Thông tư 03/2017/TT-BYT quy chuẩn với sản phẩm sữa dạng lỏng

thuộc tính Thông tư 03/2017/TT-BYT

Thông tư 03/2017/TT-BYT của Bộ Y tế về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 5-1:2017/BYT đối với các sản phẩm sữa dạng lỏng
Cơ quan ban hành: Bộ Y tế
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:03/2017/TT-BYT
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Trương Quốc Cường
Ngày ban hành:22/03/2017
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Y tế-Sức khỏe

TÓM TẮT VĂN BẢN

Sữa tươi phải có hàm lượng protein tối thiểu 2,7%

Ngày 22/03/2017, Bộ Y tế ra Thông tư số 03/2017/TT-BYT ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 5-1:2017/BYT đối với các sản phẩm sữa dạng lỏng.
Quy chuẩn này quy định các mức giới hạn an toàn và các yêu cầu quản lý đối với các sản phẩm sữa dạng lỏng, bao gồm nhóm sữa tươi, sữa hoàn nguyên thanh trùng/tiệt trùng, sữa hỗn hợp thanh trùng/tiệt trùng, nhóm sữa cô đặc và sữa đặc có đường; không áp dụng đối với các sản phẩm sữa theo công thức dành cho trẻ đến 36 tháng tuổi, sữa theo công thức với mục đích y tế dành cho trẻ sơ sinh và thực phẩm chức năng.
Theo quy chuẩn này, hàm lượng protein sữa trong nhóm sữa tươi không nhỏ hơn 2,7%; trong nhóm sữa cô đặc và sữa đặc có đường, hàm lượng protein sữa không nhỏ 34% khối lượng tính theo chất khô không béo của sữa.
Về giới hạn tối đa các chất ô nhiễm, Thông tư quy định lượng chì trong nhóm sữa tươi, sữa hoàn nguyên thanh trùng/tiệt trùng, sữa hỗn hợp thanh trùng, tiệt trùng hoặc trong sản phẩm đã pha để sử dụng ngay trong nhóm sữa cô đặc và sữa đặc có đường không được vượt quá 0,02 mg/kg. Đối với sản phẩm sữa dạng lỏng đựng trong bao bì tráng thiếc, lượng thiếc cho phép tối đa là 250 mg/kg.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/03/2018; thay thế Thông tư số 30/2010/TT-BYT ngày 02/06/2010.

Xem chi tiết Thông tư03/2017/TT-BYT tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

 

BỘ Y TẾ
-------
Số: 03/2017/TT-BYT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Hà Nội, ngày 22 tháng 3 năm 2017
 
 
THÔNG TƯ
BAN HÀNH QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA QCVN 5-1:2017/BYT ĐỐI VỚI CÁC SẢN PHẨM SỮA DẠNG LỎNG
 
Căn cứ Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006 và Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;
Căn cứ Luật an toàn thực phẩm ngày 17 tháng 6 năm 2010 và Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm;
Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm;
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 5-1:2017/BYT đối với các sản phẩm sữa dạng lỏng.
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 5- 1:2017/BYT đối với các sản phẩm sữa dạng lỏng.
Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2018.
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 5-1:2010/BYT đối với các sản phẩm sữa dạng lỏng, ban hành kèm theo Thông tư số 30/2010/TT-BYT ngày 02 tháng 6 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.
Điều 3. Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Y tế, các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế; giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
 

 

Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
- VPCP (Công báo, Cổng TTĐT Chính phủ);
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra VBQPPL);
- Bộ trưởng Bộ Y tế (để báo cáo);
- Các đơn vị thuộc Bộ Y tế;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Chi cục ATVSTP các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng (để đăng bạ);
- Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế;
- Lưu: VT, K2ĐT, PC, ATTP.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trương Quốc Cường
 
 
QCVN 5-1:2017/BYT
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA ĐỐI VỚI CÁC SẢN PHẨM SỮA DẠNG LỎNG
National technical regulation for fluid milk products
 
Lời nói đầu
QCVN 5-1:2017/BYT do Ban soạn thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm sữa dạng lỏng biên soạn, Cục An toàn thực phẩm trình duyệt và được ban hành kèm theo Thông tư số 03/2017/TT-BYT ngày 22 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
 
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA ĐỐI VỚI CÁC SẢN PHẨM SỮA DẠNG LỎNG
National technical regulation for fluid milk products
 
I. QUY ĐỊNH CHUNG
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này quy định các mức giới hạn an toàn và các yêu cầu quản lý đối với các sản phẩm sữa dạng lỏng, bao gồm nhóm sữa tươi (sữa tươi nguyên chất thanh trùng/tiệt trùng, sữa tươi nguyên chất tách béo thanh trùng/tiệt trùng, sữa tươi thanh trùng/tiệt trùng, sữa tươi tách béo thanh trùng/tiệt trùng), sữa hoàn nguyên thanh trùng/tiệt trùng, sữa hỗn hợp thanh trùng/tiệt trùng, nhóm sữa cô đặc và sữa đặc có đường (sữa cô đặc, sữa đặc có đường, sữa tách béo cô đặc bổ sung chất béo thực vật, sữa tách béo đặc có đường bổ sung chất béo thực vật).
Quy chuẩn này không áp dụng đối với các sản phẩm sữa theo công thức dành cho trẻ đến 36 tháng tuổi, sữa theo công thức với mục đích y tế đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh và thực phẩm chức năng.
2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu các sản phẩm sữa dạng lỏng tại Việt Nam và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
3. Nguyên tắc xây dựng
Quy chuẩn này được xây dựng dựa trên các nguyên tắc sau đây:
3.1. Bảo đảm an toàn đối với sức khỏe người sử dụng.
3.2. Phù hợp với thực tế sản xuất, kinh doanh và nhập khẩu tại Việt Nam.
3.3. Phù hợp với các tiêu chuẩn quốc gia và quy định của pháp luật Việt Nam.
3.4. Hài hòa với tiêu chuẩn, quy định quốc tế, bảo đảm tránh tạo ra rào cản trong giao lưu thương mại của Việt Nam với các quốc gia khác trên thế giới.
3.5. Cập nhật theo các khuyến cáo về quản lý nguy cơ của cơ quan quản lý có thẩm quyền của Việt Nam và nước ngoài, Tổ chức Nông lương quốc tế (FAO), Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (CODEX).
4. Giải thích từ ngữ
Trong Quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
4.1. Sữa tươi nguyên liệu
Là sữa nguyên chất dạng lỏng thu được từ bò, trâu, dê, cừu, chưa bổ sung hoặc tách bớt bất cứ thành phần nào của sữa, chưa xử lý qua bất kỳ phương pháp nào, được dùng làm nguyên liệu để chế biến.
4.2. Sản phẩm sữa
Sản phẩm thu được từ quá trình chế biến sữa, có thể bổ sung phụ gia thực phẩm và các thành phần khác cần thiết cho quá trình chế biến.
4.3. Sữa bột
Sản phẩm dạng bột thu được bằng cách loại nước từ sữa tươi nguyên liệu. Hàm lượng chất béo, protein của sữa có thể được điều chỉnh bằng cách thêm hoặc loại bớt các thành phần sữa mà không làm thay đổi tỷ lệ giữa whey protein và casein của sữa.
4.4. Chất béo sữa
Sản phẩm chất béo có nguồn gốc từ sữa hoặc sản phẩm sữa, được chế biến bằng các phương pháp sao cho tách được hầu hết nước và chất khô không béo của sữa.
4.5. Chất khô không béo của sữa
Sản phẩm thu được bằng cách loại nước và chất béo sữa từ sữa tươi nguyên liệu.
4.6. Nhóm sữa tươi
4.6.1. Sữa tươi nguyên chất thanh trùng/tiệt trùng
Sản phẩm được chế biến hoàn toàn từ sữa tươi nguyên liệu, không bổ sung hoặc tách bớt bất kỳ thành phần nào của sữa và không bổ sung bất cứ thành phần nào khác, đã qua thanh trùng/tiệt trùng.
4.6.2. Sữa tươi nguyên chất tách béo thanh trùng/tiệt trùng
Sản phẩm được chế biến hoàn toàn từ sữa tươi nguyên liệu, được tách chất béo sữa, không bổ sung hoặc tách bớt bất kỳ thành phần nào khác của sữa và không bổ sung bất cứ thành phần nào khác, đã qua thanh trùng/tiệt trùng.
4.6.3. Sữa tươi thanh trùng/tiệt trùng
Sản phẩm được chế biến chủ yếu từ sữa tươi nguyên liệu (sữa tươi nguyên liệu chiếm tối thiểu 90% tính theo khối lượng sản phẩm cuối cùng).
Sản phẩm này có thể bổ sung các thành phần khác nhưng không nhằm mục đích thay thế các thành phần của sữa, đã qua thanh trùng/tiệt trùng.
4.6.4. Sữa tươi tách béo thanh trùng/tiệt trùng
Sản phẩm được chế biến chủ yếu từ sữa tươi nguyên liệu được tách chất béo sữa (sữa tươi nguyên liệu đã tách chất béo sữa chiếm tối thiểu 90% tính theo khối lượng sản phẩm cuối cùng).
Sản phẩm này có thể bổ sung các thành phần khác nhưng không nhằm mục đích thay thế các thành phần của sữa, đã qua thanh trùng/tiệt trùng.
4.7. Sữa hoàn nguyên thanh trùng/tiệt trùng
Sản phẩm dạng lỏng thu được bằng cách bổ sung một lượng nước cần thiết vào sữa bột hoặc sữa cô đặc để tái lập tỷ lệ nước và chất khô thích hợp của sữa hoặc thu được bằng cách kết hợp chất béo sữa và chất khô không béo của sữa, có thể bổ sung nước để thu được thành phần thích hợp của sữa.
Sản phẩm này có thể bổ sung các thành phần khác nhưng không nhằm mục đích thay thế các thành phần của sữa, đã qua thanh trùng/tiệt trùng. Thành phần sữa hoàn nguyên chiếm tối thiểu 90% tính theo khối lượng sản phẩm cuối cùng.
4.8. Sữa hỗn hợp thanh trùng/tiệt trùng
Sản phẩm được chế biến từ hỗn hợp sữa tươi nguyên liệu, các sản phẩm sữa hoặc các thành phần của sữa.
Sản phẩm này có thể bổ sung các thành phần khác nhưng không nhằm mục đích thay thế các thành phần của sữa, đã qua thanh trùng/tiệt trùng. Thành phần sữa hỗn hợp chiếm tối thiểu 90% tính theo khối lượng sản phẩm cuối cùng.
4.9. Nhóm sữa cô đặc và sữa đặc có đường
4.9.1. Sữa cô đặc
Sản phẩm thu được bằng cách loại bỏ một phần nước từ sữa tươi nguyên liệu bằng nhiệt hoặc bằng bất kỳ phương pháp nào khác. Hàm lượng chất béo, protein của sữa có thể được điều chỉnh bằng cách bổ sung hoặc loại bớt thành phần sữa mà không làm thay đổi tỷ lệ giữa whey protein và casein của sữa.
Sản phẩm này có thể bổ sung các thành phần khác nhưng không nhằm mục đích thay thế các thành phần của sữa.
4.9.2. Sữa đặc có đường
Sản phẩm thu được bằng cách loại bỏ một phần nước từ sữa tươi nguyên liệu hoặc bổ sung nước vào sữa bột, có bổ sung đường. Hàm lượng chất béo, protein của sữa có thể được điều chỉnh bằng cách bổ sung hoặc loại bớt thành phần sữa mà không làm thay đổi tỷ lệ giữa whey protein và casein của sữa.
Sản phẩm này có thể bổ sung các thành phần khác nhưng không nhằm mục đích thay thế các thành phần sữa.
4.9.3. Sữa tách béo cô đặc bổ sung chất béo thực vật
Sản phẩm được chế biến bằng cách kết hợp sữa tách béo với nước hoặc loại bỏ một phần nước, có bổ sung chất béo thực vật.
Sản phẩm này có thể bổ sung các thành phần khác nhưng không nhằm mục đích thay thế các thành phần sữa.
4.9.4. Sữa tách béo đặc có đường bổ sung chất béo thực vật
Sản phẩm được chế biến bằng cách kết hợp sữa tách béo với nước hoặc loại bỏ một phần nước, có bổ sung đường và chất béo thực vật.
Sản phẩm này có thể bổ sung các thành phần khác nhưng không nhằm mục đích thay thế các thành phần sữa.
II. QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT
5. Yêu cầu đối với sữa tươi nguyên liệu để sản xuất các sản phẩm sữa dạng lỏng
Sữa tươi nguyên liệu để sản xuất các sản phẩm sữa dạng lỏng phải bảo đảm yêu cầu chất lượng, an toàn thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
6. Các chỉ tiêu hóa lý, an toàn đối với các sản phẩm sữa dạng lỏng
6.1. Các chỉ tiêu lý hoá được quy định tại Phụ lục I của Quy chuẩn này.
6.2. Giới hạn tối đa các chất ô nhiễm được quy định tại Phụ lục II của Quy chuẩn này.
6.3. Giới hạn tối đa ô nhiễm vi sinh vật được quy định tại Phụ lục III của Quy chuẩn này.
6.4. Phụ gia thực phẩm được phép sử dụng trong sản phẩm sữa dạng lỏng tuân thủ quy định của Bộ Y tế tại Thông tư số 27/2012/TT-BYT ngày 30 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn việc quản lý phụ gia thực phẩm và Thông tư số 08/2015/TT-BYT ngày 11 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 27/2012/TT-BYT ngày 30 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn việc quản lý phụ gia thực phẩm.
6.5. Các phương pháp thử được quy định theo Danh mục tại Phụ lục IV của Quy chuẩn này.
6.6. Trong trường hợp chưa quy định phương pháp thử tại Quy chuẩn này, Bộ Y tế sẽ quyết định phương pháp thử căn cứ theo các phương pháp hiện hành trong nước hoặc ngoài nước đã được xác nhận giá trị sử dụng.
7. Ghi nhãn
7.1. Việc ghi nhãn các sản phẩm sữa dạng lỏng phải theo đúng quy định tại Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 04 năm 2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
7.2. Trên mặt chính của nhãn sản phẩm phải ghi rõ bản chất của sản phẩm theo quy định tại Quy chuẩn này.
III. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ
8. Công bố hợp quy
8.1. Các sản phẩm sữa dạng lỏng được nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh trong nước phải được công bố hợp quy phù hợp với các quy định tại Quy chuẩn này.
8.2. Phương thức, trình tự, thủ tục công bố hợp quy được thực hiện theo Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm, Thông tư số 19/2012/TT-BYT ngày 11 tháng 9 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn việc công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm và các quy định khác có liên quan.
9. Quy định chuyển tiếp
9.1. Giấy Tiếp nhận bản công bố hợp quy
Sản phẩm sữa dạng lỏng đã được cấp Giấy Tiếp nhận bản công bố hợp quy theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 5-1:2010/BYT đối với các sản phẩm sữa dạng lỏng sẽ tiếp tục được sử dụng Giấy Tiếp nhận này để sản xuất, nhập khẩu và kinh doanh cho đến hết thời hạn hiệu lực của Giấy Tiếp nhận.
9.2. Nhãn sản phẩm, bao bì thương phẩm gắn với nhãn sản phẩm
9.2.1. Các sản phẩm sữa dạng lỏng có nhãn đúng quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 5-1:2010/BYT đối với các sản phẩm sữa dạng lỏng đã được sản xuất, nhập khẩu, lưu thông, sử dụng trước thời điểm Quy chuẩn này có hiệu lực thì được tiếp tục lưu thông, sử dụng cho đến hết hạn sử dụng ghi trên nhãn sản phẩm đó.
9.2.2. Nhãn sản phẩm, bao bì thương phẩm gắn nhãn sản phẩm đúng quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 5-1:2010/BYT đối với các sản phẩm sữa dạng lỏng đã được sản xuất, in ấn trước thời điểm Quy chuẩn này có hiệu lực được tiếp tục sử dụng, nhưng không quá 06 tháng kể từ ngày Quy chuẩn này có hiệu lực thi hành.
9.2.3. Các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu sản phẩm sữa dạng lỏng có trách nhiệm kê khai số lượng sản phẩm đã được ghi nhãn theo quy định của pháp luật trước ngày 01 tháng 3 năm 2018 và báo cáo Bộ Y tế (Cục An toàn thực phẩm) để xử lý đối với từng trường hợp cụ thể.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
10. Giao Cục An toàn thực phẩm chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan hướng dẫn triển khai và tổ chức việc thực hiện Quy chuẩn này.
11. Căn cứ vào yêu cầu quản lý, Cục An toàn thực phẩm có trách nhiệm kiến nghị Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Quy chuẩn này.
12. Trong trường hợp các quy định về phương pháp thử theo Tiêu chuẩn quốc gia và các văn bản quy phạm pháp luật được viện dẫn trong Quy chuẩn này có sự thay đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì áp dụng theo quy định về phương pháp thử mới, văn bản mới.
 
PHỤ LỤC I
CÁC CHỈ TIÊU LÝ HOÁ
 

 

Tên chỉ tiêu
Mức quy định
Phương pháp thử
I. Nhóm sữa tươi
 
 
1. Hàm lượng protein sữa, % khối lượng, không nhỏ hơn
2,7
TCVN 8099-5:2009
(ISO 8968-5:2001)
2. Tỷ trọng ở 20 °C, không nhỏ hơn
1,026
TCVN 5860:2007
TCVN 7028:2009
II. Sữa hoàn nguyên và sữa hỗn hợp
1. Hàm lượng protein sữa, % khối lượng, không nhỏ hơn
2,7
TCVN 8099-5:2009
(ISO 8968-5:2001)
III. Nhóm sữa cô đặc và sữa đặc có đường
1. Hàm lượng protein sữa, % khối lượng tính theo chất khô không béo của sữa, không nhỏ hơn
34
TCVN 8099-5:2009
(ISO 8968-5:2001);
TCVN 8099-1:2015
(ISO 8968-1:2014)
 
 
PHỤ LỤC II
GIỚI HẠN TỐI ĐA CÁC CHẤT Ô NHIỄM
 

 

Tên chỉ tiêu
Giới hạn tối đa cho phép
Phương pháp thử
I. Kim loại nặng
1. Chì, mg/kg đối với các sản phẩm được quy định tại khoản 4.6 đến 4.8, hoặc mg/kg sản phẩm đã pha để sử dụng ngay đối với các sản phẩm được quy định tại khoản 4.9
0,02
TCVN 7933:2009
(ISO/TS 6733:2006); TCVN 7929:2008
(EN 14083:2003);
TCVN 10643:2014;
TCVN 10912:2015
EN 15763:2009)
2. Thiếc (đối với sản phẩm đựng trong bao bì tráng thiếc), mg/kg
250
TCVN 7730:2007
(ISO/TS 9941:2005); TCVN 8110:2009
(ISO 14377:2002);
TCVN 7788:2007;
TCVN 10913:2015
(EN 15764:2009);
TCVN 10914:2015
(EN 15765:2009)
II. Độc tố vi nấm
1. Aflatoxin M1, µg/kg
0,5
TCVN 6685:2009
(ISO 14501:2007)
III. Melamin, mg/kg
1. Melamin1), mg/kg
2,5
TCVN 9048:2012
(ISO/TS 15495:2010)
1) Melamin là chỉ tiêu giám sát, không bắt buộc phải thử nghiệm để đánh giá hợp quy nhưng tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, chế biến các sản phẩm sữa dạng lỏng phải đáp ứng quy định này về giới hạn tối đa cho phép.
 
PHỤ LỤC III
GIỚI HẠN TỐI ĐA Ô NHIỄM VI SINH VẬT
 

 

Tên chỈ tiêu
Giới hạn tối đa cho phép
Phương pháp thử
n 2)
M 3)
 
1. Enterobacteriaceae (Chỉ áp dụng đối với các sản phẩm sữa dạng lỏng thanh trùng)
5
10 CFU/ml
TCVN 5518-2:2007
(ISO 21528-2:2004);
TCVN 9980:2013
(AOAC 2003.01)
2. L. monocytogenes
5
100 CFU/ml
TCVN 7700-2:2007
(ISO 11290-2:1998, With amd.1:2004)
2) n: số đơn vị mẫu được lấy từ lô hàng cần kiểm tra.
3) M: là mức giới hạn tối đa mà không mẫu nào được phép vượt quá.
 
PHỤ LỤC IV
DANH MỤC PHƯƠNG PHÁP THỬ
 
I. Lấy mẫu
1. TCVN 6400 (ISO 707) Sữa và sản phẩm sữa - Hướng dẫn lấy mẫu.
II. Phương pháp thử các chỉ tiêu lý hoá
2. TCVN 5860:2007 Sữa tươi thanh trùng
3. TCVN 7028:2009 Sữa tươi tiệt trùng
4. TCVN 8099-1:2015 (ISO 8968-1:2014) Sữa - Xác định hàm lượng nitơ - Phần 1: Phương pháp Kjeldahl
5. TCVN 8099-5:2009 (ISO 8968-5:2001) Sữa - Xác định hàm lượng nitơ - Phần 5: Xác định hàm lượng nitơ protein
III. Phương pháp thử các chất ô nhiễm
III.1. Kim loại nặng
6. TCVN 7933:2009 (ISO/TS 6733:2006) Sữa và sản phẩm sữa - Xác định hàm lượng chì - Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử dùng lò graphit.
7. TCVN 7929:2008 (EN 14083:2003) Thực phẩm - Xác định các nguyên tố vết - Xác định chì, cadimi, crom, molybden bằng đo phổ hấp thụ nguyên tử dùng lò graphit (GFAAS) sau khi phân hủy bằng áp lực
8. TCVN 10912:2015 (EN 15763:2009) Thực phẩm - Xác định các nguyên tố vết - Xác định asen, cadimi, thủy ngân và chì bằng đo phổ khối lượng plasma cảm ứng cao tần (ICP-MS) sau khi phân hủy bằng áp lực
9. TCVN 7730:2007 (ISO/TS 9941:2005) Sữa và sữa cô đặc đóng hộp - Xác định hàm lượng thiếc - Phương pháp đo phổ
10. TCVN 7788:2007 Đồ hộp thực phẩm - Xác định hàm lượng thiếc bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử
11. TCVN 10913:2015 (EN 15764:2009) Thực phẩm - Xác định các nguyên tố vết - Xác định thiếc bằng đo phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa và đo phổ hấp thụ nguyên tử dùng lò graphit (FAAS và GFAAS) sau khi phân hủy bằng áp lực
12. TCVN 10914:2015 (EN 15765:2009) Thực phẩm - Xác định các nguyên tố vết- Xác định thiếc bằng đo phổ khối lượng plasma cảm ứng cao tần (ICP-MS) sau khi phân hủy bằng áp lực
13. TCVN 10643:2014 Thực phẩm - Xác định hàm lượng chì, cadmi, đồng, sắt và kẽm - Phương pháp đo phổ hấp thụ nguyên tử sau khi tro hóa khô
14. TCVN 8110:2009 (ISO 14377:2002) Sữa cô đặc đóng hộp - Xác định hàm lượng thiếc - Phương pháp đo phổ hấp thụ nguyên tử dùng lò graphit
III.2. Độc tố vi nấm
15. TCVN 6685:2009 (ISO 14501:2007) Sữa và sữa bột - Xác định hàm lượng aflatoxin M1 - Làm sạch bằng sắc ký ái lực miễn dịch và xác định bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao
III.3. Melamin
16. TCVN 9048:2012 (ISO/TS 15495:2010) Sữa, sản phẩm sữa và thức ăn công thức dành cho trẻ sơ sinh - Hướng dẫn định lượng melamine và axit xyanuric bằng sắc kí lỏng-khối phổ hai lần (LC-MS/MS)
IV. Phương pháp thử các chỉ tiêu vi sinh vật
17. TCVN 5518-2:2007 (ISO 21528-2:2004) Vi sinh vật trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi - Phương pháp phát hiện và định lượng Enterobactericeae - Phần 2: Kỹ thuật đếm khuẩn lạc
18. TCVN 9980:2013 Thực phẩm và thức ăn chăn nuôi - Định lượng Enterobacteriaceae bằng phương pháp sử dụng đĩa đếm Petrifilm™
19. TCVN 7700-2:2007 (ISO 11290-2:1998, With amd.1:2004) Vi sinh vật trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi - Phương pháp phát hiện và định lượng Listeria monocytogenes - Phần 2: Phương pháp định lượng
(Có thể sử dụng các phương pháp kiểm nghiệm khác có độ chính xác tương đương.)
 
 
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF HEALTH 

Circular No.03/2017/TT-BYTdated March 22, 2017 of the Ministry of Health on QCVN 5-1:2017/BYT - National Technical Regulation for fluid milk product

Pursuant to theLaw on Technical Standards and Regulation dated June 29, 2006 and the Government’s DecreeNo. 127/2007/ND-CP datedAugust 01, 2007elaboratingthe implementation ofsome articlesof the Law on Technical Standards and Regulation;

Pursuant to the Law onFood Safety dated June 17, 2010 and the Government’s Decree No.38/2012/ND-CPdated April 25, 2012elaborating the implementation of some articles of the Law onFood Safety;

Pursuant to the Government’s Decree No. 75/2017/ND-CP datedJune 20, 2017defining functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of National Defense;

At the requestof theDirector GeneralofVietnam Food Administration;

The Minister of Health promulgatesQCVN 5-1:2017/BYT -National technical regulation for fluid milk product.

Article 1.QCVN 5-1:2017/BYT - National technical regulation for fluid milk product issued with this Circular.

Article2.This Circular takes effect on March 01, 2018

QCVN 5-1:2010/BYT -National technical regulation for fluid milk productpromulgated together with the Circular No.30/2010/TT-BYTdated June 02, 1010 of the Minister of Health expires from the effective date of this Circular.

Article 3.The Director General of Vietnam Food Administration, heads of units affiliated to the Ministry of Health, units affiliated to the Ministry of Health; Directors of Departments of Health of provinces and central-affiliated cities and relevant authorities, organizations and individualsshall implementthis Circular./.

For the Minister

The Deputy Minister

Truong Quoc Cuong

 

 

QCVN 5-1:2017/BYT

NATIONAL TECHNICAL REGULATION FOR FLUID MILK PRODUCTS

Foreword

QCVN 5-1:2017/BYTis drafted by the Drafting Committee fornational technical regulation for fluid milk products,submitted by theVietnam Food Administrationfor approval and is promulgated together with the Circular No. 03/2017/TT-BYTdated March 22, 2017 of the Minister of Health.

 

NATIONAL TECHNICAL REGULATION FOR FLUID MILK PRODUCTS

I. GENERAL PROVISIONS

1.Scope of adjustment

This Regulation provides for the safety limits and management requirements for fluid milk products, including fresh milk (pasteurized/sterilizedfresh whole milk, pasteurized/sterilizedfresh skimmed whole milk, pasteurized/sterilizedfresh milk,pasteurized/sterilizedfresh skimmed milk),pasteurized/sterilizedreconstituted milk,pasteurized/sterilizedcomposite milk, condensed milk and sweetened condensed milk (condensed milk, sweetened condensed milk, a blend of evaporated skimmed milk and vegetable fat, a blend of sweetened condensed skimmed milk and vegetable fat).

This Regulation shall not apply to formula milk products for young children aged 36 months or below and formula milk for special medical purposes for infants, and functional food.

2.Subject of application

This Regulation shall apply to producers, sellers and importers of fluid milk products in Vietnam and relevant organizations and individuals.

3.Rules for formulation

This Regulation is formulatedaccording tothe following rules:

3.1. The safety of consumers health is ensured.

3.2. Condition of production, trading and import in Vietnam is conformed to.

3.3. National standards and regulations of Vietnam law are conformed to.

3.4. International standards and regulations are conformed to avoid creating barriers to trade exchange between Vietnam and other countries in the world.

3.5. Risk management recommendations from domestic and foreign competent authorities, Food and Agriculture Organization (FAO), World Health Organization (WHO) and Codex Alimentarius Commission(CODEX)are updated.

4.Definitions

For the purposes of this Regulation, the terms below are construed as follows:

4.1 “raw fresh milk”isfluid milk that is obtained from cows, buffaloes, goats and sheep without either addition to it or extraction from it is not processed by any method and used as an ingredient for processing.

4.2. “milk product”is a product obtained by any processing of milk, which may contain food additives, and other necessary ingredients functionally necessary for the processing.

4.3. “powdered milk”is a powdered product resulting from the removal of water from raw fresh milk. The fat and/or protein content of the milk may have been adjusted by the addition and/or removal of milk constituents in such a way as not to alter the whey protein to casein ratio of the milk being adjusted.

4.4. “milk fat”is the fat that is derived from milk or milk products and processed by a method that can remove most of the water and milk solids-non-fat.

4.5. “milk solids-non-fat”is a product resulting from removal of water and milk fat from raw fresh milk.

4.6. Fresh milk

4.6.1. “pasteurized/sterilizedfresh whole milk”is a product that is completely prepared from raw fresh milk without the addition or removal of any milk constituents and without the addition of any other constituent, and that has undergone pasteurization/sterilization.

4.6.2. “pasteurized/sterilizedfresh skimmed whole milk”is a product that is completely prepared from raw fresh milk, separated from milk fat without the addition or removal of any other milk constituent and without the addition of any other constituent, and that has undergone pasteurization/sterilization.

4.6.3. “pasteurized/sterilizedfresh milk”is a product that is mainly prepared from raw fresh milk (raw fresh milk accounts for at least 90% calculated according to the volume of the final product)

This product maybeadded withotherconstituentswithoutsubstituting the main constituentsand has undergonepasteurization/sterilization.

4.6.4. “pasteurized/sterilizedfresh skimmed milk”is a product that is mainly prepared from raw fresh milk separated from milk fat (raw fresh milk separated from milk fat accounts for at least 90% calculated according to the volume of the final product).

This product maybeadded withotherconstituentswithoutsubstituting the main constituentsand has undergonepasteurization/sterilization.

4.7. “pasteurized/sterilizedreconstituted milk”is the fluid that is obtained by adding water to powdered milk or condensed milk in the amount necessary to re-establish the appropriate water solids ratio or is obtained by mixing milk fat and milk solids-non-fat with or without the addition of water to achieve the appropriate milk product composition.

 This product maybeadded withotherconstituentswithoutsubstituting the main constituentsand has undergonepasteurization/sterilization.The constituents of reconstitutedmilkaccount for at least 90% calculated according to the volume of the final product.

4.8. “pasteurized/sterilizedcomposite milk”is a product that is prepared from the combination of raw fresh milk, milk products or milk constituents.

This product maybeadded withotherconstituentswithoutsubstituting the main constituentsand has undergonepasteurization/sterilization. Theconstituents of compositemilk account for at least 90% calculated according to the volume of the final product.

4.9. Condensed milk and sweetened condensed milk

4.9.1. “condensed milk”is a product that is obtainedby the partial removal of water from raw fresh milk by heat, or by any other process.The fat and/or protein content of the milk may have been adjusted by the addition and/or removal of milk constituents in such a way as not to alter the whey protein to casein ratio of the milk being adjusted.

This product maybeadded withother constituents withoutsubstituting the main constituents.

4.9.2.“sweetened condensed milkis a product that is obtainedby the partial removal of water from raw fresh milk or addition of water to powdered milk, with the addition of sugar.The fat and/or protein content of the milk may have been adjusted by the addition and/or removal of milk constituents in such a way as not to alter the whey protein to casein ratio of the milk being adjusted.

This product maybeadded withother constituents withoutsubstituting the main constituents.

4.9.3.“a blend of evaporated skimmed milk and vegetable fat”is a product that is prepared by recombining skimmed milk and potable water, or by the partial removal of water, with the addition of vegetable fat.

This product maybeadded withother constituents withoutsubstituting the main constituents.

4.9.4. “a blend of condensed skimmed milk and vegetable fat”is a product that is prepared by recombining skimmed milk and potable water, or by the partial removal of water, with the addition of sugar and vegetable fat.

This product maybeadded withother constituents withoutsubstituting the main constituents.

II. TECHINCAL REQUIREMENTS

5.Requirements for raw fresh milk for production of fluid milk products

The raw fresh milk used for production of fluid milk products must satisfy quality and food safety requirements according to regulations of the Minister of Agriculture and Rural Development.

6.Physical and chemical andsafety criteria forfluidmilk products

6.1.Physical and chemical criteria are specified in Appendix I of this Regulation.

6.2.Maximum limits of pollutants are specified in Appendix II of this Regulation.

6.3.Maximum limits of microbial contaminationarespecified in Appendix II of this Regulation.

6.4.Food additives permitted for use in fluid milk products comply with regulations of the Circular No. 27/2012/TT-BYT dated November 30, 2012 of the Minister of Health providing guidance on the management of food additives and the Circular No. 08/2015/TT-BYT dated May 11, 2015 of the Minister of Health on amendments to some regulations of the Circular No. 27/2012/TT-BYT dated November 30, 2012 of the Minister of Health providing guidance on the management of food additives.

6.5.Test methods arespecified intheAppendix IVof this Regulation.

6.6.In the cases where test methods are yet to be specified in this Regulation, the Ministry of Health shall decide the test methods according to applicable domestic and foreign methods.

7.Labeling

7.1.The labeling of fluid milk products shall comply with regulations set forth in the Government’s Decree No.43/2017/ND-CPdated April 14, 2017 on goods labels, and other relevantlegislative documents.

7.2.The characteristics of the product must be specified on the front side of the product package in accordance with this Regulation.

III. MANAGEMENT REQUIREMENTS

8.Declaration of Conformity

8.1.Declarations of conformity of imported and domestic fluid milk products must be submitted in accordance with regulations of this document.

8.2.Methods and procedures for submission of declarations of conformity shall comply with the Government’s Decree No.38/2012/ND-CPdated April 25, 2012 elaborating the implementation of some articles of the Law on Food Safety, the Circular No.19/2012/TT-BYTdated September 11, 2012 of the Minister of Health providing guidance on submission of declarations of conformity and conformity with regulation on food safety and other relevant regulations.

9.Transitional provisions

9.1. Certificate of submission of Declaration of Conformity

The fluid milk product thathas been issued with a Certificate of submission of Declaration of Conformity according to the national technical regulation QCVN5-1:2010/BYTfor fluid milk products shall continue to use this Certificate for production, import and trading until the expiry date of the Certificate.

9.2. Product labels and commercial containers attached to the product labels

9.2.1.The fluid milk product thathas been labeled in accordance with thenational technical regulation QCVN 5-1:2010/BYT for fluid milk productsand produced, imported, sold and used before the effective date of this Regulationshall continue tobe sold and useduntil the expiry datespecified in such product label.

9.2.2.Theproduct labels and commercial containers attached to product labels in accordance withthe national technical regulation QCVN 5-1:2010/BYT for fluid milk productsthat have beenproducedand printedbefore the effective date of this Regulation shall continue to be usednot exceeding 06 months from the effective date of this Regulation.

9.2.3.Producers and importers of fluid milk products are responsible for declaring the number of products labeled in accordance with regulations of law before March 01, 2018 and informing the Ministry of Health (Vietnam Food Administration) thereof.

V. IMPLEMENTATION

10.Vietnam Food Administrationshall take charge and cooperate with relevant authorities in providing guidance and organizing the implementation of this Regulation.

11.Based on the management requirements,Vietnam Food Administrationis responsible for requesting the Ministry of Health to make amendments to this Regulation.

12.In the cases where the regulations on test methods in accordance with the national standard andlegislative documents referred to in this Regulation are amended or replaced, the regulations on new test methods and documents shall apply.

 

APPENDIX I

PHYSICAL AND CHEMICAL CRITERIA

Criteria

Specified limit

Test methods

I. Fresh milk

 

 

1.Milk protein content, not less than

2.7%

TCVN 8099-5:2009
(ISO 8968-5:2001)

2. Density at 20°C, not lessthan

1.026

TCVN 5860:2007
TCVN 7028:2009

II. Reconstituted milk and composite milk

1. Milk protein content, not less than

2.7%

TCVN 8099-5:2009
(ISO 8968-5:2001)

III. Condensed milk and sweetened condensed milk

1. Milk protein contentin milk solids-non-fat, not less than

34%

TCVN 8099-5:2009
(ISO 8968-5:2001);
TCVN 8099-1:2015
(ISO 8968-1:2014)

 

APPENDIX II

MAXIMUM LIMITS OF POLLUTANTS

Critieria

Allowable maximum limit

Test methods

I. Heavy metals

1. Lead, mg/kgforthe products specified inClauses 4.6 to 4.8, or mg/kg of the finished product for immediateforthe products specified inClause4.9.

0.02

TCVN 7933:2009
(ISO/TS 6733:2006); TCVN 7929:2008
(EN 14083:2003);
TCVN 10643:2014;
TCVN 10912:2015
EN 15763:2009)

2. Tin (for products in tin-coated packaging), mg/kg

250

TCVN 7730:2007
(ISO/TS 9941:2005); TCVN 8110:2009
(ISO 14377:2002);
TCVN 7788:2007;
TCVN 10913:2015
(EN 15764:2009);
TCVN 10914:2015
(EN 15765:2009)

II. Mycotoxins

1. Aflatoxin M1, µg/kg

0.5

TCVN 6685:2009
(ISO 14501:2007)

III. Melamine,mg/kg

1. Melamine1), mg/kg

2.5

TCVN 9048:2012
(ISO/TS15495:2010)

1) Melamine content is not mandatory for conformity assessment but producers, importers and processors of fluid milk products must not exceed the aforementioned maximum limits.

 

APPENDIX III

MAXIMUM LIMITS OF MICROBIAL CONTAMINATION

Critieria

Allowable maximum limit

Test methods

n2)

M3)

 

1. Enterobacteriaceae(only applied to pasteurizedfluid milk products)

5

10 CFU/ml

TCVN 5518-2:2007
(ISO 21528-2:2004);
TCVN 9980:2013
(AOAC 2003.01)

2.L.monocytogenes

5

100 CFU/ml

TCVN 7700-2:2007
(ISO 11290-2:1998, With amd.1:2004)

2)n: Thenumber ofsamplestaken from thebatch/shipmentto be inspected.

3)M:The maximum limit.

 

APPENDIX IV

LIST OF TEST METHODS

I. Sampling

1. TCVN 6400 (ISO 707) Milk and milk products - Guidance on sampling.

II. Methods of testing physical and chemical criteria

2. TCVN 5860:2007 Pasteurized fresh milk

3. TCVN 7028:2009 Sterilized fresh milk

4. TCVN 8099-1:2015 (ISO 8968-1:2014) Milk - Determination of nitrogen content - Part 1: Kjeldahlmethod

5. TCVN 8099-5:2009 (ISO 8968-5:2001) Milk - Determination of nitrogen content - Part 5: Kjeldahlmethod

III. Methods of testingpollutants

III.1. Heavy metals

6. TCVN 7933:2009 (ISO/TS 6733:2006) Milk and milk products - Determination of lead content - Graphite furnace atomic absorption spectrometric method

7. TCVN 7929:2008 (EN 14083:2003)Foodstuffs - Determination of trace elements - Determination of lead, cadmium, chromium and molybdenum by graphite furnace atomic absorption spectrometry (GFAAS) after pressure digestion

8. TCVN 10912:2015 (EN 15763:2009) Foodstuffs-Determination of trace elements-Determination of arsenic, cadmium, mercury and lead in foodstuffs by inductively coupled plasma mass spectrometry (ICP-MS) after pressure digestion

9. TCVN 7730:2007 (ISO/TS 9941:2005) Milk and canned evaporated milk - Determination of tin content - Spectrometric method

10. TCVN 7788:2007 Canned foods - Determination of tin content by atomic absorption spectrophotometric method

11. TCVN 10913:2015 (EN 15764:2009) Foodstuffs-Determination of trace elements-Determination of tin by flame and graphite furnace atomic absorption spectrometry (FAAS and GFAAS) after pressure digestion

12. TCVN 10914:2015 (EN 15765:2009) Foodstuffs - Determination of trace elements - Determination of tin by inductively coupled plasma mass spectrometry (ICP-MS) after pressure digestion

13. TCVN10643:2014Foodstuffs - Determination of lead, cadmium, copper, iron, and zinc - Atomic absorption spectrophotometric method after dry ashing

14. TCVN 8110:2009 (ISO 14377:2002) Canned evaporated milk-Determination of tin content - Method using graphite furnace atomic absorption spectrometry

III.2. Mycotoxins

15. TCVN 6685:2009 (ISO 14501:2007) Milk and milk powder – Determination fo aflatoxin M1 content – Clean-up by immunoaffinity chromatography and determination by high-performance liquid chromatography

III.3. Melamine

16. TCVN 9048:2012 (ISO/TS 15495:2010) Milk, milk products and infant formulae - Guidelines for the quantitative determination of melamine and cyanuric acidby liquid chromatography - tandem mass spectrometry (LC-MS/MS)

IV. Methods of testing microbiological criteria

17. TCVN 5518-2:2007 (ISO 21528-2:2004) Microbiology of food and animal feeding stuffs - Horizontal methods for the detection and enumeration of Enterobacteriaceae - Part 2: Colony-count method

18. TCVN 9980:2013 Microbiology of food and animal feeding stuffs – Enumeration of Enterobacteriaceae using Petrifilm™ count plate

19. TCVN 7700-2:2007 (ISO 11290-2:1998, With amd.1:2004) Microbiology of food and animal feeding stuffs - Horizontal method for the detection and enumeration of Listeria monocytogenes - Part 2: Enumeration method

(Other test methods with equivalent accuracy may be used.)

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 03/2017/TT-BYT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất