time;

c) At short railway sections (train journey from eight hours and below) and rotation of shifts (break between the two train journeys) occurs on train, the employer can apply working regime as prescribed in Clause 2, Article 4 hereof;

d) In case problems occur to the train, staff working on train shall be responsible for bringing the train to its designated place and take off-shift only when hand-over of the train is completed. These overtime hours shall be not included in the total overtime hours in a year but shall be paid for along with other benefits related to overtime work according to applicable regulations.

Article 6. Regulations on weekly, annual, Tet and other holiday leave

Staff working by shift and on train as prescribed in Articles 4 and 5 hereof shall be allowed paid weekly, annual, Tet and other holiday leave according to the Labor Code and documents guiding the implementation of the Labor Code.

Article 7. Other regulations

1. For some jobs that require permanent presence of staff, the employer must arrange meals and rest to employees on the spot to ensure smooth flow of work.

2. The employer must make arrangements to ensure staff charged with permanent positions can have meals and rest at the working place or on the train.

3. In such emergency events as natural disaster, conflagration, enemy-inflicted destruction, traffic incident, the employer is allowed to mobilize employees to remedy consequences and quickly restore traffic.

4. In some circumstances that employees cannot be arranged holiday leave due to urgent requirements of railway transport, the employer must make arrangements for employees to have leave later in compensation according to the Labor Code and documents guiding the implementation of the Labor Code.

5. Working overtime, at night, overtime at night shall be instructed by general regulations of the Law on Labor. For staff involved in the tasks particularly hard, harmful, dangerous, overtime hours shall not exceed 22.5 hours per month and total overtime hours shall not exceed 150 hours per year.

Article 8. Responsibilities of employers from railway transport production, business and service organizations and enterprises

1. Based on nature and quantity of the job, the employer must determine the time required for performing actual necessary work in a day to make appropriate arrangements of working time and rest time for each specific job title as prescribed hereof and must consult with union organization before implementation.

2. Make direct notification to employees, enter into an employment contract, collective bargaining agreement the regime of working time, rest time as prescribed hereof, and stipulate graph of working time, rest time in the enterprise’ labor regulations.

Chapter III

IMPLEMENTARY PROVISIONS

Article 9. Implementation effect

1. This Circular takes effect on August 01, 2015.

2. This Circular replaces the Minister of Transport’s Circular No. 23/1998/TT-BGTVT dated February 07, 1998 promulgating regulations on working time and rest time for employees performing jobs of special condition in railway transport.

Article 10.  Implementation organization

1. Chief of the Ministry Office, Chief Inspector, Director General of Vietnam Railway Administration, heads of relevant agencies, organizations and individuals shall implement this Circular.

2. Any difficulties arising in the course of  implementation of this Circular should be reported (by relevant agencies, organizations, and individuals) to the Ministry of Transport for handling./.

The Minister of Transport

Dinh La Thang

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 21/2015/TT-BGTVT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 12/2024/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung 10 Thông tư hướng dẫn thực hiện quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Quỹ Đầu tư phát triển địa phương, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước, Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia, Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã và hướng dẫn quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Mua bán nợ Việt Nam

Lao động-Tiền lương, Doanh nghiệp

văn bản mới nhất