Thông tư 30/2012/TT-BYT an toàn thực phẩm với cơ sở kinh doanh DV ăn uống

thuộc tính Thông tư 30/2012/TT-BYT

Thông tư 30/2012/TT-BYT của Bộ Y tế về việc quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố
Cơ quan ban hành: Bộ Y tế
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:30/2012/TT-BYT
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Nguyễn Thanh Long
Ngày ban hành:05/12/2012
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Y tế-Sức khỏe

TÓM TẮT VĂN BẢN

Người kinh doanh thức ăn đường phố phải tập huấn kiến thức về ATTP
Ngày 05/12/2012, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 30/2012/TT-BYT quy định về điều kiện an toàn thực phẩm (ATTP) đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố.
Trong đó, đáng chú ý là quy định về tiêu chuẩn đối với người kinh doanh thức ăn đường phố. Cụ thể, người kinh doanh thức ăn đường phố phải tập huấn và được cấp Giấy xác nhận tập huấn kiến thức ATTP theo quy định; phải được khám sức khoẻ và cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện sức khoẻ theo quy định; người đang mắc các bệnh hoặc chứng bệnh thuộc danh mục các bệnh hoặc chứng bệnh truyền nhiễm mà người lao động không được phép tiếp xúc trực tiếp trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm thì không được tham gia kinh doanh thức ăn đường phố.
Đồng thời, Thông tư cũng quy định rõ, khi kinh doanh thức ăn đường phố, nguyên liệu dùng để chế biến thức ăn phải đảo đảm có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và bảo đảm an toàn thực phẩm. Địa điểm kinh doanh phải có đủ trang thiết bị, dụng cụ để chế biến, bảo quản, bày bán riêng biệt thực phẩm sống và thức ăn ngay, được trang bị che đậy, bảo quản thức ăn trong quá trình vận chuyển, kinh doanh và bảo đảm luôn sạch sẽ; bàn ghế, giá tủ để bày bán thức ăn, đồ uống phải cách mặt đất ít nhất 60 cm. Khi tiếp xúc với thức ăn, đồ uống ăn ngay, người bán hàng phải găng tay sử dụng 1 lần.
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 20/01/2013 và bãi bỏ Quyết định số 41/2005/QĐ-BYT ngày 08/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Xem chi tiết Thông tư30/2012/TT-BYT tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ Y TẾ
------------------

Số: 30/2012/TT-BYT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 05 tháng 12 năm 2012

THÔNG TƯ

Quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh

 dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố

Căn cứ Luật an toàn thực phẩm năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn thực phẩm;

Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 08 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm;

Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư quy định điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố.

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Thông tư này quy định điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố (sau đây gọi tắt là cơ sở).
2. Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố trên lãnh thổ Việt Nam.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này các thuật ngữ được hiểu như sau:
1. Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống là cơ sở tổ chức chế biến, cung cấp thức ăn, đồ uống để ăn ngay có địa điểm cố định bao gồm cơ sở chế biến suất ăn sẵn; căng tin kinh doanh ăn uống; bếp ăn tập thể; bếp ăn, nhà hàng ăn uống của khách sạn, khu nghỉ dưỡng; nhà hàng ăn uống; cửa hàng ăn uống; cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín.
2. Kinh doanh thức ăn đường phố là loại hình kinh doanh thực phẩm, thức ăn, đồ uống để ăn ngay, uống ngay được bán rong trên đường phố hay bày bán tại những địa điểm công cộng (bến xe, bến tầu, nhà ga, khu du lịch, khu lễ hội) hoặc ở những nơi tương tự.
Chương II
ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM ĐỐI VỚI
CƠ SỞ KINH DOANH DỊCH VỤ ĂN UỐNG
Điều 3. Đối với cơ sở chế biến suất ăn sẵn
1. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ và người trực tiếp chế biến suất ăn sẵn tuân thủ theo các yêu cầu quy định tại Điều 1, 2, 3 và Điều 4 Thông tư số 15/2012/TT-BYT ngày 12 tháng 09 năm 2012 của Bộ Y tế quy định về điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
2. Số lượng suất ăn của cơ sở chế biến suất ăn sẵn trong thực tế phải phù hợp với công năng thiết kế dây chuyền chế biến suất ăn sẵn của cơ sở.
3. Nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, thực phẩm bao gói sẵn phải có hợp đồng về nguồn cung cấp theo quy định và còn hạn sử dụng; phụ gia thực phẩm trong danh mục phụ gia thực phẩm được phép sử dụng do Bộ Y tế ban hành.
4. Nước đá sử dụng trong ăn uống phải được sản xuất từ nguồn nước phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) về chất lượng nước ăn uống số 01:2009/BYT.
5. Có đầy đủ sổ sách ghi chép việc thực hiện chế độ kiểm thực 3 bước theo hướng dẫn của Bộ Y tế; có đủ dụng cụ lưu mẫu thức ăn, tủ bảo quản mẫu thức ăn lưu và bảo đảm chế độ lưu mẫu thực phẩm tại cơ sở ít nhất là 24 giờ kể từ khi suất ăn sẵn được chế biến xong.
6. Bảo đảm an toàn thực phẩm trong vận chuyển suất ăn sẵn, thực phẩm ăn ngay:
a) Thiết bị chứa đựng suất ăn sẵn, thực phẩm ăn ngay phải ngăn cách với môi trường xung quanh, tránh sự xâm nhập của bụi, côn trùng và phù hợp với kích thước thực phẩm được vận chuyển;
b) Thiết bị vận chuyển chuyên dụng, dụng cụ, bao bì chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với suất ăn sẵn, thực phẩm ăn ngay phải được chế tạo bằng vật liệu không làm ô nhiễm thực phẩm và dễ làm sạch; phải bảo đảm vệ sinh sạch sẽ trước, trong và sau khi vận chuyển suất ăn sẵn, thực phẩm ăn ngay;
c) Đủ thiết bị kiểm soát được nhiệt độ, độ ẩm, thông gió và các yếu tố ảnh hưởng tới an toàn thực phẩm theo yêu cầu kỹ thuật để bảo quản đối với suất ăn sẵn, thực phẩm ăn ngay trong suốt quá trình vận chuyển;
d) Phải có nội quy quy định về chế độ bảo đảm an toàn thực phẩm trong vận chuyển suất ăn sẵn, thực phẩm ăn ngay; duy trì và kiểm soát chế độ bảo quản theo yêu cầu trong suốt quá trình vận chuyển;
đ) Trang thiết bị, dụng cụ vận chuyển suất ăn sẵn, thực phẩm ăn ngay không được chứa cùng với hàng hoá độc hại hoặc gây nhiễm chéo ảnh hưởng đến chất lượng, an toàn thực phẩm.
e) Thời gian bảo quản, vận chuyển suất ăn sẵn, thực phẩm ăn ngay từ khi chế biến xong đến khi ăn không quá 4 giờ (nếu thực phẩm không thể bảo quản nóng, lạnh hay đông lạnh); thời gian từ khi vận chuyển suất ăn sẵn đến khi ăn trong trường hợp không có trang thiết bị bảo quản chuyên dụng (ủ nóng, tủ đông lạnh) không quá 2 giờ. Nếu quá thời gian trên phải có biện pháp gia nhiệt, thanh trùng bảo đảm an toàn thực phẩm trước khi sử dụng để ăn uống.
Điều 4. Đối với căng tin kinh doanh ăn uống; bếp ăn tập thể; bếp ăn, nhà hàng ăn uống của khách sạn, khu nghỉ dưỡng; nhà hàng ăn uống
1. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ và người trực tiếp chế biến, phục vụ ăn uống tại căng tin kinh doanh ăn uống, bếp ăn tập thể, khách sạn, khu nghỉ dưỡng, nhà hàng ăn uống tuân thủ theo các yêu cầu quy định tại Điều 1, 2, 3 và Điều 4 Thông tư số 15/2012/TT-BYT ngày 12 tháng 09 năm 2012 của Bộ Y tế quy định về điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
2. Thiết kế có khu sơ chế nguyên liệu thực phẩm, khu chế biến nấu nướng, khu bảo quản thức ăn; khu ăn uống; kho nguyên liệu thực phẩm, kho lưu trữ bảo quản thực phẩm bao gói sẵn riêng biệt; khu vực rửa tay và nhà vệ sinh cách biệt. Đối với bếp ăn tập thể sử dụng dịch vụ cung cấp suất ăn sẵn chuyển đến phải bố trí khu vực riêng và phù hợp với số lượng suất ăn phục vụ để bảo đảm an toàn thực phẩm.
3. Nơi chế biến thức ăn phải được thiết kế theo nguyên tắc một chiều; có đủ dụng cụ chế biến, bảo quản và sử dụng riêng đối với thực phẩm tươi sống và thực phẩm đã qua chế biến; có đủ dụng cụ chia, gắp, chứa đựng thức ăn, dụng cụ ăn uống bảo đảm sạch sẽ, thực hiện chế độ vệ sinh hàng ngày; trang bị găng tay sạch sử dụng một lần khi tiếp xúc trực tiếp với thức ăn; có đủ trang thiết bị phòng chống ruồi, dán, côn trùng và động vật gây bệnh.
4. Khu vực ăn uống phải thoáng mát, có đủ bàn ghế và thường xuyên phải bảo đảm sạch sẽ; có đủ trang thiết bị phòng chống ruồi, dán, côn trùng và động vật gây bệnh; phải có bồn rửa tay, số lượng ít nhất phải có 01 (một) bồn rửa tay cho 50 người ăn; phải có nhà vệ sinh, số lượng ít nhất phải có 01 (một) nhà vệ sinh cho 25 người ăn.
5. Khu trưng bày, bảo quản thức ăn ngay, thực phẩm chín phải bảo đảm vệ sinh; thức ăn ngay, thực phẩm chín phải bày trên bàn hoặc giá cao cách mặt đất ít nhất 60cm; có đủ trang bị và các vật dụng khác để phòng, chống bụi bẩn, ruồi, dán và côn trùng gây bệnh; có đủ dụng cụ bảo đảm vệ sinh để kẹp, gắp, xúc thức ăn.
6. Nước đá sử dụng trong ăn uống phải được sản xuất từ nguồn nước phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) về chất lượng nước ăn uống số 01:2009/BYT.
7. Có đủ sổ sách ghi chép thực hiện chế độ kiểm thực 3 bước theo hướng dẫn của Bộ Y tế; có đủ dụng cụ lưu mẫu thức ăn, tủ bảo quản mẫu thức ăn lưu và bảo đảm chế độ lưu mẫu thực phẩm tại cơ sở ít nhất là 24 giờ kể từ khi thức ăn được chế biến xong.
8. Có đủ dụng cụ chứa đựng chất thải, rác thải và bảo đảm phải kín, có nắp đậy; chất thải, rác thải phải được thu dọn, xử lý hàng ngày theo quy định; nước thải được thu gom trong hệ thống kín, bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường.
Điều 5. Đối với cửa hàng ăn uống
1. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ và người trực tiếp chế biến, phục vụ ăn uống tại cửa hàng ăn uống tuân thủ theo các yêu cầu quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 6 và 12 Điều 5, khoản 1, 2 và 3 Điều 6, khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 7, khoản 1, 2, 4, 5, 7 và 8 Điều 4 Thông tư số 15/2012/TT-BYT ngày 12 tháng 09 năm 2012 của Bộ Y tế quy định về điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
2. Cơ sở được thiết kế có nơi chế biến thức ăn, nơi bày bán hàng, nơi rửa tay cho khách hàng; nơi chế biến thức ăn, đồ uống; nơi ăn uống sạch sẽ, cách biệt nguồn ô nhiễm; khu vực trưng bày thức ăn phải cách biệt giữa thực phẩm sống và thức ăn chín.
3. Có đủ dụng cụ chế biến, chia, chứa đựng thức ăn và dụng cụ ăn uống bảo đảm vệ sinh; trang bị găng tay sạch sử dụng một lần khi tiếp xúc trực tiếp với thức ăn; vật liệu, bao gói thức ăn phải bảo đảm an toàn thực phẩm.
4. Nước dùng để nấu nướng thức ăn phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) số 01:2009/BYT; nước sử dụng để sơ chế nguyên liệu thực phẩm, vệ sinh dụng cụ, cho khách hàng rửa tay phải có đủ số lượng và phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) số 02:2009/BYT và phải được định kỳ kiểm nghiệm ít nhất 1 lần/năm theo quy định; nước đá để pha chế đồ uống phải được sản xuất từ nguồn nước phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) số 01:2009/BYT.
5. Nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, thực phẩm bao gói sẵn phải có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng; phụ gia thực phẩm trong danh mục phụ gia thực phẩm được phép sử dụng do Bộ Y tế ban hành.
6. Thức ăn ngay, thực phẩm chín phải được trưng bày trên bàn hoặc giá cao cách mặt đất ít nhất 60cm; để trong tủ kính hoặc thiết bị bảo quản, che đậy hợp vệ sinh, chống được ruồi, nhặng, bụi bẩn, mưa, nắng và côn trùng, động vật gây hại.
7. Cơ sở có đủ dụng cụ chứa đựng chất thải, rác thải; dụng cụ chứa đựng chất thải, rác thải phải kín, có nắp đậy và được chuyển đi trong ngày; nước thải được thu gom trong hệ thống không gây ô nhiễm môi trường.
Điều 6. Đối với cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín
1. Cơ sở bố trí ở địa điểm cách xa các nguồn ô nhiễm.
2. Nơi chế biến, nơi bán thức ăn ngay, thực phẩm chín phải sạch sẽ, thoáng mát, tách biệt nhau để dễ vệ sinh và không gây ô nhiễm cho môi trường xung quanh.
3. Nước sử dụng để chế biến thức ăn ngay, thực phẩm chín phải đủ và phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) số 01:2009/BYT; nước để sơ chế nguyên liệu, vệ sinh dụng cụ, rửa tay phải đủ và phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) số 02:2009/BYT; nước đá sử dụng trong pha chế đồ uống phải được sản xuất từ nguồn nước phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) số 01:2009/BYT.
4. Có đủ dụng cụ chế biến, chia, gắp, chứa đựng, bảo quản thức ăn ngay, thực phẩm chín và phải được rửa sạch, lau khô trước khi sử dụng; trang bị găng tay sử dụng một lần khi tiếp xúc trực tiếp với thức ăn ngay, thực phẩm chín; vật liệu, bao gói thức ăn ngay, thực phẩm chín phải bảo đảm an toàn thực phẩm.
5. Nguyên liệu dùng để chế biến, thức ăn ngay, thực phẩm chín phải có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, bảo đảm an toàn theo quy định; chỉ sử dụng phụ gia thực phẩm trong danh mục phụ gia thực phẩm được phép sử dụng do Bộ Y tế ban hành.
6. Thức ăn ngay, thực phẩm chín phải được để trong tủ kính, thiết bị bảo quản hợp vệ sinh, chống được ruồi nhặng, bụi bẩn, côn trùng, động vật gây hại và phải cao hơn mặt đất ít nhất 60cm.
7. Đối với chủ cơ sở, người trực tiếp kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín tuân thủ theo các yêu cầu quy định tại khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 7 Thông tư số 15/2012/TT-BYT ngày 12 tháng 09 năm 2012 của Bộ Y tế quy định về điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
8. Cơ sở phải có đủ dụng cụ chứa đựng rác thải và được chuyển đi trong ngày; nước thải được thu gom vào hệ thống cống rãnh công cộng và không được gây ô nhiễm môi trường.
Chương III
ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM ĐỐI VỚI
KINH DOANH THỨC ĂN ĐƯỜNG PHỐ
Điều 7. Địa điểm, trang thiết bị, dụng cụ
1. Bố trí kinh doanh ở khu vực công cộng (bến xe, bến tầu, nhà ga, khu du lịch, khu lễ hội, khu triển lãm), hè đường phố; nơi bày bán thực phẩm cách biệt các nguồn ô nhiễm; bảo đảm sạch sẽ, không làm ô nhiễm môi trường xung quanh.
2. Trường hợp kinh doanh trên các phương tiện để bán rong phải thiết kế khoang chứa đựng, bảo quản thức ăn ngay, đồ uống bảo đảm vệ sinh, phải chống được bụi bẩn, mưa, nắng, ruồi nhặng và côn trùng gây hại.
3. Nư­ớc để chế biến đơn giản đối với thức ăn ngay, pha chế đồ uống phải đủ số lượng và phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) số 01:2009/BYT; nước để sơ chế nguyên liệu, vệ sinh dụng cụ, rửa tay phải đủ và phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) số 02:2009/BYT; có đủ nước đá để pha chế đồ uống được sản xuất từ nguồn nước phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) số 01:2009/BYT.
4. Có đủ trang thiết bị, dụng cụ để chế biến, bảo quản, bày bán riêng biệt thực phẩm sống và thức ăn ngay; có đủ dụng cụ ăn uống, bao gói chứa đựng thức ăn bảo đảm vệ sinh; có đủ trang bị che đậy, bảo quản thức ăn trong quá trình vận chuyển, kinh doanh và bảo đảm luôn sạch sẽ; bàn ghế, giá tủ để bày bán thức ăn, đồ uống phải cách mặt đất ít nhất 60 cm.
5. Thức ăn ngay, đồ uống phải để trong tủ kính hoặc thiết bị bảo quản hợp vệ sinh và phải chống được bụi bẩn, mưa, nắng, ruồi nhặng và côn trùng xâm nhập.
6. Người bán hàng phải mang trang phục sạch sẽ và gọn gàng; khi tiếp xúc trực tiếp với thức ăn, đồ uống ăn ngay phải dùng găng tay sử dụng 1 lần.
7. Nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, thực phẩm bao gói, chế biến sẵn bảo đảm có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định.
8. Trang bị đầy đủ, sử dụng thường xuyên thùng rác có nắp, túi đựng để thu gom, chứa đựng rác thải và phải chuyển đến địa điểm thu gom rác thải công cộng trong ngày; nước thải phải được thu gom và bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường nơi kinh doanh.
Điều 8. Đối với người kinh doanh thức ăn đường phố
1. Ng­ười kinh doanh thức ăn đường phố phải tập huấn và được cấp Giấy xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm theo quy định.
2. Người kinh doanh thức ăn đường phố phải được khám sức khoẻ và cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện sức khoẻ theo quy định. Việc khám sức khoẻ và cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện sức khoẻ do các cơ quan y tế từ cấp quận, huyện và tương đương trở lên thực hiện.
3. Người đang mắc các bệnh hoặc chứng bệnh thuộc danh mục các bệnh hoặc chứng bệnh truyền nhiễm mà người lao động không được phép tiếp xúc trực tiếp trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm đã được Bộ Y tế quy định thì không được tham gia kinh doanh thức ăn đường phố.
Chương IV
KIỂM TRA CƠ SỞ KINH DOANH DỊCH VỤ ĂN UỐNG VÀ
KINH DOANH THỨC ĂN ĐƯỜNG PHỐ
Điều 9. Kiểm tra định kỳ
Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm kiểm tra các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống và kinh doanh thức ăn đường phố trên địa bàn quản lý. Tần xuất kiểm tra:
1. Không quá 02 (hai) lần/năm đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống do đơn vị chức năng được Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương ủy quyền cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
2. Không quá 03 (ba) lần/năm đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống do đơn vị chức năng được Ủy ban nhân dân huyện/quận ủy quyền cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
3. Không quá 04 (bốn) lần/năm đối với đối tượng kinh doanh thức ăn đường phố do Uỷ ban nhân dân cấp xã/phường quản lý hoặc cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Điều 10. Kiểm tra đột xuất
Cơ quan nhà nước tiến hành kiểm tra đột xuất nếu xảy ra vi phạm về an toàn thực phẩm, sự cố an toàn thực phẩm liên quan, các đợt kiểm tra cao điểm theo chỉ đạo của cơ quan cấp trên.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 11. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 01 năm 2013.
2. Bãi bỏ Quyết định số 41/2005/QĐ-BYT ngày 8 tháng 12 năm 2005 của Bộ Trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Quy định điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh, dịch vụ, phục vụ ăn uống kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.
Điều 12. Tổ chức thực hiện
1. Cục An toàn thực phẩm có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Thông tư này trong phạm vi cả nước.
2. Sở Y tế, Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Thông tư này và phân cấp quản lý đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống và kinh doanh thức ăn đường phố cho các cơ quan có thẩm quyền trên địa bàn theo Khoản 3, Điều 23 Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn thực phẩm.

 Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (Công báo, Vụ KGVX, Cổng TTĐTCP);
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra VBQPPL);
- Bộ Công thương, Bộ NN&PTNT;
- Bộ trưởng Bộ Y tế (để b/cáo);
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cổng TTĐT BYT;
- Các đơn vị trực thuộc Bộ;
- Lưu: VT, PC, ATTP.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Thanh Long

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

MINISTRY OF HEALTH
--------

No.: 30/2012/TT-BYT

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness

----------------

Ha Noi, December 05, 2012

 

CIRCULAR

REGULATIONS ON FOOD SAFETY CONDITIONSFOR FOOD SERVICES BUSINESS AND STREET FOOD BUSINESS ESTABLISHMENTS

Pursuant to the Law on Food Safety 2010;

Pursuant to Decree No. 38/2012/ND-CP of April 25, 2012 of the Government detailing a number of articles of the Law on food safety;

Pursuant to the Decree No. 63/2012/ND-CP dated August 31, 2012 of the Government defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Health;

At the request of the Director of Department of Food Safety;

The Minister of Health issues Circular on food safety conditionsfor food services business and street food business establishments.

Chapter I

GENERAL REGULATION

Article 1. Scope of adjustment

1. This Circular specifies the conditions for food services business and street food business establishments (hereinafter referred to as establishment).

2. This Circular applies to organizations or individuals, households operating food services business and street food business in the territory of Vietnam.

Article 2. Explanation of terms

In this Circular, the terms are construed as follows:

1.Food business services establishment is the one which organizes processing and supply of food, beverages for instant eating with fixed location including ready-made helping processing establishment, canteen, collective kitchen; kitchen,hotel s restaurant, resort, restaurant, eatery, shop, fast food and cooked food stall,

2.Street food business is the type of foodstuff and food and beverage business for instant eating and drinking being sold on streets or at public locations (bus station, train station, railway station, tourist site, festivals) or at similar places.

Chapter II

CONDITION FOR FOOD SAFETY ASSURANCE FOR FOOD SERVICES BUSINESS ESTABLISHMENTS

Article 3. Forready-made helping processing establishment

1.Material facilities, equipment, tools and person directly process ready-made helping shall comply with the requirements specified in Article 1, 2, 3, and 4 of Circular No. 15/2012/TT-BYT 12 dated December 09, 2012 of the Ministry of Health specifying general conditions to ensure food safety for foodstuff production and business establishments.

2. Actual number of helping of ready-made helping processing establishment must be consistent with design performance of ready-made helping processing line of establishments.

3. Food materials, food additives, ready packed foodstuff must have contract concerning supply sources as prescribed with expiry date; food additives in the list of food additives permitted for use and issued by the Ministry of Health.

4. Ice used in food must be produced from water source in accordance with the Technical Regulations (QCVN) on the quality of drinking water No. 01:2009 / MOH.

5.Having enough books recording the implementation ofthree-step food checking mode under the guidance of the Ministry of Health; having enough devices for food sample storage, conservator of food sample and ensuring regulation on food sample storage at the establishment at least 24 hours from the time the helping are already finished.

6. Ensuring food safety in ready-made helping and instant food.

a) Appliance containing ready-made helping and instant food must be separated from the surrounding environment, prevent the entry of dust, insects, and in accordance with the size of shipping food;

b) Special-use transport equipment, devices and packing directly contacting with ready-made helping and instant food must be made​​of non-polluting material of non food-polluting material and easy to clean and ensure sanitation before, during and after transportingready-made helping and instant food;

c) There is adequate equipment to control temperature, humidity, ventilation and other factors affecting food safety according to the technical requirements forready-made helping and instant food during transport;

d)There must be rules regulating food safety in the transport of ready-made helping and instant food and maintaining and controlling the maintenance mode as required during transportation;

e)Equipment and instrument for the transportation ofready-made helping and instant food shall not be stored with the toxic goods or cause cross contamination affecting the quality and safety of food.

f)Time for preservation, transportation of ready-made helping and instant food since the food is completely processed until being served does not exceed 04 hours (if food can not be preserved hot, cold or frozen). The time from transporting ready-made helpings until they are eaten in case in the absence of special-use preservation equipment (hot keeping holder, freezer) is no more than 2 hours. If exceeding the above time, there must be measures to enhance the heating and pasteurization to ensure food safety prior to use for drinking.

Article 4. For canteen, collective kitchen, kitchen,hotel s restaurant, resort restaurant;

1. Facilities, equipment, instrument and person directly processing and serving food at canteens, collective kitchen, hotel, resort, restaurant shall comply with the requirements specified in Article 1, 2, 3, and 4 of Circular No. 15/2012/TT-BYT dated September 12, 2012 of the Ministry of Health regulating the general conditions to ensure food safety for food production and business establishment.

2.Designed with preliminary processing of food ingredients, processing and cooking area, food preservation area, dining area; food ingredient store, separate packed food preservation storage, separate hand-washing area and toilet. For collective kitchen using ready-made helping services moving in must have private area and in accordance with the number of helpings served to ensure food safety.

3.The food processing place must be designed on the one-way principle with adequate processing devices and exclusively used for the fresh food and cooked food with enough tools for division,grippingand containing food, the eatingutensils must be clean with daily hygiene mode, equipped with clean disposable gloves when in direct contact with food; having equipment to prevent flies, cockroach, insect and pathogenic animal.

4.Dining area must be cool and furnished and regularly clean, equipped with equipment to prevent fly, cockroach, insect and pathogenic animal. There must be sinks for 50 eaters and toilet. The number is at least 01 (a) toilet for 25 people eaters.

5.Display and preservation of instant and cooked foodstuff area must ensure sanitation. The instant and cooked food must be displayed on table or shelf at least 60cm high and fully equipped and other objects to prevent dust, fly, cockroach and pathogenic insects. There are adequate hygiene instrument for clamping, picking and gripping food.

6.Ice used in food must be produced from water in accordance with the National Technical Regulations (QCVN) about the quality of drinking water No. 01:2009/BYT.

7.Having books to record the implementation of three-step food checking mode under the guidance of the Ministry of Health. Having devices for food sample storage and ensuring the food sample storage mode in at least 24 hours at the establishment after the food is processed.

8.Having waste material and garbage containers and ensuringthe closurewith lids. The waste material and garbage must be collected, processed daily as prescribed; waste water is collected in a closed system so as not to cause environmental pollution.

Article 5. For eating shops

1.Material facilities, equipment, devices and people directly processing and  serving  food at  the eating shops shall comply with the requirements specified in Clauses 1, 2, 3, 4, 6 and 12 of Article 51, Clause 2 and 3, Article 6, Clause 1, 2, 3 and 4 of Article 7, Clause 1, 2, 4, 5, 7 and 8, Article 4 of Circular No. 15/2012/TT-BYT dated September 12, 2012 of the Ministry of Health regulating the general conditions to ensure food safety for food production and business establishment

2.The establishment is designed with place for food processing, display and sale of goods, place for customers to wash their hands and food processing and beverages; clean eating place separated from sources of pollution; food display area must be separated between raw foods and cooked foods.

3.Having adequate processing, division and containing device and eating utensils must be hygienic; being equipped with clean disposable gloves when in direct contact with food. Materials and food packaging must ensure food safety.

4.Water used to cook food complies with the National Technical Regulation (QCVN) 01:2009 / BYT; water used to preliminarily prepare food materials and clean equipment, for customers to wash their hands must have adequate quantity and in accordance with National Technical Regulation (QCVN) No. 02:2009 / BYT and must be periodically tested at least once a year as prescribed; ice for preparing drinks must be produced from water source in accordance with the National Technical Regulation (QCVN) No. 01:2009 / BYT.

5.Food materials, food additives and packed food must have invoices and documents proving clear origin; food additives in the list of food additives that are permitted for use and issued by the Ministry of Health.

6.Instant food and cooked food must be displayed on table or shelf at least 60cm high from the ground, placed in glass window or preservation equipment toprevent flies, bluebottle, dust, rain, sun, insects and pests.

7.Establishment must have sufficient waste material and garbage containers, which must be closed with lids and moved daily; wastewater collected in system does not pollute the environment.

Article 6. For store and stall of cooked and instant food business

1. Establishment must be placed far from pollution source.

2.Place of processing and sale of instant and cooked food must be clean, cool and separate from each other for easy cleaning without pollution to the surrounding environment.

3.Water used for instant and cooked food processing should be sufficient and consistent with the National Technical Regulation (QCVN) No. 01:2009 / BYT; water used to preliminarily process materials and clean devices and wash hands must be sufficient and consistent with the National Technical Regulation (QCVN) No. 02:2009 /BYT; ice used in the preparation of beverages must be produced from water source in accordance with the National Technical Regulation (QCVN) No. 01:2009 / BYT.

4.Have enough devices to divide, grip, contain and preserveinstant and cooked food and must be washed and dried before use; being equipped with disposable gloves when in direct contact withinstant and cooked food; materials and packing of instant and cooked food must ensure food safety.

5.Raw materials used to prepareinstant and cooked food must have invoices and documents to prove the origin and ensure safety as prescribed; only use food additives in the list of food additives permitted for use and issued by the Ministry of Health.

6. Instant and cooked food must be placed in hygienic glass window and preservation equipment to prevent flies,bluebottles, dust, insects and pests and must be 60cm high from the ground.

7.For establishment owner and person who are carrying on business of instant and cooked food shall comply with the requirements specified in Clauses 1, 2, 3 and 4, Article 7 of Circular No. 15/2012/TT-BYT dated September 12, 2012 of the Ministry of Health regulating the general conditions to ensure food safety for food production and business establishment.

8. Establishment must have adequate garbage container and be moved daily. Waste water is collected into public sewage system and does not cause environmental pollution.

Chapter III

CONDITIONS FOR FOOD SAFETY ASSURANCE FOR STREET FOOD BUSINESS

Article 7. Location, equipment and device

1. Business layout in public areas (bus, train station, railway station, resorts, festivals, exhibitions), sidewalk; food display and sale must be separated from sources of pollution, ensure cleanliness and not pollute the surrounding environment.

2.In case of carrying on business on the means for hawking, it must design the cage for holding and containing instant food and beverages to ensure the sanitation and prevent  dirt, rain, sun, bluebottles, insects and pests

3.Water used to simply process instant food and prepare drinks must be sufficient quantity and in accordance with the National Technical Regulation (QCVN) No. 01:2009 / BYT; waater used to process materials, clean devices and wash hands must be sufficient and consistent with the National Technical Regulation (QCVN) No. 02:2009 / BYT; having adequate water for preparing drinks​​from water resources in accordance with the National Technical Regulation (QCVN) No. 01:2009 / MOH.

4.Having adequate equipment and devices for processing, preservation and sale of separate raw food and instant food; having adequate eating utensils, hygienic food packaging; having adequate food coverage and preservation equipment, in the process of transportation, business and ensuring cleanliness; tables, chairs, cabinets for the sale of food, beverages must be at least 60 cm high from the ground.

5.Instant food and drinks must be placed in glass window or sanitary preservation devices and must be resistant to the entry of dirt, rain, sun, flies, bluebottles and insect.

6. Salesperson must wear clean and neat costume; upon direct contact with food and drinks, usedisposablegloves.

7.Food materials, food additives, food packaging and packed and processed food must have invoices and documents proving the clear origin and ensure food safety as prescribed.

8.Fully equipped and regularly using garbage cans with lids and bags to gather and contain garbage and must be taken to public garbage collecting place in day; waste water must be collected and not cause environmental pollution of business place.

Article 8. Forperson carrying on business of street food

1.Person carrying on business of street foodmust havetraining and is issued certificate of training on food safety knowledge as prescribed.

2.Person carrying on business of street foodmusthave a medical examination and is issued certificateof health eligibility as prescribed. The medical examination and issuance of certificate of health eligibility are carried out by health authorities from district or equivalent level.

3.Person who is suffering from the diseases in the list of infectious diseases of which employees are not allowed for direct contact during production and processing of food prescribed by the Ministry of Public Health shall not be allowed to carry on business of street food.

Chapter IV

INSPECTING FOOD SERVICES BUSINESS AND STREET FOOD BUSINESS ESTABLISHMENT

Article 9. Periodical inspection

The Service of Health of centrally-affiliated provinces and cities and the competent authority are responsible for inspection of street food services business and street food business establishments in management areas. The frequency of inspection is as follows:

1.No more than 02 (two) times / year for the food and beverage services business establishments are issued Certificate of eligible establishment for food safety by functional units authorized by the People s Committee of centrally-affiliated cities and provinces.

2.No more than 03 (three) times / year for the food and beverage services business establishments are issued Certificate of eligible establishment for food safety by functional units authorized by district-level People s Committee.

3. No more than 04 (four) times / year for the street food business subjects which are managed or issued certificate of eligibility for food safety by commune/ ward-level People s Committee

Article 10. Irregular inspection

State agencies shall conduct irregular inspection upon occurrence of violation on food safety, food safety related incidents, the peak inspections under the direction of the superior agencies.

Chapter IV

IMPLEMENTATION PROVISION

Article 11. Effect

1.This Circular takes effect from January 20, 2013.

2.Annulling Decision No. 41/2005/QD-BYT dated December 12, 2005 of the Minister of Health on issuing Regulation on Food hygiene and safety conditions for food services business establishments from the effective date of this Circular.

Article 12. Implementation organization

1.The Food Safety Department is responsible for guiding the implementation of this Circular nationwide.

2. The Service of Health, Food Safety and Hygiene Sub-Department of centrally-affiliated provinces and cities are responsible for guiding the implementation of this Circular and decentralization of management for food services business and street food business establishments to the competent authorities in the area in accordance with Clause 3, Article 23 of Decree No. 38/2012/ND-CP of April 25, 2012 of the Government detailing a number of articles of the Law on food safety.

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 30/2012/TT-BYT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 3514/QĐ-BYT của Bộ Y tế bãi bỏ Quyết định 5086/QĐ-BYT ngày 04/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục dùng chung mã hãng sản xuất vật tư y tế (Đợt 1) và nguyên tắc mã hóa vật tư y tế phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và Quyết định 2807/QĐ-BYT ngày 13/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Quyết định 5086/QĐ-BYT

Y tế-Sức khỏe

văn bản mới nhất

Quyết định 3514/QĐ-BYT của Bộ Y tế bãi bỏ Quyết định 5086/QĐ-BYT ngày 04/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục dùng chung mã hãng sản xuất vật tư y tế (Đợt 1) và nguyên tắc mã hóa vật tư y tế phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và Quyết định 2807/QĐ-BYT ngày 13/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Quyết định 5086/QĐ-BYT

Y tế-Sức khỏe