Nghị định 113/2008/NĐ-CP của Chính phủ về việc ban hành Quy chế trại giam
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Nghị định 113/2008/NĐ-CP
Cơ quan ban hành: | Chính phủ |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 113/2008/NĐ-CP |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Nghị định |
Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 28/10/2008 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | An ninh trật tự |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Xem chi tiết Nghị định113/2008/NĐ-CP tại đây
tải Nghị định 113/2008/NĐ-CP
NGHỊ ĐỊNH
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 113/2008/NĐ-CP NGÀY 28 THÁNG 10 NĂM 2008
BAN HÀNH QUY CHẾ TRẠI GIAM
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Pháp lệnh Thị hành án phạt tù ngày 08 tháng 3 năm 1993 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Thị hành án phạt tù ngày 19 tháng 10 năm 2007;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị định này Quy chế trại giam.
Điều 2. Nghị định này được áp dụng đối với phạm nhân đang chấp hành hình phạt tù tại các trại giam và trại tạm giam.
Điều 3. Nghị định này có hiệu lực thị hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Nghị định số 60-CP ngày 16 tháng 9 năm 1993 của Chính phủ ban hành Quy chế trại giam, Nghị định số 60/2001/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2001 về việc sửa đổi Điều 3 Quy chế trại giam ban hành kèm theo Nghị định số 60-CP ngày 16 tháng 9 năm 1 993.
Điều 4. Bộ trưởng các Bộ: Công an, Quốc phòng chịu trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức và kiểm tra việc thị hành Nghị định này.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thị hành Nghị định này./.
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
QUY CHẾ
Trại giam
(Ban hành kèm theo Nghị định số: 13/2008/NĐ-CP
ngày 28 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ)
Chương I. TỔ CHỨC TRẠI GIAM
Điều 1. Trại giam là nơi chấp hành hình phạt của người bị kết án tù có thời hạn và tù chung thân. Người đang chấp hành hình phạt tù gọi là phạm chân.
Điều 2. Bộ Công an, Bộ Quốc phòng quản lý trực tiếp các trại giam. Các hạng mục công trình, hệ thống kiểm soát an ninh trong trại giam được xây dựng, lắp đặt theo quy định và mẫu thịết kế thống nhất của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng. Việc thành lập, giải thể, sáp nhập các trại giam và các phân trại giam trong trại giam do Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định.
Điều 3. Quy mô giam giữ phạm nhân ở mỗi trại giam thuộc Bộ Công an quản lý từ 2.000 phạm nhân đến 5.000 phạm nhân (trường hợp đặc biệt do Bộ trưởng Bộ Công an quyết định). Mỗi trại giam được thành lập một số phân trại giam. Mỗi phân trại giam quản lý từ 500 đến 1.000 phạm nhân. Quy mô giam giữ phạm nhân ở mỗi trại giam thuộc Bộ Quốc phòng quản lý từ 100 đến 500 phạm nhân.
Điều 4. Tổ chức bộ máy quản lý của trại giam gồm có Giám thị, các Phó giám thị, Trưởng phân trại, Phó trưởng phân trại, Đội trưởng, Phó đội trưởng, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ vũ trang bảo vệ và công nhân viên. Chức năng, nhiệm vụ của Phó Giám thị, Trưởng phân trại, Phó trưởng phân trại, Đội trưởng, Phó đội trưởng, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ vũ trang bảo vệ và công nhân viên do Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.
Điều 5.
1. Giám thị trại giam có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Chỉ huy cán bộ, chiến sĩ thuộc quyền và chịu trách nhiệm về việc quản lý, giam giữ, giáo dục phạm nhân ở trại giam theo quy định của pháp luật;
b) Quyết định những vấn đề thuộc hoạt động của trại giam trong khuôn khổ pháp luật hoặc do cấp trên giao cho và chịu trách nhiệm cá nhân về quyết định đó;
c) Thực hiện các quyền và nghiã vụ khác được pháp luật quy định.
2. Phó giám thị làm nhiệm vụ theo sự phân công của Giám thị.
Điều 6.
1. Giám thị, Phó giám thị, Trưởng phân trại, Phó trưởng phân trại, Đội trưởng, Phó đội trưởng, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ vũ trang bảo vệ và công nhân viên phải là những người có phẩm chất chính trị tốt, trung thành với Đảng, với chế độ, có ý thức tổ chức, kỷ luật, nắm vững chính sách, hiểu biết, tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật.
2. Giám thị, Phó gián thị, Trưởng phân trại, Đội trưởng phải là người đã tốt nghiệp đại học cảnh sát hoặc đại học an ninh hoặc học đại học luật trở lên hoặc có trình độ tương đương.
Phó trưởng phân trại, Phó đội trưởng, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan vũ trang bảo vệ phải là người đã tốt nghiệp trung học cảnh sát, trung học an ninh trở lên hoặc có trình độ tương đương.
Sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật phải là người có trình độ trung học trở lên về lĩnh vực chuyên môn mà mình đảm nhận.
Hạ sĩ quan, chiến sĩ vũ trang bảo vệ phải là những người đã được huấn luyện về nghiệp vụ bảo vệ trại giam.
Công nhân viên phải là người được đào tạo, nắm vững kiến thức về lĩnh vực chuyên môn mà mình đảm nhận.
Chương II. CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ, GIAM GIỮ, DẪN GIẢI PHẠM NHÂN
Điều 7.
1. Căn cứ tính chất tội phạm, mức án của phạm nhân, trại giam tổ chức giam giữ như sau:
a) Khu giam giữ đối với người bị kết án tù trên 15 năm, tù chung thân, người bị kết án tù thuộc loại tái phạm nguy hiểm;
b) Khu giam giữ đối với người bị kết án tù từ 15 năm trở xuống.
2. Phạm nhân là nữ, người chưa thành niên được giam giữ riêng.
Điều 8.
1. Khi đưa người bị kết án tù vào trại giam để chấp hành hình phạt, phải có đủ các giấy tờ sau:
a) Bản sao bản án đã có hiệu lực pháp luật; trường hợp xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm thì có bản án sơ thẩm kèm theo;
b) Quyết định thị hành án;
c) Danh bản xác định căn cước của người bị kết án tù;
d) Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ khác chứng minh quốc tịch đối với người bị kết án tù là người nước ngoài;
đ) Phiếu khám sức khoẻ và các tài liệu khác liên quan đến sức khoẻ (nếu có) của người bị kết án;
e) Quyết định của cơ quan quản lý trại giam đưa người bị kết án tù vào trại giam;
g) Những tài liệu khác có liên quan đến người bị kết án tù (nếu có);
h) Bản nhận xét thái độ chấp hành nội quy, quy chế trại tạm giam; nếu là phạm nhân chuyển trại giam hoặc phạm nhân đã chấp hành án ở trại tạm giam từ một tháng trở lên chuyển đến trại giam phải có nhận xét và kết quả xếp loại thị đua chấp hành hình phạt tù.
2. Đối với con của người bị kết án tù theo bố hoặc mẹ vào trại giam phải có giấy khai sinh. Trường hợp chưa có giấy khai sinh phải có giấy tờ sau: Giấy chứng sinh do cơ sở y tế nơi trẻ em sinh ra cấp; nếu trẻ em sinh ra ngoài cơ sở y tế thì Giấy chứng sinh được thay bằng văn bản xác nhận của người làm chứng; trường hợp không có các giấy tờ trên thì phải có báo cáo bằng văn bản của trại tạm giam chuyển phạm nhân đến kèm theo giấy cam đoan của bố hoặc mẹ về việc sinh là có thực. Giám thị trại giam có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ em đó theo quy định của pháp luật về đăng ký, quản lý hộ tịch. Trường hợp phạm nhân sinh con trong thời gian chấp hành hình phạt tù, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trại giam đóng có trách nhiệm làm giấy khai sinh cho con của phạm nhân đó theo đề nghị của Giám thị trại giam.
3. Ngay sau khi vào trại giam, y tế của trại giam phải khám sức khoẻ cho phạm nhân, xác định tình trạng sức khoẻ, bệnh tật của họ để lập hồ sơ sức khoẻ phục vụ cho việc giam giữ, lao động, học tập và phòng chữa bệnh.
4. Căn cứ vào tính chất tội phạm, mức án, độ tuổi, giới tính, sức khoẻ và các đặc điểm nhân thân khác của phạm nhân, Giám thị trại giam quyết định việc phân loại và tổ chức giam giữ phạm nhân theo loại theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Đối với phạm nhân thường xuyên vi phạm nội quy, quy chế trại giam phải giam riêng.
Điều 9. Việc trích xuất phạm nhân ra khỏi trại giam phục vụ hoạt động điều tra, truy tố, xét xử hoặc trong những trường hợp đặc biệt khác chỉ được thực hiện theo lệnh trích xuất của Cục trưởng Cục Quản lý trại giam Bộ Công an hoặc Cục trưởng Cục Điều tra hình sự Bộ Quốc Phòng.
Lệnh trích xuất phạm nhân phải ghi rõ mục đích và thời hạn trích xuất, cơ quan nhận phạm nhân trích xuất chịu trách nhiệm dẫn giải và quản lý phạm nhân đó trong toàn bộ thời gian trích xuất. Hết thời hạn trích xuất, cơ quan nhận phạm nhân trích xuất phải gửi thông báo cho Cục Quản lý trại giam Bộ Công an hoặc Cục Điều tra Hình sự Bộ Quốc phòng để ra quyết định đưa phạm nhân vào trại giam chấp hành án; nếu có nhu cầu tiếp tục trích xuất thì đề nghị gia hạn trích xuất. Thời hạn trích xuất không được kéo dài hơn thời hạn chấp hành hình phạt tù còn lại. Trong thời hạn trích xuất, nếu người bị trích xuất hết thời hạn chấp hành hình phạt tù thì Giám thị trại tạm giam làm thủ tục cấp giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt tù cho phạm nhân. Trường hợp trích xuất để điều tra, truy tố xét xử theo quyết định huỷ bản án của Toà án có thẩm quyền thì lệnh trích xuất không ghi thời hạn. Mọi trường hợp trích xuất đều phải lập biên bản giao, nhận phạm nhân và hồ sơ của phạm nhân đó kèm theo.
Thời gian trích xuất phạm nhân được tính vào thời hạn chấp hành hình phạt tù.
Điều 10. Trại giam phải được bảo vệ nghiêm ngặt và an toàn; các buồng giam phải được xây dựng chắc chắn, có đủ ánh sáng, bảo đảm vệ sinh môi trường. Lực lượng vũ trang bảo vệ phải tổ chức tuần tra, canh gác 24/24 giờ.
Tất cả phạm nhân đều phải ở trong buông giam trong thời gian quy định, khi ra khỏi buồng giam phải có lệnh của Giám thị trại giam.
Điều 11. Trước khi phạm nhân vào buồng giam hoặc sau khi mở cửa buồng giam cho phạm nhân ra ngoài, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ được giao trách nhiệm phải điểm danh, kiểm điện. Cán bộ, nhân viên trại giam không có nhiệm vụ và mọi người khác nếu không được phép của Giám thị trại giam không được vào khu vực buồng giam, không được tiếp xúc với phạm nhân.
Điều 12.
1. Phạm nhân chỉ được đưa vào buồng giam những đồ dùng cần thịết cho cá nhân theo quy định của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng. Nếu có tư trang chưa dùng đến phải gửi lưu ký của trại giam.
2. Phạm nhân không được sử dụng tiền mặt trong trại giam. Bộ Công an, Bộ Quốc phòng quy định cụ thể việc cho phạm nhân sử dụng sổ hoặc phiếu thay tiền mặt.
3. Nghiêm cấm phạm nhân đưa vào trại giam những vật thuộc danh mục cấm. Danh mục đồ vật cấm phạm nhân đem vào trại giam do Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định. Định kỳ hoặc đột xuất, Giám thị trại giam tổ chức kiểm tra, kiểm soát thu giữ những vật thuộc danh mục cấm và xử lý theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Điều 13. Giám thị trại giam căn cứ vào số lượng phạm nhân, mức án, loại tội, đặc điểm nhân thân của phạm nhân và tính chất của từng loại lao động để bố trí lực lượng quản lý, canh gác và dẫn giải phạm nhân.
Khi cho phạm nhân đi chữa bệnh, điều trị tại bệnh viện ngoài phạm vi trại giam, Giám thị trại giam phải bố trí lực lượng dẫn giải, canh gác đảm bảo an toàn, chống trốn.
Điều 14.
1. Đúng ngày hết thời hạn chấp hành hình phạt tù, người chấp hành xong hình phạt tù phải được trả tự do.
Giám thị trại giam ký và cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong hình phạt tù và giới thiệu họ về Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, đơn vị nơi họ cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi họ làm việc; đồng thời phải sao gửi giấy chứng nhận đã chấp hành xong hình phạt tù cho cơ quan quản lý trại giam, Toà án đã ra quyết định thị hành án và cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp với Toà án đã ra quyết định thi hành án (trong trường hợp người đó phải chấp hành hình phạt tiền, nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định của Toà án về hình sự); cấp tiền tàu xe, tiền ăn trong thời gian đi đường và một bộ quần áo thường (nếu người chấp hành xong hình phạt tù không có quần áo riêng mang theo) để họ trở về nơi cư trú hoặc nơi làm việc.
2. Người chấp hành xong hình phạt tù được trả lại đầy đủ những đồ vật, tiền đã gửi lưu ký tại trại giam và tiền thưởng lao động trong thời gian chấp hành án (nếu có).
3. Hai tháng trước khi phạm nhân hết hạn chấp hành hình phạt tù, Giám thị trại giam thông báo trước bằng văn bản về kết quá thi hành án và những thông tin cần thiết khác về phạm nhân cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi phạm nhân trở về sinh sống để có điều kiện sắp xếp, tạo lập cuộc sống bình thường cho họ. Đối với phạm nhân là người nước ngoài, Giám thị trại giam phải gửi thông báo các nội dung nói trên bằng văn bản cho cơ quan lãnh sự của Bộ Ngoại giao Việt Nam để thông báo cho cơ quan đại diện của nước mà phạm nhân mang quốc tịch.
Trường hợp người chấp hành xong hình phạt tù không rõ quê quán, không còn người thân thích hoặc cơ quan, đơn vị cũ không tiếp nhận và bản thân họ cũng không có chỗ ở khác thì Giám thị liên hệ với chính quyền địa phương, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội... hoặc trại có thể tiếp nhận họ sinh sống và lao động theo nguyện vọng.
Người nước ngoài đã chấp hành xong hình phạt tù được lưu trú tại cơ sở lưu trú do Bộ Công an, Bộ Quốc phòng quản lý trong thời gian làm thủ tục xuất cảnh. Bộ Công an, Bộ Quốc phòng quyết định thành lập, giải thể các cơ sở lưu trú. Kinh phí xây dựng các cơ sở lưu trú và kinh phi ăn, ở, sinh hoạt cho người nước ngoài đã chấp hành xong hình phạt tù do ngân sách nhà nước cấp.
Chương III. CHẾ ĐỘ ĂN, MẶC, Ở, SINH HOẠT VÀ CHỮA BỆNH CỦA PHẠM NHÂN
Điều 15. Phạm nhân được ở theo buồng tập thể, trừ phạm nhân đang bị phạt giam ở buồng kỷ luật, phạm nhân đang phải giam riêng theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Quy chế này. Phạm nhân có dấu hiệu bị bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hành vi hoặc một số bệnh truyền nhiễm khác được giam tại phòng cách ly.
Chỗ nằm của mỗi phạm nhân tối thiểu là 2m2, có bệ gạch men, ván sàn hoặc giường. Đối với phạm nhân có con ở cùng được bố trí chỗ nằm rộng tối thiểu là 3m2.
Điều 16.
1. Tiêu chuẩn định lượng ăn của một phạm nhân trong một tháng gồm:
Gạo thường 17 kg; thịt 0,7 kg, cá 0,8 kg; đường loại trung bình 0,5 kg; muối 1 kg; rau xanh 15 kg; nước mắm 0,75 lít; bột ngọt 0,1 kg; chất đốt tương đương 15 kg củi hoặc 17 kg than. Định lượng này do Nhà nước cấp và quy ra tiền theo thời giá thị trường ở địa phương nơi trại giam đóng.
Đối với phạm nhân lao động nặng nhọc, độc hại theo danh mục quy định của pháp luật, định lượng ăn trong tháng có thể được tăng thêm 15% so với tiêu chuẩn định lượng nêu trên.
Ngày lễ, ngày Tết (theo quy định của Nhà nước) phạm nhân được ăn thêm, nhưng mức ăn (bao gồm cả ăn thêm) không quá 5 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường.
Giám thị trại giam có thể quyết định hoán đổi định lượng ăn nêu trên cho phù hợp với thực tế để bảo đảm phạm nhân được ăn hết tiêu chuẩn.
2. Phạm nhân được ăn theo tiêu chuẩn, uống nước đảm bảo vệ sinh, được sử dụng quà của gia đình và tiền được thưởng trong lao động để ăn thêm, nhưng không được quá 3 lần định lượng trung bình hàng tháng mà Nhà nước quy định cho mỗi phạm nhân, cấm phạm nhân uống rượu, bia và sử dụng các chất kích thích khác. Việc nấu ăn cho phạm nhân do phạm nhân đảm nhiệm dưới sự giám sát, kiểm tra của cán bộ trại giam.
Trẻ em là con phạm nhân ở cùng bố hoặc mẹ trong trại giam được hưởng mức tiền ăn như bố, mẹ. Ngoài ra, các ngày 1/6, Tết trung thu còn được chi ăn thêm theo mức ăn gấp 2 lần ngày thường. Giám thị trại giam quyết định chế độ ăn cho phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của các trẻ em đó.
3. Mỗi phân trại giam được tổ chức một bếp ăn tập thể và được cấp các dụng cụ cần thiết cho việc nấu ăn, đun nước uống và chia đồ ăn cho phạm nhân theo khẩu phần tiêu chuẩn. Dụng cụ cấp dưỡng dùng cho 100 phạm nhân 1 bếp (dùng trong 5 năm) gồm 1 tủ đựng thức ăn có lưới che kín, 3 chảo to, 1 cháo nhỏ, 1 nồi to, 1 bát ăn cơm/1 phạm nhân; dùng trong 1 năm gồm các loại dao, thớt, rổ, giá, chậu rửa bát v.v... Dụng cụ cấp dưỡng dùng cho 6 phạm nhân 1 mâm (dùng trong 5 năm) gồm 1 lồng bàn, 1 xoong đựng cơm, 1 xoong đựng canh, 2 đĩa đựng thức ăn, 1 bát đựng nước chấm, 1 môi múc cơm canh hoặc dụng cụ cấp dưỡng dùng cho một phạm nhân ăn riêng theo suất (dùng trong 2 năm) gồm 1 hộp 3 ngăn bằng nhựa chuyên dừng đựng đồ ăn, 1 thìa ăn cơm (bằng nhựa).
Điều 17. Mỗi năm, phạm nhân được phát 2 bộ quần áo dài bằng vải thường theo màu thống nhất, 2 bộ quần áo lót, 2 khăn mặt, 1 chiếc chiếu, 2 đôi dép, 1 mũ lá hoặc nón lá. Mỗi tháng phạm nhân được cấp 0,3 kg xà phòng giặt (phạm nhân nữ được cấp thêm những đồ dùng cần thiết cho vệ sinh của nữ tương đương 1,5 kg gạo), 4 năm được cấp 1 màn, 1 chăn. Đối với phạm nhân ở các trại giam từ Đà Nẵng trở vào được phát chăn sợi; các trại giam từ Thừa Thiên Huế trở ra được phát chăn bông nhưng không quá 2 kg và 1 áo ấm dùng trong 5 năm;
Căn cứ vào điều kiện, môi trường và công việc cụ thể, khi lao động phạm nhân được phát 2 bộ quần áo bảo hộ/1 năm và những phương tiện bảo hộ lao động cần thịết.
Mẫu, màu quần áo và phương tiện bảo hộ lao động do Bộ Công an, Bộ quốc phòng quy địch.
Trẻ em là con phạm nhân ở cùng bố hoặc mẹ trong trại giam mỗi năm được phát 2 bộ quần áo bằng vải thường, 2 khăn mặt, 2 kg xà phòng, 3 năm được phát 1 màn, 1 chăn phù hợp với lứa tuổi. Đối với các trường hợp ở các trại giam từ và Đà Nẵng trở vào được phát chăn sợi, ở các trại giam từ Thừa thiên Huế trở ra được phát chăn bông nhưng không quá 2 kg và 1 bộ quần áo ấm dùng trong 1 năm. Trường hợp nữ phạm nhân sinh con trong trại giam được phát 7 m vải thường làm tã lót.
Điều 18. Phạm nhân được hoạt động thể dục, thể thao, văn hoá, văn nghệ phù hợp với quy định của trại giam.
Mỗi phân trại được thành lập thư viện, khu vui chơi, sân thể thao. Hàng ngày, cứ 30 phạm nhân được phát 1 tờ báo Nhân Dân.
Mỗi phân trại được trang bị 1 hệ thống truyền thanh, mỗi buồng giam tập thể được trang bị 1 máy vô tuyến truyền hình màu 21 inch trở lên.
Phạm nhân được đọc sách, báo, nghe Đài Tiếng nói Việt Nam, đài địa phương, đài truyền thanh nội bộ của trại, xem truyền hình theo quy định của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.
Điều 19.
1. Đối với phạm nhân nghi mắc bệnh tâm thần hoặc bị bệnh khác tới mức mất khả năng nhận thức hoặc mất khả năng điều khiển hành vi của mình, Giám thị trại giam đề nghị Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Toà án quân sự quân khu nơi người bị kết án chấp hành hình phạt tù trưng cầu giám định pháp y. Sau khi Hội đồng giám định pháp y kết luận người đó mắc bệnh tâm thần hoặc bị bệnh khác tới mức mất khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi của mình, Giám thị trại giam đề nghị Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Toà án quân sự quân khu nơi người bị kết án chấp hành hình phạt tù ra quyết định đưa người đó vào cơ sở chuyên khoa y tế để bắt buộc chữa bệnh. Thời gian bắt buộc chữa bệnh được tính vào thời hạn chấp hành hình phạt tù.
2. Phạm nhân ốm đau được khám và điều trị tại bệnh xá của trại giam. Chế độ ăn, cấp phát thuốc, bồi dưỡng do y tế của trại giam chỉ định theo bệnh lý. Tiền thuốc chữa bệnh tương đương 2 kg gạo/1 người/1 tháng. Trường hợp phạm nhân bị bệnh nặng vượt quá khả năng điều trị của bệnh xá của trại giam, Giám thị quyết định chuyển đến các bệnh viện của Nhà nước để điều trị, kinh phí chữa bệnh do trại giam thanh toán với bệnh viện. Giám thị trại giam phối hợp với trung tâm y tế hoặc bệnh viện gần trại giam xây dựng một số phòng trong khu vực của trung tâm y tế hoặc bệnh viện dành điều trị cho bệnh nhân là phạm nhân. Việc xây dựng các phòng chữa bệnh nói trên và quản lý phạm nhân đến chữa bệnh do trại giam chịu trách nhiệm. Kinh phí chữa bệnh và xây dựng các phòng chữa bệnh do ngân sách nhà nước cấp. Đối với phạm nhân bị nhiễm HIV/AIDS, việc chăm sóc và điều trị thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật. Giám thị trại giam phải thông báo những trường hợp bị bệnh nặng cho nhân thân hoặc đại diện hợp pháp của người đó biết để phối hợp chăm sóc, điều trị phạm nhân. Căn cứ vào kết luận phân loại sức khoẻ của y tế trại giam, Giám thị trại giam bố trí chế độ lao động, học tập đối với từng phạm nhân cho phù hợp.
Bộ Y tế phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và Bộ Tài chính quy định chế độ, kinh phí và tổ chức việc phòng, chống dịch bệnh, khám, chữa bệnh cho phạm nhân.
Điều 20.
1. Khi có phạm nhân chết, Giám thị trại giam phải báo ngay cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và cơ quan y tế cấp huyện hoặc Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát quân sự quân khu và bệnh viện quân khu nơi phạm nhân chết để xác định nguyên nhân chết và lập biên bản, nếu phạm nhân chết trong trại giam phải có chứng kiến của đại diện những phạm nhân khác và làm thủ tục khai tử với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trại giam đóng. Đối với phạm nhân chết do nhiễm HIV chuyển giai đoạn AIDS thì không phải mổ tử thi, lấy mẫu xét nghiệm. Trường hợp phạm nhân chết khi đang điều trị tại các cơ sở chữa bệnh của Nhà nước thì cơ sở chữa bệnh có trách nhiệm thông báo và gửi giấy chứng tử cho trại giam.
Ngay sau khi phạm nhân chết, Giám thị trại giam phải thông báo cho thân nhân hoặc đại diện hợp pháp của người chết trước khi làm thủ tục an táng, sau đó thông báo bằng văn bản cho Toà án đã ra quyết định thi hành án. Trường hợp phạm nhân là người nước ngoài chết thì Giám thị trại giam phải gửi thông báo bằng văn bản trong thời gian sơm nhất cho cơ quan lãnh sự của Bộ Ngoại giao Việt Nam để thông báo cho cơ quan đại diện của nước mà người đó mang quốc tịch.
Sau 24 giờ kể từ khi đã thông báo trực tiếp hoặc bằng điện thoại, bằng điện tín hoặc bằng văn bản cho thân nhân người chết và các cơ quan nói trên, Giám thị trại giam có trách nhiệm tổ chức an táng và tuỳ theo điều kiện địa lý, phong tục, tập quán để quyết định hoả táng hay địa táng. Chính quyền địa phương nơi phạm nhân chết có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để trại giam tổ chức việc an táng cho phạm nhân.
Trường hợp phạm nhân chết hoặc bị thương do tai nạn lao động, Giám thị trại giam phải làm các thủ tục cần thiết như trên và bảo đảm chế độ trợ cấp theo quy định của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Trường hợp phạm nhân chấp hành hình phạt tù chết mà trước đó đã có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng chưa nhận bảo hiểm xã hội một lần hoặc là người trước đó đang được hưởng lương hưu thì thân nhân của họ được hưởng trợ cấp tuất theo quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội.
Nếu thân nhân hoặc đại diện hợp pháp của phạm nhân chết có đơn đề nghị được nhận thi thể để tự an táng hoặc đề nghị được nhận hài cốt đã được địa táng từ đủ 3 năm trở lên tại nghĩa trang thuộc quản lý của trại giam hoặc quản lý của địa phương về tự an táng thì Giám thị trại giam có thể xem xét, quyết định cho nhận thi thể, hài cốt, trừ trường hợp ảnh hưởng đến an ninh trật tự và vệ sinh môi trường; gia đình phạm nhân phải chịu mọi chi phí về việc tự an táng.
2. Kinh phí về cấp phát thuốc, khám chữa bệnh, trợ cấp tai nạn lao động cho phạm nhân, khám nghiệm, an táng (bao gồm cả địa táng và hoả táng) phạm nhân chết do ngân sách nhà nước cấp.
Điều 21. Phạm nhân nghiện ma tuý được tổ chức cai nghiện tại trại giam. Kinh phí tổ chức cai nghiện do ngân sách nhà nước cấp theo quy định hiện hành.
Chương IV. CHẾ ĐỘ LAO ĐỘNG, HỌC TẬP CỦA PHẠM NHÂN
Điều 22.
1. Phạm nhân lao động 8 giờ trong 1 ngày, được nghỉ các ngày lễ, Tết, chủ nhật và tổ chức học tập vào ngày thứ bảy. Thời gian phạm nhân học văn hoá, học nghề, nghe phổ biến thời sự, chính sách, pháp luật, học chương trình giáo dục công dân được trừ vào thời gian lao động. Trong trường hợp đột xuất, Giám thị trại giam có thể yêu cầu phạm nhân làm thêm giờ nhưng không được quá 2 giờ trong 1 ngày hoặc lao động trong các ngày thứ bảy, chủ nhật nhưng không quá 8 giờ trong 1 ngày. Thời gian lao động thêm giờ hoặc lao động trong các ngày thứ bảy, chủ nhật sẽ được nghỉ bù hoặc bồi dưỡng bằng tiền hoặc hiện vật.
2. Giám thị trại giam tổ chức cho nữ phạm nhân và phạm nhân là người chưa thành niên lao động phù hợp với lứa tuổi, giới tính và sức khoẻ của họ. Không sử dụng những phạm nhân này làm những công việc nặng nhọc, độc hại có trong danh mục cấm sử dụng lao động nữ và người chưa thành niên. Nữ phạm nhân có thai được nghỉ trước và sau khi sinh đẻ theo quy định chung của Nhà nước. Trong thời gian có thai và nghỉ đẻ được đảm báo tiêu chuẩn, định lượng ăn như những phạm nhân lao động bình thường khác.
Phạm nhân có con trên 36 tháng tuổi phải gửi con về gia đình hoặc người thân nuôi. Trường hợp họ không có gia đình, người thân thì Giám thị trại giam liên hệ gửi con của phạm nhân vào các trung tâm bảo trợ xã hội nơi trại giam đóng. Giám đốc Trung tâm bảo trợ xã hội phải có trách nhiệm tiếp nhận và nuôi dưỡng con phạm nhân theo đề nghị của Giám thị trại giam. Ở những trại có nhiều trẻ em là con của phạm nhân, Giám thị trại giam phải tổ chức nhà giữ trẻ cho phạm nhân trong giờ phạm nhân đi lao động, học tập.
Điều 23. Phạm nhân được chia thành các đội, tổ để lao động, học tập và sinh hoạt. Số lượng phạm nhân của từng đội, tổ trong trại giam do Bộ Công an, Bộ Quốc phòng quy định.
Điều 24.
1. Mọi khoản thu, chi từ hoạt động lao động, dạy nghề của phạm nhân phải được thể hiện qua hệ thống tài vụ - kế toán của trại giam theo chế độ kế toán, thống kê hiện hành của Nhà nước. Kết quả lao động do phạm nhân làm ra, sau khi trừ chi phí hợp lý, được sử dụng như sau:
a) Chi bổ sung mức ăn cho phạm nhân;
b) Bổ sung vào quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng của trại giam;
c) Thưởng cho phạm nhân có kết quả lao động vượt chỉ tiêu kế hoạch, tăng năng suất lao động;
d) Đầu tư trở lại cho trại giam, mua sắm trang thiết bị, phương tiện, công cụ lao động và xây dựng cơ sở vật chất phục vụ việc tổ chức lao động, giáo dục, dạy nghề cho phạm nhân.
2. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện các quy định tại Điều này.
Điều 25.
1. Phạm nhân chưa biết chữ được học văn hoá để xoá mù chữ, phạm nhân là người chưa thành niên được phổ cập tiểu học. Phạm nhân là người nước ngoài, dân tộc thiểu số được khuyến khích học tiếng Việt.
Căn cứ vào điều kiện cụ thể của trại giam, Giám thị trại giam sắp xếp thời gian học văn hoá cho phạm nhân là đối tượng xoá mù chữ và người chưa thành niên, mỗi tuần học 3 buổi, mỗi buổi học 4 giờ trong thời gian làm việc.
2. Tất cả phạm chân đều được nghe phổ biến thời sự, chính sách, được học các chương trình giáo dục công dân vào thứ bảy hàng tuần (mỗi buổi học 4 giờ).
3. Phạm nhân được học nghề phù hợp với điều kiện cụ thể của trại giam. Việc dạy nghề cho phạm nhân là người chưa thành niên là bắt buộc. Thời gian học nghề được tính vào thời gian lao động.
4. Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chương trình giáo dục, dạy nghề, bố trí giáo viên, cung cấp phương tiện, dụng cụ và các khoản chi phí cho việc dạy văn hoá, giáo dục công dân, dạy nghề cho phạm nhân.
Điều 26. Trong từng phân trại của trại giam có Ban tự quản của phạm nhân. Ban tự quản do hội nghị hàng năm của phạm nhân bầu và được Giám thị trại giam ra quyết định công nhận.
Ban tự quản có trách nhiệm giúp Giám thị trại giam giữ gìn trật tự, vệ sinh, nội quy, nếp sống văn hoá trong trại giam và trong từng nhà giam, buồng giam; đề đạt kiến nghị, yêu cầu, nguyện vọng của phạm nhân với Giám thị trại giam và phải chịu sự theo dõi, quản lý của Giám thị trại giam.
Chương V. CHẾ ĐỘ THĂM GẶP, NHẬN, GỬI THƯ, QUÀ, KHIẾU TỐ
Điều 27.
1. Phạm nhân được gặp nhân thân 1 tháng 1 lần (trừ trường hợp bị thI hành kỷ luật) tại nhà gặp của trại giam và chấp hành đúng các quy định về thăm gặp.
Mỗi lần gặp thân nhân không quá một giờ; phạm nhân lập công lớn hoặc trường hợp đặc biệt Giám thị trại giam có thể quyết định thời gian được gặp thân nhân lâu hơn, nhưng cũng không quá 2 giờ hoặc cho gặp thêm 1 lần trong tháng.
Phạm nhân có nhiều cố gắng trong lao động, nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế trại giam hoặc lập công trong thời gian chấp hành hình phạt tù được gặp thân nhân (là vợ hoặc chồng) không quá 24 giờ.
2. Khi gặp thân nhân, phạm nhân được nhận quà, thư và tiền. Riêng tiền mặt, phạm nhân phải gửi lưu ký của trại giam và sử dụng theo quy đinh tại khoản 2 Điều 12 Quy chế này. Đối với phạm nhân được gặp thân nhân từ 3 giờ trở lên thì được ở buồng riêng trong phạm vi nhà thăm gặp của trại giam.
3. Thân nhân của phạm nhân đến thăm phạm nhận phải có sổ thăm, gặp hoặc đơn xin thăm gặp (có xác nhận của chính quyền địa phương hoặc cơ quan, nơi cư trú, công tác, học tập). Việc thăm gặp phạm nhân là người nước ngoài hoặc người nước ngoài đến thăm gặp phạm nhân Việt Nam phải được sự đồng ý của Cục trưởng Cục quản lý trại giam Bộ Công an hoặc Cục trưởng Cục Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng. Các trường hợp tiếp xúc lãnh sự phải được sự đồng ý của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.
Phạm nhân được liên lạc điện thoại trong nước, bằng tiếng Việt với thân nhân mỗi tháng 1 lần, mỗi lần không quá 5 phút. Giám thị trại giam xem xét, quyết định việc cho phạm nhân liên lạc bằng điện thoại và phải tổ chức kiểm soát chặt chẽ việc liên lạc bằng điện thoại giữa phạm nhân với thân nhân để không làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự.
Điều 28. Phạm nhân được gửi mỗi tháng 2 lá thư, các thư gửi và nhận đều phải qua kiểm duyệt.
Mỗi tháng phạm nhân được nhận 1gói quà (không quá 7 kg). Trước khi phạm nhân nhận quà, cán bộ trại giam phải kiểm tra.
Điều 29. Đơn, thư khiếu nại, tố cáo của phạm nhân phải được gửi đến cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án, cơ quan cấp trên của trại giam.
Các cơ quan, đơn vị khi nhận được đơn, thư khiếu nại, tố cáo của phạm nhân phải xác minh, làm rõ sự việc và trả lời cho phạm nhân theo đúng quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Điều 30. Phạm nhân là người nước ngoài được giam riêng trong trại giam. Các tiêu chuẩn về ăn, mặc, ở, chế độ lao động, học tập, nhận gửi thư, quà, việc khiếu nại, tố cáo, việc xét giảm thời hạn, khen thưởng, kỷ luật đối với phạm nhân là người nước ngoài thực hiện theo các quy định của Pháp lệnh Thi hành án phạt tù và Quy chế này, trừ trường hợp các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.
Điều 31. Việc xây dựng, sửa chữa trại giam, bố trí trang thịết bị, phương tiện cần thiết cho việc quản lý, giam giữ, lao động, học tập của phạm nhân do ngân sách nhà nước cấp riêng theo đề nghị của Bộ Công an và Bộ Quốc phòng.
Chương VI. THỦ TỤC TIẾP NHẬN PHẠM NHÂN ĐẦU THÚ, GIẢM THỜI HẠN, TẠM ĐÌNH CHỈ THI HÀNH HÌNH PHẠT TÙ
Điều 32.
1. Đối với phạm nhân đang chấp hành hình phạt tù tại trại giam đã bỏ trốn nay đến đầu thú thì Giám thị trại giam sau khi kiểm tra căn cước, đặc điểm của họ, tiếp nhận họ vào trại giam, lập biên bản về việc họ đến đầu thú, sau đó báo cáo cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền và Cục quản lý trại giam Bộ Công an hoặc Cục Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng biết. Phạm nhân phải tiếp tục chấp hành án chờ quyết định của Cơ quan điều tra.
2. Đối với phạm nhân chấp hành án tại một trại giam bỏ trốn nay đến đầu thú tại một trại giam khác, sau khi lập biên bản về việc đầu thú, Giám thị trại giam phải báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền, Cục quản lý trại giam Bộ Công an hoặc Cục Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật và chờ quyết định của Cơ quan điều tra.
Điều 33. Khi phạm nhân có đủ điều kiện để được tạm đình chỉ hoặc giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù, Giám thị trại giam có trách nhiệm làm các thủ tục đề nghị tạm đình chỉ hoặc giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù cho phạm nhân theo đúng quy định của Bộ Luật Tố tụng hình sự và quy định pháp luật khác có liên quan.
Việc xét đề nghị tạm đình chỉ hoặc giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù được tiến hành thường xuyên hoặc đột xuất đối với mỗi phạm nhân, nếu họ có đủ điều kiện.
Chương VII. CHẾ ĐỘ KHEN THƯỞNG, KỶ LUẬT ĐỐI VỚI PHẠM NHÂN
Điều 34. Trong thời gian chấp hành án phạt tù nếu phạm nhân thực sự ăn năn hối lỗi, chấp hành tốt nội quy, quy chế trại giam, lao động vượt mức chỉ tiêu kế hoạch, lập công... Giám thị trại giam xem xét và quyết định khen thưởng theo các hình thức sau:
- Biểu đương;
- Thưởng tiền hoặc hiện vật;
- Tăng số lần và thời gian gặp gỡ thân nhân, tăng số lần và số lượng quà được nhận;
- Được đề nghị giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù theo quy định của pháp luật.
Các quyết định khen thưởng phải bằng văn bản lưu vào hồ sơ của phạm nhân.
Điều 35.
1. Trong thời gian ở trại, nếu phạm nhân vi phạm quy chế, nội quy trại giam, lao động chây lười, Giám thị trại giam xét và quyết định kỷ luật các hình thức sau:
- Cảnh cáo;
- Bị giam tại buồng kỷ luật đến 7 ngày và có thể bị gia hạn đến 15 ngày. Trong thời gian này nếu phạm nhân có tiến bộ sẽ được Giám thị trại giam quyết định giảm thời gian phạt giam tại buồng kỷ luật;
- Trường hợp hành vi vi phạm pháp luật của phạm nhân có dấu hiệu tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra thì Giám thị trại giam ra quyết định khởi tố vụ án, tiến hành các hoạt động điều tra và chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.
2. Phạm nhân phải bồi thường nếu họ làm hư hỏng, mất mát tài sản của trại giam hoặc của phạm nhân khác.
3. Các quyết định kỷ luật phải bằng văn bản lưu vào hồ sơ của phạm nhân.
Điều 36. Buồng kỷ luật phải được xây dựng kiên cố. Trong thời gian bị kỷ luật phạm nhân có thể bị cùm chân (trừ phạm nhân nữ hoặc người chưa thành niên)./.
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No.113/2008/ND-CP |
Hanoi, October 28. 2008 |
DECREE
PROMULGATING THE REGULATION ON PRISONS
THE GOVERNMENT
Pursuant to the December 25. 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the March 8, 1993 Ordinance on Enforcement of Imprisonment Judgments and the October 19, 2007 Ordinance Amending and Supplementing a Number of Articles of the Ordinance on Enforcement of Imprisonment Judgments;
At the proposal of the Minister of Public Security and the Minister of Defense,
DECREES:
Article 1.- To promulgate together with this Decree the Regulation on Prisons.
Article 2.- This Decree applies to prisoners serving imprisonment penalty in prisons and detention camps.
Article 3.- This Decree takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO" and replaces the Government's Decree N0.60-CP of September 16,1993. promulgating the Regulation on Prisons, and Decree No. 60/2001/ND-CP of September 4, 2001, amending Article 3 of the Regulation on Prisons promulgated together with Decree No.60-CP of September 16,1993.
Article 4.- The Minister of Public Security and the Minister of Defense shall guide, organize and inspect the implementation of this Decree.
Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies and presidents of provincial/municipal People's Committees shall implement this Decree.
|
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT PRIME MINISTER |
|
REGULATION ON PRISONS
(Promulgated together with the Government's Decree No. 113/2008/ND-CP of October 28, 2008)
Chapter I
ORGANIZATION OF A PRISON
Article 1.- Prison is a place where persons sentenced to termed imprisonment or life imprisonment are admitted. Persons serving imprisonment penalty are referred to as prisoners.
Article 2.- The Ministry of Public Security and the Ministry of Defense shall directly manage prisons. Construction items and security control systems in prisons are constructed and installed in accordance with regulations and uniform designing models issued by the Ministry of Public Security or the Ministry of Defense. The establishment, dissolution and merger of prisons and prison divisions shall be decided by the Minister of Public Security or the Minister of Defense.
Article 3.- Each prison under the Ministry of Public Security will manage between 2,000 and 5,000 prisoners (special cases will be decided by the Minister of Public Security). Each prison may set up a number of divisions, each of which will manage between 500 and 1,000 prisoners. Each prison under the Ministry of Defense will manage between 100 and 500 prisoners.
Article 4.- The managerial apparatus of a prison comprises a warden, deputy wardens, heads and deputy heads of prison divisions, team leaders and deputy leaders; operation officers and non commissioned officers; technical officers and non commissioned officers; armed security officers, non-commissioned officers and soldiers; and workers and civil servants. The functions and tasks of deputy wardens, heads and deputy heads of prison divisions; team leaders and deputy leaders, operation officers and non-commissioned officers; technical officers and non-commissioned officers; armed security officers, non-commissioned officers and soldiers; and workers and civil servants shall be presribed by the Minister of Public Security or the Minister of Defense.
Article 5.-
1. Wardens have the following tasks and powers:
a/ To command their officers and soldiers and take responsibility for the management, detention and education of prisoners according to law;
b/ To decide on matters related to activities of the prisons, which are prescribed by law or assigned by their superiors, and take personal responsibility for their decisions;
c/ To exercise other rights and perform other obligations, which are prescribed by law.
2. Deputy wardens shall perform tasks assigned by their wardens.
Article 6.-
1. Wardens, deputy wardens:- heads and deputy heads of prison divisions; team leaders and deputy leaders; operation officers and non-commissioned officers; technical officers and non-commissioned officers; armed security officers, non-commissioned officers and soldiers; and workers and civil servants must be those who possess good political quality, are loyal to the Party and the regime, have a high sense of organization and discipline, firmly grasp policies, know, respect and strictly observe laws.
2. Wardens, deputy wardens, heads of prison divisions and team leaders must be those who have graduated from the police university, security university or law university or possess an equivalent or higher degree.
Deputy heads of prison divisions, team deputy leaders, operation officers and non-commissioned officers and armed security officers must graduate from an intermediate police or security school or have an equivalent or higher degree.
Technical officers and non-commissioned officers must possess an intermediate-level degree in the professional fields they undertake.
Armed security non-commissioned officers and soldiers must be persons who have been already trained in the protection of prisons.
Workers and civil senvants must be persons who have been trained in, and firmly grasp the knowledge about, the professional fields they undertake.
Chapter II
REGIMES ON MANAGEMENT, DETENTION AND ESCORT OF PRISONERS
Article 7.-
1. Based on the nature of prisoners' offenses and sentences, a prison shall organize their detention as follows:
a/ Area for detention of persons sentenced to over 15 years in prison or life imprisonment and persons sentenced to imprisonment for dangerous recidivism;
b/ Area for detention of persons sentenced to 15 years or less in prison.
2. Female and juvenile prisoners shall be detained separately.
Article 8.-
1. The sending of a person sentenced to imprisonment to prison must fully have the following papers:
a/ A copy of the effective judgment and the first-instance judgment in case of appellate.
cassation or review trial:
b/ The judgment enforcement decision:
c/ The document evidencing the prisoner's personal identity;
d/ A copy of the passport or another paper evidencing the nationality of the person sentenced to imprisonment if he/she is a foreigner;
e/ A health check paper and other documents related to the prisoner's health (if any);
f/ The decision of the prison-managing agency to send the prisoner to prison;
g/ Other documents related to the prisoner (if any);
h/ Written remarks on the observance of detention center rules; for a prisoner transferred from another prison or from a detention center where he/she has served his/her sentences for a month or more, there must be remarks on and his/ her ranking in the emulation to serve his/her prison term.
2. For prisoners' children who follow their fathers or mothers into-the prison, their birth certificates are required. If no birth certificate is available, the following papers are required: the birth certification issued by the medical establishment where the child was bom; if the child was bom outside a medical establishment, the birth certification can be substituted by a witness's written certification; if these papers are not available, there must be a report of the detention center from which the prisoner is transferred and the father's or mother's written guarantee that the birth of his/her child is true. The warden shall carry out procedures for the child's birth registration according to the civil status registration and management law. In case a prisoner gives birth to a child while serving his/her prison term, the commune-level People's Committee of the locality where the prison is located shall issue a birth certificate for the child at the proposal of the warden.
3. Upon prisoners' entry into a prison, the prison's health station shall conduct health checks for prisoners, determining their health conditions and ailments in order to open their medical files to serve their detention, labor, study and medical examination and treatment.
4. Based on the nature of crime, levels of sentences, age, gender, health conditions and other personal characters of prisoners, wardens shall decide on the classification and classification-based detention of prisoners according to regulations of the Minister of Public Security or the Minister of Defense. Prisoners who regularly break prison rules shall be separately detained.
Article 9.- The separation of prisoners from prisons for investigation, prosecution or adjudication purposes or in other special cases may be effected only under separation orders of the director of the Prison Management Department of the Ministry of Public Security or the director of the Criminal Investigation Department of the Ministry of Defense.
A separation order must clearly state the separation purpose and duration: the body receiving the separated prisoners shall escort and manage them throughout the separation duration. When the separation duration expires, the body receiving the separated prisoners shall send written notices thereof to the Prison Management Department of the Ministry of Public Security or the Criminal Investigation Department of the Ministry of Defense for issuance of decisions to send the prisoners back into prisons to serve their remaining imprisonment duration; in case of further separation, they shall request the separation extension. The separation duration must not be longer than the remaining imprisonment duration. If the separated prisoner's imprisonment term expires during the separation duration, the prison warden shall carry out procedures to grant a certificate of completely serving the prison term to the separated prisoner. In case of separation for investigation, prosecution and adjudication under a competent court's decision to cancel the judgment, the separation order will not specify the separation duration. For all cases of separation, written records on handover and receipt of prisoners and their files must be made.
The separation duration shall be counted into the imprisonment-serving duration.
Article 10.- Prisons shall be strictly and safely protected; cells shall be solidly constructed, ensuring sufficient light and environmental hygiene. Armed security forces shall organize patrols and guard around the clock.
All prisoners shall stay in their cells within the prescribed duration; when going out of their cells, they shall get their wardens* orders.
Article 11.- Before prisoners enter their cells or after openining cell doors for prisoners to g0 out.
officers, non-commissionec officers or soldiers or. duty shall make a roll-call and check them by appearance. Unauthorized prison staff and other persons may neither enter cells nor contact prisoners without wardens' permission.
Article 12.-
1. Prisoners may only bring into their cells things necessary for personal use under regulations of the Ministry of Public Security or the Ministry' of Defense. Their unused personal belongings must be deposited in prisons' custody.
2. Prisoners may not use cash in prisons. The Ministry of Public Security and the Ministry of Defense shall specify the use of cash-substitute books or tickets by prisoners.
3. Prisoners are forbidden to bring into their cells things on ban lists. The lists of things banned from bringing into cells by prisoners will be stipulated by the Minister of Public Security or the Minister of Defense. Wardens shall conduct regular or irregular inspections, seize things on the ban list and handle violations according to regulations of the Minister of Public Security or the Minister of Defense.
Article 13.- Wardens shall base themselves on the number of prisoners, levels of their sentences, types of crime, personal characters and the nature of each kind of labor to arrange forces for management, guard and escort of prisoners.
When sending prisoners out of prisons for medical examination and treatment, wardens shall arrange escorts and guards to ensure safety against escapes.
Article 14.-
1. Immediately on the date of expiry of their prison term, persons completely serving their prison term shall be set free.
Wardens shall sign and issue certificates of completely serving the prison term and papers of recommendation to the People's Committees of communes, wards or units where the persons reside or agencies or organizations where they work; at the same time, duplicate and send such certificates to the prison-managing agency, the court which has issued the judgment enforcement decisions and civil judgment enforcement body of the same level (if such persons are subject to monetary fines, civil obligations in the judgments or decisions of criminal courts); provide them with money for their travel fares and meals and a set of clothing (if they do not bring along personal clothing) for their return to their residence or work places.
2. Persons completely serving their prison terms will have their personal belongings and money deposited at prisons fully returned and be paid with bonuses (if any) for their labor in the sentence-serving duration.
3. Two months before prisoners completely serve their prison terms, wardens will notify in writing the sentence-serving results and other necessary information on the prisoners to local administrations or agencies, organizations or units where the prisoners return to live so that the latter can arrange and establish a normal life for them. For foreign prisoners, wardens will notify in writing the above contents to the consular office of the Vietnamese Ministry of Foreign Affairs for notification to the representation agencies of the countries of which the prisoners are nationals.
In case a person completely serving his/her prison term does not know his/her native place, has no relatives or is not received by his/her former agency or unit and has no other residence place, the warden may contact a local administration, state agency, social organization, etc., for receipt of the person or the prison may receive the person to live and work if he/she so wishes.
Foreigners completely serving their prison term may stay at accommodation places managed by the Ministry of Public Security or the Ministry of Defense while procedures are carried out for their exit. The Ministry of Public Security and the Ministry of Defense shall decide to establish and dissolve such accommodation places. The fund for construction of accommodation places and for foreigners' accommodations and meals shall be covered by the state budget.
Chapter III
REGIMES ON MEALS, CLOTHING, ACCOMMODATION, DAILY-LIFE ACTIVITIES AND MEDICAL TREATMENT OF PRISONERS
Article 15.- Prisoners live in collective cells, excluding those being detained in disciplinary cells or detained separately under Clause 4. Article 8 of this Regulation. Prisoners showing signs of mental disease, other illnesses which deprive them of the capacity to be aware of their acts or a number of .-ontagious diseases shall be detained in isolation rooms.
A prisoner's sleeping place is at least 2 m2, with an enameled-tile platform, floor plank or bed. For prisoners with children staying together, the sleeping place will be at least 3 m2 each.
Article 16.-
1. The monthly food ration for a prisoner includes:
17 kg of ordinary rice; 0.7 kg of meat and 0.8 kg of fish; 0.5 kg of sugar; 1 kg of kitchen salt; 15 kg of vegetables: 0.75 liter of fish sauce; 0.1 kg of seasonings; fuel equivalent to 15 kg of firewood or 17 kg of coal. This ration will be provided by the State and converted into money at market prices in localities where prisons are located.
For prisoners performing heavy and hazardous jobs on the lists prescribed by law, the monthly food ration may increase 15% over the above-said ration.
On festive days and Tet (Lunar New Year) festivals (according to state regulations), prisoners will have additional food, but their food ration (inclusive of additional food) must not exceed five times the ration for normal days.
Wardens may decide to convert the above-said food ration to suit the practical situation in order to ensure that prisoners can consume all their food rations.
2. Prisoners have food according to rations, drink clean water, and use their families' presents and labor bonuses for additional meals which, however, must net exceed three times the monthly ration prescribed by the State for each prisoner.
Prisoners are forbidden to drink alcohol or beer and use other stimulants. Food will be prepared by prisoners under the supervision and inspection of prison officers.
Prisoners' children staying together with their fathers or mothers in prisons will enjoy the food rations like their fathers or mothers. In addition, on June 1 and mid-autumn festivals, their food ration will be doubled. Wardens shall decide the food regime suitable to nutrition requirements of such children.
3. Each prison division may organize a kitchen and be sfupplied with necessary tools for cooking, water boiling and food rationing. A kitchen's tools for every MX) prisoners include a net-covered food cabinet, 3 big frying pans and 1 small pan, 1 big cooking pot and 1 rice bowl for each prisoner, which are used for five years; and assorted knives, chopping boards, baskets, washing basins..., which are used for one year. Kitchen tools for every 6 prisoners include one food tray (used for five years); 1 food-tray cover, 1 rice pot, 1 soup pot, 2 food plates, 1 sauce bowl and 1 ladle, or tools for a prisoner on separate ration, including a plastic 3-compartment food box, (which are used for 2 years) and 1 spoon (plastic).
Article 17.- Each year, a prisoner will be supplied with 2 sets of clothes in ordinary fabrics, tailored according to uniform designs. 2 underwear sets, 2 face towels, 1 mat. 2 pairs of slippers, 1 leaf cap or conical palm hat. A prisoner will be supplied monthly with 0.3 kg of washing detergent (female prisoners will be additionally supplied with things necessary for their personal hygiene, which are equivalent to 1.5 kg of rice); and every 4 years with 1 mosquito net and 1 blanket. Prisoners in prisons from Da Nang province southwards will be provided each with a thin blanket and in prisons from Thua Thien-Hue northwards each with a cotton blanket of not more than 2 kg and 1 winter coat to be used for 5 years.
Depending on specific conditions, working environment and jobs, a laboring prisoner will be supplied with 2 sets of safety clothing a year and necessary labor safety equipment.
The designs and colors of labor safety clothing and equipment shall be prescribed by the Ministry of Public Security or the Ministry of Defense.
Prisoners' children staying together with then-fathers or mothers in prisons will be supplied annually with 2 sets of clothing in ordinary fabrics, 2 face towels, 2 kg of soap each, and every 3 years with 1 mosquito net and 1 blanket suitable to their age, a thin blanket for prisons from Da Nang southwards and a cotton blanket of no more than 2 kg and 1 winter coat for prisons from Thua Thien-Hue northwards, which will be used for 1 year. A female prisoner who gives birth to a child in prison will be supplied with 7 m of ordinary cloth for use as diapers.
Article 18.- Prisoners may participate in physical-training, sports, cultural and artistic activities in accordance with prison regulations.
Each prison division may set up a library, a playing area and a sports ground. Daily, every 30 prisoners is supplied with a Nhan Dan (People) newspaper.
Each prison division is equipped with a public-addressing system and each collective cell with a color television set of 21 inches or larger.
Prisoners may read books, newspapers, listen to Voice of Vietnam radio, local radios and intra-prison public addressing systems, and watch television according to regulations of the Ministry of Public Security or the Ministry of Defense.
Article 19.-
1. For prisoners suspected of having a mental disease or another disease which deprives them of the capacity to be aware of or to control their acts, wardens may propose presidents of provincial-level People's Courts or of military-zone courts martial where the prisoners were sentenced to imprisonment to request medical examination. After the Medical Examination Council concludes that such persons suffer from a mental disease or another disease to the extent of losing their capacity to be aware of or to control their acts, the wardens shall propose the presidents of provincial-level People's Courts or of military-zone courts martial of the localities where the sentenced persons serve their prison terms to issue decisions sending them to specialized medical establishments for compulsory treatment. The compulsory treatment duration will be counted into their prison terms.
2. Sick prisoners shall be given medical examination and treatment at health stations of prisons. The regime on their meals, medication and health improvement will be prescribed by prisons' health stations according to their respective health conditions. Medication money is equivalent to 2kg of rice/person/month. In case prisoners suffer from serious ailments falling beyond the treatment capacity of prisons* health stations, wardens shall decide to transfer them to a state-run hospital for treatment and treatment costs will be paid by prisons to the hospital. Wardens shall coordinate with medical centers or hospitals near their prisons in building some exclusive rooms in those centers or hospitals for treatment of sick prisoners. The construction of these treatment rooms and the management of hospitalized prisoners shall be undertaken by prisons. The funding for medical treatment and construction of treatment rooms for prisoners will be supplied by the state budget. For HIV/AIDS-infected prisoners, their care and treatment comply with current legal provisions. Wardens shall notify cases of prisoners' serious ailments to their relatives or lawful representatives for coordinated care and treatment. Wardens shall arrange work and study to prisoners suitable to their health conditions based on prison health stations' conclusions on prisoners" health ratings.
The Ministry of Health will coordinate with the Ministry of Public Security, the Ministry of Defense and the Ministry of Finance in prescribing the regimes, funds for, and organization of, disease and epidemic prevention and combat and medical examination and treatment for prisoners.
Article 20.-
1. When a prisoner dies, the warden shall immediately report the death to the investigation body, the procuracy and the health agency of the district level or the investigation agency, the military procuracy and the military hospital of the military zone of the locality where the prisoner dies for determination of the cause of his/her death and record making; for a prisoner who dies in prison, witnessing by a representative of other prisoners is required and death declaration procedures shall be carried out with the commune-level People's Committee of the locality where the prison is located. For a prisoner dying of HIV/AIDS infection, autopsy and sample test are not required. For a prisoner who dies while receiving medical treatment at a state-run medical establishment, the establishment shall notify his/her death and send the death certification paper to the prison.
Immediately after a prisoner dies, the warden shall notify his/her death to his/her relatives or lawful representative before carrying out funeral procedures, then send a written notice to the court which has issued the judgment enforcement decision If the dead prisoner is a foreigner, the warden shall send a written notice thereof to the consular office of the Vietnamese Ministry of Foreign Affairs as soon as possible for notification to the representative mission of the country of which such person is a national.
Twenty-four hours after notifying the dead person's relatives and the above-said agencies directly or by telephone, telegraph or in writing, the warden shall organize a funeral and decide on the form of cremation or burial, depending on geographical conditions, customs and practices. Local administrations shall create favorable conditions for prisons to organize funerals for prisoners.
For a prisoner who dies or gets injured due to labor accident, the warden shall carry out necessary procedures as prescribed above and ensure the support regimes provided by the Ministry of Public Security, the Ministry of Defense, the Ministry of Finance and the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs. For the death of an imprisonment-serving prisoner who previously participated in compulsory social insurance but has not yet received a lump-sum social insurance allowance or enjoyed pension, his/her relatives will enjoy the survivorship allowance under the social insurance law.
If a relative or a lawful representative of a dead prisoner files a written request to take back for burial the corpse or the remains already buried for full 3 years or more at a cemetery managed by the prison or local administration, the warden may consider and decide thereon, unless this would affect security and order and environmental hygiene; dead prisoners' families shall themselves bear all costs of burial.
2. Funding for medication, medical examination and treatment, labor accident allowances for prisoners, post-mortem examination and funerals (including burial and cremation) of dead prisoners will be supplied by the state budget.
Article 21.- Detoxification will be arranged for prisoners being drug addicts at prisons. The detoxication funding will be supplied by the state budget according to current regulations.
Chapter IV
PRISONERS' WORKING AND STUDYING REGIMES
Article 22.-
1. Prisoners shall work 8 hours a day and take rest on holidays, Tet (Lunar New Year) festival and Sundays and study on Saturdays. The time of prisoners' general education, vocational training, briefings on news, policies, law and civic education will be subtracted from their working time. In extraordinary cases, wardens may request prisoners to work on extra hours but for not more than 2 hours a day or to work on Saturdays and Sundays, but for not more than 8 hours a day. Prisoners may enjoy some time off or allowances in cash or kind in compensation for their extra-hour work or work on Saturdays and Sundays.
2. For female and juvenile prisoners, wardens shall organize work suitable to their age groups, gender and health conditions. These prisoners shall not be employed to perform heavy or hazardous jobs on the list of jobs banned from employment of female and minor laborers. Pregnant prisoners are entitled to pre- and post-natal leaves according to common regulations of the State. During their pregnancy and maternity leaves, they shall be supplied with food rations like other laboring prisoners.
Prisoners with children aged over 36 months shall send them to their families' or relatives' care. If they have no families or relatives, wardens shall contact and send them to social relief centers in localities where the prisons are located. Social relief centers shall receive and nurture children of prisoners at the proposal of prison wardens. At prisons where stay many children of prisoners, wardens shall organize creches for them during prisoner' working or learning hours.
Article 23.- Prisoners shall be divided into groups and teams for labor, study and other activities. The number of prisoners of each group or team in prisons shall be prescribed by the Ministry of Public Security or the Ministry of Defense.
Article 24.-
1. All revenues from, and expenditures for, labor and vocational training activities of prisoners must be expressed through book-keeping systems of prisons under the State's current accounting and statistical regulations. The fruits of prisoners' labor, after subtracting reasonable expenses, shall be used as follows:
a/ Addition to prisoners* food rations;
b/ Addition to welfare and commendation funds of prisons;
c/ Rewards for prisoners with labor results surpassing plan norms or with high labor productivity;
d/ Re-investment in prisons, procurement of working equipment and tools and building of material foundations for prisoners' labor, education and vocational training.
2. The Ministry of Finance shall assume prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Public Security and the Ministry of Defense in, guiding the implementation of the provisions of this Article.
Article 25.-
1. Illiterate prisoners are entitled to anti-illiteracy education and juvenile prisoners to primary education. Prisoners being foreigners or ethnic minority people are encouraged to learn Vietnamese.
Depending on their prisons' specific conditions, wardens shall arrange time for illiterate and juvenile prisoners to learn three sessions a week and 4 hours for each session during the working time.
2. All prisoners are entitled to briefings on
current news, policies and t0 the civic education program on Saturdays (for 4 hours each briefing).
3. Prisoners are entitled to vocational training depending on the specific conditions of prisons. Vocational training for juvenile prisoners is compulsory. The vocational training duration shall be counted into the working time.
4. The Ministry of Public Security, the Ministry of Defense, the Ministry of Education and Training, the Ministry of Finance and the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall jointly prescribe the education and vocational-training curricula, arrange teachers, supply equipment as well as funds for general education, civic education and vocational training programs for prisoners.
Article 26.- Each prison division has a prisoners self-management board, which shall annually be elected by a prisoners' conference and recognized by the warden's decision.
The self-management board shall assist wardens in maintaining order, hygiene, internal rules and a cultured lifestyle in prisons, prison divisions and cells; propose petitions, requests and aspirations of prisoners to wardens and submit to the wardens' supervision and management.
Chapter V
REGIMES OF MEETS WITH RELATIVES, RECEIPT AND SENDING OF LETTERS, PRESENTS, AND ON COMPLAINTS AND DENUNCIATIONS
Article 27.-
1. Prisoners are entitled to meet their relatives once a month (except disciplined prisoners) at reception houses in prisons and strictly abide by regulations on visits by, and meets with, relatives.
Each meet with their relatives must not exceed one hour; for prisoners with great merits or in special cases, wardens may decide on longer meets with relatives, which, however, must not exceed 2 hours each or on an additional meet in the month.
Prisoners who have made great efforts in labor, strictly observed prison rules or recorded merits while serving their prison terms are entitled to meet their relatives (wives or husbands) for not more than 24 hours.
2. Upon meeting with their relatives, prisoners may receive presents, letters and money. Particularly for cash, prisoners shall deposit their cash in prisons' custody and use the money under Clause 2, Article 12 of this Regulation. Prisoners who are entitled to meet their relatives for 3 hours or more may meet their relatives in separate rooms within visitors' houses of the prisons.
3. Prisoners' relatives coming to visit prisoners must have visiting books or applications (with the certification of local administrations of localities where they reside or offices where they work or study). Visits to and meets with foreign prisoners or foreigners' visits to, and meets with. Vietnamese prisoners are subject to consent of the director of the Prison Management Department of the Ministry of Public Security or the director of the Criminal Investigation Department of the Ministry of Defense. All consular meets are subject to consent of the Ministry of Public Security or the Ministry of Defense.
Prisoners may contact their relatives by domestic telephone calls in Vietnamese language once a month for not more than 5 minutes each time. Wardens shall consider and decide to permit prisoners to make telephone contacts and organize the strict control of telephone contacts between prisoners and their relatives so that such contacts will not affect security and order.
Article 28.- Prisoners are entitled to send 2 letters a month. The sent and received letters shall be censored.
Each month, prisoners may each receive 1 package of presents (weighing not more than 7 kg). Before the prisoners receive the presents, prison officers shall check them.
Article 29.- Written complaints or denunciations of prisoners shall be addressed to investigation bodies, procuracies, courts and prisons' superior agencies.
Upon receiving written complaints or denunciations of prisoners, agencies and units shall verify and clarify matters and reply the prisoners in accordance with the law on complaints and denunciations.
Article 30.- Foreign prisoners shall be detained separately in prisons. The regimes on food rations, clothing, accommodation, labor, study, receipt and sending of letters and presents, complaints and denunciations, consideration of commutation, reward and discipline applicable to foreign prisoners comply with the provisions of the Ordinance on Enforcement of Imprisonment Judgments and this Regulation, unless otherwise provided for by treaties :to which Vietnam is a contracting party.
Article 31.- Construction and repair of prisons and the supply of necessary equipment and means for management, detention, labor and study of prisoners shall be financed separately by the state budget at the proposal of the Ministry of Public Security and the Ministry of Defense.
Chapter VI
PROCEDURES FOR ADMISSION OF SURRENDERING PRISONERS, COMMUTATION AND SUSPENSION OF ENFORCEMENT OF IMPRISONMENT SENTENCES
Article 32.-
1. For prisoners who, while serving their imprisonment in prisons, escaped then gave themselves up, wardens shall, after examining their identity cards and personal characters, admit them into prisons, make records of their surrenders, then report thereon to competent investigation bodies and the Prison Management Department of the Ministry of Public Security or the Criminal Investigation Department of the Ministry of Defense. Pending decisions of investigation bodies, the prisoners shall continue serving their sentences.
2. For prisoners who, while serving their sentences in one prison, escaped then gave themselves up at another prison, after making records of their surrenders, wardens shall immediately report such to competent investigation bodies, the Prison Management Department of the Ministry of Public Security or the Criminal Investigation Department of the Ministry of Defense for consideration and decision in accordance with the law and wait for decisions of the investigation bodies.
Article 33.- When prisoners are fully eligible for imprisonment sentence enforcement suspension or commutation, wardens shall carry out procedures to propose the imprisonment enforcement suspension or commutation for such prisoners in strict accordance with the Criminal Procedure Code and other relevant provisions of law.
The consideration of proposals for imprisonment sentence enforcement suspension or commutation shall be carried out regularly or irregularly for every prisoner, provided that he/she is eligible.
Chapter VII
REGIMES OF COMMENDATION AND DISCIPLINE OF PRISONERS
Article 34.- While serving their imprisonment sentences, if prisoners truly redeem their past, well observe prison rules, surpass their labor targets and plans, record merits, etc., wardens shall consider and decide to commend them in the following forms:
Praise; Award in cash or kind:
Increase of the number and duration of their meets with relatives, the time of receiving presents and the quantity of received presents:
- Proposal on commutation under law.
Commendation decisions shall be made in writing and archived in prisoners' files.
Article 35.-
1. While in prisons, if prisoners breach prison rules and are lazy in labor, wardens shall consider and decide to discipline them in the following forms:
- Warning;
- Confinement to a disciplinary cell for up to 7 days and possible extension to 15 days. During this time, if they make progress, wardens may decide to reduce the time of confinement.
- If prisoners' law-breaking acts show criminal signs failing under the jurisdiction of the Investigation Police Office, wardens shall issue decisions to institute the criminal cases, conduct investigations and transfer case files to competent investigation bodies according to the criminal procedure law.
2. Prisoners shall pay compensations if they cause damage to or loss of property of prisons or other prisoners.
3. Disciplinary decisions shall be made in writing and archived in prisoners' files.
Article 36.- Disciplinary cells shall be solidly constructed. While being disciplined, prisoners may have their feet in stocks (excluding female or juvenile prisoners).
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT PRIME MINISTER |
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây