Thông tư 33/2012/TT-BNNPTNT an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thịt

thuộc tính Thông tư 33/2012/TT-BNNPTNT

Thông tư 33/2012/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quy định điều kiện vệ sinh, đảm bảo an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thịt và phụ phẩm ăn được của động vật ở dạng tươi sống dùng làm thực phẩm
Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:33/2012/TT-BNNPTNT
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Diệp Kỉnh Tần
Ngày ban hành:20/07/2012
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Y tế-Sức khỏe, Nông nghiệp-Lâm nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Thịt và phụ phẩm chỉ được bày bán trong vòng 8 giờ sau khi giết mổ
Đây là một trong những nội dung quy định tại Thông tư số 33/2012/TT-BNNPTNT ngày 20/07/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về điều kiện vệ sinh, đảm bảo an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thịt và phụ phẩm ăn được của động vật ở dạng tươi sống dùng làm thực phẩm.
Cụ thể, từ ngày 03/09/2012, thịt và phụ phẩm bảo quản ở nhiệt độ thường chỉ được bày bán trong vòng 08 giờ kể từ khi giết mổ; trường hợp được bảo quản ở nhiệt độ 0 - 5oC thì chỉ được bày bán trong vòng 72 giờ kể từ khi giết mổ. Riêng đối với phụ phẩm là dạ dày, ruột non và ruột già bảo quản ở nhiệt độ 0 - 5oC chỉ được bày bán trong vòng 24 giờ kể từ khi giết mổ.
Bên cạnh đó, Thông tư cũng quy định một số yêu cầu về bày bán, bao bì đối với thịt, phụ phẩm, như: Phải có dấu kiểm soát giết mổ hoặc tem kiểm tra vệ sinh thú y và có giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan thú y theo quy định; bao bì tiếp xúc trực tiếp với thịt và phụ phẩm phải được sản xuất từ vật liệu an toàn, không thôi nhiễm các chất độc hại, mùi vị lạ, bảo đảm chất lượng của thịt và phụ phẩm trong thời hạn sử dụng, phải đạt tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật; không được dùng hóa chất để bảo quản…
Đồng thời, Thông tư cũng yêu cầu đối với chủ và người làm việc tại cơ sở kinh doanh thịt, phụ phẩm ăn được của động vật ở dạng tươi sống dùng làm thực phẩm phải có giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm và giấy xác nhận đủ sức khỏe do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp (ít nhất 01 lần trong 01 năm).
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 03/09/2012.  

Xem chi tiết Thông tư33/2012/TT-BNNPTNT tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

---------------------

Số: 33/2012/TT-BNNPTNT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-------------------------

Hà Nội, ngày  20 tháng 7 năm 2012

THÔNG TƯ

Quy định điều kiện vệ sinh, đảm bảo an toàn thực phẩm

 đối với cơ sở kinh doanh thịt và phụ phẩm ăn được của động vật

ở dạng tươi sống dùng làm thực phẩm

Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10/9/2009 của Chính phủ sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP;

Căn cứ Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 được Quốc hội khoá XII kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Pháp lệnh Thú y số 18/2004/PL-UBTVQH được Ủy Ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 4 năm 2004; 

Căn cứ Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;

Căn cứ Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y; Nghị định số 119/2008/NĐ-CP ngày 28/11/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 33/2005/NĐ-CP;

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Thú y;

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư Quy định điều kiện vệ sinh, bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thịt và phụ phẩm ăn được của động vật ở dạng tươi sống.

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG 
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định điều kiện vệ sinh, đảm bảo an toàn thực phẩm phẩm đối với cơ sở kinh doanh thịt và phụ phẩm ăn được của động vật ở dạng  tươi sống dùng làm thực phẩm.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với các cơ sở kinh doanh thịt và phụ phẩm ăn được của động vật ở dạng  tươi sống có đăng ký kinh doanh và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Động vật: là các loài động vật trên cạn bao gồm các loài thú, cầm được sử dụng làm thực phẩm.
2. Thịt động vật ở dạng tươi sống: Là thịt của động vật khoẻ mạnh sau khi giết mổ ở dạng nguyên con hoặc đã pha lọc được bảo quản ở nhiệt độ thường hoặc nhiệt độ từ 0oC đến 5oC trong khoảng thời gian nhất định và vẫn giữ nguyên đặc tính tự nhiên vốn có của nó (sau đây gọi là thịt).
3. Phụ phẩm ăn được ở dạng tươi sống: Là toàn bộ đầu, đuôi, chân, da, mỡ và phủ tạng ăn được của động vật được bảo quản ở nhiệt độ thường hoặc nhiệt độ từ 0oC đến 5oC trong khoảng thời gian nhất định và vẫn giữ nguyên đặc tính tự nhiên vốn có của nó (sau đây gọi là phụ phẩm).
4. Cơ sở kinh doanh thịt và phụ phẩm: Là những khu vực kinh doanh thịt và phụ phẩm ăn được của động vật ở dạng tươi sống tại chợ truyền thống, siêu thị hoặc các cửa hàng kinh doanh, cửa hàng giới thiệu sản phẩm.
5. Chợ truyền thống: Bao gồm chợ bán lẻ và bán buôn, là nơi mọi người đến mua, bán hàng hoá và được chính quyền địa phương quy hoạch.
6. Siêu thị: Là hệ thống/cơ sở phân phối hàng hoá tổng hợp, kinh doanh theo phương thức tự chọn và tự phục vụ. Tại đây có đầy đủ các mặt hàng cần thiết cho cuộc sống gia đình được bao gói bảo quản phù hợp với từng loại mặt hàng; nhãn hàng hoá có đầy đủ thông tin của sản phẩm và được gắn mã vạch, mã số quản lý nguồn gốc, chất lượng hàng hoá và để tính tiền bằng máy tự động in hóa đơn.
7. Điều kiện vệ sinh nơi kinh doanh thịt và phụ phẩm: Là những điều kiện vệ sinh nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm của thịt và phụ phẩm trong quá trình kinh doanh.
8. Trang thiết bị, dụng cụ dùng trong kinh doanh thịt và phụ phẩm: Là toàn bộ các vật dụng để bày bán, pha lọc và chứa đựng, bảo quản thịt và phụ phẩm.
9. Làm sạch: Là việc sử dụng các biện pháp cơ học nhằm loại bỏ các chất bẩn bám dính vào bề mặt của trang thiết bị, dụng cụ dùng trong kinh doanh thịt và phụ phẩm.
10. Khử trùng tiêu độc: Là việc sử dụng các tác nhân vật lý, hóa học nhằm tiêu diệt các vi sinh vật có hại.
11. Người làm việc: Bao gồm người pha lọc, bán hàng, bốc dỡ thịt và phụ phẩm.
Điều 4. Yêu cầu đối với bao bì và ghi nhãn
1. Bao bì tiếp xúc trực tiếp với thịt và phụ phẩm phải được sản xuất từ vật liệu an toàn, không thôi nhiễm các chất độc hại, mùi vị lạ, bảo đảm chất lượng của thịt và phụ phẩm trong thời hạn sử dụng.
2. Bao bì phải đạt tiêu chuẩn theo Thông tư số 34 /2011/TT-BYT ngày 30/08/2011 của Bộ Y tế ban hành các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ trực tiếp tiếp xúc với thực phẩm.
 3. Thịt và phụ phẩm được bao gói phải có nhãn mác theo quy định tại Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ về nhãn hàng hoá.
Điều 5. Yêu cầu đối với điều kiện và thời hạn bảo quản thịt và phụ phẩm
1. Không được dùng hoá chất để bảo quản thịt và phụ phẩm tươi sống.
2. Thịt và phụ phẩm bảo quản ở nhiệt độ thường chỉ được bày bán trong vòng tám giờ kể từ khi giết mổ.
3. Thịt và phụ phẩm kể từ khi giết mổ được bảo quản ở nhiệt độ 0 – 5oC chỉ được bày bán trong vòng 72 giờ kể từ khi giết mổ. Đối với phụ phẩm là dạ dày, ruột non và ruột già bảo quản ở nhiệt độ 0 – 5oC chỉ được bày bán trong vòng 24 giờ kể từ khi giết mổ.
Điều 6. Yêu cầu đối với thịt và phụ phẩm
Thịt và phụ phẩm được bày bán phải có dấu kiểm soát giết mổ hoặc tem kiểm tra vệ sinh thú y và có giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan thú y theo quy định.
Chương II
QUY ĐỊNH ĐIỀU KIỆN VỆ SINH, ĐẢM BẢO AN TOÀN THỰC PHẨM   
ĐỐI VỚI CƠ SỞ KINH DOANH THỊT VÀ PHỤ PHẨM TẠI CHỢ TRUYỀN THỐNG,
CỬA HÀNG KINH DOANH VÀ CỬA HÀNG GIỚI THIỆU SẢN PHẨM
Điều 7. Yêu cầu đối với cơ sở hạ tầng
1. Có địa điểm cố định.
2. Địa điểm phải cách biệt với các nguồn gây ô nhiễm, khu bán thực phẩm chín hoặc khu bán thực phẩm ăn liền.
3. Có đủ nước và xà phòng để rửa tay.
4. Nước dùng trong kinh doanh thịt và phụ phẩm phải đạt tiêu chuẩn nước ăn uống theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước ăn uống QCVN 01:2009/BYT ngày 17/06/2009 của Bộ Y tế.
Điều 8. Yêu cầu đối với trang thiết bị, làm sạch và khử trùng tiêu độc
1. Trang thiết bị dùng bày bán, pha lọc và chứa đựng
a) Mặt bàn và móc treo bày bán thịt và phụ phẩm được làm bằng vật liệu bền,  không thấm nước, không gỉ và dễ làm vệ sinh và khử trùng tiêu độc;
b) Mặt bàn và móc treo bày bán thịt và phụ phẩm cao ít nhất 80 cm so với mặt đất;
c) Vật dụng dùng pha lọc và chứa đựng thịt và phụ phẩm được làm bằng vật liệu bền, không gỉ và dễ làm vệ sinh và khử trùng tiêu độc.
2. Thiết bị lạnh (nếu có)
a) Có thiết bị duy trì nhiệt độ từ 0 – 5oC để bảo quản thịt và phụ phẩm tại quầy bán hàng.
b) Có nhiệt kế và bộ phận điều chỉnh nhiệt độ gắn trực tiếp hoặc điều khiển từ xa cho thiết bị lạnh.
c) Có sổ sách ghi chép nhiệt độ bảo quản mỗi ngày hai lần.
3. Làm sạch và khử trùng tiêu độc
a) Các trang thiết bị, dụng cụ để bày bán, pha lọc, chứa đựng thịt và phụ phẩm phải riêng biệt, không được dùng chung cho đối tượng hoặc công việc khác;
b) Làm sạch và khử trùng tiêu độc trang thiết bị, dụng cụ bày bán, pha lọc và chứa đựng thịt và phụ phẩm trước và sau khi bán hàng;
c) Sử dụng hóa chất hoặc thuốc khử trùng tiêu độc theo hướng dẫn của nhà sản xuất, đúng nồng độ, liều lượng và thời gian tiếp xúc.
Điều 9. Yêu cầu đối với phương tiện vận chuyển
Phương tiện vận chuyển thịt và phụ phẩm phải đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y theo quy định.
Điều  10. Yêu cầu về vệ sinh cá nhân
1. Chủ cơ sở và người làm việc phải có giấy xác nhận đủ sức khỏe do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp (ít nhất một lần trong một năm).
2. Chủ cơ sở và người làm việc phải có giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm.
3. Những người mắc bệnh truyền nhiễm, bệnh ngoài da theo danh mục quy định tại Quyết định số 21/2007/QĐ-BYT ngày 12/03/2007 của Bộ Y tế không được pha lọc, bán hàng và bốc dỡ thịt và phụ phẩm.
4. Đảm bảo vệ sinh cá nhân khi làm việc:
a) Những người có vết thương hở phải băng bó bằng vật liệu chống thấm;
b) Không được ăn uống, hút thuốc, khạc nhổ trong khi pha lọc, bán hàng và bốc dỡ thịt và phụ phẩm;
c) Rửa tay bằng xà phòng trước khi pha lọc, sau khi đi vệ sinh hoặc tiếp xúc với những vật liệu bị ô nhiễm;
d) Người bán hàng không được ngồi trên bàn/quầy bán thịt.
Điều 11. Yêu cầu về quản lý chất thải
1. Có dụng cụ chứa đựng và thu gom chất thải rắn vào nơi quy định.
2. Có đường thoát chất thải lỏng từ quầy bán thịt và phụ phẩm đến đường cống.
Chương III
QUY ĐỊNH ĐIỀU KIỆN VỆ SINH, ĐẢM BẢO AN TOÀN
THỰC PHẨM  ĐỐI VỚI CƠ SỞ KINH DOANH THỊT
VÀ PHỤ PHẨM TRONG SIÊU THỊ
Điều  12. Yêu cầu đối với cơ sở hạ tầng
1. Có nguồn cung cấp nước và điện ổn định.
2. Có vòi nước, chậu rửa tay và xà phòng.
3. Theo quy định tại khoản  2 và 4 Điều 7 của Thông tư này.
4. Phải đảm bảo có đủ ánh sáng tự nhiên hoặc ánh sáng điện trắng là 200 Lux. Bóng đèn phải có lưới hoặc chụp bảo vệ.
Điều  13. Yêu cầu đối với trang thiết bị, làm sạch và khử trùng
1. Theo quy định tại khoản 1 Điều 8 của Thông tư này.
2. Có thiết bị lạnh theo quy định tại khoản 2 Điều 8 của Thông tư này.
3. Có quy trình làm sạch và khử trùng tiêu độc trang thiết bị, dụng cụ và khu vực bán hàng.
Điều  14. Yêu cầu đối với kho bảo quản
1. Có địa điểm cố định, thuận tiện cho việc xuất, nhập thịt và phụ phẩm.
2. Có giá kê phù hợp, được làm bằng vật liệu bền, không thấm nước và dễ làm vệ sinh và khử trùng tiêu độc.
3. Thịt và phụ phẩm phải được xếp để có không khí lưu thông tốt và phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu với mặt sàn 15 cm, cách tường và trần 50 cm, khoảng cách lối đi đảm bảo thuận tiện cho người và phương tiện khi xếp dỡ hàng.
4. Có khu vực xếp riêng thịt từng loại động vật hoặc phủ tạng khi thịt và phủ tạng chưa được bao gói.
5. Có thiết bị duy trì nhiệt độ từ 0 - 5oC để bảo quản thịt và phụ phẩm.
6. Có nhiệt kế và bộ phận điều chỉnh nhiệt độ gắn trực tiếp hoặc điều khiển từ xa cho mỗi thiết bị lạnh.
7. Có sổ sách theo dõi nhiệt độ bảo quản mỗi ngày hai lần và số lượng hàng xuất nhập và nguồn gốc của từng sản phẩm.
8. Bề mặt trong kho và các trang thiết bị chứa đựng thịt và phụ phẩm phải được vệ sinh sạch sẽ.
9. Cơ sở phải có quy trình làm sạch và khử trùng tiêu độc đối với kho bảo quản.
Điều 15. Yêu cầu đối với phương tiện vận chuyển
Phương tiện vận chuyển thịt và phụ phẩm phải đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y theo quy định.
Điều  16. Yêu cầu đối với người làm việc
1. Theo quy định tại Điều 10 của Thông tư này.
2. Người làm việc phải mang bảo hộ lao động.
Điều 17. Yêu cầu về quản lý chất thải
1. Có thiết bị thu gom và xử lý chất thải rắn.
2. Trong trường hợp không có thiết bị xử lý chất thải rắn, cơ sở phải ký hợp đồng với tổ chức được cấp phép hành nghề thu gom chất thải.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều  18. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
Chỉ đạo, hướng dẫn việc tổ chức triển khai thực hiện Thông tư này trong phạm vi được phân công trên địa bàn tỉnh.
Điều  19. Trách nhiệm của Cục Thú y
1. Triển khai hướng dẫn việc thực hiện thông tư này cho các đơn vị thuộc Cục Thú y và các chi cục Thú y.
2. Tổ chức thanh tra đánh giá việc thực hiện Thông tư này tại các địa phương.
Điều  20. Trách nhiệm của Chi cục Thú y
1. Phổ biến, hướng dẫn các cơ sở kinh doanh thịt và phụ phẩm trong địa bàn phụ trách áp dụng thông tư quy định điều kiện vệ sinh, đảm bảo an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thịt và phụ phẩm.
2. Tổ chức kiểm tra đánh giá việc thực hiện Thông tư này tại địa bàn phụ trách.
3. Việc tiến hành kiểm tra và xử lý vi phạm phải tuân thủ theo quy định của pháp luật hiện hành.
Điều  21. Trách nhiệm của cơ sở kinh doanh thịt và phụ phẩm
1. Chịu sự thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
2. Chấp hành việc cung cấp tài liệu, thông tin có liên quan và việc lấy mẫu phục vụ công tác kiểm tra, giám sát khi có yêu cầu.
3. Có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
Điều  22. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 03/9/2012.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị báo cáo về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, sửa đổi, bổ sung.

Nơi nhận:

- Văn phòng Quốc hội;

- Văn phòng Chính phủ;

- Bộ, cơ quan ngang Bộ;

- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư;

- Sở NN&PTNT, Chi cục Thú y các tỉnh, thành phố

  trực thuộc T.Ư;

- Cục kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);

- Vụ Pháp chế, Thanh tra, Văn phòng, Cục Thú y, Cục QLCL Nông Lâm và TS (Bộ Nông nghiệp và PTNT);

- Các đơn vị thuộc Cục Thú y;

- Công báo; Website Chính phủ (06);

- Lưu: VT, TY (04).

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

 

 

 

 

 

 

Diệp Kỉnh Tần

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
--------

No. 33/2012/TT-BNNPTNT

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

Hanoi, July 20, 2012

 

CIRCULAR

ON THE CONDITIONS FOR FOOD SAFETY AND HYGIENE APPLICABLE TO ESTABLISHMENT TRADING FRESH MEAT AND EDIBLE BY-PRODUCTS FROM ANIMALS

 

Pursuant to the Government s Decree No. 01/2008/NĐ-CP on January 03, 2008, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Agriculture and Rural development; the Government s Decree No. 75/2009/NĐ-CP on September 10, 2009 amending Article 3 of the Decree No. 01/2008/NĐ-CP;

Pursuant to the Law of Food safety No. 55/2010/QH12 passed by the 12thNational Assembly in the 7thsession on June 17, 2010;

Pursuant to the Ordinance on Veterinary medicine No. /2004/PL-UBTVQH passed by the Standing committee of the National Assembly on April 29, 2004;

Pursuant to the Government s Decree No. 38/2012/NĐ-CP on April 25, 2012 detailing the implementation a number of articles of the Law of Food safety;

Pursuant to the Government s Decree No. 33/2005/NĐ-CP on March 15, 2005, detailing the implementation of a number of articles of the Ordinance on Veterinary medicine; the Government s Decree No. 119/2008/NĐ-CP on November 28, 2008 amending and supplementing a number of articles of the Decree No. 33/2005/NĐ-CP;

At the proposal of the Director of the Department Of Animal Health;

The Minister of Agriculture and Rural development promulgates the Circular on the conditions for food safety and hygiene applicable to establishments trading fresh meat and edible by-products from animals

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of regulation

This Circular specifies the conditions for food safety and hygiene applicable to establishments trading fresh meat and edible by-products from animals

Article 2. Subjects of application

This Circular is applicable to establishments trading fresh meat and edible by-products from animals applied for business registration, and relevant organizations and individuals.

Article 3. Interpretation of terms

In this Circular, the terms below are construe as follows:

1. Animals: are terrestrial animals consisting of mammals and poultry used for food.

2. Fresh meat: are meat of healthy animal as a whole or cut after being slaughtered, preserved at normal temperature or from 00C to 50C for a certain period that its natural properties are not changed (hereinafter referred to as meat).

3. Fresh edible by-products: are the edible organs, heads, tails, limbs, skin, fat of animals and preserved at normal temperature or from 00C to 50C for a certain period that its natural properties are not changed (hereinafter referred to as by-products).

4. Establishments trading fresh meat and by-products: are places trading fresh edible meat and by-products of animals at traditional markets, supermarkets, or stores, showrooms.

5. Traditional markets: including retail markets and wholesale markets, where goods are sold and planned by local governments.

6. Supermarkets: are the system/establishment distributing general goods doing business in form of self-service that provide all necessary commodities for life, packed and preserved properly, of which the labels contain complete product information and bar codes, origin and quality codes for checking out by invoice printers. 7. The hygiene conditions for trading fresh meat and by-products: are hygiene conditions for ensuring the safety of meat and by-products during the business.

8. Equipment and tools used in meat and by-products trading: are all the items used for selling, cutting, storing, preserving meat and by-products.

9. Cleaning: means using physical measures for removing the contamination on the surfaces of equipment and tools while trading meat and by-products.

10. Sterilization: means the use of physical and chemical methods to eliminate harmful microorganisms.

11. Workers: including meat and by-products cutters, sellers and loaders.

Article 4. Requirements for packages and labels

1. The packages directly touching the meat and by-products must be made of safe materials without being contaminated by toxic substances nor having unusual smell and taste, and must ensure the quality of unexpired meat and by-products.

2. The packages must be qualified under the Circular No. 34 /2011/TT-BYT on August 30, 2011 of the Ministry of Health on the National Technical Regulation on the hygiene and safety of packages and tools directly touching the food.

3. Packed meat and by-products must have labels as prescribed in the Government s Decree No. 89/2006/NĐ-CP on August 30, 2006 on goods labels,

Article 5. Requirements for meat and by-product preservation period and conditions

1. Must not use chemicals for preserving fresh meat and by-products.

2. The meat and by-products preserved at normal temperature must be sold within 8 hours after the slaughter.

3. The meat and by-products preserved at 0 – 5oC must be sold within 72 hours after the slaughter. The by-products being stomachs, large and small intestines preserved at 0 – 5oC must be sold within 24 hours after the slaughter.

Article 6. Requirements for meat and by-products

The meat and by-products being sold must have the slaughter control seal or the veterinary hygiene stamp, and the Quarantine certificate from veterinary agencies as prescribed.

Chapter II

PROVISIONS ON FOOD SAFETY AND HYGIENE CONDITIONS APPLICABLE TO ESTABLISHMENTS TRADING FRESH MEAT AND BY-PRODUCTS AT TRADITIONAL MARKETS, SUPERMARKETS, OR STORES, SHOWROOMS

Article 7. Requirements for infrastructure

1. Having a fixed place.

2. The place must be separated from pollution sources, the area selling cooked or convenience food.

3. Having sufficient water and soap for hand washing.

4. The water used in trading meat and by-products must be qualified as drinking water under the National Technical Regulation on the quality of drinking water QCVN 01:2009/BYT on June 17, 2009 of the Ministry of Health.

Article 8. Requirements for cleaning and sterilization equipment

1. The equipment used for selling, cutting and storing

a) The table surface and hooks used for displaying and selling meat and by-products must be made of durable, waterproof, and stainless materials, that are easy to be cleaned and sterilized;

b) The table surface and hooks used for displaying and selling meat and by-products must be at least 80 cm from the ground;

c) The tools used for cutting and storing meat and by-products must be made of durable, and stainless materials, that are easy to be cleaned and sterilized.

2. Refrigeration equipment (if any)

a) Having equipment for keeping the temperature at 0 – 5oC to preserve meat and by-products at the counter.

b) Having the thermometer and temperature control devices for the refrigeration equipment.

c) Having the logbook to record the preservation temperature twice a day.

3. Cleaning and sterilization

a) The equipment and tools for displaying, selling, cutting and storing meat and by-products must be separately used, and must not be used for other subjects or works;

b) The equipment and tools for displaying, selling, cutting and storing meat and by-products must be cleaned and sterilized before and after the sale;

c) The sterilization chemicals must be used in accordance with the producer’s instruction, with proper concentration, dosage, and exposure period.

Article 9. Requirements for means of transport

The means used for transporting meat and by-products must satisfy the veterinary hygiene conditions as prescribed.

Article 10. Requirements for personal hygiene

1. The establishment owner and the workers must obtain the health certificates issued by medical establishments at commune level or above (at least once a year)

2. The establishment owner and the workers must obtain the food safety education certificates.

3. People suffering from infectious and dermatological diseases, specified in the list enclosed with the Decision No. 21/2007/QĐ-BYT on March 12, 2007 of the Ministry of Health, must not cut, sell and load meat and by-products.

4. The personal hygiene must be ensured when working:

a) People suffering from open wound must be bandaged using waterproof materials;

b) Must not eat, drink, and spit while cutting, selling, and loading meat and by-products;

c) Washing hands with soap before cutting, after going to the bathroom or touching contaminated materials;

d) The seller must not sit on the table/counter used for selling meat.

Article 11. Requirements for waste management

1. Having tools to store and collect solid waste to appropriate places.

2. Having output for liquid waste from the shop counter to the sewer.

Chapter III

PROVISIONS ON FOOD SAFETY AND HYGIENE CONDITIONS APPLICABLE TO ESTABLISHMENTS TRADING FRESH MEAT AND BY-PRODUCTS IN SUPERMARKETS

Article 12. Requirements for infrastructure

1. Having stable water and electricity supply.

2. Having faucets, basins and soaps for hand washing.

3. Specified in Clause 2 and 4 of Article 7 of this Circular.

4. The minimum illuminance of natural light or electric white light must reach 200 Lux. The lights must be properly protected.

Article 13. Requirements for cleaning and sterilization equipment

1. Specified in Clause 1 Article 8 of this Circular.

2. Having refrigeration equipment as specified in Clause 2 Article 8 of this Circular.

3. Having process for cleaning and sterilization of equipment, tools and the selling area.

Article 14. Requirements for storage warehouses

1. Having a fixed place convenient for meat and by-products delivery.

2. Having appropriate shelves made of durable and waterproof materials that are easy to be cleaned and sterilized.

3. The meat and by-products must be arranged to provide adequate ventilation, be at least 15 cm from the floor, 50 cm from the walls and the ceiling. The passage must be convenient for people and means of loading.

4. Each kind of meat or organs before packing must be arranged in separate areas.

5. Having equipment for keeping the temperature at 0 – 5oC to preserve meat and by-products.

6. b) Having the thermometer and temperature control devices for the refrigeration equipment.

7. Having the logbook to record the preservation temperature twice a day and monitor the delivery volume as well as the origins of each product.

8. The inner side of the warehouse as well as the storage equipment must be cleaned and hygienic.

9. Having the process for cleaning and sterilizing the storage warehouse.

Article 15. Requirements for means of transport

The means used for transporting meat and by-products must satisfy the veterinary hygiene conditions as prescribed.

Article 16. Requirements for workers

1. Specified in Article 10 of this Circular.

2. The workers must wear labor protection.

Article 17. Requirements for waste management

1. Having equipment for collecting and treating solid wastes.

2. In case there is no equipment for treating solid wastes, the establishment must sign the contract with an organization licensed to collect wastes.

Chapter IV

ORGANIZING THE IMPLEMENTATION

Article 18. Responsibilities of the Services of Agriculture and Rural development of central-affiliated cities and provinces

Guiding the implementation of this Circular in accordance with the tasks assigned within their localities.

Article 19. Responsibilities of the Department Of Animal Health

1. Guiding the implementation of this Circular to units affiliated to the Department Of Animal Health and the Sub-departments Of Animal Health.

2. Inspecting the implementation of this Circular in the localities.

Article 20. Responsibilities of Sub-departments Of Animal Health

1. Disseminating and guiding the implementation of the Circular on food safety and hygiene conditions applicable to establishments trading fresh meat and by-products at traditional markets, supermarkets, or stores, showrooms to the local establishments trading fresh meat and by-products.

2. Inspecting and assessing the implementation of this Circular in the localities.

3. The inspection and handling of violations must comply with current law provisions.

Article 21. responsibilities of establishments trading fresh meat and by-products

1. Subject to the regular or irregular inspection from competent State management agencies as prescribed.

2. Providing relevant documents and information, and take samples serving the inspection and supervision when being requested.

3. Fulfilling the duties as prescribed by law.

Article 22. Effect

1. This Circular takes effect September 03, 2012.

2. The units are recommended to send feedbacks on the difficulties arising during the course of implementation to the Ministry of Agriculture and Rural development for amendment and supplement.

 

 

FOR THE MINISTER
DEPUTY MINISTER




Diep Kinh Tan

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 33/2012/TT-BNNPTNT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất