Thông tư 05/2010/TT-BNNPTNT về kiểm tra, giám sát VSATTP nông sản trước khi ra thị trường

thuộc tính Thông tư 05/2010/TT-BNNPTNT

Thông tư 05/2010/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn việc kiểm tra, giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm nông sản trước khi đưa ra thị trường
Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:05/2010/TT-BNNPTNT
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Cao Đức Phát
Ngày ban hành:22/01/2010
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Y tế-Sức khỏe, Nông nghiệp-Lâm nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-----------------------
Số: 05/2010/TT-BNNPTNT

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------------
Hà Nội, ngày  22 tháng  01  năm 2010

THÔNG TƯ

Hướng dẫn việc kiểm tra, giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm nông sản

trước khi đưa ra thị trường

-----------------------------

Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10/9/2009 của Chính phủ sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm và Nghị định số 163/2004/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm;

Căn cứ Nghị định số 79/2008/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2008 của Chính phủ quy định hệ thống tổ chức quản lý, thanh tra và kiểm nghiệm về vệ sinh an toàn thực phẩm;                                                                                    

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn việc kiểm tra, giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm nông sản trước khi đưa ra thị trường như sau:

Chương I
 QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Thông tư này hướng dẫn việc kiểm tra, giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) đối với thực phẩm nông sản trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ; trách nhiệm của các cơ quan kiểm tra, giám sát và cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nông sản trước khi đưa ra thị trường (sau đây gọi tắt là cơ sở).
2. Những nội dung hướng dẫn trong Thông tư này không điều chỉnh các nội dung quy định liên quan đến kiểm dịch động vật; kiểm dịch thực vật; kiểm tra, chứng nhận quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Thông tư này áp dụng đối với:
a) Các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nông sản có nguồn gốc từ thực vật, bao gồm: cơ sở trồng trọt; cơ sở sơ chế; cơ sở chế biến; cơ sở bảo quản thành phẩm.
b) Các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nông sản có nguồn gốc từ động vật, bao gồm: cơ sở chăn nuôi; cơ sở giết mổ; cơ sở sơ chế; cơ sở chế biến; cơ sở bảo quản thành phẩm.
2. Thông tư này không áp dụng đối với các cơ sở sản xuất thực phẩm nông sản không nhằm mục đích đưa sản phẩm ra tiêu thụ trên thị trường.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, một số từ ngữ được hiểu như sau:
1. Thực phẩm nông sản: là tất cả các sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật, động vật (trừ thủy sản) hoặc thực phẩm phối chế mà thành phần chủ yếu là sản phẩm thực vật, hoặc sản phẩm động vật, được con người sử dụng làm thực phẩm.
2. Thực phẩm nông sản sơ chế: là thực phẩm nông sản đã được cắt, tỉa, rửa, đóng gói đối với sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật; cắt, pha lọc, đông lạnh, đóng gói đối với sản phẩm có nguồn gốc từ động vật hoặc những thao tác khác làm ảnh hưởng đến sự nguyên vẹn về hình thể nhưng không làm thay đổi tính chất ban đầu của sản phẩm.
3. Thực phẩm nông sản chế biến: là thực phẩm nông sản đã trải qua bất kỳ hoạt động xử lý nào làm thay đổi căn bản kết cấu tự nhiên của nguyên liệu nông sản.   
4. Bảo quản: là việc sử dụng vật chứa, trang thiết bị hoặc tác nhân hỗ trợ thích hợp để hạn chế sự thay đổi tình trạng chất lượng ban đầu của sản phẩm thực phẩm nông sản trong một khoảng thời gian nhất định.
5. Cơ sở sơ chế thực phẩm nông sản: là nơi diễn ra một hoặc nhiều hoạt động như cắt, tỉa, rửa, đóng gói đối với sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật; cắt, pha lọc, đông lạnh, đóng gói đối với sản phẩm có nguồn gốc từ động vật hoặc những thao tác khác làm ảnh hưởng đến sự nguyên vẹn về hình thể nhưng không làm thay đổi tính chất ban đầu của sản phẩm.
6. Cơ sở chế biến thực phẩm nông sản: là nơi diễn ra một hoặc nhiều hoạt động xử lý làm thay đổi căn bản kết cấu tự nhiên của nguyên liệu nông sản, sau đó sản phẩm được bao gói hoàn chỉnh để đưa ra thị trường.
7. Cơ sở bảo quản thành phẩm: là nơi bố trí các trang thiết bị, dụng cụ chuyên dụng cần thiết để bảo quản sản phẩm thực phẩm nông sản.
8. Kiểm tra: là việc đánh giá mức độ đáp ứng của cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông sản so với các quy chuẩn kỹ thuật, quy định kỹ thuật về VSATTP theo quy định hiện hành. Khi cần thiết có thể lấy mẫu vệ sinh công nghiệp, lấy mẫu nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm để thẩm tra.
9. Giám sát: là việc đánh giá mức độ vệ sinh an toàn thực phẩm của sản phẩm theo quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy định về VSATTP thông qua việc lấy mẫu phân tích theo kế hoạch được phê duyệt (không bao gồm việc lấy mẫu thẩm tra điều kiện đảm bảo VSATTP của cơ sở).
 Điều 4. Kinh phí triển khai
Kinh phí thực hiện kiểm tra điều kiện đảm bảo VSATTP các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nông sản, thực hiện các chương trình giám sát VSATTP đối với thực phẩm nông sản trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ do ngân sách Nhà nước cấp theo quy định hiện hành. Các cơ quan theo phân công có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, dự trù kinh phí thực hiện hàng năm, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Chương II
KIỂM TRA CƠ SỞ SẢN XUẤT KINH DOANH
THỰC PHẨM NÔNG SẢN
Điều 5. Căn cứ để kiểm tra
1. Căn cứ để kiểm tra điều kiện đảm bảo VSATTP là các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, các quy định về VSATTP nông sản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các quy định của Nhà nước có liên quan tương ứng đối với từng loại hình cơ sở.
2. Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nông sản xuất khẩu, ngoài việc tuân thủ các nội dung quy định tại Khoản 1 Điều này còn căn cứ theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập, các hiệp định, thỏa thuận song phương hoặc quy định của nước nhập khẩu.
Điều 6. Nguyên tắc kiểm tra
1. Việc xác định chế độ kiểm tra áp dụng đối với cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nông sản dựa trên:
a) Lịch sử tuân thủ các quy định đảm bảo VSATTP của cơ sở;
b) Mức độ rủi ro về VSATTP của sản phẩm do cơ sở sản xuất;
c) Hệ thống quản lý chất lượng đang được áp dụng tại cơ sở.
2. Trình tự, thủ tục kiểm tra điều kiện đảm bảo VSATTP cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nông sản do các Cục quản lý chuyên ngành được giao chủ trì (sau đây gọi tắt là Cục quản lý chuyên ngành) xây dựng phải đảm bảo:
a) Dựa trên đánh giá rủi ro đối với từng loại hình cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nông sản.
b) Rõ ràng, minh bạch; đảm bảo hiệu lực, hiệu quả nhưng không gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của cơ sở được kiểm tra.
3. Kiểm tra viên phải trung thực, khách quan, không có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp về lợi ích kinh tế với cơ sở được kiểm tra.
Điều 7. Cơ quan kiểm tra
Chi cục Bảo vệ thực vật, Chi cục Thú y thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện kiểm tra điều kiện đảm bảo VSATTP cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nông sản tại địa phương theo chỉ đạo, hướng dẫn và giám sát về chuyên môn, nghiệp vụ của Cục quản lý chuyên ngành theo phân công nêu tại Điều 8 Thông tư này.
Điều 8. Cơ quan chịu trách nhiệm chủ trì hướng dẫn và giám sát việc kiểm tra điều kiện đảm bảo VSATTP của cơ quan kiểm tra địa phương
1. Cục Bảo vệ thực vật: Chuỗi sản xuất kinh doanh thực phẩm nông sản có nguồn gốc thực vật từ trồng trọt, sơ chế, chế biến, bảo quản, đóng gói cho đến khi sản phẩm được đưa ra lưu thông trên thị trường.
2. Cục Thú y: Chuỗi sản xuất kinh doanh thực phẩm nông sản có nguồn gốc động vật (trên cạn) từ chăn nuôi, giết mổ, sơ chế, chế biến, bảo quản cho đến khi sản phẩm đưa ra lưu thông trên thị trường.
Điều 9. Cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản
1. Tổ chức kiểm tra có lựa chọn theo kế hoạch hàng năm được duyệt hoặc kiểm tra đột xuất theo phân công của Bộ trưởng về điều kiện đảm bảo VSATTP đối với cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nông sản trên phạm vi toàn quốc.
2. Chủ trì, phối hợp với các Cục quản lý chuyên ngành tổ chức truy xuất nguyên nhân thực phẩm nông sản không đảm bảo VSATTP.
Chương III
CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT
VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM NÔNG SẢN
Điều 10. Phạm vi giám sát
Chương trình giám sát VSATTP nông sản (sau đây gọi là chương trình giám sát) được triển khai tại các công đoạn trồng trọt, chăn nuôi, giết mổ, sơ chế, đóng gói, chế biến, chợ đầu mối thực phẩm nông sản do các Cục quản lý chuyên ngành thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thực hiện trên phạm vi cả nước.
Điều 11. Căn cứ giám sát
Căn cứ để thực hiện giám sát VSATTP nông sản là các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, các quy định về VSATTP nông sản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các quy định của Nhà nước có liên quan
Điều 12. Cơ quan chịu trách nhiệm tổ chức giám sát
1. Cơ quan chịu trách nhiệm xây dựng và tổ chức triển khai chương trình giám sát thực phẩm nông sản:
a. Cục Bảo vệ thực vật: Chuỗi sản xuất kinh doanh thực phẩm nông sản có nguồn gốc thực vật.
b. Cục Thú y: Chuỗi sản xuất kinh doanh thực phẩm nông sản có nguồn gốc động vật (trên cạn).
2. Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản: đầu mối trong việc thẩm định, tổng hợp chương trình giám sát của các Cục quản lý chuyên ngành  trình Bộ phê duyệt và theo dõi thực hiện các chương trình giám sát.
Điều  13. Xây dựng chương trình giám sát
1. Căn cứ kết quả giám sát hàng năm, trên cơ sở đánh giá rủi ro và thực tế sản xuất thực phẩm nông sản (có thể tiến hành khảo sát nếu cần), các Cục quản lý chuyên ngành xây dựng chương trình giám sát theo phạm vi quản lý tại Điều 12 Thông tư này và gửi về Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản trước ngày 15/11 hàng năm.
2. Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản tổ chức thẩm định nội dung và dự toán kinh phí của chương trình giám sát do các Cục quản lý chuyên ngành xây dựng, trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, phê duyệt.
Điều  14. Triển khai chương trình giám sát
1. Các Cục quản lý chuyên ngành tổ chức thực hiện chương trình giám sát theo phê duyệt của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Trình tự, thủ tục, phương pháp lấy mẫu, bảo quản, giao nhận mẫu được thực hiện theo hướng dẫn của Cục quản lý chuyên ngành.
3. Mẫu được gửi phân tích tại các phòng kiểm nghiệm đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định.
4. Trong trường hợp cần điều chỉnh chương trình giám sát, Cục quản lý chuyên ngành làm văn bản gửi Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản để tổ chức thẩm định, trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt.
5. Hàng năm, hoặc đột xuất (khi có yêu cầu), các Cục quản lý chuyên ngành báo cáo kết quả giám sát gửi về Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản để tổng hợp báo cáo Bộ.
Điều 15. Biện pháp khắc phục khi phát hiện ô nhiễm vi sinh vật, hoặc hóa chất vượt mức giới hạn tối đa cho phép
1. Trong trường hợp phát hiện ô nhiễm vi sinh vật, hoặc hóa chất vượt mức giới hạn tối đa cho phép, Cục quản lý chuyên ngành gửi văn bản cảnh báo đến cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nông sản có mẫu vi phạm, yêu cầu cơ sở xác định nguyên nhân và thực hiện biện pháp khắc phục phù hợp, đồng gửi thông báo cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn địa phương để phối hợp kiểm soát.
2. Khi nhận được văn bản cảnh báo, cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nông sản có mẫu vi phạm phải tiến hành điều tra, xác định nguyên nhân, triển khai biện pháp khắc phục và báo cáo Cục quản lý chuyên ngành, Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3. Trong trường hợp có tái phạm:
a. Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản phối hợp với các Cục quản lý chuyên ngành tổ chức truy xuất nguyên nhân thực phẩm nông sản bị phát hiện ô nhiễm vi sinh vật, hoặc hóa chất vượt mức giới hạn tối đa cho phép.
b. Cục quản lý chuyên ngành lấy mẫu giám sát tăng cường tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông sản có mẫu vi phạm và xử lý kết quả kiểm tra theo quy định.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 16. Các Cục quản lý chuyên ngành
1. Theo phân công tại Chương II Thông tư này, xây dựng, trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành:
a. Các quy định về trình tự, thủ tục, nội dung kiểm tra điều kiện đảm bảo VSATTP đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nông sản. Hoàn thành trước 01/7/2010.
b. Các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện VSATTP đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nông sản.
2. Tổ chức đào tạo, tập huấn, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ kiểm tra VSATTP các cơ sở theo phân công tại Chương II Thông tư này cho các kiểm tra viên của Cơ quan kiểm tra địa phương.
3. Tổ chức triển khai chương trình giám sát VSATTP nông sản theo phân công nêu tại Điều 12 Thông tư này.
4. Hàng năm, hoặc đột xuất (khi có yêu cầu), gửi báo cáo kết quả kiểm tra, giám sát về Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản để tổng hợp báo cáo Bộ.
5. Phối hợp với Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản truy xuất nguyên nhân thực phẩm nông sản không đảm bảo VSATTP.
6. Hàng năm, xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí cho việc thực hiện kiểm tra điều kiện đảm bảo VSATTP các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nông sản thuộc phạm vi quản lý, trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt, cấp kinh phí; xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí cho việc thực hiện chương trình giám sát VSATTP nông sản theo phân công, gửi về Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản tổ chức thẩm định, đồng trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt, cấp kinh phí.
Điều 17. Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thuỷ sản 
1. Tổ chức thẩm định các chương trình giám sát VSATTP nông sản do các Cục quản lý chuyên ngành xây dựng, trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt và giám sát việc thực hiện các hoạt động liên quan đến các chương trình giám sát VSATTP nông sản. Tổng hợp kết quả giám sát báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Phối hợp các Cục quản lý chuyên ngành tổ chức đào tạo, tập huấn, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ kiểm tra điều kiện đảm bảo VSATTP các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nông sản cho các Cơ quan kiểm tra địa phương.
3. Tổng hợp và thông báo danh sách các phòng kiểm nghiệm được chỉ định tham gia phân tích các chỉ tiêu về VSATTP nông sản.
4. Hàng năm, xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí cho việc thực hiện kiểm tra điều kiện đảm bảo VSATTP các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nông sản thuộc phạm vi quản lý, trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt, cấp kinh phí.
Điều 18. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Chỉ đạo Chi cục Bảo vệ thực vật, Chi cục Thú y thực hiện việc kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nông sản tại địa phương và tham gia thực hiện các chương trình giám sát, truy xuất nguyên nhân thực phẩm nông sản không đảm bảo VSATTP theo hướng dẫn của các Cục quản lý chuyên ngành.
2. Tổ chức hướng dẫn, tuyên truyền, tập huấn kiến thức đảm bảo VSATTP nông sản cho các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc phạm vi phân công.
3. Hàng năm, tổng hợp kế hoạch và dự toán kinh phí cho việc thực hiện kiểm tra điều kiện đảm bảo VSATTP các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nông sản thuộc phạm vi quản lý, trình cấp có thẩm quyền của địa phương phê duyệt, cấp kinh phí.
4. Tổng hợp, đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy định về VSATTP nông sản cho phù hợp với tình hình thực tế trong công tác kiểm tra điều kiện đảm bảo VSATTP nông sản.
Điều 19. Chi cục Bảo vệ thực vật, Chi cục Thú y thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
1. Thực hiện kiểm tra điều kiện đảm bảo VSATTP các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nông sản theo phân công, phân cấp và theo hướng dẫn của các Cục quản lý chuyên ngành
2. Lưu trữ có hệ thống toàn bộ hồ sơ có liên quan đến hoạt động kiểm tra điều kiện đảm bảo VSATTP cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nông sản trong thời gian tối thiểu 02 năm; cung cấp hồ sơ, giải trình đầy đủ và chính xác các vấn đề có liên quan đến việc kiểm tra cho cơ quan quản lý cấp trên khi được yêu cầu.
3. Hàng năm, tổng hợp danh sách các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông sản thuộc phạm vi quản lý, kết quả kiểm tra và báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục quản lý chuyên ngành và Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản.
4. Hàng năm, xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí cho việc thực hiện kiểm tra điều kiện đảm bảo VSATTP các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nông sản theo phân công, phân cấp, trình Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, tổng hợp và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 20. Cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nông sản
1. Duy trì điều kiện đảm bảo VSATTP theo quy định.
2. Chấp hành hoạt động kiểm tra điều kiện đảm bảo VSATTP nông sản của Cơ quan kiểm tra.
3. Thực hiện sửa chữa các sai lỗi đã nêu trong Biên bản kiểm tra và Thông báo của Cơ quan kiểm tra.
4. Thực hiện truy xuất nguyên nhân lô hàng thực phẩm nông sản bị phát hiện ô nhiễm vi sinh vật, hoặc hóa chất vượt mức giới hạn tối đa cho phép; thiết lập biện pháp khắc phục sai lỗi theo hướng dẫn và báo cáo Cục quản lý chuyên ngành, Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Điều 21. Phòng Kiểm nghiệm được chỉ định phân tích các chỉ tiêu VSATTP nông sản
1. Tuân thủ đúng quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với các Phòng kiểm nghiệm được chỉ định.
2. Đảm bảo kết quả kiểm nghiệm chính xác, khách quan và thông báo kết quả đúng hạn; chịu trách nhiệm về kết quả phân tích do Phòng kiểm nghiệm thực hiện.
3. Chỉ được phép thông báo kết quả phân tích các chỉ tiêu VSATTP cho Cơ quan gửi mẫu.
Chương V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 22. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký.
Điều 23. Sửa đổi, bổ sung
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị báo cáo về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, sửa đổi, bổ sung.

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Lãnh đạo Bộ NN&PTNT;
- Công báo Chính phủ, Website Chính phủ;
- Các  Bộ: KHCN, Y tế, Công Thương;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Các Cục, Vụ, Thanh tra, Văn phòng (Bộ NN&PTNT);
- Sở NN&PTNT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Lưu: VT, QLCL.

BỘ TRƯỞNG
(Đã ký)

 

 
 

  

Cao Đức Phát 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
-----------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No. 05/20107TT-BNNPTNT

Hanoi, January 22, 2010

 

CIRCULAR

GUIDING THE HYGIENE AND SAFETY INSPECTION AND CONTROL OF AGRICULTURAL FOOD BEFORE MARKET CIRCULATION

THE MINISTRY AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT

 

Pursuant to the Government's Decree No. 01/ 2008/ND-CP of January 3, 2008, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Agriculture and Rural Development;

Pursuant to the Government's Decree No. 75/ 2009/ND-CP of September 10, 2009, amending

Article 3 of the Government's Decree No. 01/ 2008/ND-CP of January 3, 2008, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Agriculture and Rural Development;

Pursuant to the Ordinance on Food Hygiene and Safety, and the Government's Decree No. 163/2004/ND-CP of September 7, 2004, detailing a number of articles of the Ordinance on Food Hygiene and Safety;

Pursuant to the Government's Decree No. 79/ 2008/ND-CP of July 18, 2008, stipulating the organizational system of food hygiene and safety management, inspection and testing;

The Ministry of Agriculture and Rural Development guides the hygiene and safety inspection and control of agricultural food before market circulation as follows:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

 

Article 1. Scope of regulation

1. This Circular guides the hygiene and safety inspection and control of agricultural food before market circulation; and responsibilities of inspection and control agencies and producers and traders of agricultural food (below referred to as establishments) before market circulation.

2. This Circular does not govern regulations related to animal quarantine; plant quarantine; and inspection and certification of good agricultural practice.

 

Article 2. Subjects of application

1. This Circular applies to:


a/ Producers and traders of vegetable-based agricultural food, including growers, preliminary processors, processors and preservers of finished products.

b/ Producers and traders of animal-based agricultural food, including breeders, slaughterhouses, preliminary processors, processors and preservers of finished products.

2. This Circular does not apply to producers of agricultural food not for market sale.

 

Article 3. Interpretation of terms

In this Circular, the terms below are construed as follows:

1. Agricultural food means all vegetable- and animal-based products (other than aquatic products) or processed foodstuffs with main ingredients being vegetable or animal products, to be used as food for humans.

2. Preliminarily processed agricultural food means agricultural food which has been cut into pieces, pruned, cleaned and packed, for vegetable-based products; cut into pieces, sliced, frozen and packed, for animal-based products; or otherwise treated thereby affecting the appearance wholeness of products without changing their original properties.

3. Processed agricultural food means agricultural food which has gone through any process which fundamentally changes the natural texture of agricultural materials.

4. Preservation means the use of appropriate containers, equipment or supportive agents to
mitigate change in the initial quality of agricultural food products in a certain period of time.

5. Agricultural food preliminary processor means a place where occurs one or several
activities such as cutting, pruning, cleaning and packing, for vegetable-based products; cutting,
slicing, freezing and packing, for animal-based products, or otherwise treating which affects the
appearance wholeness of products without changing their original properties.

6.  Agricultural food processor mean's a place where occurs one or several processing activities which fundamentally change the natural texture of agricultural materials and products are subsequently packed for market sale.

7.  Finished product preserver means a place with special-use equipment and tool Necessary for agricultural food preservation.

8.  Inspection means evaluation of the level of conformity with technical standards and regulations on food hygiene and safety under current regulations by agricultural food producers and traders. When necessary, industrial hygiene samples or samples of raw materials, semi- finished or finished products may be taken for verification.         

9. Control means evaluation of the level of conformity with national technical Emulations and regulations on food hygiene and safety by taking samples for analysis under approved plans
(excluding sampling of products verify establishments' food hygiene and safety conditions).

 

Article 4. Funds for implementation

Funds for the inspection of establishments' food hygiene and safety conditions and for implementation of food hygiene and safety control programs for agricultural food before market sale come from the state budget under current regulations. Assigned agencies shall elaborate plans and estimate funds for annual implementation and submit them to competent authorities for approval.

Chapter 11

INSPECTION OF ESTABLISHMENTS

 

Article 5. Inspection grounds

1. Grounds for inspection of food hygiene and safety conditions are national technical regulations, the Ministry of Agriculture and Rural Development's regulations on agricultural food hygiene and safety and relevant state regulations corresponding to each type of establishments.

2. Apart from complying with Clause 1 of this Article, producers and traders of exported agricultural food shall comply with treaties which Vietnam has signed or acceded to, bilateral agreement or regulations of importing countries.

 

Article 6. Inspection principles

1. Infection regimes applicable to establishments shall be determined based on:

a/ Regards of their observance of regulations on food hygiene and safety;

b/ Levels of food hygiene and safety risks of their products;

c/ Their currently applied quality control systems.

2. The order and procedures to inspect food hygiene and safety conditions of establishments
shall be set by assigned line management departments (below referred to as line management departments), which must:

a/ Be based on risk assessment for each type of establishments.

b/ Be clear and transparent; guarantee effect and effectiveness without affecting production and business activities of inspected establishments.

c/ Inspectors must be honest, impartial and have no direct or indirect economic benefits related to inspected establishments.

 

Article 7. Inspection agencies

Plant Protection Sub-Departments and Animal Health Sub-Departments under provincial-level Agriculture and Rural Development Departments shall inspect food hygiene and safety conditions of establishments in their localities under the professional direction, guidance and supervision of line management departments as assigned under Article 8 of this Circular.

 

Article 8. Agencies responsible for guiding and supervising local inspection agencies' inspection of food hygiene and safety conditions

1. The Plant Protection Department: Production and business chain of vegetable-based agricultural food, from plantation, preliminary processing, processing, preservation and packing to market sale.

2. The Animal Health Department: Production and business chain of (terrestrial) animal-based agricultural food, from breeding, slaughtering, preliminary processing, processing and preservation to market sale.


 

Article 9. The National Agro-Forestry-Fisheries Quality Assurance Department

1. To conduct selective inspection under approved annual plans or irregular inspection as assigned by the Minister of food hygiene and safety conditions of establishments nationwide.

2. To assume the prime responsibility for, and coordinate with line management departments in, tracking down causes of agricultural food's ineligibility for food hygiene and safety.

 

Chapter III

AGRICULTURAL FOOD HYGIENE AND SAFETY CONTROL PROGRAMS

 

Article 10. Control scope

Agricultural food hygiene and safety control programs (below referred to as control programs) shall be implemented nationwide at the stages of plantation, breeding, slaughtering, preliminary processing, packing, processing and sale at agricultural food wholesale markets by line management departments under the Ministry of Agriculture and Rural Development.

 

Article 11. Control grounds

Grounds for agricultural food hygiene and safety control are national technical regulations, the Ministry of Agriculture and Rural Development's regulations on agricultural food hygiene and safety and relevant state regulations.

 

Article 12. Responsible control agencies

1. Agencies responsible for elaborating and implementing control programs:

a/ The Plant Protection Department:

Production and business chain of vegetable-based agricultural food.

b/ The Animal Health Department: Production and business chain of (terrestrial) animal-based agricultural food.

2. The National Agro-Forestry-Fisheries Quality Assurance Department: To act as the key agency in appraising and summarizing control programs of line management departments, and submitting them to the Ministry for approval and supervising their implementation.

 

Article 13. Formulation of control programs

1.    Based on annual control results, risk assessment and actual production of agricultural food (surveys may be conducted when necessary), line management departments shall formulate control programs within the management scope under Article <B2 of this Circular and submit them to the National Agro-Forestry-Fisheries Quality /Assurance Department before November 15 every year.

2.    The National Agro-Forestry-Fisheries Quality Assurance Department shall appraise contents and cost estimates of control programs of line management departments and submit them to the Ministry of Agriculture and Rural Development for consideration and approval.

 

Article 14. Implementation control programs

1. Line management departments shall implement control programs as approved by the Ministry of Agriculture and Rural Development.

2. The order, procedures and methods of sampling and sample preservation and delivery comply with line management departments' guidance.

3. Samples shall be sent for analysis to laboratories designated by the Ministry of Agriculture and Rural Development.

4. When necessary to adjust control programs, line management departments shall submit written requests to the National Agro-Forestry-Fisheries Quality Assurance Department for appraisal and submission to the Ministry of Agriculture and Rural Development for approval.

3.  Annually or irregularly (upon request), line management departments shall report on control results to the National Agro-Forestry-Fisheries Quality Assurance Department for sum-up and reporting to the Ministry.

Article 15. Remedies when detecting contamination of microorganisms or chemicals in excess prescribed limits

1.      When detecting contamination of microorganisms or chemicals in excess of prescribe limits, line management departments shall send warning notices to establishments with violating samples, requesting them to identify causes and take appropriate remedies, and concurrency send notices to provincial-level Agriculh4saand Rural Development Departments for coordinated control.

2.      When receiving warning notices, establishments with violating samples shall conduct investigation, identify causes and take remedies and report such to line management departments, the National Agro-Forestry-Fisheries Quality Assurance Department and provincial-level Agriculture  and Rural Development Departments.

3. Cases of repeated violations:

a/ The National Agro-Forestry-Fisheries Quality Assurance Department shall coordinate with line management departments in tracking down causes of agricultural food's contamination of microorganisms or chemicals in excess of prescribed limits.

b/ Line management departments shall take samples for intensified control at establishments with violating samples and process inspection results under regulations.

 

Chapter IV

ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

 

Article 16. Line management departments

1. As assigned under Chapter II of this Circular, to elaborate and submit to the Ministry of Agriculture and Rural Development for promulgation:

a/ Regulations on order, procedures and contents of inspection of food hygiene and safety conditions of establishments, to be completed before July 1, 2010.

b/ National technical regulations on food hygiene and safety conditions for establishments.

2. To train in and provide professional guidance on food hygiene and safety inspection at establishments as assigned under Chapter II of this Circular for inspectors of local inspection agencies.

3. To implement control programs as assigned under Article 12 of this Circular.

4. Annually or irregularly (upon request), to submit reports on inspection and control results to the National Agro-Forestry-Fisheries Quality Assurance Department for sum-up and reporting to the Ministry.

5. To coordinate with the National Agro-Forestry-Fisheries Quality Assurance Department in tracking down causes of agricultural food's ineligibility for food hygiene and safety.

6. To annually elaborate plans and estimate costs to inspect food hygiene and safety conditions of establishments under their management and submit them to the Ministry of Agriculture and Rural Development for approval and fund allocation; to elaborate plans and estimate costs to implement control programs under assignment and submit them to the National Agro-Forestry-Fisheries Quality Assurance Department for appraisal and concurrently submit them to the Ministry of Agriculture and Rural Development for approval and fund allocation.

 

Article 17. The National Agro-Forestry-Fisheries Quality Assurance Department

1. To appraise control programs formulated by line management departments, submit them to the Ministry of Agriculture and Rural Development for approval, and supervise activities related to control programs. To summarize control results for reporting to the Ministry of Agriculture and Rural Development.

2. To coordinate with line management departments in training in and providing professional guidance on inspection of food hygiene and safety conditions of establishments for local inspection agencies.

3. To summarize and publicize a list of laboratories designated to analyze agricultural food hygiene and safety norms.

4. To annually elaborate plans and estimate costs to inspect food hygiene and safety conditions of establishments under their management and submit them to the Ministry of Agriculture and Rural Development for approval and fund allocation.

 

Article 18. Provincial-level Agriculture and Rural Development Departments

1. To direct Plant Protection Sub-Departments and Animal Health Sub-Departments in inspecting local establishments and participate in programs to control and track down causes of agricultural food's ineligibility for food hygiene and safety under the guidance, of line management departments.

2. To guide, propagate and train in agricultural food hygiene and safety for establishments under their assigned management.        "j^

3. To annually summarize plans and; estimate costs to inspect food hygiene and safety conditions of establishments under their management and submit them to competent local authorities for approval and fund allocation.

4. To summarize and propose to the Ministry of Agriculture and Rural Development amendments and supplements to national technical regulations and regulations on agricultural food hygiene and safety suitable to practical conditions in inspection of agricultural food hygiene and safety conditions.

 

Article 19. Plant Protection Sub-Departments and Animal Health Sub-Departments under provincial-level Agriculture and Rural Development Departments

1. To inspect food hygiene and safety conditions of establishments under assignment or decentralization and guidance of line management departments.

2. To systematically archive all dossiers relating to the inspection of food hygiene and safety conditions of establishments for at least 2 years; to provide dossiers and fully and accurately justify matters related to such inspection to superior-management agencies when so requested?"'

3. To annually make a list of establishments under their management, and summarize and report inspection results to provincial-level Agriculture and Rural Development Departments, line management departments and the National Agro-Forestry-Fisheries Quality Assurance-Department.

4. To annually elaborate plans and estimate costs to inspect food hygiene and safety conditions of establishments under assignment or decentralization and submit them to provincial-level Agriculture and Rural Development Departments for consideration and sum-up and submission to competent authorities for approval.

 

Article 20. Establishments

1. To maintain food hygiene and safety conditions under regulations.

2. To be subject to agricultural food hygiene and safety condition inspection by inspection agencies.

3. To redress faults mentioned in inspection records and notices of inspection agencies.

4. To track down causes of agricultural food lots' contamination of microorganisms or chemicals in excess of prescribed limits; to work out remedies under guidance and report such to line management departments, the National Agro-Forestry-Fisheries Quality Assurance Department and provincial-level Agriculture and Rural Development Departments.

 

Article 21. Laboratories designated to analyze agricultural food hygiene and safety norms

1. To strictly observe the Ministry of Agriculture and Rural Development's regulations on designated laboratories.

2. To guarantee the accuracy and objectivity of testing results; to notify results on time; to take responsibility for their analysis results.

3. To notify results of analysis of food hygiene and safety norms only to sample-sending agencies.

Chapter V

IMPLEMENTATION PROVISIONS

 

Article 22. Effect

This Circular takes effect 45 days from the date of its signing.

 

Article 23. Amendment and supplementation

In the course of implementation, any problems should be reported to the Ministry of Agriculture and Rural Development for consideration, amendment and supplementation.-

 

 

MINISTER OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT

 

CAO DUC PHAT

 

 


 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 05/2010/TT-BNNPTNT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất