Quyết định 33/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Dạy nghề cho lao động đi làm việc ở nước ngoài đến năm 2015

thuộc tính Quyết định 33/2006/QĐ-TTg

Quyết định 33/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Dạy nghề cho lao động đi làm việc ở nước ngoài đến năm 2015
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:33/2006/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết định
Người ký:
Ngày ban hành:07/02/2006
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề, Lao động-Tiền lương, Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

* Đào tạo lao động ở nước ngoài - Ngày 07/02/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 33/2006/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Dạy nghề cho lao động đi làm việc ở nước ngoài đến năm 2015. Đề án nhằm mục tiêu: phát triển nguồn lao động đáp ứng yêu cầu về số lượng, chất lượng, cơ cấu ngành nghề cho thị trường lao động nước ngoài, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống người lao động... Cụ thể, sẽ hình thành một số trường dạy nghề nòng cốt để dạy nghề, đào tạo ngoại ngữ, giáo dục định hướng cho lao động đi làm việc ở nước ngoài nhằm đạt mục tiêu hàng năm đưa trên 10.000 lao động đã được đào tạo nghề đi làm việc ở nước ngoài. Đến năm 2010, tỷ trọng lao động đi làm việc ở nước ngoài có nghề đạt 70%, trong đó, lao động lành nghề và trình độ cao trở lên đạt 30%. Đến năm 2015, 100% lao động đi làm việc ở nước ngoài có nghề, trong đó 40% có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao... Cũng theo Đề án này, các cơ sở dạy nghề cho lao động đi làm việc ở nước ngoài được hưởng chính sách ưu đãi về thuế sử dụng đất, ưu đãi về tín dụng... Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Xem chi tiết Quyết định33/2006/QĐ-TTg tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

----------

 

 

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

Số : 33/2006/QĐ-TTg

 

 

 

-------------------------------------------------------

 

 

 

 

 

 

 

Hà Nội, ngày 07 tháng 02 năm 2006

 

 

 

 

QUYẾT ĐỊNH

Phê duyệt Đề án Dạy nghề cho lao động đi làm việc ở nước ngoài

đến năm 2015

____________

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

 

Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 23 tháng 06 năm 1994; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động ngày 02 tháng 4 năm 2002;

 

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005;

 

Căn cứ Nghị định số 81/2003/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động về người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài;

 

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,

 

QUYẾT ĐỊNH :

 

Điều 1. Phê duyệt đề án Dạy nghề cho lao động đi làm việc ở nước ngoài đến năm 2015 với các nội dung chủ yếu sau:

 

1. Mục tiêu

 

a) Mục tiêu chung:

 

Phát triển nguồn lao động đáp ứng yêu cầu về số lượng, chất lượng, cơ cấu ngành nghề cho thị trường lao động nước ngoài, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống người lao động.

 

b) Mục tiêu cụ thể:

- Hình thành một số trường dạy nghề nòng cốt để dạy nghề, đào tạo ngoại ngữ, giáo dục định hướng cho lao động đi làm việc ở nước ngoài nhằm đạt mục tiêu hàng năm đưa trờn 10 vạn lao động đó được đào tạo nghề đi làm việc ở nước ngoài;

- Đến năm 2010, tỷ trọng lao động đi làm việc ở nước ngoài có nghề đạt 70%; trong đó, lao động lành nghề và trình độ cao trở lên đạt 30%. Đến năm 2015, 100% lao động đi làm việc ở nước ngoài có nghề, trong đó 40% có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao;

- Lao động đi làm việc ở nước ngoài được đào tạo đạt chuẩn về ngoại ngữ, giáo dục định hướng.

2. Nhiệm vụ:

a) Giao nhiệm vụ cho các cơ sở dạy nghề có đủ điều kiện cần thiết để đào tạo, chuẩn bị nguồn lao động kỹ thuật cho xuất khẩu lao động;

b) Chuẩn hoá chương trình, giáo trình dạy nghề, đào tạo ngoại ngữ, giáo dục định hướng cho lao động đi làm việc ở nước ngoài;

c) Bồi dưỡng, nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý tham gia dạy nghề, đào tạo ngoại ngữ, giáo dục định hướng cho lao động đi làm việc ở nước ngoài;

­d) Từng bước thực hiện kiểm định chất lượng dạy nghề cho lao động đi làm việc ở nước ngoài;

đ) Xây dựng hệ thống thông tin về thị trường lao động ở nước ngoài cung cấp cho các cơ sở dạy nghề, doanh nghiệp xuất khẩu lao động, cơ quan quản lý nhà nước và người lao động.

3. Các giải pháp chủ yếu

a) Phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề cho lao động đi làm việc ở nước ngoài:

- Khuyến khích các cơ sở dạy nghề, trong đú cú cỏc cơ sở dạy nghề của cỏc doanh nghiệp xuất khẩu lao động, thuộc các thành phần kinh tế đầu tư đào tạo nhân lực kỹ thuật các nghề mà thị trường lao động ngoài nước có nhu cầu;

- Lựa chọn 10 trường dạy nghề trong số các trường dạy nghề trọng điểm đã được Nhà nước đầu tư lớn bằng các nguồn vốn trong và ngoài nước làm nòng cốt trong việc tạo nguồn, đào tạo lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, đào tạo ngoại ngữ, giáo dục định hướng cho lao động đi làm việc ở nước ngoài.

 

b) Nâng cao chất lượng dạy nghề cho lao động đi làm việc ở nước ngoài:

- Xây dựng, ban hành chương trình, giáo trình dạy nghề theo modul, linh hoạt, thích ứng với từng hợp đồng lao động; tăng thời lượng dạy ngoại ngữ và rèn luyện ý thức chấp hành kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp trong giáo dục định hướng;

- Đổi mới phương pháp dạy nghề, ứng dụng công nghệ dạy học tiên tiến, gắn liền đào tạo trong nhà trường với các cơ sở sản xuất trong nước để tương thích với yêu cầu của thị trường tiếp nhận lao động Việt Nam;

- Tạo điều kiện để đội ngũ giáo viên tham gia dạy nghề, đào tạo ngoại ngữ, giáo dục định hướng cho lao động đi làm việc ở nước ngoài được thực tập, khảo sát thực tiễn ở các nước tiếp nhận lao động.

c) Chính sách, cơ chế:

- Khuyến khích các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đầu tư đào tạo nâng cao kỹ năng nghề cho lao động của doanh nghiệp mình, góp phần cung ứng lao động kỹ thuật cho nhu cầu của thị trường lao động ngoài nước và nhận họ trở lại làm việc tại doanh nghiệp sau khi hoàn thành hợp đồng trở về nước;

- Các cơ sở dạy nghề cho lao động đi làm việc ở nước ngoài được hưởng chính sách ưu đãi về thuế sử dụng đất, ưu đãi về tín dụng theo quy định của pháp luật và được thu học phí theo quy định của cấp có thẩm quyền;

- Trên cơ sở chỉ tiờu và dự toán ngân sách được bố trí hàng năm cho dạy nghề, Nhà nước giành một số chỉ tiờu để thớ điểm dạy nghề cho lao động đi làm việc ở nước ngoài, chủ động tạo nguồn lao động đỏp ứng nhu cầu của thị trường lao động nước ngoài;

- Doanh nghiệp xuất khẩu lao động được liên kết đào tạo với các cơ sở dạy nghề trong và ngoài nước hoặc tự đào tạo nguồn lao động có nghề đáp ứng yêu cầu các hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

d) Xây dựng mạng lưới thông tin về thị trường lao động ở nước ngoài

Mạng lưới thông tin về thị trường lao động ở nước ngoài có đầu mối đặt tại Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, kết nối với 10 trường dạy nghề nòng cốt; các doanh nghiệp xuất khẩu lao động; các cơ quan ngoại giao, các văn phòng đại diện quản lý lao động của Việt Nam ở nước ngoài... Mạng lưới thông tin này có nhiệm vụ cập nhật và cung cấp thông tin liên quan tới cơ sở dạy nghề, doanh nghiệp xuất khẩu lao động, người lao động về cầu của thị trường lao động ngoài nước; khả năng cung ứng lao động; các thông tin về cơ sở dạy nghề, nội dung chương trình dạy nghề cho lao động đi làm việc ở nước ngoài.

 

đ) Hợp tác quốc tế:

- Mở rộng quan hệ hợp tác với nước ngoài, các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên tham gia đào tạo lao động đi làm việc ở nước ngoài.

e) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và kiểm định chất lượng dạy nghề cho lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Điều 2. Tiến độ thực hiện

1. Giai đoạn từ nay đến năm 2010:

- Lựa chọn 10 trường dạy nghề làm nòng cốt trong việc xõy dựng mụ hỡnh, phương phỏp và chương trỡnh, nội dung dạy nghề, đào tạo ngoại ngữ, giáo dục định hướng cho lao động đi làm việc ở nước ngoài;

- Xây dựng quy chế kiểm định chất lượng dạy nghề cho lao động đi làm việc ở nước ngoài;

- Xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề, đào tạo ngoại ngữ, giáo dục định hướng; tổ chức bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên dạy nghề cho lao động đi làm việc ở nước ngoài;

- Xây dựng mạng lưới thông tin về thị trường lao động ngoài nước.

2. Giai đoạn từ 2011 đến 2015:

- Hoàn thiện mô hình dạy nghề cho lao động đi làm việc ở nước ngoài tại 10 trường nòng cốt và triển khai nhân rộng trong hệ thống các trường dạy nghề.

- Đổi mới nội dung chương trình, tập huấn nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên dạy nghề cho lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Điều 3. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính xõy dựng kế hoạch phõn bổ kinh phớ và huy động các nguồn lực khác để triển khai thực hiện các nội dung của Đề án.

2. Bộ Ngoại giao chỉ đạo các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thu thập và cung cấp thông tin về thị trường lao động ở nước ngoài.

3. Các Bộ, ngành, ủy ban nhân dân  các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo chức năng và thẩm quyền có trách nhiệm cụ thể hoá cơ chế, chính sách, xây dựng kế hoạch, bố trí ngân sách, huy động nguồn lực và tổ chức thực hiện dạy nghề cho lao động đi làm việc ở nước ngoài; chỉ đạo các doanh nghiệp xuất khẩu lao động, các cơ sở dạy nghề cho lao động đi làm việc ở nước ngoài thuộc phạm vi phụ trách thực hiện đề án.

 

4. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

 

-  Hướng dẫn xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện đề án;

 

- Tổ chức kiểm tra, giám sát và tổng hợp kết quả thực hiện, định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

 

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

 

Điều 5. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

 

KT. THỦ TƯỚNG

PHÓ THỦ TƯỚNG

Phạm Gia Khiêm

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
 -------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No: 33/2006/QD-TTg

Hanoi, February 07, 2006

 

DECISION

APPROVING THE SCHEME ON JOB-TRAINING FOR LABORERS GOING TO WORK OVERSEAS UP TO 2015

THE PRIME MINSTER

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;

Pursuant to the June 23, 1994 Labor Code and the April 2, 2002 Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Labor Code;

Pursuant to the June 14, 2005 Education Law;

Pursuant to the Government's Decree No. 81/2003/ND-CP of July 17, 2003, detailing and guiding the implementation of the Labor Code regarding Vietnamese laborers working overseas;

At the proposal of the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs,

DECIDES:

Article 1.- To approve the scheme on job-training for laborers going to work overseas up to 2015, with the following principal contents:

1. Objectives:

a/ General objectives:

To develop a sufficient, high-quality and well-structured labor source, meeting the demands of overseas labor markets, thus contributing to creating jobs, raising incomes and improving the life of laborers.

b/ Specific targets:

- To form some key job-training schools in order to provide job-training, foreign language teaching and orientation education for laborers going to work overseas so as to attain the target of sending every year over 100,000 trained laborers to work overseas;

- By 2010, trained laborers shall account for 70% of total number of laborers going to work overseas, of whom 30% shall be skilled laborers and highly skilled laborers. By 2015, 100% of laborers going to work overseas shall be skilled workers, of whom 40% shall be highly skilled technical laborers.

- Laborers going to work overseas shall be trained so as to reach set standards on foreign languages and orientation education.

2. Tasks:

a/ To assign capable job-training establishments to train and prepare technical labor sources for export;

b/ To standardize programs and teaching manuals for job-training, foreign language teaching and orientation education for laborers going to work overseas;

c/ To foster and raise the qualifications of teachers and administrators engaged in job-training, foreign language teaching and orientation education for laborers going to work overseas;

d/ To evaluate the quality of job-training for laborers going to work overseas;

e/ To build a system providing information on overseas labor markets to job-training establishments, labor export enterprises, state management agencies and laborers.

3. Major solutions

a/ To develop a network of establishments providing job-training for laborers going to work overseas:

- To encourage job-training establishments, including those of labor export enterprises and those of all economic sectors, to invest in the training of technical majors in need of human resources in overseas markets;

- To select among key job-training schools, which have been invested by the State with domestic and foreign capital, ten schools to serve as the core in training highly skilled technical laborers, teaching foreign languages and providing orientation education for laborers going to work overseas.

b/ To improve the quality of job-training for laborers going to work overseas:

- To elaborate and promulgate module-based job-training programs and teaching manuals which are flexible and suitable to each labor contract; to spare more time for foreign language teaching and orientation education, especially training in a sense of observance of labor discipline and industrial working style;

- To change job-training methodologies, apply advanced teaching technologies, combining school training with practical activities in domestic production establishments so as to meet requirements of overseas markets receiving Vietnamese laborers;

- To create conditions for teachers directly engaged in job-training, foreign language teaching and orientation education for laborers going to work overseas to field visits to labor-receiving countries.

c/ Policies and mechanisms:

- To encourage enterprises of all economic sectors to invest in raising their laborers' professional skills in order to supply technical laborers for overseas labor markets and receive such laborers back to their enterprises when they return home after completing their contracts;

- Establishments providing job-training of laborers going to work overseas shall enjoy preferential policies regarding land use taxes and credits according to the provisions of law and be entitled to collect tuition fees under competent authorities' regulations;

- On the basis of quotas and budgets allocated annually for job-training, the State shall reserve certain quotas for pilot job-training for laborers going to work overseas in order to take initiative in preparing labor sources for overseas labor markets;

- Labor export enterprises may train laborers by themselves or in cooperation with domestic and foreign job-training establishments skilled labor sources so as to properly perform contracts on sending laborers to work overseas.

d/ To build a network of information on overseas labor markets

The network of information on overseas labor markets shall be set up under the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and connected with 10 key job-training schools, labor export enterprises, diplomatic agencies, and representative offices in charge of managing Vietnamese laborers in foreign countries. With this information network, job-training establishments, labor export enterprises, and laborers shall get access to updated information on overseas labor market demands, labor supply capacities, information on job-training establishments and contents of job-training programs for laborers going to work overseas.

e/ International cooperation:

- To extend cooperation relations with foreign countries and international organizations in the domain of training, fostering and raising the qualifications of administrators and teachers directly engaged in training of laborers going to work overseas.

f/ To enhance examination, inspection and evaluation of the quality of job-training for laborers going to work overseas.

Article 2.- Implementation schedule

1. From now to 2010:

- To select ten job-training schools to act as the core in formulating models, methods and curricula for job-training, foreign language teaching and orientation education for laborers going to work overseas;

- To elaborate a regulation on evaluation of the quality of job-training for laborers going to work overseas;

- To elaborate programs on job skill training and fostering, foreign language teaching and orientation education for laborers going to work overseas; to organize refresher courses for administrators and teachers engaged in job-training for laborers going to work overseas;

- To build a network of information on overseas labor markets.

2. The 2011-2015 period

- To perfect the models of job-training for laborers going to work overseas in 10 key schools and widely apply them within the system of job-training schools.

- To renovate the contents and programs and organize refresher courses for administrators and teachers engaged in job-training for laborers going to work overseas so as to improve their qualifications.

Article 3.- Organization of implementation

1. The Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance shall make plans on allocation of funds and mobilization of other sources for the implementation of this scheme.

2. The Ministry of Foreign Affairs shall direct Vietnamese representative missions in foreign countries to collect and supply information on overseas labor markets.

3. Ministries, branches and provincial/municipal People's Committees shall, according to their functions and powers, have to specify mechanisms and policies, make plans on allocation of budget capital and mobilization of other sources, and organize job-training for laborers going to work overseas; and direct their subordinate labor export enterprises and establishments providing job-training for laborers going to work overseas to implement this scheme.

4. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall assume the prime responsibility for, and coordinate with ministries, branches and provincial/municipal People's Committees in:

- Guiding the planning and organization of the implementation of the scheme;

- Inspecting, examining and summing up the scheme implementation for periodical report to the Prime Minister.

Article 4.- This Decision takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO."

Article 5.- Ministers, heads of ministerial-level agencies and Government-attached agencies, and presidents of provincial/municipal People's Committees shall have to implement this Decision.

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 33/2006/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 04/2006/QĐ-BGD&ĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi chọn học sinh giỏi quốc gia lớp 12 trung học phổ thông ban hành theo Quyết định 65/1998/QĐ-BGD&ĐT ngày 18/12/1998, Quyết định 41/1999/QĐ-BGD&ĐT ngày 10/12/1999, Quyết định 44/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 12/11/2001, Quyết định 05/2004/QĐ-BGD&ĐT ngày 01/3/2004, Quyết định 05/2005/QĐ-BGD&ĐT ngày 17/02/2005 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề

văn bản mới nhất