Thông tư 33/2015/TT-BYT chức năng, nhiệm vụ của Trạm Y tế xã, phường, thị trấn

thuộc tính Thông tư 33/2015/TT-BYT

Thông tư 33/2015/TT-BYT của Bộ Y tế về việc Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ của Trạm Y tế xã, phường, thị trấn
Cơ quan ban hành: Bộ Y tế
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:33/2015/TT-BYT
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Nguyễn Thị Kim Tiến
Ngày ban hành:27/10/2015
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Y tế-Sức khỏe

TÓM TẮT VĂN BẢN

Quy định về Trạm Y tế xã, phường

Ngày 27/10/2015, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 33/2015/TT-BYT hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ của Trạm Y tế xã, phường, thị trấn, có hiệu lực từ ngày 14/12/2015.
Theo Thông tư, Trạm Y tế xã, phường, thị trấn có trụ sở riêng, có con dấu để giao dịch và phục vụ công tác chuyên môn nghiệp vụ, bao gồm: Thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật về tiêm chủng vắc xin phòng bệnh; giám sát, thực hiện các biện pháp kỹ thuật phòng, chống bệnh truyền nhiễm, HIV/AIDS, bệnh không lây nhiễm, bệnh chưa rõ nguyên nhân; phát hiện và báo cáo kịp thời các bệnh, dịch; thực hiện sơ cứu, cấp cứu ban đầu; tổ chức khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng theo phân tuyến kỹ thuật và phạm vi hoạt động chuyên môn theo quy định; triển khai các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật về quản lý thai; hỗ trợ đẻ và đỡ đẻ thường; quản lý các nguồn thuốc, vắc xin được giao và hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả…
Trạm Y tế xã có Trưởng trạm và 01 Phó Trưởng trạm; việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Trưởng trạm, Phó Trưởng trạm và luân chuyển, điều động viên chức làm việc tại Trạm Y tế do Giám đốc Trung tâm Y tế huyện quyết định theo thẩm quyền và phân cấp quản lý ở địa phương.

Xem chi tiết Thông tư33/2015/TT-BYT tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ Y TẾ
--------
Số: 33/2015/TT-BYT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------------------
Hà Nội, ngày 27 tháng 10 năm 2015
 
 
THÔNG TƯ
Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ của Trạm Y tế xã, phường, thị trấn
--------------------------
 
Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Căn cứ Nghị định số 117/2014/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ quy định về Y tế xã, phường, thị trấn;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ;
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ của Trạm y tế xã, phường, thị trấn.
Điều 1. Chức năng
1. Trạm Y tế xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Trạm Y tế xã) có chức năng cung cấp, thực hiện các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân trên địa bàn xã.
2. Trạm Y tế xã có trụ sở riêng, có con dấu để giao dịch và phục vụ công tác chuyên môn nghiệp vụ.
Điều 2. Nhiệm vụ
1. Thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật:
a) Về y tế dự phòng:
- Thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật về tiêm chủng vắc xin phòng bệnh;
- Giám sát, thực hiện các biện pháp kỹ thuật phòng, chống bệnh truyền nhiễm, HIV/AIDS, bệnh không lây nhiễm, bệnh chưa rõ nguyên nhân; phát hiện và báo cáo kịp thời các bệnh, dịch;
- Hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật về vệ sinh môi trường, các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe tại cộng đồng; phòng chống tai nạn thương tích, xây dựng cộng đồng an toàn; y tế học đường; dinh dưỡng cộng đồng theo quy định của pháp luật;
- Tham gia kiểm tra, giám sát và triển khai các hoạt động về an toàn thực phẩm trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật.
b) Về khám bệnh, chữa bệnh; kết hợp, ứng dụng y học cổ truyền trong phòng bệnh và chữa bệnh:
- Thực hiện sơ cứu, cấp cứu ban đầu;
- Tổ chức khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng theo phân tuyến kỹ thuật và phạm vi hoạt động chuyên môn theo quy định của pháp luật;
- Kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại trong khám bệnh, chữa bệnh bằng các phương pháp dùng thuốc và các phương pháp không dùng thuốc; ứng dụng, kế thừa kinh nghiệm, bài thuốc, phương pháp điều trị hiệu quả, bảo tồn cây thuốc quý tại địa phương trong chăm sóc sức khỏe nhân dân;
- Tham gia khám sơ tuyển nghĩa vụ quân sự.
c) Về chăm sóc sức khỏe sinh sản:
- Triển khai các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật về quản lý thai; hỗ trợ đẻ và đỡ đẻ thường;
- Thực hiện các kỹ thuật chuyên môn về chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em theo phân tuyến kỹ thuật và phạm vi hoạt động chuyên môn theo quy định của pháp luật.
d) Về cung ứng thuốc thiết yếu:
- Quản lý các nguồn thuốc, vắc xin được giao theo quy định;
- Hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả;
- Phát triển vườn thuốc nam mẫu phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương.
đ) Về quản lý sức khỏe cộng đồng:
- Triển khai việc quản lý sức khỏe hộ gia đình, người cao tuổi, các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm, bệnh chưa rõ nguyên nhân, bệnh không lây nhiễm, bệnh mạn tính;
- Phối hợp thực hiện quản lý sức khỏe học đường.
e) Về truyền thông, giáo dục sức khoẻ:
- Thực hiện cung cấp các thông tin liên quan đến bệnh, dịch; tiêm chủng; các vấn đề có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng và tuyên truyền biện pháp phòng, chống;
- Tổ chức tuyên truyền, tư vấn, vận động quần chúng cùng tham gia thực hiện công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân; công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình.
2. Hướng dẫn về chuyên môn và hoạt động đối với đội ngũ nhân viên y tế thôn, bản:
a) Đề xuất với Trung tâm Y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Trung tâm Y tế huyện) về công tác tuyển chọn và quản lý đối với đội ngũ nhân viên y tế thôn, bản;
b) Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ chuyên môn kỹ thuật đối với nhân viên y tế thôn, bản làm công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu và cô đỡ thôn, bản theo quy định của pháp luật;
c) Tổ chức giao ban định kỳ và tham gia các khóa đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn đối với đội ngũ nhân viên y tế thôn, bản theo phân cấp.
3. Phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai thực hiện công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình; thực hiện cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình theo phân tuyến kỹ thuật và theo quy định của pháp luật;
4. Tham gia kiểm tra các hoạt động hành nghề y, dược tư nhân và các dịch vụ có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe nhân dân:
a) Tham gia, phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền trong công tác kiểm tra, giám sát hoạt động hành nghề y, dược tư nhân, các dịch vụ có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe nhân dân trên địa bàn xã;
b) Phát hiện, báo cáo với cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động y tế vi phạm pháp luật, các cơ sở, cá nhân cung cấp hàng hóa, dịch vụ không bảo đảm an toàn thực phẩm, môi trường y tế trên địa bàn xã.
5. Thường trực Ban Chăm sóc sức khỏe cấp xã về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trên địa bàn:
a) Xây dựng kế hoạch hoạt động chăm sóc sức khoẻ, xác định vấn đề sức khoẻ, lựa chọn vấn đề sức khoẻ ưu tiên trên địa bàn, trình Chủ tịch Ủy ban nhân cấp xã phê duyệt và làm đầu mối tổ chức triển khai thực hiện sau khi kế hoạch được phê duyệt;
b) Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật về Chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân trên địa bàn, trình Giám đốc Trung tâm Y tế huyện phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện sau khi kế hoạch được phê duyệt.
6. Thực hiện kết hợp quân – dân y theo tình hình thực tế ở địa phương.
7. Chịu trách nhiệm quản lý nhân lực, tài chính, tài sản của đơn vị theo phân công, phân cấp và theo quy định của pháp luật.
8. Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo quy định của pháp luật.
9. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Trung tâm Y tế huyện và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao.
Căn cứ vào điều kiện, năng lực của từng Trạm Y tế, Trung tâm Y tế huyện trình Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định trạm y tế trên địa bàn được thực hiện những nhiệm vụ cụ thể về khám bệnh, chữa bệnh tại Điểm b, chăm sóc sức khỏe sinh sản tại Điểm c Khoản 1 và thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Khoản 6 Điều này để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân theo quy định của pháp luật và của Bộ Y tế.
Điều 3. Tổ chức và nhân lực
1. Tổ chức:
a) Trạm Y tế xã có Trưởng trạm và 01 Phó Trưởng trạm;
b) Viên chức làm việc tại Trạm Y tế xã chịu trách nhiệm phụ trách lĩnh vực công tác theo sự phân công của Trưởng trạm bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ của Trạm y tế theo quy định tại Điều 2, Thông tư này;
c) Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Trưởng trạm, Phó Trưởng trạm và luân chuyển, điều động viên chức làm việc tại Trạm Y tế do Giám đốc Trung tâm Y tế huyện quyết định theo thẩm quyền và phân cấp quản lý ở địa phương.
2. Nhân lực: Cơ cấu chức danh nghề nghiệp và số lượng của từng chức danh nghề nghiệp làm việc tại Trạm y tế xã xác định trên cơ sở nhu cầu thực tế, khối lượng công việc và đặc điểm, điều kiện kinh tế xã hội của đơn vị hành chính cấp xã nơi có Trạm Y tế.
Điều 4. Mối quan hệ  
1. Trạm Y tế xã là đơn vị y tế thuộc Trung tâm Y tế huyện, chịu sự quản lý toàn diện, điều hành trực tiếp của Giám đốc Trung tâm Y tế huyện.
2. Trạm y tế xã chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã trong việc thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
3. Trạm y tế xã có mối quan hệ phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội ở cấp xã và Trưởng thôn, bản trong việc tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn.
Điều 5. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 12 năm 2015.
2. Bãi bỏ các quy định về chức năng, nhiệm vụ của Trạm y tế xã, phường, thị trấn quy định tại Thông tư số 08/TT- LB ngày 20/4/1995 của liên Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Bộ Lao động- Thương binh và xã hội, Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ hướng dẫn một số vấn đề về tổ chức và chế độ chính sách đối với y tế cơ sở kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.
Điều 6. Trách nhiệm thi hành
1. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở Y tế tổ chức triển khai thực hiện Thông tư này tại địa phương.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh, khó khăn, vướng mắc, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phản ánh kịp thời về Bộ Y tế (qua Vụ Tổ chức cán bộ) để xem xét, giải quyết theo thẩm quyền./.
 

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (Công báo, Cổng TTĐTCP);
- Các Bộ, Cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ;
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản QPPL);
- Các Thứ trưởng Bộ Y tế;
- HĐND, UBND, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;                      
- Các Vụ, Cục, Tổng cục, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ - Bộ Y tế;
- Cổng Thông tin điện tử Bộ Y tế;
- Lưu: VT, PC, Vụ TCCB.
BỘ TRƯỞNG
 
 
đã ký
                      
 
 
Nguyễn Thị Kim Tiến
 
 
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF HEALTH

___________

No. 33/2015/TT-BYT

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Independence - Freedom - Happiness

__________________

Hanoi, October 27, 2015

 

CIRCULAR

Defining the functions and tasks of health stations of communes, wards and townships

__________________

 

Pursuant to the Government's Decree No. 63/2012/ND-CP dated August 31, 2012, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Health;

Pursuant to the Government’s Decree No. 117/2014/ND-CP dated December 08, 2014, on commune-level healthcare;

At the proposal of the Director of the Personnel and Organization Department;

The Minister of Health hereby promulgates the Circular defining the functions and tasks of health stations of communes, wards and townships.

 

Article 1. Functions

1. Health stations of communes, wards and townships (hereinafter collectively referred to as commune-level health stations) shall provide initial healthcare services for citizens in their respective communes.

2. Commune-level health station has its own seal and head office in service of its specialized and professional operations.

            Article 2. Tasks

            1. Carrying out technical and professional activities:

            a) Regarding preventive health:

            - Carrying out technical and professional activities in terms of vaccination;

            - Monitoring and taking technical measures for the prevention and control of communicable diseases, HIV/AIDS, non-communicable diseases, idiopathic diseases; timely detecting and reporting epidemics;

             - Providing professional and technical guidelines on environmental hygiene, factors likely affecting the community health; preventing accidents, building a safe community, school health and community nutrition in accordance with law provisions;

- Participating in the inspection, supervision and implementation of activities related to food safety in communes in accordance with law provisions.

b) Regarding medical examination and treatment; combination of traditional medicine in disease prevention and treatment:

- Providing first aid;

- Organizing medical examination and treatment, rehabilitation according to the technical division and scope of professional activities in accordance with law provisions;

- Combining traditional medicine and modern medicine in medical examination and treatment by drug and non-drug methods; applying, inheriting experience, effective remedies and treatment methods, conserving precious medicinal plants in the localities;

- Participating in prequalification examination for military service.

c) Regarding reproductive health:

- Deploying professional and technical activities related to pregnancy management; assisted delivery and normal delivery;

- Performing professional techniques in maternal and child healthcare according to the technical division and scope of professional activities in accordance with law provisions.

d) Regarding essential drug supply:

- Managing assigned sources of drugs and vaccines according to regulations;

- Providing guidelines for safe, rational and effective use of drugs;

- Developing a model herbal garden suitable to the actual conditions in localities.

dd) Regarding community health management:

- Implementing the management of the health of households, the elderly, persons suffering from communicable diseases, idiopathic diseases, non-communicable diseases, and chronic diseases;

- Coordinating in managing school health.

             e) Regarding health communication and education:

             - Providing information related to diseases and epidemics; vaccination; issues likely affecting the community health and propagandizing prevention and control measures;

              - Organizing the propaganda, consultancy and mobilization of the citizens’ participation in providing healthcare, taking care of and improving the citizens’ health, population and family planning.

              2. Providing professional guidelines for village health workers:

              a) Proposing the health centers of districts, towns, provincial cities and cities under centrally-run cities (hereinafter collectively referred to as district-level health centers) the recruitment and management of village health workers;

              b) Providing guidance on performing technical and professional tasks for village health workers in providing initial healthcare service and village midwives in accordance with law provisions;

             c) Organizing the periodic briefings and participating in professional training and retraining courses for village health workers as decentralized.

3. Coordinating with relevant agencies in performing the population - family planning tasks; providing the family planning services according to technical division and law provisions.

4. Participating in the inspection of private medical and pharmaceutical practice activities and services that pose a risk to people’s health:

a) Participating and coordinating with competent agencies in inspection and supervision of private medical and pharmaceutical practice activities and services that pose a risk to people’s health in communes;

b) Detecting and reporting state management agencies of medical activities that violate law regulations, establishments and individuals failing to provide goods and services that meet requirements on food safety and medical environment in communes.

             5. The Commune-level Standing Health Care Committee for protection, care and improvement of people's health in the locality:

             a) Developing the plan on health care activities, identifying health problems, selecting priority health problems in the locality, submitting them to the Chairperson of the commune-level People's Committee for approval and acting as the focal point for implementation of the approved plan;

             b) Developing the plan on implementing technical and professional activities related to provide initial healthcare service for local citizens, submitting it to the Director of district-level Health Centers for approval and implementation of the approved plan.

6. Combining military-civil medicine forces according to the actual situation in the localities.

7. Taking responsibility for managing human resources, financial sources and assets of units in accordance with assignment, decentralization and law provisions.

8. Complying with statistical and reporting regimes as prescribed by law.

9. Performing other tasks as assigned by the Director of district-level Health Centers and Chairpersons of commune-level people’s Committees.

Based on conditions and capacity of each district-level Health Center or health station, proposing the Directors of Departments of Health of provinces and centrally-run cities to permit local health stations to perform specific tasks related to medical examination and treatment as specified at Point b, provide reproductive health service as specified at Point c Clause 1 and perform other tasks mentioned in Clause 6 of this Article to meet the citizens’ need for healthcare in accordance with regulations prescribed by the law and the Ministry of Health.

Article 3. Organization and personnel

            1. Organization:

            a) A commune-level health station consists of a Head and Deputy Head;

            b) Public employees working for the commune-level health station shall take responsibility for their fields as assigned by the Head of health station, ensuring to fulfill all tasks of the health station in accordance with Article 2 of this Circular;

c) The appointment and relief of duty of the Head and Deputy Head of a health station, and the rotation and transfer of public employees working at the health station shall be decided by the Director of the district-level Health Center according to the competence and management decentralization in the locality.

2. Personnel: The structure of occupational titles and the number of each occupational title working at the commune-level health station shall be determined on the basis of actual needs, workload and characteristics and socio-economic conditions of the commune-level administrative division where the health station is located.

Article 4. Relationship   

1. Commune-level health station is a medical unit under the district-level Health Center, subject to the comprehensive management and direct management of the Director of the District Health Center.

2. Commune-level health station is subject to the leadership and direction of the Chairperson of commune-level People's Committee in performing tasks in accordance with law provisions.

3. Commune-level health station has a coordination relationship with commune-level socio-political organizations and the village head in organizing and implementing healthcare activities for people in the locality.

Article 5. Effect

1. This Circular takes effect on December 14, 2015.

2. Regulations on functions and tasks of the commune-level health stations in the Circular No. 08/TT- LB dated April 20, 1995 of the Ministry of Health, the Ministry of Finance, the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs, the Department of Organization and Personnel of the Government, guiding the organization and policy for grassroots-level healthcare, ceases to be effective from the effective date of this Circular.

            Article 6. Implementation responsibility

1. People's Committees of provinces and centrally-run cities shall direct the Departments of Health to implement this Circular in their respective localities.

2. Any problems, difficulties or issues arising in the course of implementation should be promptly reported to the Ministry of Health (via the Personnel and Organization Department) for consideration and settlement./.

 

 

THE MINISTER

       

Nguyen Thi Kim Tien

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Circular 33/2015/TT-BYT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Circular 33/2015/TT-BYT PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất