Thông tư 55/2017/TT-BYT quy định tỷ lệ hao hụt thuốc tại bệnh viện

thuộc tính Thông tư 55/2017/TT-BYT

Thông tư 55/2017/TT-BYT của Bộ Y tế quy định về tỷ lệ hao hụt thuốc và việc thanh toán chi phí hao hụt thuốc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
Cơ quan ban hành: Bộ Y tế
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:55/2017/TT-BYT
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Trương Quốc Cường
Ngày ban hành:29/12/2017
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Y tế-Sức khỏe

TÓM TẮT VĂN BẢN

Tỷ lệ hao hụt thuốc được thanh toán là 0,1%
Ngày 29/12/2017, Bộ Y tế ban hành Thông tư số 55/2017/TT-BYT quy định về tỷ lệ hao hụt thuốc và việc thanh toán chi phí hao hụt thuốc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Tỷ lệ hao hụt tối đa được thanh toán của các mặt hàng thuốc sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh so với tổng giá trị thuốc sự dụng tại năm quyết toán là 0,1%. Việc quản lý, xác định và thanh toán chi phí hao hụt thuốc được thực hiện căn cứ vào giá trị hao hụt thực tế của từng mặt hàng thuốc sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Các trường hợp thuốc được thanh toán hao hụt gồm: Thuốc cấp cứu, chống độc, thuốc hiếm bắt buộc phải dự trữ bị quá hạn sử dụng được thanh toán chi phí hao hụt đối với số lượng thuốc bị quá hạn trong công đoạn dự trữ, bảo quản tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Thuốc bị hỏng, vỡ trong công đoạn dự trữ, bảo quản, vận chuyển… do nguyên nhân khách quan; Thuốc bị bao hụt trong quá trình pha chế, phân chia liều trước khi cấp phát cho người bệnh.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/03/2018.

Xem chi tiết Thông tư55/2017/TT-BYT tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ Y TẾ
-------

Số: 55/2017/TT-BYT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2017

Căn cứ Luật số 105/2016/QH13 ngày 06 tháng 4 năm 2016 về dược;

Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Dược,

Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư quy định về tỷ lệ hao hụt thuốc và việc thanh toán chi phí hao hụt thuốc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Thông tư này quy định về tỷ lệ hao hụt thuốc tối đa được thanh toán từ nguồn bảo hiểm y tế; nguyên tắc xác định và tài liệu chứng minh việc hao hụt thuốc trong quá trình dự trữ, bảo quản, vận chuyển, cấp phát, pha chế, phân chia liều và sử dụng thuốc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế với cơ quan bảo hiểm y tế.
2. Thông tư này không áp dụng đối với dược liệu và vị thuốc cổ truyền.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hao hụt thuốc là sự thiếu hụt thuốc về số lượng thuốc trong các công đoạn dự trữ, bảo quản, vận chuyển, cấp phát, pha chế, phân chia liều và sử dụng thuốc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
2. Giá trị của thuốc hao hụt của từng mặt hàng thuốc được tính bằng số lượng thuốc hao hụt nhân với giá mua thuốc của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định pháp luật, cụ thể:
Giá trị thuốc hao hụt (VNĐ) = Số lượng thuốc hao hụt x Giá mua thuốc (VNĐ)
3. Tỷ lệ hao hụt của từng mặt hàng thuốc là tỷ lệ phần trăm (%) theo giá trị thuốc hao hụt trong quá trình dự trữ, bảo quản, vận chuyển, cấp phát, pha chế, phân chia liều và sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh so với tổng giá trị của các mặt hàng thuốc sử dụng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tại năm quyết toán, cụ thể:

Tỷ lệ hao hụt của thuốc A (%)

=

Giá trị thuốc hao hụt của thuốc A (VNĐ)

x

100

Tng giá trị thuốc sử dụng tại cơ sở (VNĐ)

4. Tỷ lệ hao hụt thuốc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bằng tổng tỷ lệ hao hụt của từng mặt hàng thuốc sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tại năm quyết toán.
Điều 3. Nguyên tắc xác định hao hụt thuốc và thanh toán chi phí hao hụt thuốc
1. Việc xác định hao hụt thuốc để thanh toán căn cứ vào các trường hợp thuốc được thanh toán hao hụt theo quy định tại Điều 4 Thông tư này và các tài liệu chứng minh việc hao hụt thuốc theo quy định tại Điều 5 Thông tư này.
2. Việc quản lý, xác định và thanh toán chi phí hao hụt thuốc được thực hiện căn cứ vào giá trị hao hụt thực tế của từng mặt hàng thuốc sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
3. Tỉ lệ thuốc hao hụt tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thanh toán không vượt quá quy định tại Khoản 1 Điều 6 Thông tư này.
Điều 4. Trường hợp thuốc được thanh toán hao hụt
1. Thuốc cấp cứu, chống độc, thuốc hiếm bắt buộc phải dự trữ để phục vụ công tác điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bị quá hạn sử dụng: Được thanh toán chi phí hao hụt đối với số lượng thuốc bị quá hạn trong công đoạn dự trữ, bảo quản tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
2. Thuốc bị hỏng, vỡ trong công đoạn dự trữ, bảo quản, vận chuyển, cấp phát, phân chia liều, sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do nguyên nhân khách quan, không liên quan trực tiếp đến tinh thần trách nhiệm trong thi hành nhiệm vụ của cán bộ, nhân viên của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó.
3. Thuốc bị hao hụt trong quá trình pha chế, phân chia liều trước khi cấp phát cho người bệnh.
Điều 5. Tài liệu để thanh toán hao hụt thuốc
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cung cấp các hồ sơ sau đây để được xem xét, thanh toán chi phí hao hụt thuốc đối với các trường hợp quy định tại Điều 4 Thông tư này:
1. Biên bản tổng hợp danh mục thuốc bị hao hụt của khoa, phòng và xác nhận lý do theo mẫu quy định tại Phụ lục I kèm theo Thông tư này.
2. Biên bản xác nhận thuốc cấp cứu, thuốc chống độc, thuốc hiếm quá hạn sử dụng hoặc Biên bản xác nhận thuốc bị hỏng, vỡ trong công đoạn dự trữ, bảo quản, vận chuyển, cấp phát, phân chia liều, sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo mẫu quy định tại Phụ lục II kèm theo Thông tư này.
3. Biên bản kiểm kê thuốc định kỳ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo mẫu quy định tại Phụ lục III kèm theo Thông tư này.
4. Biên bản họp Hội đồng kiểm kê thuốc hàng năm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có sự tham gia của Cơ quan bảo hiểm xã hội ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh xác định các thuốc hao hụt đáp ứng quy định tại Điều 4 Thông tư này.
5. Quy trình pha chế, phân chia liều thuốc do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban hành trong đó xác định rõ tỷ lệ hao hụt từng thuốc trong quá trình này. Việc xác định tỷ lệ hao hụt này phải có Biên bản họp, thống nhất giữa cơ quan Bảo hiểm xã hội ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Điều 6. Hướng dẫn việc thanh toán chi phí hao hụt thuốc
1. Tỷ lệ hao hụt tối đa được thanh toán của các mặt hàng thuốc sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh so với tổng giá trị thuốc sử dụng tại năm quyết toán là 0,1%.
2. Việc thanh toán chi phí hao hụt thuốc căn cứ vào giá trị hao hụt thuốc thực tế trong quá trình dự trữ, bảo quản, vận chuyển, cấp phát, pha chế, phân chia liều và sử dụng thuốc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhưng không được vượt quá tỷ lệ hao hụt tối đa quy định tại Khoản 1 Điều này. Trường hợp phần hao hụt thuốc đã được tính trong định mức kinh tế kỹ thuật được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định thì phải loại trừ.
Điều 7. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2018.
Điều 8. Điều khoản tham chiếu
Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật và các quy định được viện dẫn trong Thông tư này có sự thay đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì áp dụng theo văn bản quy phạm pháp luật mới.
Điều 9. Trách nhiệm thực hiện
1. Cục Quản lý Dược có trách nhiệm chủ trì, hướng dẫn việc áp dụng quy định về tỷ lệ hao hụt thuốc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
2. Vụ Kế hoạch Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn việc quản lý, thanh toán chi phí hao hụt thuốc trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
3. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm:
a) Tổ chức quản lý các công đoạn có thể hao hụt và chịu trách nhiệm tổng hợp báo cáo để thanh toán hao hụt thuốc theo số lượng thuốc hao hụt thực tế và phù hợp với quy định về tỷ lệ thuốc hao hụt tại Thông tư này;
b) Trước ngày 15 tháng 01 hàng năm, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gửi hồ sơ đề nghị thanh toán thuốc hao hụt tới Cơ quan Bảo hiểm xã hội ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để được xem xét việc thanh toán chi phí hao hụt thuốc theo quy định tại Thông tư này;
c) Trường hợp xảy ra hao hụt thuốc bất thường lớn hơn quy định về tỷ lệ hao hụt thuốc tối đa được thanh toán tại Thông tư này, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm xác định nguyên nhân gây ra hao hụt và có biện pháp xử lý kịp thời để ngăn chặn và giảm thiểu tới mức thấp nhất các chi phí do hao hụt thuốc xảy ra.
4. Cơ quan Bảo hiểm xã hội ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm thực hiện việc thanh toán theo quy định tại Thông tư này trong thời hạn 30 ngày, kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị thanh toán chi phí hao hụt thuốc của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc phát sinh, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Y tế (Cục Quản lý Dược, Vụ Kế hoạch - Tài chính) để xem xét, giải quyết.

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (Công báo, Cổng TTĐT CP);
- Ủy ban
về các vấn đề xã hội của Quốc hội (để giám sát);
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản QPPL, Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật);
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các Thứ trư
ng Bộ Y tế (để phối hợp);
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Các đơn v
trực thuộc Bộ Y tế;
- Các Vụ, Cục, Tổng cục, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ;
- Hiệp hội Doanh nghiệp dược Việt Nam;
- Tổng Công ty Dược Việt Nam;
- Cổng TT
ĐT Bộ Y tế và Trang TTĐT Cục QLD;
- Lưu: VT, PC, QLD (3b).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trương Quốc Cường

PHỤ LỤC I

(Kèm theo Thông tư số: 55/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

TÊN ĐƠN VỊ
----------------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------------------

Số: …….

….. [1]….., ngày ….. tháng ….. năm

- Địa ch:

- Điện thoại/Fax:

BIÊN BẢN TỔNG HỢP DANH MỤC THUỐC BỊ HAO HỤT CỦA KHOA, PHÒNG VÀ XÁC NHẬN LÝ DO

- Hôm nay, vào:... giờ..., ngày... tháng... năm …….

- Hội đồng kiểm kê của [Tên đơn vị] gồm:2

1. Ông/Bà: …………………

2. Ông/Bà: …………………

3. Ông/Bà: …………………

4...........

 

chức vụ: ………………………

chức vụ: ………………………

chức vụ: ………………………

Đã cùng nhau kiểm tra và xác nhận danh mục thuốc bị hao hụt kèm theo lý do liên quan tại Khoa/Phòng ………………………………chi tiết như sau:

STT

Tên thuốc

Số GPLH/GPNK

Tên hoạt chất (Nồng độ, hàm lượng)

Quy cách đóng gói

S lô kiểm soát

Hạn dùng

Đơn vị tính

Số lượng

Tên Khoa/Phòng

Lý do hao hụt3

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng khoản:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thành viên Hội đồng
(ký và ghi rõ họ tên)

 

Thư ký Hội đồng
(ký và ghi rõ họ tên)

 

Chủ tịch Hội đồng
(ký và ghi rõ họ tên)

 

- Ông/Bà:

- Ông/Bà:

- Ông/Bà:

-……….

PHỤ LỤC II

(Kèm theo Thông tư số: 55/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

TÊN ĐƠN VỊ
----------------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------------------

Số: …….

….. 1….., ngày ….. tháng ….. năm

- Địa ch:

- Điện thoại/Fax:

BIÊN BẢN XÁC NHẬN THUỐC CẤP CỨU, THUỐC CHỐNG ĐỘC, THUỐC HIẾM QUÁ HẠN SỬ DỤNG/ BIÊN BẢN XÁC NHẬN THUỐC BỊ HỎNG, VỠ TRONG CÔNG ĐOẠN DỰ TRỮ, BẢO QUẢN, VẬN CHUYỂN, CẤP PHÁT, PHÂN CHIA LIỀU, SỬ DỤNG

- Hôm nay, vào:... giờ..., ngày... tháng... năm...

- Hội đồng kiểm kê tại kho của khoa dược/Hội đồng kiểm kê tại [Tên khoa lâm sàng] gồm2:

1. Ông/Bà: …………………

2. Ông/Bà: …………………

3. Ông/Bà: …………………

4...........

 

chức vụ: ………………………

chức vụ: ………………………

chức vụ: ………………………

Đã cùng nhau tiến hành kiểm tra tại ch và xác nhận danh mục thuốc [bị quá hạn sử dụng]/[bị hỏng, vỡ] chi tiết như sau:

STT

Tên thuốc

Số GPLH/GPNK

Tên hoạt chất (Nồng độ, hàm lượng)

Quy cách đóng gói

S lô kiểm soát

Hạn dùng

Đơn vị tính

Số lượng

Tình trạng3

Lý do

Kết luận

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng khoản:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thành viên
(ký và ghi rõ họ tên)

 

Chủ tịch hội đồng/ Tổ trưởng

- Ông/Bà:

- Ông/Bà:

- Ông/Bà:

-……….

PHỤ LỤC III

(Kèm theo Thông tư số: 55/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

TÊN ĐƠN VỊ
----------------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------------------

Số: …….

…..1 ….., ngày ….. tháng ….. năm

- Địa ch:

- Điện thoại/Fax:

BIÊN BẢN KIỂM KÊ THUỐC ĐỊNH KỲ

- Hội đồng kiểm kê của [Tên đơn vị]:2

1. Ông/Bà: …………………

2. Ông/Bà: …………………

3. Ông/Bà: …………………

4...........

 

chức vụ: ………………………

chức vụ: ………………………

chức vụ: ………………………

- Đã kiểm kê tại:………………………. từ …….giờ…...ngày ……tháng...... năm …….đến …….giờ......ngày ……tháng......năm…….

- Kết quả như sau:

STT

Tên thuốc

Số GPLH/GPNK

Tên hoạt chất (Nồng độ, hàm lượng)

Quy cách đóng gói

S lô kiểm soát

Hạn dùng

Số lượng

Tình trạng3

Ghi chú

S sách

Thực tế

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng khoản

 

 

1

 

 

 

 

 

Ý kiến đề xuất:…………………………………………………………………………………………

Thành viên Hội đồng
(ký và ghi rõ họ tên)

- Ông/Bà:

- Ông/Bà:

- Ông/Bà:

-……….

Thư ký Hội đồng
(ký và ghi rõ họ tên)

 

Chủ tịch Hội đồng
(ký và ghi rõ họ tên)

 

[1] Ghi tên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

2 Thành phần Hội đồng kim kê của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 22/2011/TT-BYT ngày 10/06/2011 của Bộ trưng Bộ Y tế quy định tổ chức và hoạt động của khoa dược bệnh viện. Thành phn Hội đng kim kê của các cơ s khám bệnh, chữa bệnh khác do người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định.

3 Ghi: “Quá hạn sử dụng" đối với thuốc cấp cứu, thuốc chống độc, thuốc hiếm quá hạn s dụng; hoặc “Hỏng, vỡ" đối với thuốc bị hỏng, vỡ trong công đoạn dự trữ, bảo qun, vận chuyn, cấp phát, phân chia liu, s dụng; hoặc “Hao hụt trong quá trình pha chế" đối với thuốc bị hao hụt trong quá trình tiến hành pha chế, phân chia liều.

1 Ghi tên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

2 Thành phần Hội đồng kiểm kê tại kho của khoa dược/Hội đồng kim kê tại khoa lâm sàng của cơ s khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 22/2011/TT-BYT ngày 10/06/2011 của Bộ trưng Bộ Y tế quy định tổ chức và hoạt động của khoa dược bệnh viện. Thành phần hội đồng kiểm kê tại kho của các cơ s khám bệnh, chữa bệnh khác do người đứng đầu cơ s khám bệnh, chữa bệnh quyết định.

3 (Ghi rõ tình trạng: “Hỏng, vỡ” hoặc “Quá hạn sử dụng”.

1 Ghi tên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

2 Thành phần Hội đng kiểm kê của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện theo quy định tại Thông tư s 22/2011/TT-BYT ngày 10/06/2011 của Bộ trưng Bộ Y tế quy định tổ chức và hoạt động của khoa dược bệnh viện. Thành phần Hội đng kim kê ca các cơ s khám bệnh, chữa bệnh khác do người đứng đu cơ s khám bệnh, chữa bệnh quyết định.

3 Ghi rõ tình trạng: “Hỏng, v” hoặc "Quá hạn sử dụng” hoặc “Hao hụt trong quá trình pha chế”.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF HEALTH

Circular No. 55/2017/TT-BYT dated December 29, 2017 of the Ministry of Health on rate and payment for medicine loss at health facilities

Pursuant to the Law No. 105/2016/QH13 dated April 06, 2016 on pharmacy;

Pursuant to the Government’s Decree No. 75/2017/ND-CP dated June 20, 2017 on functions, tasks, power and organizational structure of the Ministry of Health;

At the request of the Director of the Drug Administration of Vietnam,

The Minister of Health promulgates a Circular on rate and payment for medicine loss at health facilities.

Article 1. Scopeof adjustment

1. This Circular deals with the maximum rate of medicine loss paid by health insurance; rules for determination and documents proving medicine loss in the course of storage, transport, dispensation, preparation, dose division and use of medicines at health facilities that conclude agreements on providing medical examination and treatment for health insurance buyers (hereinafter referred to as “agreements”) with health insurance authorities.

2. This Circular shall not apply to herbal ingredients and traditional medicines.

Article 2. Definitions

For the purposes of this Circular, the terms below shall be construed as follows:

1."Medicine loss" means the loss of quantity of a medicine in the process of storage, transport, dispensation, preparation, dose division or use of the medicine at a health facility.

2.“Value of medicine loss of each medicine" is calculated according to the quantity of lost medicine multiplied by the price of the medicine purchased by the health facility, in particular:

Value of medicine loss (VND) = Quantity of lost medicine(s) x Price of medicine (VND).

3."Rate of medicine loss of each medicine" means the rate (%) of medicine loss in the process of storage, transport, dispensation, preparation, dose division or use of the medicine at the health facility over the total value of medicines used by the health facility in the fiscal year, in particular:

Rate of medicine A loss (%)

=

Value of medicine A loss (VND)

x

100

Total value of medicines used at the health facility

4."Rate of medicine loss at the health facility" is equal to the total rate of each medicine used at the health facility in the fiscal year.

Article 3. Rules for determination of medicine loss and payment thereof

1. The determination of medicine loss to make payment shall be based on the cases mentioned in Article 4 herein and documents proving medicine loss mentioned in Article 5 herein.

2. Management, determination and payment for medicine loss shall be based on the value of actual loss of each medicine used at the health facility.

3. The rate of paid medicine loss at the health facility shall not exceed the rate mentioned in Clause 1 Article 6 herein.

Article 4. Cases where medicine loss is paid

1. Expired medicines used for first aid, antidotes and rare medicines obliged to be stored to serve the treatment provided at the health facility: The medicine loss shall be paid for the quantity of expired medicines when they are stored at the health facility.

2. Damaged medicines during the course of storage, transport, dispensation, dose division or use at the health facility caused by a force majeure event or not caused by officials or employees of the health facility when they are performing their duties.

3. Lost medicines during the course of preparation or dose division before dispensing to patients.

Article 5. Documents proving medicine loss

The health facility shall provide the following documents for consideration of receiving payment for the cases mentioned in Article 4 herein:

1. The completed record on the list of medicine loss of departments/divisions and related causes provided in the specimen of Appendix I attached hereto.

2. The completed record on confirmation of expired medicines used for first aid, antidotes or rare medicines or record on damaged medicines during the course of storage, transport, dispensation, dose division or use at the health facility provided in the specimen of Appendix II attached hereto.

3. The completed record on periodic stocktaking of medicines carried out by the health facility provided in the specimen of Appendix III attached hereto.

4. A minutes of the annual medicine stocktaking council at the health facility with the participation of the social insurance authority concluding the agreement with the health facility confirming that the medicine loss comply with the provision mentioned in Article 4 herein.

5. Process of preparation or dose division issued by the health facility specifying the rate of loss of each medicine. The determination of such rate shall be made into a minutes and ensure consistency between the social insurance authority and the health facility.

Article 6. Payment for medicine loss

1. The maximum rate of payment for medicines used at the health facility over the total value of medicines used in the fiscal year shall be 0.1%.

2. The payment for medicine loss shall be based on the value of actual medicine loss in the process of storage, transport, dispensation, preparation, dose division or use at the health facility, provided that it does not exceed the maximum rate mentioned in Clause 1 this Article. There shall be no payment for the medicine loss that is included in the technical-economic norm regulated by a competent state authority.

Article 7. Effect

This Circular takes effect on March 01, 2018.

Article 8. Reference provision

If any legislative document or reference specified herein is amended or replaced, its latest version shall prevail.

Article 9. Responsibilities of implementation

1. The Drug Administration of Vietnam shall take charge or instruct application of the rate of medicine loss at health facilities.

2. The Department of Planning and Finance shall provide guidance on management and payment for medicine loss at health facilities.

3. Responsibilities of health facilities:

a) The health facility shall manage the steps that are likely to cause medicine loss and consolidate reports to make payment for the loss according to quantity of actual medicine loss and rate of medicine loss mentioned herein;

b) Before January 15 every year, the health facility shall send an application for payment of medicine loss to the social insurance authority which the health facility concludes the agreement with in order to consider making payment for medicine loss under the provisions stated herein;

c) If the rate of medicine loss is more than the maximum rate thereof to be paid mentioned herein, the health facility shall identify causes of the loss and promptly take measures to prevent and minimize expenses caused by medicine loss.

4. Social insurance authorities concluding agreements with health facilities shall make payment under the provisions stated herein within 30 days from the date receiving applications for payment of medicine loss from health facilities.

Any problems arising in the course of implementation should be reported promptly to the Ministry of Health (Drug Administration of Vietnam or Department of Planning and Finance).

For the Minister

The Deputy Minister

Truong Quoc Cuong 

 

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 55/2017/TT-BYT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất