Bảo lưu là gì? Thời gian bảo lưu kết quả học tập là bao lâu?

Bảo lưu là một quyền lợi chính đáng của sinh viên, có thể giúp sinh viên tạm gác lại việc học trong một khoảng thời gian nhất định vì lý do cá nhân. Vậy bảo lưu là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các quy định liên quan đến việc bảo lưu với bài viết dưới đây.

Bao-luu-la-gi-Cac-quy-dinh-can-biet-ve-bao-luu-ket-qua-hoc-tap-doi-voi-sinh-vien

Bảo lưu là gì? Các quy định cần biết về bảo lưu học tập đối với sinh viên 

(Ảnh minh họa)

Bảo lưu được hiểu là việc xác nhận kết quả học tập cùng với số học phần mà sinh viên đã tích lũy trong một kỳ học và đồng ý cho sinh viên tạm gác lại việc học trong một khoảng thời gian nhất định. Sau khi quay lại trường học sau thời gian bảo lưu, sinh viên có thể đi học lại bình thường cùng khóa học dưới.

Việc bảo lưu có thể giúp sinh viên tạm thời “đóng băng” thời gian tham gia học tập trên trường của sinh viên đó, đồng thời giúp sinh viên không bị điểm liệt khi phải bỏ thi, hoặc là trong quá trình đi học không tham gia đầy đủ. Bảo lưu cũng giúp sinh viên chủ động trong thời gian, khi nào giải quyết xong các vấn đề cá nhân thì sẽ tiếp tục chương trình học mà không lo lắng có thể ảnh hưởng đến việc học và kết quả của sinh viên.

Bảo lưu là gì? Thời gian bảo lưu kết quả học tập là bao lâu?

Theo Quy chế đào tạo trình độ đại học được ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT, thời gian bảo lưu tối đa được quy định tại Khoản 2 Điều 15:

“Thời gian bảo lưu tạm thời vì lý do cá nhân phải được tính vào thời gian học chính thức được quy định ở Khoản 5 Điều 2 Quy chế này.”

Theo đó, Khoản 5 Điều 2 quy định về thời gian tối đa để hoàn thành khóa học:

  • Thời gian tối đa để hoàn thành khóa học đối với sinh viên học hệ chính quy là không được phép vượt quá 2 lần so với thời gian đào tạo chuẩn theo từng khóa đối với mỗi ngành nghề đào tạo khác nhau.

  • Đối với sinh viên liên thông: thời gian học tối đa được tính trên cơ sở thời gian đào tạo chuẩn toàn khóa giảm tương ứng với khối lượng tín chỉ được miễn trừ.

Thời gian bảo lưu tối đa phải nhỏ hơn thời gian tối đa hoàn thành khóa học và sinh viên cũng phải đảm bảo được thời gian bắt đầu quay lại trường đi học lại tới khi hết thời gian bảo lưu phải hoàn thành được khóa học đó.

Ví dụ: Thời gian đào tạo chuẩn của khoa Quản trị kinh doanh trường Đại học X là 04 năm. Thời gian học tối đa không vượt quá 02 lần là 08 năm. Vậy sinh viên có 04 năm tối đa để bảo lưu kết quả học tập, với điều kiện sinh viên có khả năng hoàn thành chương trình học của bản thân trong 04 năm còn lại. 

các trường hợp được xét bảo lưu

Khoản 1 Điều 15 của Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT quy định về các trường hợp được xét bảo lưu kết quả học tập, cụ thể như sau:

  • Sinh viên có giấy điều động tham gia lực lượng vũ trang.

  • Được cơ quan có thẩm quyền điều động hoặc tham gia các giải thi đấu quốc tế như olympic, học sinh giỏi,...

  • Phải nghỉ để đảm bảo các vấn đề về sức khỏe có giấy chứng nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền.

  • Vì các lý do cá nhân, nhưng cá nhân đó đã phải học tập ít nhất 1 kỳ trở lên tại cơ sở đào tạo và không thuộc vào các trường hợp bị xem xét thôi học, kỷ luật.

4. Thủ tục để bảo lưu kết quả học tập bao gồm những gì?

Khoản 4 Điều 15 Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT quy định về thủ tục bảo lưu kết quả sẽ do quy chế của cơ sở đào tạo quy định.

Để thực hiện việc bảo lưu, sinh viên nên đến phòng đào tạo của các trường đại học, cao đẳng và xin tư vấn từ các anh chị sinh viên hoặc giảng viên ở đó. Sau khi đã rõ ràng các quy định liên quan đến bảo lưu, sinh viên hãy chuẩn bị hồ sơ giấy tờ cần thiết để nộp lên nhà trường đợi xem xét.

Thông thường, các giấy tờ cần thiết sẽ bao gồm:

  • Đơn xin nghỉ học tạm thời,

  • Giấy tờ chứng minh đã hoàn thành việc đóng học phí tại các kỳ học trong trường,

  • Giấy tờ chứng minh các lý do đã nêu để xin nghỉ học tạm thời và thực hiện bảo lưu kết quả học tập.

Đơn xin bảo lưu kết quả học tập
Đơn xin bảo lưu kết quả học tập (Ảnh chụp một phần)

Việc bảo lưu có ảnh hưởng đến việc xác nhận kết quả học tập không? Hay nó có ảnh hưởng như thế nào đến kết quả xét tốt nghiệp?

5.1 Công nhận kết quả học tập khi bảo lưu

Công nhận kết quả học tập được quy định cụ thể và rõ ràng tại Khoản 4 Điều 15 và Điều 13 Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT.

Theo đó, sinh viên được xem xét công nhận kết quả học tập, bao gồm các tiêu chí sau:

  • Việc công nhận, chuyển đổi tín chỉ của các học phần theo khóa đào tạo tại cơ sở đào tạo hiện tại dựa trên kết quả học tập của việc tích lũy của các trình độ, các chương trình, các ngành, các khóa học hoặc của một cơ sở đào tạo khác.

  • Cơ sở đào tạo quy định về việc xem xét, công nhận, chuyển đối tín chỉ trên cơ sở so sánh đầu ra, khối lượng học tập, nội dung học tập, cách thức đánh giá học phần và các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo của cơ sở, khóa học, chương trình, ngành, trình độ đào tạo trước đó theo các cấp độ như sau: theo từng học phần, theo từng nhóm học phần, theo chương trình đào tạo.

  • Cơ sở đào tạo công khai về các quy định công nhận, chuyển đổi kết quả học tập, tín chỉ. Khối lượng tối đa được công nhận về kết quả học tập, chuyển đổi tín chỉ không vượt quá 50% về khối lượng tối thiểu cần học tập ở cơ sở đào tạo đó.

Riêng đối với ngành sư phạm cần tuân theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Từ các quy định nói trên, việc bảo lưu không ảnh hưởng đến kết quả học tập của các sinh viên và sinh viên bảo lưu vẫn được công nhận kết quả học tập như sinh viên thường.

5.2 Công nhận và cấp bằng tốt nghiệp khi bảo lưu

Điều 14 Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT quy định về việc sinh viên được xét công nhận tốt nghiệp, cụ thể được trình bày dưới đây:

Các trường hợp sinh viên được xét tốt nghiệp:

  • Tích lũy đủ số học phần, tín chỉ và các điều kiện tốt nghiệp khác mà cơ sở đào tạo đã đề ra.

  • Điểm trung bình tích lũy của toàn bộ khóa học đạt trung bình trở lên.

  • Đối tượng xét tốt nghiệp không bị truy cứu về các trách nhiệm hình sự hoặc bị kỷ luật từ mức đình chỉ học tập trở lên.

Thời gian công nhận tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp cho sinh viên:

Không vượt quá 3 tháng sau khi sinh viên đã đủ điều kiện tốt nghiệp và hoàn thành trách nhiệm và nghĩa vụ đối với cơ sở đào tạo.

Hạng tốt nghiệp:

Được căn cứ vào điểm trung bình tích lũy của toàn bộ khóa học và xem xét theo Khoản 5 Điều 10 của quy chế đi kèm Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT:

  • Từ 3,6 - 4.0 hoặc từ 9.0 - 10.0: Xuất sắc,

  • Từ 3,2 - dưới 3,6 hoặc từ 8,0 - dưới 9,0: Giỏi,

  • Từ 2,5 - dưới 3,2 hoặc từ 7,0 - dưới 8,0: Khá,

  • Từ 2,0 - dưới 2,5 hoặc từ 5,0 - dưới 7,0: Trung bình,

  • Từ 1,0 - dưới 2,0 hoặc từ 4,0 - dưới 5,0: Yếu.

Lưu ý, hạng tốt nghiệp xuất sắc hoặc giỏi của sinh viên có thể bị giảm một bậc nếu thuộc các trường hợp dưới đây:

  • Khối lượng của các học phần học lại không vượt quá 5% so với tổng số tín chỉ quy định cho toàn chương trình đào tạo.

  • Sinh viên bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên trong quá trình học tập.

Các học phần mà sinh viên chưa hoàn thành được cấp chứng chỉ chứng nhận của cơ sở đào tạo nếu không được tốt nghiệp.

Ngoài ra, nếu trong thời gian 03 năm sau khi đã quá thời gian tốt nghiệp tối đa mà sinh viên có thể hoàn thành các học phần Giáo dụng quốc phòng- an ninh hoặc giáo dục thể chất, hoặc các điều kiện tốt nghiệp chuẩn đầu ra như ngoại ngữ hay công  nghệ thông tin thì có thể được xem xét công nhận tốt nghiệp.

Sinh viên bảo lưu kết quả học tập vẫn được xét tốt nghiệp bình thường như những sinh viên khác
Sinh viên bảo lưu kết quả học tập vẫn được xét tốt nghiệp bình thường như những sinh viên khác (Ảnh minh họa)

Vậy, sinh viên bảo lưu kết quả học tập vẫn được cấp bằng tốt nghiệp như các sinh viên bình thường khác, miễn là đảm bảo đủ các điều kiện được nêu ở trên.

Trên đây, là toàn bộ các thông tin mà sinh viên cần biết về các quy định liên quan đến câu hỏi “bảo lưu là gì?”. Mong rằng bài viết có thể cung cấp các thông tin hữu ích và có giá trị tham khảo cho các bạn độc giả!

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Trong thời đại hội nhập quốc tế, việc thông thạo tiếng Anh không chỉ là một kỹ năng quan trọng mà còn là lợi thế cạnh tranh để vươn xa hơn trong học tập và sự nghiệp. Trong số các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, IELTS (International English Language Testing System) nổi bật như một tiêu chuẩn vàng được công nhận toàn cầu.

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Thông tư 50/2024/TT-NHNN đã bổ sung một số quy định mới nhằm tăng cường bảo mật, phòng ngừa các sự cố thông tin xảy ra. Vậy, doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?