Thông tư 42/2018/TT-BYT đào tạo bổ sung người có văn bằng cử nhân y khoa do nước ngoài cấp

thuộc tính Thông tư 42/2018/TT-BYT

Thông tư 42/2018/TT-BYT của Bộ Y tế quy định về đào tạo bổ sung đối với người có văn bằng cử nhân y khoa do nước ngoài cấp
Cơ quan ban hành: Bộ Y tế
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:42/2018/TT-BYT
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Nguyễn Trường Sơn
Ngày ban hành:26/12/2018
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề, Y tế-Sức khỏe

TÓM TẮT VĂN BẢN

Đào tạo bổ sung người có bằng cử nhân y khoa của nước ngoài

Ngày 26/12/2018, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 42/2018/TT-BYT quy định đào tạo bổ sung đối với người có văn bằng cử nhân y khoa do nước ngoài cấp.

Theo Thông tư này, người có nhu cầu đào tạo bổ sung phải thực hiện 02 bài kiểm tra về kiến thức cơ sở ngành, kiến thức ngành/chuyên ngành; mỗi bài phải đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng từ 05 điểm trở lên theo tháng điểm 10 mới được xét tuyển.

Việc xác định ngành đào tạo bổ sung được quy định như sau:

- Ngành Y khoa đối với người đã hoàn thành chương trình đào tạo cử nhân y khoa do nước ngoài cấp có kiến thức thuộc chuyên ngành Nội, Ngoại, Sản, Nhi và chuyên khoa hệ Nội, Ngoại chiếm trên 35% tổng khối lượng kiến thức

- Ngành Răng Hàm mặt đối với chương trình đào tạo cử nhân y khoa do nước ngoài cấp, có tổng khối lượng kiến thức về lĩnh vực Răng Hàm Mặt chiếm trên 35%...

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/03/2019.

Xem chi tiết Thông tư42/2018/TT-BYT tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ Y TẾ
-------

Số: 42/2018/TT-BYT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 2018

Căn cứ Luật Khám bệnh, chữa bệnh ngày 23 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 109/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 tháng 2016 của Chính phủ quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

Căn cứ Nghị định 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế;

Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư quy định về đào tạo bổ sung đối với người có văn bằng cử nhân y khoa do nước ngoài cấp.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về cơ sở, đối tượng, nội dung, thời gian đào tạo bổ sung và cấp Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình đào tạo bổ sung để được coi là tương đương với văn bằng bác sỹ và được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh với chức danh là bác sỹ theo ngành đào tạo đối với người có văn bằng cử nhân y khoa do nước ngoài cấp.
Điều 2. Cơ sở đào tạo bổ sung
Cơ sở đào tạo bổ sung là cơ sở giáo dục đang đào tạo trình độ đại học ngành tương ứng với ngành đào tạo bổ sung và đáp ứng các yêu cầu sau đây:
1. Đã được cấp Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Có đủ các điều kiện mở ngành đào tạo theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Có cơ sở thực hành đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Nghị định số 111/2017/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định về tổ chức đào tạo thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe.
4. Có ít nhất một khóa tốt nghiệp đúng ngành đào tạo bổ sung.
Điều 3. Đối tượng đào tạo bổ sung
Công dân Việt Nam có văn bằng cử nhân y khoa do nước ngoài cấp và được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận tương đương trình độ đại học có nhu cầu đào tạo bổ sung để thực hành tại bệnh viện và đăng ký cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
Điều 4. Xác định ngành đào tạo bổ sung
1. Người có văn bằng cử nhân y khoa do nước ngoài cấp được xác định ngành đào tạo bổ sung như sau:
a) Ngành Y khoa đối với người đã hoàn thành chương trình đào tạo cử nhân y khoa do nước ngoài cấp trong đó có tổng khối lượng kiến thức thuộc các môn học/học phần chuyên ngành về lĩnh vực Nội, Ngoại, Sản, Nhi và chuyên khoa hệ Nội, hệ Ngoại chiếm trên 35% tổng khối lượng kiến thức của chương trình đào tạo.
b) Ngành Răng Hàm Mặt đối với chương trình đào tạo cử nhân y khoa do nước ngoài cấp trong đó có tổng khối lượng kiến thức thuộc các môn học/học phần chuyên ngành về lĩnh vực Răng Hàm Mặt chiếm trên 35% tổng khối lượng kiến thức của chương trình đào tạo.
c) Ngành Y học cổ truyền đối với chương trình đào tạo cử nhân y khoa do nước ngoài cấp trong đó có tổng khối lượng kiến thức thuộc các môn học/học phần chuyên ngành về lĩnh vực Y học cổ truyền chiếm trên 35% tổng khối lượng kiến thức của chương trình đào tạo.
2. Trên cơ sở văn bằng cử nhân y khoa và bảng điểm của người có nhu cầu đào tạo bổ sung, Thủ trưởng cơ sở đào tạo quyết định ngành đào tạo bổ sung của người đó theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
Điều 5. Khối lượng kiến thức, thời gian và nội dung đào tạo bổ sung
1. Đối với ngành Y khoa:
Khối lượng kiến thức tối thiểu và nội dung đào tạo bổ sung là 48 tín chỉ tương ứng với 18 tháng học tập trung, trong đó:
a) Khối lượng kiến thức chuyên ngành thuộc lĩnh vực Nội, Ngoại, Sản, Nhi: 32 tín chỉ;
b) Khối lượng kiến thức chuyên khoa hệ nội: 05 tín chỉ;
c) Khối lượng kiến thức chuyên khoa hệ ngoại: 05 tín chỉ;
d) Khối lượng kiến thức y học dự phòng và y tế công cộng: 06 tín chỉ.
2. Đối với ngành Răng Hàm Mặt:
Khối lượng kiến thức tối thiểu và nội dung đào tạo bổ sung là 40 tín chỉ tương ứng với 12 tháng học tập trung, trong đó:
a) Khối lượng kiến thức Nha khoa cơ sở: 06 tín chỉ;
b) Khối lượng kiến thức Nha khoa phục hồi: 15 tín chỉ;
c) Khối lượng kiến thức Nha khoa dự phòng: 10 tín chỉ;
d) Khối lượng kiến thức Bệnh lý và phẫu thuật Miệng - Hàm mặt: 09 tín chỉ.
e) Khối lượng kiến thức tự chọn thuộc lĩnh vực chuyên ngành Răng Hàm Mặt: 10 tín chỉ
3. Đối với ngành Y học cổ truyền:
Khối lượng kiến thức tối thiểu và nội dung đào tạo bổ sung là 40 tín chỉ tương ứng với 12 tháng học tập trung, trong đó:
a) Khối lượng kiến thức về Điều dưỡng: 02 tín chỉ;
b) Khối lượng kiến thức về thực hành tiền lâm sàng: 03 tín chỉ;
c) Khối lượng kiến thức chuyên ngành thuộc lĩnh vực Nội, Ngoại, Sản, Nhi, Hồi sức cấp cứu, Phục hồi chức năng: 28 tín chỉ;
d) Khối lượng kiến thức chuyên ngành về Y học cổ truyền: 07 tín chỉ.
4. Trên cơ sở khối lượng kiến thức, thời gian tối thiểu và nội dung đào tạo bổ sung quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này và chương trình đào tạo cử nhân y khoa do nước ngoài cấp kèm theo bảng điểm của người có nhu cầu đào tạo bổ sung, Thủ trưởng cơ sở đào tạo chỉ đạo xây dựng, phê duyệt, ban hành chương trình đào tạo bổ sung theo từng ngành phù hợp với đối tượng đào tạo để có đủ năng lực tương đương bác sỹ của ngành đào tạo tương ứng. Chương trình đào tạo bổ sung phải bảo đảm số tín chỉ về đào tạo thực hành lâm sàng tối thiểu 70% của tổng khối lượng kiến thức chương trình đào tạo.
Điều 6. Kiểm tra đầu vào
1. Người có nhu cầu đào tạo bổ sung phải thực hiện 2 (hai) bài kiểm tra về kiến thức cơ sở ngành và kiến thức ngành/chuyên ngành; mỗi bài phải đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng từ 5 (năm) điểm trở lên theo thang điểm 10 mới được xét tuyển.
2. Hình thức: trắc nghiệm 90 phút hoặc tự luận 120 phút.
3. Thủ trưởng cơ sở đào tạo quyết định về hình thức, nội dung bài kiểm tra và thông báo công khai trước 45 ngày, kể từ khi nhận hồ sơ đăng ký đào tạo bổ sung.
Điều 7. Chỉ tiêu đào tạo bổ sung
Cơ sở đào tạo xác định chỉ tiêu đào tạo bổ sung hàng năm không vượt quá 20% chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo trình độ đại học của ngành tương ứng trong năm học đó. Chỉ tiêu đào tạo bổ sung không nằm trong tổng chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo trình độ đại học hằng năm đã được cơ sở đào tạo xác định theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Điều 8. Hình thức, tổ chức và quản lý đào tạo
1. Hình thức đào tạo: tập trung tại cơ sở đào tạo.
2. Cơ sở đào tạo tổ chức quản lý và triển khai đào tạo bổ sung của từng ngành theo chương trình được xây dựng theo quy định tại khoản 4 Điều 5 Thông tư này.
3. Tổ chức kiểm tra, đánh giá các môn học/học phần trong chương trình đào tạo thực hiện theo quy định của quy chế đào tạo đại học hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
4. Quản lý, lưu trữ hồ sơ và tài liệu liên quan của các khóa đào tạo tại đơn vị và thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.
5. Quản lý việc cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình đào tạo bổ sung theo quy định cấp phát văn bằng chứng chỉ hiện hành.
6. Quản lý người học theo quy chế công tác sinh viên của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Điều 9. Kiểm tra, đánh giá kết quả đầu ra
Cơ sở đào tạo tổ chức kiểm tra, đánh giá năng lực đầu ra đối với mỗi học viên để đảm bảo người học có năng lực tương đương bác sĩ cùng ngành tại cơ sở đào tạo.
Điều 10. Cấp Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình đào tạo bổ sung
1. Người học được cơ sở đào tạo cấp Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình đào tạo bổ sung khi đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Không đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Không đang trong thời gian bị cơ sở đào tạo kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên;
c) Tham gia đủ thời gian và tích lũy đủ các tín chỉ của chương trình đào tạo do cơ sở đào tạo ban hành;
d) Kết quả kiểm tra, đánh giá năng lực đầu ra đạt yêu cầu;
đ) Hoàn thành đầy đủ các nghĩa vụ với cơ sở đào tạo.
2. Mẫu Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình đào tạo bổ sung được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 11. Kinh phí đào tạo bổ sung
1. Các cơ sở đào tạo bổ sung xác định chi phí đào tạo bổ sung theo nguyên tắc tính đúng, tính đủ chi phí trên cơ sở lấy thu bù chi và công khai minh bạch.
2. Kinh phí đào tạo bổ sung do đối tượng đào tạo bổ sung tự chi trả.
Điều 12. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 03 năm 2019.
2. Các cơ sở đào tạo bổ sung được đào tạo bổ sung kể từ khi Thông tư này có hiệu lực và được cấp Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình đào tạo bổ sung quy định tại Điều 10 Thông tư này.
Điều 13. Điều khoản chuyển tiếp
1. Đối với những người đã được cấp chứng chỉ hành nghề với chức danh cử nhân y khoa thì được cấp đổi thành bác sỹ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 5 của Nghị định số 109/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ.
2. Đối với những người đã được cấp chứng chỉ hoặc chứng nhận đào tạo bổ sung theo quy định trước khi Thông tư này có hiệu lực nhưng chưa được cấp chứng chỉ hành nghề thì sau khi đủ điều kiện về thời gian thực hành tại bệnh viện được cấp chứng chỉ hành nghề với chức danh là bác sỹ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 5 của Nghị định số 109/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ.
3. Đối với những người đang được đào tạo bổ sung trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì được tiếp tục đào tạo để đạt được kết quả đầu ra theo chương trình đào tạo đã được cơ sở đào tạo phê duyệt và được cấp chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận đào tạo bổ sung theo quy định trước khi Thông tư này có hiệu lực.
Điều 14. Tổ chức thực hiện
1. Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền và các đơn vị thuộc Bộ có liên quan chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các các cơ sở đào tạo bổ sung triển khai thực hiện Thông tư này.
2. Cơ sở đào tạo báo cáo kết quả kiểm tra, đánh giá đầu vào và kết quả xét cấp giấy chứng nhận đào tạo bổ sung về Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo - Bộ Y tế trước ngày 15 tháng 12 hàng năm.
Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh, báo cáo về Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo - Bộ Y tế để xem xét, giải quyết./.

Nơi nhận:
- Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội (để b/c);
- Văn phòng chính phủ (Vụ KGVX, công báo, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ);
- Bộ trưởng (để b/c);
- Các đồng chí Thứ trưởng (để biết);
- Bộ Tư pháp (Cục KTVBQPPL);
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- UBND tỉnh, Tp trực thuộc TW;
- Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Các đơn vị thuộc Bộ Y tế;
- Các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế;
- Y tế các Bộ, ngành;
- Cổng Thông tin điện tử Bộ Y tế;
- Lưu: VT, K2ĐT(5), PC.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Trường Sơn

PHỤ LỤC

MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN HOÀN THÀNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO BỔ SUNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 42/2018/TT-BYT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

CƠ QUAN CHỦ QUẢN
(TÊN CƠ SỞ ĐÀO TẠO)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ........./GCN-(tên CSĐT)1

 

GIẤY CHỨNG NHẬN
HOÀN THÀNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO BỔ SUNG

(THỦ TRƯỞNG)
(TÊN CƠ SỞ ĐÀO TẠO)

Chứng nhận ông (bà): ......................................................

Sinh ngày: ............../ .............. / ..............

Nơi sinh: ............................

Đã hoàn thành chương trình đào tạo bổ sung ngành .......................................... dành cho đối tượng Cử nhân y khoa do nước ngoài cấp bằng.

Thời gian học: Từ ............../ ............../. .............. đến ............../. ............../ ..............

Tổng số tín chỉ: .............. tín chỉ

Điểm trung bình chung tích lũy của toàn khóa học: ..............

Xếp loại: ...........................

 

2............., ngày ........ tháng ........ năm ...........
(THỦ TRƯỞNG CƠ SỞ ĐÀO TẠO)
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)




………………………………………

______________________

1 Viết tắt bằng chữ in hoa.

2 Địa danh cấp tỉnh nơi cơ sở đào tạo có trụ sở.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF HEALTH
-------

No. 42/2018/TT-BYT

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
----------------

Hanoi, December 26, 2018

 CIRCULAR

Prescribing the additional training for persons with bachelor's degrees in medicine granted by foreign countries

 

Pursuant to the Law on Medical Examination and Treatment dated November 23, 2009;

Pursuant to Decree No. 109/2016/ND-CP dated July 1, 2016, of the Government, prescribing the grant of practice certificates to medical practitioners and of operation licenses for medical examination and treatment establishments;

Pursuant to Decree No. 75/2017/ND-CP dated June 20, 2017, of the Government, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Health;

At the proposal of the Director of the Administration of Science, Technology and Training, the Ministry of Health;

The Minister of Health promulgates the Circular prescribing the additional training for persons with bachelor's degrees in medicine granted by foreign countries.

 

Article 1. Scope of regulation

This Circular regulates the establishments, subjects, content, duration of additional training and issuance of certificate of completion of an additional training course to be regarded as possessing a medical doctor’s degree and granted a practice certificate bearing the doctor’s title according to the training field for those with a bachelor's degree in medicine issued by a foreign country.

Article 2. Additional training institutions

Additional training institution means the educational institution providing bachelor training in a discipline corresponding to the additional training discipline and meeting the following requirements:

1. Have been granted educational institution quality accreditation certificate according to regulations of the Ministry of Education and Training.

2. Have all the conditions to open a training discipline according to regulations of the Ministry of Education and Training.

3. Have a practice facility that meets the requirements as prescribed in Decree No. 111/2017/ND-CP dated October 5, 2017, of the Government, on the provisions of practical training in the field of healthcare service.

4. Have at least one completed course in the prescribed additional training discipline.

Article 3. Additional training subjects

Vietnamese citizens with a bachelor's degree in medicine granted by a foreign country and recognized by the Ministry of Education and Training to be equivalent to a university’s degree who need additional training to practice at the hospital and register for a medical examination and treatment practice certificate.

Article 4. Determination of additional training disciplines

1. Persons with a bachelor's degree in medicine granted by a foreign country are entitled to additional training disciplines as follows:

a) Medicine for persons who have completed training program for bachelor's degree in medicine granted by a foreign country, in which, the total volume of knowledge in specialized subjects/modules in the fields of internal medicine, surgery, obstetrics and pediatrics, and specialties in the systems of internal medicine and surgery accounts for over 35% of the total volume of knowledge of the training program.

b) Odonto-stomatology for training program for bachelor's degree in medicine granted by a foreign country, in which, the total volume of knowledge in specialized subjects/modules in the fields of odonto-stomatology accounts for over 35% of the total volume of knowledge of the training program.

c) Traditional medicine for training program for bachelor's degree in medicine granted by a foreign country, in which, the total volume of knowledge in specialized subjects/modules in the fields of traditional medicine accounts for over 35% of the total volume of knowledge of the training program.

2. On the basis of the bachelor’s degree in medicine and transcript of the person in need of additional training, the Head of the training institution shall decide on the additional training discipline of such person in accordance with Clause 1 of this Article.

Article 5. Volume of knowledge, duration and content of additional training

1. For the Medicine:

The minimum volume of knowledge and content of additional training is 48 credits corresponding to 18 months of intensive study, of which:

a) Volume of knowledge of specialization in the fields of internal medicine, surgery, obstetrics and pediatrics: 32 credits;

b) Volume of knowledge of specialties in the system of internal medicine: 05 credits;

c) Volume of knowledge of specialties in the system of surgery: 05 credits;

d) Volume of knowledge of preventive medicine and public health: 06 credits.

2. For the odonto-stomatology:

The minimum volume of knowledge and content of additional training is 40 credits corresponding to 12 months of intensive study, of which:

a) Volume of knowledge of basic dentistry: 06 credits;

b) Volume of knowledge of restorative dentistry: 15 credits;

c) Volume of knowledge of preventive dentistry: 10 credits;

d) Volume of knowledge of oral - maxillofacial pathology and surgery: 09 credits.

e) Volume of elective knowledge in the field of odonto-stomatology specialization: 10 credits

3. For the traditional medicine:

The minimum volume of knowledge and content of additional training is 40 credits corresponding to 12 months of intensive study, of which:

a) Volume of knowledge of nursing: 02 credits;

b) Volume of knowledge of pre-clinical practice: 03 credits;

c) Volume of knowledge of specialization in the fields of internal medicine, surgery, obstetrics, pediatrics, recuperation and first aid, and functional rehabilitation: 28 credits;

d) Volume of knowledge of specialization in traditional medicine: 07 credits.

4. Based on the minimum volume of knowledge, duration and content of additional training specified in Clauses 1, 2 and 3 of this Article and the training program for bachelor's degree in medicine granted by a foreign country, accompanied by transcripts of the person in need of additional training, the head of the training institution shall direct the development, approval and promulgation of the discipline-based additional training program in accordance with the training subjects to have enough capacity equivalent to doctors of the corresponding training discipline. The additional training program must ensure that the number of clinical practice training credits accounts for at least 70% of the total volume of training program knowledge.

Article 6. Admission examination

1. Persons in need of additional training must take 2 (two) examinations on basic discipline knowledge and discipline/specialization knowledge; each examination results must meet the quality assurance threshold of 5 (five) points or more on a 10-point scale for admission consideration.

2. Form: 90-minute multiple choice test or 120-minute essay.

3. The head of the training institution shall decide on the form and content of the examination and publicly announces it 45 days in advance from the date of receipt of the dossiers for registration of additional training.

Article 7. Additional training quotas

Training institutions determine annual additional training quotas that do not exceed 20% of the bachelor training enrollment quotas of the corresponding discipline in such academic year. Additional training quotas are not included in the total annual bachelor training enrollment quotas determined by the training institution according to the regulations of the Ministry of Education and Training.

Article 8. Form, organization and management of training

1. Form of training: Concentrated training at the training institutions.

2. The training institution organizes the management and implementation of additional training for each discipline according to the program developed under Clause 4, Article 5 of this Circular.

3. Organize examination and evaluation of subjects/modules in the training program in accordance with the regulations of formal bachelor training regulations according to the credit system of the Ministry of Education and Training.

4. Manage and store dossiers and related documents of training courses at the unit and implement reporting regime according to regulations.

5. Manage the grant of certificates of completion of additional training programs according to current regulations on grant of diplomas and certificates.

6. Manage learners according to regulations on student affairs of the Ministry of Education and Training.

Article 9. Examination and evaluation of output results

The training institution organizes examination and evaluation of the output capacity of each student to ensure that the learner has the capacity equivalent to those of doctor in the same discipline at the training institution.

Article 10. Grant of certificate of completion of the additional training program

1. The learner shall be granted the certificate of completion of the additional training program by the training institution when he/she meets the following requirements:

a) The learner is not liable to a criminal prosecution;

b) The learner is not subject to any discipline imposed by the training institution in the form of a warning or higher;

c) The learner has fulfilled all attendance rate and credit requirements of the training program adopted by the training institution;

d) The learner has passed all examinations and evaluation of output capacity with satisfactory results;

dd) The learner has fulfilled all obligations to the training institution.

2. The form of certificate of completion of the additional training program is specified in the Appendix issued with this Circular.

Article 11. Additional training charges

1. Additional training institutions determine additional training charges in the principle of correct and complete calculation of charges on the basis of expenditure-revenue clearing and transparency.

2. Additional training charges are born by the additional training subjects.

Article 12. Effect

1. This Circular takes effect from March 1, 2019.

2. Additional training institutions will receive additional training from the effective date of this Circular and be granted a certificate of completion of the additional training program specified in Article 10 of this Circular.

Article 13. Transitional provisions

1. For those who have been granted a practice certificate bearing the title of bachelor of medicine, they shall be granted practice certificate bearing the doctor’s title according to Point b, Clause 2, Article 5 of the Government’s Decree No. 109/2016/ND-CP dated July 1, 2016.

2. For those who have been granted additional training certificates according to regulations before this Circular takes effect but have not yet been granted a practice certificate after meeting the conditions for practicing period at the hospital, they shall be granted practice certificate bearing the doctor’s title according to Point b, Clause 2, Article 5 of Decree No. 109/2016/ND-CP dated July 1, 2016 of the Government.

3. For those who are receiving additional training before the effective date of this Circular, they will continue receiving training to achieve the output results according to the training program approved by the training institution and be granted additional training certificate according to regulations before this Circular takes effect.

Article 14. Implementation organization

1. The Administration of Science, Technology and Training shall assume the prime responsibilities for and coordinate with the Department of Medical Service Administration, the Traditional Medicine Administration and relevant units under the Ministry to direct, guide, urge and inspect the additional training institutions to implement this Circular.

2. The training institutions shall report the results of admission examination and evaluation and the results of granting additional training certificates to the Administration of Science, Technology and Training - the Ministry of Health before December 15 every year.

During the implementation of this Circular, if there are any difficulties or problems, the agencies, organizations and individuals are requested to reflect and report to the Administration of Science, Technology and Training - the Ministry of Health for consideration and settlement./.

 

 

FOR THE MINISTER
THE DEPUTY MINISTER



Nguyen Truong Son

 

 

APPENDIX

FORM OF CERTIFICATE OF COMPLETION OF THE ADDITIONAL TRAINING PROGRAM
(Issued together with Circular No. 42/2018/TT-BYT dated December 26, 2018, of the Minister of Health)

THE GOVERNING BODY
(NAME OF THE TRAINING INSTITUTION)
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
----------------

No.: ........./GCN-(name of the training institution)1

 

 

CERTIFICATE OF COMPLETION OF THE ADDITIONAL TRAINING PROGRAM

(THE HEAD)
(NAME OF THE TRAINING INSTITUTION)

 

Certifies that Mr. (Mrs.): ......................................................

Date of birth: ............../ .............. / ..............

Place of birth: ............................

Completed the additional training program in the discipline of...................................................... for person with bachelor's degree in medicine granted by a foreign country.

Duration of training: From ............../ ............../. .............. to ............../. ............../ ..............

Total credits: .............. credits

Overall Cumulative GPA: ..............

Rank: ...........................

 

 

2............., dated ................................., 20.....
(THE HEAD OF THE TRAINING INSTITUTION)
(Signature, full name, seal)



………………………………………

______________________

1 Abbreviated with capital letters.

2 Name of the province where the training institution is headquartered.

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Circular 42/2018/TT-BYT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Circular 42/2018/TT-BYT PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất