Quyết định 604/QĐ-BYT 2022 Hướng dẫn quản lý tại nhà đối với người mắc COVID-19

thuộc tính Quyết định 604/QĐ-BYT

Quyết định 604/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc ban hành "Hướng dẫn quản lý tại nhà đối với người mắc COVID-19"
Cơ quan ban hành: Bộ Y tế
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:604/QĐ-BYT
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Nguyễn Trường Sơn
Ngày ban hành:14/03/2022
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Y tế-Sức khỏe, COVID-19

TÓM TẮT VĂN BẢN

Người mắc COVID-19 có thể ra khỏi nơi cách ly

Ngày 14/3/2022, Bộ Y tế ra Quyết định 604/QĐ-BYT về việc ban hành “Hướng dẫn quản lý tại nhà đối với người mắc COVID-19”.

Theo đó, đối với người mắc COVID-19 quản lý tại nhà đảm bảo 02 tiêu chí là tiêu chí lâm sàng như không mắc bệnh nền hoặc mắc bệnh nền nhưng đang được điều trị ổn định;… Bên cạnh đó, với tiêu chí về chăm sóc và theo dõi sức khỏe thì người mắc COVID-19 có thể tự chăm sóc bản thân (như ăn uống, tắm rửa, giặt quần áo, vệ sinh…) và theo dõi tình trạng sức khỏe;…

Ngoài ra, người mắc COVID-19 hoặc người chăm sóc thông báo tới trạm y tế xã, phường hoặc cơ sở quản lý người mắc COVID-19 tại nhà… theo hướng dẫn của địa phương. Mặt khác, các vật dụng cần thiết chuẩn bị gồm: nhiệt kế; máy đo SpO2 cá nhân (nếu có); khẩu trang y tế; phương tiện vệ sinh tay; vật dụng cá nhân cần thiết;…

Đáng chú ý, người mắc COVID-19 có thể ra khỏi nơi cách ly nhưng cần hạn chế. Khi phải ra khỏi nơi cách ly phải mang khẩu trang, giữ khoảng cách với những người khác.

Quyết định có hiệu lực từ ngày ký.

Xem chi tiết Quyết định604/QĐ-BYT tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ Y TẾ

____

Số: 604/QĐ-BYT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

____________________

Hà Nội, ngày 14 tháng 03 năm 2022

QUYẾT ĐỊNH

Về việc ban hành “Hướng dẫn quản lý tại nhà đối với người mắc COVID-19”

_______

BỘ TRƯỞNG BỘ TẾ

Căn cứ Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm năm 2007;

Căn cứ Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20/6/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn về cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Theo Biên bản họp ngày 08/03/2022 của Hội đồng xây dựng các tài liệu, hướng dẫn chuyên môn và quy định bảo đảm công tác chẩn đoán và điều trị COVID-19 được thành lập theo Quyết định số 4026/QĐ-BYT ngày 20/08/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn quản lý tại nhà đối với người mắc COVID-19”.
Điều 2. Tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn quản lý tại nhà đối với người mắc COVID-19” được áp dụng tại các cơ sở quản lý người mắc COVID-19 tại nhà, tại hộ gia đình và các cơ sở lưu trú có người mắc COVID-19.
Điều 3. Giao Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ diễn biến tình hình dịch COVID-19 tại địa phương và “Hướng dẫn quản lý tại nhà đối với người mắc COVID-19” của Bộ Y tế để xây dựng và triển khai Hướng dẫn thực hiện tại địa phương.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành và thay thế Quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế: số 261/QĐ-BYT ngày 31/01/2022 ban hành Hướng dẫn quản lý người mắc COVID-19 tại nhà và số 528/QĐ-BYT ngày 03/03/2022 ban hành Hướng dẫn quản lý tại nhà đối với trẻ em mắc COVID-19.
Điều 5. Các ông, bà: Chánh Văn phòng Bộ, Chánh thanh tra Bộ, Tổng Cục trưởng, Cục trưởng và Vụ trưởng các Tổng cục, Cục, Vụ thuộc Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Giám đốc các Bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, Thủ trưởng Y tế các ngành chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:

- Như Điều 5;

- Bộ trưởng (để báo cáo);

- Các Thứ trưởng (để phối hợp chỉ đạo);

- Bảo hiểm xã hội Việt Nam (để phối hợp);

- Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế, website Cục

- Lưu: VT, KCB.

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

 

 

 

Nguyễn Trường Sơn

Quyết định 604/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc ban hành

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ TẠI NHÀ ĐỐI VỚI NGƯỜI MẮC COVID-19

 


(Ban hành kèm theo Quyết định số 604/QĐ-BYT ngày 14 tháng 03 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hà Nội, 2022

 

 

 

DANH SÁCH BAN BIÊN SOẠN

“HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ TẠI NHÀ ĐỐI VỚI NGƯỜI MẮC COVID-19”

 

Chỉ đạo biên soạn

PGS.TS. Nguyễn Trường Sơn

Thứ trưởng Bộ Y tế

Chủ biên

PGS.TS. Lương Ngọc Khuê

Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh - Bộ Y tế

Đồng chủ biên

GS.TS. Nguyễn Gia Bình

Chủ tịch Hội Hồi sức cấp cứu và chống độc Việt Nam

GS.TS. Nguyễn Văn Kính

Chủ tịch Hội truyền nhiễm Việt Nam, nguyên Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TW

PGS.TS. Nguyễn Lân Hiếu

Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Tham gia biên soạn và thẩm định

PGS.TS. Nguyễn Hoàng Anh

Giám đốc Trung tâm Quốc gia về Thông tin thuốc và Theo dõi phản ứng có hại của thuốc - Trường Đại học Dược Hà Nội, Phó trưởng khoa Dược Bệnh viện Bạch Mai

BSCKII. Nguyễn Trung Cấp

Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương

TS. Nguyễn Văn Vĩnh Châu

Phó Giám đốc Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh

TS. Vương Ánh Dương

Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh - Bộ Y tế

PGS.TS. Trần Minh Điển

Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương

BSCKII. Nguyễn Hồng Hà

Phó Chủ tịch Hội truyền nhiễm Việt Nam, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TW

TS. Nguyễn Thanh Hà

Phó Cục trưởng Cục Quản lý Môi trường y tế

ThS. Vũ Quang Hiếu

Chuyên gia Văn Phòng Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam

PGS.TS. Nguyễn Thanh Hùng

Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng 1, thành phố Hồ Chí Minh

TS. Lê Quốc Hùng

Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới - Bệnh viện Chợ Rẫy

TS. Nguyễn Đình Hưng

Phó Giám đốc Sở Y tế thành phố Hà Nội

BS. Trương Hữu Khanh

Phó Chủ tịch Hội truyền nhiễm thành phố Hồ Chí Minh, cố vấn bệnh truyền nhiễm Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP Hồ Chí Minh

TS. Nguyễn Trọng Khoa

Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh - Bộ Y tế

TS. Nguyễn Phú Hương Lan

Trưởng khoa Xét nghiệm - Bệnh viện Nhiệt đới TPHCM

BS. Lương Chấn Lập

Chuyên viên phòng Nghiệp vụ Y - Sở Y tế TP Hồ Chí Minh

BSCKII. Bùi Nguyễn Thành Long

Trưởng phòng Nghiệp vụ Y - Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh

ThS. Ngô Thị Hương Minh

Phó Trưởng phòng Kinh doanh Dược, Cục Quản lý Dược

PGS.TS. Phùng Nguyễn Thế Nguyên

Chủ nhiệm bộ môn Nhi trường ĐHYD TP. HCM, trưởng khoa COVID-19 Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP. HCM

ThS. Nguyễn Thị Thanh Ngọc

Phụ trách phòng Nghiệp vụ - Thanh tra - Bảo vệ sức khoẻ cán bộ, Cục QLKCB - Bộ Y tế

ThS. Trương Lê Vân Ngọc

Phó trưởng phòng Nghiệp vụ - Thanh tra - Bảo vệ sức khoẻ cán bộ, Cục QLKCB - Bộ Y tế

TS. Vũ Đình Phú

Trưởng khoa Hồi sức tích cực - BV Bệnh nhiệt đới TW

ThS. Cao Đức Phương

Chuyên viên phòng Nghiệp vụ - Thanh tra - Bảo vệ sức khoẻ cán bộ, Cục QLKCB - Bộ Y tế

PGS.TS. Phạm Thị Ngọc Thảo

Phó Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy

BSCKII. Nguyễn Minh Tiến

Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng TP Hồ Chí Minh

BS. Bùi Nghĩa Thịnh

Trưởng khoa Hồi sức tích cực - BV Quận Thủ Đức TP Hồ Chí Minh

BSCKII. Nguyễn Thanh Trường

Phó Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới TP HCM

TS. Tạ Anh Tuấn

Trưởng khoa Điều trị tích cực Nội khoa - BV Nhi TW

ThS. Nguyễn Thanh Tuấn

Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp - Bệnh viện Nhi đồng 1 thành phố Hồ Chí Minh

TS. Cao Việt Tùng

Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương

Thư ký biên soạn

PGS.TS. Phùng Nguyễn Thế Nguyên

Chủ nhiệm bộ môn Nhi trường ĐHYD TP. HCM, trưởng khoa COVID-19 Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP. HCM

TS. Tạ Anh Tuấn

Trưởng khoa Điều trị tích cực Nội khoa - Bệnh viện Nhi TW

ThS. Nguyễn Quốc Thái

Trung tâm Bệnh truyền nhiễm - Bệnh viện Bạch Mai

ThS. Trương Lê Vân Ngọc

Phó trưởng phòng Nghiệp vụ - Thanh tra - Bảo vệ sức khoẻ cán bộ, Cục QLKCB - Bộ Y tế

BS. Nguyễn Thị Dung

Chuyên viên Cục QLKCB - Bộ Y tế

DS. Đỗ Thị Ngát

Chuyên viên Cục QLKCB - Bộ Y tế

 
 

MỤC LỤC

 

1. THÔNG TIN CHUNG

1.1. Mục đích

1.2. Đối tượng sử dụng

2. TIÊU CHÍ ĐỐI VỚI NGƯỜI MẮC COVID-19 QUẢN LÝ TẠI NHÀ

2.1. Tiêu chí lâm sàng

2.2. Tiêu chí về chăm sóc và theo dõi sức khỏe

3. KHAI BÁO Y TẾ

4. CHUẨN BỊ CẦN THIẾT

4.1. Các vật dụng cần thiết tại nhà

4.2. Thuốc điều trị tại nhà

5. HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ TẠI NHÀ

5.1. Theo dõi sức khỏe người mắc COVID-19

5.2. Điều trị

5.3. Chế độ ăn uống, sinh hoạt

5.4. Thực hiện các biện pháp phòng lây nhiễm

6. NHIỆM VỤ CỦA CƠ SỞ QUẢN LÝ TẠI NHÀ

PHỤ LỤC SỐ 01

PHỤ LỤC SỐ 02

 

HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ TẠI NHÀ ĐỐI VỚI NGƯỜI MẮC COVID-19

1. THÔNG TIN CHUNG

1.1. Mục đích

“Hướng dẫn quản lý tại nhà đối với người mắc COVID-19” được xây dựng với mục đích cung cấp các hướng dẫn quản lý người nhiễm SARS-CoV-2 và người mắc COVID-19 mức độ nhẹ tại nhà (sau đây gọi chung là người mắc COVID-19).

1.2. Đối tượng sử dụng

a) Trạm y tế xã, phường, thị trấn; Trạm y tế lưu động; Trung tâm y tế quận, huyện, phòng khám; Trung tâm vận chuyển cấp cứu, các cơ sở tham gia quản lý người mắc COVID-19 (sau đây gọi tắt là Cơ sở quản lý người mắc COVID-19 tại nhà).

b) Nhân viên y tế, người tham gia quản lý người mắc COVID-19 tại nhà.

c) Người mắc COVID-19, người chăm sóc người mắc COVID-19 tại nhà, cơ sở lưu trú có người mắc COVID-19.

2. TIÊU CHÍ ĐỐI VỚI NGƯỜI MẮC COVID-19 QUẢN LÝ TẠI NHÀ

2.1. Tiêu chí lâm sàng

a) Là người mắc COVID-19 được khẳng định nhiễm SARS-CoV-2 bằng xét nghiệm realtime RT-PCR hoặc test nhanh kháng nguyên do bản thân hoặc người chăm sóc tự làm tại nhà hoặc do nhân viên y tế, cơ sở y tế thực hiện:

- Không có triệu chứng hoặc có triệu chứng lâm sàng ở mức độ nhẹ như sốt, ho khan, đau họng, nghẹt mũi, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ, tê lưỡi, tiêu chảy, chảy mũi, mất khứu giác, mất vị giác; nhịp thở bình thường theo tuổi, SpO2 ≥ 96% khi thở khí trời, không có dấu hiệu khó thở, không suy hô hấp;

- Không mắc bệnh nền, hoặc mắc bệnh nền nhưng đang được điều trị ổn định.

b) Là người bệnh COVID-19 đã được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh điều trị nhưng chưa đạt tiêu chuẩn khỏi COVID-19 và đạt tiêu chuẩn quản lý tại nhà thì được chuyển về nhà để tiếp tục chăm sóc.

2.2. Tiêu chí về chăm sóc và theo dõi sức khỏe

a) Người mắc COVID-19 có thể tự chăm sóc bản thân (như ăn uống, tắm rửa, giặt quần áo, vệ sinh...) và theo dõi tình trạng sức khỏe;

b) Có khả năng liên lạc với nhân viên y tế và sẵn có các phương tiện liên lạc như điện thoại, máy tính … để được nhân viên y tế hướng dẫn và xử trí khi có tình trạng cấp cứu;

c) Trường hợp người mắc COVID-19 không có khả năng tự chăm sóc, gia đình phải có người chăm sóc đáp ứng các tiêu chí của mục a, b ở trên.

3. KHAI BÁO Y TẾ

1. Người mắc COVID-19 hoặc người chăm sóc hoặc nhân viên y tế, cơ sở y tế đánh giá người mắc COVID-19 thuộc đối tượng được quản lý tại nhà theo quy định tại mục 2 trên đây.

2. Người mắc COVID-19 hoặc người chăm sóc thông báo với trạm y tế xã, phường hoặc cơ sở quản lý người mắc COVID-19 tại nhà... theo hướng dẫn của địa phương về: thông tin cá nhân, thời điểm được xác định mắc COVID-19, đối tượng được quản lý tại nhà, thời điểm hết cách ly, điều trị tại nhà.

3. Trạm y tế xã, phường hoặc cơ sở quản lý người mắc COVID-19 tại nhà thu thập thông tin và lập danh sách người mắc COVID-19 quản lý tại nhà theo mẫu quy định tại Phụ lục số 01.

4. CHUẨN BỊ CẦN THIẾT

4.1. Các vật dụng cần thiết tại nhà

a) Nhiệt kế;

b) Máy đo SpO2 cá nhân (nếu có);

c) Khẩu trang y tế;

d) Phương tiện vệ sinh tay;

đ) Vật dụng cá nhân cần thiết;

e) Thùng chứa chất thải lây nhiễm có nắp đậy.

g) Phương tiện liên lạc: Điện thoại, số điện thoại của các cơ sở y tế (trạm y tế, trung tâm y tế quận, huyện, trung tâm vận chuyển cấp cứu, bác sỹ, tổ tư vấn cộng đồng, tổ phản ứng nhanh, bệnh viện.).

4.2. Thuốc điều trị tại nhà

a) Thuốc hạ sốt: paracetamol cho người lớn: viên 500mg, số lượng đủ dùng trong 3-5 ngày. Paracetamol cho trẻ em (tùy theo cân nặng và độ tuổi): gói bột hoặc cốm pha hỗn dịch uống hoặc viên hàm lượng 80mg, 100mg, 150mg hoặc 250mg, 325mg, 500mg, số lượng đủ dùng trong 3-5 ngày.

b) Dung dịch cân bằng điện giải: Oresol, gói bù nước, chất điện giải khác.

c) Thuốc giảm ho (tùy theo triệu chứng): Thuốc từ thảo dược, hoặc thuốc giảm ho đơn thuần, hoặc thuốc giảm ho kết hợp kháng histamin..., số lượng đủ dùng trong khoảng 5-7 ngày. Lưu ý chỉ định, chống chỉ định và các cảnh báo, thận trong khi sử dụng thuốc.

d) Dung dịch nhỏ mũi: natriclorua 0,9%, đủ dùng từ 5-7 ngày.

đ) Thuốc điều trị bệnh nền theo đơn thuốc được kê đơn đang sử dụng cho người bệnh (nếu cần, đủ sử dụng trong 01- 02 tuần).

4.3. Cách ly

Tạo không gian cách ly riêng. Nơi cách ly phải thông thoáng, không sử dụng máy lạnh trung tâm; luôn mở cửa sổ.

5. HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ TẠI NHÀ

5.1. Theo dõi sức khỏe người mắc COVID-19

5.1.1. Trẻ dưới 5 tuổi

a) Theo dõi các dấu hiệu: tinh thần, bú/ăn, đo thân nhiệt ít nhất 2 lần/ngày, đếm nhịp thở, mạch, đo SpO2 (nếu có máy đo), mầu sắc da, niêm mạc, rối loạn tiêu hóa.

b) Dấu hiệu bất thường: Phát hiện bất cứ một trong các dấu hiệu dưới đây phải thông báo ngay cho cơ sở quản lý người mắc COVID-19 tại nhà: trạm y tế xã, phường; hoặc trạm y tế lưu động, trung tâm vận chuyển cấp cứu... để được khám bệnh, xử trí cấp cứu và chuyển viện kịp thời hoặc đưa trẻ mắc COVID-19 đến các cơ sở y tế để được khám, chữa bệnh.

(1) Tinh thần: trẻ quấy khóc không chịu chơi, không hóng chuyện hoặc li bì, hoặc co giật.

(2) Sốt cao liên tục > 39oC và khó hạ thân nhiệt bằng các phương pháp như dùng thuốc hạ sốt + chườm/lau người bằng nước ấm. Hoặc sốt không cải thiện sau 48 giờ.

(3) Trẻ thở nhanh hơn so với tuổi:

- Trẻ < 2 tháng khi thở ≥ 60 lần/phút;

- Trẻ từ 2 tháng đến < 12 tháng khi thở ≥ 50 lần/phút;

- Trẻ từ 12 tháng đến < 5 tuổi khi thở ≥ 40 lần/phút.

(4) Trẻ thở bất thường: Khó thở, thở phập phồng cánh mũi, co kéo hõm ức, cơ liên sườn.

(5) SpO2 < 96% (nếu có máy đo SpO2)

(6) Tím tái

(7) Mất nước: môi se, mắt trũng, khát nước, đái ít.

(8) Nôn mọi thứ

(9) Trẻ không bú được hoặc không ăn, uống được

(10) Trẻ mắc thêm các bệnh khác như: sốt xuất huyết, tay chân miệng...

(11) Bất kỳ tình trạng bất ổn nào của trẻ em mà thấy cần khám, chữa bệnh.

5.1.2. Trẻ từ 5 đến 16 tuổi

a) Theo dõi các dấu hiệu: tinh thần, đo thân nhiệt ít nhất 2 lần/ngày, đếm nhịp thở, mạch, đo SpO2 (nếu có máy đo), màu sắc da, niêm mạc, ăn uống, ho, đau ngực, đau bụng, tiêu chảy (phân lỏng/đi ngoài), mất khứu giác, thính giác.

b) Dấu hiệu bất thường: Phát hiện bất cứ một trong các dấu hiệu dưới đây phải thông báo ngay cho cơ sở quản lý người mắc COVID-19 tại nhà: trạm y tế xã, phường; hoặc trạm y tế lưu động, trung tâm vận chuyển cấp cứu. để được khám bệnh, xử trí cấp cứu và chuyển viện kịp thời hoặc đưa trẻ mắc COVID-19 đến các cơ sở y tế để được khám, chữa bệnh.

(1) Thở nhanh: Nhịp thở của trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi: ≥ 30 lần/phút, trẻ từ 12 tuổi: ≥ 20 lần/phút

(2) Thở bất thường: co kéo hõm ức, liên sườn.

(3) SpO2 < 96% (nếu có máy đo SpO2)

(4) Cảm giác khó thở

(5) Ho thành cơn không dứt

(6) Đau tức ngực

(7) Không ăn/uống được

(8) Nôn mọi thứ

(9) Tiêu chảy

(10) Trẻ mệt, không chịu chơi

(11) Sốt cao không giảm hay sốt không cải thiện sau 48 giờ

(12) Bất kỳ tình trạng bất ổn nào của trẻ em mà thấy cần khám, chữa bệnh.

5.1.3. Người lớn (trên 16 tuổi)

a) Theo dõi các dấu hiệu:

- Chỉ số: nhịp thở, mạch, nhiệt độ, SpO2 và huyết áp (nếu có thể).

- Các triệu chứng: mệt mỏi, ho, ho ra đờm, ớn lạnh/gai rét, viêm kết mạc (mắt đỏ), mất vị giác hoặc khứu giác, tiêu chảy (phân lỏng/đi ngoài); ho ra máu, thở dốc hoặc khó thở, đau tức ngực kéo dài, lơ mơ, không tỉnh táo; các triệu chứng khác như đau họng, nhức đầu, chóng mặt, chán ăn, buồn nôn và nôn, đau nhức cơ.

b) Dấu hiệu bất thường: Phát hiện bất cứ một trong các dấu hiệu dưới đây phải thông báo ngay với cơ sở quản lý người mắc COVID-19 tại nhà/cơ sở lưu trú: trạm y tế xã, phường; hoặc trạm y tế lưu động, trung tâm vận chuyển cấp cứu... để được khám bệnh, xử trí cấp cứu và chuyển viện kịp thời hoặc đưa người mắc COVID-19 đến các cơ sở y tế để được khám, chữa bệnh.

(1) Khó thở, thở hụt hơi.

(2) Nhịp thở ≥ 20 lần/phút.

(3) SpO2 ≤ 96%.

(4) Mạch nhanh > 120 nhịp/phút hoặc < 50 nhịp/phút.

(5) Huyết áp thấp: huyết áp tâm thu < 90 mmHg, huyết áp tâm trương < 60 mmHg (nếu có thể đo).

(6) Đau tức ngực thường xuyên, cảm giác bó thắt ngực, đau tăng khi hít sâu.

(7) Tím môi, tím đầu móng tay, móng chân, da xanh, môi nhợt, lạnh đầu ngón tay, ngón chân.

(8) Thay đổi ý thức: lú lẫn, ngủ rũ, lơ mơ, rất mệt/mệt lả, co giật.

(9) Không thể ăn uống do nôn nhiều.

(10) Bất kỳ tình trạng bất ổn nào của người mắc COVID-19 mà thấy cần khám, chữa bệnh.

5.2. Điều trị

a) Thuốc hạ sốt khi nhiệt độ ≥ 38,50 C hoặc đau đầu nhiều:

- Người lớn: paracetamol, mỗi lần 01 viên 500mg hoặc 10-15 mg/kg, có thể lặp lại mỗi 4-6 giờ. Lưu ý tổng liều thuốc không vượt quá 4g (4000mg)/ngày.

- Trẻ em: paracetamol liều 10-15 m g/kg/l ần (uống hoặc đặt hậu môn), cách tối thiểu 4 - 6 giờ nếu cần nhắc lại (hoặc sử dụng liều theo tuổi nếu không biết cân nặng của trẻ, chi tiết trong Phụ lục số 02); Lưu ý tổng liều thuốc không vượt quá 60 mg/kg/ngày.

b) Dung dịch cân bằng điện giải khi mất nước (do sốt cao, tiêu chảy, mệt mỏi): Khuyến khích người mắc COVID-19 uống nhiều nước, có thể sử dụng nước trái cây hoặc Oresol (pha và dùng theo đúng hướng dẫn), nếu không muốn uống Oresol có thể thay thế bằng nước đun sôi để nguội, nước trái cây. Không sử dụng các dung dịch nước ngọt công nghiệp (không sản xuất từ hoa quả) để bù nước;

c) Tăng cường dinh dưỡng, ăn uống đủ chất, tăng cường ăn trái cây tươi, rau xanh.

d) Dùng các thuốc điều trị triệu chứng khi cần thiết:

- Ho nhiều: Có thể dùng các thuốc giảm ho từ thảo dược, hoặc thuốc giảm ho đơn thuần, hoặc thuốc giảm ho kết hợp kháng histamin.... Lưu ý chỉ định, chống chỉ định và các cảnh báo/thận trong khi sử dụng thuốc

- Ngạt mũi, xổ mũi: xịt rửa mũi, nhỏ mũi bằng dung dịch natriclorua 0,9%.

- Tiêu chảy: chế phẩm vi sinh có lợi cho đường ruột (probiotic), men tiêu hóa.

đ) Với người đang được sử dụng các thuốc điều trị bệnh nền theo đơn ngoại trú: tiếp tục sử dụng theo hướng dẫn.

e) Các thuốc khác: thuốc kháng vi rút. dùng khi có chỉ định, kê đơn theo quy định hiện hành.

g) Lưu ý:

- Không tự ý dùng thuốc kháng vi rút, kháng sinh, kháng viêm. khi chưa có chỉ định, kê đơn.

- Không xông cho trẻ em.

5.3. Chế độ ăn uống, sinh hoạt

a) Uống nước thường xuyên, không đợi đến khi khát mới uống nước;

b) Tăng cường dinh dưỡng: ăn đầy đủ chất, ăn trái cây, uống nước hoa quả. Không bỏ bữa.

c) Nên nghỉ ngơi. Đối với người lớn nên vận động thể lực nhẹ (phù hợp với tình trạng sức khỏe), tập thở ít nhất 15 phút mỗi ngày, suy nghĩ tích cực và duy trì tâm lý thoải mái.

5.4. Thực hiện các biện pháp phòng lây nhiễm

Người mắc COVID-19 và người chăm sóc hoặc người ở cùng nhà với người mắc COVID-19 thực hiện các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm, như sau:

a) Người mắc COVID-19 cần hạn chế ra khỏi nơi cách ly. Khi phải ra khỏi nơi cách ly phải mang khẩu trang, giữ khoảng cách với những người khác.

b) Người chăm sóc hoặc người nhà ở cùng nhà luôn mang khẩu trang, giữ khoảng cách khi phải tiếp xúc với người mắc COVID-19.

c) Nơi cách ly giữ thông thoáng, hạn chế chế đề các đồ dùng vật dụng khó làm sạch (thú bông, giấy, bìa.) tại khu vực này.

d) Rửa tay hoặc sát khuẩn tay thường xuyên. Khử khuẩn các vật dụng và bề mặt tiếp xúc thường xuyên như mặt bàn, tay nắm cửa, các thiết bị cầm tay, bồn cầu, bồn rửa. hàng ngày và khi dây bẩn.

đ) Phân loại, thu gom chất thải lây nhiễm đúng quy định.

6. NHIỆM VỤ CỦA CƠ SỞ QUẢN LÝ TẠI NHÀ

6.1. Lập danh sách người mắc COVID-19 quản lý tại nhà

a) Đánh giá người mắc COVID-19 thuộc đối tượng được quản lý tại nhà theo các tiêu chí quy định tại mục 2.

b) Lập danh sách quản lý tại nhà đối với người mắc COVID-19 (theo mẫu quy định tại Phụ lục số 01).

6.2. Làm xét nghiệm hoặc hướng dẫn tự xét nghiệm tại nhà cho người mắc COVID-19, người chăm sóc hoặc người ở cùng nhà với người mắc COVID-19 khi có triệu chứng nghi mắc COVID-19, theo các quy định hiện hành.

6.3. Hướng dẫn, tư vấn cho người mắc COVID-19, người chăm sóc về quản lý tại nhà đối với người mắc COVID-19.

6.4. Kê đơn, cấp phát thuốc điều trị ngoại trú: thực hiện theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 của Bộ Y tế và các văn bản hướng dẫn có liên quan.

6.5. Xử trí cấp cứu, hướng dẫn người mắc COVID-19, người chăm sóc chuyển người bệnh đến cơ sở y khi có dấu hiệu bất thường, cần cấp cứu, khám, chữa bệnh hoặc khi có các tình trạng cấp cứu đối với các bệnh lý khác như nguy tai biến sản khoa, chấn thương, đột quỵ.... vượt quá năng lực của cơ sở.

6.6. Thực hiện các nhiệm vụ xác nhận khỏi bệnh và các nhiệm vụ khác theo quy định hiện hành.

PHỤ LỤC SỐ 01

Danh sách quản lý người mắc COVID-19 tại nhà

(Ban hành kèm theo Quyết định số 604/QĐ-BYT ngày 14 tháng 3 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

 

 

Trang bìa

TÊN CƠ SỞ Y TẾ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

DANH SÁCH QUẢN LÝ
NGƯỜI MẮC
COVID-19 TẠI NHÀ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Năm 202...

 

 

Trang bên trái

DANH SÁCH QUẢN LÝ NGƯỜI MẮC COVID-19 TẠI NHÀ

 

STT

Họ và tên người mắc COVID-19

Ngày tháng năm sinh

Giới

Địa ch

Điện thoại người mắc COVID-19

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Trang bên phải

DANH SÁCH QUẢN LÝ NGƯỜI MẮC COVID-19 TẠI NHÀ

 

Họ tên người nhà

Điện thoại người nhà

Ngày xác định mắc COVID-19/ ngày khởi phát

Ngày kết thúc quản lý tại nhà

Ngày chuyển viện và nơi chuyển đến

Tvong

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC SỐ 02

Hướng dẫn liều lượng thuốc paracetamol cho trẻ em theo tuổi

(chỉ dùng khi không biết cân nặng - tối ưu nhất là tính liều theo cân nặng của trẻ)

 

Độ tuổi trẻ em

Thuốc

Liều thuốc mỗi lần

< 1 tuổi

Paracetamol 80mg

1 gói x 4 lần/ ngày

Từ 1 đến dưới 2 tuổi

Paracetamol 150mg

1 gói x 4 lần/ ngày

Từ 2 đến dưới 5 tuổi

Paracetamol 250mg

1 gói x 4 lần/ ngày

Từ 5 đến 12 tuổi

Paracetamol 325mg

1 viên x 4 lần/ ngày

Trên 12 tuổi

Paracetamol 500mg

1 viên x 4 lần/ ngày

 

* Ghi chú: Uống paracetamol khi sốt trên 38,50C, có thể lặp lại mỗi 04 giờ đến 06 giờ nếu vẫn còn sốt.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF HEALTH

____

 

No. 604/QD-BYT

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Independence - Freedom - Happiness

____________________

Hanoi, March 14, 2022

 

DECISION

On promulgating the “Guidance on home-based management of
people infected with COVID-19”

_______

THE MINISTER OF HEALTH

 

Pursuant to the Law on Prevention and Control of Infectious Diseases dated 2007;

Pursuant to the 2009 Law on Medical Examination and Treatment;

Pursuant to the Government's Decree No. 75/2017/ND-CP dated June 20, 2017, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Health;

Pursuant to the meeting minute dated March 8, 2022 of the Council for developing documents, professional guidelines and regulations on COVID-19 diagnosis and treatment that is established under the Decision No. 4026/QD-BYT August 20, 2021 of the Minister of Health;

At the proposal of the Director of the Medical Services Administration under the Ministry of Health.

 

DECIDES:

 

Article 1. To promulgate together with this Decision the “Guidance on home-based management of people infected with COVID-19”.

Article 2. The “Guidance on home-based management of people infected with COVID-19” shall be applied in facilities managing people infected with COVID-19 at home, in households and accommodation facilities with people infected with COVID-19.

Article 3. To assign provincial and municipal-level Departments of Health, based on the developments of the COVID-19 pandemic in their respective localities and the Ministry of Health's “Guidance on home-based management of people infected with COVID-19”, to develop and implement their own guidelines for implementation.

 Article 4. This Decision takes effect from the date of its signing and promulgation, and replaces the Minister of Health's Decision No. 261/QD-BYT dated January 31, 2022, on promulgating the Guidance on home-based management of people infected with COVID-19 and Decision No. 528/QD-BYT dated March 3, 2022, on promulgating the Guidance on home-based management of children infected with COVID-19.

Article 5. The Chief of Office of the Ministry of Health, Chief Inspector of the Ministry of Health, General Directors of General Departments and Directors of Departments under the Ministry of Health, Directors of provincial and municipal-level Health Departments, Directors of Hospitals directly run by the Ministry of Health, leaders in charge of health of all sectors shall be responsible for implementing this Decision./.

 

For the Minister

The Deputy Minister

NGUYEN TRUONG SON

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

THE GUIDANCE ON HOME-BASED MANAGEMENT OF

PEOPLE INFECTED WITH COVID-19

 


(Issued together with the Decision No. 604/QD-BYT dated March 14, 2022 of the Minister of Health)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hanoi, 2022

 

 

 

 

LIST OF THE EDITORIAL BOARD
OF "THE GUIDANCE ON HOME-BASED MANAGEMENT
OF PEOPLE INFECTED WITH COVID-19”
"

 

Compilation Director

Assoc. Prof. Ph.D. Nguyen
Truong Son

Deputy Minister of Health

Chief author

Assoc. Prof. Ph.D. Luong Ngoc Khue

Director of the Medical Services Administration under the Ministry of Health

Co-editor

Prof. Ph.D. Nguyen Gia Binh

President of the Vietnam National Association of Emergency, Intensive Care Medicine and Clinical Toxicology

Prof.Ph.D. Nguyen Van Kinh

President of the Vietnam Association for Infection Diseases, Former Director of the National Hospital for Tropical Diseases

Assoc. Prof. Ph.D. Nguyen Lan Hieu

Director of the Hanoi Medical University Hospital

Participants in compilation and appraisal

Assoc. Prof. Ph.D. Nguyen Hoang Anh

Director of the National Centre of Drug Information and Adverse Drug Reactions Monitoring – Ha Noi University of Medicine and Pharmacy, Deputy Head of Pharmacy Department of Bach Mai Hospital

Level-2 Spec. Dr. Nguyen Trung Cap

Deputy Director of the National Hospital for Tropical Diseases

Ph.D. Nguyen Vinh Chau

Deputy Director of the Department of Health of Ho Chi Minh city

Ph.D. Vuong Anh Duong

Deputy Director of the Medical Services Administration under the Ministry of Health

Assoc.Prof.Ph.D. Tran Minh Dien

Director of the Central Children's Hospital

Level-2 Spec. Dr. Nguyen Hong Ha

Vice President of the Vietnam Association for Infection Diseases, Former Deputy Director of the National Hospital for Tropical Diseases

Ph.D.Nguyen Thanh Ha

Deputy Director of the Health Environment Management Agency

MSc. Vu Quang Hieu

Expert from the Office of the World Health Organization in Vietnam

Assoc.Prof.Ph.D. Nguyen Thanh Hung

Director of the Children's Hospital 1, Ho Chi Minh City

Ph.D. Le Quoc Hung

Head of Department of Tropical Disease – Cho Ray Hospital

Ph.D. Nguyen Dinh Hung

Deputy Director of the Hanoi Department of Health

Dr. Truong Huu Khanh

Vice President of the Ho Chi Minh Association for Infection Diseases, Adviser on Infection Diseases of the Children's Hospital 1 of Ho Chi Minh city

Ph.D. Nguyen Trong Khoa

Deputy Director of the Medical Services Administration under the Ministry of Health

Ph.D. Nguyen Phu Huong Lan

Head of Laboratory Department – the Ho Chi Minh City Hospital of Tropical Diseases

Dr. Luong Chan Lap

Specialist of the Professional Department - the Department of Health of Ho Chi Minh city

Level-2 Spec. Dr. Bui Nguyen Thanh Long

Head of the Professional Department - the Department of Health of Ho Chi Minh City

MSc. Ngo Thi Huong Minh

Deputy Head of Deparment of Pharmacy Sales, the Drug Administration of Vietnam

Assoc. Prof. Ph.D. Phung Nguyen The Nguyen

Head of the Department of Children of Ho Chi Minh City University of Medicine and Pharmacy, Head of the COVID-19 Department - the Children's Hospital 1 of Ho Chi Minh city

MSc. Nguyen Thi Thanh Ngoc

Person in charge of the Department of Professional Competence – Inspection – Protection of Health of Officers, the Medical Services Administration under the Ministry of Health

MSc. Truong Le Van Ngoc

Deputy Head of the Department for Professional Affairs, Inspection and Health Protection for Cadres- the Medical Services Administration under the Ministry of Health

Ph.D. Vu Dinh Phu

Head of the Intensive Care Unit - the National Hospital for Tropical Diseases

MSc. Cao Duc Phuong

Specialist of the Department for Professional Affairs, Inspection and Health Protection for Cadres- the Medical Services Administration under the Ministry of Health

Assoc. Prof. Ph.D. Pham Thi Ngoc Thao

Deputy Director of the Cho Ray Hospital

Level-2 Spec. Dr. Nguyen Minh Tien

Deputy Director of the Department of Health of Ho Chi Minh city

Dr. Bui Nghia Thinh

Head of the Intensive Care Department - the Thu Duc District Hospital, Ho Chi Minh City

Level-2 Spec. Dr. Nguyen Thanh Truong

Deputy Director of the Ho Chi Minh Hospital of Tropical Diseases

Ph.D. Ta Anh Tuan

Head of the Internal Medicine Intensive Care Unit - the Central Children's Hospital

MSc. Nguyen Thanh Tuan

Head of Department of General Planning - the Children's Hospital 1 of Ho Chi Minh city

Ph.D. Cao Viet Tung

Deputy Director of the Central Children’s Hospital

Editorial Secretaries

Assoc. Prof. Ph.D. Phung Nguyen The Nguyen

Head of the Department of Children of Ho Chi Minh City University of Medicine and Pharmacy, Head of the COVID-19 Department - the Children's Hospital 1 of Ho Chi Minh city

Ph.D. Ta Anh Tuan

Head of the Internal Medicine Intensive Care Unit - the Central Children's Hospital

MSc. Nguyen Quoc Thai

Center for Tropical Diseases of Bach Mai Hospital

MSc. Truong Le Van Ngoc

Deputy Head of the Department for Professional Affairs, Inspection and Health Protection for Cadres- the Medical ServicesAdministration under the Ministry of Health

Dr. Nguyen Thi Dung

Specialist of the Medical Services Administration under Ministry of Health

Pharmacist. Do Thi Ngat

Specialist of the Medical Services Administration under Ministry of Health

 
 

TABLE OF CONTENTS

 

1. GENERAL INFORMATION

1.1. Purposes

1.2. Target users

2. CRITERIA FOR PEOPLE INFECTED WITH COVID-19 SUBJECT TO HOME-BASED MANAGEMENT

2.1. Clinical criteria

2.2. Criteria for health care and monitoring

3. HEALTH DECLARATION

4. NECESSARY PREPARATION

4.1. Necessary items at home

4.2. Medicine for home-based treatment

5. GUIDANCE ON HOME-BASED MANAGEMENT

5.1. Health monitoring

5.2. Treatment

5.3. Diet and daily routines

5.4. Measures to prevent infection

6. DUTIES OF FACILITIES IN CHARGE OF MANAGING PEOPLE INFECTED WITH COVID-19 AT HOME

APPENDIX No.01

APPENDIX No.02

 

THE GUIDANCE ON HOME-BASED MANAGEMENT OF

PEOPLE INFECTED WITH COVID-19

 

1. GENERAL INFORMATION

1.1. Purposes

"The Guidance on home-based management of people infected with COVID-19" was compiled with the aim of providing guidelines for the home-based management of people with SARS-CoV-2 and mild COVID-19 patients (hereinafter referred to as people infected with COVID-19).

2. Target users

a) Health stations of communes, wards and townships; Mobile health stations; District-level health centers and clinics; Emergency transportation centers and facilities assigned to manage people infected with COVID-19 (hereinafter referred to as facilities in charge of managing people infected with COVID-19 at home).

b) Medical staff and people involved in the home-based management of people infected with COVID-19.

c) People infected with COVID-19 subject to home-based management or their caregivers, and accommodation establishments with people infected with COVID-19.

2. CRITERIA FOR PEOPLE INFECTED WITH COVID-19 SUBJECT TO HOME-BASED MANAGEMENT

2.1. Clinical criteria

a) Being COVID-19 cases confirmed to be infected with SARS-CoV-2 by real-time RT-PCR test or rapid antigen test that is conducted by themselves or by their caregivers at home or by medical staff and health establishments.

- Showing no symptoms or mild clinical symptoms such as fever, dry cough, sore throat, stuffy nose, fatigue, headache, muscle aches, tongue numbness, diarrhea, runny nose, loss of smell or taste; Normal respiration rate for age, SpO2 ≥ 96% when breathing air, no shortness of breath, no respiratory failure;

- Having no underlying disease, or having an underlying disease but being treated stably.

b) Being COVID-19 patients who have been treated by health examination and treatment establishments but have not yet met the criteria for COVID-19 recovery and have met the standards for home-based management. In such cases, they may be transferred home for further care.

2.2. Criteria for health care and monitoring

a) Being able to take care of themselves (such as eating, bathing, washing clothes, cleaning, etc.) and monitor their health status;

b) Being able to contact medical staff and having available means of communication such as phones, computers, etc. to contact them for guidance and treatment in emergency cases;

c) In cases where people infected with COVID-19 are unable to take care of themselves, their families must have caregivers who meet the criteria mentioned in the above Sections a and b.

3. HEALTH DECLARATION

1. Persons infected with COVID-19 or their caregivers or medical staff and medical facilities shall evaluate people infected with COVID-19 subject to home-based management in accordance with Section 2 above.

2. People infected with COVID-19 or their caregivers shall notify health stations of communes and wards or facilities in charge of managing people infected with COVID-19 at home in accordance with local guidelines on personal information, time of COVID-19 infection, subjects of home-based management, and termination of the home-based isolation and treatment period.

3. Health stations of communes and wards or facilities in charge of managing people infected with COVID-19 at home shall collect information and make lists of people infected with COVID-19 subject to home-based management in accordance with the form specified in Appendix 01.

4. NECESSARY PREPARATION

4.1. Necessary items at home

a) Thermometer;

b) SpO2 Pulse Oximeter for personal use (if any);

c) Medical facemasks;

d) Hand sanitizer;

dd) Necessary personal items;

e) Containers for infectious waste with lids.

g) Means of communication, including phones and phone numbers of medical facilities (such as health stations, district-level health centers, emergency transportation centers, doctors, community counseling groups, rapid response teams, and hospitals).

4.2. Medicine for home-based treatment

a) Antipyretic medicine: paracetamol for adults: 500mg tablets that are sufficient for use within 3-5 days. Paracetamol for children (depending on weight and age): powders or granules for suspensions or tablets with the content of 80mg, 100mg, 150mg or 250mg, 325mg, 500mg that are sufficient for use within 3-5 days.

b) Electrolyte balancing solution: Oresol, rehydration solution, and other electrolytes.

c) Cough suppressants (depending on symptoms): Herbal medicine, or normal cough suppressants, or cough suppressants combined with antihistamine, etc. that are sufficient for use within 5-7 days. Note the indications, contraindications and warnings while using medicine.

d) Nasal sprays: 0.9% natriclorua that are sufficient for use within 5-7 days.

dd) Medicine for treatment of underlying conditions according to prescriptions that are being used for patients (if necessary, sufficient for use within 01-02 weeks).

4.3. Isolation

Creating a separate space for the purpose of isolation. The isolation area shall have good ventilation and no central air conditioner. The windows of the isolation area shall always be opened.

5. GUIDANCE ON HOME-BASED MANAGEMENT

5.1. Health monitoring of people infected with COVID-19

5.1.1. Children under 5 years old

a) Monitoring the following signs: mental health, breastfeeding and eating, measuring body temperature at least 2 times/day, respiration rate, pulse rate, SpO2 (if possible), skin color, mucous membranes, and digestive disorders.

b) Abnormal signs: In cases of detecting any of the following signs, immediately reporting to the facilities in charge of managing people infected with COVID-19 at home: health stations of communes and wards; or mobile health stations, emergency transportation centers, etc. to receive medical examination, emergency treatment and timely hospital transfer, or taking children infected with COVID-19 to health facilities for medical examination and treatment.

(1) Mental: children are fussy, anaemic, difficult to wake, or have convulsions.

(2) Continuous fever >39◦C and it is difficult to lower body temperature by antipyretic medicine + applying warm water. The fever does not improve after 48 hours

(3) Rapid respiration rate:

- Children under 2 months old: ≥ 60 breaths/minute

- Children from 2 to under 12 months old: ≥ 50 breaths/minute

- Children from 1 to under 5 years old: ≥ 40 breaths/minute

(4) Children with signs of abnormal breathing: Shortness of breath, nasal flapping, indrawing of chest and intercostal muscles.

(5) SpO2 < 96% (if it is possible to measure)

(6) Cyanosis

(7) Signs of dehydration: dry lips, sunken eyes, thirst, and little urination.

(8) Vomiting

(9) Children cannot breastfeed, eat or drink

(10) Children with other diseases such as dengue fever, hand, foot and mouth disease, etc.

(11) Any unhealthy condition of children that requires medical examination and treatment.

5.1.2. Children from 5 to 16 years old

a) Monitoring the following signs: mental health, measuring body temperature at least 2 times/day, respiration rate, pulse rate, SpO2 (if possible), skin color, mucous membranes, eating, cough, chest pain, abdominal pain, diarrhea (loose stools/liquid bowel movements), loss of smell and hearing.

b) Abnormal signs: In cases of detecting any of the following signs, immediately reporting to the facilities in charge of managing people infected with COVID-19 at home: health stations of communes and wards; or mobile health stations, emergency transportation centers, etc. to receive medical examination, emergency treatment and timely hospital transfer, or taking children infected with COVID-19 to health facilities for medical examination and treatment.

(1) Rapid respiration rate:

Children from 5 to under 12 years old: 30 breaths/minute, children from 12 years old: ≥ 20 breaths/minute

(2) Abnormal breathing: indrawing of chest and intercostal muscles.

(3) SpO2 < 96% (if it is possible to measure)

(4) Shortness of breath

(5) Continuous cough

(6) Chest pain

(7) Being unable to eat/drink

(8) Vomiting

(9) Diarrhea

(10) Being tired and fussy

(11) High fever that does not go down or does not improve after 48 hours

(12) Any unhealthy condition of children that requires medical examination and treatment.

5.1.3. Adults (over 16 years old)

a) Monitoring the following signs:

- Indicators: Respiratory rate, pulse rate, body temperature, SpO2 and blood pressure (if possible).

- Symptoms: Fatigue, cough, cough with mucus, chills/cold, conjunctivitis (pink eyes), loss of taste or smell, diarrhea (loose stools/liquid bowel movements); hemoptysis, shortness of breath or difficulty breathing, chest pain, drowsiness, narcolepsy; Other symptoms, such as sore throat, headache, dizziness, anorexia, nausea and vomiting, muscle aches, etc.

b) Abnormal signs: In cases of detecting any of the following signs, immediately reporting to the facilities in charge of managing people infected with COVID-19 at home/accommodation facilities: health stations of communes and wards; or mobile health stations, emergency transportation centers, etc. to receive medical examination, emergency treatment and timely hospital transfer, or taking people infected with COVID-19 to health facilities for medical examination and treatment.

(1) Shortness of breath or difficulty breathing.

(2) Respiration rate ≥ 20 breaths/minute.

(3) SpO2 ≤ 96%.

(4) Tachycardia > 120 BPM or < 50 BPM.

(5) Low blood pressure: Systolic blood pressure < 90 mmHg, Diastolic blood pressure < 60 mmHg (if measurable).

(6) Frequent chest pain, feeling of tightness in the chest and the pain that increases when taking a deep breath.

(7) Blue lips, peripheral cyanosis, pale skin, discolored lips, cold fingers and toes.

(8) Changes in consciousness: Confusion, narcolepsy, lethargy, being very tired/exhausted, or convulsions.

(9) Being unable to eat or drink due to vomiting.

(10) Any unhealthy condition of people infected with Covid-19 that requires medical examination and treatment.

5.2. Treatment

a) With regard to people with body temperature ≥ 38.50 C or getting severe headache, take antipyretic medicines as follows:

- Adults: Take 1 tablet of paracetamol 500mg or 10-15mg/kg each time and can re-take the medicine after every 4-6h. The total dose shall not be more than 4g (4000mg)/day.

- Children: Take paracetamol at a dose of 10-15 mg/kg/time (oral or rectal), and can re-take the medicine after at least 4-6h if necessary (or use doses depending on their age if there's no information about their weight as specified in Appendix No. 02). The total dose shall not be more than 60 mg/kg/day.

b) With regard to people suffering dehydration (due to high fever, diarrhea or fatigue), drink electrolyte balancing solution: The people infected with COVID-19 are encouraged to drink plenty of water, juice or Oresol (mix and drink according to instructions). If they don't want to drink Oresol, COVID-19 patients can drink cooled boiled water or fruit juice. Do not use industrial soda solutions (not produced from fruit) to rehydrate;

c) Enhance nutrition, eat enough nutrients, eat more fresh fruits and vegetables.

d) Take medicines to treat symptoms when necessary:

- Cough: Take herbal cough suppressants, or normal cough suppressants, or cough suppressant combined with antihistamine, etc. Pay attention to the indications, contraindications and warnings while using medicine.

- Nasal congestion and runny nose: Use nasal spray or nasal drops with 0.9% sodium chloride solution.

- Diarrhea: Take microbial products beneficial to the intestines (probiotics), or digestive enzymes.

dd) With regard to people who are using outpatient prescription medicines for underlying medical conditions: Continue to use such medicines as directed.

e) Other medicines: antiviral drugs that may be used when there is indication or prescription according to current regulations.

g) Note:

- Do not arbitrarily use antiviral, antibiotic, anti-inflammatory medicines when there is no indication or prescription.

- Do not steam children.

5.3. Diet and daily routines

a) Drink water regularly, do not wait until they are thirsty;

b) Enhance nutrition: eat enough nutrients, eat fruits and drink fruit juice. Do not skip meals.

c) Take rest and do light physical
activities (suitable for their health conditions); practice breathing for at least 15 minutes a day, think positively, and maintain a comfortable mentality.

5.4. Measures to prevent infection

People infected with COVID-19 and their caregivers or people living in the same household shall take infection control and prevention measures, as follows:

a) People infected with COVID-19 must avoid leaving the isolation area. If leaving the isolation area, they must wear facemasks and keep a safe distance from others.

b) Caregivers or family members living in the same household must always wear facemasks and keep a safe distance when they have to come into contact with people infected with COVID-19.

c) The isolation area shall be kept well ventilated and restricted from the use of difficult-to-clean items (stuffed animals, paper, paperboard) in this area.

d) Washing or disinfecting hands frequently. Disinfecting frequently touched items and surfaces such as countertops, doorknobs, hand-held devices, toilets, and sinks on a daily basis and when they are dirty.

dd) Classifying and collecting infectious waste in accordance with regulations.

6. DUTIES OF FACILITIES IN CHARGE OF MANAGING PEOPLE INFECTED WITH COVID-19 AT HOME

6.1. Making lists of people infected with COVID-19 subject to home-based management

a) Evaluating people infected with COVID-19 subject to home-based management in accordance with the criteria specified in Section 2.

b) Making lists of people infected with COVID-19 subject to home-based management (according to the form specified in Appendix 01).

6.2. Providing testing or guiding self-testing for people infected with COVID-19 subject to home-based management or their caregivers and family members in the same household as they show any symptoms of COVID-19 infection in accordance with current regulations.

6.3. Providing guidance and counseling for people infected with COVID-19 and their caregivers on home-based management of COVID-19 patients.

6.4. Prescribing and offering medicines for outpatient treatment in accordance with the Guidance on diagnosis and treatment of COVID-19 of the Ministry of Health and relevant guiding documents.

6.5. Conducting emergency treatment and providing instructions for people infected with COVID-19 or their caregivers to transfer patients to health facilities when there are abnormal signs subject to emergency, medical examination and treatment or when there are emergency conditions for other diseases such as the risk of obstetric complications, trauma, stroke, etc. that are beyond the examination and treatment capacity of facilities.

6.6. Confirming the COVID-19 recovery and performing other tasks in accordance with current regulations.

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Decision 604/QD-BYT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Decision 604/QD-BYT PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

CÂU HỎI THƯỜNG GẶP?

Hướng dẫn mới về quản lý tại nhà đối với người mắc Covid-19 có gì mới?

-  Tiêu chí lâm sàng của người mắc Covid-19 điều trị tại nhà bổ sung thêm trường hợp người bệnh Covid-19 đã được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh điều trị nhưng chưa đạt tiêu chuẩn khỏi Covid-19 và đạt tiêu chuẩn quản lý tại nhà thì được chuyển về nhà để tiếp tục chăm sóc. 

-  F0 có thể được ra khỏi nơi cách ly nếu mang khẩu trang, giữ khoảng cách với những người khác, tuy nhiên vẫn phải hạn chế.

Tiêu chí lâm sàng của người mắc Covid-19 điều trị tại nhà là gì?

- Là người mắc Covid-19 được khẳng định nhiễm SARS-CoV-2 bằng xét nghiệm realtime RT-PCR hoặc test nhanh kháng nguyên do bản thân hoặc người chăm sóc tự làm tại nhà hoặc do nhân viên y tế, cơ sở y tế thực hiện:

+ Không có triệu chứng hoặc có triệu chứng lâm sàng ở mức độ nhẹ như sốt, ho khan, đau họng, nghẹt mũi, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ, tê lưỡi, tiêu chảy, chảy mũi, mất khứu giác, mất vị giác; nhịp thở bình thường theo tuổi, SpO2 ≥ 96% khi thở khí trời, không có dấu hiệu khó thở, không suy hô hấp;

+ Không mắc bệnh nền, hoặc mắc bệnh nền nhưng đang được điều trị ổn định.

- Là người bệnh Covid-19 đã được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh điều trị nhưng chưa đạt tiêu chuẩn khỏi Covid-19 và đạt tiêu chuẩn quản lý tại nhà thì được chuyển về nhà để tiếp tục chăm sóc.

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất