Thông tư liên tịch 04/1998/TTLT-TCCP-TC-TP của Ban Tổ chức-Cán bộ Chính phủ, Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 57/1998/QĐ-TTg ngày 5/3/1998 của Thủ tướng Chính phủ bổ sung Quyết định số 160/TTg ngày 15/3/1996 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ bồi dưỡng đối với giám định viên tư pháp

thuộc tính Thông tư liên tịch 04/1998/TTLT-TCCP-TC-TP

Thông tư liên tịch 04/1998/TTLT-TCCP-TC-TP của Ban Tổ chức-Cán bộ Chính phủ, Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 57/1998/QĐ-TTg ngày 5/3/1998 của Thủ tướng Chính phủ bổ sung Quyết định số 160/TTg ngày 15/3/1996 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ bồi dưỡng đối với giám định viên tư pháp
Cơ quan ban hành: Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ; Bộ Tư pháp; Bộ Tài chính
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:04/1998/TTLT-TCCP-TC-TP
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tư liên tịch
Người ký:Nguyễn Ngọc Hiến; Nguyễn Thị Kim Ngân; Tô Tử Hạ
Ngày ban hành:23/07/1998
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách, Tư pháp-Hộ tịch

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư liên tịch 04/1998/TTLT-TCCP-TC-TP

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THÔNG TƯ

LIÊN TỊCH BAN TỔ CHỨC - CÁN BỘ CHÍNH PHỦ - BỘ TÀI CHÍNH -
BỘ TƯ PHÁP SỐ 04/1998/TT-LT-TCCP-TC-TP NGÀY 23 THÁNG 7 NĂM 1998 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 57/1998/QĐ-TTG
NGÀY 5/3/1998 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ BỔ SUNG QUYẾT ĐỊNH
SỐ 160/TTG NGÀY 15/3/1996 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ CHẾ ĐỘ
BỒI DƯỠNG ĐỐI VỚI GIÁM ĐỊNH VIÊN TƯ PHÁP

 

Thi hành Quyết định số 57/1998/QĐ-TTg ngày 5/3/1998 của Thủ tướng Chính phủ bổ sung Quyết định số 160/TTg ngày 15/3/1996 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ bồi dưỡng đối với giám định viên tư pháp, Liên tịch Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ, Bộ Tài Chính, Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện như sau:

 

I. ĐỐI TƯỢNG VÀ MỨC BỒI DƯỠNG:

 

1. Những người trực tiếp giúp việc giám định viên tư pháp là kỹ thuật viên giải phẫu tử thi, xét nghiệm viên, người được giám định viên yêu cầu trong thời gian thực hiện giám định tư pháp đối với các trường hợp khám nghiệm tử thi, mổ tử thi, khai quật tử thi được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng 70% mức bồi dưỡng của giám định viên.

Mức bồi dưỡng được hưởng cụ thể như sau:

a. Giám định không mổ tử thi:

- Mức 21.000đ/1 vụ/người trực tiếp giúp việc giám định viên; áp dụng đối với việc giám định người chết trong vòng 48 giờ.

- Mức 28.000đ/1 vụ/người trực tiếp giúp việc giám định viên; áp dụng đối với việc giám định người chết ngoài 48 giờ đến 7 ngày, hoặc trong 48 giờ mà phải khai quật.

- Mức 35.000đ/1 vụ/người trực tiếp giúp việc giám định viên; áp dụng đối với việc giám định người chết để quá 7 ngày, hoặc còn trong 7 ngày mà phải khai quật.

- Mức 42.000đ/1 vụ/người trực tiếp giúp việc giám định viên; áp dụng đối với việc giám định người chết để quá 7 ngày mà phải khai quật.

b. Giám định có mổ tử thi:

- Mức 56.000đ/1 vụ/người trực tiếp giúp việc giám định viên; áp dụng đối với việc giám định người chết trong vòng 48 giờ.

- Mức 70.000đ/1 vụ/người trực tiếp giúp việc giám định viên; áp dụng đối với việc giám định người chết ngoài 48 giờ đến 7 ngày, hoặc trong vòng 48 giờ mà phải khai quật.

- Mức 84.000đ/1 vụ/người trực tiếp giúp việc giám định viên; áp dụng đối với việc giám định người chết để quá 7 ngày, hoặc còn trong 7 ngày mà phải khai quật.

- Mức 105.000đ/1 vụ/người trực tiếp giúp việc giám định viên; áp dụng đối với việc giám định người chết để quá 7 ngày mà phải khai quật.

2. Những người được cơ quan tiến hành tố tụng giao trách nhiệm có mặt trong thời gian thực hiện giám định khám nghiệm tử thi, mổ tử thi, khai quật tử thi là điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, đại diện cơ quan tư pháp và đại diện cơ quan nhà nước có liên quan được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng 50% mức bồi dưỡng của giám định viên.

Mức bồi dưỡng được hưởng cụ thể như sau:

a. Giám định không mổ tử thi:

- Mức 15.000đ/1 vụ/người được giao trách nhiệm có mặt trong thời gian giám định; áp dụng đối với việc giám định người chết trong vòng 48 giờ.

- Mức 20.000đ/1 vụ/người được giao trách nhiệm có mặt trong thời gian giám định; áp dụng đối với việc giám định người chết ngoài 48 giờ đến 7 ngày, hoặc trong 48 giờ mà phải khai quật.

- Mức 25.000đ/1 vụ/người được giao trách nhiệm có mặt trong thời gian giám định; áp dụng đối với việc giám định người chết để quá 7 ngày, hoặc còn trong 7 ngày mà phải khai quật.

- Mức 30.000đ/1 vụ/người được giao trách nhiệm có mặt trong thời gian giám định; áp dụng đối với việc giám định người chết để quá 7 ngày mà phải khai quật.

b. Giám định có mổ tử thi:

- Mức 40.000đ/1 vụ/người được giao trách nhiệm có mặt trong thời gian giám định; áp dụng đối với việc giám định người chết trong vòng 48 giờ.

- Mức 50.000đ/1 vụ/người được giao trách nhiệm có mặt trong thời gian giám định; áp dụng đối với việc giám định người chết ngoài 48 giờ đến 7 ngày, hoặc còn trong 48 giờ mà phải khai quật.

- Mức 60.000đ/1 vụ/người được giao trách nhiệm có mặt trong thời gian giám định; áp dụng đối với việc giám định người chết để quá 7 ngày, hoặc còn trong 7 ngày mà phải khai quật.

- Mức 75.000đ/1 vụ/người được giao trách nhiệm có mặt trong thời gian giám định; áp dụng đối với việc giám định người chết để quá 7 ngày mà phải khai quật.

 

II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

 

1. Nguồn kinh phí chi trả chế độ bồi dưỡng do ngân sách Nhà nước cấp theo kế hoạch mà cơ quan tiến hành tố tụng lập dự toán hàng năm.

Riêng năm 1998 kinh phí chi trả chế độ bồi dưỡng này cân đối trong dự toán ngân sách năm 1998 đã được Chính phủ duyệt và thông báo cho đơn vị.

2. Việc chi trả chế độ bồi dưỡng cho các đối tượng nêu ở phần I của Thông tư này do cơ quan trưng cầu giám định tư pháp thanh toán sau khi công việc giám định hoàn thành và quyết toán theo chế độ hiện hành.

3. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 20/3/1998. Những quy định về chế độ bồi dưỡng đối với những người trực tiếp giúp giám định viên tư pháp và những người được cơ quan tố tụng giao trách nhiệm có mặt trong thời gian giám định tư pháp trái với Thông tư này đều bãi bỏ.

Trong quá trình thực hiện có gì vướng mắc đề nghị báo cáo về liên Bộ để nghiên cứu, giải quyết.

 

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 2612/QĐ-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư sửa đổi, bổ sung Quyết định 2010/QĐ-BKHĐT ngày 29/8/2024 ban hành Kế hoạch hành động của Bộ kế hoạch và đầu tư thực hiện Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Chính sách

Quyết định 2633/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ban hành Kế hoạch hành động của Bộ Tài chính thực hiện Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Tài chính-Ngân hàng, Chính sách

văn bản mới nhất