Quyết định 1976/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030

thuộc tính Quyết định 1976/QĐ-TTg

Quyết định 1976/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:1976/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Nguyễn Thiện Nhân
Ngày ban hành:30/10/2013
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Y tế-Sức khỏe

TÓM TẮT VĂN BẢN

Đến 2030, bảo tồn được 70% tổng số loài dược liệu của Việt Nam

Ngày 30/10/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1976/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
Nhằm mục tiêu đến năm 2030, bảo tồn được 70% tổng số loài dược liệu của Việt Nam; đáp ứng được 80% tổng nhu cầu sử dụng dược liệu trong nước, tăng cường khả năng xuất khẩu dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu trong nước; cung ứng được 80% giống dược liệu sạch bệnh, có năng suất, chất lượng cao..., Thủ tướng Chính phủ đã đề ra một số nhiệm vụ và giải pháp quan trọng cho Bộ Y tế, Bộ Tài chính và các đơn vị liên quan.
Cụ thể như: Xây dựng 05 vườn bảo tồn và phát triển cây thuốc quốc gia đại diện cho các vùng sinh thái phục vụ công tác nghiên cứu khoa học và phát triển dược liệu; phát triển trồng 13 loài dược liệu bao gồm 04 loài bản địa (Bình vôi, Đảng sâm, Hà thủ ô đỏ, Tục đoạn) và 09 loài nhập nội với diện tích trồng khoảng 2.550 ha ở vùng núi cao có khí hậu á nhiệt đới; xây dựng Trung tâm nghieenc ứu nguồn gen và giống cây thuốc quốc gia đặt tại Viện Dược liệu, Bộ Y tế để phục vụ nghiên cứu, chọn, tạo và cung cấp các loại giống dược liệu chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường; đầu tư xây dựng mới một số cơ sở theo hướng hiện đại, đồng bộ để đảm bảo mỗi vùng có ít nhất 01 nhà máy sơ chế, chế biến, chiết xuất cao dược liệu đạt tiêu chuẩn...
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Xem chi tiết Quyết định1976/QĐ-TTg tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------
Số: 1976/QĐ-TTg
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
--------------
Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2013
 
QUYẾT ĐỊNH
VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
-----------------------------
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
 
 
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật dược ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế,
 
 
QUYẾT ĐỊNH:
 
 
Điều 1. Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 với những nội dung chủ yếu sau:
1. Phát triển bền vững nguồn tài nguyên dược liệu ở Việt Nam trên cơ sở sử dụng có hiệu quả mọi tiềm năng về điều kiện tự nhiên và xã hội để phát triển các vùng trồng dược liệu, gắn với bảo tồn và khai thác hợp lý nguồn dược liệu tự nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học và môi trường sinh thái.
2. Phát triển dược liệu theo hướng sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trường, gắn sản xuất nguyên liệu với tiêu thụ sản phẩm, xây dựng vùng trồng dược liệu gắn với công nghiệp chế biến, cơ cấu sản phẩm đa dạng bảo đảm an toàn và chất lượng, khả năng cạnh tranh cao, đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng dược liệu trong nước và xuất khẩu.
3. Nhà nước hỗ trợ đầu tư về nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ trong việc bảo tồn nguồn gen, khai thác dược liệu tự nhiên, trồng trọt, chế biến dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu.
4. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển trồng dược liệu, đẩy mạnh xuất khẩu dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu, góp phần tăng dần tỷ trọng của ngành công nghiệp dược trong tổng sản phẩm nội địa (GDP).
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
a) Phát triển dược liệu thành ngành sản xuất hàng hóa, trên cơ sở ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới trang thiết bị trong nghiên cứu chọn tạo giống, trồng trọt, chế biến, chiết xuất, chuyển giao công nghệ nhằm tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước, khu vực và thế giới.
b) Quản lý, khai thác và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên dược liệu phục vụ cho mục tiêu phát triển y tế và kinh tế; chú trọng bảo hộ, bảo tồn và phát triển nguồn gen dược liệu quý, có giá trị; giữ gìn, phát huy và tăng cường bảo hộ vốn tri thức truyền thống về sử dụng cây thuốc của cộng đồng các dân tộc.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Bảo tồn và khai thác dược liệu tự nhiên
- Quy hoạch các vùng rừng, các vùng có dược liệu tự nhiên ở 8 vùng dược liệu trọng điểm bao gồm Tây Bắc, Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ để lựa chọn và khai thác hợp lý 24 loài dược liệu (Phụ lục I), đạt khoảng 2.500 tấn dược liệu/năm.
- Xây dựng 05 vườn bảo tồn và phát triển cây thuốc quốc gia đại diện cho các vùng sinh thái, là nơi tập trung, bảo tồn và trồng mới nhiều loài cây thuốc được thu thập ở các địa phương khác nhau, đại diện cho vùng khí hậu đặc trưng để phục vụ công tác nghiên cứu khoa học và phát triển dược liệu. Phấn đấu đến năm 2020 bảo tồn được 50% và năm 2030 là 70% tổng số loài dược liệu của Việt Nam.
- Tập trung bảo hộ, bảo tồn nguồn gen đặc hữu, bản địa, có giá trị và có nguy cơ bị tuyệt chủng cao. Từng bước bảo vệ an toàn số loài cây thuốc đang có nguy cơ tuyệt chủng để phát triển bền vững trong tự nhiên.
- Ngăn chặn hiệu quả nguồn gen bản địa bị đánh cắp và đưa ra nước ngoài trái pháp luật.
b) Phát triển trồng cây dược liệu
- Quy hoạch phát triển 54 loài dược liệu thế mạnh của 8 vùng sinh thái (Phụ lục II) phù hợp với điều kiện sinh trưởng và phát triển của cây thuốc để đến năm 2020 đáp ứng được 60% và đến năm 2030 là 80% tng nhu cầu sử dụng dược liệu trong nước, tăng cường khả năng xuất khẩu dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu trong nước.
- Xây dựng các vùng trồng dược liệu tập trung phù hợp với từng vùng sinh thái, có quy mô đáp ứng nhu cầu thị trường; phấn đấu đến năm 2020 xây dựng quy trình và trồng 60 loài dược liệu và đến năm 2030 là 120 loài dược liệu tuân thủ nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc của Tổ chức Y tế Thế giới (GACP-WHO).
c) Phát triển nguồn giống dược liệu
- Phấn đấu cung cấp đủ giống dược liệu cho nhu cầu trồng và phát triển dược liệu ở quy mô lớn. Đến năm 2020 cung ứng được 60% và đến năm 2030 là 80% giống dược liệu sạch bệnh, có năng suất, chất lượng cao.
- Phục tráng, nhập nội, di thực, thuần hóa và phát triển các giống dược liệu có nguồn gốc là vị thuốc bắc sử dụng nhiều trong y học cổ truyền.
- Nghiên cứu chọn, tạo các ging dược liệu mới có năng suất và chất lượng cao, đặc tính tốt, phù hợp với từng vùng sinh thái phục vụ sản xuất dược liệu.
d) Tăng dần tỷ lệ nguyên liệu được tiêu chuẩn hóa (cao chiết, tinh dầu, bột dược liệu) trong nhà máy sản xuất thuốc theo nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt sản xuất thuốc của Tổ chức Y tế Thế giới (GMP-WHO), phấn đấu đến năm 2020, đáp ứng được 80% và đến năm 2030 đạt 100% nguyên liệu được tiêu chuẩn hóa phục vụ cho các nhà máy sản xuất thuốc trong nước.
đ) Tạo ra các sản phẩm chất lượng cao, giá thành hạ, có sức cạnh tranh trên thị trường. Quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường, sử dụng quy trình kỹ thuật GACP-WHO, công nghệ sạch, thân thiện với môi trường và ít gây ô nhiễm.
e) Đầu tư xây dựng các nhà máy sơ chế, chế biến, chiết xuất dược liệu, các trung tâm kinh doanh dược liệu để tạo lập thị trường thuận lợi cho việc cung ứng và tiêu thụ các sản phẩm từ dược liệu.
g) Tiếp tục bổ sung quy hoạch phát triển các loài tảo, nấm, động vật, sinh vật bin, vi sinh vật và khoáng vật làm thuc ở Việt Nam đsử dụng có hiệu quả mọi nguồn dược liệu phục vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân và phát triển kinh tế xã hội.
III. NỘI DUNG QUY HOẠCH
1. Quy hoạch các vùng bảo tồn và khai thác dược liệu tự nhiên
a) Quy hoạch các vùng khai thác dược liệu tự nhiên
- Triển khai điều tra, đánh giá và xác định số loài, trữ lượng và vùng có khả năng khai thác.
- Quy hoạch các vùng khai thác các loài dược liệu tự nhiên đã xác định theo 08 vùng sinh thái: vùng Tây Bắc, vùng Đông Bắc, vùng đồng bằng sông Hồng, vùng Bắc Trung Bộ, vùng duyên hải Nam Trung Bộ, vùng Tây Nguyên, vùng Đông Nam Bộ và vùng Tây Nam Bộ.
- Xây dựng kế hoạch và các giải pháp khai thác bền vững góp phần cung cấp nguồn dược liệu tự nhiên phục vụ nhu cầu sản xuất và sử dụng trong khám chữa bệnh.
b) Xây dựng hệ thống vườn bảo tồn và phát triển cây thuốc
- Quy hoạch hệ thống các vườn bảo tồn cây thuốc nhằm bảo tồn vững chắc nguồn gen dược liệu.
- Triển khai các hoạt động bảo hộ, bảo tồn và đánh giá giá trị nguồn gen, tập trung vào các nguồn gen đặc hữu, bản địa, có giá trị và có nguy cơ bị tuyệt chủng.
- Xây dựng 05 vườn bảo tồn và phát triển cây thuốc quốc gia đại diện cho các vùng sinh thái phục vụ công tác nghiên cứu khoa học và phát triển dược liệu.
2. Quy hoạch các vùng trồng dược liệu
Quy hoạch 08 vùng trồng tập trung các loài dược liệu có thế mạnh, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu và sinh thái để đáp ứng nhu cầu thị trường, cụ th như sau:
a) Vùng núi cao có khí hậu á nhiệt đới: Lào Cai (Sa Pa), Lai Châu (Sìn Hồ) và Hà Giang (Đồng Văn, Quản Bạ)
Phát triển trồng 13 loài dược liệu bao gồm 04 loài bản địa: Bình vôi, Đảng sâm, Hà thủ ô đỏ, Tục đoạn và 09 loài nhập nội: Actisô, Đỗ trọng, Độc hoạt, Đương quy, Hoàng bá, Mộc hương, Ô đầu, Tam thất, Xuyên khung với diện tích trồng khoảng 2.550 ha. Ưu tiên phát triển các loài: Actisô, Đương quy, Đảng sâm.
Kết hợp trồng với nghiên cứu sản xuất giống các loài cây thuốc nhập nội từ phương Bc phục vụ công tác phát triển dược liệu.
b) Vùng núi trung bình có khí hậu á nhiệt đới: Lào Cai (Bắc Hà), Sơn La (Mộc Châu) và Lâm Đồng (Đà Lạt)
Phát triển trồng 12 loài dược liệu bao gồm 05 loài bản địa: Bình vôi, Đảng sâm, Hà thủ ô đỏ, Tục đoạn, Ý dĩ và 07 loài nhập nội: Actisô, Bạch truật, Bạch chỉ, Dương cam cúc, Đỗ trọng, Đương quy, Huyền sâm với diện tích trồng khoảng 3.150 ha. Ưu tiên phát triển các loài: Bạch Truật, Đỗ trọng và Actisô.
c) Vùng trung du miền núi Bắc Bộ: Bắc Giang, Yên Bái, Quảng Ninh, Lạng Sơn
Phát triển trồng 16 loài dược liệu bao gồm 13 loài bản địa: Ba kích, Đinh lăng, Địa liền, Gấc, Giảo cổ lam, Ích mẫu, Kim tiền thảo, Hồi, Quế, Sả, Sa nhân tím, Thanh hao hoa vàng, Ý dĩ và 03 loài nhập nội: Bạch chỉ, Bạch truật, Địa hoàng với diện tích trồng khoảng 4.600 ha. Ưu tiên phát triển các loài: Ba kích, Gấc, Địa hoàng; duy trì và khai thác bền vững Quế và Hồi trên diện tích đã có.
d) Vùng đồng bằng sông Hồng: Hà Nội, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Nam Định và Thái Bình
Phát triển trồng 20 loài dược liệu bao gồm 12 loài bản địa: Cúc hoa, Diệp hạ châu đắng, Địa liền, Đinh lăng, Gấc, Hòe, Củ mài, Hương nhu trắng, Râu mèo, ích mẫu, Thanh hao hoa vàng, Mã đề và 08 loài nhập nội: Bạc hà, Bạch chỉ, Bạch truật, Cát cánh, Địa hoàng, Đương quy, Ngưu tất, Trạch tả với diện tích trồng khoảng 6.400 ha. Ưu tiên phát triển các loài: Ngưu tất, Bạc hà, Hòe và Thanh hao hoa vàng.
đ) Vùng các tỉnh Bắc Trung Bộ: Thanh Hóa, Nghệ An
Phát triển trồng 10 loài dược liệu bao gồm các loài bản địa: Ba kích, Diệp hạ châu đắng, Đinh lăng, Củ mài, Hòe, Hương nhu trắng, Ích mẫu, Nghệ vàng, Quế, Sả với diện tích trồng khoảng 3.300 ha. Ưu tiên trồng các loài: Hòe, Đinh lăng.
e) Vùng Nam Trung Bộ: Quảng Nam, Khánh Hòa
Phát triển trồng 10 loài dược liệu bao gồm các loài bản địa: Bụp giấm, Diệp hạ châu đắng, Dừa cạn, Đậu ván trắng, Củ mài, Nghệ vàng, Quế, Râu mèo, Sa nhân tím, Sâm Ngọc linh với diện tích trồng khoảng 3.200 ha. Ưu tiên phát triển các loài: Bụp giấm, Dừa cạn, Sa nhân tím và Sâm Ngọc Linh.
g) Vùng Tây Nguyên: Kon Tum, Gia Lai, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đắk Nông
Phát triển trồng 10 loài dược liệu bao gồm các loài bản địa: Gấc, Gừng, Hương nhu trắng, Đảng sâm, Nghệ vàng, Sa nhân tím, Sả, Sâm Ngọc linh, Trinh nữ hoàng cung, Ý dĩ với diện tích trồng khoảng 2.000 ha. Ưu tiên trồng các loài: Đảng sâm, Sâm Ngọc linh.
h) Vùng Tây Nam Bộ và Đông Nam Bộ: An Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Tiền Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh
Phát triển trồng 10 loài dược liệu bao gồm các loài bản địa: Gừng, Trinh nữ hoàng cung, Nghệ vàng, Nhàu, Rau đắng biển, Hoàn ngọc, Tràm, Xuyên tâm liên, Râu mèo và Kim tiền thảo với quy mô khoảng 3.000 ha. Ưu tiên phát triển các loài: Tràm, Xuyên tâm liên, Trinh nữ hoàng cung.
3. Phát triển nguồn giống dược liệu
a) Triển khai nghiên cứu các biện pháp phục tráng, thuần hóa và nhập nội giống dược liệu. Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để chọn, tạo ra các loại giống dược liệu có năng suất, chất lượng cao đáp ứng yêu cầu sản xuất dược liệu.
b) Triển khai sản xuất các loại giống dược liệu phục vụ cho sản xuất:
- Các loại giống dược liệu bản địa: Chú trọng phát triển 28 giống cây bản địa bao gồm: Ba kích, Lạc tiên, Bụp giấm, Chè dây, Cúc hoa, Đảng sâm, Đậu ván trắng, Địa liền, Diệp hạ châu đắng, Đinh lăng, Dừa cạn, Gấc, Gừng, Hoa hòe, Củ mài, Hương nhu trắng, Ích mẫu, Kim tiền thảo, Mã đề, Nghệ vàng, Quế, Râu mèo, Sa nhân tím, Sâm ngọc linh, Thanh hao hoa vàng, Trinh nữ hoàng cung, Tục đoạn, Ý dĩ.
- Các loại giống dược liệu được nhập nội: Tập trung sản xuất 16 giống dược liệu nhập nội để tạo nguồn nguyên liệu trong nước bao gồm: Actisô, Bạch chỉ, Bạch truật, Bạc hà, Cát cánh, Địa hoàng, Độc hoạt, Đương quy, Hoàng bá, Mộc hương, Ngưu tất, Tam thất, Trạch tả, Xuyên khung, Đỗ trọng, Ô đầu.
c) Xây dựng Trung tâm nghiên cứu nguồn gen và giống cây thuốc quốc gia đặt tại Viện Dược liệu - Bộ Y tế để phục vụ nghiên cứu, chọn, tạo và cung cấp các loại giống dược liệu chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường.
4. Quy hoạch hệ thống các cơ sở sơ chế, chế biến, chiết xuất và bảo quản dược liệu
a) Nâng cấp, cải tạo đồng bộ về cơ sở hạ tng, đổi mới công nghệ, đổi mới trang thiết bị các cơ sở sơ chế, chế biến, chiết xuất, bảo quản dược liệu. Đầu tư xây dựng mới một số cơ sở theo hướng hiện đại, đồng bộ để đảm bảo mỗi vùng có ít nhất 01 nhà máy sơ chế, chế biến, chiết xuất cao dược liệu đạt tiêu chuẩn.
b) Phát triển hệ thống các nhà máy chế biến, chiết xuất dược liệu tập trung vào 5 nhóm sản phẩm chủ lực sau:
- Sản xuất nguồn nguyên liệu cung cấp cho công nghiệp dược, mỹ phẩm, hương liệu, thực phẩm chức năng và nguyên liệu xuất khẩu.
- Sản xuất sản phẩm từ chiết xuất: Cao tiêu chuẩn, bột nguyên liệu; chiết xuất các loại tinh dầu, hoạt chất tinh khiết. Sử dụng các công nghệ mới như: Chiết xuất bằng khí hóa lỏng, chiết xuất bằng siêu âm.
- Chế biến thuốc phiến phục vụ công tác khám chữa bệnh bằng Y học cổ truyền.
- Sản xuất thuốc thành phẩm từ dược liệu phục vụ cho nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh.
- Nghiên cứu phát triển một số thuốc từ dược liệu có tác dụng phòng, chống ung thư, thuốc điều trị tim mạch, tiểu đường, ...
5. Củng cố, xây dựng hệ thống lưu thông, cung ứng dược liệu
Tổ chức, sắp xếp lại hệ thống lưu thông, cung ứng dược liệu từ trung ương đến địa phương áp dụng theo nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt về bảo quản, phân phối và nhà thuốc (GSP, GDP, GPP) đối với dược liệu. Đến năm 2020, xây dựng 03 trung tâm kinh doanh, cung ứng dược liệu để kiểm soát được nguồn gốc, chất lượng dược liệu tại miền Bắc, miền Trung và miền Nam.
IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách phát triển dược liệu
a) Xây dựng các cơ chế, chính sách về đất đai, thuế, nguồn vốn... tạo điều kiện cho các địa phương, doanh nghiệp, người dân tham gia bảo tồn và phát triển dược liệu. Xây dựng và phát triển các vùng trồng dược liệu tập trung theo nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc của Tổ chức Y tế Thế giới (GACP-WHO) đối với các loài dược liệu trong quy hoạch, gắn liền với chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm để bảo vệ quyền lợi của người trồng dược liệu.
b) Tập trung rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, từng bước hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý về dược liệu.
c) Xây dựng chính sách ưu tiên trong sản xuất, đăng ký, lưu hành sản phẩm đối với dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu đáp ứng với thực tiễn và phù hợp quy định hiện hành, tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy thị trường tiêu dùng thuốc đông y, thuốc từ dược liệu của Việt Nam. Ưu tiên sử dụng thuốc đông y, thuốc từ dược liệu sản xuất trong nước tại các cơ sở y tế công lập, trong đấu thầu mua thuốc từ nguồn ngân sách nhà nước, nguồn kinh phí bảo hiểm y tế và các chương trình y tế quốc gia.
d) Xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích các tổ chức khoa học công nghệ, doanh nghiệp, cá nhân đầu tư vào hoạt động nghiên cứu, chuyển giao, tiếp nhận, làm chủ và ứng dụng công nghệ để sản xuất nguyên liệu dược liệu làm thuốc.
đ) Xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích cho hoạt động tiếp thị, xúc tiến thương mại và quảng bá thương hiệu các sản phẩm dược liệu của Việt Nam.
e) Rà soát danh mục các loài cây thuốc, tảo, nấm, sinh vật biển, vi sinh động vật và khoáng vật làm thuốc; ban hành danh mục dược liệu cấm khai thác, hạn chế khai thác vì mục đích thương mại để bảo vệ bền vững nguồn tài nguyên dược liệu trong nước.
g) Phân công đầu mối quản lý và trách nhiệm cụ thể giữa các Bộ, ngành, địa phương trong lĩnh vực dược liệu.
2. Nhóm giải pháp về đầu tư, tài chính
a) Ưu tiên đầu tư cho công tác nghiên cứu, chọn tạo và sản xuất giống cây thuốc phục vụ công tác nuôi trồng và phát triển dược liệu ở quy mô lớn; đầu tư cho công tác bảo tồn, bảo vệ và tái sinh dược liệu. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho công tác nghiên cứu tại các vùng trồng dược liệu trọng điểm. Đầu tư kinh phí sự nghiệp khoa học cho các đơn vị nghiên cứu về dược liệu phù hợp.
b) Đầu tư có trọng điểm xây dựng mới hoặc nâng cấp:
- Tăng cường cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật cho các cơ sở nghiên cứu phát triển giống dược liệu, các trường đại học, các trường dạy nghề theo hướng đồng bộ, hiện đại.
- Nâng cấp các cơ sở chiết xuất dược liệu, sản xuất nguyên liệu dược, nghiên cứu sản xuất các dạng bào chế theo công nghệ tiên tiến, hiện đại góp phần tạo nguồn nguyên liệu sản xuất thuốc chữa bệnh thay thế nguyên liệu nhập khẩu.
- Đầu tư xây dựng mới theo hướng đồng bộ, hiện đại một số trung tâm nghiên cứu nguồn gen và giống dược liệu; trung tâm nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới có hàm lượng khoa học cao, tạo ra giá trị gia tăng, tập trung phát triển các sản phẩm quốc gia từ dược liệu; một số cơ sở sản xuất thuốc và các sản phẩm từ dược liệu với công nghệ bào chế hiện đại. Đầu tư xây dựng mới 05 vườn cây thuốc quốc gia phục vụ cho công tác bảo tồn, phát triển nguồn gen và giống dược liệu.
3. Nhóm giải pháp về khoa học công nghệ
a) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại trong nghiên cứu chọn tạo ging và kỹ thuật trồng cho năng suất, chất lượng cao, trong sơ chế và chiết xuất dược liệu nhằm tạo ra các sản phẩm chất lượng cao, giá thành hạ, có sức cạnh tranh trên thị trường phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Sử dụng các công nghệ sạch, thân thiện với môi trường và ít gây ô nhiễm.
b) Nhập nội nguồn gen và giống dược liệu tiên tiến, tiếp thu những thành tựu khoa học công nghệ mới của thế giới để triển khai phát triển dược liệu.
c) Sưu tầm, nghiên cứu kế thừa các bài thuốc và kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của các dân tộc trong cộng đồng.
d) Ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học, chủ động chuyển giao các công nghệ, tiến bộ kỹ thuật và dây chuyền thiết bị mới, tiên tiến để chiết xuất cao dược liệu đạt tiêu chuẩn, tinh chế các sản phẩm từ dược liệu thành nguyên liệu dùng trong công nghiệp dược và các ngành khác.
đ) Phát triển, nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học, công nghệ về bào chế thuốc, công nghệ sinh học để phục vụ sản xuất các thuốc mới. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý, điều hành từ khâu nuôi trồng, khai thác đến chế biến, sử dụng dược liệu trong sản xuất thuốc, khám chữa bệnh và các ngành khác (sản xuất thực phẩm chức năng, mỹ phm, công nghiệp chiết xuất).
e) Đầu tư xây dựng hệ thống các Trung tâm nghiên cứu nguồn gen và giống dược liệu để bảo tồn khai thác nguồn gen, phát triển giống, kỹ thuật nuôi trồng.
4. Nhóm giải pháp về phát triển và đào tạo nguồn nhân lực
a) Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho công tác dược liệu, có chính sách thu hút và phát huy nguồn nhân lực có kinh nghiệm, tri thức trong nuôi trồng, khai thác, chế biến và sử dụng dược liệu.
b) Đào tạo và sử dụng hợp lý nguồn nhân lực dược, thực hiện cử tuyển và đào tạo theo địa chỉ để khắc phục sự mất cân đối nguồn nhân lực dược giữa các vùng, chú ý bảo đảm đủ nhân lực cho các vùng dược liệu tập trung, các dự án phát triển dược liệu. Tăng cường đào tạo phát triển nguồn nhân lực phục vụ công tác điều tra, nghiên cứu và quản lý tài nguyên.
c) Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và năng lực của cộng đồng về bảo tồn, khai thác, sử dụng bền vững nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường.
5. Nhóm giải pháp về hợp tác quốc tế
a) Tăng cường hợp tác quốc tế để đẩy mạnh công tác bảo tồn, khai thác, sử dụng bền vững nguồn tài nguyên dược liệu và bảo tồn đa dạng sinh học. Hợp tác nghiên cứu khoa học, chia sẻ kinh nghiệm, thu hút đầu tư phát triển khoa học công nghệ trong lĩnh vực dược liệu; nghiên cứu ứng dụng và tiếp nhận chuyển giao các công nghệ tiên tiến, phù hợp với điều kiện Việt Nam, thân thiện môi trường để tạo đột phá trong phát triển dược liệu và tạo ra các sản phẩm có giá trị điều trị cao, có lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
b) Hợp tác đào tạo nhân lực tại các nước có thế mạnh trong công tác nuôi trồng, chế biến, tạo nguồn gen, giống dược liệu nhằm tiếp thu và ứng dụng các tiến bộ khoa học trên thế giới.
c) Mrộng liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia đầu tư phát triển dược liệu, các sản phẩm từ dược liệu.
1. Giai đoạn từ nay đến 2015:
- Xây dựng và hoàn thiện các thể chế quản lý nhà nước về dược liệu. Chú trọng xây dựng và ban hành các cơ chế chính sách tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các vùng dược liệu trọng điểm.
- Triển khai các chương trình, dự án ưu đãi đầu tư.
2. Giai đoạn từ 2015 - 2020:
- Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý nhà nước.
- Tiến hành điều tra, xây dựng cơ sở dữ liệu về tiềm năng, hiện trạng các loài nấm, tảo, động vật, sinh vật biển, vi sinh và khoáng vật làm thuốc.
- Xây dựng và phát triển các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu đủ mạnh để đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
3. Giai đoạn từ 2020 - 2030:
- Bổ sung quy hoạch các nguồn nấm, tảo, động vật, sinh vật biển, vi sinh vật và khoáng vật làm thuốc để khai thác và phát triển bền vững.
- Tiếp tục phát triển tiềm lực, lợi thế dược liệu Việt Nam để phục vụ công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân và phát triển kinh tế xã hội.
Ưu tiên triển khai thực hiện các dự án ưu đãi đầu tư trong Quy hoạch phát triển dược liệu đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (Phụ lục III).
1. B Y tế
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Bộ, ngành và địa phương xây dựng quy hoạch, kế hoạch chi tiết triển khai thực hiện các nội dung của Đề án có hiệu quả, đúng tiến độ.
b) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành nghiên cứu, xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các cơ chế, chính sách nhằm xã hội hóa công tác phát triển dược liệu.
c) Triển khai các biện pháp bảo tồn nguồn gen dược liệu; có giải pháp khai thác hợp lý và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên dược liệu; xây dựng hệ thống các đơn vị làm công tác nghiên cứu, phát triển dược liệu; củng cố và tăng cường năng lực cho công nghiệp dược, quan tâm phát triển các sản phẩm từ dược liệu; mở rộng và củng cố hệ thống lưu thông, cung ứng dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu để đáp ứng yêu cầu công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
d) Chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ nghiên cứu xây dựng Chương trình khoa học công nghệ trọng điểm nghiên cứu phát triển dược liệu.
đ) Đề xuất Thủ tướng Chính phủ thành lập Ban chỉ đạo triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển dược liệu toàn quốc nhằm tăng cường khả năng phối hợp liên ngành để thực hiện quy hoạch hiệu quả.
e) Tổ chức chỉ đạo, kiểm tra, giám sát và định kỳ hàng năm tổng hợp báo cáo Thủ tướng kết quả thực hiện quy hoạch này.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Y tế căn cứ khả năng cân đối nguồn vốn ngân sách nhà nước để xem xét, bố trí vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước, huy động nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện quy hoạch.
b) Rà soát, sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực đầu tư, ưu đãi đầu tư tạo môi trường thuận lợi phát triển dược liệu.
3. Bộ Tài chính
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Y tế căn cứ khả năng cân đối nguồn vốn ngân sách nhà nước để xem xét, bố trí kinh phí thường xuyên để thực hiện quy hoạch theo phân cấp của Luật ngân sách nhà nước.
b) Chỉ đạo Tổng cục Hải quan tăng cường quản lý và giám sát chặt chẽ việc xuất, nhập khẩu dược liệu và phối hợp với các lực lượng Bộ đội Biên phòng, Quản lý thị trường ngăn chặn nạn buôn bán dược liệu trái phép.
4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế triển khai thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ trong chọn, tạo giống, nuôi trồng và thu hái dược liệu.
b) Nghiên cứu và phổ biến các kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc, phòng chống bệnh hại trên cây thuốc.
5. Bộ Công Thương
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế quản lý việc buôn bán, xuất, nhập khẩu dược liệu dùng sản xuất thực phẩm, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, công nghiệp hóa dược, tinh dầu, chất thơm.
b) Phối hợp với Bộ Y tế trong điều tra, khảo sát nguồn dược liệu phục vụ sản xuất hóa dược; lồng ghép các chương trình để nghiên cứu và phát triển dược liệu.
6. Bộ Khoa học và Công nghệ
a) Ưu tiên triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ phục vụ phát triển dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu.
b) Tăng cường đầu tư phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ cho các tổ chức khoa học và công nghệ nhm phát trin dược liệu. Tạo điều kiện thuận lợi để triển khai các nội dung về sở hữu trí tuệ, đăng ký sáng chế liên quan đến nguồn gen, bảo hộ tri thức truyền thống, tiêu chuẩn chất lượng liên quan đến dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu.
c) Phối hợp với Bộ Y tế xây dựng và triển khai có hiệu quả Chương trình khoa học công nghệ trọng điểm nghiên cứu phát triển dược liệu để thúc đẩy phát triển dược liệu.
7. Bộ Tài nguyên và Môi trường
Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương rà soát quy hoạch sử dụng đất và giao, cho thuê đất tạo thuận lợi để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của quy hoạch và phù hợp với quy định hiện hành.
Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan tham mưu cho Chính phủ ban hành các quy định về quản lý tiếp cận nguồn gen và chia sẻ công bằng, hợp lý lợi ích phát sinh từ việc sử dụng nguồn gen dược liệu;
8. Bộ Giáo dục và Đào tạo
Chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng chương trình đào tạo và mở mã ngành đào tạo phù hợp để đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực phục vụ phát triển dược liệu.
9. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
a) Chỉ đạo quán triệt, triển khai thực hiện có hiệu quả những nội dung, nhiệm vụ của quy hoạch trên địa bàn quản lý.
b) Căn cứ khả năng cân đối nguồn vốn ngân sách địa phương để bố trí kinh phí thực hiện quy hoạch theo phân cấp của Luật ngân sách nhà nước; có cơ chế, chính sách đầu tư, thu hút nguồn lực cho lĩnh vực phát triển dược liệu, đặc biệt chú trọng đến các vùng dược liệu trọng điểm.
c) Căn cứ vào đặc điểm, tình hình của địa phương xây dựng kế hoạch để triển khai kịp thời các đề án, dự án trong quy hoạch; bố trí quỹ đất phù hợp để nuôi trồng, phát triển các loại dược liệu thế mạnh của địa phương.
d) Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức và vận động người dân bảo vệ nguồn tài nguyên cây dược liệu. Hướng dẫn thu hái dược liệu hợp lý đi đôi với tái sinh phát triển trồng mới cây dược liệu và phổ biến kinh nghiệm sử dụng dược liệu làm thuốc phục vụ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe người dân.
đ) Tạo điều kiện thuận lợi để các cấp Hội Đông y, Hội Dược liệu các địa phương hoạt động và phát triển, góp phần tích cực vào sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
e) Triển khai thực hiện các chương trình, dự án ưu đãi đầu tư.
g) Tổ chức chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch này tại địa bàn thuộc phạm vi quản lý; định kỳ hàng năm gửi báo cáo về Bộ Y tế để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện Quy hoạch này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
 

 Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Viện Dược liệu, Bộ Y tế;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: KTTH, KTN, V.HI, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KGVX (3b).
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Nguyễn Thiện Nhân
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER

Decision No. 1976/QD-TTg of Oct 30,2013, approving the master plan on medicinal plant development through 2020, with orientations toward 2030

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;

Pursuant to the June 14, 2005 Pharmacy Law;

At the proposal of the Minister of Health,

DECIDES:

Article 1.To approve the master plan on medicinal plant development through 2020, with orientations toward 2030, with the following principal contents:

I. PLANNING VIEWPOINTS

1. To sustainably develop medicinal plant resources in Vietnam on the basis of efficient use of every potential in natural and social conditions to develop medicinal plant zones in association with preservation and rational exploitation of natural medicinal plant sources, and protection of biodiversity and ecological environment.

2. To develop medicinal plants toward commodity production to meet market demands, associating material production with product consumption, building of medicinal plant zones with processing industry, diversification of the product structure to ensure safety, quality and high competitiveness, meeting domestic consumption and export demands.

3. The State supports investment in scientific, technical and technological research and application in the protection of gene sources and exploitation of natural medicinal plants, medicinal plant cultivation, and processing of medicinal plants and their products.

4. To encourage various economic sectors to invest in the development of medicinal plant cultivation, further export medicinal plants and their products, contributing to the gradual increase of the proportion of pharmaceutical industry in the gross domestic product (GDP).

II. OBJECTIVES

1.    General objectives

a/ To develop medicinal plants into a commodity production industry based on science and technology application, renovation of equipment used in researches into selection and creation of strains, cultivation, processing, extraction and technology transfer, aiming to create high-quality products competitive in domestic, regional and world markets.

b/ To manage, sustainably exploit and use medicinal plant resources to achieve medical and social development objectives; to attach importance to the protection, preservation and development of precious and valuable medicinal plant genetic resources; to preserve, promote and enhance the protection of traditional knowledge about the use of medicinal herbs of various ethnic communities.

2.    Specific objectives

a/ To preserve and exploit natural medicinal plants

- To plan forest zones and areas with natural medicinal plants in 8 key medicinal plant zones in the northwest and northeast regions, including Red River delta, northern Central Vietnam, coastal areas of southern Central Vietnam, Central Highlands, and eastern and western South Vietnam, in order to select and rationally exploit 24 kinds of medicinal plants (Appendix I), reaching about 2,500 tons of medicinal materials a year.

- To build 5 national gardens for preservation and development of medicinal plants representing different ecological regions, where medicinal plants collected from different localities and representing typical climatic regions are preserved and cultivated to serve scientific research and medicinal plant development. To strive to preserve 50% of Vietnam’s total medicinal plant species by 2020 and 70% by 2030.

- To concentrate on the protection and preservation of valuable endemic and aboriginal genetic resources facing a high risk of extinction. To incrementally protect the safety of existing medicinal plant species currently at risk of extinction for sustainable development in nature.

- To effectively prevent the stealing and illegal export of indigenous genetic resources.

b/ To develop the cultivation of medicinal plants

- To plan the development of 54 advantageous medicinal plant species of the 8 ecological regions (Appendix II) suitable to their growth and development conditions so as to satisfy 60% of the total domestic pharmaceutical demand by 2020, and 80% by 2030, and increase the export of domestic medicinal plants and their products.

- To build concentrated medicinal plant cultivation zones suitable to each ecological region and with a scale capable of meeting market demands; to strive to develop the processes of cultivating 60 medicinal plant species by 2020, and 120 species by 2030 in accordance with the principles and standards of the good agricultural and collection practices for medicinal plants of the World Health Organization (GACP- WHO).

c/ To develop sources of medicinal plant varieties

- To strive for the adequate supply for medicinal plant varieties for large-scale medicinal plant cultivation and development. To supply 60% by 2020, and 80% by 2030 disease-free, high-yield and high quality medicinal plant strains.

- To restore, import, acclimatize, localize and develop medicinal plant species; Chinese medicinal herb origin largely used in traditional medicine.

- To research into, select and create new medicinal plant varieties of high yield; high quality and good characteristics, suitable to each ecological region, for medicinal plant production.

d/ To gradually increase the ratio of standardized raw materials (medicinal plant extract, essential oil and powder) in medicine factories under the good manufacturing practice principles and standards of the World Health Organization (GMP-WHO), striving for 80% by 2020, and 100% by 2030 of the standardized materials for domestic medicine factories;

dd/ To create products of high quality, low cost and high competitiveness in the market. To pay attention to environmental protection, applying the GACP-WHO technical processes, clean, environment-friendly and non-polluting technologies;

e/ To invest in the construction of factories for medicinal plant preliminary processing, processing and extraction, and medicinal plant trading centers so as to establish a favorable market for the supply and consumption of medicinal plant products;

g/ To further supplement the master plans on development of various species of alga, mushroom, animals, marine creatures, micro-organisms and minerals used as medicines in Vietnam for efficient use of all medicinal plant sources people’s health care and socio- economic development.

III. CONTENTS OF THE MASTER PLAN

1.    To plan zones for preservation and exploitation of natural medicinal plants

a/ To plan natural medicinal plant exploitation zones

- To investigate, assess and identify the number species, deposits and zones of potential exploitation.

- To plant natural medicinal plant exploitation zones identified according to 8 ecological regions: northwest and northeast regions, Red River delta, northern Central Vietnam, coastal areas of southern Central Vietnam, Central Highlands, and eastern and western regions of southern-Vietnam.

- To work out plans and measures for sustainable exploitation, contributing to the supply of natural medicinal plants to meet production demands and for use in medical examination and treatment.

b / To build a system of gardens for medicinal plant preservation and development

- To plan a system of gardens for medicinal plant preservation, aiming to firmly preserve the medicinal plant genetic resources.

- To protect, preserve and assess the value of gene sources, concentrating on sources of valuable endemic and aboriginal genes at high risk of extinction.

- To build 5 national gardens for medicinal plant preservation and development, representing different ecological regions to serve scientific research and medicinal plant development.

2.    To plan medicinal plant cultivation zones

To plan 8 concentrated zones for cultivating advantageous medicinal plants, suitable to the soil, climate and ecological conditions in order to meet market demands, concretely as follows:

a/ High mountainous region of subtropical climate: Lao Cai (Sa Pa), Lai Chau (Sin Ho) and Ha Giang (Dong Van, Quan Ba).

To develop cultivation of 13 species of medicinal plants, including 4 aboriginal species: stephaniae glabrae tuber, radix codonopsis, fallopia multiflora, teasel (dipsacus japonica) and 9 imported species: artichoke, eucommia ulmoides, radix angelicae, angelica sinensis, phellodendri amurensis, saussurea lappa clarke, aconitum fortunei, false ginseng (panax pseudo-ginseng) and ligusticum wallichii, on an area of about 2,550 ha. To prioritize the development of artichoke, angelica sinensis and radix codonopsis.

To combine cultivation with research and production of strains of medicinal plants imported from the North for medicinal plant development.

b/ Medium mountainous region of subtropical climate: Lao Cai (Bac Ha), Son La (Moc Chau) and Lam Dong (Da Lat).

To develop cultivation of 12 species of medicinal plants, including 5 aboriginal species: stephaniae glabrae tuber, radix codonopsis, fallopia multiflora, teasel (dipsacus japonica) and job’s tears (Coix lachryma - jobi L.) and 7 imported species: artichoke, atractylodes rhizome, angelica dahurica, matricaria chamomilla L., eucommia ulmoides, angelica sinensis and radix scrophulariae, on an area of about 3,150 ha. To prioritize the development of atractylodes rhizome, eucommia ulmoides and artichoke.

c/ The northern mid-land mountainous region: Bac Giang, Yen Bai, Quang Ninh and Lang Son.

To develop the cultivation of 16 species of medicinal plants, including 13 aboriginal species: Morinda officinalis, polyscias fruticosa, kaempferia galangal, sweet gourd (momordica cochinchinensis), gynostemma pentaphyllum, leonurus heterophyllus, desmodium styracifolium, anise, cinnamon, citronella grass, amomum longiliqulare, artemisia annua, job’s tears and 3 imported species: atractylodes rhizome, angelica dahurica and rehmannia glutinosa, on an area of about 4,600 ha. To prioritize the development of morinda officinalis, momordica cochinchinensis and rehmannia glutinosa; to maintain and sustainably exploit cinnamon and anise on the existing areas.

d/ The Red river delta region: Hanoi, Hung Yen, Vinh Phuc, Hai Duong, Nam Dong and Thai Binh.

To develop the cultivation of 20 species of medicinal plants, including 12 aboriginal species: chrysanthemum, phyllanthus amarus schum et thonn, kaempferia galangal, polyscias fruticosa, sweet gourd (momordica cochinchinensis), sophora japonica L., yam (dioscorea persimilis tuber,), ocimum gratissimum, orthosiphon aristatus, leonurus heterophyllus and artemisia annua, and 8 imported species: mentha arvenis L., angelica dahurica, atractylodes rhizome, platycodon grandiflomm, rehmannia glutinosa, angelica sinensis, achyranthes aspera and alisma plantago-aquatica, on an area of about 6,400 ha. To prioritize the development of achyranthes aspera, mentha arvensis L., sophora japonica L. and artemisia annua.

dd/ The northern Central region: Thanh Hoa and Nghe An

To develop the cultivation of species of medicinal plants, including aboriginal species: morinda officinalis, phyllanthus amarus schum et thonn, polyscias fruticosa, yam (dioscorea persimilis tuber), sophora japonica L., ocimum gratissimum, leonurus heterophyllus, curcuma longa L., cinnamon, and citronella grass, on an area of about 3,300 ha. To prioritize the development of sophora japonica L. and polyscias fruticosa.

e/ The southern central region: Quang Nam and Khanh Hoa

To develop cultivation of 10 species of medicinal plants, including aboriginal species: hibiscus, phyllanthus amarus schum et thonn, catharanthus roseus, hyacinth bean (Lablab purpureus L.) yam (dioscorea persimilis tuber), curcuma longa L., cinnamon, orthosiphon aristatus, tavoy cardamom and panax vietnamensis, on an area of about 3,200 ha. To prioritize the development of hibiscus, catharanthus roseus, tavoy cardamom and Panax vietnamensis.

g/ The Central Highlands region: Kon Tum, Gia Lai, Lam Dong, Dak Lak and Dak Nong.

To develop cultivation of 10 species of medicinal plants, including aboriginal species: sweet gourd (momordica cochinchinensis), ginger, ocimum gratissimum, radix codonopsis, curcuma longa L., tavoy cardamom, citronella grass, panax vietnamensis, crinum latifolium, and job’s tears on an area of about 2,000 ha. To prioritize the development of radix codonopsis and panax vietnamensis.

h/ The western and eastern southern region: An Giang, Dong Thap, Hau Giang, Kien Giang, Long An, Tien Giang, Ba Ria- Vung Tau, Binh Duong, Binh Phuoc, Dong Nai and Tay Ninh.

To develop the cultivation of 10 medicinal plant species, including the aboriginal species: ginger, Crinum latifolium, curcuma longa L., morinda citrifolia L., bacopa monnieri, preuderantherum palaliFerum radlk, melaleuca, and rographis paniculata, orthosiphon aristatus and desfigedium styracifolium on an area of about 3,000 ha. To prioritize the development of melaleuca, andrographis paniculata and crinum latifolium.

3.    To develop sources of medicinal plant strains

a/ To study measures to restore, acclimatize, and import medicinal plant species. To step up the research into and application of scientific and technical advances in order to select and create medicinal plant strains of high yield and high quality, meeting the medicinal plant production requirements.

b/ To produce medicinal plant strains for production:

-        Aboriginal medicinal plant strains: To attach importance to developing 28 aboriginal strains, including radix morindae, passiflora foetida, hibiscus, ampelopsis cantoniensis, chrysanthemum, radix codonopsis, hyacinth bean, kaempferia galangal, phyllanthus amarus schum et thonn, polyscias fruticosa, catharanthus roseus, sweet gourd, ginger, sophora japonica L., yam, ocimum gratissimum, leonurus heterophyllus, desmodium styracifolium, broad-leaved plantain, curcuma longa L. cinnamon, orthosiphon aristatus, tavoy cardamom, panax vietnamensis, gartemisia annua, crinum latifolium, teasel and job’s tears.

-                    Imported medicinal plant strains: To concentrate on producing 16 imported medicinal plant strains in order to create domestic medicinal plant sources, which include artichoke, angelica dahurica, atractylodes rhizome, mentha arvensis L., platycodon grandiflorum, rehmannia glutinosa libosch, radix angelicae, angelica sinensis, phellodendri amurensis, saussurea lappa clarke, achyranthes aspera, false gingsen (panax pseudo-ginseng), alismaplantago-aquatica, ligusticum wallichii, eucommia ulmoides and aconitum fortunei.

c/ To build the National Medicinal Plant Gene and Medicinal Plant Research Center based at the Pharmaceutical Institute of the Health Ministry for research into, selection, creation and supply of high-quality medicinal plant strains to meet market demands.

4.    To plan a system of medicinal plant preliminary processing, processing, extraction and preservation establishments

a/ To upgrade and comprehensively renovate the infrastructure, renew technology and equipment of medicinal plant preliminary processing, processing, extraction and preservation establishments. To invest in building a number of modem and synchronous establishments in order to ensure that each region has at least one medicinal plant preliminary processing, processing, extraction and -preservation establishment up to set standards.

b/ To develop a system of medicinal plant processing and extraction factories, concentrating on the following 5 leading product groups:

-      Production of materials for pharmaceutical,

cosmetic, flavor and functional food industries and for export.

- Production of extraction products: standard extract, material powder, essential oils, and pure active substances. To apply new technologies such as liquefied gas-operated extraction, ultrasonic extraction.

- Processing of traditional drugs for medical examination and treatment by traditional medicine.

- Production of medicines from medicinal plants for medical examination and treatment.

- Research into the development of some medicines from medicinal plants that can prevent and fight cancer, and medicines for treatment of cardiovascular diseases and diabetes.

5. To consolidate and build the medicinal plant circulation and supply system

To reorganize and rearrange the medicinal plant circulation and supply system from the central to local levels with the application of the good storage practice good distribution practice and good pharmacy practice (GSP, GDP and GPP) principles and standards with regard to medicinal plants. By 2020, to build 3 medicinal plant trading and supply centers for control of medicinal plant origin and quality in the North, Center and South.

IV. KEY SOLUTIONS

1.    Group of medicinal plant development mechanism and policy solutions

a/ To formulate land, tax and capital source mechanisms and policies, creating conditions for localities, enterprises and people to participate in medicinal plant preservation and development. To build and develop concentrated medicinal plant cultivation zones under the GACP-WHO principles and standards with regard to medicinal plant species in the master plan, in close association with policies to support product sale in order to protect the interests of medicinal plant cultivators.

b/ To focus on reviewing, amending, supplementing and promulgating legal documents, norms and national standards and technical regulations, incrementally completing the system of legal documents on management of medicinal plants;

c/ To formulate policies on priorities in the production, registration and circulation of medicinal plants and their products, meeting the practical requirements and conforming with current regulations, creating a favorable environment for enterprises to invest in production and business, promoting consumption markets for Vietnamese eastern medicines and medicinal plant drugs. To prioritize the use of eastern medicines and home-made medicinal plant drugs at public medical establishments; in bidding for procurement of medicines with state budget funds, health insurance funds, and in national health programs;

d/ To formulate and promulgate mechanisms and policies to encourage science and technology organizations, enterprises and individuals to invest in research into, transfer, receipt, mastering and application of technologies to the production of medicinal plant materials for medicine production;

dd/ To formulate incentive mechanism and policies for marketing activities, trade promotion and advertisement of brands of Vietnamese medicinal plant products;

e/ To review lists of medicinal plants, alga, mushrooms, marine creatures, micro-organisms, animals and minerals for medicine production; to promulgate lists of medicinal plants banned from exploitation or restricted from exploitation for commercial purpose in order to attainably protect domestic medicinal plant resources;

g/ To assign a focal management agency and divide specific responsibilities among ministries, sectors and localities for medicinal plants.

2.    Group of investment and financial solutions

a/ To prioritize investment in research into, selection, creation and production of medicinal plant varieties for large-scale medicinal plant cultivation and development; to invest in the preservation, protection and regeneration of medicinal plants. To invest in the construction of physical and technical bases for research activities in key medicinal plant cultivation zones. To invest non-business science funds for appropriate-medicinal plant research units;

b/ To invest in the construction or upgrading of key works:

- To improve physical and technical facilities for research institutions to develop medicinal plant varieties, universities and vocational schools toward synchronism and modernization.

- To upgrade establishments engaged in medicinal plant extraction, medicinal plant material production, research into the production of preparations in various forms by advanced and modern technologies, contributing to the creation of materials as import substitutes for the production of curative medicines.

- To invest in the construction of a number of synchronous and modern medicinal plant genetic resource and strain research centers for research and development of new products of high scientific contents and added value, concentrating on the development of national products from medicinal plants, and a number of establishments producing medicines and products from medicinal plants with modern preparation technologies. To invest in the construction of 5 new national medicinal plant gardens to preserve and develop medicinal plant genes and strains.

3.    Group of scientific and technological solutions

a/ To step up the application of advanced and modern technologies to strain research selection and creation and of cultivation techniques to achieve high-yield and high quality medicinal plants, and to the preliminary processing and extraction of medicinal plants; aiming to create products of high quality, low cost and high competitiveness in the market to meet domestic consumption and export demands. To apply clean, environment-friendly and non-polluting technologies.

b/ To import advanced medicinal plant genes and varieties, absorbing new scientific and technological achievements in the world for medicinal plant development;

c/ To select, research and inherit medicinal herb prescriptions and use within ethnic communities;

d/ To apply scientific research result actively transfer technologies, technical advances and new and advanced equipment lines for extraction of medicinal plant extracts up to set standards, refinery of medicinal plant products into raw materials for use in pharmaceutical industry and other sectors;

dd/ To develop and raise capacity for scientific and technological research into medicine preparation, and bio-technology for the production of new medicines. To step up the application of information technology to management and administration work, from the stage of cultivation and exploitation to the stage of processing and use of medicinal plants in medicine production, medical examination and treatment, and in other sectors (production of supplements, cosmetics, extraction industry);

e/ To invest in the construction of a system of medicinal plant gene and strain research centers for preservation and exploitation of genetic resources, development of strains and cultivation techniques.

4.    Group of human resource training and development solutions

a/ To attach importance to the training of human resources for medicinal plant work, adopt policies to attract and promote human resources with experience and knowledge in medicinal plant cultivation, exploitation, processing and use;

b/ To train and reasonably employ pharmaceutical personnel, apply the mode of nomination-based recruitment and on-demand training in order to resolve the pharmaceutical human resource imbalance between regions, paying attention to ensuring adequate personnel for concentrated medicinal plant zones and medicinal plant development projects. To intensify the training and development of human resources for natural resource investigation, research and management;

c/ To step up communication and education with a view to raising the community’s awareness of the preservation, exploitation and sustainable use of natural resources and environmental protection.

5.    Group of international-cooperation solutions

a/ To intensify international cooperation so as to step up the preservation, exploitation and sustainable use of medicinal plant-resources and the preservation of biodiversity. To carry out cooperation in scientific research and experience sharing, attracting investment in science and technology development in the field of medicinal plants; to research, apply, and receive the transfer of, advanced technologies suitable to the Vietnamese conditions and friendly to the environment in order to create breakthroughs in medicinal plant development and create products of high therapy value and competitiveness in the market.

b/ To cooperate in human resource training in countries which are strong in the cultivation, processing and creation of medicinal plant genetic and strain resources, aiming: To absorb and apply scientific advances of the world.

c/ To expand joint-venture and association activities with foreign organizations and individuals for investment in the development of medicinal plants and their products.

V. IMPLEMENTATION ROADMAP.

1. The period up to 2015:

- To formulate and complete the institutions on state management of medicinal. To attach importance to formulating and promulgating mechanisms and policies facilitate development of key medicinal zones.

To implement investment incentive- eligible programs and projects.

2. The 2015-2020 period:

- To further supplement and complete legal documents on state management.

- To investigate and establish databases on the potential and current situation of various species of mushroom, alga, animals, marine creatures, micro-organisms and minerals used for medicine production.

- To build and develop strong medicinal plants and pharmaceutical product-producing and -training enterprises to meet domestic consumption and export demand.

3. The 2020-2030 period:

- To supplement the master plan on sources of mushrooms, alga, animals, marine creatures, micro-organisms and minerals used for medicine production for exploitation and sustainable development.

- To further develop the potential and advantages of Vietnamese medicinal plants to serve the people’s health care and protection and socio- economic development.

VI. INVESTMENT INCENTIVE-ELIGIBLE PROJECTS FOR MEDICINAL PLANT DEVELOPMENT

To give priority to the implementation of investment incentive-eligible projects in the master plan on medicinal plant development through 2020, with orientations toward 2030 (Appendix III).

Article 2.Organization of implementation.

1.    The Ministry of Health shall:

a/ Assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development, other ministries, sectors and localities in, formulating master plans and detailed plans for effective and scheduled implementation of the master plan;

b/ Assume the prime responsibility for, and coordinate with other ministries and sectors in, formulating and submitting to competent authorities for promulgation, or promulgate according to its competence mechanisms and policies, aiming to socialize the work of medicinal plant development;

c/ Apply measures to preserve medicinal plant gene sources, work out solutions for the rational exploitation and sustainable use of medicinal plant resources, build a system of medicinal plant research and development units; to strengthen and enhance capacity for pharmaceutical industry, attaching importance to the development of products from medicinal plants; to expand and consolidate the medicinal plant and medicinal plant product circulation and supply system in order to meet the requirements of people’s health care and protection;

d/ Assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Science and Technology in, formulating key scientific and technological programs for research into medicinal plant development;

dd/ Propose the Prime Minister to set up a National Steering Committee for implementation of the master plan on medicinal plant development, aiming to build capacity for inter-sectoral coordination for the efficient implementation of this master plan.

e/ Direct, inspect, supervise and annual report to the Prime Minister on the results of implementation of this master plan.

2.    The Ministry of Planning and Investment shall:

a/ Assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Finance and the Ministry of Health in, considering and allocating development investment capital from the state budget, based on the state budget capital-balancing capacity, and mobilizing official development assistance (ODA) sources and other lawful capital sources for implementation of the master plan.

b/ Review, amend and supplement the system of legal documents related to investment and investment incentives, creating a favorable investment environment for medicinal plant development.

3.    The Ministry of Finance shall

a/ Assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Health in, considering and allocating regular funds, based on the state budget balance capacity, for the implementation of the master plan as decentralized under the State Budget Law;

b/ Direct the General Department of Customs to strengthen management and supervision of medicinal plant export and import, and coordinate with the Border Guard and Market Management forces in preventing medicinal plant smuggling.

4.    The Ministry of Agriculture and Rural Development shall:

a/ Assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Health in, performing the scientific and technological tasks in strain selection and creation, and medicinal plant cultivation and collection;

b/ Research and popularize the medicinal plant cultivation and tending, prevention and combat.

5.    The Ministry of Industry and Trade shall

a/ Assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Health in, managing the trading, export and import of medicinal plants used in the production of foods, supplements, cosmetics, essential oils and flavors, and in the pharmachemical industry.

b/ Coordinate with the Ministry of Health in investigating and surveying medicinal plant sources for pharmachemical production, integrating different programs for medicinal plant research and development.

6.    The Ministry of Science and Technology shall:

a/ Give priority to the performance of the scientific and technological tasks to serve the development of medicinal plants and their products;

b/ Increase investment in developing scientific and technological potential for science and technology organizations, aiming for medicinal plant development; facilitate the implementation of the contents on intellectual property and registration of innovations related to genetic resources, protection of traditional knowledge and quality standards related to medicinal plants and their products;

c/ Coordinate with the Ministry of Health in formulating and efficiently implementing key scientific and technological programs on research into medicinal plant development in order to boost medicinal plant development.

7.    The Ministry of Natural Resources and Environment shall assume the prime  responsibility for, and coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development and localities in, reviewing the plans on land use, land allocation and lease, facilitating the realization of the objectives and tasks set out in the master plan, and conforming with current regulations; assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and sectors in, advising the Government on promulgating regulations on management of the access to genetic resources, and on equal and rational sharing of benefits from the use of medicinal plant genetic resources.

8.    The Ministry of Education and Training shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Health and the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs in, formulating training programs and opening suitable training disciplines in order to meet the requirement of human resources for medicinal plant development.

9.    Provincial-level People’s Committees shall:

a/ Direct the thorough study and effective implementation of the contents and tasks of the master plan in the areas under their respective management;

b/ Based on the capacity to balance local budget funds, allocate funds for implementation of the master plan as decentralized in the State Budget Law; formulate mechanisms and investment policies to attract resources for medicinal plant development, paying special attention to key medicinal plant zones;

c/ Based on their local characteristics and situation, draw up plans for timely implementation of schemes and projects identified in the master plan; arrange appropriate land funds for cultivation and development of local advantageous medicinal plant species;

d/ Intensify communication, raise public awareness, and mobilize people to protect medicinal plant resources; guide the rational harvest of medicinal plants in couple with the regeneration, development and cultivation of new medicinal plants, and the popularization of experience in using medicinal plants as medicine for the people’s health care and protection;

dd/ Create favorable conditions for the eastern medicine associations at all levels and local medicinal plant associations to operate and develop, thus positively contributing to the people’s health care and protection;

e/ Implement investment incentive-eligible programs and projects;

g/ Direct, inspect and supervise the implementation of this master plan in the areas under their respective management annually send reports to the Ministry of Health for summarization and reporting to the Prime Minister on the results of implementation o this master plan.

Article 3.This Decision takes effect on the date of its signing.

Article 4.Ministers, heads of ministerial! level agencies, heads of government-attached agencies and chairpersons of provincial-level People’s Committees shall implement thi1 Decision.-

For the Prime Minister

Deputy Prime Minister

NGUYEN THIEN NHAN

* All appendices to this Decision are n translated.

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Decision 1976/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 3514/QĐ-BYT của Bộ Y tế bãi bỏ Quyết định 5086/QĐ-BYT ngày 04/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục dùng chung mã hãng sản xuất vật tư y tế (Đợt 1) và nguyên tắc mã hóa vật tư y tế phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và Quyết định 2807/QĐ-BYT ngày 13/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Quyết định 5086/QĐ-BYT

Y tế-Sức khỏe

văn bản mới nhất