Quyết định 1248/QĐ-TTg Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em 2021-2030

thuộc tính Quyết định 1248/QĐ-TTg

Quyết định 1248/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2021-2030
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:1248/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Vũ Đức Đam
Ngày ban hành:19/07/2021
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: An ninh trật tự, Y tế-Sức khỏe, Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

Phấn đấu 60% trẻ em biết bơi an toàn năm 2030

Ngày 19/07/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1248/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2021-2030.

Theo đó, Thủ tướng Chính phủ đặt mục tiêu giảm tỷ suất trẻ em bị tai nạn, thương tích năm 2025 xuống còn 550/100.000 trẻ em và 500/100.000 trẻ em vào năm 2030; giảm tỷ suất trẻ em bị tử vong do tai nạn, thương tích năm 2025 xuống còm 16/100.000 trẻ em và 15/100.000 trẻ em vào năm 2030. Giảm 10% số trẻ em bị tử vong do đuối nước năm 2025 và 20% vào năm 2030.

Ngoài ra, phấn đấu 90% trẻ em từ 6 đến 16 tuổi biết các quy định về an toàn giao thông đường bộ vào năm 2025 và 70% vào năm 2030; 50% trẻ em từ 6 đến 16 tuổi biết bơi an toàn năm 2025 và 60% vào năm 2030.

Bên cạnh đó, các nhiệm vụ, giải pháp được đưa ra để đạt được các mục tiêu trên như: Hướng dẫn, tư vấn, giáo dục cho trẻ em các kiến thức, kỹ năng an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em; Thí điểm, nhân rộng các mô hình tư vấn, giáo dục kiến thức, thực hành kỹ năng phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em tại cộng đồng, trường học, cơ sở nuôi dưỡng trẻ em…

Đặc biệt, phòng, chống tai nạn giao thông đường bộ cho trẻ em; phòng, chống rơi, ngã; phòng, chống cháy, bỏng, động vật cắn cho trẻ em và phòng ngừa trẻ em tự tử... cũng là các mục tiêu được tập trung trong Chương trình.

Quyết định có hiệu lực từ ngày ký.

Xem chi tiết Quyết định1248/QĐ-TTg tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

___________

Số: 1248/QĐ-TTg

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

Hà Nội, ngày 19 tháng 7 năm 2021

 

 

 

QUYẾT ĐỊNH

Phê duyệt Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2021 - 2030

___________

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Trẻ em ngày 05 tháng 4 năm 2016;

Căn cứ Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trẻ em;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Phê duyệt Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2021 - 2030 (sau đây gọi là Chương trình) với những nội dung sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát:

Kiểm soát, giảm thiểu tình hình tai nạn, thương tích trẻ em trên tất cả các loại hình tai nạn, thương tích, nhất là tai nạn đuối nước, tai nạn giao thông nhằm bảo đảm tính mạng và sức khỏe của trẻ em, hạnh phúc của gia đình và xã hội.

2. Các mục tiêu cụ thể

a) Mục tiêu 1: Giảm tỷ lệ tai nạn, thương tích và tử vong do tai nạn, thương tích của trẻ em:

- Giảm tỷ suất trẻ em bị tai nạn, thương tích năm 2025 xuống còn 550/100.000 trẻ em và 500/100.000 trẻ em vào năm 2030.

- Giảm tỷ suất trẻ em bị tử vong do tai nạn, thương tích năm 2025 xuống còn 16/100.000 trẻ em và 15/100.000 trẻ em vào năm 2030.

- Hằng năm giảm 5 - 10% số trẻ em bị tử vong và bị thương do tai nạn giao thông đường bộ.

- Giảm 10% số trẻ em bị tử vong do đuối nước năm 2025 và 20% vào năm 2030.

- 7.000.000 ngôi nhà thuộc các hộ gia đình có trẻ em đạt tiêu chí Ngôi nhà an toàn vào năm 2025 và 8.000.000 vào năm 2030; 12.000 trường học đạt tiêu chuẩn Trường học an toàn vào năm 2025 và 15.000 vào năm 2030; 400 xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn Cộng đồng an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em vào năm 2025 và 500 vào năm 2030.

b) Mục tiêu 2: Truyền thông về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em cho các cấp chính quyền, cộng đồng, cha mẹ, người chăm sóc trẻ em và trẻ em.

- 90% trẻ em, cha, mẹ và người chăm sóc trẻ em được cung cấp kiến thức, kỹ năng phòng, chống tai nạn, thương tích cho trẻ em năm 2025 và 95% vào năm 2030.

- 90% trẻ em từ 6 đến dưới 16 tuổi biết các quy định về an toàn giao thông đường bộ năm 2025 và 95% vào năm 2030.

- 60% trẻ em từ 6 đến dưới 16 tuổi biết kỹ năng an toàn trong môi trường nước năm 2025 và 70% vào năm 2030; 50% trẻ em từ 6 đến dưới 16 tuổi biết bơi an toàn năm 2025 và 60% vào năm 2030.

- 90% trẻ em sử dụng áo phao cứu sinh khi tham gia giao thông trên các phương tiện đường thủy nội địa có bắt buộc sử dụng phao cứu sinh năm 2025 và 95% vào năm 2030.

c) Mục tiêu 3: Đào tạo, tập huấn về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em cho cán bộ các cấp, các ngành, đoàn thể liên quan.

- 100% công chức, viên chức, cán bộ cấp tỉnh, huyện làm công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em của các ngành, đoàn thể liên quan được tập huấn kiến thức, kỹ năng phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em.

- 70% cán bộ cấp xã, công chức, viên chức, giáo viên, cộng tác viên làm công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em của các ngành, đoàn thể liên quan, cơ sở giáo dục, cơ sở nuôi dưỡng trẻ em, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em được tập huấn các kiến thức, kỹ năng phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em năm 2025 và 90% vào năm 2030.

- 70% nhân viên y tế thôn, bản, nhân viên y tế trường học biết các kỹ thuật sơ cấp cứu ban đầu cho trẻ em bị tai nạn, thương tích năm 2025 và 100% vào năm 2030.

- 100% tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương triển khai thu thập thông tin, dữ liệu về tai nạn, thương tích trẻ em.

- Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thí điểm và nhân rộng việc triển khai chương trình hướng dẫn, tư vấn, giáo dục kỹ năng phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em, an toàn trong môi trường nước cho trẻ em, dạy bơi an toàn cho trẻ em.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Tăng cường công tác truyền thông giáo dục, vận động xã hội nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em cho các cấp, các ngành và toàn xã hội:

a) Nghiên cứu, xây dựng, phát triển các sản phẩm truyền thông, đa dạng hóa các phương thức truyền thông về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em phù hợp với từng địa phương, vùng miền, dân tộc.

b) Tổ chức, triển khai các hoạt động truyền thông thường xuyên và chiến dịch truyền thông trực tiếp tại cộng đồng, trường học, cơ sở giáo dục trẻ em, cơ sở nuôi dưỡng trẻ em.

2. Hướng dẫn, tư vấn, giáo dục cho trẻ em các kiến thức, kỹ năng an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em. Thí điểm và nhân rộng các mô hình về tư vấn, giáo dục kiến thức, thực hành kỹ năng phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em tại cộng đồng, trường học, cơ sở nuôi dưỡng trẻ em.

3. Nâng cao năng lực về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em cho đội ngũ làm công tác trẻ em của các cấp, các ngành, đoàn thể.

4. Rà soát, sửa đổi, bổ sung và tổ chức triển khai thực hiện pháp luật, chính sách về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em; nghiên cứu hoàn thiện tiêu chuẩn, tiêu chí về an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em.

5. Xây dựng môi trường an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em.

a) Hướng dẫn thực hiện và nhân rộng tiêu chí Ngôi nhà an toàn, tiêu chuẩn Trường học an toàn về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em phù hợp với từng địa phương, vùng miền. Theo dõi, kiểm tra, đánh giá công nhận đạt Ngôi nhà an toàn, Trường học an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em.

b) Rà soát, hoàn thiện, hướng dẫn thực hiện, theo dõi, kiểm tra, đánh giá các tiêu chí, tiêu chuẩn và nhân rộng mô hình xã, phường, thị trấn đạt cộng đồng an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em.

c) Huy động sự tham gia của các cấp, các ngành, đoàn thể và cộng đồng xã hội trong việc phát hiện, giám sát, cảnh giới, gia cố, cải tạo các khu vực có nguy cơ gây tai nạn, thương tích cho trẻ em.

6. Các can thiệp phòng ngừa, giảm thiểu tỷ lệ mắc và tử vong do tai nạn, thương tích trẻ em, đặc biệt là phòng, chống đuối nước trẻ em, phòng ngừa tai nạn giao thông trẻ em, phòng ngừa ngã, cháy, bỏng, động vật cắn, phòng ngừa trẻ em tự tử.

a) Phòng, chống đuối nước trẻ em: Tư vấn, giáo dục kiến thức, kỹ năng về an toàn trong môi trường nước cho trẻ em tại trường học, cộng đồng, cơ sở nuôi dưỡng trẻ em; giám sát, trông giữ trẻ an toàn. Can thiệp loại bỏ nguy cơ gây tai nạn đuối nước cho trẻ em, phòng, chống đuối nước trong thiên tai, bão lũ. Nhân rộng các mô hình phòng, chống đuối nước trẻ em, đặc biệt mô hình dạy bơi an toàn trên toàn quốc. Hướng dẫn các cơ sở dịch vụ thể dục thể thao liên quan đến hoạt động bơi, lặn bảo đảm an toàn phòng, chống đuối nước trẻ em. Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định về an toàn phòng, chống đuối nước trẻ em.

b) Phòng, chống tai nạn giao thông đường bộ cho trẻ em: Vận động toàn xã hội, cộng đồng, người dân sử dụng các trang thiết bị an toàn cho trẻ em khi tham gia giao thông đường bộ như: mũ bảo hiểm, dây đai an toàn, ghế ngồi an toàn. Cung cấp kiến thức, kỹ năng, các quy định an toàn giao thông đường bộ cho cha mẹ, trẻ em tại trường học, cơ sở nuôi dưỡng trẻ em và cộng đồng. Nhân rộng các mô hình an toàn giao thông đường bộ cho trẻ em, mô hình cổng trường an toàn, các mô hình can thiệp giảm thiểu nguy cơ tai nạn giao thông đường bộ cho trẻ em tại khu vực có tập trung đông trẻ em. Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định an toàn giao thông cho trẻ em.

c) Phòng, chống rơi, ngã cho trẻ em: Rà soát và thực hiện các quy định, tiêu chuẩn, tiêu chí về an toàn phòng, chống rơi, ngã cho trẻ em tại gia đình, cộng đồng, trường học đặc biệt tại các công trình xây dựng, khu chung cư, nhà cao tầng. Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định, tiêu chuẩn, tiêu chí an toàn phòng, chống rơi, ngã cho trẻ em nhất là tại các công trình xây dựng, chung cư, nhà cao tầng.

d) Phòng, chống cháy, bỏng cho trẻ em: Rà soát và thực hiện các quy định, tiêu chuẩn, tiêu chí về phòng, chống cháy, bỏng cho trẻ em. Cung cấp, hướng dẫn cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và trẻ em kiến thức kỹ năng về phòng, chống cháy, bỏng, xử lý tình huống nguy hiểm và sơ cấp cứu khi bị cháy, bỏng. Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định, tiêu chuẩn an toàn về phòng, chống cháy, bỏng tại gia đình, trường học và các công trình công cộng có trẻ em tham gia hoạt động.

đ) Phòng, chống động vật cắn cho trẻ em: Nghiên cứu, rà soát các quy định về phòng, chống tai nạn động vật cắn đối với trẻ em, nhất là động vật nuôi trong gia đình; cung cấp, hướng dẫn cha mẹ, người chăm sóc trẻ em và trẻ em các kiến thức, kỹ năng về phòng, chống động vật căn và sơ cấp cứu khi bị động vật cắn. Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định về phòng, chống động vật cắn đối với trẻ em tại gia đình và cộng đồng.

e) Phòng ngừa trẻ em tự tử: Nghiên cứu các yếu tố nguy cơ, nguyên nhân tự tử ở trẻ em. Rà soát, các quy định pháp luật, chính sách về cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần, giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em. Cung cấp, hướng dẫn cha mẹ, người chăm sóc trẻ em, giáo viên và trẻ em các kiến thức, kỹ năng để phòng ngừa tự tử ở trẻ em; phát hiện sớm và theo dõi, hỗ trợ, các trường hợp trẻ em có nguy cơ tự tử.

7. Kiện toàn hệ thống sơ cấp cứu, điều trị, phục hồi chức năng, cứu hộ, cứu nạn bảo đảm an toàn tính mạng, giảm tử vong, khuyết tật và tổn thất về sức khoẻ cho trẻ em do tai nạn, thương tích.

8. Tăng cường hợp tác, vận động hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, sự tham gia của các cấp, các ngành, đoàn thể, cộng đồng, người dân trong thực hiện Chương trình.

9. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, theo dõi, đánh giá thực hiện Chương trình. Xây dựng bộ chỉ tiêu theo dõi, đánh giá thực hiện Chương trình, lồng ghép cơ sở dữ liệu về tai nạn, thương tích trẻ em trong hệ thống cơ sở dữ liệu về trẻ em. Ứng dụng công nghệ thông tin trong thống kê, thu thập số liệu, chỉ tiêu về tai nạn, thương tích trẻ em. Nghiên cứu, khảo sát, đánh giá về tình hình tai nạn, thương tích trẻ em.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Ngân sách nhà nước được bố trí trong dự toán chi ngân sách hằng năm của bộ, ngành, địa phương theo phân cấp ngân sách hiện hành; các chương trình, dự án, đề án có liên quan khác theo quy định của pháp luật.

Tài trợ, viện trợ quốc tế và huy động xã hội, cộng đồng và các nguồn hợp pháp khác (nếu có).

2. Căn cứ nhiệm vụ được giao tại Chương trình này, các bộ, cơ quan trung ương, địa phương chủ động lập dự toán chi hằng năm, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan chủ trì thực hiện:

a) Hướng dẫn, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện Chương trình; rà soát tăng cường thực hiện cơ chế phối hợp liên ngành về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em, đặc biệt là phòng, chống đuối nước trẻ em. Điều phối công tác phòng, chống đuối nước trẻ em.

b) Truyền thông nâng cao nhận thức về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em; triển khai tư vấn, phổ biến kiến thức, kỹ năng phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em. Nâng cao năng lực về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, cộng tác viên làm công tác trẻ em.

c) Rà soát, sửa đổi bổ sung theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hệ thống pháp luật, chính sách về phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em. Phối hợp với các cấp, các ngành hoàn thiện tiêu chuẩn, tiêu chí. Hướng dẫn triển khai xây dựng xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí cộng đồng an toàn và xây dựng Ngôi nhà an toàn phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em.

d)  Kiểm tra, thanh tra, theo dõi, thu thập số liệu, đánh giá kết quả tình hình thực hiện Chương trình. Tổ chức sơ kết, tổng kết và xây dựng Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn tiếp theo.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Thực hiện công tác phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em và học sinh trong trường học. Xây dựng trường học an toàn phòng, chống tai nạn thương tích. Nâng cao năng lực cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục các cấp về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em. Tuyên truyền, giáo dục kiến thức, kỹ năng phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em trong nhà trường, chú trọng kiến thức, kỹ năng phòng, chống tai nạn giao thông và đuối nước; giáo dục kỹ năng bơi an toàn cho học sinh.

3. Bộ Giao thông vận tải: Triển khai công tác phòng, chống tai nạn giao thông đường bộ, đường thủy cho trẻ em. Nâng cao năng lực cho đội ngũ công chức, viên chức, người lao động của ngành giao thông vận tải về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em. Rà soát, hướng dẫn tiêu chuẩn bảo đảm an toàn phương tiện đưa đón trẻ em, học sinh đến trường. Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai công tác phòng, chống tai nạn giao thông cho trẻ em trong trường học.

4. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Triển khai công tác phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em trong các hoạt động và thiết chế của ngành văn hóa, thể thao và du lịch. Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ văn hóa, thể thao và du lịch về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em. Hướng dẫn các cơ sở dịch vụ thể dục, thể thao liên quan đến hoạt động bơi, lặn bảo đảm an toàn phòng, chống đuối nước ở trẻ em. Thường xuyên kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật, các tiêu chuẩn bảo đảm an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em tại các cơ sở dịch vụ và hoạt động luyện tập thể dục, thể thao, vui chơi giải trí, du lịch.

5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Triển khai lồng ghép công tác phòng, chống đuối nước trẻ em trong phòng, chống thiên tai, bão lũ. Hướng dẫn và quản lý bảo đảm an toàn trong chăn nuôi, vật nuôi tại gia đình và cộng đồng để phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em.

6. Bộ Xây dựng: Rà soát tiêu chuẩn, tiêu chí an toàn cho trẻ em và thường xuyên kiểm tra, thanh tra việc chấp hành tiêu chuẩn, tiêu chí an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích cho trẻ em tại các công trình xây dựng, chung cư, nhà cao tầng.

7. Bộ Công an: Tăng cường công tác quản lý nhà nước về trật tự, an toàn xã hội. Kiểm tra, tuần tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường thủy nội địa, phòng cháy, chữa cháy, quản lý vũ khí, vật liệu nổ, pháo, đồ chơi nguy hiểm và các vi phạm khác về trật tự, an toàn xã hội. Thực hiện công tác cứu nạn, cứu hộ. Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện công tác phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em do ngành công an quản lý tại các địa phương.

8. Bộ Y tế: Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong việc thực hiện sơ cứu, cấp cứu, điều trị vận chuyển cấp cứu, điều trị, phục hi chức năng cho trẻ em bị tai nạn, thương tích. Nâng cao năng lực cho đội ngũ công chức, viên chức, người lao động ngành y tế về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em. Lồng ghép phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em trong xây dựng Cộng đồng an toàn của ngành y tế. Thu thập số liệu về tai nạn, thương tích trẻ em trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

9. Bộ Thông tin và Truyền thông: Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan thông tấn, báo chí và hệ thống thông tin cơ sở tổ chức phổ biến, tuyên truyền thực hiện công tác phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em. Phát triển các ứng dụng công nghệ thông tin, mạng viễn thông và mạng internet để truyền thông, phổ biến thông tin, kiến thức pháp luật, chính sách về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em.

10. Bộ Tài chính: Tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí thường xuyên thực hiện Chương trình trong dự toán ngân sách nhà nước hằng năm của các bộ, ngành và địa phương theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

11. Các bộ, ngành theo chức năng, nhiệm vụ của mình chủ động tham gia, tổ chức triển khai Chương trình này.

12. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm:

a) Chỉ đạo, xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức triển khai các nhiệm vụ, giải pháp của Chương trình phù hợp với điều kiện địa phương, đặc biệt chú trọng triển khai xây dựng môi trường an toàn, thực hiện các giải pháp kiểm soát, giảm tai nạn, thương tích trẻ em. Hướng dẫn giáo dục kỹ năng phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em, nhất là kỹ năng an toàn trong môi trường nước và bơi an toàn cho trẻ em. Thí điểm và nhân rộng các mô hình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em.

b) Bố trí ngân sách, nhân lực của địa phương và vận động tài trợ của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân để thực hiện Chương trình.

c) Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Chương trình. Định kỳ hằng năm, đột xuất báo cáo số liệu, tình hình tai nạn, thương tích trẻ em, kết quả thực hiện Chương trình về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền.

13.  Đề nghị Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản H Chí Minh, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, các tổ chức thành viên khác của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức xã hội trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình chủ động tham gia thực hiện Chương trình.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:

- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Văn phòng Trung ương Đảng;

- Văn phòng Tổng Bí thư;

- Văn phòng Chủ tịch nước;

- Văn phòng Quốc hội;

- Tòa án nhân dân tối cao;

- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;

- Các thành viên UB Quốc gia về trẻ em;

- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: K.TTH, NC, NN, CN, TH;

- Lưu: VT, KGVX (3b).PL

KT. THỦ TƯỚNG

PHÓ THỦ TƯỚNG

 

 

 

 

 

Vũ Đức Đam

 

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER

___________

No. 1248/QD-TTg

 

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Independence - Freedom - Happiness

________________________

Hanoi, July 19, 2021

 

DECISION

Approving the Child Accident and Injury Prevention Program for the 2021-2030 period

___________

THE PRIME MINISTER

 

Pursuant to the Law on Organization of the Government dated June 19, 2015; the Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Organization of the Government and the Law on Organization of Local Administration dated November 22, 2019;

Pursuant to the Law on Children dated April 5, 2016;

Pursuant to the Government’s Decree No. 56/2017/ND-CP dated May 9, 2017, detailing a number of articles of the Law on Children;

At the proposal of the Minister of Labor, Invalids and Social Affairs.

 

DECIDES:

 

Article 1. To approve the Child Accident and Injury Prevention Program for the 2021-2030 period (hereinafter referred to as the Program) with the following contents:

I. OBJECTIVES

1. Overall objectives:

To control and mitigate child accidents and injuries of all kinds, particularly drowning and vehicle crashes, with a view of ensuring children’s lives and health and the happiness of families and society.

2. Specific objectives:

a) Goal 1: Reducing the rate of accidents, injuries and deaths due to accidents and injuries of children:

- By 2025 and 2030, the ratio of child accidents and injuries will be reduced to 550/100,000 children and 500/100,000 children, respectively.

- By 2025 and 2030, the rate of child fatality caused by accidents will be reduced to 16/100,000 children and 15/100,000 children, respectively.

- The child fatality and injury rate caused by road traffic accidents is expected to decrease by 5-10% annually.

- The number of children dying from drowning will be reduced by 10% by 2025 and 20% by 2030.

- 7,000,000 houses belonging to households with children will meet Safe Home Standards by 2025 and 8,000,000 houses belonging to households with children will meet Safe Home Standards by 2030; 12,000 schools will meet Safe School Standards by 2025 and 15,000 schools will meet Safe School Standards by 2030; 400 and 500 communes, wards and townships will meet Safe Community Standards for preventing and preventing child accidents and injuries by 2025 and 2030, respectively.

b) Goal 2: Communicating about child accident and injury prevention and control to authorities, communities, parents, caregivers and children at all levels.

- 90% and 95% of children, fathers, mothers and caregivers will be provided with knowledge and skills to prevent and control accidents and injuries to children by 2025 and 2030, respectively.

- 90% and 95% of children from 6 to under 16 years old will be provided with knowledge about road traffic safety regulations by 2025 and 2030, respectively.

- 60% of children from 6 to under 16 years old will be provided with safety skills in the water environment by 2025 and 70% of that by 2030; 50% of children from 6 to under 16 years old will know how to swim safely by 2025 and 60% of children from 6 to under 16 years old will know how to swim safely by 2030.

- 90% of children will use life jackets when participating in traffic on inland waterway vessels with mandatory use of life buoys by 2025 and 95% of children will use life jackets when participating in traffic on inland waterway vessels with mandatory use of life buoys by 2030.

c) Goal 3: Training and educating on child accident and injury prevention and control for officials at all levels, relevant sectors and organizations.

- 100% of civil servants, public employees, and officials at provincial and district levels in charge of protecting, caring for, and educating children from relevant sectors and organizations will be trained in knowledge and skills to prevent and control child accidents and injuries.

- 70% and 90% of commune-level officials, civil servants, public employees, teachers, and collaborators in charge of protecting, caring for, and educating children from related sectors, organizations, educational institutions, and child care facilities and child protection service providers will be trained in knowledge and skills to prevent and control child accidents and injuries by 2025 and 2030, respectively.

- 70% of village health staff and school health staff will know initial first aid techniques for children with accidents and injuries by 2025 and 100% of village health staff and school health staff will know initial first aid techniques for children with accidents and injuries by 2030.

- 100% of provinces and centrally-run cities will deploy information and data collection on child accidents and injuries.

- Provinces and centrally-run cities will pilot and replicate the implementation of programs to guide, advise, and educate on skills to prevent and control child accidents, injuries, and ensure safety in the water environment for children, teach children how to swim safely.

II. TASKS AND SOLUTIONS

1. Strengthening communication, education, and social mobilization to raise awareness, knowledge, and skills on preventing and controlling child accidents and injuries for all levels, sectors, and the entire society:

a) Researching, building and developing communication products, diversifying communication methods on child accident and injury prevention and control suitable for each locality, region and ethnic group.

b) Organizing and deploying regular communication activities and direct communication campaigns in communities, schools, educational institutions for children, and child care facilities.

2. Providing guidance, advice and eduction for children on knowledge and skills to prevent and prevent child accidents and injuries. Piloting and replicating models of consulting, educating knowledge, practicing skills to prevent and control child accidents and injuries in communities, schools, and child care facilities.

3. Improving capacity in child accident and injury prevention and control for staff involved in child affairs at all levels, sectors and organizations.

4. Reviewing, amending, supplementing and organizing the implementation of laws and policies on child accident and injury prevention and control. Researching and completing standards and criteria on safety in child accident and injury prevention and control.

5. Building a safe environment for prevention and control of child accidents and injuries.

a) Guiding the implementation and replication of Safe Home Standards and Safe School Standards on preventing and preventing child accidents and injuries appropriate to each locality and region. Monitoring, inspecting, evaluating and recognizing Safe Homes and Safe Schools for child accident and injury prevention and control.

b) Reviewing, completing, guiding the implementation, monitoring, checking and evaluating criteria and standards and replicating the model of communes, wards and townships to achieve safe communities for prevent and control of child accidents and injuries.

c) Mobilizing the participation of all levels, sectors, organizations and social communities in detecting, monitoring, guarding, reinforcing and renovating areas at risk of causing child accidents and injuries.

6. Interventions to prevent and reduce morbidity and mortality due to accidents and injuries in children, especially preventing child drowning, child traffic accidents, falls, fires and burns, animal bites, and preventing suicide in children.

a) Child drowning prevention and control: Consulting and educating knowledge and skills on safety in the water environment for children at schools, communities, and child care facilities; supervising and caring for children safely. Intervening to eliminate the risk of drowning accidents for children, preventing and combating drowning in natural disasters, storms and floods. Replicating models of child drowning prevention and control, especially safe swimming teaching models nationwide. Providing guidance for sports and physical training service facilities related to swimming and diving activities to ensure safety and prevent child drowning. Checking and inspecting the implementation of safety regulations to prevent and prevent child drowning.

b) Preventing and combating road traffic accidents for children: Mobilizing the entire society, community, and people to use safety equipment for children when participating in road traffic such as: helmets, seat belts and seats. Providing knowledge, skills, and road traffic safety regulations for parents, children at schools, child care facilities, and the community. Replicating road traffic safety models for children, safe school gate models, and intervention models to reduce the risk of road traffic accidents for children in areas with a large concentration of children. Checking and inspecting the implementation of traffic safety regulations for children.

c) Falls prevention for children: Reviewing and implementing regulations, standards and criteria on safety and falls prevention for children at home, community and schools, especially in construction projects, apartment complexes, and skyscrapers. Checking and inspecting the compliance with regulations, standards and safety criteria for preventing and preventing falls for children, especially at construction projects, apartments and skyscrapers.

d) Fire and burn prevention and control for children: Reviewing and implementing regulations, standards and criteria on fire and burn prevention and control for children. Providing information and instruction for parents, caregivers and children in knowledge and skills on preventing and fighting fires and burns, handling dangerous situations and providing first aid in case of fires and burns. Checking and inspecting the implementation of regulations and safety standards on fire and burn prevention and control at homes, schools and public works relating to children's activities.

d) Prevention and control of animal bites for children: Researching and reviewing regulations on prevention and control of animal bite accidents for children, especially domestic animals; providing information and instructions for parents, caregivers and children in knowledge and skills on animal bite prevention and control and first aid in case of animal bites. Inspecting and examining the implementation of regulations on animal bite prevention and control for children at home and in the community.

e) Prevention of suicide in children: Researching risk factors and causes of suicide in children. Reviewing legal regulations and policies on providing mental healthcare services and life skills education for children. Providing information and instructions for parents, caregivers, teachers and children with knowledge and skills to prevent suicide in children; early detecting, monitoring and supporting cases of children at risk of suicide.

7. Strengthening the system of first aid, treatment, rehabilitation, rescue and recovery to ensure life safety, reduce death, disability and health loss for children due to accidents and injuries.

8. Strengthening the cooperation and mobilizing support from international organizations, participation of authorities at all levels, sectors, organizations, communities and people in implementing the Program.

9. Strengthening the inspection, supervision, monitoring and evaluation of the implementation of the Program. Developing a set of indicators to monitor and evaluate the Program implementation, integrating the database on child accidents and injuries in the child database system. Applying information technology in statistics, collecting data and indicators on child accidents and injuries. Researching, surveying, and evaluating the situation of accidents and injuries to children.

III. FUNDING FOR IMPLEMENTATION

1. Funding for implementation includes the state budget allocated in annual budget expenditure estimates of ministries, branches and localities according to current budget decentralization; other related programs, projects and schemes in accordance with law provisions;.

Sponsorship, international aid and mobilization of society, community and other legal sources (if any).

2. Ministries, central and local agencies shall, based on the tasks assigned in this Program, proactively make annual expenditure estimates and submit them to competent agencies for approval.

Article 2. Implementation organization

1. The Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs shall act as the agency in charge of:

a) Guiding and urging ministries, branches and localities to implement the Program; reviewing and strengthening the implementation of inter-sectoral coordination mechanisms on child accident and injury prevention and control, especially child drowning prevention and control. Coordinating child drowning prevention and control work.

b) Communicating to raise awareness of child accident and injury prevention and control; deploying consulting and disseminating knowledge and skills to prevent and control accidents and injuries to children. Improving capacity in preventing and combating child accidents and injuries for officials, civil servants, public employees, and collaborators involved in children affairs.

c) Reviewing, amending and supplementing according to the competence or proposing competent agencies to amend and supplement the legal system and policies on child accident and injury prevention and control. Coordinating with authorities at all levels and sectors to complete criteria and standards. Providing guidance on implementing the construction of communes, wards and townships that meet the safe community standards and building a safe house for child accident and injury prevention and control.

d) Checking, inspecting, monitoring, collecting data, and evaluating the results of the Program implementation. Organizing preliminary and final reviews and developing the next phase of the Child Accident and Injury Prevention Program.

2. The Ministry of Education and Training shall: Carry out the prevention and control of accidents and injuries to children and students in schools. Build a safe school for prevention and control of child accidents and injuries. Improve the capacity of teachers and education managers at all levels to prevent and control accidents and injuries to children. Propagate and educate knowledge and skills to prevent and control accidents and injuries to children in schools, in which focusing on knowledge and skills to prevent and control traffic accidents and drowning; educate students on safe swimming skills.

3. The Ministry of Transport shall: Implement the prevention and control of road and waterway traffic accidents for children. Improve the capacity of civil servants, public employees, and employees of the transportation sector to prevent and control accidents and injuries to children. Review and provide guidance on standards to ensure safety of shuttle buses for children and students to school. Coordinate with the Ministry of Education and Training to implement traffic accident prevention and control for children in schools.

4. The Ministry of Culture, Sports and Tourism shall: Implement the work of preventing and controlling child accidents and injuries in activities and institutions of the culture, sports and tourism sectors. Improve the capacity of culture, sports and tourism staff on child accident and injury prevention and control. Provide guidance for sports and physical training service facilities related to swimming and diving activities to ensure safety and prevent child drowning. Regularly check and inspect the implementation of legal regulations and safety standards to prevent and control accidents and injuries to children at service establishments and exercise, sports, entertainment, and travel activities.

5. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall: Deploy the integration of child drowning prevention and control in natural disasters, storms and floods. Guide and manage to ensure safety in raising livestock and pets at home and in the community in order to prevent accidents and injuries to children.

6. The Ministry of Construction shall: Review safety standards and criteria for children and regularly check and inspect the compliance with safety standards and criteria to prevent and control accidents and injuries for children at construction works, apartments, and skyscrapers.

7. The Ministry of Public Security shall: Strengthen the state management of social order and safety. Inspect, patrol, control and strictly handle violations in the fields of road traffic, railways, aviation, inland waterways, fire prevention and fighting, management of weapons, explosives, fireworks, dangerous toys and other violations of social order and safety. Carry out rescue work. Inspect and examine the implementation of child accident and injury prevention and control managed by the police sector in localities.

8. The Ministry of Health shall: Direct and guide medical examination and treatment establishment in performing first aid, emergency care, emergency transport treatment, treatment and rehabilitation for children suffering accidents and injuries. Improve the capacity of civil servants, public employees, and employees of the medical sector to prevent and control accidents and injuries to children. Integrate child accident and injury prevention and control in building a safe community in the medical sector. Collect data on accidents and injuries of children in medical examination and treatment establishments.

9. The Ministry of Information and Communications shall: Direct and guide news agencies, newspapers and grassroots information systems to organize dissemination and propaganda to prevent and control accidents and injuries to children. Develop information technology applications, telecommunications networks and the Internet to communicate and disseminate information, legal knowledge and policies on child accident and injury prevention and control.

10. The Ministry of Finance shall: Synthesize and submit to competent authorities to allocate regular funds to implement the Program in the annual state budget estimates of ministries, branches and localities in accordance with the law on the state budget.

11. Ministries and sectors shall, based on their functions and tasks, actively participate and organize the implementation of this Program.

12. People's Committees of provinces and centrally-run cities shall:

a) Direct, develop programs, plans and organize the implementation of tasks and solutions of the Program in accordance with local conditions, with special attention given to building a safe environment and implementing solutions to control and reduce accidents and injuries to children. Provide instructions on educating skills to prevent and control accidents and injuries to children, especially safety skills in the water environment and safe swimming for children. Pilot and replicate models of child accident and injury prevention and control.

b) Arrange local budget and human resources and mobilize sponsorship from organizations, enterprises and individuals to implement the Program.

c) Inspect and examine the implementation of the Program. On an annual and irregular basis, make reports on data, child accidents and injuries, and results of the implementation of the Program to the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs for synthesis and reporting to competent authorities.

13. The Central Committee of the Vietnam Fatherland Front, Central Vietnam Women's Union, Central Ho Chi Minh Communist Youth Union, Central Vietnam Farmers' Union, Central Cross Vietnam Red Cross, other member organizations of the Vietnam Fatherland Front, Vietnam Association for the Protection of Children's Rights, socio-political organizations and social organizations are requested to actively participate in implementing the Program within the ambit of their functions and tasks.

Article 3. This Decision takes effect from the date of its signing.

Article 4. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, Chairpersons of People's Committees of provinces and centrally-run provinces and concerned organizations and agencies shall implement this Decision./.

 

 

FOR THE PRIME MINISTER

THE DEPUTY PRIME MINISTER

 

Vu Duc Dam

 

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Decision 1248/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Decision 1248/QD-TTg PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 32/2024/TT-BCA của Bộ Công an sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 149/2020/TT-BCA ngày 31/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Nghị định 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Thông tư 08/2018/TT-BCA ngày 05/3/2018 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết một số điều của Nghị định 83/2017/NĐ-CP ngày 18/7/2017 của Chính phủ quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy

An ninh trật tự, Tài nguyên-Môi trường

văn bản mới nhất

Thông tư 42/2024/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 04/2021/TT-NHNN ngày 05/4/2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng sau khi tổ chức tín dụng cho Tổng công ty Hàng không Việt Nam - CTCP vay và việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, trích lập dự phòng rủi ro đối với khoản nợ của Tổng công ty Hàng không Việt Nam - CTCP do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19

Tài chính-Ngân hàng, Chính sách, COVID-19