Quyết định 6289/2003/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc ban hành Quy định bổ sung vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 6289/2003/QĐ-BYT
Cơ quan ban hành: | Bộ Y tế |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 6289/2003/QĐ-BYT |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Trần Chí Liêm |
Ngày ban hành: | 09/12/2003 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Y tế-Sức khỏe |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 6289/2003/QĐ-BYT
BỘ Y TẾ
Số: 6289/2003/QĐ-BYT |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 09 tháng 12 năm 2003 |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc ban hành “Quy định bổ sung vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm”
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Nghị định số 49/2003/NĐ-CP ngày 15/5/2003 của Chính phủ về việc Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Căn cứ Nghị định số 86/CP ngày 08/12/1995 của Chính phủ về việc phân công trách nhiệm quản lý nhà nước đối với chất lượng hàng hóa;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Đào tạo - Bộ Y tế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định bổ sung vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 3. Các Ông, Bà: Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, Vụ trưởng các Vụ: Khoa học và Đào tạo, Pháp chế - Bộ Y tế; Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Trần Chí Liêm
QUY ĐỊNH
Bổ sung vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm
(ban hành kèm theo Quyết định số 6289/2003/QĐ-BYT
ngày 09 tháng 12 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
Chương 1.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Quy định này điều chỉnh việc bổ sung vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm.
Điều 2. Quy định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng tại Việt Nam.
Điều 3. Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Vi chất dinh dưỡng là các vitamin và khoáng chất với hàm lượng rất nhỏ (tính bằng microgam hoặc miligam) cần thiết cho sự tăng trưởng, phát triển và duy trì sự sống cho cơ thể con người.
2. Bổ sung vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm là việc chủ động đưa thêm một lượng nhất định một hay nhiều vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm.
Chương 2.
YÊU CẦU ĐỐI VỚI VI CHẤT DINH DƯỠNG
VÀ MỘT SỐ LOẠI THỰC PHẨM BỔ SUNG VI CHẤT DINH DƯỠNG
Điều 4. Nguồn vi chất dinh dưỡng dùng để bổ sung vào thực phẩm phải được kiểm tra nhà nước về chất lượng vệ sinh an toàn.
Điều 5. Vi chất dinh dưỡng bổ sung vào thực phẩm phải đảm bảo các điều kiện sau:
1. Không gây ảnh hưởng đến tính chất của thực phẩm (màu sắc, mùi, vị, cấu trúc, đặc điểm chế biến).
2. Không làm giảm thời hạn sử dụng của sản phẩm.
Điều 6.
1. Việc bổ sung vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm phải phù hợp quy định đối với từng loại thực phẩm:
a. Bột dinh dưỡng trẻ em theo quy định tại Phụ lục 1;
b. Nước mắm theo quy định tại Phụ lục 2;
c. Bột mỳ theo quy định tại Phụ lục 3;
d. Dầu ăn theo quy định tại Phụ lục 4;
e. Đường ăn theo quy định tại Phụ lục 5;
2. Việc bổ sung vitamin, khoáng chất vào bột dinh dưỡng trẻ em và bột mỳ phải thực hiện theo quy định tại Phụ lục 6.
Chương 3.
YÊU CẦU ĐỐI VỚI TỔ CHỨC, CÁ NHÂN SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN
VÀ KINH DOANH THỰC PHẨM BỔ SUNG VI CHẤT DINH DƯỠNG
Điều 7. Các tổ chức, cá nhân sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng phải làm thủ tục công bố tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm với Bộ Y tế (Cục An toàn vệ sinh thực phẩm) trước khi lưu hành sản phẩm trên thị trường.
Điều 8. Các tổ chức, cá nhân sản xuất, chế biến thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng phải đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.
Khuyến khích việc áp dụng hệ thống đảm bảo hệ thống, vệ sinh an toàn thực phẩm HACCP hoặc thực hành sản xuất tốt (GMP) tại các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng.
Điều 9. Các tổ chức, cá nhân sản xuất, chế biến thực phẩm vi chất dinh dưỡng phải chịu trách nhiệm về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm của mình và tổ chức tự kiểm tra định kỳ theo quy định để bảo đảm chất lượng, hàm lượng của vi chất dinh dưỡng như đã công bố.
Chương 4.
YÊU CẦU VỀ GHI NHÃN, BAO GÓI, BẢO QUẢN
VÀ VẬN CHUYỂN THỰC PHẨMBỔ SUNG VI CHẤT DINH DƯỠNG
Điều 10. Việc ghi nhãn sản phẩm phải thực hiện theo Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30 tháng 8 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế ghi nhãn hàng hóa lưu thông trong nước và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Quy chế trên. Ngoài ra, trên nhãn của sản phẩm phải ghi dòng chữ bằng tiếng Việt “Thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng”.
Điều 11. Bao bì chứa đựng thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng phải bảo đảm vệ sinh an toàn đối với thực phẩm, không làm biến chất thực phẩm; phải phù hợp với điều kiện bảo quản và vận chuyển.
Điều 12. Việc bảo quản và vận chuyển thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng phải bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật và không làm giảm lượng vi chất dinh dưỡng có trong thực phẩm.
Chương 5.
KIỂM TRA, THANH TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 13.
1. Cục An toàn vệ sinh thực phẩm chủ trì, phối hợp với Thanh tra Bộ Y tế, các Vụ, Cục chức năng thuộc Bộ Y tế và các cơ quan có liên quan tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Quy định này trong phạm vi toàn quốc.
2. Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với các cơ quan có liên quan để tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Quy định này trong phạm vi địa phương.
Điều 14. Các tổ chức, cá nhân vi phạm Quy định này, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Chương 6.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 15.
1. Các tổ chức, cá nhân sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng có trách nhiệm thực hiện Quy định này.
2. Cục An toàn vệ sinh thực phẩm chủ trì, phối hợp với các Vụ, Cục chức năng thuộc Bộ Y tế, Viện Dinh dưỡng và cơ quan có liên quan hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện Quy định này.
3. Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai thực hiện Quy định này trong phạm vi địa phương.
Phụ lục 1.
QUY ĐỊNH BỔ SUNG VI CHẤT DINH DƯỠNG VÀO BỘT DINH DƯỠNG TRẺ EM
Bột dinh dưỡng trẻ em là thực phẩm bổ sung cho trẻ từ 6 tháng tuổi, được sản xuất từ các ngũ cốc cơ bản: gạo, mỳ, đậu tương, đậu xanh, sữa bột… được bổ sung thêm các vitamin và khoáng chất, với một lượng ước tính khoảng 30 - 50% nhu cầu hàng ngày của trẻ.
Chất bổ sung |
Hàm lượng/100 Kcalo | |
Tối thiểu |
Tối đa | |
1. Vitamin A (RE) |
250 IU |
500 IU |
2. Vitamin D |
40 IU |
80 IU |
3. Vitamin C |
8 mg |
40 mg |
4. Vitamin B1 |
40 μg |
200 μg |
5. Vitamin B2 |
60 μg |
300 μg |
6. Axit folic |
4 μg |
20 μg |
7. Vitamin B12 |
0,15 μg |
1,5 μg |
8. Vitamin K |
4 μg |
40 μg |
9. Canxi (Ca) |
50 mg |
250 mg |
10. Sắt (Fe) |
0,5 mg |
2,5 mg |
11. Kẽm (Zn) |
0,3 mg |
2,0 mg |
Phụ lục 2.
QUY ĐỊNH BỔ SUNG SẮT VÀO NƯỚC MẮM
Dạng sắt sử dụng: NaFeEDTA
Liều bổ sung:
- Tối thiểu: 30 mg sắt nguyên tố/100ml nước mắm
- Tối đa: 50 mg sắt nguyên tố/100ml nước mắm
Tiêu chuẩn NaFeEDTA cho phép:
Tên khoa học: Sodium Iron (III) Ethylene DaminteTraAcetate, trihydrate.
Công thức hóa học: C10H12FeN2NaO8.3H2O
Trọng lượng phân tử: 421.09 (trihydrate).
Độ tinh khiết: Tiêu chuẩn của JECFA
Đặc điểm |
Hàm lượng cho phép |
Thành phần sắt |
12,5 - 13,5% |
Thành phần EDTA |
65,5 - 70,5% |
Độ pH của dung dịch 1% |
3,5 - 5,5 |
Phần không hòa tan trong nước |
Tối đa là 0,1% |
Axit Nitrilotriaxetic |
< 0,1% |
Arsen (As) |
Tối đa là 1mg/kg |
Chì (Pb) |
Tối đa là 1mg/kg |
Phụ lục 3.
QUY ĐỊNH BỔ SUNG VI CHẤT DINH DƯỠNG VÀO BỘT MỲ
Chất bổ sung |
Lượng bổ sung |
1. Sắt (Fe) |
60 mg/kg |
2. Kẽm (Zn) |
30 mg/kg |
3. Thiamin (vitamin B1) |
2,5 mg/kg |
4. Riboflavin (vitamin B2) |
4 mg/kg |
5. Axit folic |
2 mg/kg |
Phụ lục 4.
QUY ĐỊNH BỔ SUNG VITAMIN A VÀO DẦU ĂN
Dạng vitamin A sử dụng: Vitamin A palmitate
Liều bổ sung:
- Tối thiểu: 50 IU/gam dầu
- Tối đa: 100 IU/gam dầu
Điều kiện bảo quản:
- Dầu ăn có bổ sung vitamin A phải được bảo quản trong can màu, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp.
- Lượng vitamin A có thể giữ được 50% sau 6 - 9 tháng.
Phụ lục 5.
QUY ĐỊNH BỔ SUNG VITAMIN A VÀO ĐƯỜNG ĂN
Dạng vitamin A sử dụng: Vitamin A palmitate
Liều bổ sung:
- Tối thiểu: 15 μg/gam đường
- Tối đa: 30 μg/gam đường
Điều kiện bảo quản:
- Đường có bổ sung vitamin A phải được bảo quản trong hộp kín, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp.
- Lượng vitamin A có thể giữ được 50% sau 6 tháng.
Phụ lục 6.
QUY ĐỊNH BỔ SUNG VITAMIN, KHOÁNG CHẤT VÀO BỘT DINH DƯỠNG TRẺ EM VÀ BỘT MỲ
Vitamin |
Dạng vitamin |
Độ tinh khiết |
1. Vitamin A |
Retinyl axetat Retinyl palmitat Retinyl propionat Beta-caroten |
USP, BP, Ph.Eur, FCC USP, BP, Ph.Eur, FCC USP, BP, Ph.Eur, FCC FAO/WHO, FCC |
2. Vitamin D |
Ergocalciferol (Vitamin D2) Cholecalciferol (vitamin D3) |
USP, BP, Ph.Eur, FCC USP, FCC |
3. Vitamin C |
Axit ascorbic Natri ascorbat Canxi ascorbat |
USP, BP, Ph.Eur, FAO/WHO, FCC USP, FAO/WHO, FCC |
4. Vitamin B1 |
Thiamin clorua hydroclorua Thiamin mononitrat |
USP, BP, Ph.Eur, FCC USP, FCC |
5. Vitamin B2 |
Riboflavin Riboflavin 5’-phosphat natri |
USP, BP, Ph.Eur, FAO/WHO, FCC |
6. Folic |
Axit folic |
USP, BP |
7. Vitamin B12 |
Xyanocolbalamin Hydroxocobalamin |
USP, BP, Ph.Eur NF, BP |
8. Vitamin K |
Phytylmenaquinone |
USP, BP |
9. Nguồn Canxi (Ca) |
Canxi carbonat |
FCC, FAO/WHO |
Canxi citrat |
FCC, FAO/WHO | |
Canxi lactat |
FCC, FAO/WHO | |
Canxi phosphat, tribasic |
FCC, FAO/WHO | |
10. Sắt (Fe) |
Ferrous fumat |
FCC |
Ferrous gluconat |
FCC, FAO/WHO | |
Ferrous lactat |
MI | |
Ferrous sulfat |
FCC | |
11. Nguồn kẽm (Zn) |
Kẽm axetat |
MI |
Kẽm oxit |
MI | |
Kẽm sulfat |
FFC |
Ghi chú:
- USP = United State Pharmacopoeia
- NF = United States National Formulary
- BP = British Pharmacopoeia
- BPC = British Pharmaceutial Codex
- Ph. Eur = European Pharmacopoeia
- MI = Merck Index
- FAO/WHO = General Principles for the Use of Food Additives, Codex Alimentarius, Volume 1
- DAB = Deutsches Arzneibuch 7
- FCC = Food Chemicals Codex THE MINISTRY OF HEALTH | SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM Independence - Freedom - Happiness |
No. 6289/2003/QD-BYT | Ha noi, December 9, 2003 |
DECISION
PROMULGATING THE REGULATION ON ADDITION OF MICRONUTRIENTS TO FOOD
THE MINISTER OF HEALTH
Pursuant to the Government's Decree No. 49/ 2003/ND-CP of May 15, 2003, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Health;
Pursuant to the Government's Decree No. 86/ CP of December 8, 1995, on the assignment of state management responsibilities for goods quality:
At the proposal of the director of the Food Safety and Hygiene Department, the director of the Legal Department and the director of the Science and Training Department under the Ministry of Health,
DECIDES:
Article 1.- To promulgate together with this Decision the Regulation on addition of micronutrients to food.
Article 2.- This Decision takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO."
Article 3.-The director of the Office, the chief inspector, and the directors of the Science and Training Department and the Legal Department of the Ministry of Health: the director of the Food Safety and Hygiene Department, directors of provincial/municipal Health Services, and heads of units attached to the Ministry of Health shall implement this Decision.
| FOR THE MINISTER OF HEALTH VICE MINISTER
Tran Chi Liem |
REGULATION
ON ADDITION OF MICRONUTRIENTS TO FOOD
(Promulgated together with the Health Minister's Decision No. 6289/2003/QD-BYT of December 9, 2003)
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1.- This Regulation governs the addition of micronutrients to food.
Article 2.- This Regulation applies to Vietnam-based producers, processors and traders of food added with micronutrients.
Article 3.- In this Regulation, the terms below are construed as follows:
1. Micronutrients include vitamins and minerals of a very small quantity (weighed in microgram or milligram) which are essential for the growth, development and maintenance of life of human bodies.
2. Addition of micronutrients to food means the intentional insertion of a certain quantity of one or many micronutrients into food.
Chapter II
REQUIREMENTS ON MICRONUTRIENTS AND SOME KINDS OF FOOD TO BE ADDED WITH MICRONUTRIENTS
Article 4.- Micronutrients to be added to food are subject to state inspection of their quality, hygiene and safety.
Article 5.- Micronutrients to be added to food must satisfy the following conditions:
1. Not affecting the nature of food (color, smell, taste, structure or processing characteristics):
2. Not reducing products* use duration.
Article 6.-
1. The addition of micronutrients to food must comply with regulations applicable to each kind of food:
a/ Baby food must comply with the regulations in Appendix 1.
b/ Fish sauce must comply with the regulations in Appendix 2.
c/ Wheat flour must comply with the regulations in Appendix 3.
d/ Cooking oil must comply with the regulations in Appendix 4.
e/ Edible sugar must comply with the regulations in Appendix 5.
2. The addition of vitamins and minerals to
baby food and wheat flour must comply with the regulations in Appendix 6.
Chapter III
REQUIREMENTS ON PRODUCERS. PROCESSORS AND TRADERS OF FOOD ADDED WITH MICRONUTRIENTS
Article 7.- Before putting products into circulation on the market, producers, processors and traders of food added with micronutrients shall carry out procedures for food quality, hygiene and safety standard announcement with the Ministry of Health (the Food Safety andl Hygiene Department).
Article 8.- Producers and processors of food added with micronutrients shall satisfy food hygiene and safety conditions specified by law.
Establishments producing and processing food added with micronutrients are encouraged to apply Hazard Analysis and Critical Control Points (HACCP) or Good Manufacture Practices
(GMP).
Article 9.- Producers and processors of food added with micronutrients are responsible for the quality, hygiene and safety of their food products and shall conduct periodical inspectionsaccording to regulations to ensure the quality and quantity of micronutrients as announced.
Chapter IV
REQUIREMENTS ON LABELING. PACKING. PRESERVATION AND TRANSPORTATION OF FOOD ADDED WITH MICRONUTRIENTS
Article 10.- The labeling of products must comply with the Prime Minister's Decision No. 178/1999/QD-TTg of August 30. 1999. promulgating the Regulation on labeling of domestically circulated, imported and exported goods, and guiding legal documents. In addition, a product label must bear the phrase "Thuc pham bo sung vi chat dinh duong " (Food added with micronutrients).
Article 11.- Containers of food added with micronutrients must ensure food hygiene and safety so as not to denature the food, and suit preservation and transportation conditions.
Article 12.- The preservation and transportation of food added with micronutrients must satisfy food hygiene and safety conditions prescribed by law and must not reduce the quantity of micronutrients in food.
Chapter V
EXAMINATION, INSPECTION, AND HANDLING OF VIOLATIONS
Article 13.-
1. The Food Safety and Hygiene Department shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Inspectorate and functional Departments and Bureaus under the Ministry of Health and concerned agencies in. examining and inspecting the implementation of this Regulation nationwide.
2. Provincial/municipal Health Services shall coordinate with concerned agencies in examining and inspecting the implementation of this Regulation in their localities.
Article 14.- Organizations or individuals that violate this Regulation shall, depending on the nature and severity of their violations, be administratively handled or examined for penal liability and. if causing damage, pay compensation therefor in accordance with law.
Chapter VI
IMPLEMENTATION PROVISIONS
Article 15.-
1. Producers, processors and traders of food added with micronutrients shall implement this Regulation.
2. The Food Safety and Hygiene Department shall assume the prime responsibility for, and coordinate with functional Departments and Bureaus under the Ministry' of Health, the National Institute of Nutrition and concerned agencies in. guiding and directing the implementation of this Regulation.
3. Provincial/municipal Health Services shall organize the implementation of this Regulation in their localities.
APPENDIX 1
REGULATIONS ON ADDITION OF MICRONUTRIENTS TO BABY FOOD
Baby food means additional food for infants aged 6 months or older, which are produced from such main cereals as rice, wheat, soybeans, green peas and powdered milk, added with vitamins and minerals in a quantity estimated to satisfy around 30-50% of daily needs of infants.
Added substances | Content/100 Kcal | |
Minimum | Maximum | |
1. Vitamin A (RE) | 250 IU | 500 IU |
2. Vitamin D | 40 IU | 80 IU |
3. Vitamin C | 8 mg | 40 mg |
4. Vitamin Bl | 40 mg | 200 mg |
5. Vitamin B2 | 60 mg | 300 mg |
6. Folic acid | 4 mg | 20 mg |
7. Vitamin B12 | 0.15 mg | 1.5 mg |
8. Vitamin K | 4 mg | 40 mg |
9. Calcium (Ca) | 50 mg | 250 mg |
10. Iron (Fe) | 0.5 mg | 2.5 mg |
11. Zinc (Zn) | 0.3 mg | 2 mg |
APPENDIX 2
REGULATIONS ON ADDITION OF IRON TO FISH SAUCE
Usable form of iron: NaFeEDTA Added dose:
- Minimum: 30 mg of element iron/100 ml of fish sauce
- Maximum: 50 mg of element iron/100 ml of fish sauce Allowable NaFeEDTA standard:
Scientific name: Sodium Iron (III) Ethylene Daminte Tra Acetate, trihydrate Chemical formula: C10H12,FeN2:NaO3, 3H20
Molecular weight: 421,09 (trihydrate)
Characteristics | Allowable content |
Iron component | 12.5 - 13.5% |
EDTA component | 65.5 - 70.5% |
pH of 1%-solution | 3.5-5.5 |
Water-Insoluble rate | Maximum 0.1% |
Nitrilotriacetic acid | < 0.1 % |
Arsenic (As) | Maximum 1 mg/kg |
Lead (Pb) | Maximum 1 mg/kg |
Purity: according to JECFA standard.
APPENDIX 3
REGULATIONS ON ADDITION OF MICRONUTRIENTS TO WHEAT FLOUR
Added substances | Added quantity |
1. Iron (Fe) | 60 mg/kg |
2. Zinc (Zn) | 30 mg/kg |
3. Thiamine (vitamin Bl) | 2.5 mg/kg |
4. Riboflavin (vitamin B2) | 4 mg/kg |
5. Folic acid | 2 mg/kg |
APPENDIX 4
REGULATIONS ON ADDITION OF VITAMIN A TO COOKING OIL
Usable form of vitamin A: vitamin A palmitate Added dose:
- Minimum: 50 IU/gram of oil
- Maximum: 100 IU/gram of oil Preservation conditions:
- Cooking oil added with vitamin A must be preserved in colored cans to avoid direct sunlight.
- 50% of the quantity of vitamin A can be preserved within 6-9 months.
APPENDIX 5
REGULATIONS ON ADDITION OF VITAMIN A TO EDIBLE SUGAR
Usable form of vitamin A: vitamin A palmitate Added dose:
- Minimum: 15 mg/gram of sugar
- Maximum: 30 mg/gram of sugar Preservation conditions:
- Sugar added with vitamin A must be preserved in airtight boxes to avoid direct sunlight.
- 50% of the quantity of vitamin A can be preserved within 6 months.
APPENDIX 6
REGULATIONS ON ADDITION OF VITAMINS AND MINERALS TO BABY FOOD AND FLOUR
Vitamin | Form of vitamin | Purity |
|
| |||
1. Vitamin A | Retinyl acetate Retinyl palmitate Retiyl propionate Beta-carotene | USP, BP. Ph.Eur, FCC USP, BP, Ph.Eur. FCC USP. BP. Ph.Eur. FCC FAO/WHO. FCC |
|
| |||
2. Vitamin D | Ergocalciferol (vitamin D2) Cholecalciferol (vitamin. D3) | USP. BP. Ph.Eur. FCC USP. FCC |
|
| |||
3. Vitamin C | Ascorbic acid Sodium ascorbate Calcium ascorbate | USP. BP. Ph.Eur FAO/WHO. FCC USP. FAOAVHO. FCC |
|
| |||
4. Vitamin Bl | Thiamine chloride hydrochloride Thiamine mononitrate | USP. BP, Ph.Eur, FCC-US P. FCC |
|
| |||
5. Vitamin B2 | Riboflavin Riboflavin 5'-sodium phosphate | USP. BP. Ph.Eur. FAO/WHO. FCC |
|
| |||
6. Folic | Folic acid | USP. BP |
|
| |||
7. Vitamin B12 | Xyanocolbalamin Hydroxocobalamin | USP. BP. Ph.Eur NT, BP |
|
| |||
8. Vitamin K | Phytylmenaquinone | USP. BP |
| ||||
9. Calcium (Ca) sources | Calcium carbonate | FCC, FAO/WHO |
| ||||
| Calcium citrate | FCC. FAO/WHO |
| ||||
| Calcium lactate | FCC. FAO/WHO |
| ||||
| Calcium phosphate, tribasic | FCC. FAO/WHO |
| ||||
10. Iron (Fe) | Ferrous fumate | FCC |
| ||||
| Ferrous gluconate | FCC. FAO/WHO |
| ||||
| Ferrous lactate | MI |
| ||||
| Ferrous sulfate | FCC |
| ||||
11. Zinc <ZN) sources | Zinc acetate | MI |
| ||||
| Zinc oxide | MI |
| ||||
| Zinc sulfate | FCC |
| ||||
|
|
|
|
|
| ||
Notes:
- USP: United States Pharmacopoeia
- NF: United States National Formulary
- BP: British Pharmacopoeia
- BPC: British Pharmaceutical Codex
- Ph.Eur: European Pharmacopoeia
- MI: Merck Index
- FAO/WHO: General Principles for the Use of Food Additives, Codex Alimentarius, Volume 1
- DAB: Deutsches Arzneibuch 7
- FCC: Food Chemicals Codex.-
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây