Thông tư liên tịch 25/1999/TTLT-BLĐTBXH-BYT của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế về việc quy định tạm thời danh mục nghề, công việc những người bị nhiễm HIV/AIDS không được làm

thuộc tính Thông tư liên tịch 25/1999/TTLT-BLĐTBXH-BYT

Thông tư liên tịch 25/1999/TTLT-BLĐTBXH-BYT của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế về việc quy định tạm thời danh mục nghề, công việc những người bị nhiễm HIV/AIDS không được làm
Cơ quan ban hành: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội; Bộ Y tế
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:25/1999/TTLT-BLĐTBXH-BYT
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tư liên tịch
Người ký:Đàm Hữu Đắc; Nguyễn Văn Thưởng
Ngày ban hành:14/10/1999
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Y tế-Sức khỏe

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư liên tịch 25/1999/TTLT-BLĐTBXH-BYT

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THÔNG TƯ

LIÊN TỊCH BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ Xà HỘI - BỘ Y TẾ
SỐ 25/1999/TTLT-BLĐTBXH-BYT NGÀY 14 THÁNG 10 NĂM 1999|
QUI ĐỊNH TẠM THỜI DANH MỤC NGHỀ, CÔNG VIỆC
NHỮNG NGƯỜI BỊ NHIỄM HIV/AIDS KHÔNG ĐƯỢC LÀM

Căn cứ Điều 22 của Pháp lệnh về phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người ( HIV/AIDS ) ngày 31/5/1995 và Điều 3 của Nghị định số 34/CP ngày 01/06/1996 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Pháp lệnh phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người ( HIV/AIDS ). Sau khi có ý kiến của Uỷ ban Quốc gia Phòng chống AIDS tại công văn số: 741/UB ngày 29/9/1999, Liên tịch Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế qui định tạm thời danh mục nghề, công việc những người bị nhiễm HIV/AIDS không được làm như sau:

 

I. DANH MỤC NGHỀ, CÔNG VIỆC NHỮNG NGƯỜI BỊ NHIỄM HIV/AIDS KHÔNG ĐƯỢC LÀM:

 

1. Các dịch vụ y tế: Ngoại khoa; sản khoa; mắt; răng hàm mặt; tai mũi họng; huyết học xét nghiệm; truyền máu; da liễu; ung thư hở; tiêm chích; châm cứu; sinh thiết, nội soi và các dịch vụ y tế khác có tiếp xúc trực tiếp với máu và dịch sinh học của bệnh nhân.

2. Trực tiếp sản xuất các vacxin; sinh phẩm miễn dịch; sinh phẩm chẩn đoán; huyết thanh phòng và chữa bệnh; các chế phẩm của máu.

3. Các dịch vụ phẫu thuật chỉnh hình, dịch vụ thẩm mỹ: Lột da mặt; chữa mũi; vá da; xăm và tẩy xăm mình, mí mắt, môi, lông mày; lấy mỡ dưới da và các dịch vụ khác có tiếp xúc trực tiếp với máu và dịch sinh học.

4. Các dịch vụ sinh hoạt: Cắt, sấy, uốn, gội tóc; cắt, sửa móng tay, móng chân; bấm lỗ tai, lỗ mũi; xoa bóp và bấm huyệt.

5. Hấp, sấy, tiệt trùng các dụng cụ khám, chữa bệnh.

6. Trực tiếp phục vụ buồng, phòng trong các khách sạn; vũ nữ trong các vũ trường.

7. Nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ ở các nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non và các cơ sở dịch vụ.

 

II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

 

1. Trách nhiệm của người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị:

a. Giáo dục tuyên truyền nội dung của Thông tư này với người lao động;

b. Trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày nhận được thông báo chính thức của cơ quan Y tế có thẩm quyền, người sử dụng lao động phải chuyển những người lao động bị nhiễm HIV/AIDS đang làm nghề, công việc quy định tại phần I của Thông tư này sang làm công việc khác phù hợp;

c. Không được cho thôi việc, không được có hành vi phân biệt đối xử với người lao động bị nhiễm HIV/AIDS;

d. Đảm bảo các quyền lợi về tiền lương, bảo hiểm xã hội và các chế độ chính sách khác cho người bị nhiễm HIV/AIDS theo quy định của pháp luật;

e. Giữ bí mật kết quả xét nghiệm HIV dương tính của người lao động.

2. Trách nhiệm của người lao động: Khi có kết quả xét nghiệm HIV dương tính phải:

a. Báo cáo ngay cho người sử dụng lao động biết và tự nguyện không tiếp tục làm nghề, công việc quy định tại phần I của Thông tư, sẵn sàng làm công việc mới theo sự phân công của người sử dụng lao động;

b. Phải chủ động thực hiện các biện pháp phòng tránh lây nhiễm cho người khác.

3. Trách nhiệm của các cơ sở y tế:

3.1. Y tế của của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ:

a. Kết hợp với người sử dụng lao động tuyền truyền, giáo dục và tư vấn cho người lao động về các biện pháp phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS;

b. Thông báo danh sách những người có nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS cho người sử dụng lao động và cơ sở xét nghiệm HIV/AIDS.

3.2. Cơ sở Y tế từ cấp quận, huyện trở lên:

a. Giám đốc, người phụ trách các cơ sở y tế từ cấp quận, huyện trở lên có quyền chỉ định xét nghiệm phát hiện nhiễm HIV/AIDS đối với người có nguy cơ nhiễm HIV/AIDS ở các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;

b. Thông báo ngay kết quả xét nghiệm HIV/AIDS cho người sử dụng lao động biết;

c. Tư vấn miễn phí cho người lao động về các biện pháp phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS.

4. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Sở Y tế phối hợp với Uỷ ban phòng chống AIDS ở các địa phương có trách nhiệm tổ chức triển khai và kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Thông tư này đến các đơn vị, doanh nghiệp đóng trên địa bàn theo chức năng thẩm quyền.

5. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký ban hành. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị Bộ, ngành, địa phương phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Vụ Bảo hộ lao động) và Bộ Y tế (Ban AIDS) để nghiên cứu, giải quyết.

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS
THE MINISTRY OF PUBLIC HEALTH
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------
No: 25/1999/TTLT/BLDTBXH-BYT
Hanoi, October 14, 1999
 
JOINT CIRCULAR
TEMPORARILY PRESCRIBING THE LIST OF OCCUPATIONS AND KINDS OF WORK WHICH HIV/AIDS-INFECTED PEOPLE ARE NOT ALLOWED TO DO
Pursuant to Article 22 of the Ordinance on the Prevention and Fight against HIV/AIDS of May 31st, 1995 and Article 3 of the Government’s Decree No. 34-CP of June 1st, 1996 guiding the implementation of the Ordinance on the Prevention and Fight against HIV/AIDS. After consulting the AIDS National Committee in Official Dispatch No. 741/UB of September 29, 1999, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and the Ministry of Health hereby jointly prescribe the list of the following occupations and work which HIV/AIDS-infected people are not allowed to do:
I. LIST OF OCCUPATIONS AND KINDS OF WORK WHICH HIV/AIDS-INFECTED PEOPLE ARE NOT ALLOWED TO DO
1. Health services: Surgery; obstetrics; ophthalmology; stomatology; otorhinolaryngology; test hematology; blood transfusion; dermatology; open cancer; injection; acupuncture; vivisection; endoscope, and other health services in direct contact with blood and biological fluids of patients.
2. Direct production of vaccines; immune bio-products; diagnostic bio-products, serums for disease prevention and treatment; and blood preparations.
3. Plastic surgery services, beauty services: face lift; nose treatment; skin grafting, body tattooing and tattoo removal, eyelid, lip and eyebrow puncturing and puncture removal; under-skin fat removal and other services in direct contact with blood and biological fluids.
4. Daily-life services: hairdressing, drying, curling, shampooing; fingernail and toenail cutting and filing, ear- and nose-piercing; massage and digital puncture.
5. Streaming, drying and sterilization of medical examination and treatment instruments.
6. Direct provision of room services in hotels; dancing girls in dancing halls.
7. Taking care of children at crèches, kindergartens, pre-school centers and service establishments.
II. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION
1. Responsibilities of employers in enterprises, agencies and units:
a/ To popularize the contents of this Circular among laborers;
b/ Within three months after receiving the official notice of the competent health agency, the employers shall have to transfer HIV/AIDS-infected laborers who are doing occupations or kinds of work specified in Part I of this Circular to other appropriate kinds of work;
c/ Not to dismiss or commit any discriminatory acts against HIV/AIDS-infected laborers;
d/ To ensure the interests in terms of wage, social insurance and other regimes and policies for the HIV/AIDS-infected as prescribed by law.
e/ To keep confidential the laborers’ positive HIV/AIDS test results.
2. Responsibilities of laborers: Upon having their positive HIV/AIDS test results, they shall have to:
a/ Immediately report such to their employers and voluntarily discontinue doing occupations or kinds of work specified in Part I of this Circular and be ready to do new jobs as assigned by their employers;
b/ Actively take measures to prevent the transmission of the disease to other people.
3. Responsibilities of medical establishments:
3.1. Medical stations of production, business and service establishments:
a/ To join the employers in popularizing, educating and providing consultancy for laborers about measures to prevent and avoid HIV/AIDS transmission and infection;
b/ To notify the list of people vulnerable to HIV/AIDS infection to the employers and HIV/AIDS test establishments;
3.2. Medical establishments of the district and higher levels.
a/ Directors or person in charge of medical establishments of the district and higher levels shall have the right to mandate HIV/AIDS tests in people vulnerable to HIV/AIDS infection at production, business and service establishments.
b/ To immediately notify the employers of the HIV/AIDS test results;
c/ To provide consultancy free of charge for laborers concerning measures to prevent and avoid HIV/AIDS infection.
4. The provincial/municipal Labor, War Invalids and Social Affairs Services and Health Services shall, in coordination with the local AIDS committees, have to organize, monitor and inspect the implementation of this Circular at units and enterprises located in localities according to their respective functions and competence.
5. This Circular takes effect 15 days after its signing for issuance. If, in the course of implementation, any problems arise, the ministries, branches and localities are requested to report them to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs (the Department for Labor Protection) and the Ministry of Health (the AIDS Committee) for study and settlement.
 

FOR THE MINISTER OF LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS
VICE-MINISTER




Dam Huu Dac
FOR THE MINISTER OF HEALTH
VICE-MINISTER





Nguyen Van Thuong
 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Joint Circular 25/1999/TTLT-BLDTBXH-BYT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 2792/1999/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc ban hành bản “Quy định chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của trung tâm bảo vệ sức khoẻ bà mẹ trẻ em và kế hoạch hoá gia đình thuộc sở y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và đội bảo vệ sức khoẻ bà mẹ trẻ em và kế hoạch hoá gia đình thuộc trung tâm y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh”

Y tế-Sức khỏe, Cơ cấu tổ chức

văn bản mới nhất