Nghị định 34/CP của Chính phủ về việc hướng dẫn thi hành Pháp lệnh Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS)

thuộc tính Nghị định 34/CP

Nghị định 34/CP của Chính phủ về việc hướng dẫn thi hành Pháp lệnh Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS)
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:34/CP
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Võ Văn Kiệt
Ngày ban hành:01/06/1996
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Y tế-Sức khỏe, Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Nghị định 34/CP

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 34/CP NGÀY 01 THÁNG 6 NĂM 1996 HƯỚNG DẪN THI HÀNH PHÁP LỆNH PHÒNG, CHỐNG NHIỄM VI RÚT GÂY RA HỘI CHỨNG SUY GIẢM MIỄN DỊCH MẮC PHẢI Ở NGƯỜI (HIV/AIDS)

 

CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Căn cứ Pháp lệnh Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) ngày 31 tháng 5 năm 1995;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế và Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia phòng chống AIDS của Việt Nam,

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1.

1. Đẩy mạnh thông tin, giáo dục, truyền thông để nâng cao kiến thức và kỹ năng cần thiết giúp cho mọi người tự phòng, chống nhiễm HIV/AIDS cho mình và cho cộng đồng. Nội dung của thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống nhiễm HIV/AIDS bao gồm:

- Kiến thức về HIV/AIDS, những quy định Pháp luật về Phòng, chống, nhiễm HIV/AIDS;

- Phòng chống ma tuý, mại dâm để ngăn ngừa nhiễm HIV/AIDS;

- Giáo dục lối sống lành mạnh, trách nhiệm của cá nhân, gia đình và cộng đồng trong phòng, chống nhiễm HIV/AIDS;

- Các biện pháp làm giảm nguy cơ lây truyền nhiễm HIV/AIDS;

- Trách nhiệm của cộng đồng đối với người bị nhiễm HIV/AIDS; trách nhiệm của người bị nhiễm HIV/AIDS với cộng đồng.

2. Các báo, tạp chí, đài phát thanh, đài truyền hình có trách nhiệm thường xuyên tổ chức thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống nhiễm HIV/AIDS trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội, các tổ chức kinh tế và các đơn vị vũ trang nhân dân có trách nhiệm tổ chức công tác thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống nhiễm HIV/AIDS cho các cán bộ chiến sĩ nhân viên của đơn vị mình.

Điều 2.- Nội dung giáo dục về phòng, chống nhiễm HIV/AIDS đối với học sinh trong các trường phổ thông, các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề bao gồm:

- Các kiến thức cơ bản về nhiễm HIV/AIDS và cơ sở khoa học của các biện pháp phòng chống.

- Tác động của đại dịch HIV/AIDS đối với kinh tế, xã hội, sức khoẻ con người và nòi giống.

- Tình hình nhiễm HIV/AIDS ở Việt Nam , chương trình phòng, chống nhiễm HIV/AIDS ở Việt Nam và trên thế giới.

- Pháp luật về phòng, chống nhiễm HIV/AIDS.

- Trách nhiệm của mỗi người trong phòng, chống nhiễm HIV/AIDS.

Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn nội dung cụ thể cho phù hợp với trình độ học sinh từng cấp học.

Điều 3.- Người bị nhiễm HIV/AIDS không được có hành vi làm lây truyền bệnh cho người khác và phải thực hiện các biện pháp phòng tránh lây truyền bệnh cho gia đình và cộng đồng theo quy định và hướng dẫn của cơ quan y tế, không được cho máu, cho tinh dịch, cho mô, cơ quan hoặc một bộ phận của cơ thể mình cho người khác.

Người bị nhiễm HIV/AIDS không được tiếp tục trực tiếp làm những nghề bị lây truyền HIV/AIDS đã được quy định trong danh mục những nghề dễ bị lây truyền HIV/AIDS theo Thông tư Liên bộ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế.

Điều 4.- người được xét nghiệm khi được biết kết quả đã bị nhiễm HIV/AIDS phải thông báo ngay cho vợ hoặc chồng mình biết để có biện pháp phòng tránh lây truyền bệnh, nếu không thông báo thì cơ sở y tế có trách nhiệm thông báo.

Điều 5.-

1. Giám đốc bệnh viện, người phụ trách cơ quan y tế từ cấp quận, huyện trở lên được quyền thông báo kết quả xét nghiệm cho người bị nhiễm HIV/AIDS, cho vợ hoặc chồng hoặc người thân trong gia đình của người đó và cơ quan, tổ chức hoặc người có trách nhiệm trực tiếp chăm sóc sức khoẻ người bị nhiễm HIV/AIDS.

2. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận được thông báo kết quả xét nghiệm của người bị nhiễm HIV/AIDS có trách nhiệm giữ bí mật về thông tin đó.

3. Các cơ quan thông tin đại chúng không được đưa tin về tên, tuổi, địa chỉ, hình ảnh của người bị nhiễm HIV/AIDS nếu không được sự đồng ý của người đó; trường hợp người bị nhiễm HIV/AIDS đã chết thì phải được sự đồng ý của bố, mẹ, vợ hoặc chồng hoặc người giám hộ của người đó.

Điều 6.- Trách nhiệm của gia đình và cộng đồng đối với người bị nhiễm HIV/AIDS:

1. Động viên người bị nhiễm HIV/AIDS đến các trung tâm tư vấn về HIV/AIDS.

2. Không được có thái độ xa lánh, kỳ thị người bị nhiễm HIV/AIDS.

3. Tạo điều kiện cho người bị nhiễm HIV/AIDS được chăm sóc về tinh thần, vật chất và sức khoẻ tại gia đình và cộng đồng.

4. Nhắc nhở người bị nhiễm HIV/AIDS cùng gia đình và cộng đồng thực hiện các biện pháp phòng chống lây truyền nhiễm HIV/AIDS.

5. Giúp đỡ và bố trí cho người bị nhiễm HIV/AIDS có việc làm thích hợp.

Điều 7.- Người bị nhiễm HIV/AIDS khi mắc các bệnh nhiễm trùng xẩy ra nhân cơ hội cơ thể bị suy giảm miễn dịch, được điều trị tại các cơ sở y tế của Nhà nước. Các cơ sở y tế của Nhà nước có trách nhiệm nhận người bệnh AIDS vào điều trị, không được từ chối hoặc phân biệt đối xử đối với bất kỳ trường hợp nào.

Điều 8.-

1. Người phụ trách cơ quan y tế từ cấp quận, huyện trở lên được quyền yêu cầu người có nguy cơ nhiễm HIV/AIDS làm xét nghiệm phát hiện nhiễm HIV/AIDS theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Pháp lệnh Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người.

2. Người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động. Khi tổ chức khám sức khoẻ định kỳ, bác sỹ trực tiếp khám đề nghị và người phụ trách cơ sở y tế có quyền chỉ định xét nghiệm phát hiện nhiễm HIV/AIDS đối với người có nguy cơ nhiễm HIV/AIDS.

Điều 9.- Các cơ sở y tế Nhà nước và tư nhân có trách nhiệm:

1. Tư vấn cho người bị nhiễm HIV/AIDS trong phòng, chống nhiễm HIV/AIDS.

2. Thực hiện các quy định về bảo đảm vô trùng trong phòng bệnh và khám bệnh, chữa bệnh, đặc biệt là vô trùng dụng cụ y tế.

3. Xét nghiệm hoặc gửi xét nghiệm phát hiện nhiễm HIV/AIDS đối với người cho máu, cho tinh dịch, cho mô, cơ quan hoặc một bộ phận cơ thể con người.

4. Khi phát hiện người bị nhiễm HIV/AIDS phải báo cáo với cơ quan y tế cấp trên.

5. Hướng dẫn việc khám nghiệm và mai táng thi hài người bệnh AIDS theo quy định như đối với các bệnh truyền nhiễm khác.

Điều 10.-

1. Đối tượng được hưởng chế độ bảo hiểm rủi ro nghề nghiệp khi bị nhiễm HIV/AIDS là: Người bị nhiễm HIV/AIDS do trực tiếp làm xét nghiệm, khám chữa bệnh, phục vụ chăm sóc người bị nhiễm HIV/AIDS, tại các cơ sở y tế Nhà nước và cơ sở chữa bệnh được thành lập theo Điều 24 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

2. Nhà nước đóng bảo hiểm rủi ro nghề nghiệp cho các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này đang làm việc tại các cơ sở y tế của Nhà nước, cơ sở chữa bệnh được thành lập theo Điều 24 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

3. Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Y tế quy định mức đóng bảo hiểm rủi ro nghề nghiệp và quyền lợi của người được hưởng chế độ bảo hiểm rủi ro nghề nghiệp khi bị nhiễm HIV/AIDS.

Bộ Y tế quy định cụ thể tiêu chuẩn và điều kiện để xác định người bị nhiễm HIV/AIDS do phải làm nhiệm vụ theo nghề nghiệp.

Điều 11.- Người bị nhiễm HIV/AIDS khi nhập cảnh vào Việt Nam phải khai báo trong tờ khai về sức khoẻ của kiểm dịch y tế tại cửa khẩu biên giới đầu tiên khi nhập cảnh. Bộ Y tế quy định mẫu tờ khai về sức khoẻ của kiểm dịch y tế.

Điều 12.- Uỷ ban Quốc gia Phòng, chống AIDS có trách nhiệm:

1. Xây dựng chiến lược, chủ trương, chính sách và kế hoạch phòng, chống nhiễm HIV/AIDS.

2. Hướng dẫn chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện công tác phòng, chống nhiễm HIV/AIDS trong cả nước.

3. Phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính lập kế hoạch ngân sách hàng năm về phòng, chống nhiễm HIV/AIDS trình Chính phủ duyệt và phân bổ kinh phí đã được duyệt cho các Bộ, ngành, tổ chức xã hội, các địa phương phù hợp với nội dung công việc được giao.

4. Phối hợp với Bộ Y tế, các Bộ, ngành có liên quan, các tổ chức xã hội để tổ chức mạng lưới tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS.

5. Làm đầu mối hợp tác quốc tế, điều phối và quản lý hợp tác song phương, đa phương về phòng, chống nhiễm HIV/AIDS của Quốc gia và của các ngành, các địa phương.

Điều 13.- Bộ Y tế có trách nhiệm:

1. Xây dựng và trình Chính phủ ban hành hoặc Bộ ban hành theo thẩm quyền các văn bản Pháp luật về phòng, chống nhiễm HIV/AIDS.

2. Ban hành các quy định về giám sát dịch tễ học, xét nghiệm phát hiện nhiễm HIV/AIDS, các quy định chuyên môn về nhiễm HIV/AIDS, về truyền máu, truyền dịch, cho tinh dịch, chế độ vô khuẩn trong trong khám, chữa bệnh, dịch vụ y tế, dịch vụ giải phẩu thẩm mỹ, chế độ xử lý chất thải y tế, về việc ghép mô, ghép cơ quan hoặc bộ phận cơ thể con người.

3. Tổ chức xét nghiệm và tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt Nam và người nước ngoài tại Việt Nam tự nguyện xét nghiệm phát hiện nhiễm HIV/AIDS. Tổ chức tư vấn kiến thức về phòng, chống nhiễm HIV/AIDS cho người đến xét nghiệm.

4. Phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan để tổ chức việc nghiên cứu khoa học và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật của thế giới trong phòng, chống nhiễm HIV/AIDS.

5. Phối hợp với Uỷ ban Quốc gia phòng, chống AIDS và các Bộ ngành có liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của Pháp luật về phòng, chống nhiễm HIV/AIDS.

Điều 14.- Bộ Văn hoá - Thông tin có trách nhiệm:

1. Huy động và chỉ đạo hệ thống thông tin đại chúng, các đơn vị văn hoá, nghệ thuật sáng tác, biểu diễn thực hiện các hoạt động giáo dục, truyền thông về phòng, chống nhiễm HIV/AIDS.

2. Phối hợp với Uỷ ban Quốc gia phòng, chống AIDS và Bộ Y tế hướng dẫn nội dung thông tin - giáo dục - truyền thông về phòng, chống nhiễm HIV/AIDS.

Điều 15.- Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm tổ chức việc giáo dục phòng, chống nhiễm HIV/AIDS trong các trường học và chủ trì phối hợp với Uỷ ban Quốc gia phòng, chống AIDS trong việc xây dựng chương trình, nội dung, phương pháp, phương tiện dạy, học và biên soạn tài liệu giáo dục phòng, chống nhiễm HIV/AIDS theo quy định tại Điều 2 của Nghị định này.

Điều 16.- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm:

1. Phối hợp với Uỷ ban Quốc gia phòng, chống AIDS trong các hoạt động phòng chống việc lây truyền nhiễm HIV/AIDS từ các tệ nạn xã hội mại dâm, ma tuý.

2. Phối hợp với Bộ Y tế tổ chức việc chăm sóc sức khoẻ cho người bị nhiễm HIV/AIDS tại cộng đồng.

3. Tổ chức việc chăm sóc và giáo dục người bị nhiễm HIV/AIDS tại các cơ sở chữa bệnh theo quy định tại Điều 24 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Điều 17.- Hàng năm Nhà nước dành một tỷ lệ ngân sách thích hợp chi cho chương trình phòng, chống HIV/AIDS

Bộ Tài chính có trách nhiệm:

1. Hướng dẫn cụ thể việc sử dụng khoản chi này. Sau khi thống nhất với Uỷ ban Quốc gia phòng, chống AIDS và Bộ Y tế.

2. Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Uỷ ban Quốc gia phòng, chống AIDS và Bộ Y tế phân bổ ngân sách Nhà nước hàng năm cho hoạt động phòng, chống nhiễm HIV/AIDS của các Bộ, ngành, địa phương.

3. Cấp kinh phí đầy đủ và kịp thời cho các hoạt động của chương trình quốc gia phòng, chống AIDS theo kế hoạch ngân sách đã được Chính phủ phê duyệt.

4. Giám sát việc sử dụng kinh phí theo đúng mục tiêu của chương trình phòng, chống nhiễm HIV/AIDS và đúng quy định của Nhà nước.

Điều 18.- Uỷ ban Nhân dân các cấp có trách nhiệm:

1. Tổ chức việc triển khai thực hiện các quy định của Pháp luật về Phòng, chống nhiễm HIV/AIDS, tuyên truyền giáo dục cho nhân dân trong địa phương về phòng, chống nhiễm HIV/AIDS.

2. Chỉ đạo triển khai việc phòng, chống nhiễm HIV/AIDS gắn với việc phòng chống tệ nạn mại dâm, ma tuý tại địa phương.

3. Sử dụng ngân sách phòng, chống nhiễm HIV/AIDS đúng mục tiêu, vận động sự đóng góp của cộng đồng để hỗ trợ ngân sách giành cho hoạt động phòng, chống nhiễm HIV/AIDS.

4. Vận động và hướng dẫn nhân dân tham gia việc chăm sóc sức khoẻ, tinh thần người bị nhiễm HIV/AIDS, bảo đảm cho họ không bị phân biệt đối xử và được hoà nhập vào cộng đồng.

Điều 19.- Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Những quy định trước đây trái với quy định của Nghị định này đều bãi bỏ.

Điều 20.- Bộ trưởng Bộ Y tế, Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia phòng, chống AIDS, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
---------
No. 34-CP
Hanoi ,June 01, 1996
 
DECREE
GUIDING THE IMPLEMENTATION OF THE ORDINANCE ON THE PREVENTION AND CONTROL OF HIV-AIDS INFECTION
THE GOVERNMENT
Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
Pursuant to the Ordinance of May 31st, 1995 on the prevention and control of HIV-AIDS infection;
At the proposals of the Minister of Health and the Minister-Chairman of the National AIDS Committee
DECREES:
Article 1.-
1. To enhance information, education and communication in order to raise the knowledge and capability necessary for the entire people to prevent and control HIV-AIDS infection for themselves and for the community. The contents of information, education and communication on the prevention and control of HIV-AIDS infection includes:
- The knowledge on HIV-AIDS, the provisions of law on the prevention and control of HIV-AIDS infection;
- Preventing and combating drug abuse and prostitution so as to prevent HIV-AIDS infection;
- Building a healthy lifestyle and the sense of responsibility of preventing and controlling HIV-AIDS infection among individuals, families and the community;
- Measures to reduce the risk of HIV-AIDS spread;
- The community�s responsibility towards the HIV-AIDS infected persons; and their responsibility towards the community.
2. The newspapers, radio and television shall have to frequently organize information, education and communication on the prevention and control of HIV-AIDS infection through their own channels.
The State agencies, social organizations, economic organizations and units of the People�s Armed Forces shall have to organize information, education and communication on the prevention and control of HIV-AIDS infection among their officials, employees and armymen.
Article 2.- The contents of the anti-HIV-AIDS education designed for the students in schools, universities, colleges, intermediate vocational schools and job-training schools include:
- The basic knowledge about HIV-AIDS infection and the scientific basis of the preventive and controlling measures.
- The impact of the HIV-AIDS epidemic on the economy, society, health and race.
- The situation of HIV-AIDS infection in Vietnam and the programs against HIV-AIDS infection in Vietnam and in the world.
- The legislation on the prevention and control of HIV-AIDS infection.
- The responsibility of all citizens in the prevention and control of HIV-AIDS infection.
The Ministry of Education and Training shall provide concrete guidance on the contents suitable to the students of different educational levels.
Article 3.- The HIV-AIDS infected persons must not do any act to spread the disease to other persons and must take necessary measures to prevent the disease from spreading to their families and community in accordance with the regulations and guidance of the medical agency, must not donate their blood, semen, tissues, organs or parts of their body to others.
The HIV-AIDS infected persons are not allowed to directly engage in HIV-AIDS transmissible jobs listed in the inter-ministerial Circular of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and the Ministry of Health.
Article 4.- A person who finds himself/herself infected by HIV-AIDS after a test must inform immediately his/her spouse thereof and take measures to prevent the spread of the disease; if not, the medical establishment shall do it.
Article 5.-
1. The directors of hospitals or heads of medical agencies of the district and higher level are entitled to inform the HIV-AIDS infected persons, their spouses or their next of kin and the agency, organization or people responsible for taking care of their health of the results of the tests.
2. The agencies, organizations or individuals who are informed of the results of the tests on the HIV-AIDS infected persons shall have to keep such information secret.
3. The mass media must not carry news revealing the name, age, address and picture of the HIV-AIDS infected person unless it is so agreed by such person; if the HIV-AIDS infected person dies, such information must have the agreement of his/her parent, spouse or guardian.
Article 6.- Responsibility of the families and community towards the HIV-AIDS infected persons:
1. To encourage the HIV-AIDS infected persons to visit the HIV-AIDS counseling centers.
2. Not to have discriminatory or isolative attitudes towards the HIV-AIDS infected persons.
3. To create conditions for the HIV-AIDS infected persons to have access to mental, material and medical care in their families and community.
4. To urge the HIV-AIDS infected persons, their families and community to take measures to prevent the spread of HIV-AIDS.
5. To help the HIV-AIDS infected persons to have suitable jobs.
Article 7.- The HIV-AIDS infected persons, when suffering from opportunistic infectious diseases due to the immune deficiency of their body, are entitled to treatment in State medical establishments. Such establishments shall have to receive these patients, and are not allowed to refuse or treat any of these cases in a discriminatory manner.
Article 8.-
1. The heads of the medical agencies of the district and higher level are entitled to request those people likely to get HIV-AIDS to have a test to detect HIV-AIDS infection in accordance with Item 2, Article 16 of the Ordinance on the Prevention and Control of HIV-AIDS infection.
2. The employers must organize regular health checks for their personnel. During these checks, the head of the medical establishment may order, at the suggestion of the doctor directly administering the check, the mandatory tests on the persons susceptible of HIV-AIDS inflection.
Article 9.- The State and private medical establishments shall have to:
1. Provide counseling for the HIV-AIDS infected persons on the prevention and control of HIV-AIDS infection.
2. Abide by the regulations on sterilization in the health clinics, in medical examination and treatment, especially on sterilization of medical instruments.
3. Test or send for testing to detect HIV-AIDS infection the persons who want to donate their blood, semen, tissues, organs or parts of their body.
4. Report any detected case of HIV-AIDS infection to the medical agency of higher level.
5. Guide the autopsy and burial of the dead HIV-AIDS patients as required in other infectious diseases.
Article 10.-
1. HIV-AIDS infected persons are entitled to occupational risk insurance if they get the disease when directly testing, examining, treating and attending to HIV-AIDS patients at the State medical establishments and the clinics set up in accordance with Article 24 of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations.
2. The State shall buy occupational risk insurance for the beneficiaries stated in Item 1 of this Article who are working at the State medical establishments and the clinics set up in accordance with Article 24 of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations.
3. The Ministry of Finance shall coordinate with the Ministry of Health in stipulating the level of occupational risk insurance and the interests of the beneficiaries.
The Ministry of Health shall specify the criteria and conditions for identifying the persons who get HIV-AIDS while doing their jobs.
Article 11.- Upon entry into Vietnam the HIV-AIDS infected persons must declare in the medical quarantine form at the first border gate. The Ministry of Health shall provide for the form of medical quarantine.
Article 12.- The National AIDS Committee shall have to:
1. Work out the strategy, policy and plan for AIDS prevention and control.
2. Guide, direct, and oversee the implementation of the HIV-AIDS prevention and control work throughout the country.
3. Coordinate with the Ministry of Health, the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance in drawing up annual estimates of expenditures for HIV-AIDS prevention and control, submit them to the Government for approval and allocate the approved funding to the Ministries, branches, social organizations and localities proportionally to their assigned tasks.
4. Coordinate with the Ministry of Health, and the concerned Ministries, branches and social organizations in organizing the counseling network for the prevention and control of HIV-AIDS infection.
5. Acting as intermediary in international cooperation, coordinate and manage bilateral and multilateral cooperation on national, branch and local scales in the prevention and control of HIV-AIDS infection.
Article 13.- The Ministry of Health shall have to:
1. Work out and submit to the Government for issue or issue in accordance with the Ministry�s jurisdiction the legal documents on the prevention and control of HIV-AIDS infection.
2. Issue the regulations on epidemiological surveillance and HIV-AIDS tests, the technical regulations on HIV-AIDS infection, transfusion of blood and fluid, donation of semen, regime on sterilization in medical examination, treatment and service, beauty surgery service, regime on disposal medical waste, the tissue graft and transplant of organs or parts of the human body.
3. Organize tests and create favorable conditions for Vietnamese and foreigners in Vietnam to voluntarily have tests to detect HIV-AIDS infection. Provide counseling on the prevention and control of HIV-AIDS infection for the persons who come for tests.
4. Coordinate with the concerned Ministries and branches in organizing scientific research and application of the world�s scientific and technical advances to the prevention and control of HIV-AIDS infection.
6. Coordinate with the National AIDS Committee and the concerned Ministries and branches in inspecting and supervising the implementation of the provisions of law on the prevention and control of HIV-AIDS infection.
Article 14.- The Ministry of Culture and Information shall have to:
1. Mobilize and direct the mass media, the cultural, arts composition and performance units in carrying out education and information activities against HIV-AIDS infection.
2. Coordinate with the National AIDS Committee and the Ministry of Health in guiding the contents of the information, education and communication on the prevention and control of HIV-AIDS infection.
Article 15.- The Ministry of Education and Training shall organize the education on the prevention and control of HIV-AIDS infection in schools and preside over and coordinate with the National AIDS Committee in formulating the curriculum, teaching methods, teaching and learning aids, and compiling educational materials on the prevention and control of HIV-AIDS infection in accordance with the provisions in Article 2 of this Decree.
Article 16.- The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall have to:
1. Coordinate with the National AIDS Committee in the activities against the spread of HIV-AIDS through social evils like prostitution and drug abuse.
2. Coordinate with the Ministry of Health in organizing health care for the HIV-AIDS infected persons in the community.
3. Organize the care for and education of the HIV-AIDS patients in the medical treatment establishments as prescribed in Article 24 of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations.
Article 17.- Every year, the State shall allocate a reasonable percentage of its budget for the anti-HIV-AIDS program.
The Ministry of Finance shall have to:
1. Provide detailed guidance for the use of this allocation after consulting the National AIDS Committee and the Ministry of Health.
2. Coordinate with the Ministry of Planning and Investment, the National AIDS Committee and the Ministry of Health in allocating the annual State budget to the Ministries, branches and localities for preventing and controlling HIV-AIDS infection.
3. Provide the national anti-AIDS program with sufficient and timely funding according to the budgetary plan already approved by the Government.
4. Supervise and ensure that such funding be used for the right purposes of the anti-HIV-AIDS program and in accordance with the State stipulations.
Article 18.- The People’s Committees at all levels shall have to:
1. Organize the implementation of the provisions of the Ordinance on the Prevention and Control of HIV-AIDS infection, carry out information and education among the people in the locality about the prevention and control of HIV-AIDS infection.
2. Ensure that the HIV-AIDS prevention and control be closely associated with the prevention and combat of prostitution and drug abuse in the locality.
3. Use the budget allocations only for the purpose of preventing and controlling HIV-AIDS infection, call for the community�s contributions to fund the prevention and control of HIV-AIDS infection.
4. Mobilize and guide the people to take part in the medical and mental care for the HIV-AIDS patients, ensure that they be not treated in a discriminatory manner and facilitate their integration into the community.
Article 19.- This Decree takes effect from the date of its signing. The earlier provisions contrary to the provisions of this Decree are now annulled.
Article 20.- The Minister of Health, the Chairman of the National AIDS Committee, the Ministers, the Heads of the ministerial agencies and the agencies attached to the Government and the Presidents of the People’s Committees of the provinces and the cities directly under the Central Government shall have to implement this Decree.
 

 
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
THE PRIME MINISTER




Vo Van Kiet

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản tiếng việt
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decree 34/CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 3514/QĐ-BYT của Bộ Y tế bãi bỏ Quyết định 5086/QĐ-BYT ngày 04/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục dùng chung mã hãng sản xuất vật tư y tế (Đợt 1) và nguyên tắc mã hóa vật tư y tế phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và Quyết định 2807/QĐ-BYT ngày 13/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Quyết định 5086/QĐ-BYT

Y tế-Sức khỏe

Thông tư liên tịch 11/TTLB/LĐTBXH-NV-YT của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ và Bộ Y tế về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 20/CP ngày 13/4/1996 của Chính phủ ban hành Quy chế về cơ sở chữa bệnh theo PL xử lý vi phạm hành chính ngày 6/7/95 về lập hồ sơ, đưa người vào cơ sở chữa bệnh và phối hợp bảo vệ chữa bệnh tại cơ sở chữa bệnh

An ninh trật tự, Y tế-Sức khỏe, Chính sách

văn bản mới nhất