Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT Quy chế đào tạo trình độ đại học

thuộc tính Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế đào tạo trình độ đại học
Cơ quan ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:08/2021/TT-BGDĐT
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Hoàng Minh Sơn
Ngày ban hành:18/03/2021
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề

TÓM TẮT VĂN BẢN

Sinh viên ĐH được bảo lưu kết quả nếu được đại diện quốc gia tham dự giải đấu quốc tế

Ngày 18/03/2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT về việc ban hành Quy chế đào tạo trình độ đại học.

Theo đó, đối với mỗi học phần, sinh viên được đánh giá qua tối thiểu hai điểm thành phần, đối với các học phần có khối lượng nhỏ hơn 02 tín chỉ có thể chỉ có một điểm đánh giá, các điểm thành phần được đánh giá theo thang điểm 10. Phương pháp đánh giá, hình thức đánh giá và trọng số của mỗi điểm thành phần được quy định trong đề cương chi tiết của mỗi học phần.

Bên cạnh đó, sinh viên được xét và công nhận tốt nghiệp khi có đủ các điều kiện sau: Tích lũy đủ học phần, số tín chỉ và hoàn thành các nội dung bắt buộc khác theo yêu cầu của chương trình đào tạo, đạt chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo; Điểm trung bình tích lũy của toàn khóa học đạt từ trung bình trở lên; Tại thời điểm xét tốt nghiệp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không đang trong thời gian bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập.

Ngoài ra, sinh viên được xin nghỉ học tạm thời và bảo lưu kết quả đã học trong các trường hợp sau: Được điều động vào lực lượng vũ trang; Được cơ quan có thẩm quyền điều động, đại diện quốc gia tham dự các kỳ thi, giải đấu quốc tế; Bị ốm, thai sản hoặc tai nạn phải điều trị thời gian dài có chứng nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế;…

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 03/5/2021.

Xem chi tiết Thông tư08/2021/TT-BGDĐT tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

__________

Số: 08/2021/TT-BGDĐT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

______________________

Hà Nội, ngày 18 tháng 03 năm 2021

THÔNG TƯ

Ban hành Quy chế đào tạo trình độ đại học

____________

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Luật Giáo dục đại học ngày 18 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học ngày 19 tháng 11 năm 2018;

Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 05 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học;

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư ban hành Quy chế đào tạo trình độ đại học.

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy chế đào tạo trình độ đại học.
Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 03 tháng 5 năm 2021, áp dụng đối với các khóa tuyển sinh sau ngày thông tư có hiệu lực thi hành và thay thế Quyết định số 25/2006/QĐ-BGDĐT ngày 26 tháng 6 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy; Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ; Thông tư số 57/2012/TT-BGDĐT ngày 27 tháng 12 năm 2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Thông tư số 06/2017/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 3 năm 2017của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy chế đào tạo vừa làm vừa học trình độ đại học; Quyết định số 22/QĐ-BGDĐT ngày 26 tháng 6 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về đào tạo để cấp bằng tốt nghiệp đại học thứ hai; Thông tư số 10/2018/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 3 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về đào tạo bằng tốt nghiệp thứ 2 trình độ đại học, trình độ cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên; Thông tư số 07/2017/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về liên kết đào tạo trình độ đại học.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; giám đốc đại học, học viện, hiệu trưởng trường đại học; trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

Nơi nhận:

Văn phòng Quốc hội;

Văn phòng Chính phủ;

Ủy ban VHGDTNTNNĐ của Quốc hội;

Ban Tuyên giáo Trung ương;

Bộ trưởng (để báo cáo);

Kiểm toán Nhà nước;

Cục KTVBQPPL (Bộ Tư pháp);

Công báo;

- Như Điều 3;

Cổng thông tin điện tử của Chính phủ;

Cổng thông tin điện tử của Bộ GDĐT;

Lưu: VT, Vụ PC, Vụ GDĐH.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

 

 

 

 

 

 

Hoàng Minh Sơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

_________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________________

 

QUY CHẾ ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC
(Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2021/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 3 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
______________
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định chung về tổ chức và quản lý đào tạo trình độ đại học, bao gồm: Chương trình đào tạo và thời gian học tập; hình thức và phương thức tổ chức đào tạo; lập kế hoạch và tổ chức giảng dạy; đánh giá kết quả học tập và cấp bằng tốt nghiệp; những quy định khác đối với sinh viên.
2. Quy chế này áp dụng đối với các đại học, học viện, trường đại học; trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội có nhiệm vụ đào tạo trình độ đại học (sau đây gọi là cơ sở đào tạo), các tổ chức, cá nhân liên quan trong đào tạo theo hình thức chính quy và hình thức vừa làm vừa học. Các chương trình đào tạo do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp bằng bao gồm cả các chương trình liên kết đào tạo được áp dụng quy chế này hoặc quy định của cơ sở đào tạo cấp bằng theo thỏa thuận liên kết, hợp tác giữa các bên nhưng không trái với những quy định của quy chế này.
3. Quy chế này là căn cứ để giám đốc đại học, học viện, hiệu trưởng trường đại học; trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi hiệu trưởng) cơ sở đào tạo xây dựng và ban hành các văn bản quy định cụ thể (sau đây gọi là quy chế của cơ sở đào tạo), bao gồm việc tổ chức đào tạo trình độ đại học và cả trình độ đào tạo đối với một số ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù quy định tại điểm a khoản 1 Điều 14 Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học.
Điều 2. Chương trình đào tạo và thời gian học tập
1. Chương trình đào tạo được xây dựng theo đơn vị tín chỉ, cấu trúc từ các môn học hoặc học phần (sau đây gọi chung là học phần), trong đó phải có đủ các học phần bắt buộc và đáp ứng chuẩn chương trình đào tạo theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong trường hợp đào tạo song ngành hoặc ngành chính - ngành phụ, chương trình đào tạo phải thể hiện rõ khối lượng học tập chung và riêng theo từng ngành.
2. Nội dung, chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo áp dụng chung đối với các hình thức, phương thức tổ chức đào tạo và đối tượng người học khác nhau. Đối với người đã tốt nghiệp trình độ khác hoặc ngành khác, khối lượng học tập thực tế được xác định trên cơ sở công nhận, hoặc chuyển đổi tín chỉ đã tích lũy và miễn trừ học phần trong chương trình đào tạo trước.
3. Chương trình đào tạo phải được công khai đối với người học trước khi tuyển sinh và khi bắt đầu khóa học; những thay đổi, điều chỉnh liên quan đến chương trình đào tạo được thực hiện theo quy định hiện hành và công bố trước khi áp dụng, không gây tác động bất lợi cho sinh viên.
4. Đối với mỗi hình thức đào tạo, chương trình đào tạo cần cung cấp kế hoạch học tập chuẩn toàn khoá để định hướng cho sinh viên.
a) Thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khoá đối với hình thức đào tạo chính quy phải phù hợp với thời gian quy định trong Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân, đồng thời đảm bảo đa số sinh viên hoàn thành chương trình đào tạo;
b) Thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khoá đối với hình thức đào tạo vừa làm vừa học dài hơn tối thiểu 20% so với hình thức đào tạo chính quy của cùng chương trình đào tạo.
5. Thời gian tối đa để sinh viên hoàn thành khoá học được quy định trong quy chế của cơ sở đào tạo, nhưng không vượt quá 02 lần thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khoá đối với mỗi hình thức đào tạo. Đối với sinh viên học liên thông đã được miễn trừ khối lượng tín chỉ tích lũy, thời gian tối đa để sinh viên hoàn thành khóa học được xác định trên cơ sở thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khoá giảm tương ứng với khối lượng được miễn trừ.
Điều 3. Phương thức tổ chức đào tạo
1. Đào tạo theo niên chế:
a) Là phương thức tổ chức đào tạo theo lớp học tương đối cố định đối với tất cả các học phần bắt buộc của chương trình đào tạo trong toàn khoá học, cho phép sinh viên cùng lớp thực hiện theo kế hoạch học tập chuẩn và theo một thời khóa biểu chung trừ những học phần tự chọn hoặc học lại;
b) Sinh viên được đánh giá đạt tiến độ học tập bình thường sẽ được học tiếp năm sau theo kế hoạch học tập chuẩn và đăng ký học lại những học phần chưa đạt theo quy định trong chương trình đào tạo;
c) Sinh viên được đánh giá không đạt tiến độ học tập bình thường sẽ phải học cùng sinh viên khóa sau để học lại các học phần chưa đạt theo quy định trong chương trình đào tạo.
2. Đào tạo theo tín chỉ:
a) Là phương thức tổ chức đào tạo theo từng lớp học phần, cho phép sinh viên tích lũy tín chỉ của từng học phần và thực hiện chương trình đào tạo theo kế hoạch học tập của cá nhân, phù hợp với kế hoạch giảng dạy của cơ sở đào tạo;
b) Sinh viên không đạt một học phần bắt buộc sẽ phải học lại học phần đó hoặc học một học phần tương đương theo quy định trong chương trình đào tạo, hoặc học một học phần thay thế nếu học phần đó không còn được giảng dạy;
c) Sinh viên không đạt một học phần tự chọn sẽ phải học lại học phần đó hoặc có thể chọn học một học phần tự chọn khác theo quy định trong chương trình đào tạo.
3. Cơ sở đào tạo lựa chọn, áp dụng phương thức tổ chức đào tạo như sau:
a) Đào tạo theo tín chỉ, áp dụng thống nhất cho tất cả các khóa và hình thức đào tạo;
b) Đào tạo theo niên chế, áp dụng thống nhất cho tất cả các khóa và hình thức đào tạo;
c) Áp dụng đào tạo theo tín chỉ cho một số khóa hoặc cho một hình thức đào tạo; áp dụng đào tạo theo niên chế cho một số khóa khác hoặc hình thức đào tạo còn lại.
Điều 4. Hình thức đào tạo
1. Đào tạo chính quy:
a) Các hoạt động giảng dạy được thực hiện tại cơ sở đào tạo, riêng những hoạt động thực hành, thực tập, trải nghiệm thực tế và giảng dạy trực tuyến có thể thực hiện ngoài cơ sở đào tạo;
b) Thời gian tổ chức hoạt động giảng dạy trong khoảng từ 06 giờ đến 20 giờ các ngày trong tuần từ thứ 2 đến thứ 7; thời gian tổ chức những hoạt động đặc thù của chương trình đào tạo được thực hiện theo quy định của cơ sở đào tạo.
2. Đào tạo vừa làm vừa học:
a) Các hoạt động giảng dạy được thực hiện tại cơ sở đào tạo hoặc tại cơ sở phối hợp đào tạo theo quy định liên kết đào tạo tại Điều 5 của Quy chế này, riêng những hoạt động thực hành, thực tập, trải nghiệm thực tế và giảng dạy trực tuyến có thể thực hiện ngoài cơ sở đào tạo, cơ sở phối hợp đào tạo;
b) Thời gian tổ chức hoạt động giảng dạy linh hoạt trong ngày và trong tuần.
3. Đối với các ngành đào tạo ưu tiên phục vụ nguồn nhân lực phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn, Bộ Giáo dục và Đào tạo có hướng dẫn thực hiện các hình thức đào tạo phù hợp.
Điều 5. Liên kết đào tạo
1. Liên kết đào tạo chỉ thực hiện đối với hình thức vừa làm vừa học theo quy định tại khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học và theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này. Không thực hiện việc liên kết đào tạo đối với các ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề.
2. Các yêu cầu tối thiểu đối với cơ sở chủ trì đào tạo:
a) Đã được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng cơ sở giáo dục đại học bởi tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục hợp pháp và còn hiệu lực theo quy định;
b) Chương trình đào tạo dự kiến liên kết đào tạo đã được tổ chức thực hiện tối thiểu 03 khoá liên tục theo hình thức chính quy; từ khóa tuyển sinh năm 2024 yêu cầu chương trình đào tạo đã được công nhận đạt chuẩn chất lượng theo quy định hiện hành;
c) Bảo đảm đội ngũ giảng viên cơ hữu giảng dạy tối thiểu 70% nội dung, khối lượng chương trình đào tạo;
d) Đã ban hành quy định về liên kết và đã thẩm định các điều kiện bảo đảm chất lượng của cơ sở phối hợp đào tạo;
đ) Các cơ sở đào tạo thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an không áp dụng điểm a, điểm b khoản này, nhưng chỉ được liên kết đào tạo với cơ sở giáo dục thuộc cùng bộ quản lý trực tiếp và phải có văn bản giao nhiệm vụ liên kết đào tạo của bộ quản lý trực tiếp.
3. Các yêu cầu tối thiểu của cơ sở phối hợp đào tạo:
a) Đáp ứng các yêu cầu về môi trường sư phạm, cơ sở vật chất, thiết bị, thư viện và cán bộ quản lý theo yêu cầu của chương trình đào tạo;
b) Đã có báo cáo tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục gửi về cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định; từ khóa tuyển sinh năm 2024 yêu cầu đã được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng cơ sở giáo dục theo quy định hiện hành, trừ các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
4. Trách nhiệm của các bên tham gia liên kết đào tạo:
a) Cơ sở chủ trì đào tạo và cơ sở phối hợp đào tạo chịu trách nhiệm ký kết hợp đồng liên kết đào tạo, thỏa thuận cụ thể về quyền và trách nhiệm của các bên trong việc phối hợp tổ chức thực hiện, quản lý quá trình dạy học bảo đảm chất lượng đào tạo và thực hiện nội dung đã thỏa thuận phù hợp với các quy định của Quy chế này và các quy định pháp luật khác có liên quan;
b) Cơ sở chủ trì đào tạo chịu trách nhiệm quản lý chất lượng đào tạo; báo cáo hoạt động liên kết đào tạo với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi liên kết đào tạo trước khi tổ chức tuyển sinh; nếu cơ sở phối hợp đào tạo không đáp ứng được các yêu cầu về bảo đảm chất lượng theo quy định của học phần hoặc của chương trình đào tạo thì phải chuyển sinh viên về cơ sở chủ trì liên kết để tiếp tục đào tạo theo quy định và bảo đảm quyền lợi cho sinh viên;
c) Cơ sở phối hợp đào tạo có trách nhiệm cùng cơ sở chủ trì đào tạo bảo đảm đủ điều kiện cơ sở vật chất thực hiện đào tạo; tham gia quản lý, giảng dạy, theo thoả thuận giữa hai bên;
d) Cơ sở chủ trì đào tạo, cơ sở phối hợp đào tạo chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện hợp đồng liên kết đào tạo; thực hiện các quy chế về tuyển sinh, đào tạo; bảo đảm quyền lợi chính đáng cho giảng viên, sinh viên trong suốt quá trình thực hiện hoạt động đào tạo.
Chương II
LẬP KẾ HOẠCH VÀ TỔ CHỨC GIẢNG DẠY
Điều 6. Kế hoạch giảng dạy và học tập
1. Kế hoạch giảng dạy và học tập chi tiết hóa việc tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo theo năm học, học kỳ, phù hợp với hình thức đào tạo và phương thức tổ chức đào tạo.
2. Kế hoạch năm học thể hiện những mốc thời gian chính của các hoạt động đào tạo trong năm học cho tất cả hình thức, chương trình đào tạo, được công bố kịp thời tới các bên liên quan trước khi bắt đầu năm học. Một năm học có 02 hoặc 03 học kỳ chính với tổng số tối thiểu 30 tuần lên lớp. Ngoài các học kỳ chính, cơ sở đào tạo có thể tổ chức thêm học kỳ phụ.
3. Kế hoạch học kỳ bao gồm kế hoạch mở lớp, hình thức dạy và học (trực tiếp hoặc trực tuyến), lịch học, lịch thi của các học phần được tổ chức trong học kỳ cho các khoá học, chương trình đào tạo và hình thức đào tạo. Kế hoạch học kỳ phải được xây dựng và công bố kịp thời với đầy đủ thông tin cần thiết, bảo đảm thuận tiện cho sinh viên xây dựng kế hoạch học tập và đăng ký học tập.
4. Thời khoá biểu thể hiện thời gian, địa điểm, hoạt động dạy và học của từng lớp thuộc các khoá học, hình thức và chương trình đào tạo. Thời khóa biểu của các lớp học phần bình thường được bố trí đều trong các tuần của học kỳ. Trong trường hợp cần thiết phải xếp lịch học tập trung thời gian, số giờ giảng đối với một học phần bất kỳ không vượt quá 15 giờ/tuần và 4 giờ/ngày.
5. Quy chế của cơ sở đào tạo quy định rõ việc phân bổ các học kỳ, thời gian, địa điểm, hình thức bố trí các giờ lên lớp theo quy định của Quy chế này.
Điều 7. Tổ chức đăng ký học tập
1. Trước khi bắt đầu mỗi học kỳ, cơ sở đào tạo hướng dẫn cho sinh viên đăng ký học tập trên hệ thống đăng ký học tập của cơ sở đào tạo.
2. Sinh viên học theo tín chỉ phải đăng ký lớp của các học phần dự định sẽ học trong học kỳ, gồm: những học phần mới, một số học phần chưa đạt (để học lại) và một số học phần đã đạt (để cải thiện điểm, nếu có) căn cứ danh sách học phần được mở và điều kiện đăng ký của mỗi học phần.
3. Sinh viên học theo niên chế đăng ký học lại những học phần chưa đạt dự định sẽ học trong học kỳ, đăng ký học cải thiện điểm hoặc đăng ký học những học phần tự chọn theo quy định của chương trình đào tạo.
4. Quy chế của cơ sở đào tạo quy định quy trình, thủ tục, tổ chức quản lý, lưu trữ việc đăng ký học tập của sinh viên ở mỗi học kỳ, việc rút bớt học phần đã đăng ký; quy định cụ thể giới hạn khối lượng học tập của sinh viên trong mỗi học kỳ nằm trong khung như sau:
a) Khối lượng tối thiểu không ít hơn 2/3 khối lượng trung bình một học kỳ theo kế hoạch học tập chuẩn;
b) Khối lượng tối đa không vượt quá 3/2 khối lượng trung bình một học kỳ theo kế hoạch học tập chuẩn.
Điều 8. Tổ chức giảng dạy và học tập
1. Yêu cầu về tổ chức giảng dạy và học tập:
a) Phát huy năng lực chuyên môn và trách nhiệm nghề nghiệp của đội ngũ giảng viên, phù hợp với quy định về chế độ làm việc của giảng viên;
b) Phát huy vai trò chủ động đồng thời đề cao trách nhiệm của sinh viên, tạo điều kiện và động lực để sinh viên nỗ lực học tập; giữ vững kỷ cương học đường, nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo;
c) Có cơ chế thanh tra, giám sát nội bộ và có hệ thống cải tiến chất lượng dựa trên thu thập, đánh giá ý kiến phản hồi của người học.
2. Dạy và học trực tuyến:
a) Cơ sở đào tạo được tổ chức các lớp học phương thức trực tuyến khi đáp ứng các quy định hiện hành về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và tổ chức đào tạo qua mạng; có các giải pháp bảo đảm chất lượng và minh chứng về chất lượng tổ chức lớp học phương thức trực tuyến không thấp hơn chất lượng lớp học phương thức trực tiếp;
b) Đối với đào tạo theo hình thức chính quy và vừa làm vừa học, tối đa 30% tổng khối lượng của chương trình đào tạo được thực hiện bằng lớp học trực tuyến. Trong trường hợp thiên tai, dịch bệnh phức tạp và các trường hợp bất khả kháng khác, cơ sở đào tạo thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Quy chế của cơ sở đào tạo quy định:
a) Việc phân công giảng viên cho các lớp học, giảng viên giảng dạy, giảng viên hướng dẫn sinh viên làm thí nghiệm, thực hành, thực tập, đồ án, khoá luận và thực hiện các hoạt động học tập khác;
b) Việc lấy ý kiến phản hồi của người học về các điều kiện bảo đảm chất lượng, hiệu quả học tập đối với tất cả các lớp học của cơ sở đào tạo và việc công khai ý kiến phản hồi của người học, bao gồm nội dung, mức độ, hình thức công khai;
c) Trách nhiệm và quyền hạn của giảng viên được phân công giảng dạy hoặc hướng dẫn sinh viên; trách nhiệm của các đơn vị chuyên môn và các đơn vị quản lý, hỗ trợ liên quan;
d) Trách nhiệm và quyền hạn của sinh viên khi tham dự các lớp học, tham gia thí nghiệm, thực hành hoặc khi được giao thực tập, đồ án, khoá luận và các hoạt động học tập khác.
Chương III
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP VÀ CẤP BẰNG TỐT NGHIỆP
Điều 9. Đánh giá và tính điểm học phần
1. Đối với mỗi học phần, sinh viên được đánh giá qua tối thiểu hai điểm thành phần, đối với các học phần có khối lượng nhỏ hơn 02 tín chỉ có thể chỉ có một điểm đánh giá. Các điểm thành phần được đánh giá theo thang điểm 10. Phương pháp đánh giá, hình thức đánh giá và trọng số của mỗi điểm thành phần được quy định trong đề cương chi tiết của mỗi học phần. Hình thức đánh giá trực tuyến được áp dụng khi đảm bảo trung thực, công bằng và khách quan như đánh giá trực tiếp, đồng thời đóng góp không quá 50% trọng số điểm học phần; riêng việc tổ chức bảo vệ và đánh giá đồ án, khóa luận được thực hiện trực tuyến với trọng số cao hơn khi đáp ứng thêm các điều kiện sau đây:
a) Việc đánh giá được thực hiện thông qua một hội đồng chuyên môn gồm ít nhất 3 thành viên;
b) Hình thức bảo vệ và đánh giá trực tuyến được sự đồng thuận của các thành viên hội đồng và người học;
c) Diễn biến của buổi bảo vệ trực tuyến được ghi hình, ghi âm đầy đủ và lưu trữ.
2. Sinh viên vắng mặt trong buổi thi, đánh giá không có lý do chính đáng phải nhận điểm 0. Sinh viên vắng mặt có lý do chính đáng được dự thi, đánh giá ở một đợt khác và được tính điểm lần đầu.
3. Điểm học phần được tính từ tổng các điểm thành phần nhân với trọng số tương ứng, được làm tròn tới một chữ số thập phân và xếp loại điểm chữ như dưới đây, trừ các trường hợp được quy định tại điểm d khoản này.
a) Loại đạt có phân mức, áp dụng cho các học phần được tính vào điểm trung bình học tập, bao gồm:
A: từ 8,5 đến 10,0;
B: từ 7,0 đến 8,4;
C: từ 5,5 đến 6,9;
D: từ 4,0 đến 5,4.
b) Loại đạt không phân mức, áp dụng cho các học phần chỉ yêu cầu đạt, không tính vào điểm trung bình học tập:
P: từ 5,0 trở lên.
c) Loại không đạt:
F: dưới 4,0.
d) Một số trường hợp đặc biệt sử dụng các điểm chữ xếp loại, không được tính vào điểm trung bình học tập:
I: Điểm chưa hoàn thiện do được phép hoãn thi, kiểm tra;
X: Điểm chưa hoàn thiện do chưa đủ dữ liệu;
R: Điểm học phần được miễn học và công nhận tín chỉ.
4. Học lại, thi và học cải thiện điểm:
a) Sinh viên có điểm học phần không đạt phải đăng ký học lại theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 3 của Quy chế này, trừ trường hợp quy định tại điểm đ khoản 5 Điều này; điểm lần học cuối là điểm chính thức của học phần;
b) Sinh viên đã có điểm học phần đạt được đăng ký học lại để cải thiện điểm theo quy định của cơ sở đào tạo.
5. Quy chế của cơ sở đào tạo quy định:
a) Việc tổ chức đánh giá quá trình học tập, trải nghiệm của sinh viên, bao gồm cả các hoạt động thí nghiệm, thực hành, làm bài tập, trình bày báo cáo như một thành phần của học phần;
b) Việc tổ chức thi, kiểm tra, bao gồm quy định về thời gian ôn thi và thời gian thi, việc làm đề thi, coi thi, chấm thi, phúc tra (nếu có), bảo quản bài thi, việc hoãn thi và miễn thi;
c) Việc tổ chức đánh giá các học phần, đồ án, khóa luận, thực hành và thực tập và các học phần đặc thù khác;
d) Việc có yêu cầu ngưỡng điểm đạt phải cao hơn quy định tại điểm a khoản 3 Điều này; việc áp dụng nhiều mức điểm chữ xếp loại hơn quy định tại khoản 3 Điều này;
đ) Việc cho phép thi lại, đánh giá lại một điểm thành phần để cải thiện điểm học phần từ không đạt thành đạt; trong trường hợp này, điểm học phần sau khi thi lại, đánh giá lại chỉ được giới hạn ở mức điểm D hoặc điểm C;
e) Việc cho phép học lại để cải thiện điểm và quy tắc tính điểm chính thức của học phần trong trường hợp điểm học lần sau thấp hơn.
6. Quy định của cơ sở đào tạo về đánh giá và tính điểm học phần phải phù hợp các nguyên tắc và yêu cầu như sau:
a) Nghiêm túc, khách quan, tin cậy và trung thực;
b) Công bằng đối với tất cả sinh viên trong lớp, giữa các lớp, các khoá học và các hình thức đào tạo.
Điều 10. Đánh giá kết quả học tập theo học kỳ, năm học
1. Kết quả học tập của sinh viên được đánh giá sau từng học kỳ hoặc sau từng năm học, dựa trên kết quả các học phần nằm trong yêu cầu của chương trình đào tạo mà sinh viên đã học và có điểm theo các tiêu chí sau đây:
a) Tổng số tín chỉ của những học phần mà sinh viên không đạt trong một học kỳ, trong một năm học, hoặc nợ đọng từ đầu khoá học;
b) Tổng số tín chỉ của những học phần mà sinh viên đã đạt từ đầu khóa học (số tín chỉ tích lũy), tính cả các học phần được miễn học, được công nhận tín chỉ;
c) Điểm trung bình của những học phần mà sinh viên đã học trong một học kỳ (điểm trung bình học kỳ), trong một năm học (điểm trung bình năm học) hoặc tính từ đầu khóa học (điểm trung bình tích lũy), tính theo điểm chính thức của học phần và trọng số là số tín chỉ của học phần đó.
2. Để tính điểm trung bình, điểm chữ của học phần được quy đổi về điểm số như dưới đây, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này. Điểm chữ nhiều mức hơn do cơ sở đào tạo quy định (nếu có) cũng được quy đổi sang điểm số tương ứng theo thang từ 0 tới 4.
A quy đổi thành 4;
B quy đổi thành 3;
C quy đổi thành 2;
D quy đổi thành 1;
F quy đổi thành 0.
3. Những điểm chữ không được quy định tại khoản 2 Điều này không được tính vào các điểm trung bình học kỳ, năm học hoặc tích lũy. Những học phần không nằm trong yêu cầu của chương trình đào tạo không được tính vào các tiêu chí đánh giá kết quả học tập của sinh viên.
4. Cơ sở đào tạo đang đào tạo theo niên chế và sử dụng thang điểm 10 thì tính các điểm trung bình dựa trên điểm học phần theo thang điểm 10, không quy đổi các điểm chữ về thang điểm 4. Trong trường hợp này, quy chế của cơ sở đào tạo quy định cụ thể các mức xử lý kết quả học tập để tương đương và thay thế cho các quy định tại Điều 12 của Quy chế này.
5. Sinh viên được xếp loại học lực theo điểm trung bình học kỳ, điểm trung bình năm học hoặc điểm trung bình tích lũy như sau:
a) Theo thang điểm 4:
Từ 3,6 đến 4,0: Xuất sắc;
Từ 3,2 đến cận 3,6: Giỏi;
Từ 2,5 đến cận 3,2: Khá;
Từ 2,0 đến cận 2,5: Trung bình;
Từ 1,0 đến cận 2,0: Yếu;
Dưới 1,0: Kém.
b) Theo thang điểm 10:
Từ 9,0 đến 10,0: Xuất sắc;
Từ 8,0 đến cận 9,0: Giỏi;
Từ 7,0 đến cận 8,0: Khá;
Từ 5,0 đến cận 7,0: Trung bình;
Từ 4,0 đến cận 5,0: Yếu;
Dưới 4,0: Kém.
6. Sinh viên được xếp trình độ năm học căn cứ số tín chỉ tích lũy được từ đầu khóa học (gọi tắt là N) và số tín chỉ trung bình một năm học theo kế hoạch học tập chuẩn (gọi tắt là M), cụ thể như sau:
a) Trình độ năm thứ nhất: N
b) Trình độ năm thứ hai: M ≤ N
c) Trình độ năm thứ ba: 2M ≤ N
d) Trình độ năm thứ tư: 3M ≤ N
đ) Trình độ năm thứ năm: 4M ≤ N
Điều 11. Xử lý kết quả học tập theo tín chỉ
1. Cuối mỗi học kỳ chính, sinh viên được cảnh báo học tập dựa trên một số điều kiện như sau:
a) Tổng số tín chỉ không đạt trong học kỳ vượt quá 50% khối lượng đã đăng kí học trong học kỳ, hoặc tổng số tín chỉ nợ đọng từ đầu khóa học vượt quá 24;
b) Điểm trung bình học kỳ đạt dưới 0,8 đối với học kỳ đầu của khóa học, dưới 1,0 đối với các học kỳ tiếp theo;
c) Điểm trung bình tích lũy đạt dưới 1,2 đối với sinh viên trình độ năm thứ nhất, dưới 1,4 đối với sinh viên trình độ năm thứ hai, dưới 1,6 đối với sinh viên trình độ năm thứ ba dưới 1,8 đối với sinh viên các năm tiếp theo.
2. Sinh viên bị buộc thôi học trong các trường hợp sau:
a) Số lần cảnh báo học tập hoặc mức cảnh báo học tập vượt quá giới hạn theo quy định của cơ sở đào tạo;
b) Thời gian học tập vượt quá giới hạn theo quy định tại khoản 5 Điều 2 của Quy chế này.
3. Quy chế của cơ sở đào tạo quy định cụ thể:
a) Việc lựa chọn áp dụng một số điều kiện cảnh báo học tập, giới hạn số lần hoặc mức cảnh báo học tập nhưng không vượt quá 2 lần cảnh báo liên tiếp;
b) Quy trình, thủ tục cảnh báo học tập, buộc thôi học; việc thông báo hình thức áp dụng tới sinh viên;
c) Việc bảo lưu kết quả học tập đã tích luỹ trong trường hợp sinh viên bị buộc thôi học.
Điều 12. Xử lý kết quả học tập theo niên chế
1. Cuối mỗi năm học, sinh viên được đánh giá đạt tiến độ học tập bình thường và được học tiếp lên năm học sau nếu đạt cả hai điều kiện sau:
a) Điểm trung bình năm học đạt từ 1,0 trở lên đối với năm học thứ nhất, từ 1,2 trở lên đối với năm thứ hai và từ 1,4 đối với năm thứ ba trở đi;
b) Số tín chỉ nợ đọng từ đầu khóa không vượt quá 16.
2. Sinh viên bị buộc thôi học trong các trường hợp sau:
a) Điểm trung bình năm học đạt dưới 0,8;
b) Điểm trung bình tích lũy đạt dưới 1,2 sau 2 năm học, dưới 1,4 sau 3 năm học và dưới 1,6 từ sau 4 năm học trở đi;
c) Thời gian học tập vượt quá giới hạn theo quy định tại khoản 5 Điều 2 của Quy chế này.
3. Sinh viên không thuộc diện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được xếp lớp học cùng khoá sau để cải thiện kết quả học tập.
4. Quy chế của cơ sở đào tạo quy định cụ thể:
a) Việc lựa chọn áp dụng một số điều kiện cảnh báo học tập tương tự quy định đối với đào tạo theo tín chỉ tại khoản 1 Điều 11 của Quy chế này;
b) Quy trình, thủ tục cảnh báo học tập (nếu có), buộc thôi học; việc thông báo hình thức áp dụng tới sinh viên;
c) Việc bảo lưu kết quả học tập đã tích luỹ trong trường hợp sinh viên bị buộc thôi học.
Điều 13. Công nhận kết quả học tập và chuyển đổi tín chỉ
1. Kết quả học tập của người học đã tích lũy từ một trình độ đào tạo khác, một ngành đào tạo hoặc một chương trình đào tạo khác, một khóa học khác hoặc từ một cơ sở đào tạo khác được cơ sở đào tạo xem xét công nhận, chuyển đổi sang tín chỉ của những học phần trong chương trình đào tạo theo học.
2. Hội đồng chuyên môn của cơ sở đào tạo xem xét công nhận, chuyển đổi tín chỉ trên cơ sở đối sánh chuẩn đầu ra, nội dung và khối lượng học tập, cách thức đánh giá học phần và các điều kiện bảo đảm chất lượng thực hiện chương trình theo các cấp độ:
a) Công nhận, chuyển đổi theo từng học phần;
b) Công nhận, chuyển đổi theo từng nhóm học phần;
c) Công nhận, chuyển đổi theo cả chương trình đào tạo.
3. Cơ sở đào tạo công khai quy định việc công nhận kết quả học tập và chuyển đổi tín chỉ. Khối lượng tối đa được công nhận, chuyển đổi không vượt quá 50% khối lượng học tập tối thiểu của chương trình đào tạo; riêng đối với ngành đào tạo giáo viên thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Điều 14. Công nhận tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp
1. Sinh viên được xét và công nhận tốt nghiệp khi có đủ các điều kiện sau:
a) Tích lũy đủ học phần, số tín chỉ và hoàn thành các nội dung bắt buộc khác theo yêu cầu của chương trình đào tạo, đạt chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo;
b) Điểm trung bình tích lũy của toàn khóa học đạt từ trung bình trở lên;
c) Tại thời điểm xét tốt nghiệp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không đang trong thời gian bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập.
2. Những sinh viên đủ điều kiện tốt nghiệp được hiệu trưởng cơ sở đào tạo ra quyết định công nhận tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp trong thời hạn 03 tháng tính từ thời điểm sinh viên đáp ứng đầy đủ điều kiện tốt nghiệp và hoàn thành nghĩa vụ với cơ sở đào tạo.
3. Hạng tốt nghiệp được xác định căn cứ vào điểm trung bình tích lũy toàn khoá được quy định tại khoản 5 Điều 10 của Quy chế này, trong đó, hạng tốt nghiệp của sinh viên có điểm trung bình tích lũy loại xuất sắc và giỏi sẽ bị giảm đi một mức nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Khối lượng của các học phần phải học lại vượt quá 5% so với tổng số tín chỉ quy định cho toàn chương trình;
b) Sinh viên đã bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên trong thời gian học.
4. Sinh viên đã hết thời gian học tập tối đa theo quy định nhưng chưa đủ điều kiện tốt nghiệp do chưa hoàn thành những học phần Giáo dục quốc phòng-an ninh hoặc Giáo dục thể chất hoặc chưa đạt chuẩn đầu ra về ngoại ngữ, công nghệ thông tin, trong thời hạn 03 năm tính từ khi thôi học được hoàn thiện các điều kiện còn thiếu và đề nghị xét công nhận tốt nghiệp.
5. Sinh viên không tốt nghiệp được cấp chứng nhận về các học phần đã tích luỹ trong chương trình đào tạo của cơ sở đào tạo.
6. Quy chế của cơ sở đào tạo quy định:
a) Quy trình, thủ tục xét và công nhận tốt nghiệp, thời gian và số lần xét tốt nghiệp trong năm;
b) Việc bảo lưu, công nhận kết quả học tập đã tích lũy đối với sinh viên không tốt nghiệp;
c) Việc cho phép sinh viên hết thời gian học chính quy được chuyển qua học hình thức vừa làm vừa học, đào tạo từ xa tương ứng (nếu có) của cơ sở đào tạo nếu còn trong thời gian học tập theo quy định đối với hình thức đào tạo chuyển đến.
Chương IV
NHỮNG QUY ĐỊNH KHÁC ĐỐI VỚI SINH VIÊN
Điều 15. Nghỉ học tạm thời, thôi học
1. Sinh viên được xin nghỉ học tạm thời và bảo lưu kết quả đã học trong các trường hợp sau:
a) Được điều động vào lực lượng vũ trang;
b) Được cơ quan có thẩm quyền điều động, đại diện quốc gia tham dự các kỳ thi, giải đấu quốc tế;
c) Bị ốm, thai sản hoặc tai nạn phải điều trị thời gian dài có chứng nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế;
d) Vì lý do cá nhân khác nhưng đã phải học tối thiểu 01 học kỳ ở cơ sở đào tạo và không thuộc các trường hợp bị xem xét buộc thôi học hoặc xem xét kỷ luật.
2. Thời gian nghỉ học tạm thời vì nhu cầu cá nhân phải được tính vào thời gian học chính thức quy định tại khoản 5 Điều 2 của Quy chế này.
3. Sinh viên xin thôi học vì lý do cá nhân, trừ trường hợp bị xem xét buộc thôi học hoặc xem xét kỷ luật. Những sinh viên này muốn quay trở lại học phải dự tuyển đầu vào như những thí sinh khác.
4. Quy chế của cơ sở đào tạo quy định cụ thể về điều kiện, thẩm quyền, thủ tục xét nghỉ học tạm thời, tiếp nhận trở lại học và cho thôi học; việc bảo lưu và công nhận kết quả học tập đã tích lũy đối với sinh viên xin thôi học.
Điều 16. Chuyển ngành, chuyển nơi học, chuyển cơ sở đào tạo, chuyển hình thức học
1. Sinh viên được xem xét chuyển sang học một chương trình, một ngành đào tạo khác, hoặc một phân hiệu khác của cơ sở đào tạo, hoặc từ phân hiệu về trụ sở chính khi có đủ các điều kiện sau:
a) Không đang là sinh viên trình độ năm thứ nhất hoặc năm cuối khóa, không thuộc diện bị xem xét buộc thôi học và còn đủ thời gian học tập theo quy định tại khoản 5 Điều 2 của Quy chế này;
b) Sinh viên đạt điều kiện trúng tuyển của chương trình, ngành đào tạo, của trụ sở chính (hoặc phân hiệu) trong cùng khóa tuyển sinh;
c) Cơ sở đào tạo, trụ sở chính (hoặc phân hiệu) có đủ các điều kiện bảo đảm chất lượng, chưa vượt quá năng lực đào tạo đối với chương trình, ngành đào tạo đó theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
d) Được sự đồng ý của thủ trưởng các đơn vị chuyên môn phụ trách chương trình, ngành đào tạo, người phụ trách phân hiệu (nơi chuyển đi và chuyến đến) và của hiệu trưởng cơ sở đào tạo.
2. Sinh viên được xem xét chuyển cơ sở đào tạo khi có đủ các điều kiện sau:
a) Không đang là sinh viên trình độ năm thứ nhất hoặc năm cuối khóa, không thuộc diện bị xem xét buộc thôi học và còn đủ thời gian học tập theo quy định tại khoản 5 Điều 2 của Quy chế này;
b) Sinh viên đạt điều kiện trúng tuyển của chương trình, ngành đào tạo cùng khóa tuyển sinh tại nơi chuyển đến;
c) Nơi chuyển đến có đủ các điều kiện bảo đảm chất lượng, chưa vượt quá năng lực đào tạo đối với chương trình, ngành đào tạo đó theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
d) Được sự đồng ý của hiệu trưởng cơ sở đào tạo xin chuyển đi và cơ sở đào tạo xin chuyển đến.
3. Sinh viên được xem xét chuyển từ đào tạo theo hình thức chính quy sang hình thức vừa làm vừa học hoặc đào tạo từ xa của cơ sở đào tạo nếu còn đủ thời gian học tập theo quy định đối với hình thức chuyển đến.
4. Quy chế của cơ sở đào tạo quy định chi tiết thẩm quyền, điều kiện, thủ tục chuyển chương trình, ngành đào tạo, chuyển nơi học, chuyển cơ sở đào tạo hoặc chuyển hình thức học; việc công nhận kết quả học tập hoặc chuyển đổi tín chỉ đã tích lũy đối cho sinh viên thuộc các trường hợp này.
Điều 17. Trao đổi sinh viên và hợp tác trong đào tạo
1. Các cơ sở đào tạo xây dựng và ban hành quy định về việc công nhận lẫn nhau về quy trình đào tạo, nội dung đào tạo và giá trị của tín chỉ làm căn cứ cho phép sinh viên của cơ sở đào tạo này được học một số học phần tại cơ sở đào tạo khác và ngược lại (sau đây gọi là trao đổi sinh viên).
2. Trên cơ sở đánh giá và công nhận lẫn nhau, sinh viên của cơ sở đào tạo này có thể đăng ký thực hiện học một số học phần tại cơ sở đào tạo khác, nếu được hiệu trưởng của hai cơ sở đào tạo đồng ý với số lượng tín chỉ mà sinh viên tích lũy tại cơ sở đào tạo khác (nếu có) không vượt quá 25% tổng khối lượng của chương trình đào tạo.
3. Trong hợp tác đào tạo giữa các cơ sở đào tạo, việc đánh giá và công nhận lẫn nhau số lượng tín chỉ mà sinh viên tích lũy tại cơ sở phối hợp đào tạo khác không vượt quá 25% tổng khối lượng của chương trình đào tạo.
4. Quy chế của cơ sở đào tạo quy định về điều kiện trao đổi sinh viên, hợp tác đào tạo, việc công nhận kết quả học tập và chuyển đổi tín chỉ cho sinh viên khi thực hiện chương trình đào tạo và công khai trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo.
Điều 18. Học cùng lúc hai chương trình
1. Đối với phương thức đào tạo theo tín chỉ, sinh viên có thể đăng ký học thêm các học phần của một chương trình khác, ngành khác khi điều kiện của cơ sở đào tạo cho phép, nhưng chỉ được hưởng các quyền lợi chính thức và được xem xét công nhận tốt nghiệp chương trình thứ hai khi đã đăng ký thành công học chương trình thứ hai theo quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Sinh viên được đăng ký học chương trình thứ hai sớm nhất khi đã được xếp trình độ năm thứ hai của chương trình thứ nhất. Tại thời điểm đăng ký, sinh viên phải đáp ứng 01 trong 02 điều kiện sau và các điều kiện khác của cơ sở đào tạo:
a) Học lực tính theo điểm trung bình tích lũy xếp loại khá trở lên và đáp ứng ngưỡng bảo đảm chất lượng của chương trình thứ hai trong năm tuyển sinh;
b) Học lực tính theo điểm trung bình tích lũy xếp loại trung bình và đáp ứng điều kiện trúng tuyển của chương trình thứ hai trong năm tuyển sinh.
3. Trong quá trình sinh viên học cùng lúc hai chương trình, nếu điểm trung bình tích luỹ của chương trình thứ nhất đạt dưới điểm trung bình hoặc thuộc diện cảnh báo kết quả học tập thì phải dừng học chương trình thứ hai ở học kỳ tiếp theo; sinh viên sẽ bị loại khỏi danh sách đã đăng ký học chương trình thứ hai.
4. Thời gian tối đa được phép học đối với sinh viên học cùng lúc hai chương trình là thời gian tối đa quy định cho chương trình thứ nhất, quy định tại khoản 5 Điều 2 của Quy chế này. Khi học chương trình thứ hai, sinh viên được công nhận kết quả của những học phần có nội dung và khối lượng kiến thức tương đương có trong chương trình thứ nhất.
5. Sinh viên chỉ được xét tốt nghiệp chương trình thứ hai, nếu có đủ điều kiện tốt nghiệp ở chương trình thứ nhất và đã đăng kí muộn nhất 02 năm trước thời điểm xét tốt nghiệp chương trình thứ hai.
 6. Cơ sở đào tạo chỉ tổ chức đào tạo chương trình thứ hai cho sinh viên khi đáp ứng các yêu cầu bảo đảm chất lượng về chỉ tiêu tuyển sinh, năng lực đào tạo; đồng thời có quy định chi tiết về quy trình, thủ tục, điều kiện đăng ký học và cấp bằng tốt nghiệp chương trình thứ hai.
Điều 19. Học liên thông đối với người có văn bằng khác
1. Người đã tốt nghiệp các trình độ đào tạo của giáo dục nghề nghiệp được dự tuyển và học liên thông lên trình độ đại học theo quy định hiện hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và quy chế của cơ sở đào tạo.
2. Người đã tốt nghiệp đại học được dự tuyển và học liên thông để nhận thêm một bằng tốt nghiệp đại học của một ngành đào tạo khác, khi cơ sở đào tạo đã áp dụng thống nhất phương thức đào tạo theo tín chỉ (riêng các ngành an ninh, quốc phòng thực hiện theo quy định của cơ sở đào tạo) và đã tuyển sinh được tối thiểu 03 khóa theo ngành đào tạo và hình thức đào tạo mà người học lựa chọn.
3. Người học liên thông thực hiện chương trình đào tạo và đăng ký học tập theo kế hoạch chung như các sinh viên khác cùng hình thức đào tạo. Trên cơ sở công nhận và chuyển đổi tín chỉ, sinh viên được miễn trừ các học phần tương ứng với những khối lượng học tập đã tích lũy theo quy định tại Điều 13 của Quy chế này.
4. Quy chế đào tạo của cơ sở đào tạo quy định chi tiết điều kiện, thủ tục tiếp nhận học liên thông; việc công nhận, chuyển đổi tín chỉ và miễn trừ học phần cho sinh viên liên thông dựa trên nguyên tắc công bằng, minh bạch với mọi đối tượng, bảo đảm chặt chẽ yêu cầu về chất lượng, áp dụng chuẩn đầu ra chung như đối với những sinh viên khác.
Điều 20. Xử lý vi phạm đối với sinh viên
1. Sinh viên có gian lận trong thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập sẽ bị xử lý kỷ luật đối với từng học phần đã vi phạm theo các quy định của Quy chế thi tốt nghiệp Trung học phổ thông hiện hành do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Sinh viên thi hộ hoặc nhờ người thi hộ đều bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập 01 năm đối với trường hợp vi phạm lần thứ nhất và buộc thôi học đối với trường hợp vi phạm lần thứ hai.
3. Người học sử dụng hồ sơ, văn bằng, chứng chỉ giả làm điều kiện trúng tuyển hoặc điều kiện tốt nghiệp sẽ bị buộc thôi học; văn bằng tốt nghiệp nếu đã được cấp sẽ bị thu hồi, huỷ bỏ.
Chương V
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 21. Xây dựng và thực hiện quy chế của cơ sở đào tạo
1. Căn cứ Quy chế này và các quy định hiện hành khác có liên quan, hiệu trưởng cơ sở đào tạo có trách nhiệm:
a) Chỉ đạo xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện quy chế đào tạo của cơ sở đào tạo trên cơ sở tư vấn của hội đồng khoa học và đào tạo và các quy định quản lý nội bộ; cụ thể hóa và có thể yêu cầu cao hơn nhưng không trái với các quy định của Quy chế này;
b) Ban hành các quyết định tổ chức đào tạo chính quy, vừa làm vừa học, liên kết đào tạo, đào tạo liên thông (nếu có) bảo đảm đầy đủ các yêu cầu theo Quy chế này; trong đó phải ghi rõ tên ngành, hình thức đào tạo, đối tượng, chỉ tiêu và phương thức tuyển sinh, địa điểm đào tạo, cơ sở phối hợp đào tạo và các thông tin khác có liên quan;
c) Tổ chức phổ biến, hướng dẫn cho sinh viên quy chế của cơ sở đào tạo và các quy định liên quan đến quá trình học tập, các quy định về nghĩa vụ và quyền lợi của sinh viên ngay đầu khóa học;
d) Tổ chức kiểm tra, thanh tra nội bộ việc thực hiện kế hoạch, chương trình, quy chế của cơ sở đào tạo và các nhiệm vụ khác liên quan đến đào tạo; chịu sự kiểm tra, thanh tra, giám sát của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan có thẩm quyền theo các quy định hiện hành.
2. Cơ sở đào tạo thực hiện giải trình theo quy định tại khoản 4 Điều 13 Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 22. Chế độ báo cáo, lưu trữ, công khai thông tin
1. Trước ngày 31 tháng 12 hằng năm:
a) Cơ sở đào tạo báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo và cơ quan quản lý trực tiếp về số liệu sinh viên tuyển mới, tốt nghiệp, thôi học và đang học trong năm, dự kiến tốt nghiệp trong năm sau, tốt nghiệp đã có việc làm trong thời gian 12 tháng; phân loại theo đối tượng đầu vào, ngành đào tạo, khóa đào tạo và hình thức đào tạo;
b) Cơ sở đào tạo báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi liên kết đào tạo về tình hình tuyển sinh và đào tạo tại địa phương.
2. Cơ sở đào tạo có trách nhiệm lưu trữ, bảo quản an toàn các tài liệu liên quan tới công tác đào tạo theo các quy định do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
a) Quyết định trúng tuyển, bảng điểm gốc, quyết định công nhận tốt nghiệp, sổ gốc cấp phát bằng tốt nghiệp cho sinh viên là tài liệu lưu trữ được bảo quản vĩnh viễn tại cơ sở đào tạo;
b) Tài liệu khác liên quan đến tuyển sinh, đào tạo được lưu trữ, bảo quản trong suốt quá trình đào tạo;
c) Việc tiêu hủy tài liệu liên quan tuyển sinh, đào tạo hết thời gian lưu trữ được thực hiện theo quy định hiện hành của nhà nước.
3. Cơ sở đào tạo công khai trên trang thông tin điện tử của mình chậm nhất 45 ngày trước khi tổ chức đào tạo:
a) Quy chế của cơ sở đào tạo và các quy định quản lý đào tạo có liên quan;
b) Quyết định mở ngành và các quyết định nêu tại điểm b khoản 1 Điều 21 đối với chương trình sẽ tổ chức đào tạo;
c) Các điều kiện bảo đảm chất lượng theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
d) Các minh chứng về việc các chương trình đào tạo đáp ứng chuẩn chương trình đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
đ) Thông báo tuyển sinh theo quy chế tuyển sinh hiện hành;
e) Các minh chứng về việc đáp ứng các yêu cầu tối thiểu đối với liên kết đào tạo vừa làm vừa học theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 5 của Quy chế này.
 

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

 

 

 

 

 

 

Hoàng Minh Sơn

 
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING
_______

No. 08/2021/TT-BGDDT

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
________________

Hanoi, March 18, 2021

 

 

CIRCULAR
Promulgating the Regulation on University Education

____________

 

Pursuant to the Law on Education dated June 14, 2019;

Pursuant to the Law on Higher Education dated June 18, 2012;

Pursuant to the Law dated November 19, 2018, Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Higher Education;

Pursuant to the Government’s Decree No. 69/2017/ND-CP dated May 25, 2017, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Education and Training;

Pursuant to the Government’s Decree No. 99/2019/ND-CP dated December 30, 2019, detailing and guiding the implementation of a number of articles of the Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Higher Education;

At the proposal of the Director of the Higher Education Department;

The Minister of Education and Training promulgates the Circular promulgating the Regulation on University Education.

 

Article 1. The Regulation on University Education is promulgated together with this Circular.

Article 2. This Circular takes effect from May 03, 2021, applies to training courses with enrollment after the effective date of the Circular, and replaces the Decision No. 25/2006/QD-BGDDT dated June 26, 2006 of the Minister of Education and Training promulgating the regulation on full-time university and college training; the Decision No. 43/2007/QD- BGDDT dated August 15, 2007 of the Minister of Education and Training promulgating the regulation on full-time undergraduate education using academic credit system; the Circular No. 57/2012/TT-BGDDT dated December 27, 2012 amending and supplementing a number of articles of the regulation on full-time university and college training promulgated together with the Decision No. 43/2007/QD-BGDDT dated August 15, 2007 of the Minister of Education and Training; the Circular No. 06/2017/TT-BGDDT dated March 15, 2017 of the Minister of Education and Training promulgating the regulation on part-time university education; Decision No. 22/QD-BGDDT dated June 26, 2001 of the Minister of Education and Training providing for second-diploma university education; the Circular No. 10/2018/TT-BGDDT dated March 30, 2018 of the Minister of Education and Training promulgating the regulation on second-diploma undergraduate teacher training; the Circular No. 07/2017/TT-BGDDT dated March 15, 2017 of the Minister of Education and Training promulgating the regulation on inter‐institutional collaboration in university education.

Article 3. The Chief of the Office, the Director of the Higher Education Department, Heads of other relevant units under the Ministry of Education and Training; presidents of universities and academies; rectors of senior colleges, schools run by state agencies, political organizations, socio-political organizations, relevant organizations, and individuals shall be responsible for implementing this Circular./.

 

 

P.P. THE MINISTER
DEPUTY MINISTER

 

(signed)

 

Hoang Minh Son

 

 

 

THE MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING
_________

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
________________

 

                                 

REGULATION ON UNIVERSITY EDUCATION
(Promulgated together with the Circular No. 08/2021/TT-BGDDT dated March 18, 2021 of the Minister of Education and Training)

_________________

 

Chapter I
GENERAL PROVISIONS

 

Article 1. Scope of regulation and subject of application

1. This Regulation provides general regulations on organization and management of university-level training, including: training program and study time; forms and approaches of training; planning and organization of teaching; assessment of learning outcomes and granting of diplomas; and other regulations for students.

2. This Regulation applies to universities, academies, colleges; schools of state agencies, political organizations, socio-political organizations tasked with university-level training (hereinafter referred to as educational institutions), organizations and individuals involved in full-time and part-time training. Training programs with diplomas awarded by foreign educational institutions, including inter‐institutional collaboration training programs, are subject to this regulation, or the regulations of the degree-granting educational institutions under the training collaboration agreements between the parties, which are not contrary to the provisions of this Regulation.

3. This Regulation shall serve as the basis for presidents of universities and academies; rectors of senior colleges, schools run by state agencies, political organizations, socio-political organizations (hereinafter referred to as rectors), and educational institutions to develop and issue specific regulations (hereinafter referred to as regulations of educational institutions), including the organization of training at the university level and even the trainer level for a number of in-depth academic majors as specified at Point a, Clause 1, Article 14 of the Government’s Decree No. 99/2019/ND-CP dated December 30, 2019, detailing and guiding the implementation of a number of articles of the Law amending and supplementing a number of articles of the Law on Higher Education.

Article 2. Training programs and study time

1. Training programs shall be built based on units of credit and structured from subjects or courses (hereinafter referred to as courses), in which all compulsory courses shall be included, and the training program standards as prescribed by current regulations of the Ministry of Education and Training shall be met. In the case of dual-disciplinary training or academic major – minor training, the training programs shall clearly show the general and specialized quantity of study for each academic major.

2. The contents and output standards of the training programs shall be generally applicable to different forms and methods of training and learners. For those who have graduated from another degree or other academic major, the actual quantity of study shall be determined based on recognition or conversion of accumulated credits and exemption of courses of the previous training programs.

3. The training programs shall be made public to learners before enrollment and at the beginning of the training courses; the changes and adjustments related to the training programs shall be made in accordance with current regulations and announced before being applied, without adverse effects on students.

4. For each form of training, the training program should provide a standard study plan for the entire training course as a guideline for the students.

a) The time in the standard study plan for the entire training course in the form of full-time training shall be consistent with the time specified in the structural framework of the national education system while ensuring the majority of students can complete the training program;

b) The time in the standard study plan for the entire training course in the form of part-time training shall be at least 20% longer than that of the form of full-time training with the same training program.

5. The maximum time for students to complete the training course shall be specified in the regulations of the educational institutions but shall not be 02 times longer than the time in the standard study plan of the entire training course for each form of training. For transfer students who have been exempted from accumulated credits, the maximum time for such students to complete their training courses shall be determined based on the time in the standard study plan of the entire training course that is shortened corresponding to the exempt quantity of study.

Article 3. Approaches of training

1. Academic year-based training approach:

a) It is an approach of training in which students are organized in relatively fixed classes for all compulsory courses of the training program in the entire training course, allowing students in the same class to follow the standard study plan and a common schedule except for electives or retakes;

b) Students who are assessed to have normal academic progress shall be allowed to study the following year as scheduled in the standard study plan and re-register for unsatisfactory training courses as prescribed in the training program;

c) Students who are assessed not to have the normal academic progress shall study with the students of the following training course to re-study the unsatisfactory courses as prescribed in the training program.

2. Credit-based training approach:

a) It is an approach of organizing training in separate courses, allowing students to accumulate credits of each course and implement the training programs following their individual study plans, in accordance with the teaching plans of the educational institutions;

b) Students who fail to pass a compulsory course shall retake that course, or take an equivalent course as prescribed in the training program, or take an alternative course if such course is no longer taught;

c) Students who fail to pass an elective course shall retake that training course or may choose to study another elective course as prescribed in the training program.

3. The educational institution shall select and apply the following training approaches:

a) Credit-based training approach, uniformly applied to all training courses and forms;

b) Academic year-based training approach, uniformly applied to all training courses and forms;

c) Credit-based training approach to some training courses or to one form of training; academic year-based training approach to some other training courses or another form of training.

Article 4. Forms of training

1. Full-time training:

a) Teaching activities are carried out at the educational institution, but practical activities, internships, practical experiences and online teaching can be carried out outside the educational institution;

b) The time for teaching activities is from 6 a.m. to 8 p.m. from Monday to Saturday; the time for specific activities of the training program shall comply with the regulations of the educational institution.

2. Part-time training:

a) Teaching activities are carried out at the educational institution or at its host educational institution in accordance with the regulations on inter-institutional training collaboration specified in Article 5 of this Regulation, except for practical activities, internships, practical experiences, and online teaching, which may be carried out outside the educational institution or the host educational institution.

b) The time to organize teaching activities is flexible during the day and during the week.

3. For priority academic majors that train human resources for socio-economic development in each period, the Ministry of Education and Training shall guide the implementation of appropriate training forms.

Article 5. Inter-institutional training collaboration

1. Inter-institutional training collaboration shall be only applicable to the form of part-time training as specified in Clause 22, Article 1 of the Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Higher Education and in accordance with Clauses 2 and 3 of this Article. Inter-institutional training collaboration shall not be applied for health-related disciplines with practice certificates.

2. Minimum requirements for home educational institutions:

a) They must be recognized as meeting the quality standards of higher education institutions by lawful and valid education quality accreditation organizations in accordance with the law provisions;

b) The training programs which are put forward for inter-institutional training collaboration must be implemented for at least 03 consecutive full-time training courses; from the enrollment in 2024, the training programs shall be recognized as meeting quality standards in accordance with current regulations;

c) The contingent of faculty members must teach at least 70% of the contents and quantity of the training program;

d) Regulations on inter-institutional collaboration have been issued and the quality assurance conditions of the host educational institution have been appraised;

dd) Educational institutions under the Ministry of National Defense and the Ministry of Public Security shall not apply Points a and b of this Clause; however, they may collaborate in inter-institutional training with only educational institutions under the same directly-managed ministry and must obtain written documents assigning the task of inter-institutional training collaboration from the directly-managed ministry.

3. Minimum requirements for host educational institutions:

a) They must satisfy the requirements of the pedagogical environment, facilities, equipment, libraries and management staff as required by the training programs;

b) They have made reports on self-assessment of their quality and sent them to the competent state agencies as prescribed by law provisions; from the enrollment of 2024, they shall be recognized as meeting the quality standards of educational institutions in accordance with current regulations, except for training and refresher institutions under the Ministry of National Defense and the Ministry of Public Security.

4. Responsibilities of the parties engaged in inter-institutional training collaboration:

a) The home educational institution and the host educational institution shall be responsible for signing the inter-institutional training collaboration contract or specific agreement on the rights and responsibilities of the parties in coordinating, organizing, implementing, and managing the training activities to ensure training quality, and implementing the agreed contents in accordance with the provisions of this Regulation and other relevant law provisions;

b) The home educational institution shall be responsible for managing the training quality; reporting on the inter-institutional training collaboration with the People's Committees of the provinces where the training collaboration activities take place before organizing enrollment of students; if the host educational institution fails to meet the requirements for quality assurance as prescribed for the courses or training program, the students must be transferred to the home educational institution to continue their training program in accordance with regulations, in which the interests of the students must be assured;

c) The host educational institution shall cooperate with the home educational institution to ensure the conditions of training facilities; participate in management and teaching as agreed between the two parties;

d) The home educational institution and the host educational institution shall take accountability to the laws for the performance of their inter-institutional training contract; comply with the regulations on enrollment and training; and ensure the legitimate interests of lecturers and students throughout the training course of training activities.

 

Chapter II
PLANNING AND ORGANIZATION OF TEACHING

 

Article 6. Teaching and learning plans

1. A teaching and learning plan shall detail the organization and implementation of the training program in the academic year or semester, in accordance with the form and approach of training.

2. An academic year-long plan shall show the main milestones of training activities in the academic year for all training forms and programs and be promptly announced to stakeholders before the start of the academic year. An academic year shall comprise 02 or 03 main semesters with a total of at least 30 weeks of class. In addition to the main semesters, the educational institutions may organize additional semesters.

3. A semester-long plan shall include class opening plans, form of teaching and learning (face-to-face or online), class schedule, and exam schedule of courses held in the semester for the training courses, training programs, and forms of training. The semester-long plan shall be developed and published promptly with all necessary information, ensuring convenience for students to develop study plans and register their classes.

4. A schedule shall show the time, location, teaching and learning activities of each class of a training course, training form and program. Classes of regular courses shall be evenly distributed throughout the semester weeks in the schedule. In cases where it is necessary to arrange a tight schedule, the number of teaching hours for any course shall not exceed 15 hours/week and 4 hours/day.

5. The regulations of the educational institutions shall clearly specify the allocation of semesters, time, location, and arrangement of class hours in accordance with the provisions of this Regulation.

Article 7. Organization of class registration

1. Before the start of each semester, the educational institutions shall instruct their students to register for their classes on the class registration systems of such educational institutions.

2. Students who study under the form of credit-based training shall register for classes of the courses they intend to study in the semester, including: new courses, some unsatisfactory courses (for re-study, if any) and some passed courses (for study result improvement, if any) based on the list of opened training courses and the registration conditions of each training course.

3. Students who study under the form of academic year-based training shall register to retake the unsatisfactory courses that they intend to study in the semester or register to improve their grades or register for elective courses as prescribed by the training program.

4. The regulations of the educational institution shall specify the process, procedures, organization, management, storage of students’ class registration in each semester, and the withdrawal of registered courses; and limit the study quantity of students in each semester within the following frame:

a) The minimum quantity shall not be less than 2/3 of the average quantity of a semester in the standard study plan;

b) The maximum quantity shall not exceed 3/2 of the average quantity of a semester in the standard study plan.

Article 8. Organization of teaching and learning

1. Requirements on organization of teaching and learning:

a) Promoting the professional capacity and occupational responsibility of the teaching staff, in accordance with the regulations on the working regime of the lecturers;

b) Promoting the active role while upholding the responsibility of students, creating conditions and motivation for students to make efforts to study; maintaining school academic major, improving the training quality and effectiveness;

c) Having internal inspection and monitoring mechanisms and quality improvement systems based on collecting and evaluating feedbacks from learners.

2. Online teaching and learning:

a) Educational institutions may organize online classes when meeting current regulations on application of information technology in management and organization of online training; having quality assurance solutions and demonstrating that the quality of online classes is not lower than the quality of face-to-face classes;

b) For the forms of full-time and part-time training, up to 30% of the total quantity of the training program shall be conducted via online classes. In case of natural disasters, complicated pandemics and other force majeure cases, educational institutions shall comply with the guidelines of the Ministry of Education and Training.

3. Regulations of educational institutions shall specify:

a) The assignment of teaching staff to classes, lecturers, instructors guiding students to do experiments, conduct practical activities, serve their internships, carry out their projects, thesis and other learning activities;

b) The collection of students' feedbacks on the conditions for ensuring learning quality and efficiency in all classes of the educational institutions and the disclosure of learners' feedbacks, including the contents, extent and form of disclosure;

c) The responsibilities and powers of lecturers assigned to teach or guide students; responsibilities of specialized units and relevant administrative and supportive units;

d) The responsibilities and rights of the students when attending classes, participating in experiments, practicing or when assigned to carry out practical activities, projects, theses, and other learning activities.

 

Chapter III
ASSESSMENT OF ACADEMIC RESULTS AND GRANTING OF GRADUATE DIPLOMAS

 

Article 9. Assessment and scoring of courses

1. For each course, students are assessed with at least two component marks; for courses of less than 02 credits, they may be assessed with only one mark. Component marks shall be calculated on the 10-point scale. Methods and forms of assessment and weight value of the component marks shall be specified in the detailed outline of each course. Online assessment shall be applied when honesty, fairness and objectivity are ensured like face-to-face assessment, and contribute no more than 50% of the grade of the course; in particular, the defense and assessment of projects and theses may be carried out online with higher weight values when the following additional conditions are met:

a) The assessment is carried out by a professional council consisting of at least 3 members;

b) The online defense and assessment are agreed upon by the council’s members and learners;

c) The online defense session is fully filmed, recorded and archived.

2. Students who are absent from an exam or assessment session without valid reasons must receive a score of 0. Students who are absent with valid reasons may take another exam or be assessed in another session, in which they will be graded as their first time.

3. A course grade shall be calculated by multiplying the sum of the component marks with the respective weight values, rounded to one decimal, and graded in letters as below, unless otherwise specified at Point d of this Clause.

a) Graded pass applicable to the courses used to calculate the grade point average, including:

A: from 8.5 to 10.0;

B: from 7.0 to 8.4;

C: from 5.5 to 6.9;

D: from 4.0 to 5.4.

b) Ungraded pass applicable to the courses that only require passing, not used to calculate the grade point average:

P: 5.0 and more.

c) Fail:

F: less than 4.0.

d) Some special cases where letter grades are used but not to calculate the grade point average:

I: Incomplete grade due to permissible postponement of the tests or exams;

X: Incomplete grade due to insufficient data;

R: Course grade is exempted, and credit is recognized.

4. Re-study, grade improvement study and test:

a) Students who fail to pass the courses must re-register as prescribed in Clauses 1 and 2, Article 3 of this Regulation, unless otherwise specified at Point dd, Clause 5 of this Article; the final grades are the official grades of the courses;

b) Students who have pass the courses may re-register to study in an effort to improve their grades in accordance with the regulations of the educational institutions.

5. Regulations of the educational institutions shall specify:

a) The organization and assessment of the student’s learning process and experience, including experimental activities, practical activities, homework, presentation of reports as part of the courses;

b) The organization of tests and exams, including regulations on knowledge review and examination time, exam preparation, exam supervision, exam marking, checking examination papers (if any), preservation of exam papers, exam postponement and exam exemption;

c) The organization and assessment of courses, projects, theses, practical activities, internships and other specific courses;

d) The requirements on the threshold of passing grades to be higher than those specified at Point a, Clause 3 of this Article; the use of letter grades other than those specified in Clause 3 of this Article;

dd) The permission to re-take the exams or re-assess a component mark to improve the course grade from fail to pass; in this case, the course grade after re-taking the exams or re-evaluating the component mark shall be limited to D or C grade;

e) The permission to retake the courses to improve grades and the official grading rules for the courses in cases where the grades of the retakes are lower and the previous ones.

6. The regulations of the educational institutions on assessment and grading of courses must be consistent with the following principles and requirements:

a) It must be carried out in a serious, objective, reliable and honest manner;

b) All students in a class and among classes, training courses and forms of training shall be treated equally.

Article 10. Assessment of academic results on the semester or academic year basis

1. Academic results of the students shall be assessed after each semester or after each academic year, based on the results of the courses required in the training programs that the students have studied and been graded in accordance with the following criteria:

a) The total number of credits of the courses that the students failed to pass in a semester or an academic year, or those they owed since the beginning of the training course;

b) The total number of credits of the courses that the students have achieved since the beginning of the training course (the number of accumulated credits), including the courses that are exempted with their credits to be recognized;

c) The average grade of the courses studied by the students in a semester (semester average) or in an academic year (academic year average) or from the beginning of the course (cumulative grade point average), calculated based on with the official score of the course with the weight value being the number of credits of such course.

2. In order to calculate the average grade, the letter grades of the courses shall be converted to numeral grades as follows, unless otherwise specified in Clause 4 of this Article. Other letter grades specified by the educational institutions (if any) shall be also converted to the corresponding numeral grades on a scale from 0 to 4.

A converted to 4;

B converted to 3;

C converted to 2;

D converted to 1;

F converts to 0.

3. Letter grades other than those specified in Clause 2 of this Article shall not be included in the semester average, academic year average or cumulative grade point average. Courses that are not required in the training program shall not be considered as criteria for assessing academic results of the students.

4. The educational institutions applying the approach of academic year-based training and using the 10-point scale shall calculate the average grades based on the 10-point scale grades of the courses without converting the letter grades to the 4-point scale grades. In this case, the regulations of the educational institutions shall specify the levels of assessment of academic results to be equivalent to and replace the provisions in Article 12 of this Regulation.

5. Students shall be graded based on their semester average, academic year average or cumulative grade point average as follows:

a) On the 4-point scale:

From 3.6 to 4.0: Outstanding;

From 3.2 to near 3.6: Excellent/Very Good;

From 2.5 to near 3.2: Good;

From 2.0 to near 2.5: Average;

From 1.0 to near 2.0: Marginal;

Below 1.0: Fail.

b) On the 10-point scale:

From 9.0 to 10.0: Outstanding;

From 8.0 to 9.0: Excellent/Very Good;

From 7.0 to near 8.0: Good;

From 5.0 to near 7.0: Average;

From 4.0 to near 5.0: Marginal;

Below 4.0: Fail.

6. Students shall be ranked of academic year level based on the number of credits accumulated from the beginning of the course (referred to as N) and the average number of credits per academic year in accordance with the standard study plan (referred to as M) as follows:

a) Freshmen level (first year): N < M;

b) Sophomore level (second year): M ≤ N < 2M;

c) Junior level (third year): 2M ≤ N < 3M;

d) Senior level (fourth year): 3M ≤ N < 4M;

dd) Super senior level (fifth year): 4M ≤ N < 5M.

Article 11. Handling of results of credit-based studying

1. At the end of each main semester, students shall receive academic warnings based on a number of the following conditions:

a) The total number of failed credits during the semester exceeds 50% of the registered study quantity in the semester, or the total number of incomplete credits from the beginning of the training course exceeds 24;

b) The semester average is less than 0.8 for the first semester of the training course, or less than 1.0 for the following semesters;

c) The cumulative grade point average is less than 1.2 for students at the freshman level, less than 1.4 for students at the sophomore level, less than 1.6 for students at the junior level, and less than 1.8 for students at the other levels.

2. Students shall be subject to expulsion from school in the following cases:

a) The number of academic warnings or the level of the academic warning exceeds the limit prescribed by the educational institutions;

b) The study time exceeds the limit specified in Clause 5, Article 2 of this Regulation.

3. The regulations of the educational institutions shall specify:

a) The selective application of a number of academic warning conditions and the limit of the number or level of academic warnings, but not exceeding 2 consecutive warnings;

b) The process and procedures for academic warning or expulsion from school; the notification of the applied forms to the students;

c) The preservation of accumulated academic results in cases where the students are subject to expulsion from school.

Article 12. Handling of results of academic year-based studying

1. At the end of each academic year, students shall be assessed as having normal academic progress and may continue their studies in the following academic year if they meet both of the following conditions:

a) The academic year average is at least 1.0 for the first academic year, from 1.2 or higher for the second academic year, and from 1.4 for the third academic year onwards;

b) The number of incomplete credits from the beginning of the training course does not exceed 16.

2. Students shall be subject to expulsion from school in the following cases:

a) The grade point average of the academic year is less than 0.8;

b) The cumulative grade point average is less than 1.2 after 2 academic years, less than 1.4 after 3 academic years, and less than 1.6 after 4 academic years;

c) The study time exceeds the limit specified in Clause 5, Article 2 of this Regulation.

3. Students other than those specified in Clauses 1 and 2 of this Article may be placed in the classes of the following training course to improve their academic results.

4. The regulations of the educational institutions shall specify:

a) The selective application of a number of academic warning conditions similar to those prescribed for credit-based training in Clause 1, Article 11 of this Regulation;

b) The process and procedures for academic warning (if any) or expulsion from school; the notification of applied forms to the students;

c) The preservation of accumulated academic results in cases where students are subject to expulsion from school.

Article 13. Recognition of academic results and transfer of credits

1. Academic results accumulated by learners from another level of training, academic major, training program, training course or educational institution shall be considered by the educational institutions to be recognized and transferred to credits of the courses in the training programs the learners are studying at such educational institutions.

2. The professional councils of the educational institutions shall consider the recognition and transfer of credits by comparing the output standards, study contents and quantity, methods of course assessment and quality assurance conditions of the training programs at the following levels:

a) Recognition and transfer of each course;

b) Recognition and transfer of each group of courses;

c) Recognition and transfer of the entire training program.

3. Educational institutions shall publicize their regulations on the recognition of academic results and transfer of credits. The maximum quantity to be recognized or transferred shall not exceed 50% of the minimum study quantity of the training program; specifically, teacher training academic majors shall comply with the guidelines of the Ministry of Education and Training.

Article 14. Graduation recognition and granting of graduate diplomas

1. Students shall be considered for graduation recognition when they fully meet the following conditions:

a) They accumulate enough courses and credits, complete other compulsory contents as required by the training program, and meet the output standards of the training program;

b) The cumulative grade point average of the entire training course is average or higher;

c) At the time of graduation, they are not criminally prosecuted or are not being disciplined at the level of academic suspension.

2. For students who are eligible to graduate the rectors of the educational institutions shall issue a decision to recognize their graduation and grant graduate diplomas to them within 03 months since the students fully meet the graduation conditions and complete the obligations to the educational institutions.

3. Graduation ranking shall be determined based on the cumulative grade point average of the entire training course as specified in Clause 5, Article 10 of this Regulation, in which, the graduation ranking of students with outstanding or very good cumulative grade point average shall be downgraded by one level if it falls into one of the following cases:

a) The quantity of retaken courses exceeds 5% of the total number of credits required in the entire program;

b) The students have been disciplined at the level of warning or higher during the study time.

4. When their maximum prescribed study time has expired but the students are not eligible for graduation because they have not completed the courses of National Defense-Security Education or Physical Education or have not met the output standards regarding foreign languages and information technology, within 03 years since their study time expired, they shall fulfill the unaccomplished conditions and apply for graduation recognition.

5. Non-graduate students shall be granted certificates of courses accumulated in the training program of the educational institutions.

6. The regulations of the educational institutions shall specify:

a) The process and procedures for considering and recognizing graduation, the time and number of graduation consideration sessions in a year;

b) The reservation and recognition of accumulated academic results for non-graduate students;

c) The permission for students whose study time in the form of full-time training has expired to transfer to the corresponding part-time training or distance education (if any) of such educational institutions if they are still in the prescribed study time of the training form to which they transfer to.

 

Chapter IV
OTHER REGULATIONS FOR STUDENTS

 

Article 15. Temporary absence from school, withdrawal from school

1. Students may apply for temporary absence from school and have their academic results reserved in the following cases:

a) To be assigned to the armed forces;

b) To be mobilized by a competent agency to represent the country in international competitions and tournaments;

c) To be sick, pregnant or to have an accident requiring long-term treatment, certified by a competent medical examination and treatment establishment as prescribed by the Ministry of Health;

d) For other personal reasons but they must study at least 01 semester at the educational institution and not be considered for expulsion from school or academic major.

2. The period of temporary absence from school due to personal needs shall be included in the official study time as specified in Clause 5, Article 2 of this Regulation.

3. Students may withdraw themselves from school for personal reasons, except for cases of being considered for expulsion or academic major. Such students who want to return to school must apply for the entrance exams as other candidates.

4. The regulations of the educational institutions shall specify the conditions, competence, and procedures for considering temporary absence from school, re-study admission, and expulsion from school; the reservation and recognition of accumulated academic results for students who withdraw themselves from school.

Article 16. Change of academic major, study place, educational institution, and studying form

1. Students shall be allowed to transfer to another training program, academic major, or branch campus of the educational institution, or from the branch campus to the head campus of such educational institution if they fulfill the following conditions:

a) The students must not be at the freshman or final-year level, not be considered for expulsion from school and still have enough study time as prescribed in Clause 5, Article 2 of this Regulation;

b) The students must meet the admission requirements of the training program, academic major, head campus (or branch campus) in the same enrollment;

c) The educational institution, head campus (or branch campuses) must fulfill the quality assurance conditions and such training program or academic major shall not be beyond their training capacity in accordance with the current regulations of the Ministry of Education and Training;

d) The consent of the heads of the specialized units in charge of the training program or academic major, the persons in charge of the branch campuses (outgoing and incoming) and the rector of the educational institution must be obtained.

2. Students shall be allowed to transfer to another educational institution when they fulfill the following conditions:

a) The students must not be at the freshman or final-year level, not be considered for expulsion from school and still have enough study time as prescribed in Clause 5, Article 2 of this Regulation;

b) The students must meet the admission requirements of the training program or academic major in the same enrollment at the educational institution which they transfer to;

c) The educational institution which the students transfer to must fulfill the quality assurance conditions and such training program or academic major shall not be beyond its training capacity in accordance with the current regulations of the Ministry of Education and Training;

d) The consent of the rectors of the educational institution from which the students transfer and the educational institution which they transfer to must be obtained.

3. Students will be allowed to transfer from full-time training to part-time or distance-learning form of the same educational institution if they are still in the prescribed study time of the form which they transfer to.

4. The regulations of the educational institutions shall detail the competence, conditions, and procedures for transferring the training program, academic major, changing study place, transferring the educational institution, or changing the form of study; recognition of academic results or transfer of accumulated credits for students in such cases.

Article 17. Student exchange and cooperation in training

1. Educational institutions shall develop and issue the regulations on mutual recognition of training processes, training contents and the value of credits as a basis for allowing students of one educational institution to be eligible for studying a number of courses at another educational institution and vice versa (hereinafter referred to as student exchange).

2. Based on the mutual assessment and recognition, students of one educational institution may register to take a number of courses at another educational institution, if agreed by the rectors of the two educational institutions and the number of credits that the students accumulate at such other educational institution (if any) does not exceed 25% of the total quantity of the training program.

3. In training cooperation between educational institutions, the mutual assessment and recognition of the number of credits accumulated by students of one educational institution at another educational institution does not exceed 25% of the total quantity of the training program.

4. The regulations of the educational institutions shall specify the conditions for student exchange, training cooperation, recognition of learning results and credit transfer for students in the course of implementing the training program and shall be publicized on websites of the educational institutions.

Article 18. Studying two training programs at the same time

1. With respect to the credit-based training approach, students may register for additional courses of another training program or academic major if they meet the requirements of the educational institution, but they shall only officially enjoy the benefits and be considered for recognition of graduation from the second training program upon successfully registering for such second training program as prescribed in Clause 2 of this Article.

2. Students may register for the second training program at the earliest when they have been achieved the sophomore level of the first training program. At the time of registration, students must meet 01 of the following 02 conditions and other conditions of the educational institution:

a) Their academic ability figured on the basis of cumulative grade point average is good or higher, and meets the quality assurance threshold of the second training program in the year of enrollment;

b) The academic ability figured on the basis of the cumulative grade point average is average and meets the matriculation requirements of the second training program in the year of enrollment.

3. During the course of students studying two training programs at the same time, if the cumulative grade point average of the first training program is below average or subject to academic warnings, they shall stop studying the second training program in the following semester; and such students will be removed from the list of students having registered for the second training program.

4. The maximum allowable study time for students to study two training programs at the same time is the maximum time prescribed for the first training program as specified in Clause 5, Article 2 of this Regulation. When studying the second training program, the students’ results of the courses with equivalent contents and knowledge in the first training program shall be recognized.

5. Students shall only be considered for graduation from the second training program if they have met the graduation requirements in the first training program and have registered for the second training program at the latest 02 years before the time of graduation from such second training program.

 6. The educational institutions shall only organize the second training program for students when it meets the quality assurance requirements on enrollment quotas and training capacity; At the same time, they shall have detailed regulations on the process, procedures, conditions for registration and granting of diplomas for the second training program.

Article 19. Continuing education for holders of other diplomas

1. Persons who have graduated from vocational education training programs may apply for and transfer to university level in accordance with the current regulations of the Government and the Prime Minister, and the regulations of the educational institutions.

2. Persons who have graduated from universities may apply and study continuously to receive additional university diplomas of other training majors, when the educational institutions have uniformly applied the credit-based training approach (particularly, the security and national defense majors shall comply with the regulations of the educational institutions) and have enrolled at least 03 training courses of the academic majors and training forms applied by the learners.

3. Inter-level transfer students shall participate in the training program and register for their classes in line with the general study plan like other students of the same form of training. On the basis of credit recognition and transfer, students may be exempted from courses corresponding to the accumulated study quantity as prescribed in Article 13 of this Regulation.

4. The regulations of the educational institutions shall detail the conditions and procedures for receiving inter-level transfer students; the credit recognition and transfer and course exemption for inter-level transfer students shall be based on the principles of fairness and transparency while strictly ensuring the quality requirements, and such students shall be applied with the output standards as for other students.

Article 20. Handling of students’ violations

1. Students who cheat in exams, tests, and assessment of study results shall be disciplined for each violated course in accordance with the provisions of the current Regulation on high school graduation exams promulgated by the Ministry of Education and Training, unless otherwise specified in Clause 2 of this Article.

2. Students who take the exams for others or ask others to take the exams for them shall be disciplined at the level of one-year suspension for the first-time violation and forced expulsion from school for recidivism.

3. Learners who use fake academic records, diplomas, or certificates to meet conditions for admission or graduation shall be subject to expulsion from school; the graduate diplomas granted to them shall be revoked or canceled.

 

Chapter V
ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

 

Article 21. Formulation and implementation of regulations of educational institutions

1. Based on this Regulation and other relevant current regulations, the rectors of the educational institutions shall:

a) Direct the development, promulgation and implementation of training regulations of the educational institution on the basis of the advice of the scientific and training councils and internal management regulations; may concretize the contents and have higher requirements, but they shall not be contrary to the provisions of this Regulation;

b) Issue decisions to organize full-time, part-time, inter-institutional collaboration and inter-level transfer (if any) training programs to fully satisfy the requirements of this Regulation; each of which must clearly state the name of the major, the training form, the objects, the enrollment criteria and methods, the training location, the training coordination institution and other relevant information;

c) Disseminate and provide guidelines on the regulations of the educational institutions and other regulations related to the study process, obligations and rights of students to them at the beginning of the course;

d) Organize internal examination and inspection of the implementation of plans, programs, regulations of the educational institutions and other tasks related to training; be subject to the examination, inspection and supervision of the Ministry of Education and Training and competent agencies in accordance with the current regulations.

2. The educational institutions shall make explanations as prescribed in Clause 4, Article 13 of the Government's Decree No. 99/2019/ND-CP dated December 30, 2019, detailing and guiding the implementation of a number of articles of the Law amending and supplementing a number of articles of the Law on Higher Education and other relevant laws.

Article 22. Reporting, archiving, and information disclosure regimes

1. Before December 31 of each year:

a) The educational institutions shall report to the Ministry of Education and Training and their directly managed agencies on the data of students who are newly admitted, have graduated or withdrawn from school, those who are studying in the year, are expected to graduate in the following year, or have graduated and get employed within 12 months; classified by objects of matriculation, academic majors, training courses and training forms;

b) The home educational institutions shall report to the provincial-level People's Committees of the localities where their host educational institutions are located on the enrollment and training situation in such localities.

2. The educational institutions shall be responsible for safely storing and preserving training-related documents in accordance with the regulations promulgated by the Ministry of Education and Training.

a) Matriculation decisions, original transcripts, graduation recognition decisions, and original books on granting diplomas to students are archival documents that shall be permanently preserved at the educational institutions;

b) Other documents related to enrollment and training shall be archived and preserved throughout the training courses;

c) The destruction of documents related to enrollment and training at the end of the archival period shall comply with current regulations of the State.

3. The educational institutions shall publish on its website at least 45 days before organizing the training courses:

a) The regulations of the educational institutions and relevant training management regulations;

b) The decisions to open the academic majors and the decisions mentioned at Point b, Clause 1, Article 21 regarding the training programs to be held;

c) The quality assurance conditions in accordance with the current regulations of the Ministry of Education and Training;

d) The evidence that the training programs meet the training program standards promulgated by the Ministry of Education and Training;

dd) The enrolment announcements as prescribed in current enrollment regulations;

e) The evidence that they meet the minimum requirements for inter-institutional collaboration in the form of part-time training as prescribed in Clauses 2 and 3, Article 5 of this Regulation.

 

 

P.P. THE MINISTER
DEPUTY MINISTER

 

(Signed)

 

Hoang Minh Son

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Circular 08/2021/TT-BGDDT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Circular 08/2021/TT-BGDDT PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất