Thông tư 05/2011/TT-BYT về thực phẩm bổ sung vi chất dinh duỡng

thuộc tính Thông tư 05/2011/TT-BYT

Thông tư 05/2011/TT-BYT của Bộ Y tế ban hành các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với thực phẩm bổ sung vi chất dinh duỡng
Cơ quan ban hành: Bộ Y tế
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:05/2011/TT-BYT
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Trịnh Quân Huấn
Ngày ban hành:13/01/2011
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Y tế-Sức khỏe

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư 05/2011/TT-BYT

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết


BỘ Y TẾ

---------------

Số: 05/2011/TT-BYT

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập  - Tự do - Hạnh phúc

---------------------------

Hà Nội, ngày  13   tháng  01   năm 2011

THÔNG TƯ

Ban hành các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

đối với thực phẩm bổ sung vi chất dinh duỡng

-------------------------------

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006 và Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;

Căn cứ Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm ngày 07 tháng 8 năm 2003 và Nghị định số 163/2004/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm;

Căn cứ Nghị định số 188/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Đào tạo, Vụ trưởng Vụ Pháp chế,

QUY ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng:
QCVN 9-1:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với muối Iod
Điều 2. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 8 năm 2011.
Điều 3. Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Y tế, các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

Nơi nhận:    

- VPCP (Văn xã, Công báo, Cổng TTĐT Chính phủ);

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;

- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra VBQPPL);                                                       

- Bộ trưởng Nguyễn Quốc Triệu (để báo cáo);

- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;

- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

- Toà án nhân dân tối cao;

- Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;

- Chi cục ATTP các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;

- TTYTDP các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;

- Các cơ quan KTNN đối với thực phẩm nhập khẩu;

- Tổng Cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng (để đăng bạ);

- Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế;

- Lưu: VT, K2ĐT, PC, ATTP.

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

 

 

 

 

 

Trịnh Quân Huấn

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 

 

 

QCVN …...:2011/BYT

 

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

ĐỐI VỚI NƯỚC ĐÁ DÙNG LIỀN

National technical regulation

 for edible ice

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HÀ NỘI - 2011

 

 

 

 

Lời nói đầu

 

QCVN số .........:2011/BYT do Ban soạn thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia nhóm kem thực phẩm biên soạn, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số ……2011/TT-BYT ngày……tháng…….năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

 

 


 


QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

 

ĐỐI VỚI NƯỚC ĐÁ DÙNG LIỀN
National technical regulation
for edible ice

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định các chỉ tiêu an toàn thực phẩm và các yêu cầu quản lý đối với nước đá dùng liền được sử dụng để ăn uống trực tiếp. Nước đá dùng liền không bao gồm các loại nước đá được sản xuất để bảo quản thực phẩm hoặc dùng cho các mục đích khác.

1.2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với:

a) Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm nước đá dùng liền tại Việt Nam;

b) Cơ quan quản lý nhà nước có liên quan.

1.3. Giải thích từ ngữ

Trong Quy chuẩn này, các từ ngữ và ký hiệu viết tắt dưới đây được hiểu như sau:

1.3.1. Nước đá: là nước ở dạng tinh thể, thu được khi làm lạnh nước xuống dưới 0oC (273 K và 23oF) tại áp suất thường.

1.3.2. Nước đá dùng liền: là nước đá được sản xuất từ nước đạt yêu cầu dùng cho ăn uống theo QCVN 01:2009/BYT về chất lượng nước ăn uống được ban hành kèm theo Thông tư số 04/2009/TT-BYT ngày 17/6/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế; được đóng gói, cung cấp để ăn uống trực tiếp. Nước đá dùng liền không bao gồm các loại nước đá được sản xuất để bảo quản thực phẩm hoặc dùng cho các mục đích khác.

 

 

 

2. QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT

        2.1. Nước được sử dụng để sản xuất nước đá dùng liền phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại QCVN 01:2009/BYT về chất lượng nước ăn uống được ban hành kèm theo Thông tư số 04/2009/TT-BYT ngày 17/6/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

2.2. Yêu cầu hóa học được quy định như sau:

Tên chỉ tiêu

Giới hạn tối đa

1. Clor dư, mg/l

5

2.3. Các chỉ tiêu vi sinh vật trong nước đá dùng liền được quy định như sau:

Kiểm tra lần đầu:

Tên chỉ tiêu

Lượng  mẫu

Yêu cầu

1. E. coli hoặc coliform chịu nhiệt

1 x 250 g

Không phát hiện được trong bất kỳ mẫu nào

2. Coliform tổng số

1 x 250 g

Nếu số vi khuẩn (bào tử) ³ 1 và £ 2 thì tiến hành kiểm tra lần thứ hai.

Nếu số vi khuẩn (bào tử) >2 thì loại bỏ.

 

 

 

3. Streptococci feacal

1 x 250 g

4. Pseudomonas aeruginosa

1 x 250 g

5. Bào tử vi khuẩn kị khí khử sulfit

1 x 50 g

Kiểm tra lần thứ 2:

Tên chỉ tiêu

Giới hạn tối đa cho phép

(Trong 1 g sản phẩm)

n 1)

c 2)

m 3)

M 4)

1.   {C}{C}Coliform tổng số

4

1

0

2

2.   Streptococci feacal

4

1

0

2

3.   Pseudomonas aeruginosa

4

1

0

2

4.   Bào tử vi khuẩn kị khí khử sulfit

4

1

0

2

Trong đó:

1)  n: số đơn vị mẫu tối thiểu phải kiểm tra.

2)  c: số đơn vị mẫu tối đa được chấp nhận khi phát hiện nhiễm vi sinh vật lớn hơn m và nhỏ hơn M.

3m: mức giới hạn tối đa vi sinh vật có thể được chấp nhận trong một đơn vị mẫu.

4M: là mức giới hạn tối đa vi sinh vật mà không mẫu nào được phép vượt quá.

3. LẤY MẪU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ

3.1. Lấy mẫu: Theo hướng dẫn tại Thông tư 16/2009/TT-BKHCN ngày 02 tháng 6 năm 2009 của Bộ Khoa học và Công nghệ về hướng dẫn kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

3.2. Phương pháp thử

3.2.1. ISO 7393-1:1985 Water quality – Determination of free chlorine and total chlorine – Part 1: Titrimetric method using N,N-diethyl-1,4-phenylenediamine (Chất lượng nước Xác định clo tự do và clo tổng số Phần 1: Phương pháp chuẩn độ dùng N, N-dietyl-1,4 phenylendiamin).

3.2.2. ISO 7393-2:1985 Water quality – Determination of free chlorine and total chlorine – Part 2: Colorimetric method using N,N-diethyl-1,4-phenylenediamine, for routine control purposes (Chất lượng nước Xác định clo tự do và clo tổng số Phần 2: Phương pháp đo màu dùng N, N-dietyl-1,4 phenyllendiamin cho công việc kiểm tra thường ngày).

3.2.3. ISO 7393-3:1990 Water quality – Determination of free chlorine and total chlorine – Part 3: Iodometric titration method for the determination of total chlorine (Chất lượng nước Xác định clo tự do và clo tổng số Phần 3: Phương pháp xác định clo tổng số bằng chuẩn độ iod).

3.2.4. TCVN 6187-1:2009 (ISO 9308-1:2000, With Cor 1:2007) Chất lượng nước – Phát hiện và đếm Escherichia coli vi khuẩn coliform Phần 1: Phương pháp lọc màng.

3.2.5. TCVN 6191-2:1996 (ISO 6461-2:1986) Chất lượng nước – Phát hiện và đếm số bào tử vi khuẩn kị khí khử sulfit (Clostridia) – Phần 2:  Phương pháp màng lọc.

3.2.6. ISO 7899-2:2000 Water quality – Detection and enumeration of intestinal enterococci – Part 2: Membrane filtration method (Chất lượng nước Phát hiện và đếm khuẩn liên cầu khuẩn đường ruột Phần 2: Phương pháp lọc màng).

3.2.7. ISO 16266:2006 Water quality – Detection and enumeration of Pseudomonas aeruginosa – Method by membrane filtration (Chất lượng nước – Phát hiện và định lượng Pseudomonas aeruginosa – Phương pháp lọc màng).

4. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ

4.1. Bao gói và ghi nhãn sản phẩm

Nước đá dùng liền phải được đóng gói trong bao bì kín và ghi nhãn theo đúng quy định tại Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ về nhãn hàng hoá và các văn bản hướng dẫn thi hành. 

4.2. Công bố hợp quy

4.2.1. Sản phẩm nước đá dùng liền sản xuất, kinh doanh trong nước phải được công bố hợp quy phù hợp với các quy định tại Quy chuẩn này.

4.2.2. Phương thức, trình tự, thủ tục công bố hợp quy được thực hiện theo Quy định về chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy và công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy được ban hành kèm theo Quyết định số 24/2007/QĐ-BKHCN ngày 28 tháng 9 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ và các quy định của pháp luật.

4.3. Kiểm tra đối với các sản phẩm nước đá dùng liền

Việc kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn đối với sản phẩm nước đá dùng liền phải được thực hiện theo các quy định của pháp luật.

5. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

5.1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm nước đá dùng liền phải công bố hợp quy phù hợp với các quy định kỹ thuật tại Quy chuẩn này, đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo phân cấp của Bộ Y tế và bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn theo đúng nội dung đã công bố.

5.2. Tổ chức, cá nhân chỉ được sản xuất, kinh doanh sản phẩm nước đá dùng liền sau khi hoàn tất đăng ký bản công bố hợp quy và bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn, ghi nhãn phù hợp với các quy định của pháp luật.

6. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

6.1. Giao Cục An toàn vệ sinh thực phẩm chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan hướng dẫn triển khai và tổ chức việc thực hiện Quy chuẩn này.

6.2. Căn cứ vào yêu cầu quản lý, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm có trách nhiệm kiến nghị Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Quy chuẩn này.

6.3. Trong trường hợp các tiêu chuẩn và quy định pháp luật được viện dẫn trong Quy chuẩn này có sự thay đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì áp dụng theo văn bản mới.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 3514/QĐ-BYT của Bộ Y tế bãi bỏ Quyết định 5086/QĐ-BYT ngày 04/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục dùng chung mã hãng sản xuất vật tư y tế (Đợt 1) và nguyên tắc mã hóa vật tư y tế phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và Quyết định 2807/QĐ-BYT ngày 13/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Quyết định 5086/QĐ-BYT

Y tế-Sức khỏe

văn bản mới nhất

Quyết định 3514/QĐ-BYT của Bộ Y tế bãi bỏ Quyết định 5086/QĐ-BYT ngày 04/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục dùng chung mã hãng sản xuất vật tư y tế (Đợt 1) và nguyên tắc mã hóa vật tư y tế phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và Quyết định 2807/QĐ-BYT ngày 13/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Quyết định 5086/QĐ-BYT

Y tế-Sức khỏe