Quyết định 5619/QĐ-BYT 2021 Hướng dẫn phòng, chống và đánh giá nguy cơ lây nhiễm COVID-19 tại trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, nhà hàng

thuộc tính Quyết định 5619/QĐ-BYT

Quyết định 5619/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc ban hành "Hướng dẫn phòng, chống và đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19 tại trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, nhà hàng"
Cơ quan ban hành: Bộ Y tế
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:5619/QĐ-BYT
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Nguyễn Trường Sơn
Ngày ban hành:07/12/2021
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Y tế-Sức khỏe, COVID-19

TÓM TẮT VĂN BẢN

Khu dịch vụ phải công khai tên, số điện thoại cán bộ phụ trách chống dịch

Ngày 07/12/2021, Bộ Y tế ra Quyết định 5619/QĐ-BYT về việc ban hành "Hướng dẫn phòng, chống và đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19 tại trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, nhà hàng".

Theo đó, các đơn vị quản lý khu dịch vụ phải phân công và công khai tên, số điện thoại của cán bộ phụ trách công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại khu dịch vụ để người lao động/làm việc, người bán hàng và khách hàng biết, liên hệ khi cần thiết; tạo mã QR hoặc tờ khai y tế để kiểm dịch và trang bị khẩu trang, nước rửa tay tại lối vào khu dịch vụ;…

Bên cạnh đó, khu dịch vụ có hoạt động kinh doanh, dịch vụ ăn uống phải đảm bảo các nội dung sau: khu vực chế biến thực phẩm phải có nơi rửa tay, đủ nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay; đối với các suất ăn sẵn, thực phẩm chuyển đi phải được bao gói trong hộp/túi kín, an toàn và bảo quản theo quy đinh, hướng dẫn trong suốt quá trình vận chuyển.

Ngoài ra, các nhà hàng tiến hành khử khuẩn mặt bàn ăn, ghế ngồi ngay sau khi mỗi lượt khách rời đi; đối với vị trí có tiếp xúc thường xuyên như tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, tay vịn lan can, bảng điều khiển thang máy, cabin thang máy, giỏ hàng, xe đẩy hàng phải khử khuẩn ít nhất 04 lần/ngày;…

Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.

Xem chi tiết Quyết định5619/QĐ-BYT tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ Y TẾ
______

Số: 5619/QĐ-BYT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
_________________________
Hà Nội, ngày 07 tháng 12 năm 2021

QUYẾT ĐỊNH

Về việc ban hành “Hướng dẫn phòng, chống và đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19 tại trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, nhà hàng”

_____________
 

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Căn cứ Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Căn cứ Nghị định số 101/2010/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm về áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế và chống dịch đặc thù trong thời gian có dịch;

Căn cứ Quyết định số 1438/QĐ-TTg ngày 25/8/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19;

Căn cứ Quyết định số 56/2010/QĐ-TTg ngày 16/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định thẩm quyền thành lập, tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo chống dịch các cấp;

Căn cứ Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ về ban hành quy định tạm thời “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Hướng dẫn phòng, chống và đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19 tại trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, nhà hàng (bao gồm cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín, nhà hàng ăn uống).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Các ông, bà: Chánh Văn phòng Bộ; Chánh Thanh tra Bộ; Vụ trưởng, Cục trưởng, Tổng Cục trưởng các Vụ, Cục, Tổng cục thuộc Bộ Y tế, Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng y tế các Bộ, ngành; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
- Các Phó Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Thành viên BCĐQG phòng, chống dịch COVID-19
- Các bộ, ngành, cơ quan Trung ương, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Lưu: VT, ATTP.

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

 

 

Nguyễn Trường Sơn

BỘ Y TẾ
_______

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
_________________________

 


HƯỚNG DẪN
PHÒNG, CHỐNG VÀ ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ LÂY NHIỄM DỊCH COVID-19 TẠI TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI, SIÊU THỊ, CHỢ, NHÀ HÀNG

(Ban hành kèm theo Quyết định số 5619/QĐ-BYT ngày 07 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
Phần thứ nhất
PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
I. Phạm vi áp dụng
Hướng dẫn này áp dụng đối với trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, nhà hàng (bao gồm cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín, nhà hàng ăn uống), cửa hàng tiện lợi/cửa hàng tiện ích sau đây gọi chung là khu dịch vụ.
II. Đối tượng áp dụng
- Tổ chức, cá nhân quản lý/người phụ trách/giám đốc khu dịch vụ (sau đây gọi chung là đơn vị quản lý).
- Hộ kinh doanh, gian hàng trong khu dịch vụ.
- Người lao động, người làm việc, người bán hàng tại khu dịch vụ.
- Khách hàng đến khu dịch vụ.
- Các tổ chức, cá nhân, cơ quan quản lý liên quan.
Phần thứ hai
HƯỚNG DẪN PHÒNG, CHỐNG LÂY NHIỄM DỊCH COVID-19
I. Đối với đơn vị quản lý
1. Có kế hoạch/phương án phòng, chống dịch COVID-19 cho khu dịch vụ. Kế hoạch/phương án cần xác định rõ nội dung, người chịu trách nhiệm thực hiện, thời gian thực hiện; nội dung triển khai bao gồm cả phương án xử trí các trường hợp mắc, nghi mắc COVID-19; người chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát; kinh phí thực hiện. Căn cứ thực tế triển khai và kết quả kiểm tra, giám sát, đơn vị quản lý điều chỉnh kế hoạch/phương án cho phù hợp.
2. Phân công và công khai tên, số điện thoại của cán bộ phụ trách công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại khu dịch vụ để người lao động/làm việc, người bán hàng và khách hàng biết, liên hệ khi cần thiết.
3. Ký cam kết thực hiện công tác phòng, chống dịch COVID-19 với chính quyền địa phương theo mẫu tại Phụ lục 1 kèm theo Hướng dẫn này.
4. Tạo mã QR hoặc tờ khai y tế để kiểm dịch và trang bị khẩu trang, nước rửa tay tại lối vào khu dịch vụ.
5. Bố trí khu vực xếp hàng vào khu dịch vụ có đánh dấu vị trí giãn cách giữa các khách hàng theo quy định. Tại khu vực lối vào khu dịch vụ: tổ chức đo thân nhiệt, yêu cầu người lao động/làm việc, người bán hàng, khách hàng khai báo y tế (quét mã QR tại điểm kiểm dịch hoặc trên ứng dụng PC-Covid hoặc khai trên giấy), sát khuẩn tay, đeo khẩu trang và giữ khoảng cách theo quy định; bố trí biển báo quy định phòng, chống dịch, bố trí đầy đủ nước sát khuẩn tay; có biện pháp kiểm soát mật độ người vào khu dịch vụ đảm bảo quy định phòng, chống dịch, đảm bảo khoảng cách an toàn theo quy định.
6. Bố trí phòng/khu vực cách ly tạm thời cho người lao động/làm việc, người bán hàng khi đang làm việc tại khu dịch vụ có một trong các biểu hiện như mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở hoặc được xác định mắc bệnh hoặc được xác định là người tiếp xúc vòng 1 (F1) hoặc người tiếp xúc vòng 2 (F2). Phòng/khu vực cách ly tạm thời phải đảm bảo các yêu cầu (theo hướng dẫn tại Phụ lục 7 kèm theo). Trường hợp không thể bố trí phòng cách ly tạm thời thì phải bố trí một khu vực riêng để cách ly tạm thời, khu vực này phải tách biệt hoàn toàn với các khu vực bán hàng, giao nhận hàng trong khu dịch vụ.
7. Yêu cầu đơn vị và người giao hàng thực hiện đầy đủ Thông điệp 5K, quy định về phòng, chống dịch và ghi lại thông tin người giao hàng, người nhận hàng, thời gian giao nhận hàng...; có biện pháp để hạn chế tiếp xúc giữa người giao hàng và người nhận hàng.
8. Tổ chức theo dõi hàng ngày sức khỏe của người lao động/làm việc, người bán hàng; không bố trí làm việc đối với người có một trong các biểu hiện như mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở và người thuộc đối tượng F1, F2; yêu cầu người lao động/làm việc, người bán hàng tự đo thân nhiệt, theo dõi sức khỏe tại nhà trước đến nơi làm việc và không đi làm khi có một trong các biểu hiện như mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở,... và phải báo cho đơn vị quản lý, y tế địa phương để được tư vấn và xử lý theo quy định.
9. Phát thanh trong thời gian mở cửa khu dịch vụ để nhắc nhở người lao động/làm việc, người bán hàng, khách hàng thường xuyên thực hiện biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 (thực hiện Thông điệp 5K, quy định về phòng chống dịch COVID-19,...), khuyến khích đối với nhà hàng.
10. Bố trí đủ thùng đựng chất thải có nắp đậy; bố trí đầy đủ khu vực rửa tay, nhà vệ sinh và đảm bảo luôn có đủ nước sạch, xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay, giấy vệ sinh cho người lao động/làm việc, người bán hàng và khách hàng.
11. Thực hiện vệ sinh khử khuẩn theo hướng dẫn tại Phần thứ ba của Hướng dẫn này.
12. Yêu cầu các hộ kinh doanh/gian hàng trong khu dịch vụ ký cam kết thực hiện công tác phòng, chống dịch COVID-19 theo mẫu tại Phụ lục 2 kèm theo Hướng dẫn này.
13. Khi phát hiện người có một trong các biểu hiện mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở tại khu dịch vụ, thực hiện xử trí theo hướng dẫn tại Phụ lục 7 kèm theo Hướng dẫn này.
14. Tổ chức thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn cho tất cả hộ kinh doanh/gian hàng, người lao động/làm việc, người bán hàng tại khu dịch vụ về Hướng dẫn này và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
15. Điều chỉnh số lượng người lao động/làm việc, người bán hàng tại khu dịch vụ theo tình hình dịch bệnh và theo quy định của chính quyền địa phương.
16. Xây dựng kế hoạch xét nghiệm sàng lọc theo hướng dẫn tại Quyết định số 4800/QĐ-BYT ngày 12 tháng 10 năm 2021 của Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11 tháng 10 năm 2021 của Chính phủ và kế hoạch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho người lao động.
17. Thường xuyên tự đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh COVID-19 một tuần/lần theo mẫu tại Phụ lục 4 kèm theo Hướng dẫn này và cập nhật lên hệ thống antoancovid.vn.
II. Đối với hộ kinh doanh/gian hàng trong khu dịch vụ
1. Tuân thủ việc sắp xếp nơi bán hàng của đơn vị quản lý khu dịch vụ, đảm bảo khoảng cách an toàn trong phòng, chống dịch.
2. Yêu cầu người bán hàng, người lao động/làm việc không đến làm việc nếu có một trong các biểu hiện như mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở hoặc đang trong thời gian cách ly tại nhà theo yêu cầu của cơ quan y tế.
3. Yêu cầu người bán hàng, người lao động/làm việc luôn thực hiện Thông điệp 5K và các quy định phòng, chống dịch theo hướng dẫn của đơn vị quản lý khu dịch vụ.
4. Thông báo ngay cho cán bộ quản lý khu dịch vụ, cán bộ đầu mối phụ trách phòng, chống dịch tại khu dịch vụ nếu phát hiện bản thân hoặc khách hàng, người lao động/làm việc, người bán hàng có một trong các biểu hiện như mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở; hạn chế tiếp xúc, giữ khoảng cách an toàn và thực hiện nghiêm túc theo hướng dẫn của đơn vị quản lý khu dịch vụ.
5. Nhắc nhở khách hàng luôn đeo khẩu trang, tuân thủ khoảng cách khi mua hàng và chờ mua hàng.
6. Quản lý người lao động/làm việc, người bán hàng về các thông tin như tên, năm sinh, số CMT/CCCD, địa chỉ nơi ở, số điện thoại, địa chỉ quê quán; yêu cầu người lao động/làm việc, người bán hàng thông báo khi có tiếp xúc với các trường hợp F0 hoặc F1, F2.
7. Đảm bảo các yêu cầu phòng, chống dịch: vệ sinh khử khuẩn hàng ngày; đảm bảo thông thoáng; đảm bảo khoảng cách an toàn cho người lao động/làm việc, người bán hàng, khách hàng; có biển thông báo số điện thoại liên hệ khi có các biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh...
8. Ký cam kết thực hiện công tác phòng, chống dịch COVID-19 theo mẫu tại Phụ lục 2 kèm theo Hướng dẫn này.
9. Thường xuyên tự đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh COVID-19 một tuần/lần theo mẫu tại Phụ lục 5 kèm theo Hướng dẫn này.
III. Đối với người lao động/làm việc, người bán hàng, khách hàng
1. Không đến khu dịch vụ nếu có một trong các biểu hiện như mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở hoặc đang trong thời gian cách ly tại nhà theo yêu cầu của cơ quan y tế.
2. Thực hiện khai báo y tế khi đến khu dịch vụ.
3. Luôn thực hiện Thông điệp 5K. Trong đó lưu ý:
- Đeo khẩu trang đúng cách và thải bỏ khẩu trang sau khi sử dụng vào thùng rác đúng nơi quy định (nếu là loại khẩu trang dùng 01 lần).
- Giữ khoảng cách tối thiểu với người xung quanh theo quy định của đơn vị quản lý khu dịch vụ; hạn chế tiếp xúc với người khác.
- Thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch hoặc sát khuẩn tay bằng dung dịch sát khuẩn tay trong thời gian có mặt ở khu dịch vụ.
- Che mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải, hoặc khăn tay, hoặc khăn giấy, hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán dịch tiết đường hô hấp. Vứt bỏ khăn giấy che mũi, miệng vào thùng rác và rửa sạch tay. Bỏ rác đúng nơi quy định tại khu dịch vụ; tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng để tránh lây nhiễm bệnh; không khạc nhổ bừa bãi.
4. Thông báo ngay cho cán bộ phụ trách phòng, chống dịch tại khu dịch vụ nếu phát hiện bản thân hoặc người lao động/làm việc, người bán hàng, khách hàng có một trong các biểu hiện như mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở và thực hiện nghiêm túc theo hướng dẫn của đơn vị quản lý khu dịch vụ.
5. Đảm bảo an toàn phòng, chống dịch trong thời gian di chuyển từ nơi ở đến khu dịch vụ và ngược lại.
6. Người lao động/làm việc, người bán hàng phải được tiêm đủ liều vắc xin phải ký cam kết thực hiện công tác về phòng, chống dịch bệnh COVID-19 theo mẫu tại Phụ lục 3 kèm theo Hướng dẫn này, thường xuyên tự đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh COVID-19 một tuần/lần theo mẫu tại Phụ lục 6 kèm theo Hướng dẫn này.
IV. Đối với khu dịch vụ có hoạt động kinh doanh, dịch vụ ăn uống
1. Yêu cầu thực hiện đầy đủ các yêu cầu về điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định tại Khoản 2, Điều 2 Nghị định 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế và các quy định có liên quan.
2. Một số nội dung cần thực hiện để phòng, chống lây nhiễm dịch bệnh COVID-19:
- Khu vực chế biến thực phẩm phải có nơi rửa tay, đủ nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay. Thực hiện lưu mẫu thức ăn theo quy định.
- Khu vực ăn uống phải đảm bảo sạch sẽ, thông thoáng; có nơi rửa tay, có đủ nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay; có đủ bàn ghế và đảm bảo khoảng cách giữa các khách hàng theo quy định (có thể xếp ngồi so le hoặc đặt vách ngăn giữa các khách hàng); có đủ dụng cụ ăn uống bảo đảm riêng biệt cho từng khách hàng và được vệ sinh sạch sẽ; có đủ thùng đựng rác, có nắp đậy và có lót túi; có biển 5K về phòng, chống dịch, hướng dẫn khách hàng rửa tay với xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay trước, sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh.
- Khu vực nhà vệ sinh đảm bảo sạch sẽ, có đủ nước sạch, xà phòng rửa tay, giấy vệ sinh; vệ sinh khử khuẩn ít nhất 2 lần/ngày.
- Đối với các suất ăn sẵn, thực phẩm chuyển đi phải được bao gói trong hộp/túi kín, an toàn và bảo quản theo quy định, hướng dẫn trong suốt quá trình vận chuyển.
- Người chế biến thực phẩm phải đeo khẩu trang, găng tay khi chế biến, tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.
- Tiến hành vệ sinh, khử khuẩn bề mặt bàn, ghế ngồi ngay sau mỗi lượt khách rời đi.
Phần thứ ba
HƯỚNG DẪN VỆ SINH MÔI TRƯỜNG, KHỬ KHUẨN TẠI KHU DỊCH VỤ
I. Nguyên tắc chung
- Khử khuẩn bằng chất tẩy rửa thông thường như chai xịt tẩy rửa đa năng dùng sẵn hoặc pha dung dịch tẩy rửa bồn cầu gia dụng (chứa khoảng 5% sodium hypochlorite) theo tỷ lệ 10 ml dung dịch tẩy rửa với 1 lít nước để thành dung dịch có khả năng diệt vi rút, hoặc dung dịch chứa 0,05% clo hoạt tính sau khi pha hoặc cồn 70%. Chỉ pha dung dịch đủ dùng trong ngày. Dùng cồn 70% để lau các bề mặt thiết bị điện tử dễ bị ăn mòn bởi hóa chất hoặc có tiết diện nhỏ. Thời gian cách ly sau khi khử khuẩn ít nhất 30 phút.
- Ưu tiên khử khuẩn bằng cách lau rửa. Đối với các bề mặt bẩn phải được làm sạch bằng xà phòng và nước trước khi khử khuẩn.
- Sử dụng khẩu trang, găng tay cao su, quần áo bảo hộ khi thực hiện vệ sinh, khử khuẩn.
II. Vệ sinh môi trường, khử khuẩn tại nơi làm việc của người lao động, người làm việc, người bán hàng
1. Làm tốt công tác vệ sinh chung tại nơi làm việc
- Đối với nền nhà, tường, bàn ghế, các đồ vật trong phòng, nơi chế biến thức ăn, gian bán hàng, các bề mặt có tiếp xúc: khử khuẩn ít nhất 01 lần/ngày.
- Đối với các vị trí tiếp xúc thường xuyên như tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, tay vịn lan can, nút bấm thang máy, công tắc điện, bàn phím máy tính, điều khiển từ xa, điện thoại dùng chung, nút bấm tại cây ATM, máy bán hàng tự động... khử khuẩn ít nhất 02 lần/ngày.
- Tại khu vực công cộng như cây ATM, máy bán hàng tự động, bình nước uống công cộng thì bố trí dung dịch sát khuẩn tay để người lao động, khách hàng sát khuẩn tay trước khi sử dụng.
- Đối với khu vệ sinh chung: vệ sinh khử khuẩn ít nhất 02 lần/01 ca làm việc hoặc 01 ngày.
2. Tăng cường thông khí tại các khu vực, vị trí làm việc bằng cách tăng thông gió hoặc mở cửa ra vào và cửa sổ, sử dụng quạt hoặc các giải pháp phù hợp khác. Hạn chế sử dụng điều hòa (nếu có thể).
III. Vệ sinh môi trường, khử khuẩn tại các khu cung cấp dịch vụ cho khách hàng
1. Tổ chức khử khuẩn khu dịch vụ như sau:
- Đối với nền nhà, tường, các đồ vật trong phòng, gian bán hàng, khu vui chơi của trẻ em, nhà hàng ăn uống, quầy kinh doanh thức ăn ngay, khu vệ sinh chung: khử khuẩn ít nhất 02 lần/01 ca làm việc hoặc 01 ngày. Đối với nhà hàng tiến hành khử khuẩn mặt bàn ăn, ghế ngồi ngay sau khi mỗi lượt khách rời đi.
- Đối với vị trí có tiếp xúc thường xuyên như tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, tay vịn lan can, bảng điều khiển thang máy, cabin thang máy, giỏ hàng, xe đẩy hàng: khử khuẩn ít nhất 04 lần/ngày.
2. Tăng cường thông khí tại các phòng và các khu vực của khu dịch vụ bằng cách mở cửa ra vào và cửa sổ, sử dụng quạt, hạn chế sử dụng điều hòa (nếu có thể).
IV. Xử lý chất thải
Bố trí đủ thùng đựng rác có nắp đậy, đặt ở vị trí thuận tiện tại khu dịch vụ cho người lao động, khách hàng và thực hiện thu gom, xử lý hằng ngày theo quy định.
Phần thứ tư
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ LÂY NHIỄM DỊCH COVID-19 TẠI KHU DỊCH VỤ
I. Mục đích đánh giá
Đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh COVID-19 tại khu dịch vụ và chủ động thực hiện các biện pháp khắc phục.
II. Phương pháp đánh giá
1. Đối với người lao động, người làm việc, người bán hàng trong thời gian làm việc tại khu dịch vụ: tự đánh giá theo bảng đánh giá nguy cơ tại Phụ lục 6 kèm theo Hướng dẫn này.
2. Đối với đơn vị quản lý và người sử dụng lao động:
- Tự đánh giá trách nhiệm thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại khu dịch vụ của đơn vị quản lý theo bảng đánh giá nguy cơ tại Phụ lục 4 kèm theo Hướng dẫn này.
- Kiểm tra, đối chiếu, đánh giá việc chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 của hộ kinh doanh/gian hàng tại khu dịch vụ theo bảng đánh giá nguy cơ tại Phụ lục 5 kèm theo Hướng dẫn này.
III. Nội dung và hướng dẫn đánh giá
1. Nội dung đánh giá
1.1. Đối với Đơn vị quản lý và người sử dụng lao động
Đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh COVID-19 đối với đơn vị quản lý và người sử dụng lao động theo Phụ lục 4, Phụ lục 5 kèm theo Hướng dẫn này.
1.2. Đối với người lao động, người làm việc, người bán hàng trong thời gian làm việc tại khu dịch vụ.
Đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh COVID-19 đối với người lao động, người làm việc, người bán hàng tại khu dịch vụ theo Phụ lục 6 kèm theo Hướng dẫn này.

Phần thứ năm

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 

1. Bộ Y tế

- Chỉ đạo Sở Y tế triển khai các công tác chuyên môn y tế phòng, chống dịch COVID-19 theo Hướng dẫn này.

- Tổ chức hoặc phối hợp kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác phòng, chống dịch.

- Tổng hợp tình hình thực hiện trên toàn quốc và báo cáo kết quả triển khai về thường trực Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

2. Bộ Công Thương

- Chỉ đạo Sở Công Thương và các đơn vị có liên quan nghiêm túc triển khai Hướng dẫn này.

- Phối hợp kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác phòng, chống dịch tại khu dịch vụ.

3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Trường hợp vùng dịch COVID-19 được đánh giá cấp độ 4: trong trường hợp cần thiết UBND cấp tỉnh quy định hạn chế số lượng người bán, mua cùng một thời điểm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ bao gồm trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích, chợ đầu mối và quy định các điều kiện cần thiết để hoạt động đảm bảo phòng chống dịch COVID-19 bao gồm hạn chế số lượng người bán, mua cùng một thời điểm đối với nhà hàng/quán ăn, chợ truyền thống.

UBND cấp tỉnh chỉ đạo và phân cấp các Sở, ban ngành và Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện theo thẩm quyền những nội dung sau:

- Căn cứ vào Hướng dẫn này xây dựng kế hoạch triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại các khu dịch vụ và chỉ đạo các đơn vị quản lý khu dịch vụ tiến hành đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh COVID-19 hoặc ban hành hướng dẫn chi tiết cho phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương và các văn bản chỉ đạo khác nếu có.

- Chỉ đạo tổ chức phổ biến, hướng dẫn, tuyên truyền, triển khai Hướng dẫn này trên địa bàn.

- Đảm bảo đủ kinh phí để triển khai tập huấn, tuyên truyền hướng dẫn những việc cần làm để phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại khu dịch vụ.

- Căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tần suất kiểm tra, đánh giá; bổ sung, điều chỉnh Hướng dẫn này cho phù hợp với từng loại hình và quy mô các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, nhà hàng.

- Báo cáo kết quả triển khai về thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh COVID-19 để tổng hợp.

4. Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã

- Phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại khu dịch vụ và đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19 theo Hướng dẫn này. Đối với những khu dịch vụ có nguy cơ lây nhiễm cần yêu cầu đơn vị quản lý và người sử dụng lao động có các biện pháp khắc phục và giám sát việc khắc phục.

- Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại khu dịch vụ trên địa bàn.

- Uỷ ban nhân dân cấp xã báo cáo kết quả triển khai về Uỷ ban nhân dân cấp huyện để tổng hợp; Ủy ban nhân dân cấp huyện báo cáo kết quả triển khai về Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh để tổng hợp, báo cáo thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

Phụ lục 1

MẪU BẢN CAM KẾT THỰC HIỆN CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 ĐỐI VỚI ĐƠN VỊ QUN LÝ

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

 

 

BẢN CAM KẾT

Thực hiện công tác phòng, chống dịch COVID-19

_______________

 

Tên khu dịch vụ: ..............................................................................................................

Địa chỉ của khu dịch vụ: ..................................................................................................

Tên đơn vị quản lý khu dịch vụ: ......................................................................................

Địa chỉ: ............................................................................................................................

Điện thoại: ..........................Fax: ....................Email: ...............................

Tên người đại diện ký cam kết của đơn vị quản lý: ...................................................

Điện thoại của người ký cam kết: ....................................................................................

Chúng tôi đã đọc và hiểu rõ các yêu cầu, quy định phòng, chống dịch COVID-19 đối với đơn vị quản lý tại khu dịch vụ (có nội dung cam kết kèm theo).

Chúng tôi cam kết thực hiện đúng các yêu cầu, quy định phòng, chống dịch COVID-19 và chịu trách nhiệm trước chính quyền địa phương nếu để xảy ra việc lây nhiễm dịch COVID-19 do không thực hiện đầy đủ các nội dung cam kết này trong khi duy trì hoạt động tại thời điểm phòng, chống dịch./.

 

........, ngày    tháng    năm 20...

Đại diện đơn vị

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

 

 

NỘI DUNG

CAM KẾT PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 TẠI KHU DỊCH VỤ ĐỐI VỚI ĐƠN VỊ QUẢN LÝ

 

1. Có kế hoạch/phương án phòng, chống dịch COVID-19 cho khu dịch vụ.

2. Phân công và công khai thông tin liên lạc (tên, số điện thoại) của cán bộ đầu mối phụ trách về công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại khu dịch vụ để người lao động/làm việc, người bán hàng và khách hàng biết, liên hệ khi cần thiết.

3. Thực hiện ký cam kết với chính quyền địa phương về việc thực hiện, tuân thủ các quy định, khuyến cáo về phòng, chống dịch COVID-19.

4. Tạo mã QR hoặc tờ khai y tế để kiểm dịch và trang bị khẩu trang, nước rửa tay tại lối vào khu dịch vụ.

5. Tại khu vực cửa vào khu dịch vụ, tổ chức đo thân nhiệt, yêu cầu người lao động/làm việc, người bán hàng, khách hàng vào khu dịch vụ phải khai báo y tế (quét mã QR tại điểm kiểm dịch hoặc trên ứng dụng PC-Covid hoặc khai trên giấy), sát khuẩn tay, đeo khẩu trang và giữ khoảng cách theo quy định; bố trí biến báo quy định phòng, chống dịch đối với khách hàng, bố trí đầy đủ nước sát khuẩn tay; bố trí khu vực xếp hàng vào khu dịch vụ có đánh dấu vị trí giãn cách giữa các khách hàng theo quy định; có biện pháp kiểm soát mật độ người vào khu dịch vụ đảm bảo quy định phòng, chống dịch, đảm bảo khoảng cách an toàn theo quy định.

6. Bố trí phòng/khu vực cách ly tạm thời cho người lao động/làm việc, người bán hàng khi đang làm việc tại khu dịch vụ có một trong các biểu hiện như mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở hoặc được xác định mắc bệnh hoặc được xác định là người tiếp xúc vòng 1 (F1) hoặc người tiếp xúc vòng 2 (F2). Phòng/khu vực cách ly tạm thời phải đảm bảo các yêu cầu (theo hướng dẫn tại Phụ lục 7 kèm theo). Trường hợp không thế bố trí phòng cách ly tạm thời thì phải bố trí một khu vực cách ly tạm thời tách biệt hoàn toàn với các khu vực bán hàng trong khu dịch vụ.

7. Yêu cầu đơn vị và người giao hàng thực hiện đầy đủ Thông điệp 5K, yêu cầu về phòng, chống dịch theo quy định và ghi lại thông tin người giao hàng, người nhận hàng, thời gian giao nhận hàng..., có biện pháp để hạn chế tiếp xúc giữa người giao hàng và người nhận hàng.

8. Tổ chức theo dõi sức khỏe hàng ngày cho người lao động/làm việc, người bán hàng; không được bố trí làm việc đối với người khi có một trong các biểu hiện như mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở và người thuộc đối tượng F1, F2; yêu cầu người lao động/làm việc, người bán hàng tự đo thân nhiệt, theo dõi sức khỏe tại nhà trước đến nơi làm việc và không đi làm khi có một trong các biểu hiện như mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở... và phải báo cho đơn vị quản lý, y tế địa phương để được tư vấn và xử trí theo quy định.

9. Phát thanh trong thời gian mở cửa khu dịch vụ để nhắc nhở người lao động/làm việc, người bán hàng, khách hàng thường xuyên thực hiện biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 (thực hiện Thông điệp 5K, quy định về phòng chống dịch COVID-19,...), khuyến khích đối với nhà hàng.

10. Bố trí đủ thùng đựng chất thải có nắp đậy; bố trí đầy đủ khu vực rửa tay, nhà vệ sinh và đảm bảo luôn có đủ nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay cho người lao động/làm việc, người bán hàng và khách hàng; nhà vệ sinh tại khu dịch vụ phải có đủ nước sạch, xà phòng rửa tay, giấy vệ sinh.

11. Thực hiện vệ sinh khử khuẩn (theo hướng dẫn tại phần ba vệ sinh môi trường, khử khuẩn tại khu dịch vụ).

12. Yêu cầu các hộ kinh doanh/gian hàng phải ký cam kết thực hiện tuân thủ các quy định, hướng dẫn về phòng, chống dịch COVID-19 (theo mẫu tại Phụ lục 2 kèm theo Hướng dẫn này).

13. Khi phát hiện người có một trong các biểu hiện mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở tại khu dịch vụ, thực hiện xử trí theo hướng dẫn tại Phụ lục 7 kèm theo Hướng dẫn này.

14. Tổ chức thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn cho tất cả hộ kinh doanh/gian hàng, người lao động/làm việc, người bán hàng tại khu dịch vụ về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 và Hướng dẫn này.

15. Điều chỉnh số lượng người lao động/làm việc, người bán hàng tại khu dịch vụ theo tình hình dịch bệnh và theo quy định của chính quyền địa phương.

 

Phụ lục 2

MẪU BẢN CAM KẾT

THỰC HIỆN CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH/GIAN HÀNG

_______________

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_________________________

 

 

BẢN CAM KẾT

Thực hiện công tác phòng, chống dịch COVID-19

____________

 

Tên hộ kinh doanh/gian hàng: .........................................................................................

Địa chỉ: ............................................................................................................................

Điện thoại: ....................................................Email: ..........................................

Tên đại diện người ký cam kết: .......................................................................................

Điện thoại: .......................................................................................................................

Tôi đã đọc và hiểu rõ các yêu cầu, quy định phòng, chống dịch COVID-19 đối với hộ kinh doanh/gian hàng tại khu dịch vụ (có nội dung cam kết kèm theo).

Thay mặt hộ kinh doanh/gian hàng, tôi cam kết thực hiện đúng các yêu cầu, quy định phòng, chống dịch đối với hộ kinh doanh/gian hàng và chịu trách nhiệm trước đơn vị quản lý khu dịch vụ, chính quyền địa phương nếu để xảy ra lây nhiễm dịch COVID-19 do không thực hiện đầy đủ các nội dung cam kết này trong khi duy trì hoạt động tại thời điểm phòng, chống dịch./.

 

........, ngày    tháng    năm 20...

Người cam kết

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

 

 

NỘI DUNG

CAM KẾT PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 TẠI KHU DỊCH VỤ ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH

 

1. Tuân thủ việc sắp xếp nơi bán hàng của đơn vị quản lý khu dịch vụ, đảm bảo khoảng cách an toàn phòng, chống dịch.

2. Yêu cầu người bán hàng, người lao động/làm việc không làm việc nếu có một trong các biểu hiện như mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở hoặc đang trong thời gian cách ly tại nhà theo yêu cầu của cơ quan y tế.

3. Yêu cầu người bán hàng, người lao động/làm việc luôn thực hiện Thông điệp 5K và các quy định phòng, chống dịch theo hướng dẫn của đơn vị quản lý khu dịch vụ.

4. Thông báo ngay cho cán bộ quản lý khu dịch vụ, cán bộ đầu mối phụ trách phòng, chống dịch tại khu dịch vụ nếu phát hiện bản thân hoặc khách hàng, người lao động/làm việc, người bán hàng có một trong các biểu hiện như mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở; hạn chế tiếp xúc, giữ khoảng cách tối thiểu và thực hiện nghiêm túc theo hướng dẫn của người có thẩm quyền của khu dịch vụ.

5. Nhắc nhở khách hàng luôn đeo khẩu trang, tuân thủ khoảng cách khi mua hàng và chờ mua hàng.

6. Quản lý người lao động/làm việc, người bán hàng về các thông tin như họ tên, năm sinh, số CMT/CCCD, địa chỉ nơi ở, số điện thoại, địa chỉ quê quán, yêu cầu người lao động/làm việc, người bán hàng thông báo khi có tiếp xúc với các trường hợp F0 hoặc F1, F2.

7. Đảm bảo các yêu cầu phòng, chống dịch: vệ sinh khử khuẩn hàng ngày; đảm bảo thông thoáng; đảm bảo khoảng cách an toàn cho người lao động/làm việc, người bán hàng, khách hàng; có biển thông báo số điện thoại liên hệ khi có các biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh...

 

 

Phụ lục 3

MẪU BẢN CAM KẾT

THỰC HIỆN CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG/LÀM VIỆC, NGƯỜI BÁN HÀNG TẠI KHU DỊCH VỤ

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_________________________

 

 

BẢN CAM KẾT

Thực hiện công tác phòng, chống dịch COVID-19

_______________

 

Tên người lao động/làm việc/bán hàng: ..........................................................................

Địa chị nơi làm việc: ........................................................................................................

Địa chỉ nơi ở hiện tại: ......................................................................................................

Điện thoại: ......................................CMT/CCCD: ..........................................

Tôi đã đọc và hiểu rõ các yêu cầu, quy định phòng, chống dịch COVID-19 tại khu dịch vụ đối với người lao động/làm việc, người bán hàng (có nội dung cam kết kèm theo).

Tôi cam kết thực hiện đúng các yêu cầu, quy định phòng, chống dịch COVID-19 tại nơi làm việc và chịu trách nhiệm trước chính quyền địa phương nếu để xảy ra việc lây nhiễm dịch COVID-19 do không thực hiện đầy đủ các nội dung cam kết này trong khi duy trì hoạt động tại thời điểm phòng, chống dịch./.

 

........, ngày    tháng    năm 20...

Người cam kết

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

 

NỘI DUNG

CAM KẾT PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 TẠI KHU DỊCH VỤ ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG/LÀM VIỆC, NGƯỜI BÁN HÀNG

 

1. Không đến làm việc nếu có một trong các biểu hiện như mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở hoặc đang trong thời gian cách ly tại nhà theo yêu cầu của cơ quan y tế.

2. Thực hiện khai báo y tế khi đến khu dịch vụ.

3. Luôn thực hiện Thông điệp 5K. Trong đó lưu ý:

- Đeo khẩu trang đúng cách và thải bỏ khẩu trang sau khi sử dụng vào thùng rác đúng nơi quy định (nếu là loại khẩu trang dùng 01 lần).

- Giữ khoảng cách tối thiểu với người xung quanh theo quy định của đơn vị quản lý khu dịch vụ; hạn chế tiếp xúc với người khác.

- Thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch hoặc sát khuẩn tay bằng dung dịch sát khuẩn tay trong thời gian có mặt ở khu dịch vụ.

- Che mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải, hoặc khăn tay, hoặc khăn giấy, hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán dịch tiết đường hô hấp. Vứt bỏ khăn giấy che mũi, miệng vào thùng rác và rửa sạch tay. Bỏ rác đúng nơi quy định tại khu dịch vụ; tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng để tránh lây nhiễm bệnh; không khạc nhổ bừa bãi.

4. Thông báo ngay cho cán bộ phụ trách phòng, chống dịch tại khu dịch vụ nếu phát hiện bản thân hoặc người lao động/làm việc, người bán hàng, khách hàng có một trong các biểu hiện như mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở và thực hiện nghiêm túc theo hướng dẫn của đơn vị quản lý khu dịch vụ.

5. Đảm bảo an toàn phòng, chống dịch trong thời gian di chuyển từ nơi ở đến khu dịch vụ và ngược lại.

 

 

Phụ lục 4

BẢNG ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ LÂY NHIỄM DỊCH BỆNH COVID-19 ĐỐI VỚI ĐƠN VỊ QUẢN LÝ KHU DỊCH VỤ

 

TT

NỘI DUNG

Thang điểm chấm

Điểm chấm thực tế

Có thực hiện

Có nhưng không đầy đủ

Không thực hiện

1

Có kế hoạch/phương án phòng, chống dịch COVID-19 cho khu dịch vụ.

9

4,5

0

 

2

Phân công và công khai thông tin liên lạc (tên, số điện thoại) của cán bộ đầu mối phụ trách về công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại khu dịch vụ để người lao động/làm việc, người bán hàng và khách hàng biết, liên hệ khi cần thiết.

5

2,5

 

 

3

Thực hiện ký cam kết với chính quyền địa phương về việc thực hiện, tuân thủ các quy định, khuyến cáo về phòng, chống dịch COVID-19

5

2,5

0

 

4

Tạo mã QR hoặc tờ khai y tế để kiểm dịch và trang bị khẩu trang, nước rửa tay tại lối vào khu dịch vụ

7

3,5

0

 

5

Tại khu vực cửa vào khu dịch vụ, tổ chức đo thân nhiệt, yêu cầu người lao động/làm việc, người bán hàng, khách hàng vào khu dịch vụ phải khai báo y tế (quét mã QR điểm kiểm dịch hoặc trên ứng dụng PC-Covid hoặc khai trên giấy), sát khuẩn tay, đeo khẩu trang và giữ khoảng cách theo quy định; bố trí biển báo quy định phòng, chống dịch đối với khách hàng, bố trí đầy đủ nước sát khuẩn tay; bố trí khu vực xếp hàng vào khu dịch vụ có đánh dấu vị trí giãn cách giữa các khách hàng theo quy định; có biện pháp kiểm soát mật độ người vào khu dịch vụ đảm bảo quy định phòng, chống dịch, đảm bảo khoảng cách an toàn theo quy định.

10

5

0

 

6

Bố trí phòng/khu vực cách ly tạm thời cho người lao động/làm việc, người bán hàng khi đang làm việc tại khu dịch vụ có một trong các biểu hiện như mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở hoặc được xác định mắc bệnh hoặc được xác định là người tiếp xúc vòng 1 (F1) hoặc người tiếp xúc vòng 2 (F2). Phòng/khu vực cách ly tạm thời phải đảm bảo các yêu cầu (theo hướng dẫn tại Phụ lục 7 kèm theo). Trường hợp không th bố trí phòng cách ly tạm thời thì phải bố trí một khu vực cách ly tạm thời tách biệt hoàn toàn với các khu vực bán hàng trong khu dịch vụ.

5

2,5

0

 

7

Yêu cầu đơn vị và người giao hàng thực hiện đầy đủ Thông điệp 5K, yêu cầu về phòng, chống dịch theo quy định và ghi lại thông tin người giao hàng, người nhận hàng, thời gian giao nhận hàng..., có biện pháp để hạn chế tiếp xúc giữa người giao hàng và người nhận hàng.

5

2,5

0

 

8

Tổ chức theo dõi sức khỏe hàng ngày cho người lao động/làm việc, người bán hàng; không được bố trí làm việc đối với người khi có một trong các biểu hiện như mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở và người thuộc đối tượng F1, F2; yêu cầu người lao động/làm việc, người bán hàng tự đo thân nhiệt, theo dõi sức khỏe tại nhà trước đến nơi làm việc và không đi làm khi có một trong các biểu hiện như mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở... và phải báo cho đơn vị quản lý, y tế địa phương để được tư vấn và xử trí theo quy định.

7

3,5

0

 

9

Phát thanh trong thời gian mở cửa khu dịch vụ để nhắc nhở người lao động/làm việc, người bán hàng, khách hàng thường xuyên thực hiện biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 (thực hiện Thông điệp 5K, quy định về phòng chống dịch COVID-19,...).

7

3,5

0

 

10

Bố trí đủ thùng đựng chất thải có nắp đậy; bố trí đầy đủ khu vực rửa tay, nhà vệ sinh và đảm bảo luôn có đủ nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay cho người lao động/làm việc, người bán hàng và khách hàng; nhà vệ sinh tại khu dịch vụ phải có đủ nước sạch, xà phòng rửa tay, giấy vệ sinh.

7

3,5

0

 

11

Thực hiện vệ sinh khử khuẩn theo hướng dẫn.

10

5

0

 

12

Yêu cầu các hộ kinh doanh/gian hàng phải ký cam kết thực hiện tuân thủ các quy định, hướng dẫn về phòng, chống dịch COVID-19.

7

3,5

0

 

13

Khi phát hiện người có một trong các biểu hiện mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở tại khu dịch vụ, thực hiện xử trí theo hướng dẫn.

6

3

0

 

14

Tổ chức thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn cho tất cả hộ kinh doanh/gian hàng, người lao động/làm việc, người bán hàng tại khu dịch vụ về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 và Hướng dẫn này.

5

2,5

0

 

15

Điều chỉnh số lượng người lao động/làm việc, người bán hàng tại khu dịch vụ theo tình hình dịch bệnh và theo quy định của chính quyền địa phương.

5

2,5

0

 

 

Tổng số điểm

100

50

0

 

 

 

Xếp loại nguy cơ:

- Từ 80 đến 100 điểm: thực hiện tốt, ít nguy cơ lây nhiễm.

- Từ 50 đến 79 điểm: thực hiện trung bình, có nguy cơ lây nhiễm.

- Từ 0 đến 49 điểm: thực hiện chưa tốt, nguy cơ lây nhiễm cao.

Lưu ý:

- Những khu vực nào sau khi đánh giá có nguy cơ lây nhiễm, nguy cơ lây nhiễm cao thì cần rà soát khắc phục ngay để đảm bảo an toàn phòng, chống dịch.

- Điểm số trong bảng kiểm là điểm tối đa, người đánh giá có thể cho điểm thấp tùy theo đánh giá thực tế.

 

 

Phụ lục 5

BẢNG ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ LÂY NHIỄM DỊCH BỆNH COVID-19 ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH/GIAN HÀNG

 

TT

NỘI DUNG

Thang điểm chấm

Điểm chấm thực tế

Có thực hiện

Có nhưng không đầy đủ

Không thực hiện

1

Tuân thủ việc sắp xếp nơi bán hàng của đơn vị quản lý khu dịch vụ, đảm bảo khoảng cách an toàn phòng, chống dịch.

10

5

0

 

2

Yêu cầu người bán hàng, người lao động/làm việc không làm việc nếu có một trong các biểu hiện như mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở hoặc đang trong thời gian cách ly tại nhà theo yêu cầu của cơ quan y tế.

20

10

0

 

3

Yêu cầu người bán hàng, người lao động/làm việc luôn thực hiện Thông điệp 5K và các quy định phòng, chống dịch theo hướng dẫn của đơn vị quản lý khu dịch vụ.

20

10

0

 

4

Thông báo ngay cho cán bộ quản lý khu dịch vụ, cán bộ đầu mối phụ trách phòng, chống dịch tại khu dịch vụ nếu phát hiện bản thân hoặc khách hàng, người lao động/làm việc, người bán hàng có một trong các biểu hiện như mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở; hạn chế tiếp xúc, giữ khoảng cách tối thiểu và thực hiện nghiêm túc theo hướng dẫn của người có thẩm quyền của khu dịch vụ.

20

10

0

 

5

Nhắc nhở khách hàng luôn đeo khẩu trang, tuân thủ khoảng cách khi mua hàng và chờ mua hàng.

10

5

0

 

6

Quản lý người lao động/làm việc, người bán hàng về các thông tin như họ tên, năm sinh, số CMT/CCCD, địa chỉ nơi ở, số điện thoại, địa chỉ quê quán, yêu cầu người lao động/làm việc, người bán hàng thông báo khi có tiếp xúc với các trường hợp F0 hoặc F1, F2.

5

2,5

0

 

7

Đảm bảo các yêu cầu phòng, chống dịch: vệ sinh khử khuẩn hàng ngày; đảm bảo thông thoáng; đảm bảo khoảng cách an toàn cho người lao động/làm việc, người bán hàng, khách hàng; có biển thông báo số điện thoại liên hệ khi có các biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh...

5

2,5

0

 

8

Thực hiện ký cam kết thực hiện công tác phòng, chống dịch COVID-19.

10

5

0

 

 

Tổng điểm

100

50

0

 

 

 

Xếp loại nguy cơ:

- Từ 80 đến 100 điểm: thực hiện tốt,ít nguy cơ lây nhiễm.

- Từ 50 đến 79 điểm: thực hiện trung bình, có nguy cơ lây nhiễm.

- Từ 0 đến 49 điểm: thực hiện chưa tốt, nguy cơ lây nhiễm cao.

Lưu ý:

- Những khu vực nào sau khi đánh giá có nguy cơ lây nhiễm, nguy cơ lây nhiễm cao thì cần rà soát khắc phục ngay để đảm bảo an toàn phòng, chống dịch.

- Điểm số trong bảng kiểm là điểm tối đa, người đánh giá có thể cho điểm thấp tùy theo đánh giá thực tế.

 

 

Phụ lục 6

BẢNG ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ LÂY NHIỄM DỊCH BỆNH COVID-19 ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG/LÀM VIỆC, NGƯỜI BÁN HÀNG

 

TT

NỘI DUNG

Thang điểm chấm

Điểm chấm thực tế

Có thực hiện

Có nhưng không đầy đủ

Không thực hiện

1

Không đến làm việc nếu có một trong các biểu hiện như mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở hoặc đang trong thời gian cách ly tại nhà theo yêu cầu của cơ quan y tế.

15

7,5

0

 

2

Thực hiện khai báo y tế khi đến khu dịch vụ.

20

10

0

 

3

Luôn thực hiện Thông điệp 5K. Trong đó lưu ý:

- Đeo khẩu trang đúng cách và thải bỏ khẩu trang sau khi sử dụng vào thùng rác đúng nơi quy định (nếu là loại khẩu trang dùng 01 lần).

- Giữ khoảng cách tối thiểu với người xung quanh theo quy định của đơn vị quản lý khu dịch vụ; hạn chế tiếp xúc với người khác.

- Thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch hoặc sát khuẩn tay bằng dung dịch sát khuẩn tay trong thời gian có mặt ở khu dịch vụ.

- Che mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải, hoặc khăn tay, hoặc khăn giấy, hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán dịch tiết đường hô hấp. Vứt bỏ khăn giấy che mũi, miệng vào thùng rác và rửa sạch tay. Bỏ rác đúng nơi quy định tại khu dịch vụ; tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng để tránh lây nhiễm bệnh; không khạc nhổ bừa bãi.

25

12,5

0

 

4

Thông báo ngay cho cán bộ phụ trách phòng, chống dịch tại khu dịch vụ nếu phát hiện bản thân hoặc khách hàng, người làm việc cùng, người lao động có một trong các biểu hiện như mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở và thực hiện nghiêm túc theo hướng dẫn của người có thẩm quyền của khu dịch vụ.

20

10

0

 

5

Đảm bảo an toàn phòng, chống dịch trong thời gian di chuyển từ nơi ở đến khu dịch vụ và ngược lại.

10

5

0

 

6

Thực hiện ký cam kết thực hiện công tác phòng, chống dịch COVID-19.

10

5

0

 

 

Tổng điểm

100

50

0

 

 

Xếp loại nguy cơ:

- Từ 80 đến 100 điểm: thực hiện tốt, ít nguy cơ lây nhiễm.

- Từ 50 đến 79 điểm: thực hiện trung bình, có nguy cơ lây nhiễm.

- Từ 0 đến 49 điểm: thực hiện chưa tốt, nguy cơ lây nhiễm cao.

Lưu ý:

- Những khu vực nào sau khi đánh giá có nguy cơ lây nhiễm, nguy cơ lây nhiễm cao thì cần rà soát khắc phục ngay để đảm bảo an toàn phòng, chống dịch.

- Điểm số trong bảng kiểm là điểm tối đa, người đánh giá có thể cho điểm thấp tùy theo đánh giá thực tế.

 

 

Phụ lục 7

HƯỚNG DẪN XỬ TRÍ KHI CÓ TRƯỜNG HỢP MỆT MỎI, SỐT, HO, ĐAU RÁT HỌNG, KHÓ THỞ TẠI KHU DỊCH VỤ

 

Khi phát hiện người có một trong các biểu hiện mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở (sau đây gọi là người nghi ngờ mắc bệnh COVID-19) tại khu dịch vụ, cần thực hiện theo các bước sau:

1. Thông báo cho cán bộ quản lý khu dịch vụ và cán bộ y tế phụ trách địa bàn.

2. Cán bộ quản lý/cán bộ y tế cung cấp khẩu trang y tế và hướng dẫn người nghi ngờ mắc bệnh COVID-19 đeo đúng cách.

3. Người nghi ngờ mắc bệnh COVID-19 hạn chế tiếp xúc với những người xung quanh, tránh tiếp xúc gần dưới 01 mét với những người khác.

4. Đơn vị quản lý khu dịch vụ đưa người nghi ngờ mắc bệnh COVID-19 đến khu vực cách ly tạm thời đã được bố trí tại khu dịch vụ.

Yêu cầu đối với nơi cách ly tạm thời:

- Bố trí tại khu vực riêng, gần cổng ra vào, tách biệt với khu vực các gian hàng (nếu có thể).

- Phòng cách ly tạm thời phải đảm bảo: Thoáng khí, thông gió tốt; Hạn chế đồ đạc trong phòng; Có chỗ rửa tay; Có thùng đựng rác có nắp đậy kín; Có khu vực vệ sinh riêng.

5. Gọi điện cho đường dây nóng của Sở Y tế hoặc của Bộ Y tế (số điện thoại 1900 9095) hoặc cơ quan y tế theo qui định của địa phương để được tư vấn và nếu cần thì đến cơ sở y tế khám và điều trị.

6. Hạn chế sử dụng phương tiện giao thông công cộng để di chuyển người nghi ngờ mắc bệnh COVID-19 đến cơ sở y tế.

7. Lập danh sách người tiếp xúc và thực hiện khử khuẩn tại khu dịch vụ khi cơ quan y tế yêu cầu.

8. Thực hiện vệ sinh môi trường, khử khuẩn theo hướng dẫn tại Phần thứ ba của Hướng dẫn này khi cơ quan y tế yêu cầu.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

 

THE MINISTRY OF HEALTH
________

No. 5619/QD-BYT

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
_______________________

Hanoi, December 07, 2021

 

DECISION

Prescribing “Guidance on prevention, control and risk assessment of COVID-19 infection at shopping centers, supermarkets, markets and restaurants”

_____________

MINISTER OF HEALTH

 

Pursuant to the Law on Prevention and Control of Infectious Diseases dated November 21, 2007;

Pursuant to the Government’s Decree No. 101/2010/ND-CP dated September 30, 2010 detailing a number of articles of the Law on Prevention and Control of Infectious Diseases on applying health quarantine, coercive health quarantine and specific anti-pandemic measures during the pandemic period;

Pursuant to the Decision No. 1438/QD-TTg dated August 25, 2021 of the Prime Minister on consolidating the National Steering Committee for COVID-19 Prevention and Control;

Pursuant to the Decision No. 56/2010/QD-TTg dated September 16, 2010 of the Prime Minister prescribing regulations on the competence to establish, organize and operate the Steering Committees for Pandemic Prevention and Control at all levels;

Pursuant to the Government’s Resolution No. 128/NQ-CP dated October 11, 2021 promulgating the interim regulations on “safe and flexible adaptation and effective control over the COVID-19 pandemic”.

At the request of the Director of the Vietnam Food Administration.

 

HEREBY DECIDES:

 

Article 1. To issue together with this Decision the Guidance on prevention, control and risk assessment of COVID-19 infection at shopping centers, supermarkets, markets and restaurants (including shops, stalls dealing in instant food, cooked food, restaurants).

Article 2. This Decision takes effect from the date of signing.

Article 3. Chief of Ministry office; the Chief of Inspectorate of Ministry; Directors and General Directors of Departments and Directorates of the Ministry of Health; Heads of public non-business units directly under the Ministry of Health; Directors of Health Departments of provinces and centrally-run cities; Heads of medical units of ministries and branches; Heads of relevant units shall be responsible for the implementation of this Decision./.

 

For the Minister

Deputy Minister

Nguyen Truong Son

 

 

THE MINISTRY OF HEALTH
________

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
_______________________

 

GUIDANCE
ON
PREVENTION, CONTROL AND RISK ASSESSMENT OF COVID-19 INFECTION AT SHOPPING CENTERS, SUPERMARKETS, MARKETS AND RESTAURANTS

(Issued together with the Decision No. 5619/QD-BYT dated December 07, 2021 of the Minister of health)

 

Part 1

SCOPE AND SUBJECTS OF APPLICATION

 

I. Scope of application

This Guidance shall apply to shopping centers, supermarkets, markets and restaurants (including shops, stalls dealing in instant food, cooked food, restaurants), convenience stores hereinafter referred to as the service areas.

II. Subjects of application

- Managing organization or individual/person in charge/director of the service area (hereinafter referred to as the management unit).

- Business households, stalls in the service area.

- Employees, workers, sellers at the service area.

- Customers coming to the service area.

- Relevant organizations, individuals and management agencies.

 

Part 2

GUIDANCE ON PREVENTION, CONTROL OF COVID-19 PANDEMIC INFECTION

 

I. For management units

1. To develop plans/options for the prevention and control of COVID-19 for the service area. The plans/options should clearly define the content, the persons responsible for implementation, and the implementation time; the implementation contents including the plan to handle suspected and infected cases of COVID-19; the persons responsible for inspection and supervision; implementation funding. Based on the actual implementation and results of inspection and supervision, the management units shall accordingly adjust the plans/options.

2. To assign and publicize the name and phone number of the officers in charge of COVID-19 prevention and control at the service area so that employees/workers, sellers and customers are aware of and are able to contact when necessary.

3. To sign a written commitment to implement COVID-19 prevention and control work with the local authorities in accordance with the form specified in Appendix 1 issued together with this Guidance.

4. To create a QR code or medical declaration form for pandemic control and provide masks and hand sanitizers at the entrance to the service area.

5. To maintain the prescribed distance among customers in the queuing area leading to the service area by the markings. At the entrance to the service area: organize body temperature measurement, require employees/workers, sellers, customers to make a medical declaration (scan the QR code at the quarantine point or on the PC-Covid application or make a written declaration), disinfect hands, wear masks and keep the distance in accordance with law regulations; arrange signs on pandemic prevention and control, arrange adequate hand sanitizers; take measures to control the density of people entering the service area to comply with regulations on pandemic prevention and control, and ensure a safe distance in accordance with law regulations .

6. To arrange a temporary quarantine room/area for employees/workers, sellers who are working at the service area and have one of the symptoms such as fatigue, fever, cough, sore throat, breathing difficulty or are confirmed as infected or are identified as F1 cases (those who have contact with the confirmed cases) or F2 cases (those who have contact with F1 cases). The temporary quarantine room/area must satisfy the requirements (in accordance with the instructions specified in Appendix 7 issued herewith). In cases where it is impossible to arrange a temporary quarantine room, a separate area must be established for temporary quarantine, this area must be completely separated from the selling and delivery areas in the service area.

7. To request shipping units and shipping staffs to fully implement the 5K Message, regulations on pandemic prevention and control and record information about the shippers, the receivers, delivery time, etc.; take measures to limit contact between the shippers and the receivers.

8. To organize daily health monitoring of employees/workers and sellers; not arrange people who have one of the symptoms such as fatigue, fever, cough, sore throat, breathing difficulty and people who are F1, F2 cases to work; require employees/workers and sellers to measure their body temperature, monitor their health at home before coming to work and not go to work when having one of the symptoms such as fatigue, fever, cough, sore throat, breathing difficulty, etc. and must notify the management units, the local health agency for consultation and handling in accordance with law regulations.

9. To conduct broadcastings during the opening time of the service areas to remind employees/workers, sellers and customers to regularly take measures to prevent and control the COVID-19 pandemic (implementing 5K Message, regulations on prevention and control of COVID-19 pandemic, etc.), recommended for restaurants.

10. To arrange sufficient waste containers with lids; arrange sufficient hand washing areas, toilets and ensure that there is always enough clean water, soap or hand sanitizers, toilet paper for employees/workers, sellers and customers.

11. To perform cleaning and disinfection in accordance with the instructions specified in Part 3 of this Guidance.

12. To request business households/stalls in the service areas to sign a written commitment to carry out COVID-19 prevention and control work in accordance with the form specified the Appendix 2 issued together with this Guidance.

13. To take actions in accordance with the instructions specified in Appendix 7 issued together with this Guidance when a person is found to have one of the symptoms of fatigue, fever, cough, sore throat, and breathing difficulty at the service area.

14. To organize information, propaganda and guidance for all business households/stalls, employees/workers, sellers at the service areas about this Guidance and measures to prevent and control the COVID-19 pandemic.

15. To adjust the number of employees/working, sellers at the service areas depending on the pandemic situation and in accordance with the regulations of the local authorities.

16. To develop a plan for testing and screening in accordance with the guidance in the Decision No. 4800/QD-BYT dated October 12, 2021 of the Ministry of Health promulgating the Interim Guidelines guiding the implementation of the Government’s Resolution No. 128/NQ-CP dated October 11, 2021 and the vaccination plan against COVID-19 for employees.

17. To regularly self-assess the risk of COVID-19 infection once a week in accordance with the form specified in Appendix 4 issued together with this Guidance and update it on antoancovid.vn.

II. For household businesses/stalls in service areas

1. To comply with the arrangement of selling sites of the service area’s management unit, to ensure a safe distance in the pandemic prevention and control.

2. To require sellers and employees/workers not to come to work if they have one of the symptoms such as fatigue, fever, cough, sore throat, breathing difficulty or if they are under home quarantine as required by the health agencies.

3. To require sellers, employees/workers to always comply with the 5K Message and regulations on the pandemic prevention and control in accordance with the guidance of the service area’s management unit.

4. To immediately notify the service area’s manager, the focal point officer in charge of the pandemic prevention and control at the service area if finding that they or their customers, employees/workers, or sellers have one of the following symptoms such as fatigue, fever, cough, sore throat, breathing difficulty; limit contact, keep a safe distance and strictly comply with the instructions of the service area’s management unit.

5. To remind customers to always wear masks, comply with the distancing regulations when purchasing goods and waiting to purchase goods.

6. To manage information of employees/workers, sellers such as name, year of birth, personal identification number, residential address, phone number, hometown address; require employees/workers and sellers to notify when they are in contact with F0 cases or F1, F2 cases.

7. To fulfill the requirements for the pandemic prevention and control: daily cleaning and disinfection; ensure ventilation; ensure a safe distance for employees/workers, sellers, customers; arrange signs showing the phone number to contact when showing suspected signs of infection, etc.

8. To sign a written commitment to carry out COVID-19 prevention and control work in accordance with the form specified in Appendix 2 issued together with this Guidance.

9. To regularly self-assess the risk of COVID-19 transmission once a week using the form specified in Appendix 5 issued together with this Guidance.

III. For employees/workers, sellers, customers

1. Not to go to the service area if having one of the symptoms such as fatigue, fever, cough, sore throat, breathing difficulty or being under home quarantine at the request of the health agencies.

2. To make a medical declaration upon arrival at the service area.

3. To always comply with the 5K Messages. To be specific:

- To wear the mask properly and properly dispose of the mask after use in trash bins (if it is a disposable mask).

- To maintain a minimum distance from people around as prescribed by the service area’s management unit; limit contact with other people.

- To regularly wash hands with soap and clean water or disinfect hands with hand sanitizer during the time at the service area.

- To cover nose and mouth when coughing or sneezing, preferably with a cloth, or handkerchief, or tissue, or sleeve to reduce the spread of respiratory secretions. To throw tissue covering nose and mouth in the trash and wash hands. To dispose of garbage at the specified place in the service area; avoid touching your eyes, nose, mouth to prevent infection; not to spit indiscriminately.

4. To immediately notify the staffs in charge of the pandemic prevention and control in the service area if finding themselves or employees/workers and sellers, customers have one of the symptoms such as fatigue, fever, cough, sore throat, breathing difficulty and strictly follow the instructions of the service area’s management unit.

5. To ensure safety in pandemic prevention and control while commuting from the residence to the service area and vice versa.

6. Employees/workers, sellers must be fully vaccinated and must sign a written commitment to conduct the COVID-19 prevention and control work in accordance with the form specified in Appendix 3 issued together with this Guidance, regularly self-assess the risk of COVID-19 transmission once a week in accordance with the form specified in Appendix 6 issued together with this Guidance.

IV. For service areas with business, food and beverage services and business activities

1. To require to fully comply with the requirements on food safety conditions as prescribed in Clause 2, Article 2 of the Government’s Decree 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amending and supplementing a number of regulations related to business investment conditions under the state management of the Ministry of Health and relevant regulations.

2. The contents that need to be implemented to prevent and control the spread of COVID-19 shall include:

- The food processing area must have a place to wash hands, have sufficient clean water and soap or hand sanitizers. The storing of food samples must be conducted in accordance with law regulations.

- The dining area must be clean and well-ventilated; have a place to wash hands, have sufficient clean water and soap or hand sanitizers; have sufficient tables and chairs and ensure the distance between customers as prescribed (can be staggered or put a partition between customers); have sufficient eating utensils to ensure the separate and clean use for each customer; have sufficient trash cans with lids and bags lining; have a 5K sign on the pandemic prevention and control, instruct customers to wash their hands with soap and clean water or hand sanitizers before, after eating, and after going to the toilet.

- The toilet area must be clean, with sufficient clean water, hand soap, toilet paper; must be sanitized and disinfected at least twice a day.

- For ready-to-eat meals, delivered food must be packed in sealed, safe boxes/bags and preserved in accordance with regulations and instructions throughout the delivery process.

- Food handlers must wear masks and gloves when handling and having direct contact with food.

- The surface of tables and chairs must be cleaned and disinfected after each turn of guests.

 

Part 3

GUIDANCE ON ENVIRONMENTAL SANITATION, DISINFECTION AT SERVICE AREAS

 

I. General principles

- To disinfect with common detergents such as ready-to-use multi-purpose cleaning spray bottles or mix household toilet cleaning solutions (containing about 5% sodium hypochlorite) in a ratio of 10 ml of cleaning solution to 1 liter of water to into a solution capable of killing viruses, or a solution containing 0.05% active chlorine after mixing or 70% alcohol. Mix only enough solution for use during the day. Use 70% alcohol to clean electronic equipment surfaces that are susceptible to chemical corrosion or have a small cross-section. The isolation time after disinfection is at least 30 minutes.

- To prioritize disinfection by cleaning. Dirty surfaces must be cleaned with soap and water prior to disinfection.

- To use masks, rubber gloves, and protective clothing when cleaning and disinfecting.

II. Environmental sanitation and disinfection at the workplace of employees, workers, and sellers

1. To fulfill the task of maintaining general hygiene at workplace

- For floors, walls, tables and chairs, objects in the room, food processing places, selling stalls, contact surfaces: disinfect at least once a day.

- For frequently exposed locations such as doorknobs, stair handrails, handrails, elevator buttons, electrical switches, computer keyboards, remote controls, shared phones, buttons press at ATMs, vending machines, etc.: disinfect at least 02 times/day.

- In public areas such as ATMs, vending machines, public drinking water bottles, hand sanitizer solution shall be arranged for employees and customers to disinfect their hands before use.

- For the common toilet area: clean and disinfect at least 02 times/01 working shift or 01 day.

2. To increase ventilation in working areas or locations by increasing ventilation or opening doors and windows, using fans or other suitable solutions. Limit the use of air conditioning (if possible).

III. Environmental sanitation, disinfection at service areas for customers

1. To organize the disinfection of service areas as follows:

- For floors, walls, objects in the room, selling stalls, children's play areas, restaurants, instant food stalls, common toilets: disinfect at least 02 times/01 working shift or 01 day. For restaurants, disinfect dining tables and chairs right after turn of guests.

- For positions with frequent contact such as doorknobs, stair handrails, handrails, elevator control panels, elevator cabins, shopping carts, shopping carts: disinfect at least 04 times/day.

2. To increase ventilation in rooms and service areas by opening doors and windows, using fans, and limiting the use of air conditioning (if possible).

IV. Waste treatment

To arrange enough trash cans with lids, placed in convenient locations at the service area for employees and customers, and conduct daily collection and treatment in accordance with regulations.

 

Part 4

GUIDANCE ON RISK ASSESSMENT OF COVID-19 INFECTION IN SERVICE AREAS

 

I. Assessment purposes

To assess the risk of COVID-19 infection at service areas and proactively take remedial measures.

II. Assessment methods

1. For employees, workers and sellers while working at the service area: the self-assessment shall be conducted in accordance with the risk assessment table specified in Appendix 6 issued together with this Guidance.

2. For the management units and employers:

- To self-assess the responsibility for conducting the COVID-19 pandemic prevention and control work at their service area in accordance with the risk assessment table specified in Appendix 4 issued together with this Guidance.

- To examine, compare and assess the compliance with measures to prevent and control the COVID-19 pandemic of business households/stalls at the service area in accordance with the risk assessment table specified in Appendix 5 issued together with this Guidance.

III. Content and instructions for assessment

1. Assessment contents

1.1. For management units and employers

To assess the risk of COVID-19 infection for management units and employers in accordance with Appendix 4 and Appendix 5 issued together with this Guidance.

1.2. For employees, workers, and sellers while working at service areas

To assess the risk of COVID-19 infection for employees, workers, and sellers at service areas in accordance with Appendix 6 issued together with this Guidance.

 

Part 5

ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

 

1. Ministry of Health

- To direct the Departments of Health to carry out professional medical works to prevent and control the COVID-19 pandemic in accordance with regulations of this Guidance.

- To organize or coordinate in inspecting and supervising the implementation of pandemic prevention and control works.

- To summarize the implementation situation nationwide and report the implementation results to the standing office of the National Steering Committee for COVID-19 Prevention and Control.

2. Ministry of Industry and Trade

- To direct the Departments of Industry and Trade and relevant units to strictly implement regulations of this Guidance.

- To coordinate in inspecting and supervising the implementation of pandemic prevention and control at service areas.

3. Provincial-level People’s Committees

In localities that are assessed as areas with the pandemic at level 4: in case of necessity, the provincial-level People's Committees shall impose the restriction on the number of sellers and buyers at the same time for service business establishments including shopping centers, supermarkets, convenience stores, wholesale markets and prescribe necessary conditions for operations to ensure COVID-19 prevention and control, including limiting the number of sellers and buyers at the same time for restaurants/ food vendors, traditional markets.

Provincial-level People's Committees shall direct and decentralize departments, agencies and People's Committees at all levels to carry out the following contents in accordance with their competence:

- Based on this Guidance to develop a plan to implement COVID-19 prevention and control in service areas and direct the service area’s management units to conduct a risk assessment of COVID-19 infection or issue a detailed guidance in line with the actual reality of their locality and other documents providing directions if any.

- To direct to organize the dissemination, guiding, propaganda and implementation of this Guidance in their locality.

- To ensure sufficient funding to conduct training, propaganda and instructions on works to prevent and control the COVID-19 pandemic at service areas.

- Based on the actual situation in their locality, the provincial-level People's Committees shall prescribe the frequency of inspection and assessment; supplement and adjust regulations of this Guidance to suit the type and size of shopping centers, supermarkets, markets and restaurants.

- To report the implementation results to the standing office of the National Steering Committee for COVID-19 Prevention and Control for summary.

4. People's Committees at district and commune levels

- To coordinate with relevant units to implement COVID-19 prevention and control at service areas and assess the risk of COVID-19 infection in accordance with regulations of this Guidance. For service areas at risk of infection, it is necessary to request the management units and the employers to take remedial measures and supervise the remedial action.

- To strengthen the inspection and supervision of the implementation of COVID-19 prevention and control at service areas in their locality.

- Commune-level People's Committees shall report the implementation results to the district-level People's Committees for summary; the district-level People's Committees shall report the implementation results to the provincial-level People's Committees to summarize and report to the standing office of the National Steering Committee for COVID-19 Prevention and Control.


* All Appendices are not translated herein.

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Decision 5619/QD-BYT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Decision 5619/QD-BYT PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất