Thông tư 02/2011/TT-UBDT về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo của Ủy ban Dân tộc
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Thông tư 02/2011/TT-UBDT
Cơ quan ban hành: | Ủy ban Dân tộc |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 02/2011/TT-UBDT |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư |
Người ký: | Giàng Seo Phử |
Ngày ban hành: | 15/07/2011 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Khiếu nại-Tố cáo |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Thông tư 02/2011/TT-UBDT
ỦY BAN DÂN TỘC Số: 02/2011/TT-UBDT |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 15 tháng 07 năm 2011 |
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ TIẾP CÔNG DÂN VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO CỦA ỦY BAN DÂN TỘC
Căn cứ Luật Khiếu nại, tố cáo ngày 02 tháng 12 năm 1998; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo ngày 15 tháng 6 năm 2004; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo và các Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo;
Căn cứ Nghị định số 60/2008/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Dân tộc;
Căn cứ Nghị quyết 53/NQ-CP ngày 10/12/2010 của Chính phủ về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ủy ban Dân tộc;
Căn cứ Thông tư 04/2010/TT-TTCP ngày 26 tháng 8 năm 2010 của Thanh tra Chính phủ Quy định quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn phản ánh, kiến nghị liên quan đến khiếu nại, tố cáo;
Ủy ban Dân tộc quy định cụ thể về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo như sau:
QUY ĐỊNH CHUNG
Thông tư này áp dụng đối với Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban, Thủ trưởng các Vụ, đơn vị trực thuộc Ủy ban và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
QUY ĐỊNH VỀ TIẾP CÔNG DÂN
Chỉ đạo tổ chức và quản lý nơi tiếp công dân của cơ quan mình; ban hành nội quy tiếp công dân; bảo đảm các điều kiện vật chất cần thiết để công dân đến trình bày khiếu nại, tố cáo, kiến nghị phản ánh.
Chỉ đạo, bố trí lịch tiếp công dân, tùy theo yêu cầu của công việc để bố trí số lần tiếp công dân trong tháng; ủy quyền cho Phó Chủ nhiệm tiếp công dân nhưng ít nhất mỗi quý Bộ trưởng, Chủ nhiệm bố trí thời gian để trực tiếp tiếp công dân 01 ngày.
Chỉ đạo Thanh tra, Văn phòng, Thủ trưởng các Vụ, đơn vị trực thuộc Ủy ban phối hợp thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị và kịp thời giải quyết theo thẩm quyền. Ủy quyền Chánh Thanh tra Ủy ban Thường trực công tác tiếp công dân của Ủy ban và yêu cầu Thủ trưởng các Vụ, đơn vị liên quan cử cán bộ cùng tham gia tiếp công dân tại phòng tiếp công dân khi cần thiết.
Đối với những đơn kiến nghị của công dân có nội dung liên quan đến giải quyết chế độ, chính sách thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Ủy ban Dân tộc thì báo cáo lãnh đạo Ủy ban Dân tộc, xin ý kiến giải quyết hoặc chuyển đến các Vụ, đơn vị chức năng xem xét, giải quyết và trả lời công dân theo đúng quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo. Vụ trưởng Vụ Địa phương II và Vụ trưởng Vụ Địa phương III phải báo cáo kết quả giải quyết bằng văn bản với Bộ trưởng, Chủ nhiệm;
Cán bộ, công chức tiếp công dân phải ghi đầy đủ nội dung và các vấn đề liên quan đến quá trình tiếp công dân vào sổ tiếp công dân. Sau khi tiếp công dân, cán bộ, công chức phải báo cáo với Thủ trưởng Vụ, đơn vị để tiếp tục xử lý khiếu nại, tố cáo của công dân theo quy định.
TIẾP NHẬN, PHÂN LOẠI ĐƠN VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO
Để xử lý đơn theo quy định của pháp luật, loại bỏ đơn không đủ điều kiện xử lý, đồng thời phục vụ công tác quản lý theo dõi, báo cáo, tổng kết, đơn tiếp nhận được từ các nguồn theo quy định tại khoản 1, Điều 7 của Thông tư này được phân loại như sau:
Đơn đủ điều kiện xử lý là đơn đáp ứng các yêu cầu sau đây:
- Đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn phản ánh, kiến nghị phải ký tên trực tiếp và ghi rõ họ và tên vào đơn;
- Đơn khiếu nại phải ghi rõ ngày, tháng, năm khiếu nại; họ, tên, địa chỉ của người khiếu nại; tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại và yêu cầu của người khiếu nại;
- Đơn tố cáo phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ người tố cáo; nội dung tố cáo; cơ quan, tổ chức, cá nhân bị tố cáo;
- Đơn phản ánh, kiến nghị liên quan đến khiếu nại, tố cáo phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ của người phản ánh, kiến nghị; nội dung phản ánh, kiến nghị;
- Đơn chưa được cơ quan tiếp nhận đơn xử lý theo quy định của pháp luật hoặc đã được xử lý theo quy định của pháp luật nhưng người khiếu nại, người tố cáo người phản ánh, kiến nghị cung cấp được tài liệu, chứng cứ mới.
Đơn không đủ điều kiện xử lý là đơn không đáp ứng các yêu cầu tại điểm a, khoản này; đơn được gửi cho nhiều cơ quan, nhiều người, trong đó đã gửi đến đúng cơ quan hoặc người có thẩm quyền giải quyết.
Đơn khiếu nại có họ tên, chữ ký của nhiều người thì cán bộ xử lý đơn đề xuất Thủ trưởng cơ quan chuyển trả đơn và toàn bộ tài liệu kèm theo (nếu có) cho người gửi đơn và hướng dẫn người khiếu nại, viết đơn khiếu nại riêng của từng người, gửi đến cơ quan, đơn vị, người có thẩm quyền để được giải quyết theo quy định của pháp luật (việc trả lại đơn được thực hiện theo mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư này).
Trường hợp đơn khiếu nại có kèm theo giấy tờ, tài liệu gốc không được thụ lý để giải quyết thì cơ quan nhận đơn, sau khi xử lý xong phải trả lại người khiếu nại giấy tờ, tài liệu đó. Nếu được thụ lý để giải quyết thì việc trả lại được thực hiện ngay sau khi ban hành quyết định giải quyết khiếu nại.
Trong quá trình nghiên cứu đơn khiếu nại đối với quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật, nếu có căn cứ cho rằng trong quá trình giải quyết vụ việc khiếu nại có dấu hiệu vi phạm pháp luật làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại, người bị khiếu nại hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức khác liên quan, lợi ích của nhà nước thì cán bộ xử lý đơn phải báo cáo Thủ trưởng cơ quan xem xét, quyết định.
Trong quá trình nghiên cứu đơn khiếu nại đối với quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định hành chính, nếu xét thấy việc thi hành quyết định bị khiếu nại sẽ gây hậu quả khó khắc phục, cán bộ xử lý đơn phải kịp thời báo cáo để Thủ trưởng cơ quan xem xét, quyết định tạm đình chỉ hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền quyết định tạm đình chỉ việc thi hành quyết định đó.
- Giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật Khiếu nại, tố cáo, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
- Căn cứ nội dung, tính chất vụ việc khiếu nại giao Chánh Thanh tra hoặc Thủ trưởng các Vụ, đơn vị tiến hành xác minh, kết luận và kiến nghị giải quyết trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm;
- Xem xét lại vụ việc khiếu nại thuộc thẩm quyền đã giải quyết khi có kiến nghị hoặc yêu cầu của Tổng Thanh tra Chính phủ.
- Giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp;
- Giải quyết khiếu nại mà thủ trưởng Vụ, đơn vị trực thuộc Ủy ban đã giải quyết lần đầu nhưng còn có khiếu nại;
- Giải quyết khiếu nại có nội dung thuộc quyền quản lý nhà nước của Ủy ban mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Giám đốc sở hoặc cấp tương đương thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã giải quyết lần đầu nhưng còn có khiếu nại;
- Giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật thuộc thẩm quyền;
- Giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật mà Thủ trưởng Vụ, đơn vị trực thuộc đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại;
- Quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng, Chủ nhiệm quy định tại điểm b, điểm c và điểm e khoản 2, Điều này là quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực thi hành.
- Giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại trong phạm vi quản lý của Ủy ban Dân tộc;
- Tổng hợp tình hình khiếu nại và giải quyết khiếu nại thuộc trách nhiệm của Bộ trưởng, Chủ nhiệm và thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của Thanh tra Chính phủ;
- Yêu cầu thủ trưởng các Vụ, đơn vị trực thuộc Ủy ban giải quyết các khiếu nại thuộc thẩm quyền nhưng chưa được giải quyết. Đồng thời có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc giải quyết các khiếu nại này. Trong trường hợp cần thiết thì kiến nghị Bộ trưởng, Chủ nhiệm xử lý đối với tổ chức, cá nhân thiếu trách nhiệm hoặc cố tình trì hoãn việc giải quyết đó.
- Xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ trưởng, Chủ nhiệm;
- Xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại kỷ luật công chức, viên chức thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng, Chủ nhiệm khi được Bộ trưởng, Chủ nhiệm giao;
- Kiểm tra, thanh tra trách nhiệm trong việc giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng các Vụ, đơn vị trực thuộc theo chỉ đạo của Bộ trưởng, Chủ nhiệm; khi có vi phạm pháp luật thì xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị với Bộ trưởng, Chủ nhiệm xử lý; kiến nghị các biện pháp khắc phục hạn chế, tồn tại công tác này trong phạm vi quản lý của Bộ trưởng, Chủ nhiệm.
- Phân công cán bộ tiến hành kiểm tra, xác minh, kết luận, kiến nghị giúp Thủ trưởng Vụ, đơn vị giải quyết đối với khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình;
- Giao cho cán bộ tổ chức tiến hành kiểm tra, xác minh, kết luận, kiến nghị để Thủ trưởng giải quyết đối với khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức do Thủ trưởng Vụ, đơn vị ban hành;
- Thẩm tra, xác minh kiến nghị Bộ trưởng, Chủ nhiệm xử lý theo thẩm quyền đối với đơn khiếu nại do đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cơ quan báo chí chuyển đến theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo.
Giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, công chức, viên chức do mình quản lý trực tiếp; giải quyết các quyết định kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức do mình ban hành theo quy định của pháp luật về công tác quản lý cán bộ.
Trình tự, thời hạn giải quyết khiếu nại được thực hiện theo quy định tại Điều 30, 31, 34, 36, 37, 39, 40, 41,42, 43, 46 của Luật Khiếu nại, tố cáo 1998 và các Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo.
Đơn tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết và đủ điều kiện thụ lý là đơn đáp ứng các yêu cầu theo quy định tại điểm a, khoản 2 và điểm a, khoản 6 của Điều 8 Thông tư này (việc đề xuất thụ lý đơn tố cáo được thực hiện theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này).
Đơn tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết thì cán bộ xử lý đơn đề xuất Thủ trưởng cơ quan xem xét quyết định việc thụ lý giải quyết theo quy định của pháp luật.
Đơn tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết thì cán bộ xử lý đơn đề xuất với Thủ trưởng cơ quan chuyển đơn và các chứng cứ, tài liệu kèm theo (nếu có) đến cơ quan, đơn vị, người có thẩm quyền để được giải quyết theo quy định của pháp luật (việc chuyển đơn tố cáo được thực hiện theo mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư này).
Đơn tố cáo đảng viên là cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý được thực hiện theo Quyết định số 190-QĐ/TW ngày 29/9/2008 của Bộ Chính trị.
Đơn tố cáo hành vi gây thiệt hại, đang gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích nhà nước, cơ quan, tổ chức, tính mạng, tài sản của cá nhân thì cán bộ xử lý đơn phải kịp thời báo cáo, tham mưu, đề xuất để Thủ trưởng cơ quan áp dụng biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật hoặc thông báo cho cơ quan, người có thẩm quyền kịp thời ngăn chặn, hạn chế, khắc phục hậu quả.
Trình tự, thời hạn giải quyết tố cáo được thực hiện theo quy định tại Điều 65, 66, 67, 69 của Luật Khiếu nại tố cáo 1998 và các Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo.
Đối với đơn có nhiều nội dung khác nhau thì cán bộ xử lý đơn phải tách riêng từng nội dung trong đơn để xử lý. Việc xử lý nội dung khiếu nại, nội dung tố cáo, nội dung phản ánh; kiến nghị thực hiện theo quy định của Thông tư này.
Việc xử lý đơn do cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi đến trụ sở tiếp công dân để thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị được thực hiện theo quy định tại Thông tư này.
Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan tiến hành tố tụng, thi hành án thì cán bộ xử lý đơn trình Thủ trưởng cơ quan hướng dẫn người gửi đơn đến cơ quan, đơn vị, người có thẩm quyền để xử lý tiếp, theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự, pháp luật tố tụng dân sự, pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính, pháp luật về thi hành án và các quy định khác của pháp luật trong lĩnh vực tố tụng, thi hành án.
Đơn liên quan đến nội dung tổ chức hoạt động nội bộ của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức
xã hội - nghề nghiệp, tổ chức tôn giáo nào thì cán bộ xử lý đề xuất trình Thủ trưởng
cơ quan để hướng dẫn người gửi đơn đến tổ chức có thẩm quyền để được xử lý, xem xét theo quy định của pháp luật.
QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ CHẾ ĐỘ BÁO CÁO
Thủ trưởng các Vụ, đơn vị có trách nhiệm tổ chức quản lý, theo dõi công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo tại Vụ, đơn vị mình; tổng hợp kết quả tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo và báo cáo về Ủy ban (Thanh tra Ủy ban) theo quy định.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2011 và thay thế Quyết định số 172/QĐ-UBDT ngày 05 tháng 6 năm 2007 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo và tiếp công dân của Ủy ban.
BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
Giàng Seo Phử
Mẫu số 01
(Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2011/TT-UBDT ngày 15/07/2011
của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc)
ỦY BAN DÂN TỘC |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ............ ngày......tháng......năm........ |
PHIẾU ĐỀ XUẤT THỤ LÝ ĐƠN ......... (2)
Kính gửi:............................................................(3)
Ngày..... tháng..... năm......................(1) nhận được đơn......................(2) của ông (bà) .......................................................................................................... (5)
Địa chỉ: .................................................................................................................
Tóm tắt nội dung đơn: ..........................................................................................
Đơn đã được............................(5) giải quyết (nếu có) ngày...../......../..................
Căn cứ nội dung đơn và thẩm quyền giải quyết, đề xuất thụ lý để giải quyết đơn .............................(2) của ông (bà)...................................(4)
PHÊ DUYỆT CỦA THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN, ĐƠN VỊ .......................................... .......................................... .......................................... Ngày......tháng......năm ........ (Ký, ghi rõ họ tên) |
CÁN BỘ ĐỀ XUẤT (Ký, ghi rõ họ tên) |
------------------------------------------------------
(1) Tên cơ quan, đơn vị xử lý đơn.
(2) Đơn khiếu nại hoặc đơn tố cáo hoặc đơn kiến nghị hoặc đơn phản ánh.
(3) Thủ trưởng cơ quan, đơn vị xử lý đơn.
(4) Họ tên người khiếu nại hoặc người tố cáo hoặc người kiến nghị, phản ánh.
(5) Họ tên, chức vụ của người có thẩm quyền giải quyết.
Mẫu số 02
(Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2011/TT-UBDT ngày 15/07/2011
của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc)
ỦY BAN DÂN TỘC Số /...........(2) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ............ ngày......tháng......năm........ |
PHIẾU TRẢ ĐƠN KHIẾU NẠI
Kính gửi: ........................................................ (4)
Ngày..... tháng..... năm..............................................(1) nhận được đơn khiếu nại của...................................................................................................(3)
Địa chỉ:..................................................................................................................
Căn cứ nội dung đơn khiếu nại; theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo và các Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo; khoản 02 Điều 9 của Thông tư /2011/TT-UBDT ngày / /2011 quy định về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại tố cáo của Ủy ban Dân tộc; .........
...................................... (1) thấy đơn khiếu nại của ông (bà) không đủ điều kiện thụ lý giải quyết vì.......................................(4).
Vậy ....................................... (1) trả lại đơn để......................................(3) biết.
Nơi nhận: |
....................................................... (5) (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
-------------------------------------------------------
(1) Tên cơ quan, đơn vị gửi phiếu trả đơn
(2) Chữ viết tắt tên cơ quan, đơn vị gửi phiếu trả đơn.
(3) Họ tên người khiếu nại.
(4) Nêu lý do không thụ lý giải quyết.
(5) Chức danh thủ trưởng cơ quan, đơn vị gửi phiếu trả đơn.
Mẫu số 03
(Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2011/TT-UBDT ngày 15/07/2011
của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc)
ỦY BAN DÂN TỘC Số /.............(2) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ............ ngày......tháng......năm........ |
PHIẾU HƯỚNG DẪN
Kính gửi:...........................................................(3)
Ngày....... tháng...... năm...............................................................................(1)
nhận được đơn khiếu nại của ông (bà)..............................................................(3)
Địa chỉ:..................................................................................................................
Căn cứ nội dung đơn khiếu nại; theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo và các Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo; khoản 1 Điều 10 của Thông tư /2011/TT- UBDT ngày / /2011 quy định về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại tố cáo của Ủy ban Dân tộc;...................(1) nhận thấy đơn khiếu nại của ông (bà) không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan ..................................................................(1).
Đề nghị ông (bà) gửi đơn khiếu nại đến............................(4) để được giải quyết theo quy định của pháp luật.
(Tài liệu gửi trả lại kèm theo - nếu có).
Nơi nhận: |
....................................................... (5) (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
------------------------------------------------------
(1) Tên cơ quan, đơn vị ra văn bản hướng dẫn.
(2) Chữ viết tắt tên cơ quan, đơn vị hướng dẫn.
(3) Họ tên người khiếu nại.
(4) Chức danh Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.
(5) Chức danh Thủ trưởng cơ quan, đơn vị gửi phiếu hướng dẫn.
Mẫu số 04
(Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2011/TT-UBDT ngày 15/07/2011
của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc)
ỦY BAN DÂN TỘC Số /.............(2) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ............ ngày......tháng......năm........ |
THÔNG BÁO
Không thụ lý giải quyết khiếu nại
Kính gửi: ............................................... (3)
Ngày..... tháng..... năm..................................................................(1) nhận được
đơn khiếu nại của..............................................................................................(4)
Địa chỉ:.................................................................................................................. Do................................................................................................(3) chuyển đến.
Căn cứ nội dung đơn khiếu nại; theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo và các Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo; khoản 2 Điều 10 của Thông tư /2011/TT-UBDT ngày / /2011 quy định về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại tố cáo của Ủy ban Dân tộc; ................. (1) thấy đơn khiếu nại của ông (bà) .......... (4) không thuộc thẩm quyền giải quyết của ................. ;.............. (1) ............... (5).
Vậy thông báo để.....................................................................................(3) biết.
Nơi nhận: |
....................................................... (6) (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
------------------------------------------------------
(1) Tên cơ quan, đơn vị gửi thông báo.
(2) Chữ viết tắt tên cơ quan, đơn vị gửi thông báo.
(3) Họ tên người chuyển đơn hoặc tên cơ quan, tổ chức chuyển đơn
(4) Họ tên người khiếu nại
(5) Nêu lý do không thụ lý giải quyết
(6) Chức danh thủ trưởng cơ quan, đơn vị gửi thông báo.
Mẫu số 05
(Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2011/TT-UBDT ngày 15/07/2011
của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc)
ỦY BAN DÂN TỘC Số /.............(2) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ............ ngày......tháng......năm........ |
PHIẾU TRẢ ĐƠN KHIẾU NẠI VÀ HƯỚNG DẪN
Kính gửi:.......................................................(3)
Ngày....... tháng...... năm..................................................................(1) nhận được
đơn khiếu nại của ông (bà)......................(3) và........................ (4) công dân
Địa chỉ:..................................................................................................................
Căn cứ nội dung đơn khiếu nại; theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo và các Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo; Điều 11 của Thông tư /2011/TT-UBDT ngày / /2011 quy định về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại tố cáo của Ủy ban Dân tộc; ......... (1) trả lại đơn khiếu nại của ông (bà) và......................(4) công dân.
Đề nghị ông (bà) và......................(4) công dân viết đơn khiếu nại riêng của từng người, gửi đến ........................(5) để được giải quyết theo quy định của pháp luật.
(Tài liệu gửi trả lại kèm theo (nếu có).
Nơi nhận: |
....................................................... (6) (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
-------------------------------------------------------
(1) Tên cơ quan, đơn vị ra văn bản trả đơn và hướng dẫn.
(2) Chữ viết tắt tên cơ quan, đơn vị trả đơn và hướng dẫn.
(3) Họ tên của một trong những người khiếu nại.
(4) Số lượng người khiếu nại có tên trong đơn.
(5) Chức danh Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền giải quyết.
(6) Chức danh Thủ trưởng cơ quan, đơn vị gửi phiếu trả đơn và hướng dẫn.
Mẫu số 06
(Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2011/TT-UBDT ngày 15/07/2011
của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc)
ỦY BAN DÂN TỘC Số /.............(2) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ............ ngày......tháng......năm........ |
PHIẾU CHUYỂN ĐƠN TỐ CÁO
Kính gửi: ...........................................................(3)
Ngày......tháng......năm..............................................................(1) nhận được đơn tố cáo của ông (bà)..........................................................................................(4);
Địa chỉ:.................................................................................................................
Sau khi xem xét đơn, căn cứ Điều 59, Điều 60 và Điều 66 Luật Khiếu nại, tố cáo; Điều 11 của Thông tư /2011/TT-UBDT ngày / /2011 quy định về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại tố cáo của Ủy ban Dân tộc;............................................... (1) xin chuyển đơn tố cáo của ông (bà)...........................(4) đến..........................(3) để giải quyết theo quy định của pháp luật.
Nơi nhận: |
....................................................... (5) (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
-----------------------------------------------------
(1) Tên cơ quan chuyển đơn tố cáo.
(2) Chữ viết tắt tên cơ quan chuyển đơn
(3) Cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
(4) Họ tên người tố cáo.
(5) Chức danh Thủ trưởng cơ quan chuyển đơn tố cáo.
Mẫu số 07
(Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2011/TT-UBDT ngày 15/07/2011
của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc)
ỦY BAN DÂN TỘC Số /.............(2) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ............ ngày......tháng......năm........ |
PHIẾU CHUYỂN ĐƠN ........................(3)
Kính gửi: ..............................................................(4)
Ngày......tháng.....năm............................................(1) nhận được đơn phản ánh của ông (bà). .....................................................................................................(5);
Địa chỉ:..................................................................................................................
Sau khi xem xét đơn, căn cứ Luật Khiếu nại, tố cáo; khoản 2 Điều 23 của Thông tư /2011/TT-UBDT ngày / /2011 quy định về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại tố cáo của Ủy ban Dân tộc; ........................................(1) xin chuyển đơn ........... .....................(3) của ông (bà).............................................(5) đến.........................(4) để giải quyết theo quy định của pháp luật.
Nơi nhận: |
....................................................... (6) (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
------------------------------------------------------
(1) Tên cơ quan chuyển đơn.
(2) Chữ viết tắt tên cơ quan chuyển đơn.
(3) Đơn phản ánh hoặc đơn kiến nghị
(4) Cơ quan, đơn vị tổ chức, người có thẩm quyền giải quyết.
(5) Họ tên người kiến nghị hoặc người phản ánh.
(6) Chức danh Thủ trưởng cơ quan chuyển đơn.
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây