Quyết định 01/2005/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc ban hành Quy định vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, chế biến nước giải khát
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 01/2005/QĐ-BYT
Cơ quan ban hành: | Bộ Y tế |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 01/2005/QĐ-BYT |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Trần Chí Liêm |
Ngày ban hành: | 07/01/2005 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Y tế-Sức khỏe |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 01/2005/QĐ-BYT
QUYẾT ĐỊNH
CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ SỐ
01/2005/QĐ-BYT
NGÀY 07 THÁNG 01 NĂM 2005 VỀ VIỆC BAN HÀNH
"QUY ĐỊNH ĐIỀU KIỆN VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
ĐỐI VỚI CƠ SỞ SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN NƯỚC GIẢI KHÁT"
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
- Căn cứ Nghị định số 49/2003/NĐ-CP ngày 15/05/2003 của Chính phủ về việc Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
- Căn cứ Pháp lệnh Chất lượng hàng hóa ngày 24/12/1999;
- Căn cứ Nghị định số 179/2004/NĐ-CP ngày 21/10/2004 của Chính phủ về quy định quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
- Theo đề nghị của Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Đào tạo - Bộ Y tế,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy định điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, chế biến nước giải khát".
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công báo.
Điều 3. Các Ông, Bà: Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, Vụ trưởng các Vụ: Khoa học và Đào tạo, Pháp chế - Bộ Y tế; Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
QUY ĐỊNH ĐIỀU KIỆN VỆ SINH AN TOÀN
THỰC PHẨM
ĐỐI VỚI CƠ SỞ SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN NƯỚC GIẢI KHÁT
(Ban hành kèm Quyết định số 01/2005/QĐ-BYT
ngày 07 tháng 01 năm 2005
của Bộ trưởng Bộ Y tế)
CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Quy định này điều chỉnh các điều kiện bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến nước giải khát.
2. Quy định này không áp dụng đối với cơ sở sản xuất nước khoáng thiên nhiên đóng chai.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Quy định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài sản xuất, chế biến nước giải khát tại Việt Nam.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Quy định này một số từ ngữ được hiểu như sau:
1. Vệ sinh an toàn thực phẩm là các điều kiện và biện pháp cần thiết để bảo đảm thực phẩm không gây hại cho sức khỏe, tính mạng của con người.
2. Nước giải khát là nước uống đóng chai hoặc đồ uống được pha chế từ nước với các chất có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp.
CHƯƠNG II
QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI CƠ SỞ SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN
NƯỚC GIẢI KHÁT
Điều 4. Vị trí, kết cấu và thiết kế
1. Vị trí:
Cơ sở sản xuất, chế biến nước giải khát phải được xây dựng cách biệt với các khu vực có nguy cơ gây ô nhiễm thực phẩm.
2. Kết cấu chung:
a) Được thiết kế và xây dựng theo nguyên tắc một chiều phù hợp với trình tự của các công đoạn trong dây chuyền sản xuất và được phân thành các khu cách biệt, bảo đảm tránh ô nhiễm chéo giữa các công đoạn hoặc khu vực khác.
b) Tổng diện tích và cơ cấu diện tích giữa các khu phải phù hợp với công suất thiết kế của cơ sở, tránh tình trạng quá tải dễ gây nhiễm bẩn và khó khăn trong quá trình bảo dưỡng, làm sạch và kiểm tra.
c) Khu phụ cận thuộc phạm vi quản lý của cơ sở phải bảo đảm môi trường sạch sẽ; sân, đường đi trong khu phải lát hoặc rải nhựa bằng phẳng nhằm tránh bụi bẩn, đọng nước.
3. Thiết kế:
a) Bề mặt tường và trần phải phẳng, sáng màu, dễ làm sạch; phần tường không thấm nước phải cao ít nhất là 2 mét.
b) Sàn nhà phải làm bằng vật liệu không thấm nước, dễ làm vệ sinh, có độ dốc hợp lý để thoát nước tốt.
c) Cửa phải kín và làm bằng vật liệu không thấm nước, dễ làm vệ sinh. Khuyến khích cửa ra vào tự động đóng và đóng kín.
d) Hệ thống chống xâm nhập của côn trùng và động vật gây hại phải được làm bằng vật liệu không gỉ, dễ làm vệ sinh và được lắp đặt để ngăn chặn tối đa sự xâm nhập của côn trùng và động vật gây hại.
đ) Hệ thống thông gió phải bố trí để loại được hơi nước ngưng tụ, bụi, không khí nóng, khí ô nhiễm; hướng của hệ thống thông gió phải bảo đảm không được thổi từ khu vực nhiễm bẩn sang khu vực sạch.
e) Phân xưởng rót và đóng nắp phải kín và được trang bị hệ thống diệt khuẩn. Có chế độ kiểm soát các thiết bị này để luôn hoạt động trong tình trạng tốt.
g) Hệ thống chiếu sáng phải luôn bảo đảm theo yêu cầu: khu vực sản xuất có cường độ ánh sáng không dưới 200 lux; khu vực cần kiểm tra sản phẩm phải đạt cường độ ánh sáng không dưới 540 lux. Đèn phải có hộp hoặc lưới bảo vệ.
h) Khu vực bảo vệ nguồn nước phải được xây dựng sao cho ngăn chặn được bụi bẩn, sự xâm nhập của côn trùng và động vật gây hại.
i) Phòng thay quần áo phải có số lượng thích hợp. Tường và sàn phòng thay quần áo phải tuân theo quy định tại điểm a, b Khoản 3 của Điều này.
Điều 5. Trang thiết bị, dụng cụ chế biến
1. Các thiết bị, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với nước giải khát, thực phẩm phải là loại chuyên dùng cho thực phẩm, được làm từ nguyên liệu không bị gỉ, không bị ăn mòn, không thôi nhiễm các chất độc hại và khuyếch tán mùi lạ vào sản phẩm.
2. Các thiết bị, dụng cụ sử dụng trong quá trình sản xuất, chế biến phải làm bằng các vật liệu không gỉ, không gây ô nhiễm sản phẩm, dễ làm vệ sinh và phải được vệ sinh thường xuyên theo ca sản xuất.
3. Phải có dụng cụ chuyên dùng để thu gom và chứa đựng rác thải.
Điều 6. Hệ thống thoát nước
1. Rãnh thoát nước trên mặt sàn phải đảm bảo thoát nước tốt. Các rãnh được làm bằng vật liệu chống thấm, có kích thước phù hợp với lưu lượng tối đa của dòng nước thải, có nắp đậy bằng vật liệu không thấm nước với số lượng và kích thước lỗ thoát nước phù hợp. Rãnh thoát nước thải phải có cấu trúc dễ làm vệ sinh.
2. Các hố ga lắng đọng chất thải rắn phải được bố trí phù hợp với lưu lượng và mạng lưới hệ thống rãnh thải. Hố ga phải có nắp đậy và dễ làm sạch, khử trùng. Hố ga phải được bố trí bên ngoài khu sản xuất.
3. Đường dẫn nước thải bên ngoài khu chế biến tới bể chứa và khu xử lý nước thải phải có nắp đậy kín dễ tháo lắp và dễ làm sạch.
4. Cơ sở sản xuất, chế biến nước giải khát phải tuân theo pháp luật về môi trường và các quy định của pháp luật về việc xử lý chất thải. Khu vực xử lý chất thải phải được xây dựng trong hàng rào bảo vệ của cơ sở để ngăn chặn sự xâm nhập của các loại động vật.
Điều 7. Chế độ vệ sinh
1. Nhà xưởng, trang thiết bị và dụng cụ dùng trong quá trình sản xuất phải được làm vệ sinh định kỳ.
2. Phải tổng vệ sinh cơ sở ít nhất 1 lần/6 tháng.
3. Các ống dẫn nước, rầm, cột trụ, chụp đèn và những nơi thường tích tụ chất bẩn phải được làm vệ sinh thường xuyên nhằm hạn chế tối đa sự phát triển của vi sinh vật.
4. Hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn sử dụng trong cơ sở sản xuất, chế biến nước giải khát phải đáp ứng theo quy định của pháp luật.
Điều 8. Khu vệ sinh
1. Cơ sở sản xuất, chế biến nước giải khát phải có khu vệ sinh cách biệt với khu chế biến.
2. Khu vệ sinh phải có cấu trúc sao cho cửa của khu vệ sinh không được mở thông trực tiếp vào các khu chế biến.
3. Trong mỗi khu vệ sinh phải có chỗ để rửa tay có trang bị xà phòng, khăn lau tay (khuyến khích sử dụng thiết bị làm khô tay và khăn giấy dùng một lần).
4. Khu vệ sinh phải được làm sạch thường xuyên.
5. Số lượng nhà vệ sinh phải bảo đảm theo Tiêu chuẩn Vệ sinh lao động ban hành kèm theo Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Điều 9. Nước và hơi nước
1. Nước dùng cho sản xuất, chế biến nước giải khát phải tuân theo Tiêu chuẩn Vệ sinh nước ăn uống ban hành kèm theo Quyết định số 1329/2002/BYT/QĐ ngày 18 tháng 4 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
2. Nước không đạt yêu cầu quy định tại Khoản 1 của Điều này được sử dụng với mục đích khác như làm lạnh, cứu hoả, cung cấp cho nồi hơi và các mục đích khác không được nối với nguồn nước sử dụng cho sản xuất, chế biến và phải có ký hiệu riêng để tránh sử dụng nhầm.
CHƯƠNG III
TRÁCH NHIỆM CỦA CHỦ CƠ SỞ VÀ QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI
NGƯỜI TRỰC TIẾP SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN NƯỚC GIẢI KHÁT
Điều 10. Trách nhiệm của chủ cơ sở
1. Tổ chức các lớp tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm cho người trực tiếp tham gia sản xuất.
2. Tổ chức khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 lần/1 năm tại các cơ sở y tế cấp quận, huyện trở lên cho người trực tiếp tham gia sản xuất.
3. Kiểm nghiệm định kỳ về chất lượng nguồn nước và sản phẩm ít nhất 1 lần/6 tháng tại cơ quan kiểm nghiệm được công nhận hoặc được chỉ định.
Điều 11. Yêu cầu đối với người trực tiếp sản xuất, chế biến
1. Những người bị mắc các bệnh truyền nhiễm theo quy định của Bộ Y tế không được tham gia sản xuất, chế biến.
2. Người trực tiếp sản xuất, chế biến phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu vệ sinh cá nhân trong khi sản xuất và tham dự đầy đủ các lớp tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm.
3. Người trực tiếp sản xuất, chế biến phải thực hiện các yêu cầu sau trong khi sản xuất, chế biến:
a) Mặc trang phục riêng. Những người làm việc trong phân xưởng rót chai phải đội mũ, đeo khẩu trang sạch và dùng găng tay sử dụng một lần hoặc rửa tay bằng xà phòng sát khuẩn;
b) Giữ móng tay ngắn, sạch sẽ, không đeo đồ trang sức;
c)Rửa tay sạch sẽ bằng nước sạch và xà phòng, sau đó lau khô:
-Khi bắt đầu làm việc;
- Sau khi tiếp xúc với bề mặt bẩn;
- Sau khi đi vệ sinh.
d) Không ăn uống, nhai kẹo cao su, hút thuốc lá, thuốc lào, khạc nhổ.
CHƯƠNG IV
QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI BAO BÌ, BẢO QUẢN, VẬN CHUYỂN VÀ
QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN NƯỚC GIẢI KHÁT
Điều 12. Bao bì
1. Vỏ chai, vỏ hộp, nắp hoặc nút chai phải được làm từ vật liệu chuyên dùng cho thực phẩm và phải được đóng gói kín.
2. Các loại nắp hoặc nút chai và chai nhựa có dung tích dưới 10 lít không được sử dụng lại.
3. Bình nhựa có dung tích từ 10 lít trở lên và chai thủy tinh có thể được sử dụng lại.
4. Tất cả các loại chai, bình sử dụng lần đầu hay sử dụng lại đều phải được làm sạch, diệt khuẩn, xúc rửa kỹ trước công đoạn rót chai; trừ trường hợp bình sử dụng lần đầu được sản xuất theo công nghệ khép kín có diệt khuẩn. Tại khu vực rửa chai, phải tiến hành giám sát quá trình diệt khuẩn, xúc rửa và phải ghi chép kết quả giám sát.
5. Sau khi xúc rửa sạch, chai phải được úp ngược xuống để bụi bẩn, vật lạ không rơi vào trong, trừ trường hợp chai được rửa bằng máy tự động.
6. Đối với bao bì giấy, bên trong phải được tráng bằng vật liệu an toàn, không thấm nước và bền vững với tác động của sản phẩm.
Điều 13. Bảo quản
1. Nước giải khát phải được đặt trong các thùng chứa đảm bảo vệ sinh, không bị va đập, xô lệch trong quá trình vận chuyển.
2. Bảo quản sản phẩm nơi khô ráo, thoáng mát, đảm bảo vệ sinh.
Điều 14. Vận chuyển
Nước giải khát phải được vận chuyển bằng các phương tiện không gây ảnh hưởng đến chất lượng, vệ sinh, an toàn của sản phẩm.
Điều 15. Quy định đối với quá trình sản xuất, chế biến
1. Trong quá trình sản xuất, chế biến nước giải khát, nếu chai được rót bằng tay, thì người rót phải đội mũ, đeo khẩu trang sạch và dùng găng tay sạch sử dụng một lần hoặc rửa tay bằng xà phòng sát khuản.
2. Trong suốt quá trình rót và đậy nắp phải chú ý để tránh làm hỏng chai và đề phòng các vật lạ rơi vào trong chai. Thiết bị phải được giám sát và bảo trì thường xuyên để tránh các mối nguy tương tự. Quá trình giám sát và bảo trì phải được ghi chép đầy đủ.
3. Thiết bị rót và đóng nắp phải được duy trì trong tình trạng sạch và vệ sinh; phải được làm sạch và diệt khuẩn khi bắt đầu sản xuất, nếu sản xuất liên tục thì ít nhất 1lần/1tuần.
4. Chai phải được đậy nắp ngay sau công đoạn rót chai.
5. Nắp chai phải bảo đảm kín trước khi lưu hành.
6. Sản phẩm cuối cùng phải được kiểm tra để loại trừ các sản phẩm không đạt yêu cầu về cảm quan, bị hư hỏng bao bì, mất nhãn và được xét nghiệm định kỳ. Trường hợp công nghệ được được áp dụng kiểm soát theo hệ thống HACCP đã được công nhận thì không phải kiểm tra sản phẩm cuối cùng.
CHƯƠNG V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 16.
1. Các tổ chức, cá nhân sản xuất, chế biến nước giải khát có trách nhiệm thực hiện Quy định này.
2. Cục An toàn vệ sinh thực phẩm chủ trì, phối hợp với các Vụ, Cục chức năng thuộc Bộ Y tế và cơ quan có liên quan hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện Quy định này.
3. Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức triển khai thực hiện Quy định này trong phạm vi địa phương.
THE MINISTRY OF HEALTH | SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM Independence - Freedom - Happiness |
No. 01/2005/QD-BYT | Hanoi, January 7, 2005 |
DECISION
PROMULGATING THE REGULATION ON FOOD SAFETY AND HYGIENE CONDITIONS APPLICABLE TO BEVERAGE ESTABLISHMENTS
THE MINISTER OF HEALTH
Pursuant to the Government's Decree No. 49/2003/ND-CP dated May 15, 2003 defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Health;
Pursuant to the December 24, 1999 Ordinance on Goods Quality;
Pursuant to the Government's Decree No. 179/2004/ND-CP dated October 21, 2004 prescribing the State management over goods and product quality;
At the proposal of the Director of the Department for Food Safety and Hygiene, the Director of the Legal Department and the Director of the Department for Science and Training of the Ministry of Health,
DECIDES:
Article 1. To issue together with this Decision the Regulation on food safety and hygiene conditions applicable to beverage establishments.
Article 2. This Decision takes effect 15 days after its publication in the Official Gazette.
Article 3. The director of the Ministry Office, the Chief Inspector, the Director of the Science and Training Department, the director of the Legal Department of the Ministry of Health, the Director of the Department for Food Safety and Hygiene, the directors of the provincial/municipal Health Services and heads of units attached to the Ministry of Health shall have to implement this Decision.
| FOR THE MINISTER OF HEALTH VICE MINISTER
Tran Chi Liem |
REGULATION
ON FOOD SAFETY AND HYGIENE CONDITIONS APPLICABLE TO BEVERAGE ESTABLISHMENTS
(Issued together with the Ministry of Healths Decision No. 01/2005/QD-BYTof January 7, 2005)
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Scope of regulation
1. This Regulation governs conditions to ensure food safety and hygiene in the process of producing and/or processing beverage.
2. This Regulation does not apply to establishments producing bottled natural mineral water.
Article 2. Subjects of application
This Regulation shall apply to Vietnamese as well as foreign organizations and individuals that produce and/or process beverage in Vietnam.
Article 3. Interpretation of terms
In this Regulation, the following phrases and terms are construed as follows:
1. Food safety and hygiene means necessary conditions and measures to ensure the food does not cause harms to human health and life.
2. Beverage means bottled drinking water or drinks prepared from water and substances of natural or synthetic origin.
Chapter II
PROVISIONS ON BEVERAGE ESTABLISHMENTS
Article 4. Position, structure and design
1. Position: Beverage establishments must be built separately from areas prone to cause food pollution.
2. General structure:
a) To be designed and built according to the one-direction principle in compatibility with the order of processes included in the production chain and divided into separate areas, thus avoiding cross-pollution between processes or areas.
b) The total acreage and the acreage structure between areas must be compatible with the designed capacity of establishments, avoiding the situation of overload which may easily cause contamination and difficulty in the maintenance, cleaning and inspection process.
c) The vicinities of the areas under the establishments management must be ensured with a clean environment; yards and passages therein must be paved or asphalted so as to avoid dirty dust and stagnant water.
3. Design:
a) Wall and ceiling surfaces must be flat, in bright colors and easy to clean; the water-proof wall sections must be at least 2 meters high.
b) The house floor must be built of water-proof and easy-to-clean materials with rational slope so as to well drain water.
c) Doors must be tight, made of water-proof and easy-to-clean materials. It is encouraged to install automatic doors.
d) The anti-insect and harmful animal intrusion system must be made of stainless and easy-to-clean materials and installed in such a way as to prevent to the utmost the intrusion by insects and harmful animals.
e) The ventilation system must be arranged in such a way as to eliminate condensed steam, dusts, and hot air and polluted air; the ventilation system must not be directed from polluted areas to clean areas.
f) Pouring and capping workshops must be tight and equipped with a sterilization system, which must be put under a control regime so as to ensure their good operation.
g) The lighting system must satisfy the following requirements: in production areas, the light intensity must not be lower than 200 lux; in product-checking areas, 540 lux. Lamps must have protective boxes or nets.
h) Water resource-protection areas must be built in such a way as to prevent dirty dusts as well as the intrusion of harmful insects and animals.
i) There must be a suitable number of locker rooms. Walls and floors of locker rooms must comply with the provisions of Points a and b, Clause 3 of this Article.
Article 5. Processing equipment, facilities and devices
1. Equipment and devices in direct contact with beverages and food must be those exclusively used for food, made of stainless and anti-corrosive materials, neither be infected with toxic substances nor diffuse strange smell into products.
2. Equipment and devices used in the production and processing process must be made of stainless materials, not cause pollution to products, be easy to sanitize and regularly sanitized upon each production shift.
3. There must be special-use devices for gathering and storing garbage.
Article 6. Water drainage system
1. Water-drainage ditches on the floor must well drain water. Ditches must be made of water-proof materials, with sizes suitable to the maximum flow of wastewater and have lids made of water-proof materials, with appropriate number and size of drainage holes. Water-drainage ditches must be structured for easy sanitization.
2. Solid waste-setting sumps must be arranged in compatibility with wastewater flow and drainage ditch networks. Sumps must have lids and be easy to clean and sterilize. Sumps must be arranged outside production areas.
3. The pipes outside processing areas conducting waste water to tanks and waste water-treating areas must have lids, which are easy to remove and clean.
4. Beverage establishments must abide by legislation on environment and waste treatment. Waste-treating areas must be built inside the establishments protection fences so as to prevent intrusion by animals.
Article 7. Sanitation regimes
1. Workshops, equipment, facilities and devices used in production process must be regularly sanitized.
2. The general sanitization of establishments must be carried out at least once every 6 months.
3. Water pipes, beams, pillars, lampshades and places where dirty matters accumulate must be cleaned up regularly so as to minimize the development of microorganisms.
4. Insecticidal and germicidal preparations and chemicals used in beverage establishments must meet requirements prescribed by law.
Article 8. Water-closet areas
1. Beverage establishments must have water-closet areas separated from processing areas.
2. Water closets must be structured in a way that their doors must not be directed towards the processing areas.
3. Each water closet must be arranged with a place for hand washing where soaps and towels are available (it is encouraged to use hand-drying devices and tissue paper).
4. Water-closets must be cleaned regularly.
5. The number of water closets must comply with the labor sanitation standards, issued together with the Minister of Healths Decision No. 3733/2002/QD-BYT dated October 10, 2002.
Article 9. Water and steam
1. Water used for beverage production and processing must comply with the drinking-water standards, issued together with the Minister of Healths Decision No. 1329/2002/BYT/QD dated April 18, 2002.
2. Water, which are not up to requirements prescribed in Clause 1 of this Article, may be used for other purposes such as freezing, fire fighting, supply to steam boilers or for other purposes, but must not be connected to water sources used for production and processing and must be marked with specific signs in order to avoid misuse.
Chapter III
RESPONSIBILITIES OF ESTABLISHMENT OWNERS AND PROVISIONS ON PEOPLE DIRECTLY ENGAGED IN BEVERAGE PRODUCTION AND PROCESSING
Article 4. Position, structure and design
1. Position: Beverage establishments must be built separately from areas prone to cause food pollution.
2. General structure:
a) To be designed and built according to the one-direction principle in compatibility with the order of processes included in the production chain and divided into separate areas, thus avoiding cross-pollution between processes or areas.
b) The total acreage and the acreage structure between areas must be compatible with the designed capacity of establishments, avoiding the situation of overload which may easily cause contamination and difficulty in the maintenance, cleaning and inspection process.
c) The vicinities of the areas under the establishments management must be ensured with a clean environment; yards and passages therein must be paved or asphalted so as to avoid dirty dust and stagnant water.
3. Design:
a) Wall and ceiling surfaces must be flat, in bright colors and easy to clean; the water-proof wall sections must be at least 2 meters high.
b) The house floor must be built of water-proof and easy-to-clean materials with rational slope so as to well drain water.
c) Doors must be tight, made of water-proof and easy-to-clean materials. It is encouraged to install automatic doors.
d) The anti-insect and harmful animal intrusion system must be made of stainless and easy-to-clean materials and installed in such a way as to prevent tithe utmost the intrusion by insects and harmful animals.
e) The ventilation system must be arranged in such a way as to eliminate condensed steam, dusts, and hot air and polluted air; the ventilation system must not be directed from polluted areas to clean areas.
f) Pouring and capping workshops must be tight and equipped with a sterilization system, which must be put under a control regime so as to ensure their good operation.
g) The lighting system must satisfy the following requirements: in production areas, the light intensity must not be lower than 200 lux; in product-checking areas, 540 lux. Lamps must have protective boxes or nets.
h) Water resource-protection areas must be built in such a way as to prevent dirty dusts as well as the intrusion of harmful insects and animals.
i) There must be a suitable number of locker rooms. Walls and floors of locker rooms must comply with the provisions of Points a and b, Clause 3 of this Article.
Article 5. Processing equipment, facilities and devices
1. Equipment and devices in direct contact with beverages and food must be those exclusively used for food, made of stainless and anti-corrosive materials, neither be infected with toxic substances nor diffuse strange smell into products.
2. Equipment and devices used in the production and processing process must be made of stainless materials, not cause pollution to products, be easy to sanitize and regularly sanitized upon each production shift.
3. There must be special-use devices for gathering and storing garbage.
Article 6. Water drainage system
1. Water-drainage ditches on the floors must well drain water. Ditches must be made of water-proof materials, with sizes suitable to the maximum flow of wastewater and have lids made of water-proof materials, with appropriate number and size of drainage holes. Water-drainage ditches must be structured for easy sanitization.
2. Solid waste-settling sumps must be arranged in compatibility with wastewater flow and drainage ditch networks. Sumps must have lids and be easy to clean and sterilize. Sumps must be arranged outside production areas.
3. The pipes outside processing areas conducting waste water to tanks and waste water-treating areas must have lids, which are easy to remove and clean.
4. Beverage establishments must abide by legislation on environment and waste treatment. Waste-treating areas must be built inside the establishments' protection fences so as to prevent intrusion by animals.
Article 7. Sanitation regimes
1. Workshops, equipment, facilities and devices used in production process must be regularly sanitized.
2. The general sanitization of establishments must be carried out at least once every 6 months.
3. Water pipes, beams, pillars, lampshades and places where dirty matters accumulate must be cleaned up regularly so as to minimize the development of microorganisms.
4. lnsecticidal and germicidal preparations and chemicals used in beverage establishments must meet requirements prescribed by law.
Article 8. Water-closet areas
1. Beverage establishments must have water- closet areas separated from processing areas.
2. Water closets must be structured in a way that their doors must not be directed towards the processing areas.
3. Each water closet must be arranged with a place for hand washing where soaps and towels are available (it is encouraged to use hand-drying devices and tissue paper).
4. Water closets must be cleaned regularly.
5. The number of water closets must comply with the labor sanitation standards, issued together with the Minister of Healths Decision No. 3733/2002/QD-BYT dated October 10, 2002.
Article 9. Water and steam
1. Water used for beverage production and processing must comply with the drinking-water standards, issued together with the Minister of Healths Decision No. 1329/2002/BYT/QD dated April 18, 2002.
2. Water, which are not up to requirements prescribed in Clause 1 of this Article, may be used for other purposes such as freezing, fire fighting, supply to steam boilers or for other purposes, but must not be connected to water sources used for production and processing and must be marked with specific signs in order to avoid misuse.
Chapter III
RESPONSIBILITIES OF ESTABLISHMENT OWNERS AND PROVISIONS ON PEOPLE DIRECTLY ENGAGED IN BEVERAGE PRODUCTION AND PROCESSING
Article 10. Responsibilities of establishment owners
1. To organize courses on food safety and hygiene knowledge for people directly engaged in production.
2. To organize periodical health checks for people directly engaged in production at least once a year at medical establishments of district or higher levels.
3. To make periodical assays of the quality of water sources and products at least once every six months at recognized or designated assaying units.
Article 11. Requirements on people directly engaged in production and processing
1. Those who are infected with contagious diseases prescribed by the Ministry of Health must not participate in production and processing.
2. People directly engaged in production and processing must fully comply with personal hygiene requirements in production and attend courses on food safety and hygiene knowledge.
3. People directly engaged in production and processing must comply with the following requirements while being engaged in production or processing
a) To wear specific outfits. Those who work in pouring workshops must wear hats and clean masks, use disposable gloves or wash hand with sterilizing soaps;
b) To keep their fingernails short, clean and jewelry-free;
c) To wash hands carefully with clean water and soap, then dry them:
- Before starting to work;
- After touching dirty surfaces;
- After going to toilets.
d) Not to eat, drink, chew gums, smoke, hawk or spit.
Chapter IV
PROVISIONS ON PACKINGS, PRESERVATION, TRANSPORTATLON AND PROCESS OF BEVERAGE PRODUCTION AND PROCESSING
Article 12. Packings
1. Bottles, cans, lids and stoppers must be made of materials exclusively used for food and be closely packed.
2. Assorted lids or stoppers or plastic bottles of a capacity of under 10 liters must not be reused.
3. Plastic cans of a capacity of 10 liters or more and glass bottles may be reused.
4. All bottles and cans which are used for the first time or reused must be cleansed, sterilized and carefully rinsed before being poured in, except for cases where bottles, which are turned out according to closed technology including sterilization process, are used for the first time. In bottle-cleansing areas, it is necessary to supervise the course of sterilization and cleansing and to record supervision results.
5. After being cleansed, bottles must be turned upside-down so as to prevent dirty dust and strange objects from falling therein, except for cases where bottles are cleansed by automatic machines.
6. For paper packings, the inner must be coated 'with materials which are safe, water-proof and durable against products' impacts.
Article 13. Preservation
1. Beverages must be placed in containers so as to ensure hygiene and avoid collusion and disproportion in the course of transportation.
2. Products must be preserved at dry, well-ventilated and hygienic places.
Article 14. Transportation
Beverages must be transported by means, which do not affect their quality, hygiene and safety.
Article 15. Provisions on production and processing process
1. In the course of producing and/or processing beverages, if bottles are poured by hand, the pourers must wear hats, clean masks and disposable gloves or wash and with germicidal soaps.
2. In the course of pouring and bottling, attention must be paid so as to avoid damage to bottles and prevent strange objects from falling therein. Equipment must be supervised and regularly maintained so as to avoid similar threats. The course of supervision and maintenance must be fully recorded.
3. Pouring and capping equipment must be kept clean and hygienic, be cleansed and sterilized when starting production at least once a week in case of continuous production.
4. Bottles must be capped right after the pouring process.
5. Bottles' caps must be tight before circulation.
6. Finally, products must be checked so as to eliminate those, which are not up to perceptible requirements, have their packings damaged or their labels lost, and be periodically tested. In cases where technologies are controlled under the HACCP system, which have already been recognized, the final check of products is not required.
Chapter V
IMPLEMENTATION PROVISIONS
Article 16.
1. Organizations and individuals engaged in beverage production and processing shall have to implement this Decision.
2. The Department for Food Safety and Hygiene shall assume the prime responsibility for, and coordinate with functional departments of the Ministry of Health and concerned agencies in, guiding and directing the implementation of this Regulation.
3. The provincial/municipal Health Services shall organize the implementation of this Regulation in their respective localities.
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây