Công ước về an toàn và vệ sinh lao động trong công việc bốc xếp tại cảng biển, 1979

thuộc tính Công ước Không số

Công ước về an toàn và vệ sinh lao động trong các công việc bốc xếp tại cảng biển, 1979
Cơ quan ban hành: Đang cập nhật
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:Không số
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công ước
Người ký:Đang cập nhật
Ngày ban hành:25/06/1979
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:Đang cập nhật
Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Lao động-Tiền lương

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Công ước Không số

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

CÔNG ƯỚC SỐ 152

CÔNG ƯỚC VỀ AN TOÀN VÀ VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG CÁC CÔNG VIỆC BỐC XẾP TẠI CẢNG BIỂN, 1979

 

Hội nghị Toàn thể của Tổ chức Lao động quốc tế,

Được Hội đồng quản trị Văn phòng Lao động quốc tế triệu tập tại Giơ-ne-vơ ngày 6 tháng 6 năm 1979, trong kỳ họp thứ sáu mươi sáu, và

Ghi nhận các Công ước và Khuyến nghị quốc tế về lao động có liên quan và Công ước về Chỉ tiêu trọng lượng (của các kiện hàng được vận chuyển bằng tầu biển), 1929, Công ước về Bảo vệ máy móc, 1963, và Công ước về Môi trường làm việc (ô nhiễm không khí, tiếng ồn và rung), 1977, và

Sau khi đã quyết định chấp thuận một số đề nghị về việc sửa đổi Công ước về Bảo vệ (công nhân bến cảng) khỏi các tai nạn (đã sửa đổi), 1932 (số 32), là vấn đề thuộc điểm thứ tư trong chương trình nghị sự của kỳ họp, và

Sau khi đã quyết định rằng những đề nghị này sẽ mang hình thức của một Công ước quốc tế,

thông qua ngày 25 tháng 6 năm 1979, Công ước dưới đây gọi là Công ước về An toàn vệ sinh lao động (công việc bốc xếp tại cảng biển), 1979.

PHẦN I. PHẠM VI ÁP DỤNG VÀ ĐỊNH NGHĨA

Điều 1

Trong Công ước này, thuật ngữ “các công việc bốc xếp tại cảng biển” bao gồm toàn bộ hoặc một phần công việc bốc hoặc dỡ của bất kỳ một tàu biển nào cũng như bất kỳ công việc khác tương tự; định nghĩa về hình thức công việc này sẽ do pháp luật hoặc pháp quy quốc gia quy định. Các tổ chức của người sử dụng lao động và người lao động có liên quan phải được tham vấn hoặc phải tham gia vào quá trình xây dựng hoặc sửa đổi định nghĩa này.

Điều 2

1. Một nước Thành viên có thể dành sự miễn trừ hoặc cho phép một số ngoại lệ theo những quy định trong Công ước này đối với các công việc bốc xếp tại cảng biển ở nơi mà hoạt động giao thông không thường xuyên diễn ra và hạn chế các tàu biển trọng tải nhỏ, cũng như liên quan đến các công việc bốc xếp trên các tàu đánh cá hoặc trên một số loại tàu nhất định, với điều kiện:

a) điều kiện lao động phải được đảm bảo an toàn; và

b) cơ quan có thẩm quyền, sau khi tham khảo ý kiến các tổ chức của người sử dụng lao động và người lao động có liên quan, thấy được rằng những sự miễn trừ hoặc ngoại lệ như vậy trong mọi hoàn cảnh là hợp lý.

2. Một số quy định cụ thể trong Phần III của Công ước này có thể được áp dụng khác nhau nếu, sau khi tham khảo ý kiến các tổ chức của người sử dụng lao động và người lao động có liên quan, cơ quan có thẩm quyền thấy rằng những thay đổi đó mang lại những thuận lợi tương ứng và rằng theo đó, sự bảo đảm cho người lao động như vậy, về tổng thể, sẽ không kém hơn so với sự bảo đảm có được khi áp dụng toàn bộ các quy định trong Công ước này.

3. Bất kỳ một sự miễn trừ hay ngoại lệ nào được quy định trong Đoạn 1 của Điều này và bất kỳ một sự thay đổi đáng kể nào được quy định trong Đoạn 2 của Điều này, cũng như những lý do của việc miễn trừ, ngoại lệ hay sửa đổi đó, phải được ghi rõ trong báo cáo áp dụng các điều khoản của Công ước, theo Điều 22 của Điều lệ của Tổ chức Lao động quốc tế.

Điều 3

Trong Công ước này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

a) “người lao động” dùng để chỉ bất kỳ người nào tham gia vào công việc bốc xếp tại cảng biển;

b) “người có thẩm quyền” dùng để chỉ người có kiến thức và kinh nghiệm cần thiết để thực hiện một hay nhiều nhiệm vụ nhất định, và được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận;

c) “người có trách nhiệm” dùng để chỉ người, được người sử dụng lao động, chủ tàu hoặc người chủ sở hữu thiết bị, tùy trường hợp, chỉ định để thực hiện một hoặc nhiều nhiệm vụ nhất định và là người có đủ kiến thức và kinh nghiệm cũng như thẩm quyền cần thiết để có thể đảm nhận việc thực hiện một hoặc nhiều nhiệm vụ đó;

d) “người được ủy quyền” dùng để chỉ người mà được người sử dụng lao động, thuyền trưởng hoặc người có trách nhiệm ủy quyền thực hiện một hoặc nhiều nhiệm vụ nhất định, đồng thời là người có kiến thức kỹ thuật và kinh nghiệm cần thiết để thực hiện một hoặc nhiều nhiệm vụ đó;

e) “thiết bị nâng (cẩu)” chỉ tất cả các loại thiết bị bốc dỡ, cố định hay tháo rời được, trong đó bao gồm cả các cầu vận chuyển chạy bằng điện được cố định trên bờ, được sử dụng trên bờ hoặc ở trên boong tàu để treo, nâng lên hay hạ xuống hàng hóa hoặc chuyển dời hàng hóa từ địa điểm này sang địa điểm khác cùng lúc treo hay nâng hàng lên;

f) “thiết bị phụ” chỉ mọi loại thiết bị mà nhờ thiết bị này, một kiện hàng có thể được gắn với một thiết bị nâng nhưng lại không phải là một phần của thiết bị nâng cũng như không phải là một phần của kiện hàng đó;

g) “đưa vào” cũng bao gồm hoạt động “đưa ra”;

h) “tàu biển” dùng để chỉ mọi loại tàu, thuyền, sà lan, xuồng, thuyền vận chuyển hàng hóa hoặc tàu sân bay, ngoại trừ các chiến hạm.

PHẦN II. CÁC ĐIỀU KHOẢN CHUNG

Điều 4

1. Pháp luật và quy định quốc gia quy định rằng các biện pháp phù hợp với Phần III Công ước này, liên quan tới các công việc bốc xếp tại cảng biển, phải được thực hiện nhằm:

a) bố trí, duy trì và đảm bảo nơi làm việc và các phương tiện làm việc được an toàn và tránh được các rủi ro liên quan đến sức khỏe khi làm việc;

b) cung cấp và duy trì các phương tiện lên xuống đảm bảo an toàn tại nơi làm việc;

c) cung cấp thông tin, đào tạo và giám sát khi cần thiết để đảm bảo việc bảo vệ người lao động trước những nguy cơ tai nạn hoặc nguy cơ tác động tới sức khỏe người lao động có nguồn gốc từ công việc của họ hoặc phát sinh trong quá trình thực hiện những công việc đó;

d) cung cấp mọi trang thiết bị bảo hộ cá nhân, quần áo bảo hộ và mọi phương tiện cứu hộ cần thiết và hợp lý, khi không thể phòng ngừa đầy đủ các nguy cơ tai nạn hoặc nguy cơ tác động tới sức khỏe bằng cách nào khác;

e) cung cấp và duy trì các phương tiện sơ cứu và cứu hộ hợp lý và đầy đủ;

f) soạn thảo và xây dựng các thủ tục hợp lý để đối phó với mọi tình huống khẩn cấp có thể xảy ra.

2. Các biện pháp cần tiến hành theo Công ước này phải bao gồm:

a) các yêu cầu chung liên quan đến kết cấu, việc trang bị và duy trì bảo dưỡng các công trình tại cảng cũng như các nơi khác mà tại đó các công việc bốc xếp được thực hiện;

b) việc phòng chống hỏa hoạn và cháy nổ;

c) các phương tiện an toàn để lên xuống tàu, khoang tàu, sàn tàu, trang thiết bị và các thiết bị nâng;

d) việc chuyên chở người lao động;

e) việc đóng mở các cửa hầm tàu, bảo vệ các lối đi vào hầm tàu và các công việc trong khoang tàu;

f) việc xây dựng, bảo dưỡng và sử dụng các thiết bị nâng và các thiết bị bốc dỡ khác;

g) việc xây dựng, bảo dưỡng và sử dụng các sàn tàu;

h) việc lắp đặt và sử dụng các cần trục trên tàu;

i) việc thử nghiệm, kiểm tra, thanh tra và chứng nhận, khi cần thiết, các thiết bị nâng, các thiết bị phụ (trong đó có cả các dây xích và dây thừng), các cáp móc và các thiết bị nâng khác (vốn là một bộ phận dùng để gắn vào các kiện hàng);

j) việc bốc xếp các loại hàng hóa khác nhau;

k) việc xếp các kiện hàng và lưu kho;

l) các chất gây nguy hiểm và các nguy cơ khác trong môi trường lao động;

m) các thiết bị bảo hộ cá nhân và quần áo bảo hộ;

n) các thiết bị vệ sinh, tẩy rửa và các dịch vụ phúc lợi;

o) việc giám sát y tế;

p) các thiết bị sơ cứu và cứu hộ khẩn cấp;

q) việc tổ chức an toàn và vệ sinh;

r) việc đào tạo người lao động;

s) việc thông báo và điều tra các tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.

3. Việc áp dụng thực tiễn các quy định trong Đoạn 1 Điều này phải được đảm bảo hoặc dựa vào các tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc các quy tắc thực hiện đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, hoặc dựa và các phương pháp thích hợp khác có tính tuân thủ thực tiễn và điều kiện quốc gia.

Điều 5

1. Pháp luật và quy định quốc gia phải giao cho những người thích hợp, có thể là người sử dụng lao động, chủ sở hữu, thuyền trưởng của tàu hay bất kỳ người nào khác, tùy theo trường hợp, trách nhiệm áp dụng các biện pháp đã được quy định tại Đoạn I, Điều 4, Công ước này.

2. Mỗi lần hai hay nhiều người sử dụng lao động đồng thời thực hiện các công việc này tại cùng một nơi làm việc, họ phải có trách nhiệm phối hợp nhằm áp dụng các biện pháp được quy định, mà không ảnh hưởng đến trách nhiệm của mỗi người sử dụng lao động do đối với sức khỏe và sự an toàn của người lao động mà người đó thuê mướn. Trong các trường hợp thích hợp, cơ quan có thẩm quyền phải quy định các cách thức chung cho sự phối hợp này.

Điều 6

1. Các quy định cần phải được áp dụng để ngưởi lao động:

a) đảm bảo không can thiệp một cách thiếu căn cứ vào việc vận hành hoặc sử dụng sai mục đích các thiết bị hoặc phương tiện đảm bảo an toàn lao động cho chính họ hoặc cho những người khác;

b) quan tâm hợp lý đến sự an toàn của chính bản thân và của những người khác, những người có nguy cơ chịu tác động do hành vi của họ hoặc do họ không làm tròn trách nhiệm trong công việc;

c) ngay lập tức thông báo đến người chịu trách nhiệm giám sát mọi tình huống mà họ có lý do để tin rằng có thể xuất hiện nguy cơ và họ không thể tự giải quyết được, theo đó các biện pháp đúng đắn có thể được tiến hành.

2. Người lao động phải có quyền, ở bất kỳ nơi làm việc nào, tham gia vào việc đảm bảo an toàn lao động trong phạm vi kiểm soát của họ đối với các thiết bị và các phương pháp lao động và với quan điểm về các cách thức làm việc được coi là có ảnh hưởng đến an toàn lao động. Trong trường hợp các Ban an toàn và vệ sinh được thành lập căn cứ vào Điều 7 của Công ước này, khi xem xét là thích hợp với luật pháp và thực tiễn quốc gia, thì quyền này sẽ được áp dụng thông qua các Ban này.

Điều 7

1. Để các điều khoản của Công ước này có hiệu lực thông qua pháp luật và quy định quốc gia hoặc bất kỳ một công cụ nào khác phù hợp với thực tiễn và điều kiện quốc gia, cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành tham khảo ý kiến của các tổ chức những người sử dụng lao động và những người lao động có liên quan.

2. Cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa những người sử dụng lao động và người lao động hoặc đại diện của họ trong việc áp dụng các biện pháp được quy định trong Điều 4, Đoạn 1, Công ước này.

PHẦN III. CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT

Điều 8

Khi một nơi làm việc trở nên không an toàn hoặc có nguy cơ gây tổn hại đến sức khỏe người lao động, các biện pháp hiệu quả cần phải được áp dụng (bằng hàng rào, hệ thống cọc tiêu hoặc các phương tiện thích hợp khác, trong đó nếu cần sẽ phải ngừng các hoạt động làm việc) nhằm bảo vệ những người lao động cho đến khi nơi đó không còn nguy hiểm.

Điều 9

1. Tất cả những nơi mà tại đó các công việc bốc xếp tại cảng được tiến hành và tất cả những con đường dẫn đến những nơi này phải được chiếu sáng một cách thích hợp và đầy đủ.

2. Bất kỳ trở ngại nào có khả năng gây nguy hiểm cho việc di chuyển của một thiết bị nâng, một phương tiện đi lại hoặc một người nào đó, trong trường hợp không thể di dời do những nguyên nhân thực tế, thì phải được báo hiệu một cách hợp lý và dễ nhận biết và, nếu cần, phải được chiếu sáng đầy đủ.

Điều 10

1. Tất cả các khoảng đất trống được sử dụng cho các phương tiện đi lại hoặc để chồng xếp hàng hóa hoặc vật liệu phải được bố trí có mục đích và đảm bảo hợp lý.

2. Khi xếp lên hoặc dỡ xuống hàng hóa hoặc vật liệu, phải đảm bảo an toàn và thứ tự trong đó tính đến tính chất và bao bì đóng gói của hàng hóa hoặc vật liệu.

Điều 11

1. Các hành lang có chiều rộng vừa đủ phải được bố trí để đảm bảo việc sử dụng an toàn các phương tiện đi lại và các thiết bị bốc dỡ hàng hóa.

2. Các hành lang dành riêng cho người đi bộ phải được bố trí khi cần thiết và khi có thể thực hiện được; các hành lang này phải có chiều rộng vừa đủ và, trong trường hợp có thể thực hiện được, phải tách biệt so với các hành lang dành cho các phương tiện đi lại.

Điều 12

Các phương tiện thích hợp và đầy đủ để chống cháy phải được cung cấp và đảm bảo sẵn sàng cho việc sử dụng ở những nơi mà công việc bốc xếp được tiến hành.

Điều 13

1. Tất cả các bộ phận nguy hiểm của máy móc phải được bảo vệ một cách hiệu quả, trừ trường hợp các bộ phận này ở trong một vị trí hoặc được bố trí một cách an toàn để có thể được coi là đã được bảo vệ một cách hiệu quả.

2. Các biện pháp hiệu quả phải được áp dụng để, trong trường hợp khẩn cấp, ngay lập tức ngừng việc cung cấp năng lượng cho mỗi máy móc nếu điều đó là cần thiết.

3. Khi bất kỳ một công việc lau chùi, bảo dưỡng hay sửa chữa máy móc có thể gây nguy hiểm cho một người nào đó, thì máy móc đó phải được ngừng hoạt động trước khi công việc này bắt đầu, đồng thời phải áp dụng các biện pháp hữu hiệu để đảm bảo rằng máy móc đó chỉ có thể hoạt động sau khi công việc bảo dưỡng hoàn tất: Miễn là một người chịu trách nhiệm có thể cho máy hoạt động trở lại để chạy thử hoặc điều chỉnh mà việc chạy thử hay điều chỉnh đó vốn không thể thực hiện khi máy đó không hoạt động.

4. Một người được ủy quyền chỉ được phép:

a) ngừng việc bảo vệ khi công việc đòi hỏi phải thực hiện tiếp;

b) tháo bỏ hoặc cho ngừng hoạt động các phương tiện an toàn để lau chùi, điều chỉnh hoặc sửa chữa.

5. Nếu ngừng việc bảo vệ thì phải có sự thận trọng cần thiết đối với công việc đó và việc bảo vệ đó phải được thay thế ngay khi có thể.

6. Nếu bỏ đi hoặc cho ngừng hoạt động bất kỳ một thiết bị bảo vệ nào thì phải có thiết bị thay thế hoặc cho thiết bị này hoạt động trở lại ngay khi có thể, đồng thời các biện pháp phải được áp dụng để đảm bảo rằng không sử dụng hoặc khởi động đột ngột máy móc liên quan cho đến khi thay thế hoàn toàn và hoặc cho thiết bị bảo vệ hoạt động trở lại.

7. Theo mục đích Điều này, thuật ngữ máy móc bao gồm mọi thiết bị nâng (cẩu), nắp hầm tàu chạy bằng cơ hoặc thiết bị chạy điện.

Điều 14

Tất cả các trang thiết bị điện phải được bố trí, lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng để phòng ngừa nguy hiểm và phải phù hợp với các tiêu chuẩn đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 15

Khi trên tàu có hoạt động bốc dỡ hàng hóa dọc theo bến cảng hoặc kế bên một con tàu khác, phải đảm bảo bố trí và lắp đặt sẵn sàng các phương tiện để lên xuống tàu an toàn hợp lý.

Điều 16

1. Khi phải di chuyển những người lao động theo đường biển sang hoặc tới một tàu biển hoặc sang một nơi khác, phải đảm bảo mọi biện pháp đúng đắn nhằm đảm bảo an toàn cho việc lên tàu, thuyền, vận chuyển hoặc rời tàu, thuyền; các phương tiện vận chuyển hàng hải phải phù hợp với các điều kiện vận chuyển theo mục đích này.

2. Khi phải di chuyển người lao động sang hoặc tới một địa điểm trên đất liền, các phương tiện vận chuyển do người sử dụng lao động bố trí phải đảm bảo an toàn.

Điều 17

1. Lối xuống hầm tàu hay khoang hàng hóa phải đảm bảo bởi:

a) một cầu thang bộ cố định, trong trường hợp không có thì phải có một thang leo hoặc các cọc treo hoặc các bậc thang có chiều rộng vừa đủ, độ bền và kết cấu hợp lý; hoặc

b) các phương tiện khác đã có sự chấp nhận của cơ quan có thẩm quyền.

2. Trong trường hợp được coi là hợp lý và có thể thực hiện được, vị trí tất cả các phương tiện lên xuống được quy định tại Điều này phải tách biệt với vị trí của nắp hầm tàu đang mở.

3. Người lao động không phải hoặc không bị yêu cầu phải sử dụng các phương tiện lên xuống hầm hay khoang tàu mà được quy định khác với Điều này.

Điều 18

1. Không được sử dụng nắp hầm tàu hoặc xà ngang của sàn tàu nếu các bộ phận này không có kết cấu chắc chắn, không có độ bền đảm bảo cho việc sử dụng, theo đó các bộ phận này phải được đặt để hoặc bảo dưỡng hợp lý.

2. Các nắp hầm tàu được vận hành với sự hỗ trợ của thiết bị nâng phải phù hợp với các phụ tùng kèm theo nhằm đảm bảo an toàn cho các cáp móc hoặc các thiết bị nâng phụ khác.

3. Trong trường hợp các nắp hầm và các xà ngang của sàn tàu không thể thay đổi được, các bộ phận này phải được báo hiệu rõ ràng để chỉ rõ các vị trí của hầm tàu và vị trí của chúng so với hầm tàu.

4. Chỉ có một người được ủy quyền (hoặc một thành viên của thủy thù đoàn, khi có thể) được phép mở hoặc đóng các nắp hầm chạy bằng cơ; các nắp hầm không được đóng hoặc mở khi một người nào đó có thể có nguy cơ bị thương vì việc đóng mở các nắp hầm đó.

5. Các quy định trong Đoạn 4 của Điều này, với những sửa đổi hợp lý về chi tiết, phải áp dụng với các thiết bị của tàu biển chạy bằng điện như cửa thân tàu, cầu vận chuyển, boong chứa xe cộ có thể gấp lại hoặc các thiết bị tương tự khác.

Điều 19

1. Các biện pháp cần thiết phải được áp dụng nhằm bảo vệ các lối vào ra và trên boong tàu nơi mà người lao động phải làm việc, và nơi mà tại đó họ hoặc các phương tiện đi lại có thể rơi xuống bất cứ lúc nào.

2. Tất cả các cửa hầm tàu không phù hợp với khung cửa của hầm tàu, với độ cao và độ bền đảm bảo phải được đóng lại hoặc phải được bảo vệ khi cửa hầm không còn sử dụng được nữa, trừ trường hợp công việc đòi hỏi phải thực hiện trong một thời gian ngắn, và phải có một người chịu trách nhiệm đảm bảo thực hiện các biện pháp này.

Điều 20

1. Các biện pháp cần thiết phải được áp dụng nhằm đảm bảo an toàn cho người lao động đang làm việc trong các khoang chứa hàng hoặc trên các boong tàu khi có các phương tiện đi lại hoạt động trong các khoang đó hoặc công việc bốc hoặc dỡ hàng hóa diễn ra với sự hỗ trợ của các thiết bị chạy bằng năng lượng.

2. Các nắp hầm tàu và các xà ngang của sàn tầu không được di dời hoặc thay thế khi người lao động đang làm việc trong khoang chứa hàng bên dưới cửa hầm. Trước khi tiến hành bốc dỡ hàng hóa, tất cả các nắp hầm tàu hoặc xà ngang không được đảm bảo an toàn đều phải được di dời.

3. Phải có một hệ thống quạt thông gió đảm bảo lưu thông không khí trong khoang chứa hàng hoặc trên boong để hàng nhằm phòng ngừa các nguy cơ gây hại đến sức khỏe của người lao động do khói phát ra từ những động cơ đốt trong hoặc từ các nguồn khác.

4. Phải bố trí các thiết bị đầy đủ, bao gồm các phương tiện sơ tán nhằm đảm bảo an toàn cho người lao động khi bốc dỡ các kiện hàng rời trong bất kỳ một khoang chứa hàng hoặc giữa các boong để hàng nào, hoặc khi người lao động phải làm việc trong các thùng chứa trên boong tàu.

Điều 21

Mọi thiết bị nâng, mọi bộ phận của thiết bị phụ và mọi cáp móc hoặc dụng cụ nâng được gắn vào một kiện hàng, phải:

a) có thiết kế và kết cấu tốt, có độ bền hợp lý nhằm cho mục đích sử dụng, được bảo dưỡng trong điều kiện và trình tự làm việc đảm bảo, và phải được lắp đặt đúng cách, trong trường hợp cần thiết phải lắp đặt một thiết bị nâng;

b) được sử dụng đúng cách và an toàn, cụ thể là không được vượt quá trọng tải bốc xếp tối đa, trừ trường hợp việc thử nghiệm được thực hiện theo quy định và hướng dẫn của người có thẩm quyền.

Điều 22

1. Mọi thiết bị nâng, mọi bộ phận của thiết bị phụ phải do một người có thẩm quyền thử nghiệm theo đúng pháp luật và quy định quốc gia trước khi đưa vào sử dụng lần đầu và sau khi có bất kỳ một sự thay đổi và sửa chữa đáng kể nào đối với mỗi bộ phận có thể gây ảnh hưởng đến mức độ an toàn của các thiết bị này.

2. Các thiết bị nâng được cố định với con tàu và là một phần của con tàu phải được kiểm tra/ thử nghiệm lại ít nhất năm năm một lần.

3. Các thiết bị cố định trên cảng biển phải được kiểm tra lại theo thời gian do cơ quan có thẩm quyền quy định.

4. Sau khi hoàn thành việc kiểm tra bất kỳ một thiết bị nâng hoặc mọi bộ phận của thiết bị phụ nào theo Điều này, các thiết bị này phải được điểm định hoàn toàn và do người tiến hành kiểm tra thiết bị xác nhận.

Điều 23

1. Ngoài các quy định trong Điều 22, mọi thiết bị nâng, mọi bộ phận của thiết bị phụ phải do một người có thẩm quyền định kỳ kiểm định và xác nhận. Việc kiểm định này phải được thực hiện ít nhất 12 tháng 1 lần.

2. Theo mục đích của Đoạn 4, Điều 22 và Đoạn 1 Điều này, việc kiểm định toàn bộ có nghĩa là kiểm tra chi tiết bằng mắt thường do một người có chuyên môn thực hiện, có sự trợ giúp nếu cần thiết của mọi phương tiện hoặc mọi biện pháp thích hợp khác nhằm có được một kết luật đáng tin cậy về độ an toàn của thiết bị hoặc bộ phận đó.

Điều 24

1. Mọi bộ phận của thiết bị phụ phải được thanh tra/ kiểm tra thường xuyên trước khi sử dụng. Các cáp móc nếu không còn sử dụng được hoặc cần phải được bỏ đi thì không được sử dụng lại. Trong trường hợp các kiện hàng được gắn cáp móc từ trước thì vẫn phải có sự kiểm tra thường xuyên khi làm việc đó là hợp lý và có thể thực hiện được.

2. Theo mục đích của Đoạn 1 Điều này, việc thanh tra có nghĩa là sự kiểm tra bằng mắt thường do một người chịu trách nhiệm thực hiện nhằm quyết định việc thiết bị hoặc cáp móc đó có được tiếp tục sử dụng hay không, theo chừng mực mà có thể thực hiện được.

Điều 25

1. Các biên bản được xác nhận một cách chính thức như là việc ghi nhận lại sự chứng thực tình trạng an toàn của các thiết bị nâng và các thiết bị phụ bốc xếp liên quan phải được bảo toàn, ở trên đất liền cũng như trên tàu, tùy theo trường hợp; và phải cụ thể hóa khả năng làm việc tối đa của thiết bị, thời gian và kết quả của các thử nghiệm, các đợt kiểm tra sâu và các đợt thanh tra được đề cập ở các Điều 22, 23 và 24 của Công ước này: Miễn là trong trường hợp có các đợt thanh tra như đã đề cập ở Đoạn 1 Điều 24 Công ước này, một biên bản sẽ chỉ được ghi lại nếu việc thanh tra có một lỗi nào đó.

2. Việc đăng ký các thiết bị nâng hoặc các bộ phận của thiết bị phụ phải được duy trì theo một mẫu đăng ký do cơ quan có thẩm quyền quy định, trong đó có tính đến mẫu do Văn phòng Lao động quốc tế khuyến nghị.

3. Văn bản đăng ký phải bao gồm các chứng nhận do cơ quan có thẩm quyền cấp hay công nhận là có hiệu lực, hoặc các bản sao được công chứng theo các chứng nhận nói trên, dưới hình thức mẫu đăng ký do cơ quan có thẩm quyền quy định, trong đó có tính đến mẫu do Văn phòng Lao động quốc tế quy định đối với việc thử nghiệm, kiểm tra sâu hay thanh tra, tùy trường hợp có thể, các thiết bị nâng và các thiết bị phụ bốc xếp.

Điều 26

1. Nhằm đảm bảo việc thừa nhận đồng nhất các quy định do các Nước thành viên đã phê chuẩn Công ước này đặt ra đối với việc thử nghiệm, kiểm tra toàn bộ, thanh tra và chứng nhận tình trạng của các thiết bị nâng và các bộ phận của thiết bị phụ vốn được coi là một phần của một con tàu cũng như một phần của các biên bản liên quan:

a) Cơ quan chức năng của mỗi Nước thành viên đã phê chuẩn Công ước này phải chỉ định hoặc phải công nhận những cá nhân chuyên trách hoặc các tổ chức trong nước và nước ngoài tiến hành các cuộc thử nghiệm hoặc/và kiểm tra và các chức năng liên quan khác, với điều kiện đảm bảo rằng những cá nhân hoặc tổ chức này được chỉ định hoặc công nhận chỉ khi họ hoàn thành công việc của mình một cách thỏa đáng.

b) Các Nước thành viên đã phê chuẩn Công ước phải chấp nhận hoặc công nhận việc những cá nhân hoặc tổ chức này được chỉ định căn cứ vào khoản a) trên đây, hoặc phải đưa ra các cam kết nhất định đối với việc công nhận hoặc chỉ định này vào những sự thỏa thuận mang tính tương hỗ; trong các trường hợp này, việc chấp nhận hoặc công nhận chỉ có được khi những cá nhân hoặc tổ chức này hoàn thành công việc của mình một cách thỏa đáng.

2. Không một thiết bị nâng, một thiết bị bốc xếp hoặc thiết bị bốc xếp phụ được sử dụng nếu:

a) cơ quan chức năng không được đáp ứng yêu cầu đối với một chứng nhận của việc thử nghiệm hoặc kiểm tra hoặc đối với một biên bản xác nhận trong phạm vi thẩm quyền của họ, và tùy trường hợp, đối với một thử nghiệm, kiểm tra hoặc thanh tra cần thiết được tiến hành căn cứ vào các quy định trong Công ước này; hoặc

b) theo sự đánh giá của cơ quan chức năng, thiết bị hoặc bộ phận này không được coi là an toàn cho việc sử dụng.

3. Đoạn 2 của Điều này không được áp dụng làm nguyên cớ gây ra sự chậm trễ trong việc bốc hoặc dỡ hàng trên một con tàu mà tại đó các thiết bị đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận, được sử dụng.

Điều 27

1. Mọi thiết bị nâng (không phải là cần cẩu của một con tàu) có trọng tải làm việc tối đa duy nhất và mọi thiết bị phụ phải kèm theo các chỉ dẫn rõ ràng về trọng tải sử dụng, bằng việc dán tem bảo đảm hoặc, nếu việc làm đó là không thể thực hiện được trong thực tế, thì có thể áp dụng bằng các phương tiện thích hợp khác.

2. Mọi thiết bị nâng (không phải là cần cẩu của một con tàu) có nhiều hơn một trọng tải làm việc tối đa phải được trang bị những phương tiện hiệu quả cho phép người điều hành xác định trọng tải tối đa trong mọi điều kiện sử dụng.

3. Mọi cần cầu của tàu (không phải là cần trục) phải được kèm theo các chỉ dẫn rõ ràng về trọng tải tối đa khi được sử dụng:

a) một mình;

b) để cẩu một khối hàng ở vị trí thấp hơn;

c) trong một tập hợp các dụng cụ dùng để kéo một khối hàng tại mọi vị trí có thể của khối hàng đó.

Điều 28

Mọi con tàu phải có các bản vẽ các vị trí trang bị buồm chão và mọi tài liệu liên quan cần thiết khác để đảm bảo độ an toàn các thiết bị buồm chão khi sử dụng cùng với các cần cẩu và các thiết bị phụ của các cần cẩu này.

Điều 29

Các tấm nâng hàng và các thiết bị tương tự khác có chức năng chứa đựng hoặc chống đỡ các kiện hàng phải có kết cấu bền vững và một độ bền đảm bảo cũng như không có bất kỳ một sai sót nào có thể nhìn thấy được mà có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng an toàn các thiết bị này.

Điều 30

Không được nâng lên hay hạ xuống các kiện hàng nếu các kiện hàng này không được gắn với các cáp móc hay nói cách khác là không được cố định với thiết bị nâng để đảm bảo độ an toàn.

Điều 31

1. Mọi lối đi dành cho các công ten nơ phải được bố trí và các hoạt động trên các lối đi này phải được triển khai để đảm bảo sự an toàn cho những người lao động, trong chừng mực các việc làm này là hợp lí và có thể thực hiện được.

2. Trong trường hợp các con tàu vận chuyển công ten nơ, cần phải có các phương tiện cần thiết để đảm bảo sự an toàn cho những người lao động đang thực hiện công việc lắp đặt hoặc tháo dỡ các công ten nơ.

Điều 32

1. Mọi kiện hàng được coi là nguy hiểm phải được đóng gói, đánh dấu, dán nhãn, bốc dỡ, lưu kho và chồng xếp, theo các điều khoản của các quy định quốc tế áp dụng cho việc vận chuyển các hàng hóa nguy hiểm trên biển và cho việc bốc dỡ các hàng hóa này trên các cảng biển.

2. Các chất nguy hiểm chỉ được bốc dỡ, lưu kho hoặc chồng xếp nếu chúng đã được đóng gói, đánh dấu và dán nhãn theo các quy định quốc tế áp dụng cho việc vận chuyển các chất này.

3. Nếu các vật dụng hoặc các công ten nơ chứa đựng các chất nguy hiểm bị vỡ hay bị hư hại có thể dẫn đến nguy cơ đối với các công việc bốc dỡ trên cảng biển, mà ở một chừng mực nào đó được coi là không cần thiết đối với việc xóa bỏ những nguy cơ của công việc này, thì phải được ngừng lại trong phạm vi khu vực đang bị đe dọa, và những người lao động phải được di chuyển đến những nơi an toàn cho đến khi nguy cơ này được xóa bỏ hoàn toàn.

4. Các biện pháp đầy đủ sẽ phải được áp dụng để phòng ngừa cho những người lao động khi họ tiếp xúc với các chất hay các tác nhân độc hoặc có hại, hoặc với môi trường khí quyển thiếu ôxy hoặc có khả năng dễ gây cháy nổ.

5. Khi những người lao động được yêu cầu lao động trong những không gian bị hạn chế mà trong đó có thể có các chất gây độc hoặc có hại, hoặc trong đó có thể thiếu lượng ô xy cần thiết, thì phải áp dụng các biện pháp đầy đủ để phòng ngừa các tai nạn và các nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe.

Điều 33

Phải có sự cẩn trọng phù hợp trong việc bảo vệ những người lao động trước các tác động nguy hiểm của tiếng ồn quá mức tại các địa điểm làm việc.

Điều 34

1. Khi các biện pháp khác không thể bảo đảm sự bảo vệ đầy đủ chống các nguy cơ tai nạn hay ảnh hưởng tới sức khỏe, người lao động phải được trang bị hoặc phải yêu cầu được trang bị các dụng cụ bảo hộ cá nhân và các quần áo bảo hộ một cách hợp lí nhằm đảm bảo việc thực hiện các công việc của họ trong sự an toàn.

2. Những người lao động phải được yêu cầu việc quan tâm đến các trang bị bảo hộ cá nhân và quần áo bảo hộ này.

3. Các trang bị bảo hộ cá nhân và các quần áo bảo hộ phải được người sử dụng lao động bảo quản một cách thích hợp.

Điều 35

Trong trường hợp có tai nạn, các phương tiện đầy đủ, bao gồm các nhân viên có chuyên môn, phải được đảm bảo luôn sẵn sàng để thực hiện việc cứu hộ mọi đối tượng đang gặp nguy hiểm, trong đó có hoạt động sơ cứu và sơ tán những người bị thương trong mọi trường hợp được coi là hợp lí và có thể thực hiện được trong thực tế mà không làm trầm trọng thêm tình trạng của họ.

Điều 36

1. Mọi Nước thành viên phải xác định, thông qua các luật pháp và quy định quốc gia hoặc mọi biện pháp khác phù hợp với thực tiễn và điều kiện quốc gia, và sau khi tham khảo ý kiến của các tổ chức của người sử dụng lao động và người lao động có liên quan:

a) những nguy cơ nghề nghiệp vốn có mà cần có một đợt kiểm tra y tế trước ban đầu hoặc một đợt kiểm tra y tế định kỳ, hoặc cả hai;

b) khoảng thời gian tối đa giữa các đợt kiểm tra y tế định kỳ, trong đó có tính đến bản chất và mức độ của các nguy cơ có thể diễn ra và của các trường hợp đặc biệt;

c) các phân loại cho các đợt kiểm tra đặc biệt được coi là cần thiết, trong trường hợp những người lao động tiếp xúc với các rủi ro nghề nghiệp đặc biệt liên quan đến sức khỏe;

d) các biện pháp thích hợp để đảm bảo cung cấp các dịch vụ y tế nghề nghiệp cho những người lao động.

2. Mọi chi phí cho tất cả các đợt kiểm tra y tế và kiểm tra đặc biệt được thực hiện căn cứ vào Đoạn 1 phải là khoản miễn phí cho những người lao động.

3. Những chứng nhận về kiểm tra y tế và kiểm tra đặc biệt phải được bảo mật.

Điều 37

1. Các Ban an toàn và vệ sinh bao gồm những đại diện của người sử dụng lao động và người lao động sẽ phải được thành lập tại tất cả các cảng biển có số lượng lớn người lao động ở đó. Nếu cần các Ban an toàn và vệ sinh như vậy cũng sẽ phải được thành lập tại các cảng biển khác.

2. Việc đặt ra, thành phần và các chức năng của những Ban này, sẽ phải được xác định bằng con đường luật pháp quốc gia hoặc bằng bất kỳ con đường nào khác thích hợp với thực tiễn và với các điều kiện quốc gia, sau khi tham khảo ý kiến của các tổ chức người sử dụng lao động và người lao động có liên quan và với các điều kiện của địa phương.

Điều 38

1. Không một người lao động nào phải bị thuê mướn để làm các công việc bốc dỡ tại cảng biển mà không nhận được một sự hướng dẫn hay đào tạo đầy đủ nào về các nguy cơ tiềm tàng gắn liền với công việc của người đó và về sự cẩn trọng cần có trước các nguy cơ này.

2. Chỉ những người ở tuổi ít nhất là 18, có kỹ năng và kinh nghiệm đầy đủ hoặc được đào tạo và được giám sát trong công việc mới được tham gia vào việc điều khiển các thiết bị nâng và các thiết bị bốc dỡ khác.

Điều 39

Để tham gia vào việc phòng ngừa các tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, các biện pháp thích hợp phải được áp dụng để đảm bảo các tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp này được thông báo tới cơ quan có thẩm quyền và nếu cần thiết, phải được coi là mục tiêu của một cuộc điều tra.

Điều 40

Theo luật pháp hoặc thực tiễn quốc gia, số lượng các thiết bị vệ sinh và cung cấp nước sạch vừa đủ và thích hợp phải được cung cấp và duy trì một cách hợp lý tại mỗi cảng biển, trong trường hợp việc làm này được coi là có thể thực hiện được, trong đó có tính đến khoảng cách hợp lý giữa các nơi làm việc.

PHẦN IV. VIỆC ÁP DỤNG

Điều 41

Nước thành viên phê chuẩn Công ước này phải:

a) cụ thể hóa các nghĩa vụ về an toàn và vệ sinh lao động của các cá nhân và các tổ chức liên quan tới công việc bốc xếp tại cảng biển;

b) có các biện pháp cần thiết, bao gồm các chế tài phạt thích hợp để đảm bảo việc áp dụng các điều khoản của Công ước này;

c) giao nhiệm vụ giám sát cho các cơ quan thanh tra việc áp dụng các biện pháp cần thực hiện theo các điều khoản của Công ước này hoặc phải đảm bảo rằng đã có sự thanh tra thỏa đáng được thực hiện;

Điều 42

1. Luật pháp hoặc quy định quốc gia phải quy định những thời hạn nhất định, trong đó các điều khoản của Công ước này phải được áp dụng, cụ thể đối với:

a) kết cấu và trang thiết bị của tàu biển;

b) kết cấu hay việc trang bị bất kỳ thiết bị nâng nào được đặt ở trên cảng biển hoặc bất kỳ thiết bị bốc xếp;

c) kết cấu của bất kỳ thiết bị phụ bốc xếp nào.

2. Các thời hạn được quy định theo Đoạn 1 Điều này không được vượt quá 4 năm kể từ ngày phê chuẩn Công ước này.

Điều 43

Công ước này sửa đổi nội dung Công ước về việc Bảo vệ (người lao động trên cảng biển) trước các tai nạn, 1929, và Công ước về việc Bảo vệ (người lao động trên cảng biển) trước các tai nạn (đã sửa đổi), 1932.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

C152 - Occupational Safety and Health (Dock Work) Convention, 1979 (No. 152)

Preamble

The General Conference of the International Labour Organisation,

Having been convened at Geneva by the Governing Body of the International Labour Office, and having met in its Sixty-fifth Session on 6 June 1979, and

Noting the terms of existing international labour Conventions and Recommendations which are relevant and, in particular, the Marking of Weight (Packages Transported by Vessels) Convention, 1929, the Guarding of Machinery Convention, 1963, and the Working Environment (Air Pollution, Noise and Vibration) Convention, 1977, and

Having decided upon the adoption of certain proposals with regard to the revision of the Protection against Accidents (Dockers) Convention (Revised), 1932 (No. 32), which is the fourth item on the agenda of the session, and

Considering that these proposals must take the form of an international Convention,

adopts this twenty-fifth day of June of the year one thousand nine hundred and seventy-nine the following Convention, which may be cited as the Occupational Safety and Health (Dock Work) Convention, 1979:

PART I. SCOPE AND DEFINITIONS

Article 1

For the purpose of this Convention, the term dock work covers all and any part of the work of loading or unloading any ship as well as any work incidental thereto; the definition of such work shall be established by national law or practice. The organisations of employers and workers concerned shall be consulted on or otherwise participate in the establishment and revision of this definition.

Article 2

1. A Member may grant exemptions from or permit exceptions to the provisions of this Convention in respect of dock work at any place where the traffic is irregular and confined to small ships, as well as in respect of dock work in relation to fishing vessels or specified categories thereof, on condition that--

(a) safe working conditions are maintained; and

(b) the competent authority, after consultation with the organisations of employers and workers concerned, is satisfied that it is reasonable in all the circumstances that there be such exemptions or exceptions.

2. Particular requirements of Part III of this Convention may be varied if the competent authority is satisfied, after consultation with the organisations of employers and workers concerned, that the variations provide corresponding advantages and that the over-all protection afforded is not inferior to that which would result from the full application of the provisions of this Convention.

3. Any exemptions or exceptions made under paragraph 1 of this Article and any significant variations made under paragraph 2 of this Article, as well as the reasons therefor, shall be indicated in the reports on the application of the Convention submitted in pursuance of Article 22 of the Constitution of the International Labour Organisation.

Article 3

For the purpose of this Convention--

(a) the term worker means any person engaged in dock work;

(b) the term competent person means a person possessing the knowledge and experience required for the performance of a specific duty or duties and acceptable as such to the competent authority;

(c) the term responsible person means a person appointed by the employer, the master of the ship or the owner of the gear, as the case may be, to be responsible for the performance of a specific duty or duties and who has sufficient knowledge and experience and the requisite authority for the proper performance of the duty or duties;

(d) the term authorised person means a person authorised by the employer, the master of the ship or a responsible person to undertake a specific task or tasks and possessing the necessary technical knowledge and experience;

(e) the term lifting appliance covers all stationary or mobile cargo-handling appliances, including shore-based power-operated ramps, used on shore or on board ship for suspending, raising or lowering loads or moving them from one position to another while suspended or supported;

(f) the term loose gear covers any gear by means of which a load can be attached to a lifting appliance but which does not form an integral part of the appliance or load;

(g) the term access includes egress;

(h) the term ship covers any kind of ship, vessel, barge, lighter or hovercraft, excluding ships of war.

PART II. GENERAL PROVISIONS

Article 4

1. National laws or regulations shall prescribe that measures complying with Part III of this Convention be taken as regards dock work with a view to--

(a) providing and maintaining workplaces, equipment and methods of work that are safe and without risk of injury to health;

(b) providing and maintaining safe means of access to any workplace;

(c) providing the information, training and supervision necessary to ensure the protection of workers against risks of accident or injury to health arising out of or in the course of their employment;

(d) providing workers with any personal protective equipment and protective clothing and any life-saving appliances reasonably required where adequate protection against risks of accident or injury to health cannot be provided by other means;

(e) providing and maintaining suitable and adequate first-aid and rescue facilities;

(f) developing and establishing proper procedures to deal with any emergency situations which may arise.

2. The measures to be taken in pursuance of this Convention shall cover--

(a) general requirements relating to the construction, equipping and maintenance of dock structures and other places at which dock work is carried out;

(b) fire and explosion prevention and protection;

(c) safe means of access to ships, holds, staging, equipment and lifting appliances;

(d) transport of workers;

(e) opening and closing of hatches, protection of hatchways and work in holds;

(f) construction, maintenance and use of lifting and other cargo-handling appliances;

(g) construction, maintenance and use of staging;

(h) rigging and use of ship's derricks;

(i) testing, examination, inspection and certification, as appropriate, of lifting appliances, of loose gear, including chains and ropes, and of slings and other lifting devices which form an integral part of the load;

(j) handling of different types of cargo;

(k) stacking and storage of goods;

(l) dangerous substances and other hazards in the working environment;

(m) personal protective equipment and protective clothing;

(n) sanitary and washing facilities and welfare amenities;

(o) medical supervision;

(p) first-aid and rescue facilities;

(q) safety and health organisation;

(r) training of workers;

(s) notification and investigation of occupational accidents and diseases.

3. The practical implementation of the requirements prescribed in pursuance of paragraph 1 of this Article shall be ensured or assisted by technical standards or codes of practice approved by the competent authority, or by other appropriate methods consistent with national practice and conditions.

Article 5

1. National laws or regulations shall make appropriate persons, whether employers, owners, masters or other persons, as the case may be, responsible for compliance with the measures referred to in Article 4, paragraph 1, of this Convention.

2. Whenever two or more employers undertake activities simultaneously at one workplace, they shall have the duty to collaborate in order to comply with the prescribed measures, without prejudice to the responsibility of each employer for the health and safety of his employees. In appropriate circumstances, the competent authority shall prescribe general procedures for this collaboration.

Article 6

1. There shall be arrangements under which workers--

(a) are required neither to interfere without due cause with the operation of, nor to misuse, any safety device or appliance provided for their own protection or the protection of others;

(b) take reasonable care for their own safety and that of other persons who may be affected by their acts or omissions at work;

(c) report forthwith to their immediate supervisor any situation which they have reason to believe could present a risk and which they cannot correct themselves, so that corrective measures can be taken.

2. Workers shall have a right at any workplace to participate in ensuring safe working to the extent of their control over the equipment and methods of work and to express views on the working procedures adopted as they affect safety. In so far as appropriate under national law and practice, where safety and health committees have been formed in accordance with Article 37 of this Convention, this right shall be exercised through these committees.

Article 7

1. In giving effect to the provisions of this Convention by national laws or regulations or other appropriate methods consistent with national practice and conditions, the competent authority shall act in consultation with the organisations of employers and workers concerned.

2. Provision shall be made for close collaboration between employers and workers or their representatives in the application of the measures referred to in Article 4, paragraph 1, of this Convention.

PART III. TECHNICAL MEASURES

Article 8

Any time that a workplace has become unsafe or there is a risk of injury to health, effective measures shall be taken (by fencing, flagging or other suitable means including, where necessary, cessation of work) to protect the workers until the place has been made safe again.

Article 9

1. All places where dock work is being carried out and any approaches thereto shall be suitably and adequately lighted.

2. Any obstacle liable to be dangerous to the movement of a lifting appliance, vehicle or person shall, if it cannot be removed for practical reasons, be suitably and conspicuously marked and, where necessary, adequately lighted.

Article 10

1. All surfaces used for vehicle traffic or for the stacking of goods or materials shall be suitable for the purpose and properly maintained.

2. Where goods or materials are stacked, stowed, unstacked or unstowed, the work shall be done in a safe and orderly manner having regard to the nature of the goods or materials and their packing.

Article 11

1. Passageways of adequate width shall be left to permit the safe use of vehicles and cargo-handling appliances.

2. Separate passageways for pedestrian use shall be provided where necessary and practicable; such passageways shall be of adequate width and, as far as is practicable, separated from passageways used by vehicles.

Article 12

Suitable and adequate means for fighting fire shall be provided and kept available for use where dock work is carried out.

Article 13

1. All dangerous parts of machinery shall be effectively guarded, unless they are in such a position or of such a construction as to be as safe as they would be if effectively guarded.

2. Effective measures shall be provided for promptly cutting off the power to any machinery in respect of which this is necessary, in an emergency.

3. When any cleaning, maintenance or repair work that would expose any person to danger has to be undertaken on machinery, the machinery shall be stopped before this work is begun and adequate measures shall be taken to ensure that the machinery cannot be restarted until the work has been completed: Provided that a responsible person may restart the machinery for the purpose of any testing or adjustment which cannot be carried out while the machinery is at rest.

4. Only an authorised person shall be permitted to--

(a) remove any guard where this is necessary for the purpose of the work being carried out;

(b) remove a safety device or make it inoperative for the purpose of cleaning, adjustment or repair.

5. If any guard is removed, adequate precautions shall be taken, and the guard shall be replaced as soon as practicable.

6. If any safety device is removed or made inoperative, the device shall be replaced or its operation restored as soon as practicable and measures shall be taken to ensure that the relevant equipment cannot be used or inadvertently started until the safety device has been replaced or its operation restored.

7. For the purpose of this Article, the term machinery includes any lifting appliance, mechanised hatch cover or power-driven equipment.

Article 14

All electrical equipment and installations shall be so constructed, installed, operated and maintained as to prevent danger and shall conform to such standards as have been recognised by the competent authority.

Article 15

When a ship is being loaded or unloaded alongside a quay or another ship, adequate and safe means of access to the ship, properly installed and secured, shall be provided and kept available.

Article 16

1. When workers have to be transported to or from a ship or other place by water, adequate measures shall be taken to ensure their safe embarking, transport and disembarking; the conditions to be complied with by the vessels used for this purpose shall be specified.

2. When workers have to be transported to or from a workplace on land, means of transport provided by the employer shall be safe.

Article 17

1. Access to a ship's hold or cargo deck shall be by means of--

(a) a fixed stairway or, where this is not practicable, a fixed ladder or cleats or cups of suitable dimensions, of adequate strength and proper construction; or

(b) by other means acceptable to the competent authority.

2. So far as is reasonably practicable, the means of access specified in this Article shall be separate from the hatchway opening.

3. Workers shall not use, or be required to use, any other means of access to a ship's hold or cargo deck than those specified in this Article.

Article 18

1. No hatch cover or beam shall be used unless it is of sound construction, of adequate strength for the use to which it is to be put and properly maintained.

2. Hatch covers handled with the aid of a lifting appliance shall be fitted with readily accessible and suitable attachments for securing the slings or other lifting gear.

3. Where hatch covers and beams are not interchangeable, they shall be kept plainly marked to indicate the hatch to which they belong and their position therein.

4. Only an authorised person (whenever practicable a member of the ship's crew) shall be permitted to open or close power-operated hatch covers; the hatch covers shall not be opened or closed while any person is liable to be injured by the operation of the covers.

5. The provisions of paragraph 4 of this Article shall apply, mutatis mutandis, to power-operated ship's equipment such as a door in the hull of a ship, a ramp, a retractable car deck or similar equipment.

Article 19

1. Adequate measures shall be taken to protect any opening in or on a deck where workers are required to work, through which opening workers or vehicles are liable to fall.

2. Every hatchway not fitted with a coaming of adequate height and strength shall be closed or its guard replaced when the hatchway is no longer in use, except during short interruptions of work, and a responsible person shall be charged with ensuring that these measures are carried out.

Article 20

1. All necessary measures shall be taken to ensure the safety of workers required to be in the hold or on a cargo deck of a ship when power vehicles operate in that hold or loading or unloading operations are taking place with the aid of power-operated appliances.

2. Hatch covers and beams shall not be removed or replaced while work is in progress in the hold under the hatchway. Before loading or unloading takes place, any hatch cover or beam that is not adequately secured against displacement shall be removed.

3. Adequate ventilation shall be provided in the hold or on a cargo deck by the circulation of fresh air to prevent risks of injury to health arising from the fumes emitted by internal combustion engines or from other sources.

4. Adequate arrangements, including safe means of escape, shall be made for the safety of persons when dry bulk cargo is being loaded or unloaded in any hold or 'tween deck or when a worker is required to work in a bin or hopper on board ship.

Article 21

Every lifting appliance, every item of loose gear and every sling or lifting device forming an integral part of a load shall be--

(a) of good design and construction, of adequate strength for the purpose for which it is used, maintained in good repair and working order and, in the case of a lifting appliance in respect of which this is necessary, properly installed;

(b) used in a safe and proper manner and, in particular, shall not be loaded beyond its safe working load or loads, except for testing purposes as specified and under the direction of a competent person.

Article 22

1. Every lifting appliance and every item of loose gear shall be tested in accordance with national laws or regulations by a competent person before being put into use for the first time and after any substantial alteration or repair to any part liable to affect its safety.

2. Lifting appliances forming part of a ship's equipment shall be retested at least once in every five years.

3. Shore-based lifting appliances shall be retested at such times as prescribed by the competent authority.

4. Upon the completion of every test of a lifting appliance or item of loose gear carried out in accordance with this Article, the appliance or gear shall be thoroughly examined and certified by the person carrying out the test.

Article 23

1. In addition to the requirements of Article 22, every lifting appliance and every item of loose gear shall be periodically thoroughly examined and certified by a competent person. Such examinations shall take place at least once in every 12 months.

2. For the purpose of paragraph 4 of Article 22 and of paragraph 1 of this Article, a thorough examination means a detailed visual examination by a competent person, supplemented if necessary by other suitable means or measures in order to arrive at a reliable conclusion as to the safety of the appliance or item of loose gear examined.

Article 24

1. Every item of loose gear shall be inspected regularly before use. Expendable or disposable slings shall not be reused. In the case of pre-slung cargoes, the slings shall be inspected as frequently as is reasonably practicable.

2. For the purpose of paragraph 1 of this Article, an inspection means a visual inspection by a responsible person carried out to decide whether, so far as can be ascertained in such manner, the gear or sling is safe for continued use.

Article 25

1. Such duly authenticated records as will provide prima facie evidence of the safe condition of the lifting appliances and items of loose gear concerned shall be kept, on shore or on the ship as the case may be; they shall specify the safe working load and the dates and results of the tests, thorough examinations and inspections referred to in Articles 22, 23 and 24 of this Convention: Provided that in the case of inspections referred to in paragraph 1 of Article 24 of this Convention, a record need only be made where the inspection discloses a defect.

2. A register of the lifting appliances and items of loose gear shall be kept in a form prescribed by the competent authority, account being taken of the model recommended by the International Labour Office.

3. The register shall comprise certificates granted or recognised as valid by the competent authority, or certified true copies of the said certificates, in a form prescribed by the competent authority, account being taken of the models recommended by the International Labour Office in respect of the testing, thorough examination and inspection, as the case may be, of lifting appliances and items of loose gear.

Article 26

1. With a view to ensuring the mutual recognition of arrangements made by Members which have ratified this Convention for the testing, thorough examination, inspection and certification of lifting appliances and items of loose gear forming part of a ship's equipment and of the records relating thereto--

(a) the competent authority of each Member which has ratified the Convention shall appoint or otherwise recognise competent persons or national or international organisations to carry out tests and/or thorough examinations and related functions, under conditions that ensure that the continuance of appointment or recognition depends upon satisfactory performance;

(b) Members which have ratified the Convention shall accept or recognise those appointed or otherwise recognised pursuant to subparagraph (a) of this paragraph, or shall enter into reciprocal arrangements with regard to such acceptance or recognition; in either case, acceptance or recognition shall be under conditions that make their continuance dependent upon satisfactory performance.

2. No lifting appliance, loose gear or other cargo-handling appliances shall be used if--

(a) the competent authority is not satisfied by reference to a certificate of test or examination or to an authenticated record, as the case may be, that the necessary test, examination or inspection has been carried out in accordance with the provisions of this Convention; or

(b) in the view of the competent authority, the appliance or gear is not safe for use.

3. Paragraph 2 of this Article shall not be so applied as to cause delay in loading or unloading a ship where equipment satisfactory to the competent authority is used.

Article 27

1. Every lifting appliance (other than a ship's derrick) having a single safe working load and every item of loose gear shall be clearly marked with its safe working load by stamping or, where this is impracticable, by other suitable means.

2. Every lifting appliance (other than a ship's derrick) having more than one safe working load shall be fitted with effective means of enabling the driver to determine the safe working load under each condition of use.

3. Every ship's derrick (other than a derrick crane) shall be clearly marked with the safe working loads applying when the derrick is used--

(a) in single purchase;

(b) with a lower cargo block;

(c) in union purchase in all possible block positions.

Article 28

Every ship shall carry rigging plans and any other relevant information necessary to permit the safe rigging of its derricks and accessory gear.

Article 29

Pallets and similar devices for containing or supporting loads shall be of sound construction, of adequate strength and free from visible defects liable to affect their safe use.

Article 30

Loads shall not be raised or lowered unless slung or otherwise attached to the lifting appliance in a safe manner.

Article 31

1. Every freight container terminal shall be so laid out and operated as to ensure so far as is reasonably practicable the safety of the workers.

2. In the case of ships carrying containers, means shall be provided for ensuring the safety of workers lashing or unlashing the containers.

Article 32

1. Any dangerous cargo shall be packed, marked and labelled, handled, stored and stowed in accordance with the relevant requirements of international regulations applying to the transport of dangerous goods by water and those dealing specifically with the handling of dangerous goods in ports.

2. Dangerous substances shall not be handled, stored or stowed unless they are packed and marked and labelled in compliance with international regulations for the transport of such substances.

3. If receptacles or containers of dangerous substances are broken or damaged to a dangerous extent, dock work, other than that necessary to eliminate danger, shall be stopped in the area concerned and the workers removed to a safe place until the danger has been eliminated.

4. Adequate measures shall be taken to prevent exposure of workers to toxic or harmful substances or agents, or oxygen-deficient or flammable atmospheres.

5. Where workers are required to enter any confined space in which toxic or harmful substances are liable to be present or in which there is liable to be an oxygen deficiency, adequate measures shall be taken to prevent accidents or injury to health.

Article 33

Suitable precautions shall be taken to protect workers against the harmful effects of excessive noise at the workplace.

Article 34

1. Where adequate protection against risks of accident or injury to health cannot be ensured by other means, workers shall be provided with and shall be required to make proper use of such personal protective equipment and protective clothing as is reasonably required for the performance of their work.

2. Workers shall be required to take care of that personal protective equipment and protective clothing.

3. Personal protective equipment and protective clothing shall be properly maintained by the employer.

Article 35

In case of accident, adequate facilities, including trained personnel, shall be readily available for the rescue of any person in danger, for the provision of first-aid and for the removal of injured persons in so far as is reasonably practicable without further endangering them.

Article 36

1. Each Member shall determine, by national laws or regulations or other appropriate methods consistent with national practice and conditions, and after consultation with the organisations of employers and workers concerned--

(a) for which risks inherent in the work there is to be an initial medical examination or a periodical medical examination, or both;

(b) with due regard to the nature and degree of the risks and the particular circumstances, the maximum intervals at which periodical medical examinations are to be carried out;

(c) in the case of workers exposed to special occupational health hazards, the range of special investigations deemed necessary;

(d) appropriate measures for the provision of occupational health services for workers.

2. All medical examinations and investigations carried out in pursuance of paragraph 1 of this Article shall be free of cost to the worker.

3. The records of the medical examinations and the investigations shall be confidential.

Article 37

1. Safety and health committees including employers' and workers' representatives shall be formed at every port where there is a significant number of workers. Such committees shall also be formed at other ports as necessary.

2. The establishment, composition and functions of such committees shall be determined by national laws or regulations or other appropriate methods consistent with national practice and conditions, after consultation with the organisations of employers and workers concerned, and in the light of local circumstances.

Article 38

1. No worker shall be employed in dock work unless he has been given adequate instruction or training as to the potential risks attaching to his work and the main precautions to be taken.

2. A lifting appliance or other cargo-handling appliance shall be operated only by a person who is at least 18 years of age and who possesses the necessary aptitudes and experience or a person under training who is properly supervised.

Article 39

To assist in the prevention of occupational accidents and diseases, measures shall be taken to ensure that they are reported to the competent authority and, where necessary, investigated.

Article 40

In accordance with national laws or regulations or national practice, a sufficient number of adequate and suitable sanitary and washing facilities shall be provided and properly maintained at each dock, wherever practicable within a reasonable distance of the workplace.

PART IV. IMPLEMENTATION

Article 41

Each Member which ratifies this Convention shall--

(a) specify the duties in respect of occupational safety and health of persons and bodies concerned with dock work;

(b) take necessary measures, including the provision of appropriate penalties, to enforce the provisions of the Convention;

(c) provide appropriate inspection services to supervise the application of the measures to be taken in pursuance of the Convention, or satisfy itself that appropriate inspection is carried out.

Article 42

1. National laws or regulations shall prescribe the time-limits within which the provisions of this Convention shall apply in respect of--

(a) the construction or equipping of a ship;

(b) the construction or equipping of any shore-based lifting appliance or other cargo-handling appliance;

(c) the construction of any item of loose gear.

2. The time-limits prescribed pursuant to paragraph 1 of this Article shall not exceed four years from the date of ratification of the Convention.

PART V. FINAL PROVISIONS

Article 43

This Convention revises the Protection against Accidents (Dockers) Convention, 1929, and the Protection against Accidents (Dockers) Convention (Revised), 1932.

Article 44

The formal ratifications of this Convention shall be communicated to the Director-General of the International Labour Office for registration.

Article 45

1. This Convention shall be binding only upon those Members of the International Labour Organisation whose ratifications have been registered with the Director-General.

2. It shall come into force twelve months after the date on which the ratifications of two Members have been registered with the Director-General.

3. Thereafter, this Convention shall come into force for any Member twelve months after the date on which its ratification has been registered.

Article 46

1. A Member which has ratified this Convention may denounce it after the expiration of ten years from the date on which the Convention first comes into force, by an act communicated to the Director-General of the International Labour Office for registration. Such denunciation shall not take effect until one year after the date on which it is registered.

2. Each Member which has ratified this Convention and which does not, within the year following the expiration of the period of ten years mentioned in the preceding paragraph, exercise the right of denunciation provided for in this Article, will be bound for another period of ten years and, thereafter, may denounce this Convention at the expiration of each period of ten years under the terms provided for in this Article.

Article 47

1. The Director-General of the International Labour Office shall notify all Members of the International Labour Organisation of the registration of all ratifications and denunciations communicated to him by the Members of the Organisation.

2. When notifying the Members of the Organisation of the registration of the second ratification communicated to him, the Director-General shall draw the attention of the Members of the Organisation to the date upon which the Convention will come into force.

Article 48

The Director-General of the International Labour Office shall communicate to the Secretary-General of the United Nations for registration in accordance with Article 102 of the Charter of the United Nations full particulars of all ratifications and acts of denunciation registered by him in accordance with the provisions of the preceding Articles.

Article 49

At such times as it may consider necessary the Governing Body of the International Labour Office shall present to the General Conference a report on the working of this Convention and shall examine the desirability of placing on the agenda of the Conference the question of its revision in whole or in part.

Article 50

1. Should the Conference adopt a new Convention revising this Convention in whole or in part, then, unless the new Convention otherwise provides:

(a) the ratification by a Member of the new revising Convention shall ipso jure involve the immediate denunciation of this Convention, notwithstanding the provisions of Article 46 above, if and when the new revising Convention shall have come into force;

(b) as from the date when the new revising Convention comes into force this Convention shall cease to be open to ratification by the Members.

2. This Convention shall in any case remain in force in its actual form and content for those Members which have ratified it but have not ratified the revising Convention.

Article 51

The English and French versions of the text of this Convention are equally authoritative.

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Convention Khongso DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất