Quyết định 1582/QĐ-LĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc ban hành một số chỉ tiêu giám sát, đánh giá thực hiện Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 theo Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ

thuộc tính Quyết định 1582/QĐ-LĐTBXH

Quyết định 1582/QĐ-LĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc ban hành một số chỉ tiêu giám sát, đánh giá thực hiện Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 theo Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ
Cơ quan ban hành: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:1582/QĐ-LĐTBXH
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Nguyễn Ngọc Phi
Ngày ban hành:02/12/2011
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Lao động-Tiền lương

TÓM TẮT VĂN BẢN

Từ ngày 29/05/2019, Quyết định này bị hết hiệu lực bởi Quyết định 736/QĐ-LĐTBXH

Xem chi tiết Quyết định1582/QĐ-LĐTBXH tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
------------------

Số: 1582/QĐ-LĐTBXH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------------

Hà Nội, ngày 02 tháng 12 năm 2011

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH MỘT SỐ CHỈ TIÊU GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN ĐẾN NĂM 2020 THEO QUYẾT ĐỊNH 1956/QĐ-TTG NGÀY 27/11/2009 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

---------------------------

BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

Căn cứ Nghị định 186/2007/NĐ-CP ngày 25/12/2007 của Chính phủ, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”;

Căn cứ Quyết định số 962/QĐ-TTg ngày 25/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ Thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”;

Căn cứ Quyết định số 557/QĐ-BCĐTW ngày 03/12/2010 của Trưởng ban chỉ đạo Trung ương thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”;

Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề - Tổ trưởng tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này một số chỉ tiêu giám sát, đánh giá thực hiện Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 (kèm theo).
Điều 2. Trách nhiệm báo cáo và thời gian gửi báo cáo:
1. Căn cứ các chỉ tiêu giám sát, đánh giá:
- Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện tình hình thực hiện của xã.
- Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp tình hình thực hiện của các xã trong huyện báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổng hợp tình hình thực hiện của các huyện báo cáo Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) để tổng hợp báo cáo Chính phủ.
2. Thời gian gửi báo cáo
- Báo cáo 6 tháng: Cấp xã báo cáo trước ngày 01 tháng 7, cấp huyện báo cáo trước ngày 15 tháng 7, cấp tỉnh báo cáo trước ngày 30 tháng 7 hàng năm.
- Báo cáo năm: Cấp xã báo cáo trước ngày 01 tháng 1, cấp huyện báo cáo trước ngày 15 tháng 1, cấp tỉnh báo cáo trước ngày 30 tháng 1 của năm sau.
Điều 2. Giao Tổng cục Dạy nghề phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn và triển khai thực hiện Quyết định này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4. Trưởng ban chỉ đạo thực hiện Đề án các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương, Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề - Tổ trưởng tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
- Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân - Trưởng BCĐ TW;
- Văn phòng Chính phủ;
- Thành viên Ban Chỉ đạo;
- UBND các tỉnh/TP trực thuộc TW;
- Sở LĐTBXH các tỉnh/TP trực thuộc TW;
- Các Bộ: Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ NN&PTNT, Bộ GD&ĐT, Bộ Công thương, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam;
- Lưu: VT, TCDN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
ỦY VIÊN BAN CHỈ ĐẠO TRUNG ƯƠNG THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH 1956/QĐ-TTG




Nguyễn Ngọc Phi

MỘT SỐ CHỈ TIÊU GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN ĐẾN NĂM 2020

(Ban hành kèm theo Quyết định số 1582/QĐ-LĐTBXH ngày 02 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc ban hành một số chỉ tiêu giám sát, đánh giá thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ

Tên chỉ tiêu

Hướng dẫn chỉ tiêu

Thời điểm, phương pháp thu thập

I. CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH

1. Số địa phương(1) đã xây dựng quy chế hoạt động của ban chỉ đạo.

Theo dõi và báo cáo số liệu thống kê định kỳ 6 tháng, 1 năm

2. Số đoàn công tác đi hướng dẫn, kiểm tra các địa phương (xã) về triển khai và thực hiện Đề án.

3. Danh mục nghề đào tạo cho LĐNT đã được ban hành (Số lượng và tên nghề) (cấp tỉnh)

II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN

1. Tổng số lớp dạy nghề đã tổ chức, phân theo 4 nhóm: (nông nghiệp, làng nghề, công nghiệp - dịch vụ và đánh bắt xa bờ).

Theo dõi và báo cáo số liệu thống kê định kỳ 6 tháng, 1 năm

2. Số LĐNT được học nghề trong năm, phân theo:

- Học nghề thường xuyên dưới 3 tháng (nông nghiệp, làng nghề, công nghiệp - dịch vụ và đánh bắt xa bờ).

- Đặt hàng dạy nghề (Trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề)

- Nhóm đối tượng được hỗ trợ (3 nhóm đối tượng).

3. Tỷ lệ LĐNT được học nghề trong năm

bằng: [

Số LĐNT được học nghề

]

Tổng số người có nhu cầu học nghề

 

Theo báo cáo và kết quả kiểm tra, giám sát 6 tháng, 1 năm

4. Số nghề đã được phê duyệt định mức chi phí đào tạo (Cấp tỉnh).

Theo dõi và báo cáo số liệu thống kê định kỳ 6 tháng, 1 năm

 

5. Số nghề đã được biên soạn mới chương trình, giáo trình, phân theo:

- Trình độ đào tạo (Sơ cấp nghề, dạy nghề dưới 3 tháng).

- Nhóm nghề đào tạo (nông nghiệp, phi nông nghiệp).

6. Số giáo viên/người dạy nghề được bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm và kỹ năng nghề.

7. Số cán bộ, công chức xã được đào tạo bồi dưỡng.

8. Số hộ được vay vốn (phân theo các nguồn: ngân hàng Chính sách - Xã hội, Quỹ QG GQVL… học nghề.

9. Kinh phí đã sử dụng phân theo nguồn (trung ương, địa phương, nguồn khác).

Theo dõi và báo cáo số liệu thống kê định kỳ 6 tháng, 1 năm

10. Số doanh nghiệp/đơn vị tham gia ký kết hợp đồng 3 bên, phân theo:

- Loại hình doanh nghiệp.

- Ngành nghề sản xuất - kinh doanh.

- Hình thức hỗ trợ (tuyển dụng, bao tiêu sản phẩm, hỗ trợ khác…)

III. HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ CHO LĐNT

1. Số LĐNT sau khi học nghề làm đúng với nghề được đào tạo, phân theo:

- Số LĐNT (sau học nghề 1 năm) được thành lập tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp…

- Số LĐNT tự tạo việc làm.

- Số LĐNT được doanh nghiệp tuyển dụng.

Theo báo cáo và kết quả kiểm tra, giám sát 6 tháng, 1 năm

2. Tỷ lệ LĐNT làm đúng với nghề được đào tạo, phân theo 3 nhóm ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ

Tỷ lệ được tính bằng: [

Số LĐNT sau khi học nghề làm đúng với nghề được đào tạo

]

Số LĐNT đã tham gia học nghề

 

3. Số hộ gia đình có người tham gia học nghề được thoát nghèo sau 1 năm học nghề.

4. Số hộ gia đình có người tham gia học nghề trở thành hộ khá(2) (thống kê sau 1 năm học nghề).

5. Số doanh nghiệp/đơn vị thực hiện theo đúng cam kết đã ký.

6. Số xã có hộ sau học nghề trở thành khá (tỷ lệ từ 10% trở lên (thống kê sau 1 năm học nghề)).

7. Tỷ lệ lao động trong xã chuyển từ lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp sau học nghề.

____________

(1) Đối với cấp trung ương: Địa phương được hiểu là thống kê tỉnh/TP

Đối với cấp tỉnh: Địa phương được thống kê theo số huyện

Đối với cấp huyện: Địa phương được thống kê theo số xã

(2) Hộ khá: là hộ có mức thu nhập bình quân đầu người/năm cao hơn mức tiêu chí về thu nhập (Tiêu chí số 10) theo Quyết định 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất