Quyết định 02/2005/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc ban hành Quy định về quản lý chất lượng vệ sinh an toàn nước khoáng thiên nhiên đóng chai

thuộc tính Quyết định 02/2005/QĐ-BYT

Quyết định 02/2005/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc ban hành Quy định về quản lý chất lượng vệ sinh an toàn nước khoáng thiên nhiên đóng chai
Cơ quan ban hành: Bộ Y tế
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:02/2005/QĐ-BYT
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Trần Chí Liêm
Ngày ban hành:07/01/2005
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Y tế-Sức khỏe
 

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 02/2005/QĐ-BYT

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ SỐ 02/2005/QĐ-BYT
NGÀY 07 THÁNG 01 NĂM 2005 VỀ VIỆC BAN HÀNH "QUY ĐỊNH
VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG VỆ SINH AN TOÀN NƯỚC KHOÁNG
THIÊN NHIÊN ĐÓNG CHAI"

 

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

 

- Căn cứ Nghị định số 49/2003/NĐ-CP ngày 15/05/2003 của Chính phủ về việc Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

- Căn cứ Pháp lệnh Chất lượng hàng hóa ngày 24/12/1999;

- Căn cứ Nghị định số 179/2004/NĐ-CP ngày 21/10/2004 của Chính phủ về quy định quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

- Theo đề nghị của Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Đào tạo - Bộ Y tế,

 QUYẾT ĐỊNH

 

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy định về quản lý chất lượng vệ sinh an toàn nước khoáng thiên nhiên đóng chai".

 

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công báo.

 

Điều 3. Các Ông, Bà: Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, Vụ trưởng các Vụ: Khoa học và Đào tạo, Pháp chế - Bộ Y tế; Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

 


QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
VỆ SINH AN TÒAN NƯỚC KHÓANG THIÊN NHIÊN ĐÓNG CHAI

(Ban hành kèm theo Quyết định số 02/2005/QĐ-BYT ngày 07 tháng 01 năm 2005
của Bộ trưởng Bộ Y tế )

 

CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều1. Phạm vi điều chỉnh

 Quy định này điều chỉnh việc quản lý chất lượng vệ sinh an toàn đối với nước khoáng thiên nhiên đóng chai được sử dụng với mục đích giải khát.

 

Điều 2. Đối tượng áp dụng

 Quy định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài sản xuất, kinh doanh nước khoáng thiên nhiên đóng chai tại Việt Nam.

 

Điều 3. Giải thích thuật ngữ

Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Nước khoáng thiên nhiên đóng chai là nước được phân biệt rõ ràng với các nước uống thông thường khác bởi:

a) Có hàm lượng một số muối khoáng nhất định với tỷ lệ tương quan của chúng và sự có mặt các nguyên tố vi lượng hoặc các thành phần khác;

b) Khai thác trực tiếp từ các nguồn thiên nhiên hoặc giếng khoan từ các mạch nước ngầm, được giữ gìn tốt nhất có thể trong phạm vi vành đai bảo vệ để tránh bất kỳ sự ô nhiễm nào hoặc yếu tố ngoại lai ảnh hưởng đến chất lượng lý, hoá của nước khoáng thiên nhiên;

c) Không thay đổi về thành phần cấu tạo, ổn định về lưu lượng và nhiệt độ cho dù có biến động của thiên nhiên;

d) Được khai thác trong điều kiện bảo đảm độ sạch ban đầu về vi sinh vật và cấu tạo hoá học của các thành phần đặc trưng;

đ) Được đóng chai tại nguồn với các yêu cầu vệ sinh nghiêm ngặt và chỉ được phép sử dụng các giải pháp kỹ thuật quy định tại Khoản 1, Điều 14 của Quy định này.

2. Đóng chai tại nguồn là việc đóng chai nước khoáng thiên nhiên ngay tại nguồn nước hoặc được dẫn trực tiếp từ nguồn tới nơi xử lý, đóng chai bằng một hệ thống đường ống kín, liên tục mà vẫn bảo đảm các quy định vệ sinh nghiêm ngặt trong suốt quá trình khai thác và bảo đảm thành phần, chất lượng của nước khoáng thiên nhiên không thay đổi so với nguồn nước.

3. Nước khoáng thiên nhiên có ga tự nhiên đóng chai là nước khoáng thiên nhiên sau khi sử dụng các giải pháp kỹ thuật quy định tại Khoản 1, Điều 14 của Quy định này và được bổ sung lại lượng ga của chính nguồn nước, sau khi đóng chai vẫn chứa hàm lượng khí cacbon dioxit (CO2) như tại nguồn nước.

4. Nước khoáng thiên nhiên không ga đóng chai là nước khoáng thiên nhiên sau khi sử dụng các giải pháp kỹ thuật quy định tại Khoản 1, Điều 14 của Quy định này và sau khi đóng chai không chứa khí cacbon dioxit (CO2) tự do vượt quá hàm lượng cần thiết để giữ các muối hydro cacbonat hoà tan trong nước. 

5. Nước khoáng thiên nhiên ít ga tự nhiên là nước khoáng thiên nhiên sau khi sử dụng các giải pháp kỹ thuật quy định tại Khoản 1, Điều 14 của Quy định này và sau khi đóng chai có hàm lượng khí cacbon dioxit (CO2) thấp hơn so với nước tại nguồn. 

6. Nước khoáng thiên nhiên bổ sung ga tự nhiên từ nguồn là nước khoáng thiên nhiên sau khi sử dụng các giải pháp kỹ thuật quy định tại Khoản 1, Điều 14 của Quy định này và được bổ sung lại lượng ga của chính nguồn nước thì có chứa hàm lượng khí cacbon dioxit (CO2) sau khi đóng chai cao hơn so với nước tại nguồn .  

7. Nước khoáng thiên nhiên bổ sung ga đóng chai là nước khoáng thiên nhiên sau khi sử dụng các giải pháp kỹ thuật quy định tại Khoản 1, Điều 14 của Quy định này và được nạp thêm khí cacbon dioxit (CO2) thực phẩm. 

8. Các giải pháp kỹ thuật là các biện pháp xử lý được sử dụng trong quá trình sản xuất nước khoáng thiên nhiên đóng chai quy định tại Khoản 1, Điều 14 của Quy định này.

 

CHƯƠNG II
QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI SẢN XUẤT VÀ NHẬP KHẨU
NƯỚC KHOÁNG THIÊN NHIÊN ĐÓNG CHAI

 

 Điều 4. Sản xuất nước khoáng thiên nhiên đóng chai 

1. Các tổ chức, cá nhân chỉ được khai thác nước khoáng thiên nhiên sau khi được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy phép khai thác khoáng sản (nước khoáng) theo quy định của pháp luật về khoáng sản.

2. Các tổ chức, cá nhân chỉ được sản xuất nước khoáng thiên nhiên đóng chai sau khi được Bộ Y tế (Cục An toàn vệ sinh thực phẩm) cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.  

3. Các tổ chức, cá nhân sản xuất nước khoáng thiên nhiên đóng chai phải công bố tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm với Bộ Y tế (Cục An toàn vệ sinh thực phẩm) theo quy định của pháp luật trước khi sản phẩm được lưu hành trên thị trường. 

4. Các tổ chức, cá nhân sản xuất nước khoáng thiên nhiên đóng chai chỉ được phép xử lý và đóng chai nước khoáng thiên nhiên tại nguồn.

 

Điều 5. Nhập khẩu nước khoáng thiên nhiên đóng chai 

1. Các tổ chức, cá nhân nhập khẩu nước khoáng thiên nhiên đóng chai phải thực hiện đầy đủ nội dung và thủ tục kiểm tra nhà nước về chất lượng theo quy định của Bộ Y tế. 

2. Các tổ chức, các nhân nhập khẩu nước khoáng thiên nhiên đóng chai phải công bố tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm với Bộ Y tế (Cục An toàn vệ sinh thực phẩm) theo quy định của pháp luật trước khi sản phẩm được lưu hành trên thị trường. 

CHƯƠNG III
QUY ĐỊNH ĐIỀU KIỆN VỆ SINH ĐỐI VỚI CƠ SỞ SẢN XUẤT NƯỚC KHOÁNG THIÊN NHIÊN ĐÓNG CHAI

 

Điều 6. Vị trí, kết cấu và thiết kế 

1. Vị trí

Cơ sở sản xuất nước khoáng thiên nhiên đóng chai phải được xây dựng cách biệt với các khu vực có nguy cơ gây ô nhiễm thực phẩm. 

2. Kết cấu chung

a) Cơ sở sản xuất phải được thiết kế và xây dựng theo nguyên tắc một chiều phù hợp với trình tự của các công đoạn trong dây chuyền sản xuất và được phân thành các khu cách biệt, bảo đảm tránh ô nhiễm chéo giữa các công đoạn hoặc khu vực khác.

b) Tổng diện tích và cơ cấu diện tích giữa các khu phải phù hợp với công suất thiết kế của cơ sở, tránh tình trạng quá tải dễ gây nhiễm bẩn và khó khăn trong việc bảo dưỡng, làm vệ sinh và kiểm tra.

c) Khu phụ cận thuộc phạm vi quản lý của cơ sở phải bảo đảm vệ sinh môi trường sạch sẽ; sân, đường đi trong khu phải lát hoặc rải nhựa bằng phẳng nhằm tránh bụi bẩn, đọng nước.

3. Thiết kế

a) Bề mặt tường và trần phải phẳng, sáng màu, dễ làm sạch; phần tường không thấm nước phải cao ít nhất là 2 mét.

b) Sàn nhà phải làm bằng vật liệu không thấm nước, dễ làm vệ sinh, có độ dốc hợp lý để thoát nước tốt.

c) Cửa phải kín và làm bằng vật liệu không thấm nước, dễ làm vệ sinh.

d) Hệ thống chống xâm nhập của côn trùng và động vật gây hại phải được làm bằng vật liệu không gỉ, dễ làm vệ sinh và được lắp đặt để ngăn chặn tối đa sự xâm nhập của côn trùng và động vật gây hại.

đ) Hệ thống thông gió phải được bố trí để loại trừ được hơi nước ngưng tụ, bụi, không khí nóng, khí ô nhiễm; hướng của hệ thống thông gió phải bảo đảm không được thổi từ khu vực nhiễm bẩn sang khu vực sạch.

e) Phân xưởng rót phải kín và được trang bị hệ thống diệt khuẩn; có chế độ kiểm soát các thiết bị này để luôn hoạt động trong tình trạng tốt.

g) Khu vực bảo vệ nguồn nước phải được xây dựng sao cho ngăn chặn được bụi bẩn, sự xâm nhập của côn trùng và động vật gây hại.

h) Phòng thay quần áo phải có số lượng thích hợp; tường và sàn phòng thay quần áo phải tuân theo quy định tại điểm a, b Khoản 3 của Điều này. 

 

Điều 7. Trang thiết bị, dụng cụ chế biến

1. Các thiết bị, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với nước khoáng thiên nhiên phải là loại chuyên dùng cho thực phẩm, được làm từ nguyên liệu không bị gỉ, không bị ăn mòn, không thôi nhiễm các chất độc hại và khuếch tán mùi lạ vào sản phẩm.

2. Các thiết bị, dụng cụ sử dụng trong quá trình sản xuất phải làm bằng vật liệu không gỉ, đảm bảo không gây ô nhiễm sản phẩm, dễ làm vệ sinh và phải được vệ sinh thường xuyên theo ca sản xuất.

3. Có dụng cụ chuyên dùng để thu gom và chứa đựng rác thải.  

 

Điều 8. Hệ thống thoát nước

1. Rãnh thoát nước trên mặt sàn phải bảo đảm thoát nước tốt. Các rãnh được làm bằng vật liệu chống thấm, có kích thước phù hợp với lưu lượng tối đa của dòng nước thải, có nắp đậy bằng vật liệu không thấm nước với số lượng và kích thước lỗ thoát nước phù hợp. Rãnh thoát nước thải phải có cấu trúc dễ làm vệ sinh.

2. Các hố ga lắng đọng chất thải rắn phải được bố trí phù hợp với lưu lượng và mạng lưới hệ thống rãnh thải. Hố ga phải có nắp đậy và dễ làm sạch, khử trùng. Hố ga phải được bố trí bên ngoài khu sản xuất.

3. Đường dẫn nước thải bên ngoài khu sản xuất tới bể chứa và khu xử lý nước thải phải có nắp đậy kín dễ tháo lắp và dễ làm sạch.

4. Cơ sở sản xuất nước khoáng thiên nhiên đóng chaiphải thực hiện việc xử lý chất thải theo quy định của pháp luật về môi trường. Khu vực xử lý chất thải phải được xây dựng trong hàng rào bảo vệ của cơ sở để ngăn chặn sự xâm nhập của các loại động vật. 

 

Điều 9. Chế độ vệ sinh

1. Nhà xưởng, trang thiết bị và dụng cụ dùng trong quá trình sản xuất phải được làm vệ sinh định kỳ.

2. Phải tổng vệ sinh cơ sở ít nhất 1 lần/6 tháng.

3. Các ống dẫn nước, rầm, cột trụ và những nơi thường tích tụ chất bẩn phải được làm vệ sinh thường xuyên nhằm hạn chế tối đa sự phát triển của vi sinh vật.

4. Hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn sử dụng trong cơ sở sản xuất nước khoáng thiên nhiên đóng chai phải đáp ứng theo quy định hiện hành. 

 

Điều 10. Khu vệ sinh

1. Cơ sở sản xuấtnước khoáng thiên nhiên đóng chai phải có khu vệ sinh cách biệt với khu sản xuất.

2. Khu vệ sinh phải có cấu trúc sao cho cửa của khu vệ sinh không được mở thông trực tiếp vào khu sản xuất.

3. Trong mỗi khu vệ sinh phải có chỗ để rửa tay có trang bị xà phòng, khăn lau tay hoặc máy làm khô tay.

4. Khu vệ sinh phải được làm sạch thường xuyên.

5. Số lượng nhà vệ sinh phải bảo đảm theo Tiêu chuẩn Vệ sinh lao động ban hành kèm theo Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế. 

 

Điều 11. Nước và hơi nước

1. Nước dùng cho các công đoạn trong quá trình sản xuất phải tuân theo Tiêu chuẩn Vệ sinh nước ăn uống ban hành kèm Quyết định số 1329/2002/BYT/QĐ ngày 18/4/ 2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

2. Nước không đạt yêu cầu quy định tại Khoản 1 của Điều này chỉ được sử dụng với mục đích khác như làm lạnh, cứu hỏa, cung cấp cho nồi hơi và các mục đích khác không được nối với nguồn nước sử dụng cho sản xuất và phải có ký hiệu riêng để tránh sử dụng nhầm.

 

CHƯƠNG IV
TRÁCH NHIỆM CỦA CHỦ CƠ SỞ VÀ QUY ĐỊNH
ĐỐI VỚI NGƯỜI TRỰC TIẾP THAM GIA SẢN XUẤT

 

Điều 12. Trách nhiệm của chủ cơ sở

1. Tổ chức các lớp tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm cho người trực tiếp tham gia sản xuất.

2. Tổ chức khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 lần/1 năm tại các cơ sở y tế cấp quận, huyện trở lên cho người trực tiếp tham gia sản xuất.

3. Kiểm nghiệm định kỳ về chất lượng toàn diện đối với nguồn nước và nước thành phẩm ít nhất 1 lần/6 tháng tại cơ quan kiểm nghiệm được công nhận hoặc được chỉ định. 

 

Điều 13. Quy định đối với người trực tiếp tham gia sản xuất 

1. Những người bị mắc các bệnh truyền nhiễm theo quy định của Bộ Y tế không được tham gia sản xuất. 

2. Người trực tiếp tham gia sản xuất phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu vệ sinh cá nhân trong khi sản xuất và tham dự đầy đủ các lớp tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm cho người trực tiếp tham gia sản xuất. 

3. Người trực tiếp sản xuất phải thực hiện các yêu cầu sau trong khi sản xuất:

a) Mặc trang phục riêng. Những người làm việc trong phân xưởng rót chai phải đội mũ, đeo khẩu trang sạch và dùng găng tay sử dụng một lần hoặc rửa tay bằng xà phòng sát khuẩn;

b) Giữ móng tay ngắn, sạch sẽ, không đeo đồ trang sức;

c) Rửa tay sạch sẽ bằng nước sạch và xà phòng, sau đó lau khô:

- Khi bắt đầu làm việc;

- Sau khi tiếp xúc với bề mặt bẩn;

- Sau khi đi vệ sinh.

d) Không ăn uống, nhai kẹo cao su, hút thuốc lá, thuốc lào, khạc nhổ.

 

 

CHƯƠNG V
QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT VÀ QUY ĐỊNH
KỸ THUẬT ĐỐI VỚI NƯỚC KHOÁNG THIÊN NHIÊN ĐÓNG CHAI

 

Điều 14. Các giải pháp kỹ thuật  

1. Nước khoáng thiên nhiên chỉ được phép xử lý để đóng chai bằng cách sử dụng một hoặc kết hợp các giải pháp kỹ thuật dưới đây nếu các giải pháp đó không làm thay đổi hàm lượng các thành phần cơ bản của nước khoáng thiên nhiên so với nguồn: 

a) Tách các thành phần không bền cũng như các hợp chất có chứa sắt, mangan, sulphua hoặc asenic bằng cách gạn và/hoặc lọc và trong trường hợp cần thiết có thể xử lý nhanh bằng phương pháp xục khí trước;

b) Khử hoặc nạp khí cacbondioxit (CO2);

c) Tiệt trùng bằng tia cực tím. 

2. Nghiêm cấm việc vận chuyển nước khoáng thiên nhiên trong các thùng chứa để đóng chai trước khi được đóng chai tại nguồn. 

 

Điều 15. Quy định đối với quá trình sản xuất 

1. Trong suốt quá trình rót và đậy nắp phải chú ý để tránh làm hỏng chai và đề phòng các vật lạ rơi vào trong chai. Thiết bị phải được giám sát và bảo trì thường xuyên để tránh các mối nguy gây ô nhiễm sản phẩm. Quá trình giám sát và bảo trì phải được ghi chép đầy đủ.

2. Thiết bị rót và đóng nắp phải được duy trì trong tình trạng sạch và vệ sinh; phải được làm sạch và diệt khuẩn khi bắt đầu sản xuất, nếu sản xuất liên tục thì ít nhất 1lần/1tuần.

3. Chai phải được đậy nắp ngay sau công đoạn rót chai.

4. Nắp chai phải bảo đảm kín trước khi lưu hành. 

 

Điều 16. Quy định kỹ thuật  

1. Yêu cầu các chỉ tiêu liên quan đến an toàn sức khỏe đối với nước khoáng thiên nhiên đóng chai quy định tại Phụ lục 1 của Quy định này. 

2. Yêu cầu vi sinh vật đối với nước khoáng thiên nhiên đóng chai quy định tại Phụ lục 2 của Quy định này. 

 

CHƯƠNG VI
QUY ĐỊNH VỀ GHI NHàN, BAO BÌ CHỨA ĐỰNG,
BẢO QUẢN VÀ VẬN CHUYỂN

 

Điều 17. Ghi nhãn 

Ghi nhãn nước khoáng thiên nhiên đóng chai phải tuân theo Quy chế ghi nhãn hàng hóa lưu thông trong nước và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ban hành kèm Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30/8/1999 của Thủ tướng Chính phủ; và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành quy chế trên. Ngoài ra, việc ghi nhãn nước khoáng thiên nhiên đóng chai phải tuân theo các quy định dưới đây: 

1. Tên sản phẩm 

a) Tên của sản phẩm phải có dòng chữ "Nước khoáng thiên nhiên".  

b) Ngoài ra, tuỳ theo từng loại nước khoáng thiên nhiên phải ghi nhãn theo các tên dưới đây:

- Nước khoáng thiên nhiên có ga tự nhiên;

- Nước khoáng thiên nhiên không ga;

- Nước khoáng thiên nhiên ít ga tự nhiên;

- Nước khoáng thiên nhiên bổ sung ga từ nguồn;

- Nước khoáng thiên nhiên bổ sung ga.  

2. Tên nguồn nước khoáng và khu vực có nguồn khoáng và phải được ghi rõ trên nhãn của sản phẩm. 

3. Thành phần hoá học 

a. Tổng chất rắn hoà tan (TDS), các thành phần hoá học của nước khoáng thiên nhiên đóng chai (natri, canxi, kali, magiê, iốt, florua, HCO3) và hàm lượng của chúng, và các giải pháp kỹ thuật được sử dụng trong quá trình sản xuất nước khoáng thiên nhiên đóng chai phải được ghi trên nhãn của sản phẩm. 

b. Nếu sản phẩm nước khoáng thiên nhiên đóng chai có chứa trên 1mg/l florua thì phải ghi trên nhãn sản phẩm là "có chứa florua"

Nếu sản phẩm nước khoáng thiên nhiên đóng chai có chứa trên 2mg/l florua thì phải ghi trên nhãn sản phẩm là "Sản phẩm không sử dụng cho trẻ em dưới 7 tuổi"

4. Cấm ghi nhãn về tác dụng chữa bệnh của sản phẩm hoặc các tác dụng khác có liên quan đến sức khỏe.

5. Cấm quảng cáo gây ra sự hiều nhầm về bản chất, xuất xứ, thành phần và tính chất của nước khoáng thiên nhiên đóng chai khi lưu hành trên thị trường. 

 

Điều 18. Bao bì chứa đựng 

1. Bao bì dùng để chứa đựng nước khoáng thiên nhiên phải là loại bao bì chuyên dùng cho thực phẩm, được đóng gói kín và có kích thước phù hợp để tránh làm giả và ô nhiễm nước. 

2. Các loại nắp chai và chai nhựa có dung tích dưới 10 lít không được sử dụng lại. 

3. Bình nhựa có dung tích từ 10 lít trở lên và chai thủy tinh có thể được sử dụng lại. 

4. Tất cả các loại chai, bình sử dụng lần đầu hay sử dụng lại đều phải được làm sạch, diệt khuẩn, xúc rửa kỹ trước công đoạn rót chai; trừ trường hợp bình sử dụng lần đầu được sản xuất theo công nghệ khép kín có diệt khuẩn. Tại khu vực rửa chai, phải tiến hành giám sát quá trình diệt khuẩn, xúc rửa và phải ghi chép kết quả giám sát. 

5. Sau khi xúc rửa sạch, chai phải được úp ngược xuống để tránh bụi bẩn, vật lạ rơi vào trong, trừ trường hợp chai được rửa bằng máy tự động. 

Điều 19. Bảo quản 

1. Nước khoáng thiên nhiên đóng chai phải được đặt trong các thùng chứa bảo đảm vệ sinh, không bị va đập, xô lệch trong quá trình vận chuyển. 

2. Bảo quản sản phẩm nơi khô ráo, thoáng mát, bảo đảm vệ sinh. 

 

Điều 20. Vận chuyển 

Nước khoáng thiên nhiên đóng chai phải được vận chuyển bằng các phương tiện không gây ảnh hưởng đến chất lượng, vệ sinh, an toàn của sản phẩm. 

 

CHƯƠNG VII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

Điều 21.  

Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh nước khoáng thiên nhiên đóng chai có trách nhiệm thực hiện Quy định này. 

 

Điều 22.  

Cục An toàn vệ sinh thực phẩm chủ trì, phối hợp với các Vụ, Cục chức năng thuộc Bộ Y tế và các cơ quan có liên quan hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện Quy định này.


PHỤ LỤC1

YÊU CẦU CÁC CHỈ TIÊU LIÊN QUAN ĐẾN AN TOÀN SỨC KHỎE
ĐỐI VỚI NƯỚC KHOÁNG THIÊN NHIÊN ĐÓNG CHAI

 

Tên chỉ tiêu

Mức

1. Tổng chất rắn hoà tan (TDS), không lớn hơn

1500

2. Antimon, mg/l, không lớn hơn

0,005

3. Asen, mg/l tính theo asen tổng số, không lớn hơn

0,01

4. Bari, mg/l, không lớn hơn

0,7

5. Borat, mg/l tính theo B, không lớn hơn

5

6. Cadimi, mg/l, không lớn hơn

0,003

7. Crom, mg/l tính theo crom tổng số, không lớn hơn

0,05

8. Đồng, mg/l, không lớn hơn

1

9. Xyanua, mg/l, không lớn hơn

0,07

10. Chì, mg/l, không lớn hơn

0,01

11. Mangan, mg/l, không lớn hơn

0,5

12. Thủy ngân, mg/l, không lớn hơn

0,001

13. Niken, mg/l, không lớn hơn

0,02

14. Nitrat, mg/l tính theo nitrat, không lớn hơn

50

15. Nitrit, mg/l tính theo nitrit, không lớn hơn

0,02

16. Selen, mg/l, không lớn hơn

0,01

17. Các hydrocacbon thơm đa vòng

(*)

18. Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật

(*)

19. Dầu khoáng

(**)

20. Các chất hoạt động bề mặt

(**)

 

Chú thích:

(*): Theo "Tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống" ban hành kèm Quyết định số 1329/2002/BYT/QĐ.

(**): Phải nhỏ hơn giới hạn quy định trong các phương pháp thử tương ứng.


PHỤ LỤC 2

YÊU CẦU VI SINH VẬT ĐỐI VỚI NƯỚC KHOÁNG
THIÊN NHIÊN ĐÓNG CHAI

 

Kiểm tra lần đầu

Quyết định

E.coli hoặc coliform

1 x 250 ml

Không được phát hiện trong bất kỳ mẫu nào

Coliform tổng số

1 x 250 ml

Nếu ³ 1 hoặc Ê 2 thì tiến hành kiểm tra lần thứ hai

Streptococci feacal

1 x 250 ml

Pseudomonas aeruginosa

1 x 250 ml

Nếu > 2 thì loại bỏ

Bào tử vi khuẩn kị khí khử sulphit

1 x 50 ml

 

Kiểm tra lần thứ hai

 

n

c

m

M

Coliform tổng số

4

1

0

2

Streptococci feacal

4

1

0

2

Bào tử vi khuẩn kị khí khử sulphit

4

1

0

2

Pseudomonas aeruginosa

4

1

0

2

 

Kiểm tra lần thứ hai được tiến hành cùng thể tích như đã dùng để kiểm tra lần đầu.

n: số đơn vị mẫu lấy từ lô hàng để kiểm tra theo kế hoạch mẫu đã cho.

c: số đơn vị mẫu tối đa có thể chấp nhận hoặc số đơn vị mẫu tối đa cho phép vượt quá chỉ tiêu vi sinh vật m. Nếu vượt quá số đơn vị mẫu này thì lô hàng được coi là không đạt.

m: là số lượng tối đa hoặc mức tối đa vi khuẩn tương ứng/g; các giá trị trên mức này có thể được chấp nhận hoặc không được chấp nhận.

M: là lượng thực phẩm được chấp nhận trong số thực phẩm không được chấp nhận. Giá trị này lớn hơn hoặc bằng M trong bất kỳ mẫu nào đều không được chấp nhận vì ảnh hưởng tới sức khỏe con người.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF PUBLIC HEALTH
 -------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No.02/2005/QD-BYT

Hanoi, January 07, 2005

 

DECISION

PROMULGATING THE REGULATION ON MANAGEMENT OF QUALITY, HYGIENE AND SAFETY OF BOTTLED NATURAL MINERAL WATER

THE MINISTER OF HEALTH

Pursuant to the Government's Decree No. 49/2003/ND-CP dated May 15, 2003 defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Health;

Pursuant to the December 24, 1999 Ordinance on Goods Quality;

Pursuant to the Government's Decree No. 179/2004/ND-CP dated October 21, 2004 prescribing the State management over quality of goods and products;

At the proposal of the Director of the Department for Food Safety and Hygiene, the Director of the Legal Department and the Director of the Department for Science and Training of the Ministry of Health,

DECIDES:

Article 1. To promulgate together with this Decision the Regulation on management of quality, safety and hygiene of bottled natural mineral water.

Article 2. This Decision takes effect 15 days after its publication in the Official Gazette.

Article 3. The director of the Ministry Office, the Chief Inspector, the Director of the Science and Training Department and the Legal Department of the Ministry of Health, the Director of the Department for Food Safety and Hygiene, the directors of the provincial/municipal Health Services and the heads of units attached to the Ministry of Health shall have to implement this Decision.

 

 

FOR THE MINISTER OF HEALTH
VICE MINISTER




Tran Chi Liem

 

REGULATION

ON MANAGEMENT OF QUALITY, HYGIENE AND SAFETY OF BOTTLED NATURAL MINERAL WATER
(Issued together with the Ministry of Health’s Decision No. 02/2005/QD-BYT dated January 7, 2005)

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Governing scope

1. This Regulation governs the management of quality, hygiene and safety of bottled natural mineral water used for refreshment purpose

Article 2. Subjects of application

This Regulation applies to Vietnamese as well as foreign organizations and individuals producing and trading in bottled natural mineral water in Vietnam.

Article 3. Interpretation of terms

In this Decision, the following terms are construed as follows:

1. Bottled natural mineral water means water clearly distinguishable from other ordinary types of drinking water because:

a) It has certain contents of a number of mineral salts in their proportional correlations, with the presence of microelements or other components;

b) It is exploited directly from natural sources or drilled wells from underground water streams, which are preserved under the best conditions possible within the protection belts to prevent any pollution or any exotic elements, which can affect the physical and chemical quality of natural mineral water;

c) It remains unchanged in terms of composition and stable in terms of flow and temperature in spite of all natural upheavals;

d) It is exploited under conditions, which ensure the initial cleanness in terms of microorganisms and chemical composition of typical components;

e) It is bottled at sources with stringent hygienic requirements and with the application of only technical solutions specified in Clause 1, Article 14 of this Regulation.

2. Bottling at source means the bottling of natural mineral water right at water sources or the conveyance thereof directly from sources to places for processing and bottling through a system of closed and continuous pipelines, ensuring stringent hygienic requirements throughout the course of exploitation and guaranteeing that composition and quality of natural mineral water remain unchanged as compared with its sources.

3. Bottled natural mineral water with natural gas means natural mineral water, which, after the application of the technical solutions specified in Clause 1, Article 14 of this Regulation and after being added again with a gas volume from its very sources, still contains carbon dioxide (CO2) in content similar to that at the water sources.

4. Bottled non-carbonated natural mineral water means natural mineral water which, after the application of the technical solutions specified in Clause 1, Article 14 of this Regulation and after being bottled, contains no free carbon dioxide (CO2) content in excess of the necessary content to retain hydro carbonate salts dissolved in water.

5. Natural mineral water with little natural gas means natural mineral water, which, after the application of the technical solutions specified in

Clause 1, Article 14 of this Regulation and after being bottled, contains a carbon dioxide (CO2) content lower than that at sources.

6. Natural mineral water added with natural gas from sources means natural mineral water which, after the application of technical solutions specified in Clause 1, Article 14 of this Regulation and after being added with a gas volume from its very sources, contains a carbon dioxide (CO2) content higher than that at sources.

7. Bottled natural mineral water added with gas means natural mineral water obtained, after the application of technical solutions specified in Clause 1, Article 14 of this Regulation and after being added with food carbon dioxide (CO2).

8. Technical solutions mean treating solutions used in the process of producing bottled natural mineral water specified in Clause 1, Article 14 of this Regulation.

Chapter II

REGULATIONS ON PRODUCTION AND IMPORT OF BOTTLED NATURAL MINERAL WATER

Article 4. Production of bottled natural mineral water

1. Organizations and individuals shall be allowed to exploit natural mineral water only after being granted by the Ministry of Environment and Science’s permits for exploitation of minerals (mineral water) according to law provisions on minerals.

2. Organizations and individuals shall be allowed to produce bottled natural mineral water only after being granted by the Ministry of Health (the Food Hygiene and Safety Department) certificates of satisfaction of good hygiene and safety conditions.

3. Organizations and individuals producing bottled natural mineral water must notify the food quality, hygiene and safety standards to the Ministry of Health (the Food Hygiene and Safety Department) according to law provisions before their products are circulated on the market.

4. Organizations and individuals producing bottled natural mineral water shall only be allowed to treat and bottle natural mineral water at sources.

Article 5. Import of bottled natural mineral water

1. Organizations and individuals importing bottled natural mineral water must fully observe the State quality inspection contents and procedures as prescribed by the Ministry of Health.

2. Organizations and individuals importing bottled natural mineral water must notify the food quality, hygiene and safety standards to the Ministry of Health (the Food Hygiene and Safety Department) according to law provisions before their products are circulated on the market.

Chapter III

REGULATIONS ON HYGIENIC CONDITIONS APPLICABLE TO ESTABLISHMENTS PRODUCING BOTTLED NATURAL MINERAL WATER

Article 6. Position, structure and designing

1. Position

Establishments producing bottled natural mineral water must be built in isolation from areas, which are likely to cause food pollution.

2. General structure

a) Production establishments must be designed and built on the one-dimension principle in compatibility with the order of processes in production chains and shall be sectioned into separate areas, so as to avoid cross pollution between processes or areas.

b) Total acreage and acreage structure between areas must be compatible with designed capacity of establishments, thus avoiding overload situation which can easily cause contamination and difficulties in maintenance, cleaning and inspection.

c) The vicinities of areas under establishments’ management must be ensured with a clean environment; yards and passages within such areas must be smoothly paved or asphalted to avoid dusts and stagnant water.

3. Designing

a) Wall and ceiling surface must be flat, bright and easy to be cleaned; the water-proof wall sections must be at least 2 meters high.

b) House floors must be made of water-proof materials and easy for cleaning, and have a proper slope for water drainage.

c) Doors must be tight, made of water-proof materials and easy for cleaning.

d) The system to prevent the intrusion by harmful insects and animals must be made of stainless materials, easy for cleaning and installed to prevent to the utmost the intrusion by harmful insects and animals.

e) The ventilation system must be arranged so as to preclude condensed steam, dust, hot air and polluted gases; direction of the ventilation system must ensure that air must not be ventilated from contaminated areas to clean areas.

f) The bottle-filling workshop must be closed and equipped with sterilization system equipment in such system must be controlled so that they can always operate in good conditions.

g) Water source protection zone must be built so that it can ward off dust and prevent the intrusion by harmful insects and animals.

h) There must be an appropriate number of locker rooms; specifications of locker rooms' walls and floors must comply with the provisions of Points a and b, Clause 3 of this Article.

Article 7. Processing facilities, equipment and tools

1. Equipment and tools used in direct contact with natural mineral water must be those exclusively used for foodstuffs, made of stainless and non-corrosive materials, which do not emit nor are contaminated with toxic and hazardous substances and do not diffuse strange smells to products.

2. Equipment and tools used in the production process must be made of stainless materials, cause no contamination to products, be easy to clean and be regularly cleaned upon each production shift.

3. There must be special-use tools for collecting and storing garbage and waste.

Article 8. Water drainage system

1. Water-draining ditches on floors must ensure good water drainage. Ditches must be made of impermeable materials and be of sizes suitable to the maximum flow of wastewater and have lids made of water-proof materials and with appropriate number and sizes of water drainage holes. Wastewater-draining ditches must be structured for easy cleaning.

2. Pits for settling solid waste must be arranged in compatibility with wastewater flow and drainage ditch networks. Pits must have lids and be easy for cleaning and sterilization. Pits must be arranged outside production areas.

3. Wastewater conduits outside production areas to wastewater tanks and treating quarters must have lids, which are easy to be disassembled and cleaned.

4. Establishments producing bottled natural mineral water must carry out the treatment of waste according to law provisions on environment. Waste-treating areas must be built inside protection fences of establishments to prevent the intrusion by animals.

Article 9. Sanitation regime

1. Workshops, equipment, facilities and tools used in the production process must be periodically sanitized.

2. General sanitization of production establishments must be carried out at least once every six months.

3. Water pipes, beams, pillars and places where dirt usually accumulates must be regularly sanitized in order to minimize the growth of microorganisms.

4. Chemicals, insecticides and germicides used in establishments producing bottled natural mineral water must satisfy the current regulations.

Article 10. Water closet areas

1. Establishments producing bottled natural mineral water must have water closet areas isolated from production areas.

2. Water closets must be structured in a way that their doors must not be directed towards production areas.

3. Each water closet must be furnished with a hand-washing sink where soap, hand towels or hand dry-blowers are available.

4. Water closets must be regularly cleaned.

5. The number of water closets must satisfy the labor sanitation standards promulgated together with the Health Minister's Decision No. 3733/2002/QD-BYT dated October 10, 2002.

Article 11. Water and steam

1. Water used in production processes must satisfy the drinking water hygiene standards promulgated together with the Minister of Health's Decision No. 1329/2002/BYT/QD dated April 18, 2002.

2. Water not up to the requirements prescribed in Clause 1 of this Article shall be used only for such purposes as freezing, fire fighting, supply to steam boilers and other purposes and must not be connected to water sources used for production and must be marked with specific signs in order to avoid misuse.

Chapter IV

RESPONSIBILITIES OF OWNERS OF ESTABLISHMENTS AND REGULATIONS APPLICABLE TO PERSONS DIRECTLY ENGAGED IN PRODUCTION

Article 12. Responsibilities of owners of establishments

1. To organize training courses on knowledge about food safety and hygiene for persons directly engaged in production.

2. To organize health-checks at least once a year at medical establishments of district or higher level for persons directly engaged in production.

3. To conduct periodical assays of comprehensive quality of water sources and finished water product at least once every six months at recognized or designated assaying bodies.

Article 13. Regulations applicable to persons directly engaged in production

1. Persons who are infected with contagious diseases prescribed by the Ministry of Health must not be engaged in production.

2. Persons directly engaged in production must satisfy all personal hygiene requirements while in production process and attend all training courses on knowledge about food safety and hygiene.

3. Persons directly engaged in production must satisfy the following requirements while in production process:

a) To wear specific outfits. Persons working in bottle-filling workshops must wear clean hats, gauze masks and disposable gloves or wash their hands with sterilizing soap;

b) To keep their fingernails short, clean and jewelry-free;

c) To wash their hands with clean water and soap, then dry them with towels:

- When starting to work;

- After touching dirty surfaces;

- After toilet.

d) Not to eat, drink, take chewing gum, smoke, hawk or spit.

Chapter V

REGULATIONS ON PRODUCTION PROCESS AND TECHNICAL REGULATIONS ON BOTTLED NATURAL MINERAL WATER

Article 14. Technical solutions

1. Natural mineral water shall only be allowed to be processed for bottling by using one or combined technical solutions as follows, provided that such technical solutions do not change contents of basic constituents of natural mineral water as compared with its sources:

a) Separation of unstable constituents as well as compounds containing iron, manganese, sulfur or arsenic by decanting and/or filtering, and in case of necessity, through quick treatment by method of prior aeration;

b) De-aeration or aeration of carbon dioxide (CO2);

c) Sterilization by ultraviolet ray.

2. It is strictly prohibited to carry natural mineral after in tanks for bottling before it is bottled at sources.

Article 15. Regulations on production process

1. Throughout the processes of bottle filling and capping, attention must be paid so as to avoid damaging bottles and to prevent foreign objects from falling into bottles. Filling and capping equipment must be supervised and regularly maintained so as to ward off danger of product contamination. The supervision and maintenance must be fully recorded in writing.

2. Bottle filling and capping equipment must be kept in clean and hygienic conditions; they must be cleansed and sterilized as soon as the production starts, or at least once a week if the production is non-interrupted.

3. Bottles must be capped right after the filling process.

4. Bottle caps must be guaranteed airtight before circulation.

Article 16. Technical regulations

1. Requirements regarding health safety-related norms of bottled natural mineral water are specified in Appendix 1 of this Regulation.

2. Requirements regarding microorganisms of bottled natural mineral water are specified in Appendix 2 of this Regulation.

Chapter VI

REGULATIONS ON LABELING, CONTAINING PACKAGES, PRESERVATION AND TRANSPORT

Article 17. Labeling

The labeling of bottled natural mineral water must comply with the Regulation on labeling of domestically circulated goods, and export as well as import goods, which was promulgated together with the Prime Minister’s Decision No. 178/1999/QD-TTg dated August 30, 1999 and legal documents guiding the said Regulation. Besides, the labeling of bottled natural mineral water must comply with the following regulations:

1. Product appellations

a) Product appellations must bear the inscription of "Natural mineral water"

b) In addition to that, depending on each type of natural mineral water, labels must be inscribed with the following appellations:

- Natural mineral water with natural gas;

- Non-carbonated natural mineral water;

- Natural mineral water with little natural gas;

- Natural mineral water added with gas from source;

- Natural mineral water added with gas.

2. Names of mineral water sources and areas where mineral sources exist must be clearly inscribed in product labels.

3. Chemical composition

a) Total dissolved solids (TDS), chemical constituents of bottled natural mineral water (sodium, calcium, potassium, magnesium, iodine, and fluoride, HCO3) and their contents, as well as technical solutions used in the production of bottled natural mineral water must be inscribed in product labels.

b) If bottled natural mineral water products contain more than 1 mg of fluoride per liter, product labels must be inscribed with ''containing fluoride.''

If bottled natural mineral water products contain more than 2 mg of fluoride per liter, product labels must be inscribed with ''product not used for under-seven children.''

4. It is prohibited to inscribe in labels curative effects of products or other health-related effects.

5. Advertisements which may cause misunderstanding of the nature, origin, composition and characteristics of bottled natural mineral water circulated on the market are prohibited.

Article 18. Containing packages

1. Packages used to contain natural mineral water must be of types exclusively used for food, tightly closed and of appropriate sizes, thus avoiding imitation and water pollution.

2. Bottle caps and plastic bottles of a capacity of under 10 liters must not be reused.

3. Plastic cans of a capacity of 10 liters or more and glass bottles may be reused.

4. All types of bottles and cans used for the first time or reused must be cleansed, sterilized and carefully rinsed before the bottle-filling process, except for those used for the first time and manufactured with closed technology chains with sterilization. At bottle-cleansing areas, the sterilization, rinsing, cleaning processes must be supervised and supervision results must be recorded in writing.

5. After being rinsed, bottles must be laid upside down to avoid dusts and foreign objects from falling therein, except for cases where bottles are cleansed by automatic machines.

Article 19. Preservation

1. Bottled natural mineral water must be put into hygienic containers, which can protect products against clash and disproportion in the course of transportation.

2. Products must be preserved at dry, airy and hygienic places.

Article 20. Transportation

Bottled natural mineral water must be transported by means, which do not affect the quality, hygiene and safety of products.

Chapter VII

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 21. Organizations and individuals that produce and/or trade in bottled natural mineral water shall have to implement this Regulation.

Article 22. The Food Safety and Hygiene Department shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the functional departments of the Ministry of Health and the concerned agencies in guiding and directing the implementation of this Regulation.

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 02/2005/QD-BYT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất