Nghị quyết liên tịch 01/2003/NQLT-BYT-CTĐ của Bộ Y tế và Hội Chữ thập đỏ Việt Nam sửa đổi, bổ sung Nghị quyết liên tịch số 01/1999/NQLT-BYT-CTĐ ngày 5/8/1999 giữa Bộ Y tế và Hội chữ thập đỏ Việt Nam về việc phối hợp thực hiện các định hướng chiến lược về chăm sóc sức khoẻ nhân dân đến năm 2020

thuộc tính Nghị quyết 01/2003/NQLT-BYT-CTĐ

Nghị quyết liên tịch 01/2003/NQLT-BYT-CTĐ của Bộ Y tế và Hội Chữ thập đỏ Việt Nam sửa đổi, bổ sung Nghị quyết liên tịch số 01/1999/NQLT-BYT-CTĐ ngày 5/8/1999 giữa Bộ Y tế và Hội chữ thập đỏ Việt Nam về việc phối hợp thực hiện các định hướng chiến lược về chăm sóc sức khoẻ nhân dân đến năm 2020
Cơ quan ban hành: Bộ Y tế; Hội Chữ thập đỏ Việt Nam
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:01/2003/NQLT-BYT-CTĐ
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Nghị quyết
Người ký:Nguyễn Trọng Nhân; Trần Thị Trung Chiến
Ngày ban hành:03/04/2003
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Y tế-Sức khỏe

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Nghị quyết 01/2003/NQLT-BYT-CTĐ

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGHỊ QUYẾT

LIÊN TỊCH BỘ Y TẾ - HỘI CHỮ THẬP ĐỎ SỐ 01/2003/NQLT-BYT-CTĐ NGÀY 3 THÁNG 4 NĂM 2003 SỬA ĐỔI, BỔ SUNG NGHỊ QUYẾT
LIÊN TỊCH SỐ 01/1999/NQLT-BYT-CTĐ NGÀY 05/8/1999 GIỮA
BỘ Y TẾ VÀ HỘI CHỮ THẬP ĐỎ VIỆT NAM VỀ VIỆC PHỐI HỢP
THỰC HIỆN CÁC ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC VỀ
CHĂM SÓC SỨC KHOẺ NHÂN DÂN ĐẾN NĂM 2020

 

Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết liên tịch số 01/1999/NQLT-BYT-CTĐ ngày 05/8/1999 giữa Bộ Y tế và Hội chữ thập đỏ Việt Nam về việc phối hợp thực hiện các định hướng chiến lược về chăm sóc sức khoẻ nhân dân từ nay đến năm 2000 và 2020 một số hoạt động trong chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân đã được tăng cường, có hiệu quả rõ rệt đặc biệt là công tác vận động hiến máu nhân đạo, chăm lo đến bữa ăn của bệnh nhân nghèo, khám chữa bệnh nhân đạo....

Để thực hiện tốt Quyết định số 43/2000/QĐ-TTg ngày 07/4/2000 về việc vận động và khuyến khích nhân dân hiến máu tình nguyện, Quyết định số 198/2001/QĐ-TTg ngày 28/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình an toàn truyền máu và tiếp tục thực hiện Nghị quyết liên tịch số 01/1999/NQLT-BYT-CTĐ giữa Bộ Y tế và Hội Chữ thập đỏ, Bộ Y tế và Trung ương Hội Chữ thập đỏ thống nhất sửa đổi, bổ sung một số điểm của Nghị quyết liên tịch số 01/1999/NQLT-BYT-CTĐ ngày 05/8/1999 như sau:

 

I. SỬA ĐỔI, BỔ SUNG ĐIỂM 5 PHẦN II VỀ VIỆC PHỐI HỢP
VẬN ĐỘNG HIẾN MÁU NHÂN ĐẠO NHƯ SAU:

 

1. Hội Chữ thập đỏ:

Chịu trách nhiệm chủ trì phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể vận động nhân dân tham gia phong trào hiến máu tình nguyện:

- Tuyên truyền sâu rộng ý nghĩa cao đẹp của việc hiến máu nhân đạo cứu người.

- Phối hợp với ngành y tế tổ chức các điểm hiến máu nhân đạo cố định và lưu động để thuận tiện cho nhân dân tham gia hiến máu nhân đạo.

- Phối hợp chặt chẽ với ngành y tế và các Ban, ngành, đoàn thể để tổ chức các đợt hiến máu nhân đạo nhằm từng bước đáp ứng nhu cầu về máu.

- Trung tâm hiến máu nhân đạo của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam (nếu có) cần thực hiện theo đúng quy định chuyên môn kỹ thuật (Điều lệ an toàn truyền máu) của Bộ Y tế.

- Hàng năm tiến hành đánh giá tuyên dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào hiến máu nhân đạo.

2. Ngành y tế:

Chịu trách nhiệm về chuyên môn, kỹ thuật lấy máu và sản xuất chế phẩm máu, lưu giữ và đảm bảo sử dụng an toàn truyền máu; hỗ trợ Trung tâm hiến máu nhân đạo của Chữ thập đỏ về chuyên môn, kỹ thuật.

- Lập kế hoạch về nhu cầu máu của các cơ sở y tế để Hội Chữ thập đỏ lên kế hoạch tổ chức vận động.

- Phối hợp với Chữ thập đỏ tổ chức các đợt hiến máu nhân đạo.

- Khám sức khoẻ tuyển chọn người hiến máu trước khi lấy máu, thông báo cho Hội Chữ thập đỏ cùng cấp danh sách người không đủ tiêu chuẩn hiến máu.

- Tiến hành thu gom máu.

- Sàng lọc các bệnh nhiễm trùng.

- Sản xuất và bảo quản máu, chế phẩm máu.

- Tổ chức phân phối máu cho cơ sở khám chữa bệnh.

3. Triển khai thực hiện:

Thành lập Ban chỉ đạo cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh) gồm các thành viên như sau:

- Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh - Trưởng ban

- Chủ tịch Hội chữ thập đỏ - Phó trưởng ban thường trực.

- Giám đốc Sở Y tế - Phó trưởng ban

- Chủ tịch Hội liên hiệp Thanh niên - Phó trưởng ban.

Uỷ viên Ban chỉ đạo là đại diện các ban, ngành của tỉnh như sau:

- Ban Tuyên giáo;

- Mặt trận Tổ quốc.

- Hội liên hiệp Phụ nữ.

- Hội nông dân.

- Sở Văn hoá - Thông tin.

- Sở Tài chính.

- Liên đoàn Lao động.

- Đại biểu tôn giáo....

4. Tổ chức thực hiện:

Chi phí tuyên truyền vận động do ngành y tế chuyển trực tiếp cho Chữ thập đỏ tính theo đơn vị máu do Chữ thập đỏ vận động được. Mức chi phí cho tuyên truyền vận động thực hiện theo quy định của Bộ Y tế tại Thông tư số 01/2003/TT-BYT ngày 12/3/2003 hướng dẫn bổ sung điểm a mục 1 phần II Thông tư số 22/2001/TT-BYT ngày 15/11/2001 về mức chi phí cho một đơn vị máu đạt tiêu chuẩn. Ngành y tế ký hợp đồng trách nhiệm với Hội Chữ thập đỏ tỉnh.

Hội Chữ thập đỏ tỉnh phối hợp với Sở Y tế tỉnh đề xuất với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh để thành lập, củng cố, kiện toàn Ban chỉ đạo hiến máu tình nguyện cấp tỉnh, đồng thời đề xuất chức năng nhiệm vụ cho từng thành viên.

 


II. BỔ SUNG ĐIỂM 6 PHẦN II NHƯ SAU:

 

Tổ chức và hoạt động hỗ trợ bữa ăn tình thương vì người bệnh nghèo tại bệnh viện.

Bữa ăn tình thương vì người bệnh nghèo tại bệnh viện đã được thực hiện trong nhiều năm qua với nhiều hình thức như cung cấp nước uống, cháo, súp, cơm.... cho người bệnh nghèo. Bữa ăn tình thương đã góp phần giúp người bệnh nghèo chóng bình phục trở về với gia đình và cộng đồng.

1. Quan điểm và nguyên tắc tổ chức:

Bộ Y tế, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam khuyến khích các tổ chức xã hội, các tổ chức từ thiện, cá nhân tham gia chăm lo bữa ăn tình thương vì người nghèo tại bệnh viện (sau đây được gọi là bữa ăn tình thương).

Thành lập Ban chỉ đạo bữa ăn tình thương cho các bệnh viện tại các địa bàn tỉnh để thống nhất quản lý công tác chăm lo bữa ăn tình thương gồm các thành phần như sau:

- Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh: Trưởng ban.

- Lãnh đạo Sở Y tế: Phó trưởng ban

- Các thành viên liên quan: Uỷ viên.

Tại mỗi bệnh viện thành lập Tổ quản lý bếp ăn tình thương gồm thành phần như sau:

- Lãnh đạo bệnh viện: Chỉ đạo chung.

- Chủ tịch Hội hoặc Chi Hội trưởng Hội Chữ thập đỏ bệnh viện.

- Cán bộ phụ trách dinh dưỡng của bệnh viện (nếu có).

- Cán bộ tài chính bệnh viện.

- Đại diện người tình nguyện và các thành viên liên quan.

2. Nhiệm vụ:

a. Ban chỉ đạo bữa ăn tình thương cho các bệnh viện:

- Thành lập tổ quản lý bếp ăn tình thương ở bệnh viện.

- Quy định các điều kiện cho cá nhân, tập thể ủng hộ bữa ăn tình thương.

- Xây dựng nội dung công việc, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên.

- Giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm (nguồn thực phẩm, nguồn nước sạch....), việc sử dụng tài sản quyên góp như tiền, thực phẩm... vào đúng mục đích và theo đúng quy định hiện hành.

- Tổ chức vận động quyên góp.

b. Tổ quản lý bếp ăn tình thương: Tổ chức bữa ăn tình thương phục vụ đúng đối tượng.

 

 

 

III. ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

 

1. Nghị quyết này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký ban hành và thay thế điểm 5 Phần II của Nghị quyết liên tịch số 01/1999/NQLT-BYT-CTĐ ngày 05/8/1999.

2. Dựa vào Nghị quyết liên tịch này của Bộ Y tế - Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Ban chỉ đạo bữa ăn tình thương tỉnh, Ban tổ chức bữa ăn tình thương bệnh viện cần có chương trình cụ thể triển khai hoạt động phù hợp với địa phương.

3. Ban chỉ đạo hiến máu tình nguyện, Ban chỉ đạo bữa ăn tình thương các cấp có trách nhiệm chỉ đạo, giám sát các đơn vị có liên quan thực hiện việc quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí và hàng hoá được tiếp nhận để phục vụ cho công tác hiến máu tình nguyện, bữa ăn tình thương theo đúng quy định pháp luật.

4. Ban chăm sóc sức khoẻ - Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và Vụ Điều trị - Bộ Y tế có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo, giám sát, đôn đốc thực hiện. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và Bộ Y tế cùng nhau bàn bạc và giải quyết.

5. Định kỳ báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Y tế (Vụ Điều trị) và Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam (Ban Chăm sóc sức khoẻ).

6. Hàng năm Bộ Y tế, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam sẽ tổ chức họp kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết liên tịch số 01/1999/NQLT-BYT-CTĐ ngày 05/8/1999 và Nghị quyết này.

 

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 3514/QĐ-BYT của Bộ Y tế bãi bỏ Quyết định 5086/QĐ-BYT ngày 04/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục dùng chung mã hãng sản xuất vật tư y tế (Đợt 1) và nguyên tắc mã hóa vật tư y tế phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và Quyết định 2807/QĐ-BYT ngày 13/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Quyết định 5086/QĐ-BYT

Y tế-Sức khỏe

văn bản mới nhất