Quyết định 644/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa để phát triển các cụm liên kết ngành trong chuỗi giá trị khu vực nông nghiệp nông thôn

thuộc tính Quyết định 644/QĐ-TTg

Quyết định 644/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án "Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa để phát triển các cụm liên kết ngành trong chuỗi giá trị khu vực nông nghiệp nông thôn"
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:644/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Vũ Văn Ninh
Ngày ban hành:05/05/2014
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Doanh nghiệp, Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

Hỗ trợ DN nhỏ và vừa xây dựng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp
Nhằm nâng cao vai trò và năng lực của các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa, các hiệp hội DN, hiệp hội ngành hàng trong việc hỗ trợ các DN trong chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp; xúc tiến và hỗ trợ xây dựng được ít nhất 02 thương hiệu sản phẩm nông nghiệp, có khả năng cạnh tranh trên thị trường và hướng tới xuất khẩu sao cho đến năm 2018, tỷ lệ DN kinh doanh trong một số chuỗi sản phẩm nông nghiệp tăng ít nhất 5% so với năm 2013..., ngày 05/05/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 644/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa để phát triển các cụm liên kết ngành trong chuỗi giá trị khu vực nông thôn”.
Đề án bao gồm các nội dung chính về hình thành và phát triển một số chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp điển hình; nâng cao năng lực quản lý cho các DN nằm trong chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp; liên kết và phát triển DN trong các khu, cụm, vườn ươm trong chuỗi giá trị nông nghiệp từ sản xuất đến phân phối và tiêu dùng; xúc tiến phát triển sản phẩm, hỗ trợ xây dựng thương hiệu cho các DN; hỗ trợ tiếp cận thị trường cho các DN trong chuỗi giá trị và nâng cao khả năng hỗ trợ DN nhỏ và vừa của các tổ chức hỗ trợ DN và hiệp hội ngành hàng trong chuỗi giá trị...
Ngân sách thực hiện Đề án được chi từ ngân sách của các chương trình, đề án theo Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013, Quyết định số 72/2010/QĐ-TTg ngày 15/11/2010.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Xem chi tiết Quyết định644/QĐ-TTg tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

Số: 644/QĐ-TTg

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2014

 

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ĐỂ PHÁT TRIỂN CÁC CỤM LIÊN KẾT NGÀNH TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ KHU VỰC NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN”

--------------------

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Quyết định số 1231/QĐ-TTg ngày 07 tháng 9 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2011 - 2015;

Xét đề nghị của Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam,

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Phê duyệt Đề án “Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa để phát triển các cụm liên kết ngành trong chuỗi giá trị khu vực nông nghiệp nông thôn” với các nội dung chủ yếu sau:

I. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN

Hỗ trợ và nâng cao khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa nông thôn Việt Nam tham gia và phát triển mạng lưới liên kết, sản xuất, kinh doanh và dịch vụ trong chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp. Cụ thể như sau:

- Tỷ lệ doanh nghiệp kinh doanh trong một số chuỗi sản phẩm nông nghiệp gia tăng, ít nhất là 5% vào năm 2018 so với 2013;

- Xúc tiến và hỗ trợ xây dựng được ít nhất 2 thương hiệu sản phẩm nông nghiệp, có khả năng cạnh tranh trên thị trường và hướng tới xuất khẩu;

- Tăng cường được mối liên kết trong chuỗi cung ứng các sản phẩm nông nghiệp tiềm năng;

- Nâng cao vai trò và năng lực của các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

Nội dung của Đề án “Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa để phát triển các cụm liên kết ngành trong chuỗi giá trị khu vực nông nghiệp nông thôn” là việc triển khai các cấu phần của Đề án, bao gồm:

- Hình thành và phát triển một số chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp điển hình;

- Nâng cao năng lực quản lý cho các doanh nghiệp nằm trong chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp;

- Liên kết và phát triển doanh nghiệp trong các khu, cụm, vườn ươm trong chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp từ sản xuất đến phân phối và tiêu dùng;

- Xúc tiến phát triển sản phẩm, hỗ trợ xây dựng thương hiệu cho các doanh nghiệp;

- Hỗ trợ tiếp cận thị trường cho các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị;

- Nâng cao khả năng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa của các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp và hiệp hội ngành hàng trong chuỗi giá trị.

(Chi tiết các hoạt động của Đề án theo Phụ lục kèm theo Quyết định này).

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam: Chủ trì triển khai thực hiện các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa để phát triển các cụm liên kết ngành trong chuỗi giá trị khu vực nông nghiệp nông thôn; căn cứ vào nhiệm vụ của Đề án xây dựng dự toán chi tiết cho hoạt động hàng năm gửi Bộ Tài chính để thẩm định và bố trí ngân sách, triển khai thực hiện theo quy định hiện hành.

2. Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Tài chính phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam triển khai thực hiện Đề án này.

3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các cơ quan có liên quan trong phạm vi chức năng và nhiệm vụ của mình chịu trách nhiệm hướng dẫn cụ thể và kiểm tra việc thực hiện Quyết định này.

4. Các viện nghiên cứu, trường đại học, các câu lạc bộ, các hiệp hội, các doanh nghiệp nhỏ và vừa và các cơ quan có liên quan trong phạm vi chức năng và nhiệm vụ của mình có trách nhiệm phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam triển khai thực hiện Đề án này.

5. Các doanh nghiệp tham gia chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ hoạt động ở địa bàn nông thôn đáp ứng đủ các điều kiện của chương trình, đề án theo Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn; Quyết định số 72/2010/QĐ-TTg ngày 15 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia; Chương trình Thương hiệu quốc gia... thì được hưởng các chính sách hỗ trợ theo quy định.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- UB Giám sát tài chính Quốc gia;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp;
- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, ĐMDN (3b).XH

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Vũ Văn Ninh

 

 

PHỤ LỤC

CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỀ ÁN "HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ĐỂ PHÁT TRIỂN CÁC CỤM LIÊN KẾT NGÀNH TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ KHU VỰC NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN"
(Ban hành kèm theo Quyết định số 644/QĐ-TTg ngày 05 tháng 5 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ)

 

I. NỘI DUNG THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

Nội dung của Đề án “Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa để phát triển các cụm liên kết ngành trong chuỗi giá trị khu vực nông nghiệp nông thôn” chính là các cấu phần thực hiện để hoàn thành các mục tiêu mà Đề án đã đề ra:

1. Hình thành và phát triển một số chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp điển hình.

Mục tiêu: Phân tích chuỗi giá trị, lập sơ đồ các khâu, các lĩnh vực và mối liên kết chính trong mỗi khâu hay lĩnh vực đó, chỉ ra các tác nhân chính, nút thắt chính trong chuỗi giá trị để đưa ra các biện pháp hỗ trợ, cải thiện hợp lý.

Các hoạt động thực hiện như sau:

a) Nghiên cứu, phân tích chuỗi giá trị sản phẩm được lựa chọn tại một số khu vực, địa phương (tại 3 khu vực Bắc, Trung, Nam) lập kế hoạch tác động đến chuỗi giá trị.

b) Tổ chức hội thảo đánh giá lợi thế cạnh tranh, xây dựng kế hoạch hành động thực hiện tác động vào chuỗi giá trị của các bên tham gia, đối thoại tham vấn chính sách liên quan đến đầu tư vào khu vực chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp.

c) Đào tạo về xây dựng các cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong các cụm nông công nghiệp tại các địa phương.

d) Các hoạt động khác liên quan.

2. Nâng cao năng lực quản lý cho các doanh nghiệp nằm trong chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp.

Mục tiêu: Phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng lực quản lý và phát triển ứng dụng khoa học công nghệ cho doanh nghiệp, trang bị và nâng cao trình độ nghề nghiệp cho người lao động trong chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp để nâng cao vị thế cạnh tranh, chất lượng, giá trị gia tăng cho sản phẩm.

Các hoạt động thực hiện như sau:

a) Đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh trong các ngành, chuỗi giá trị được lựa chọn (chủ đề về kỹ năng quản trị công nghệ, kỹ năng quản lý điều hành doanh nghiệp; khởi sự doanh nghiệp, kiểm soát chất lượng trong quy trình sản xuất, áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng của các tổ chức trong nước, quốc tế ...).

b) Tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn cho cán bộ tư vấn chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng, nâng cao năng lực cho các ban quản lý khu, cụm công nông nghiệp về kỹ năng cung cấp dịch vụ phát triển kinh doanh.

c) Xây dựng các tài liệu, cẩm nang về hướng dẫn xây dựng chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng.

d) Tư vấn lập kế hoạch kinh doanh để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia chuỗi liên kết.

đ) Một số hoạt động liên quan khác.

3. Liên kết và phát triển doanh nghiệp trong các khu, cụm, vườn ươm trong chuỗi giá trị nông nghiệp từ sản xuất đến phân phối và tiêu dùng.

Mục tiêu: Tăng cường mạng lưới liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp, trung tâm nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ, trường đại học, các cơ quan nhà nước, các tổ chức hiệp hội, các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp.

Các hoạt động thực hiện như sau:

a) Đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực quy hoạch vùng nguyên liệu xây dựng mô hình liên kết trong các khu, cụm công nông nghiệp, vườn ươm doanh nghiệp, chế biến thực phẩm, tham vấn chính sách liên kết chuỗi giá trị ngành và phát triển kinh tế vùng, hợp tác công tư trong chuỗi giá trị để kết nối giữa nông dân với các doanh nghiệp phân phối, tiêu thụ sản phẩm.

b) Thăm quan học tập kinh nghiệm về phát triển các khu, cụm công nông nghiệp, vườn ươm doanh nghiệp tại các nơi có kinh nghiệm tốt trong lĩnh vực liên kết cụm công nông nghiệp.

c) Tổ chức hội nghị, hội thảo kết nối các hiệp hội ngành hàng, nâng cao năng lực của hiệp hội doanh nghiệp trong việc kiểm soát tiêu chuẩn chất lượng, nâng cao năng lực cạnh tranh.

d) Các hoạt động khác.

4. Xúc tiến phát triển sản phẩm, hỗ trợ xây dựng thương hiệu cho các doanh nghiệp.

Mục tiêu: Phát triển sản phẩm mới và xây dựng thương hiệu cho các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị nông sản nhằm tạo được giá trị gia tăng mới, tăng thu nhập cho nông dân, doanh nghiệp và tất cả các đối tượng tham gia chuỗi cung ứng.

Các hoạt động thực hiện như sau:

a) Hội thảo và kiến nghị các chính sách xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư trong chuỗi giá trị ngành.

b) Tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn về thiết kế, phát triển và marketing sản phẩm, xây dựng thương hiệu cho các doanh nghiệp, các phương thức nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng tiêu chuẩn, chất lượng và thị hiếu của thị trường cho doanh nghiệp và các hộ kinh doanh.

c) Lựa chọn một số doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp trong chuỗi giá trị ở các địa phương để tư vấn, hỗ trợ xây dựng thương hiệu.

d) Cung cấp thông tin và hỗ trợ một phần kinh phí tham gia hội chợ, triển lãm cho các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp.

đ) Các hoạt động hỗ trợ về thiết kế bao bì sản phẩm, phân phối, vận chuyển.

e) Các hoạt động hỗ trợ khác.

5. Hỗ trợ tiếp cận thị trường cho các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị.

Mục tiêu: Phát triển chương trình phát thanh, truyền hình địa phương dành cho đối tượng là các doanh nghiệp nhỏ và vừa để tư vấn cách điều hành doanh nghiệp, đào tạo và cung cấp thông tin thương mại cho người dân và doanh nghiệp để nắm bắt thông tin về thời vụ thu hoạch, chăm sóc vật nuôi cây trồng, môi trường kinh doanh, giá cả, các sự kiện, các nhà cung ứng dịch vụ v.v...

Các hoạt động thực hiện như sau:

a) Hỗ trợ các địa phương xây dựng các bản tin hàng ngày trên sóng phát thanh của đài phát thanh địa phương (huyện, xã).

b) Hội thảo nhằm phổ biến kiến thức và chia sẻ kinh nghiệm phát triển chuỗi giá trị về đổi mới và áp dụng công nghệ trong chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp.

c) Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia hội chợ thương mại trong nước.

d) Các hoạt động khác.

6. Nâng cao khả năng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa của các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp và hiệp hội ngành hàng trong chuỗi giá trị.

Mục tiêu: Nâng cao vai trò và năng lực của các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp.

Các hoạt động thực hiện như sau:

a) Đào tạo nâng cao năng lực quản lý tổ chức cho các hiệp hội, tăng cường khả năng cung cấp dịch vụ trong chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng cho các tổ chức cung cấp dịch vụ.

b) Tổ chức hội thảo để nâng cao tính đại diện của các hiệp hội, các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình tham vấn chính sách, xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp.

c) Tư vấn thành lập và nâng cao năng lực tham gia vào chuỗi cung ứng cho các hiệp hội, câu lạc bộ doanh nghiệp tại các địa phương.

d) Tư vấn nâng cao năng lực cho các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp, hiệp hội về cấp giấy chứng nhận tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm nông nghiệp, kiểm soát thương hiệu.

đ) Các hoạt động hỗ trợ khác

II. THỜI GIAN THỰC HIỆN: 2014 - 2018.

III. NGÂN SÁCH DỰ KIẾN

1. Được chi từ ngân sách của các chương trình, đề án theo Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn; Quyết định số 72/2010/QĐ-TTg ngày 15 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện chương trình xúc tiến thương mại quốc gia; Chương trình Thương hiệu quốc gia... (nếu đủ điều kiện quy định tại Mục 5, Điều 2 Quyết định này).

2. Ngân sách nhà nước hỗ trợ là 31,5 tỷ đồng (Ba mươi mốt tỷ năm trăm triệu đồng), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam huy động từ doanh nghiệp và các nguồn khác 13,5 tỷ đồng (Mười ba tỷ năm trăm triệu đồng) đối với các hoạt động của Đề án "Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa để phát triển các cụm liên kết ngành trong chuỗi giá trị khu vực nông nghiệp nông thôn" nằm ngoài các chương trình nêu tại Mục 5, Điều 2 Quyết định này.

3. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam căn cứ vào kế hoạch hàng năm, xây dựng dự toán báo cáo Bộ Tài chính thẩm định và bố trí ngân sách để triển khai thực hiện Đề án này./.

 

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER

-------

No. 644/QD-TTg

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Independence - Freedom - Happiness

--------------

Hanoi, May 05, 2014

DECISION

On approval of the Scheme for “supporting small- and medium-sized enterprises to develop industrial linkage clusters in the value chain of agriculture and rural areas”

--------------------

THE PRIME MINISTER

 

Pursuant to the Law on Organization of the Government dated December 25, 2001;

Pursuant to the Prime Minister’s Decision No. 1231/QD-TTg dated September 07, 2012, approving the Plan for developing medium- and small-sized enterprises in the 2011 - 2015 period;

In consideration of the proposal of the President of the Vietnam Chamber of Commerce and Industry,

 

DECIDES:

 

Article 1. To approve the Scheme for “supporting small- and medium-sized enterprises to develop industrial linkage clusters in the value chain of agriculture and rural areas” with the principal contents as follows:

I. SCHEME'S OBJECTIVES

To support and enhance competitiveness for Vietnamese rural small and medium-sized enterprises to participate in and develop the network linkages, production, business and services in the value chain of agricultural products. To be specific:

- The proportion of enterprises conducting business in some agricultural product chains will increase at least 5% in 2018 compared to 2013;

- To promote and support the building of at least 02 agricultural product brands, which are competitive in the market and export-oriented;

- To strengthen the connection in the potential agricultural product supply chain;

- To promote the role and improve the capacity of organizations supporting small and medium-sized enterprises, enterprise associations and commodity line associations in supporting enterprises in the agricultural product value chain.

II. IMPLEMENTATION CONTENT

Content of the Scheme for “supporting small- and medium-sized enterprises to develop industrial linkage clusters in the value chain of agriculture and rural areas” means the implementation of the Scheme's components, including:

- Formulation and development of a number of typical agricultural product value chains;

- Improvement of management capacity for enterprises in the agricultural product value chain;

- Linkage and development of enterprises in zones, clusters and nurseries in the value chain of agricultural products from production to distribution and consumption;

- Product development promotion; supporting branding for enterprises;

- Supporting market access for enterprises in the value chain;

- Improvement of the capacity to support small and medium-sized enterprises for organizations supporting enterprises and commodity line associations in the value chain.

(Details are provided in Appendix attached to this Decision).

Article 2. Implementation organization

1. The Vietnam Chamber of Commerce and Industry shall: Preside the implementation of activities to support small- and medium-sized enterprises in order to develop industrial linkage clusters in the value chain of agricultural and rural areas; based on tasks of the Scheme of formulating detailed estimates for annual operations sent to the Ministry of Finance to carry out appraisal and allocate budget, and implement in accordance with current regulations.

2.  The Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Agriculture and Rural Development, the Ministry of Industry and Trade, the Ministry of Science and Technology and the Ministry of Finance shall coordinate with the Vietnam Chamber of Commerce and Industry in implementing this Scheme.

3. Ministers, heads of ministerial-level agencies and government-attached agencies, Chairpersons of People’s Committees of provinces and centrally-run cities, heads of related agencies shall, within their ambit and tasks, be responsible for guiding and inspecting the implementation of this Decision.

4. Institutions, universities, clubs, associations, small- and medium-sized enterprises and relevant agencies shall, within their ambit and tasks, be responsible for cooperating with the Vietnam Chamber of Commerce and Industry in implementing this Scheme.

5. Enterprises participating in the linkage chains of production, processing and consumption in rural areas that fully meet conditions of the programs and schemes under the Prime Minister’s Decision No. 62/2013/QD-TTg dated October 25, 2013, on policies encouraging the development of the cooperation and linkage between production and consumption of agricultural products and the construction of the large field; the Prime Minister's Decision No. 72/2010/QD-TTg dated November 15, 2010, providing the Regulation on formulation, management and implementation of the National Trade Promotion Program; National Brand Program, etc. shall be entitled to supporting policies as prescribed.

Article 3. This Decision takes effect on the date of its signing.

Article 4. Ministers, heads of ministerial-level agencies and government-attached agencies, Chairpersons of People’s Committees of provinces and centrally-run cities, and related agencies shall be responsible for the implementation of this Decision./.

 

 

FOR THE PRIME MINISTER

THE DEPUTY PRIME MINISTER

 

 

 

 

Vu Van Ninh

 

 

 

APPENDIX

ACTIVITIES FOR THE IMPLEMENTATION OF THE SCHEME FOR “SUPPORTING SMALL- AND MEDIUM-SIZED ENTERPRISES TO DEVELOP INDUSTRIAL LINKAGE CLUSTERS IN THE VALUE CHAIN OF AGRICULTURE AND RURAL AREAS”

(Attached to the Prime Minister’s Decision No. 644/QD-TTg dated May 05, 2014)

 

 

I. IMPLEMENTATION CONTENT

The content of the Scheme for “supporting small- and medium-sized enterprises to develop industrial linkage clusters in the value chain of agriculture and rural areas” includes implementation components to accomplish objectives set in the Scheme:

1. Formulation and development of a number of typical agricultural product value chains.

Objectives: Analyzing the value chain, map the main stages, sectors and linkages in each stage or domain, point out the main actors and bottlenecks in the value chain to propose reasonable support and improvement measures.

Activities to be implemented:

a) Researching and analyzing the value chain of selected products in a number of regions and localities (in 3 regions: North, Central and South) to plan the impact on the value chain.

b) Organizing workshops on competitive advantage assessment, developing action plans to implement the impact on the value chain of concerned parties, policy consultation dialogue regarding investment in the value chain of agricultural products.

c) Providing training on the development of mechanisms and policies to facilitate the development of small- and medium-sized enterprises in local agricultural and industrial clusters.

d) Other related activities.

2. Improvement of management capacity for enterprises in the agricultural product value chain.

Objectives: Developing human resources, improving the management capacity and developing science and technology application for enterprises, equipping and improving professional qualifications for workers in the value chain of agricultural products to enhance their competitive advantages, quality, added value for products.

Activities to be implemented:

a) Training and capacity building for enterprises and business households in selected industries and value chains (topics on technology management skills, enterprise management skills; start-up and controlling quality in the production process, applying quality standards of domestic and international organizations, etc.).

b) Organizing training courses for value chain and supply chain consultants, improving capacity of management boards of industrial and agricultural zones and clusters regarding skills to provide business development services.

c) Developing documents and manuals guiding the construction of value chains and supply chains.

d) Business planning consulting to support small and medium-sized enterprises to join the linkage chain.

dd) Some other related activities.

3. Linkage and development of enterprises in zones, clusters and nurseries in the value chain of agricultural products from production to distribution and consumption.

Objectives: Strengthening the network of linkage and cooperation between enterprises, science and technology research and application centers, universities, state agencies, associations, and business support organizations.

Activities to be implemented:

a) Training and capacity building on planning raw material areas to build linkage models in industrial and agricultural zones, clusters, enterprise nurseries, food processing, consulting the value chain policy for the industry and regional economic development, public-private cooperation in the value chain to connect farmers with enterprises distributing and consuming products.

b) Visiting and learning experiences in developing industrial and industrial zones, clusters, and enterprise nurseries in areas with good experience in linking industrial and agricultural clusters.

c) Organizing conferences and workshops to connect commodity line associations, improving the capacity of enterprise associations in controlling quality standards and improving competitiveness.

d) Other activities.

4. Product development promotion; supporting branding for enterprises.

Objectives: Developing new products and building brands for enterprises in the agricultural product value chain in order to create new added values and increase income for farmers, enterprises and supply chain participants.

Activities to be implemented:

a) Workshops and recommendations of trade promotion and investment promotion policies in the industry value chain.

b) Organizing training courses on product design, development and marketing, branding for enterprises, and methods to improve product quality to meet standards, quality and market tastes for enterprises and business households.

c) Selecting a number of enterprises and enterprise associations in the value chain in the localities to advise and support branding.

d) Providing information and supporting partially to participate in fairs and exhibitions for enterprises in the value chain of agricultural products.

dd) Support activities for product packaging design, distribution, and transportation.

e) Other support activities.

5. Supporting market access for enterprises in the value chain.

Objectives: Developing local radio and television programs for small- and medium-sized enterprises to advise on enterprise administration, training and providing commercial information for citizens and enterprises to capture information on harvest seasons, plant and animal care, business environment, prices, events, service providers, etc.

Activities to be implemented:

a) Assisting localities in building daily news reports on local radio stations (in districts and communes).

b) Workshops aim to disseminate knowledge and share experiences in developing the value chain on innovation and application of technology in the value chain of agricultural products.

c) Supporting enterprises to participate in domestic trade fairs.

d) Other activities.

6. Improvement of the capacity to support small and medium-sized enterprises for organizations supporting enterprises and commodity line associations in the value chain.

Objectives: Enhancing the role and capacity of organizations supporting small- and medium-sized enterprises, enterprise associations, and commodity line associations in assisting enterprises in the value chain of agricultural products.

Activities to be implemented:

a) Training to improve organizational management capacity for associations, enhancing the ability to provide services in the value chain, supply chain for service providers.

b) Organizing workshops to improve the representation of associations, organizations supporting enterprises in the process of policy consultation, branding for enterprises.

c) Consulting establishment and capacity building to participate in the supply chain for local enterprise associations and clubs.

d) Consulting capacity building for organizations supporting enterprises and associations regarding granting the certificate of standards, quality of agricultural products, and brand control.

sd) Other support activities.

II. IMPLEMENTATION PERIOD: 2014 - 2018.

III. EXPECTED BUDGET

1. Using the budget of programs and schemes under the Prime Minister’s Decision No. 62/2013/QD-TTg dated October 25, 2013, on policies encouraging the development of the cooperation and linkage between production and consumption of agricultural products and the construction of the large field; the Prime Minister's Decision No. 72/2010/QD-TTg dated November 15, 2010, providing the Regulation on formulation, management and implementation of the National Trade Promotion Program; National Brand Program, etc. (if conditions specified in Section 5, Article 2 of this Decision are fully met).

2. VND 31.5 billion (thirty-one billion five hundred million dong) supported by the State budget and VND 13.5 billion (thirteen billion five hundred million dong) mobilized from enterprises and other sources by the Vietnam Chamber of Commerce and Industry shall be used for the activities of the Scheme for “supporting small- and medium-sized enterprises to develop industrial linkage clusters in the value chain of agriculture and rural areas” outside the programs specified in Section 5, Article 2 of this Decision.

3. The Vietnam Chamber of Commerce and Industry shall, based on an annual plan, develop estimates and report to the Ministry of Finance for appraisal and allocation of budget for this Scheme./.

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Decision 644/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Decision 644/QD-TTg PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Nghị định 50/2024/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Nghị định 83/2017/NĐ-CP ngày 18/7/2017 của Chính phủ quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy

An ninh trật tự, Xây dựng, Doanh nghiệp

văn bản mới nhất

Quyết định 424/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ bổ sung Phụ lục Danh mục và phân công cơ quan chủ trì thực hiện nhiệm vụ xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV kèm theo Quyết định 2114/QĐ-TTg ngày 16/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận 19-KL/TW của Bộ Chính trị và Đề án Định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV

Hành chính, Tư pháp-Hộ tịch