Sinh viên học 1 năm bao nhiêu tín chỉ?

Tín chỉ đại học là gì? 1 năm bao nhiêu tín chỉ? là những câu hỏi mà các tân sinh viên thường hay thắc mắc khi đến với giảng đường Đại học. Tại bài viết này, LuatVietnam sẽ cung cấp quy định của pháp luật về phương thức đào tạo đại học theo tín chỉ.

1. Sinh viên học 1 năm bao nhiêu tín chỉ?

Tín chỉ là đơn vị dùng để đo lường mức độ học tập của một hệ thống ECTS. Trong đó, 01 tín chỉ sẽ tương đương:

- 15 tiết học lý thuyết;

- 30 tiết thực hành và thí nghiệm hoặc là thảo luận;

- 60 giờ thực tập tại các cơ sở hoặc bằng 45 giờ sinh viên làm tiểu luận, làm bài tập lớn, đồ án hay khoá luận tốt nghiệp.

Theo Quy chế đào tạo trình độ đại học tại Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT, hiện nay Việt Nam đang tổ chức đào tạo theo 02 phương thức: Đào tạo theo niên chế và đào tạo theo tín chỉ.

Trong đó, đào tạo theo tín chỉ là phương thức tổ chức đào tạo theo từng lớp học phần, cho phép sinh viên tích lũy tín chỉ của từng học phần và thực hiện chương trình đào tạo theo kế hoạch học tập của cá nhân, phù hợp với kế hoạch giảng dạy của cơ sở đào tạo (khoản 2 Điều 3 Quy chế đào tạo trình độ đại học giải thích).

Hiện nay, không có quy định về việc sinh viên phải học 1 năm bao nhiêu tín chỉ. Thông thường các cơ sở đào tạo đại học theo tín chỉ tự quy định số tín chỉ tối thiểu và tối đa đối với sinh viên căn cứ vào khối lượng kiến thức và chương trình học của các ngành đào tạo.

Đa số các trường đại học cho phép sinh viên được đăng ký khoảng 10 - 30 tín chỉ/học kỳ.

Sinh viên học 1 năm bao nhiêu tín chỉ?
Sinh viên học 1 năm bao nhiêu tín chỉ? (Ảnh minh họa)

2. Sinh viên đăng ký tín chỉ như thế nào?

Điều 7 Quy chế đào tạo đại học quy định về việc đăng ký tín chỉ của sinh viên như sau:

  • Trước khi bắt đầu mỗi học kỳ, cơ sở đào tạo hướng dẫn cho sinh viên đăng ký học tập trên hệ thống đăng ký học tập của cơ sở đào tạo.

  • Sinh viên học theo tín chỉ phải đăng ký lớp của các học phần dự định sẽ học trong học kỳ, gồm: Những học phần mới, một số học phần chưa đạt (để học lại) và một số học phần đã đạt (để cải thiện điểm, nếu có) căn cứ danh sách học phần được mở và điều kiện đăng ký của mỗi học phần.

Thông thường, các cơ sở đào tạo sẽ tổ chức đăng ký tín chỉ qua trang thông tin điện tử của trường.

3. Đánh giá, xử lý kết quả học tập theo tín chỉ như thế nào?

Kết quả học tập của sinh viên được đánh giá sau từng học kỳ hoặc sau từng năm học, dựa trên kết quả các học phần nằm trong yêu cầu của chương trình đào tạo mà sinh viên đã học và có điểm theo các tiêu chí quy định tại Điều 10 Quy chế đào tạo đại học:

- Tổng số tín chỉ của những học phần mà sinh viên không đạt trong một học kỳ, trong một năm học, hoặc nợ đọng từ đầu khoá học;

- Tổng số tín chỉ của những học phần mà sinh viên đã đạt từ đầu khóa học (số tín chỉ tích lũy), tính cả các học phần được miễn học, được công nhận tín chỉ;

- Điểm trung bình của những học phần mà sinh viên đã học trong một học kỳ, trong một năm học hoặc tính từ đầu khóa học, tính theo điểm chính thức của học phần và trọng số là số tín chỉ của học phần đó.

Ngoài ra, Điều 11 Quy chế đào tạo đại học quy định về xử lý kết quả học tập theo tín chỉ như sau:

- Cuối mỗi học kỳ chính, sinh viên được cảnh báo học tập dựa trên một số điều kiện:

  • Tổng số tín chỉ không đạt trong học kỳ vượt quá 50% khối lượng đã đăng kí học trong học kỳ, hoặc tổng số tín chỉ nợ đọng từ đầu khóa học vượt quá 24;

  • Điểm trung bình học kỳ đạt dưới 0,8 đối với học kỳ đầu của khóa học, dưới 1,0 đối với các học kỳ tiếp theo;

  • Điểm trung bình tích lũy đạt dưới 1,2 đối với sinh viên trình độ năm thứ nhất, dưới 1,4 đối với sinh viên trình độ năm thứ hai, dưới 1,6 đối với sinh viên trình độ năm thứ ba dưới 1,8 đối với sinh viên các năm tiếp theo.

- Sinh viên bị buộc thôi học trong các trường hợp:

  • Số lần cảnh báo học tập hoặc mức cảnh báo học tập vượt quá giới hạn theo quy định của cơ sở đào tạo;

  • Thời gian học tập vượt quá giới hạn.

Theo quy định trên, sinh viên cần chú ý không để tổng số tín chỉ không đạt trong học kỳ vượt quá 50% khối lượng đã đăng kí hoặc tổng số tín chỉ nợ đọng từ đầu khóa học vượt quá 24, nếu không sẽ bị cảnh cáo học tập.

Sinh viên bị cảnh cáo học tập nhiều lần có thể sẽ bị cho thôi học.

4. Sinh viên học lại bao nhiêu tín chỉ bị hạ bằng?

Tại khoản 3 Điều 14 Quy chế đào tạo trình độ đại học quy định:

Hạng tốt nghiệp được xác định căn cứ vào điểm trung bình tích lũy toàn khoá, trong đó, hạng tốt nghiệp của sinh viên có điểm trung bình tích lũy loại xuất sắc và giỏi sẽ bị giảm đi một mức nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

- Khối lượng của các học phần phải học lại vượt quá 5% so với tổng số tín chỉ quy định cho toàn chương trình;

- Sinh viên đã bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên trong thời gian học.

Theo quy định trên, sinh viên xếp loại giỏi hoặc xuất sắc khi học lại quá 5% tổng số tín chỉ thì bị hạ bằng.

Trên đây là thông tin giải đáp thắc mắc về: Sinh viên học 1 năm bao nhiêu tín chỉ?

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Trong thời đại hội nhập quốc tế, việc thông thạo tiếng Anh không chỉ là một kỹ năng quan trọng mà còn là lợi thế cạnh tranh để vươn xa hơn trong học tập và sự nghiệp. Trong số các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, IELTS (International English Language Testing System) nổi bật như một tiêu chuẩn vàng được công nhận toàn cầu.

Quân hàm của chó nghiệp vụ Việt Nam được quy định thế nào?

Quân hàm của chó nghiệp vụ Việt Nam được quy định thế nào?

Quân hàm của chó nghiệp vụ Việt Nam được quy định thế nào?

Chúng ta thường bắt gặp hình ảnh chó nghiệp vụ trong các bộ phim của Mỹ tuy nhiên tại Việt Nam, đây cũng là một trong những trợ thủ đắc lực thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới của Tổ quốc… Vậy quân hàm của chó nghiệp vụ Việt Nam được quy định như thế nào?

[Giải đáp] Pháp luật mang bản chất xã hội vì pháp luật?

[Giải đáp] Pháp luật mang bản chất xã hội vì pháp luật?

[Giải đáp] Pháp luật mang bản chất xã hội vì pháp luật?

Trong khoa học pháp lý có nhiều quan điểm về bản chất của pháp luật. Trong đó, quan điểm pháp luật mang bản chất xã hội vì pháp luật bắt nguồn từ đời sống và xã hội được xem là phù hợp với thực tiễn. Để hiểu rõ hơn, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài phân tích dưới đây nhé!