Nghị định 122/2014/NĐ-CP về tổ chức hoạt động của Thanh tra y tế

thuộc tính Nghị định 122/2014/NĐ-CP

Nghị định 122/2014/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức hoạt động của Thanh tra y tế
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:122/2014/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:25/12/2014
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Y tế-Sức khỏe, Cơ cấu tổ chức

TÓM TẮT VĂN BẢN

Quy định về tổ chức thanh tra y tế

Ngày 25/12/2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 122/2014/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thanh tra y tế, thay thế Nghị định số 77/2006/NĐ-CP ngày 03/08/2006.

Theo đó, ngoài các cơ quan thanh tra Nhà nước cấp Trung ương và cấp tỉnh như trước đây (gồm Thanh tra Bộ Y tế, Thanh tra Sở Y tế), từ ngày 27/02/2015, các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra y tế còn bao gồm Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình; Cục Quản lý Dược; Cục Quản lý Khám, chữa bệnh; Cục Quản lý Môi trường y tế; Cục Y tế dự phòng; Cục An toàn thực phẩm; Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình; Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm

Các Cục, Tổng cục này có nhiệm vụ thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, bao gồm: Xây dựng kế hoạch thanh tra hàng năm thuộc phạm vi được giao gửi Thanh tra Bộ Y tế tổng hợp, trình Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt kế hoạch thanh tra y tế; tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra sau khi được phê duyệt; phối hợp với Thanh tra Sở Y tế trong việc hướng dẫn Chi cục được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành xây dựng kế hoạch thanh tra hàng năm; phối hợp Thanh tra Sở Y tế theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của các Chi cục được giao...

Việc thanh tra chuyên ngành phải được tiến hành theo đoàn thanh tra hoặc do thanh tra viên, công chức được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành tiến hành độc lập và phải tuân theo các quy định của pháp luật về thanh tra chuyên ngành.

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 27/02/2015.

Xem chi tiết Nghị định122/2014/NĐ-CP tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

CHÍNH PHỦ
-------

Số: 122/2014/NĐ-CP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 2014

NGHỊ ĐỊNH

VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA Y TẾ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Thanh tra ngày 15 tháng 11 năm 2010;

Căn cứ Luật Dược ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Căn cứ Luật Bảo hiểm y tế ngày 14 tháng 11 năm 2008 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Bảo hiểm y tế ngày 13 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật Khám bệnh, chữa bệnh ngày 23 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Luật An toàn thực phẩm ngày 17 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Pháp lệnh Dân số ngày 09 tháng 01 năm 2003 và Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh Dân số ngày 27 tháng 12 năm 2008;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế,

Chính phủ ban hành Nghị định về tổ chức và hoạt động của Thanh tra y tế.

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định tổ chức và hoạt động của các cơ quan thực hiện chức năng Thanh tra y tế; thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành và cộng tác viên Thanh tra y tế; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động Thanh tra y tế.
Điều 2. Đối tượng thanh tra
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Y tế và Sở Y tế.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia hoạt động trong lĩnh vực y tế có nghĩa vụ chấp hành quy định pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế và Sở Y tế.
Điều 3. Áp dụng điều ước quốc tế
Trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia có quy định khác về tổ chức và hoạt động của Thanh tra y tế thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế.
Chương II
TỔ CHỨC, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN THANH TRA Y TẾ
Điều 4. Các cơ quan thực hiện chức năng Thanh tra y tế
1. Cơ quan thanh tra nhà nước:
a) Thanh tra Bộ Y tế;
b) Thanh tra Sở Y tế.
2. Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành:
a) Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình; Cục Quản lý Dược; Cục Quản lý Khám, chữa bệnh; Cục Quản lý Môi trường y tế; Cục Y tế dự phòng; Cục An toàn thực phẩm (sau đây gọi chung là Tổng cục và Cục);
b) Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (sau đây gọi chung là Chi cục).
3. Thanh tra Bộ Y tế, Thanh tra Sở Y tế có con dấu và tài khoản riêng.
Điều 5. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Bộ Y tế
Thanh tra Bộ Y tế thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 18 của Luật Thanh tra, Điều 7 của Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra (sau đây gọi tắt là Nghị định số 86/2011/NĐ-CP) và các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Giúp Bộ trưởng Bộ Y tế quản lý nhà nước về công tác thanh tra y tế.
2. Chủ trì hoặc tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo sự phân công của Bộ trưởng Bộ Y tế.
3. Xây dựng kế hoạch thanh tra y tế hằng năm trình Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt.
4. Hướng dẫn Thanh tra Sở Y tế và cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ Y tế xây dựng kế hoạch thanh tra y tế hằng năm.
5. Thường trực công tác tiếp dân theo quy định của pháp luật.
6. Tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng Bộ Y tế, Tổng Thanh tra Chính phủ về kết quả công tác thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo; tiếp công dân; phòng, chống tham nhũng trong phạm vi quản lý của Bộ Y tế theo quy định của pháp luật.
7. Nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế về công tác thanh tra y tế.
8. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật hoặc do Bộ trưởng giao.
Điều 6. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Bộ Y tế
Chánh Thanh tra Bộ Y tế thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 19 của Luật Thanh tra, Điều 8 của Nghị định số 86/2011/NĐ-CP và các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Quyết định thành lập các Đoàn thanh tra theo kế hoạch thanh tra được Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt. Quyết định thanh tra đột xuất khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng do Bộ trưởng Bộ Y tế giao.
2. Trình Bộ trưởng Bộ Y tế ra quyết định thành lập Đoàn thanh tra, Đoàn thanh tra hành chính liên ngành theo kế hoạch thanh tra được duyệt hoặc đột xuất đối với vụ việc đặc biệt phức tạp, liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều cấp, nhiều ngành; quyết định thành lập Đoàn thanh tra chuyên ngành theo kế hoạch thanh tra được duyệt hoặc đột xuất đối với vụ việc phức tạp, liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều cơ quan, đơn vị, nhiều cấp, nhiều ngành.
3. Giúp Bộ trưởng Bộ Y tế kiểm tra, xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Y tế khi được giao.
4. Tổ chức tiếp công dân theo quy định của pháp luật.
5. Giúp Bộ trưởng Bộ Y tế theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan thuộc quyền quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Y tế trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, thi hành quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật.
6. Xác minh nội dung tố cáo, kết luận nội dung xác minh, kiến nghị biện pháp xử lý tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ trưởng Bộ Y tế khi được giao.
7. Xem xét, kết luận việc giải quyết tố cáo mà Thủ trưởng các cơ quan thuộc quyền quản lý trực tiếp của Bộ trưởng đã giải quyết nhưng có dấu hiệu vi phạm pháp luật; trường hợp có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo của các cơ quan này có vi phạm pháp luật thì kiến nghị Bộ trưởng Bộ Y tế xem xét, giải quyết lại.
8. Giúp Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng của cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Y tế.
9. Yêu cầu Chánh Thanh tra Sở Y tế, Thủ trưởng các cơ quan thuộc Bộ Y tế được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành báo cáo về công tác thanh tra y tế và thanh tra chuyên ngành định kỳ hoặc đột xuất.
10. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Điều 7. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Sở Y tế
Thanh tra Sở Y tế thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 24 của Luật Thanh tra, Điều 13 của Nghị định số 86/2011/NĐ-CP và các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Xây dựng kế hoạch thanh tra y tế hàng năm theo hướng dẫn của Bộ Y tế trình Giám đốc Sở Y tế phê duyệt; định hướng các Chi cục được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Sở Y tế xây dựng kế hoạch thanh tra hằng năm.
2. Tiếp công dân theo quy định của pháp luật.
3. Tổng hợp, báo cáo Giám đốc Sở Y tế, Chánh Thanh tra Bộ Y tế, Chánh Thanh tra tỉnh về kết quả công tác thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng trong phạm vi quản lý của Sở Y tế theo quy định của pháp luật.
4. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Điều 8. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Sở Y tế
Chánh Thanh tra Sở Y tế thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 25 của Luật Thanh tra, Điều 14 của Nghị định số 86/2011/NĐ-CP và các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Quyết định thành lập Đoàn thanh tra theo kế hoạch thanh tra đã được Giám đốc Sở Y tế phê duyệt.
2. Quyết định việc thanh tra đột xuất khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng do Giám đốc Sở Y tế giao.
3. Trình Giám đốc Sở Y tế ra quyết định thành lập Đoàn thanh tra, Đoàn thanh tra liên ngành theo kế hoạch thanh tra được duyệt hoặc theo yêu cầu đột xuất.
4. Giúp Giám đốc Sở Y tế kiểm tra, xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của Giám đốc Sở Y tế khi được giao.
5. Tổ chức tiếp công dân theo quy định của pháp luật; giúp Giám đốc Sở Y tế theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan thuộc quyền quản lý trực tiếp của Giám đốc Sở Y tế trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, thi hành quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật.
6. Xác minh nội dung tố cáo, kết luận nội dung xác minh, kiến nghị biện pháp xử lý tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Giám đốc Sở Y tế khi được giao.
7. Xem xét, kết luận việc giải quyết tố cáo mà Thủ trưởng các cơ quan thuộc quyền quản lý trực tiếp của Giám đốc Sở Y tế đã giải quyết nhưng có dấu hiệu vi phạm pháp luật; trường hợp có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo của các cơ quan này có vi phạm pháp luật thì kiến nghị Giám đốc Sở Y tế xem xét, giải quyết lại.
8. Yêu cầu Chi cục trưởng các Chi cục được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành báo cáo về công tác thanh tra chuyên ngành định kỳ hoặc đột xuất.
9. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Điều 9. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng cục, các Cục thuộc Bộ Y tế được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành
Tổng cục, các Cục thuộc Bộ Y tế được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 10 của Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành (sau đây gọi tắt là Nghị định số 07/2012/NĐ-CP) và các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Xây dựng kế hoạch thanh tra hằng năm thuộc phạm vi được giao gửi Thanh tra Bộ Y tế tổng hợp, trình Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt kế hoạch thanh tra y tế; tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra sau khi được phê duyệt; phối hợp với Thanh tra Sở Y tế trong việc hướng dẫn Chi cục được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành xây dựng kế hoạch thanh tra hằng năm.
2. Phối hợp với Thanh tra Sở Y tế theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của các Chi cục được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
3. Tổng hợp, báo cáo Thanh tra Bộ Y tế kết quả công tác thanh tra chuyên ngành.
4. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Điều 10. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng cục trưởng, Cục trưởng
Thủ trưởng các cơ quan thuộc Bộ Y tế được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 11 của Nghị định 07/2012/NĐ-CP và các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
2. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành quy định phù hợp với yêu cầu quản lý; kiến nghị đình chỉ hoặc hủy bỏ quy định trái pháp luật được phát hiện qua công tác thanh tra.
3. Cử công chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành tham gia các Đoàn thanh tra của Thanh tra Bộ Y tế và của các cơ quan thanh tra liên quan khi được yêu cầu.
4. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Điều 11. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chi cục thuộc Sở Y tế được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành
Chi cục được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 10 của Nghị định số 07/2012/NĐ-CP và các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Xây dựng kế hoạch thanh tra hàng năm thuộc phạm vi, thẩm quyền được giao gửi Thanh tra Sở Y tế tổng hợp, trình Giám đốc Sở Y tế phê duyệt kế hoạch thanh tra Y tế; tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra sau khi được phê duyệt.
2. Tổng hợp, báo cáo Thanh tra Sở Y tế kết quả công tác thanh tra chuyên ngành.
3. Cử công chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành tham gia các đoàn thanh tra của Thanh tra Sở Y tế và của các cơ quan thanh tra liên quan khi được yêu cầu.
4. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Điều 12. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chi cục trưởng
Chi cục trưởng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 11 Nghị định số 07/2012/NĐ-CP và các nhiệm vụ, quyền hạn như sau:
1. Báo cáo, kiến nghị Giám đốc Sở Y tế, Chánh Thanh tra Sở Y tế xử lý việc chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra trong phạm vi quản lý chuyên ngành của Chi cục.
2. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành quy định phù hợp với yêu cầu quản lý; kiến nghị đình chỉ hoặc hủy bỏ quy định trái pháp luật phát hiện qua công tác thanh tra.
3. Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
4. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Điều 13. Bộ phận tham mưu công tác thanh tra chuyên ngành thuộc Tổng cục, các Cục thuộc Bộ Y tế và Chi cục thuộc Sở Y tế
1. Bộ phận tham mưu công tác thanh tra chuyên ngành tại Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình được tổ chức trong Vụ Pháp chế-Thanh tra; tại các Cục thuộc Bộ Y tế được tổ chức theo mô hình Phòng; tại các Chi cục được tổ chức theo mô hình Phòng theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
2. Bộ phận tham mưu công tác thanh tra chuyên ngành giúp Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Làm đầu mối phối hợp với các đơn vị, bộ phận có liên quan thuộc cơ quan mình để xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra trình Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp;
b) Làm đầu mối phối hợp triển khai thực hiện thanh tra theo kế hoạch; thanh tra thường xuyên; thanh tra đột xuất khi được Thủ trưởng cơ quan giao;
c) Làm đầu mối tổng hợp, đánh giá và báo cáo kết quả công tác thanh tra chuyên ngành thuộc phạm vi, thẩm quyền của cơ quan;
d) Giúp theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành;
đ) Kiến nghị xử phạt các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật;
e) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thủ trưởng cơ quan giao và theo quy định của pháp luật.
Chương III
HOẠT ĐỘNG THANH TRA Y TẾ
Điều 14. Hoạt động thanh tra hành chính
1. Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định này.
2. Thanh tra trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, Sở Y tế.
3. Thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
4. Hoạt động thanh tra hành chính được tiến hành theo Đoàn thanh tra và các quy định của pháp luật về thanh tra hành chính.
Điều 15. Hoạt động thanh tra chuyên ngành
1. Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật của các cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định này.
2. Hoạt động thanh tra chuyên ngành được tiến hành theo Đoàn thanh tra hoặc do thanh tra viên, công chức được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành tiến hành độc lập và phải tuân theo các quy định của pháp luật về thanh tra chuyên ngành.
Điều 16. Nội dung thanh tra chuyên ngành về lĩnh vực y tế dự phòng, an toàn thực phẩm và môi trường y tế
1. Thanh tra chuyên ngành về y tế dự phòng:
a) Thanh tra việc thực hiện quy định về bảo quản, sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế trong dự phòng và điều trị;
b) Thanh tra việc thực hiện các quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế;
c) Thanh tra việc thực hiện quy định liên quan đến cấp, đình chỉ, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký lưu hành và việc thực hiện quy định về thông tin, quảng cáo hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế;
d) Thanh tra việc thực hiện các quy định về an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm;
đ) Thanh tra việc thực hiện quy định về phòng, chống bệnh truyền nhiễm, bệnh xã hội;
e) Thanh tra việc thực hiện quy định về kiểm dịch y tế biên giới;
g) Thanh tra việc thực hiện quy định về vệ sinh sức khỏe môi trường, vệ sinh sức khỏe lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp, sức khỏe trường học, dinh dưỡng cộng đồng, chất lượng nước uống, nước sinh hoạt;
h) Thanh tra việc thực hiện quy định về hoạt động dự phòng các bệnh không lây nhiễm; việc thực hiện quy định về chế độ chính sách đối với y tế dự phòng;
i) Thanh tra việc thực hiện các quy định về phòng, chống bệnh chưa rõ nguyên nhân.
2. Thanh tra chuyên ngành về an toàn thực phẩm:
a) Thanh tra việc thực hiện các quy chuẩn kỹ thuật, quy định về an toàn thực phẩm do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành đối với nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh thực phẩm và sản phẩm thực phẩm do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế;
b) Thanh tra việc thực hiện các tiêu chuẩn có liên quan đến an toàn thực phẩm do tổ chức, cá nhân sản xuất công bố áp dụng đối với sản xuất, kinh doanh thực phẩm và sản phẩm thực phẩm;
c) Thanh tra việc thực hiện quy định về quảng cáo, ghi nhãn đối với thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế;
d) Thanh tra việc thực hiện quy định về chứng nhận hợp quy, kiểm nghiệm an toàn thực phẩm và các quy định khác của pháp luật về an toàn thực phẩm;
đ) Thanh tra đột xuất đối với toàn bộ quá trình sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của các bộ khác theo quy định tại Khoản 3 Điều 26 Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm.
3. Thanh tra chuyên ngành về môi trường y tế:
a) Thanh tra việc thực hiện quy định về quản lý chất thải y tế và an toàn bức xạ;
b) Thanh tra việc thực hiện quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động mai táng, hỏa táng và chất lượng môi trường y tế;
c) Thanh tra việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động y tế.
Điều 17. Nội dung thanh tra chuyên ngành về lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh, y dược cổ truyền và bảo hiểm y tế
1. Thanh tra chuyên ngành về khám bệnh, chữa bệnh
a) Thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh;
b) Thanh tra việc thực hiện quy chế, quy trình, hướng dẫn về chuyên môn, kỹ thuật và quy tắc quản lý chuyên ngành lĩnh vực khám, chữa bệnh;
c) Thanh tra việc cấp, thu hồi chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
d) Thanh tra việc thực hiện quy định về thông tin, quảng cáo khám bệnh, chữa bệnh;
đ) Thanh tra việc thực hiện các quy trình, quy định về phục hồi chức năng, giám định pháp y, pháp y tâm thần, giám định y khoa, khám sức khỏe và dịch vụ xoa bóp, bấm huyệt, phẫu thuật thẩm mỹ;
e) Thanh tra việc thực hiện quy định về quản lý chất lượng xét nghiệm; quy định về dinh dưỡng, tiết chế người bệnh;
g) Thanh tra việc thực hiện quy định về ứng dụng bức xạ ion hóa trong khám, chữa bệnh.
2. Thanh tra chuyên ngành về y, dược cổ truyền:
a) Thanh tra việc thực hiện quy định về quy chế chuyên môn trong khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền;
b) Thanh tra việc thực hiện quy định về thông tin, quảng cáo các nội dung về khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền;
c) Thanh tra việc thực hiện các quy trình, quy định về khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền;
d) Thanh tra việc thực hiện quy định về sử dụng hợp lý, an toàn hiệu quả dược liệu, thuốc đông y, thuốc từ dược liệu tại các cơ sở khám, chữa bệnh y học cổ truyền.
3. Thanh tra chuyên ngành về bảo hiểm y tế:
a) Thanh tra việc thực hiện quy định về đối tượng, mức đóng và phương thức đóng của người tham gia bảo hiểm y tế;
b) Thanh tra việc thực hiện quy định về mức hưởng bảo hiểm y tế;
c) Thanh tra việc thực hiện quy định về tổ chức khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế;
d) Thanh tra việc thực hiện quy định về hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh; thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế; giám định bảo hiểm y tế;
đ) Thanh tra việc thực hiện quy định về thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh giữa Bảo hiểm xã hội với cơ sở y tế;
e) Thanh tra việc thực hiện quy định về thanh toán trực tiếp chi phí khám bệnh, chữa bệnh giữa Bảo hiểm y tế và người tham gia bảo hiểm y tế.
Điều 18. Nội dung thanh tra chuyên ngành về lĩnh vực dược, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế
1. Thanh tra chuyên ngành về dược:
a) Thanh tra việc thực hiện quy định về quy chế chuyên môn dược và các hoạt động về sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh thuốc;
b) Thanh tra việc thực hiện quy định về quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc và thuốc phóng xạ;
c) Thanh tra việc thực hiện quy định về quản lý giá thuốc;
d) Thanh tra việc thực hiện quy định về quản lý chất lượng thuốc và phòng, chống thuốc giả, thuốc kém chất lượng, thuốc không được phép lưu hành;
đ) Thanh tra việc thực hiện quy định về thông tin, quảng cáo thuốc; việc thực hiện quy định về đăng ký lưu hành thuốc;
e) Thanh tra việc thực hiện quy định về đảm bảo cung ứng, đấu thầu, mua thuốc tại các cơ sở khám, chữa bệnh;
g) Thanh tra việc thực hiện và duy trì các điều kiện kinh doanh thuốc;
h) Thanh tra việc thực hiện quy định về nhà thuốc bệnh viện.
2. Thanh tra chuyên ngành về mỹ phẩm:
a) Thanh tra việc thực hiện nguyên tắc, tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm;
b) Thanh tra việc thực hiện quy định về công bố sản phẩm mỹ phẩm;
c) Thanh tra việc thực hiện quy định về nhập khẩu, bán buôn, bán lẻ mỹ phẩm;
d) Thanh tra việc thực hiện quy định về hồ sơ thông tin sản phẩm mỹ phẩm (PIF) theo quy định;
đ) Thanh tra việc thực hiện quy định về thông tin, quảng cáo, ghi nhãn mỹ phẩm.
3. Thanh tra chuyên ngành về trang thiết bị y tế:
a) Thanh tra việc thực hiện quy định về sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh trang thiết bị y tế;
b) Thanh tra việc thực hiện quy định về thông tin, quảng cáo trang thiết bị y tế;
c) Thanh tra việc thực hiện quy định về công bố tiêu chuẩn sản phẩm trang thiết bị y tế;
d) Thanh tra việc thực hiện quy định về đấu thầu, mua sắm, sử dụng trang thiết bị y tế tại các cơ sở y tế công lập.
Điều 19. Nội dung thanh tra chuyên ngành về lĩnh vực dân số - kế hoạch hóa gia đình
1. Thanh tra việc triển khai, thực hiện chính sách, pháp luật về chương trình mục tiêu quốc gia, đề án, dự án, mô hình về dân số - kế hoạch hóa gia đình, bao gồm các lĩnh vực: quy mô dân số, cơ cấu dân số, chất lượng dân số, các hoạt động dịch vụ công về dân số - kế hoạch hóa gia đình.
2. Thanh tra việc thực hiện các quy định, hướng dẫn của các cấp có thẩm quyền về Chương trình mục tiêu quốc gia dân số - kế hoạch hóa gia đình.
3. Thanh tra việc thực hiện quy định về nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức; các quy định của pháp luật để đảm bảo cân bằng giới tính theo quy luật sinh sản tự nhiên.
4. Thanh tra việc thực hiện các quy định về quản lý và sử dụng các phương tiện tránh thai.
5. Thanh tra việc thực hiện các quy định, hướng dẫn về sàng lọc trước sinh và sơ sinh.
6. Thanh tra việc quản lý và sử dụng trang thiết bị chuyên ngành phục vụ Chương trình mục tiêu quốc gia dân số - kế hoạch hóa gia đình.
7. Thanh tra việc thực hiện các quy trình, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về dân số - kế hoạch hóa gia đình.
Điều 20. Thẩm quyền ra quyết định thanh tra
1. Cơ quan thanh tra nhà nước
a) Chánh Thanh tra Bộ Y tế ra quyết định thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành đối với các cơ quan, tổ chức cá nhân thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế;
b) Chánh Thanh tra Sở Y tế ra quyết định thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành đối với các cơ quan, tổ chức cá nhân thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở Y tế.
2. Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
a) Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình và Cục trưởng các Cục thuộc Bộ Y tế được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành ra quyết định thanh tra chuyên ngành đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc các lĩnh vực chuyên ngành được Bộ trưởng Bộ Y tế giao;
b) Chi cục trưởng Chi cục thuộc Sở Y tế được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành ra quyết định thanh tra chuyên ngành đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc các lĩnh vực chuyên ngành được Giám đốc Sở Y tế giao.
Điều 21. Xây dựng và phê duyệt kế hoạch thanh tra hằng năm
1. Thanh tra Bộ Y tế căn cứ yêu cầu nhiệm vụ công tác và định hướng chương trình thanh tra, hướng dẫn của Tổng Thanh tra Chính phủ trình Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt kế hoạch thanh tra y tế năm sau.
2. Tổng cục, các Cục được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành lập kế hoạch thanh tra của đơn vị, gửi đến Thanh tra Bộ Y tế chậm nhất vào ngày 01 tháng 11 của năm. Căn cứ định hướng chương trình thanh tra, hướng dẫn của Tổng Thanh tra Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Y tế và yêu cầu công tác quản lý, Thanh tra Bộ Y tế chịu trách nhiệm tổng hợp xây dựng kế hoạch thanh tra của năm sau trình Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt.
Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt kế hoạch thanh tra hằng năm của Bộ Y tế chậm nhất vào ngày 25 tháng 11 của năm.
3. Các Chi cục được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành lập kế hoạch thanh tra của đơn vị, gửi đến Thanh tra Sở Y tế chậm nhất vào ngày 01 tháng 12 của năm.
4. Thanh tra Sở Y tế có trách nhiệm tổng hợp kế hoạch thanh tra của Thanh tra Sở Y tế và của các Chi cục được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành xây dựng kế hoạch thanh tra năm sau trình Giám đốc Sở Y tế chậm nhất vào ngày 05 tháng 12 của năm.
Giám đốc Sở Y tế phê duyệt kế hoạch thanh tra của Sở Y tế chậm nhất vào ngày 15 tháng 12 của năm; gửi Thanh tra Bộ Y tế chậm nhất vào ngày 25 tháng 12 của năm.
5. Kế hoạch thanh tra đã được phê duyệt khi cần điều chỉnh phải báo cáo Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh.
Điều 22. Tổng hợp báo cáo công tác thanh tra y tế
1. Tổng cục, các Cục thuộc Bộ Y tế được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành báo cáo Thanh tra Bộ Y tế về công tác thanh tra chuyên ngành, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng trong phạm vi trách nhiệm của mình.
2. Chánh Thanh tra Bộ Y tế tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng Bộ Y tế, Tổng Thanh tra Chính phủ về công tác thanh tra, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng trong phạm vi trách nhiệm của mình.
3. Các Chi cục thuộc Sở Y tế được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành báo cáo Thanh tra Sở Y tế về công tác thanh tra chuyên ngành; công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng trong phạm vi trách nhiệm của mình, đồng thời gửi Tổng cục, các Cục thuộc Bộ Y tế để tổng hợp báo cáo trong phạm vi trách nhiệm của Tổng cục, các Cục thuộc Bộ Y tế.
4. Chánh Thanh tra Sở Y tế báo cáo Chánh Thanh tra tỉnh, Giám đốc Sở Y tế, Chánh Thanh tra Bộ Y tế về công tác thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng trong phạm vi trách nhiệm của mình.
Điều 23. Mối quan hệ công tác
1. Thanh tra Bộ Y tế chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về công tác và nghiệp vụ thanh tra của Thanh tra Chính phủ; có trách nhiệm hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành cho Thanh tra Sở Y tế, Tổng cục, các Cục thuộc Bộ Y tế; hướng dẫn hoặc chủ trì tổ chức các cuộc thanh tra liên ngành; hướng dẫn kiểm tra về công tác thanh tra nội bộ.
2. Thanh tra Sở Y tế chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về công tác và nghiệp vụ thanh tra hành chính của Thanh tra tỉnh và sự chỉ đạo, hướng dẫn về công tác và nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Bộ Y tế; hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành các Chi cục thuộc Sở Y tế; có trách nhiệm cử thanh tra viên tham gia các cuộc thanh tra do Thanh tra Bộ Y tế tổ chức hoặc tổ chức các cuộc thanh tra đột xuất theo yêu cầu của Thanh tra Bộ Y tế.
3. Tổng cục, các Cục thuộc Bộ Y tế được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra của Thanh tra Bộ Y tế; phối hợp với Thanh tra Sở Y tế trong việc hướng dẫn các Chi cục thuộc Sở Y tế được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành xây dựng kế hoạch thanh tra và triển khai thực hiện; cử công chức được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành tham gia các cuộc thanh tra do Thanh tra Bộ Y tế tổ chức hoặc tổ chức các cuộc thanh tra đột xuất theo yêu cầu của Thanh tra Bộ Y tế.
4. Các Chi cục thuộc Sở Y tế được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra của Thanh tra Sở Y tế và Tổng cục, các Cục thuộc Bộ Y tế được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành; cử công chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành tham gia các cuộc thanh tra do Thanh tra Sở Y tế tổ chức hoặc tổ chức các cuộc thanh tra đột xuất theo yêu cầu của Thanh tra Sở Y tế.
5. Các cơ quan Thanh tra y tế trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan công an, quản lý thị trường, thanh tra chuyên ngành khác, Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan, tổ chức có liên quan trong phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật nói chung và các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động y tế nói riêng.
6. Các cơ quan công an, biên phòng, quản lý thị trường, thanh tra chuyên ngành khác, Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan, tổ chức có liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan Thanh tra y tế trong việc phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động y tế.
Điều 24. Xử lý chồng chéo trong hoạt động Thanh tra y tế
1. Kế hoạch thanh tra của cơ quan cấp dưới nếu có sự chồng chéo với kế hoạch của cơ quan cấp trên thì thực hiện theo kế hoạch của cơ quan cấp trên.
2. Chánh Thanh tra Bộ Y tế có trách nhiệm chủ trì xử lý việc chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa Tổng cục, các Cục thuộc Bộ Y tế được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành; phối hợp với Chánh Thanh tra các Bộ, cơ quan ngang Bộ giải quyết việc chồng chéo trong hoạt động thanh tra giữa cơ quan thanh tra các bộ, cơ quan ngang Bộ; phối hợp với Chánh Thanh tra tỉnh giải quyết việc chồng chéo trong hoạt động Thanh tra y tế với cơ quan thanh tra của địa phương; trình Bộ trưởng Bộ Y tế xem xét quyết định khi cần thiết.
3. Chánh Thanh tra Sở Y tế báo cáo Chánh Thanh tra tỉnh xử lý việc chồng chéo trong hoạt động thanh tra với các cơ quan thanh tra của địa phương. Trường hợp chồng chéo với các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra y tế thì phối hợp xử lý; báo cáo Chánh Thanh tra Bộ Y tế xem xét, quyết định khi cần thiết.
Điều 25. Thanh tra lại các kết luận Thanh tra y tế
1. Thẩm quyền thanh tra lại các vụ việc đã được kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong ngành y tế như sau:
a) Chánh Thanh tra Bộ Y tế quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Tổng cục trưởng, Cục trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ Y tế kết luận thuộc phạm vi, thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Y tế nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi được Bộ trưởng Bộ Y tế giao;
b) Chánh Thanh tra Sở Y tế quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Chi cục trưởng Chi cục thuộc Sở Y tế được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành kết luận thuộc phạm vi, thẩm quyền quản lý nhà nước của Sở Y tế nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi được Giám đốc Sở Y tế giao.
2. Quyết định thanh tra lại bao gồm các nội dung được quy định tại Khoản 1 Điều 52 Luật Thanh tra. Chậm nhất là 03 ngày làm việc, kể từ ngày ký quyết định thanh tra lại, người ra quyết định thanh tra lại phải gửi quyết định thanh tra lại cho người đã ký kết luận thanh tra và đối tượng thanh tra lại.
3. Thanh tra lại, thời hiệu thanh tra lại, thời hạn thanh tra lại, nhiệm vụ, quyền hạn của người ra quyết định thanh tra lại, Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra, báo cáo kết quả thanh tra lại thực hiện theo quy định của Luật Thanh tra, Nghị định số 86/2011/NĐ-CP và Nghị định 07/2012/NĐ-CP.
4. Người ra quyết định thanh tra lại ra kết luận thanh tra lại. Nội dung kết luận thanh tra lại theo quy định của pháp luật thanh tra.
5. Kết luận thanh tra lại của Chánh Thanh tra Bộ Y tế gửi tới Bộ trưởng Bộ Y tế, Tổng Thanh tra Chính phủ; Kết luận thanh tra lại của Chánh Thanh tra Sở Y tế gửi tới Giám đốc Sở Y tế, Chánh Thanh tra Bộ Y tế.
Chương IV
THANH TRA VIÊN, CÔNG CHỨC THANH TRA CHUYÊN NGÀNH, CỘNG TÁC VIÊN THANH TRA
Điều 26. Thanh tra viên
1. Thanh tra viên là công chức nhà nước được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực y tế tại Bộ Y tế hoặc Sở Y tế và thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chánh Thanh tra Bộ Y tế hoặc Chánh Thanh tra Sở Y tế.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn, tiêu chuẩn của thanh tra viên quy định tại Luật Thanh tra, Nghị định số 97/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2011 của Chính phủ quy định về thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra (sau đây được gọi tắt là Nghị định số 97/2011/NĐ-CP) và các điều kiện, tiêu chuẩn khác phù hợp với ngành, lĩnh vực theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Điều 27. Công chức thanh tra chuyên ngành
1. Công chức thanh tra chuyên ngành là công chức thuộc biên chế của Tổng cục, các Cục thuộc Bộ Y tế, Chi cục thuộc Sở Y tế được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành được Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục, các Cục, Chi cục.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn, tiêu chuẩn của công chức thanh tra chuyên ngành quy định tại Luật Thanh tra, Nghị định số 07/2012/NĐ-CP và các điều kiện, tiêu chuẩn khác phù hợp với ngành, lĩnh vực theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
3. Khi tiến hành thanh tra, công chức thanh tra chuyên ngành được xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. Trường hợp vượt quá thẩm quyền thì báo cáo người có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 28. Cộng tác viên thanh tra
1. Cộng tác viên thanh tra là người không thuộc biên chế của cơ quan thanh tra nhà nước ngành y tế được trưng tập tham gia Đoàn Thanh tra.
2. Cộng tác viên thanh tra phải là người có phẩm chất đạo đức tốt; có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan; có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ thanh tra của cơ quan trưng tập.
3. Cộng tác viên thanh tra có nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm theo quy định tại Điều 24 của Nghị định số 97/2011/NĐ-CP và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
4. Cộng tác viên thanh tra được hưởng chế độ, chính sách theo quy định tại Điều 25 của Nghị định số 97/2011/NĐ-CP và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Chương V
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA Y TẾ
Điều 29. Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Y tế
1. Lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động thanh tra trong phạm vi quản lý của Bộ Y tế.
2. Phê duyệt chương trình, kế hoạch thanh tra hằng năm.
3. Xử lý kịp thời các kết luận, kiến nghị về công tác thanh tra.
4. Kiện toàn tổ chức, bố trí công chức có năng lực và phẩm chất đạo đức làm công tác Thanh tra y tế; tổ chức, chỉ đạo và bảo đảm điều kiện hoạt động cho công tác Thanh tra y tế.
5. Bảo đảm kinh phí, điều kiện làm việc cho các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra của Bộ Y tế.
6. Định kỳ yêu cầu cơ quan thanh tra thuộc quyền quản lý báo cáo và báo cáo định kỳ với cơ quan quản lý nhà nước cấp trên về công tác thanh tra. Giải quyết kịp thời những vấn đề khó khăn, vướng mắc về công tác thanh tra; xử lý vấn đề chồng chéo trong hoạt động thanh tra, kiểm tra thuộc phạm vi quản lý của mình.
7. Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 30. Trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Tổ chức, chỉ đạo, thực hiện việc kiện toàn cơ cấu tổ chức, biên chế, trang thiết bị cơ sở vật chất, kỹ thuật, trang phục và kinh phí hoạt động của Thanh tra Sở Y tế theo đề nghị của Giám đốc Sở Y tế.
2. Ban hành quy chế phối hợp hoạt động giữa Thanh tra Sở Y tế và các cơ quan công an, quản lý thị trường, thanh tra chuyên ngành khác, Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan, tổ chức có liên quan về lĩnh vực y tế trên địa bàn.
Điều 31. Trách nhiệm của Giám đốc Sở Y tế
1. Lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động thanh tra trong phạm vi quản lý của Sở Y tế.
2. Thực hiện trách nhiệm theo quy định tại các Khoản 2, 3, 4, 6, 7 Điều 29 Nghị định này trong phạm vi quản lý của Sở Y tế.
Điều 32. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân
1. Trách nhiệm và quyền của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện theo quy định tại Điều 10 của Luật Thanh tra.
2. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân ngành y tế:
a) Các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong ngành y tế, Thủ trưởng các cơ quan thuộc ngành y tế có trách nhiệm cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu theo đề nghị của các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra y tế để phục vụ cho hoạt động thanh tra; phối hợp với các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra y tế khi có yêu cầu;
b) Trong phạm vi trách nhiệm được giao, Thủ trưởng các cơ quan ngành y tế có trách nhiệm xem xét, xử lý theo thẩm quyền hoặc giúp Bộ trưởng Bộ Y tế xem xét, xử lý kịp thời vi phạm của các cá nhân, cơ quan, đơn vị được phát hiện qua công tác thanh tra.
Chương VI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 33. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 27 tháng 02 năm 2015 và thay thế Nghị định số 77/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định tổ chức và hoạt động của Thanh tra y tế.
Bãi bỏ Nghị định số 79/2008/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2008 của Chính phủ quy định hệ thống tổ chức quản lý, thanh tra và kiểm nghiệm về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Điều 34. Trách nhiệm thi hành
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng cơ quan thực hiện chức năng Thanh tra y tế, các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN; các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, TCCV (3b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT
-------

No: 122/2014/ND-CP

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM Independence – Freedom - Hapiness
--------------

Hanoi, December 25, 2014

DECREE

ON THE ORGANIZATION AND OPERATION OF THE HEALTH INSPECTORATE

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;

Pursuant to the November 15, 2010 Law on Inspection;

Pursuant to the Law on Pharmacy dated June 14, 2005;

Pursuant to the Law on infectious disease prevention and control dated November 21, 2007;

Pursuant to the Law on Health Insurance dated November 14, 2008 and the Law on amendments to the Law on Health Insurance dated June 13, 2014;

Pursuant to the Law on Medical examination and treatment dated November 23, 2009;

Pursuant to the Law on Food Safety dated June 17, 2010;

Pursuant to the December 27, 2008 Ordinance on Population and the Ordinance on amending and supplementing Article 10 of the Ordinance on Population dated December 27, 2008;

At the proposal of the Minister of Health,

The Government promulgates the Decree on organization and operation of Health Inspectorate.

CHAPTER I

GENERAL PROVISION

Article 1. Scope of regulation

This Decree provides for the organization and operation of health inspection agencies; inspectors and persons assigned to perform specialized inspection and health inspection collaborators; and responsibilities of agencies, organizations and individuals in health inspection activities.

Article 2. Subject of application

1. Agencies, organizations and individuals subject to the state management by the Ministry of Health and provincial-level Health Departments.

2. Domestic and foreign agencies, organizations and individuals involved in medical activities shall have to abide by the law provisions in the fields under the State management by the Health Ministry and the provincial/municipal Health Services.

Article 3. International treaties application

In case the international treaties which the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded to otherwise provide for the organization and operation of the health inspectorate, the provisions of the international treaties shall apply.

CHAPTER II

ORGANIZATION, TASKS AND POWERS OF HEALTH INSPECTORATE

Article 4. Agencies performing health inspection

1. The state inspection agency:

a) Inspectorate of the Ministry of Health;

b) Inspectorate of Department of Health.

2. Agencies assigned to conduct specialized inspection:

a) General Office for Population and Family Planning; Department of Drug Administration of Vietnam; Health Environment Management Agency; Department of Preventive Medicine; Department of Food Safety (hereinafter collectively referred to as General Department and Department);

b) Population and Family Planning Division, Sub-Department of Safety and Food Hygiene (hereinafter referred to as Sub-department).

3. The Inspectorate of the Ministry of Health, the Inspectorate of the Department of Health has its own seal and account.

Article 5. Tasks and powers of the Inspectorate of the Ministry of Health

The Ministry of Health shall perform tasks and exercise powers specified in Article 18 of the Law on Inspection and Article 7 of the Government s Decree No. 86/2011/ND-CP of September 22, 2011, detailing and guiding a number of articles of the Law on Inspection (below referred to as Decree No. 86/2011/ND-CP ) and the following tasks and powers:

1. Assist the Minister of Health in state management of health inspection.

2. Take charge of or participate in formulating legislative documents as assigned by the Minister of Health.

3. Formulate annual health inspection plans and submit them to the Minister of Health for approval.

4. To guide the Inspectorate of provincial Health Departments and agencies assigned to perform specialized inspection function of the Ministry of Health to elaborate annual plans for health inspection.

5. To act as the standing body of citizen reception work in accordance with law.

6.To sum up and report to the Minister of Health and the Government Inspector General on the results of inspection work; to settle complaints and denunciations; to receive citizens; to prevent and combat corruption within the scope of management of the Ministry of Health according to law.

7. Scientific research, international cooperation on health inspection.

8. Perform other tasks and exercise other powers as prescribed by law or assigned by the Minister.

Article 6. Tasks and powers of the Chief Inspector of the Ministry of Health

Inspectorates of the Ministry of Health shall perform tasks and exercise powers specified in Article 19 of the Law on Inspection and Article 8 of Decree No. 86/2011/ND-CP  and the following tasks and powers:

1. To decide on the establishment of inspection teams according to inspection plans approved by the Health Minister. To decide on extraordinary inspection when detecting agencies, organizations and individuals showing signs of law violation or at the request of the settlement of complaints and denunciations; to prevent and combat corruption as assigned by the Health Minister.

2. To propose the Minister of Health to issue decisions on establishing Inspectorates, inter-sector administrative inspection teams according to approved or extraordinary inspection plans, for complicated cases and which are related to management responsibilities of different levels and sectors; to decide on the establishment of specialized inspection teams under approved or extraordinary inspection plans, for complicated cases and which are related to management responsibilities of many agencies, units, levels and sectors.

3. To assist the Minister of Health in examining, verifying, concluding and proposing the settlement of complaints under the competence of the Minister of Health when so assigned.

4. To organize citizen reception according to law provisions.

5. To assist the Minister of Health in monitoring, inspecting and urging the agencies under the direct management of the Minister of Health in the reception of citizens and the settlement of complaints and the implementation of legally effective decisions on the settlement of complaints.

6. Verify denunciation contents and conclude the verification contents and propose handling measures under the power of the Minister of Health when it is assigned.

7. To examine and conclude on the settlement of denunciations which the heads of agencies under the direct management of the Minister have settled but show signs of law violations; to settle denunciations of these agencies, propose the Minister of Health to consider and re-settle them.

8. Assist the Minister of Health in directing, expediting and inspecting the implementation of anti-corruption work by agencies and units under the direct management of the Minister of Health.

9. Request the Chief Inspector of the Department of Health and heads of agencies affiliated to the Ministry of Health to conduct specialized inspections to report on periodic or ad hoc inspections.

10. Other tasks and powers as prescribed by law.

Article 7. Tasks and powers of the Inspectorate of the Department of Health

Inspectorates of Services of Health shall perform tasks and exercise powers specified in Article 24 of the Law on Inspection and Article 13 of Decree No. 86/2011/ND-CP  and the following tasks and powers:

1. Formulate annual health inspection plans in accordance with the guidance of the Ministry of Health, and submit them to Director of Department of Health for approval; provide instructions for its affiliated Sub-Departments to formulate annual inspection plans.

2. To carry out citizen receptive work in accordance with law.

3. To synthesize and report to directors of provincial/municipal Health Services, the provincial Health Services chief inspectors on inspection results; to settle complaints and denunciations; to prevent and combat corruption within the scope of management of provincial/municipal Health Services according to law provisions.

4. Other tasks and powers as prescribed by law.

Article 8. Tasks and powers of the Chief Inspector of the Department of Health

Inspectorates of Services of Health shall perform tasks and exercise powers specified in Article 25 of the Law on Inspection and Article 14 of the Decree. No. 86/2011/ND-CP  and the following tasks and powers:

1. A decision to set up an inspection team under the inspection plan already approved by the Department of Health.

2.To decide on extraordinary inspection when detecting signs of law violation or when requested by the settlement of complaints and denunciations or prevention and combat of corruption, which are assigned by the directors of the provincial/municipal Health Services.

3. Request the Director of the Provincial Department of Health to issue the decision on establishment of the inspectorate, inter-sector inspection team according to the approved inspection plan or on request.

4. To assist the directors of the provincial/municipal Health Services in examining, verifying, making conclusions and proposing the settlement of complaints falling under the competence of the directors of the provincial/municipal Health Services when they are assigned to do so.

5. To organize the reception of citizens in accordance with law; to assist the directors of the provincial/municipal Health Services in monitoring, inspecting and urging the agencies under the direct management of the directors of the provincial/municipal Health Services in the reception of citizens and the settlement of complaints and the execution of the complaint-settling decisions which have taken legal effect.

6. Verify denunciation contents and make conclusion about verification contents and propose handling measures within the power of the Director of the Department of Health as assigned.

7. To examine and conclude on denunciation settlement, which the heads of the agencies under the direct management of the directors of the provincial/municipal Health Services have settled but show signs of law violations; in case there are grounds to believe that the settlement of denunciations by such agencies is at variance with law, to propose the directors of the provincial/municipal Health Services to consider and re-settle them.

8. Request heads of Sub-departments to conduct surprise inspections to submit periodic or ad hoc reports on specialized inspection.

9. Other tasks and powers as prescribed by law.

Article 9. Tasks and powers of General Departments and Departments affiliated to the Ministry of Health assigned to conduct specialized inspection

General Departments and Departments affiliated to the Ministry of Health shall be assigned to carry out the function of specialized inspection on tasks and powers specified in Article 10 of the Decree No. 07/2012/ND-CP  dated February 09, 2012 of the Government on the agencies assigned to carry out the specialized inspection and specialized inspection activities (hereinafter referred to as the Decree No. 07/2012/ND-CP ) and the following tasks and powers:

1. Formulate and send the annual inspection plan within their competence to the Inspectorate of the Ministry of Health for aggregation and submission to the Minister of Health for approval; organize the implementation of the inspection plan after it is approved; cooperate with the Inspectorate of Department of Health in guiding the Sub-Department to carry out the function of annual inspection.

2. To coordinate with the Inspectorate of the Health Services in monitoring and examining the implementation of the inspection conclusions, recommendations and decisions of the branches assigned to conduct specialized inspection.

3. Consolidate and report the results of specialized inspection to the Inspectorate of the Ministry of Health.

4. Other tasks and powers as prescribed by law.

Article 10. Tasks and powers of General Directors, Directors

Heads of agencies affiliated to the Ministry of Health shall be assigned to carry out the function of specialized inspection on duty within their competence specified in Article 11 of the Decree No. 07/2012/ND-CP  and the following tasks and powers:

1. To sanction administrative violations in accordance with law.

2. To propose competent state agencies to amend, supplement or issue regulations to meet management requirements; to propose suspension or cancellation of unlawful regulations detected through inspection work.

3. To assign civil servants to conduct specialized inspection to join inspection teams of the Ministry of Health and concerned inspection agencies upon request.

4. Other tasks and powers as prescribed by law.

Article 11. Tasks and powers of Sub-Departments affiliated to Health Departments assigned to conduct specialized inspection

The Sub-Department assigned to carry out the function of specialized inspection shall perform the tasks and powers specified in Article 10 of the Decree No.07/2012/ND-CP  and the following tasks and powers:

1. Formulate and send the annual inspection plan within their competence to the Inspectorate of Department of Health for aggregation and submission to Director of Department of Health for approval; organize the implementation of the inspection plan after it is approved.

2. Send a consolidated report on results of specialized inspection to Inspectorate of Services of Health.

3. To assign civil servants to conduct specialized inspection to join inspection teams of the Health Service s Inspectorate and concerned inspection agencies upon request.

4. Other tasks and powers as prescribed by law.

Article 12. Tasks and powers of the sub-department directors

The Sub-department shall perform the tasks and exercise the powers specified in Article 11 of the Decree No. 07/2012/ND-CP  and the following tasks and powers:

1. To report and propose directors of provincial-level Health Departments and chief inspectors of provincial-level Health Departments to handle overlapping in the scope, subjects, contents and time of inspection within the specialized management scope of district-level Customs Departments.

2. To propose competent state agencies to amend, supplement or issue regulations to meet management requirements; to propose suspension or cancellation of unlawful regulations detected through inspection work.

3. To sanction administrative violations in accordance with law.

4. Other tasks and powers as prescribed by law.

Article 13. Department of Health shall preside over and cooperate with Departments of Health and Sub departments affiliated to the Ministry of Health in requesting the Provincial Department of Health to organize the inspection.

1. The specialized inspection bureau under the General Department of Population and Family Planning shall be organized under the Legal and Inspection Department: various Departments under the Ministry of Health shall be organized after the model: at the sub-departments organized under the decisions of the competent authorities.

2. A specialized inspection consulting division shall assist the head of the agency assigned to perform specialized inspection function to perform the following tasks:

a) Act as the focal point in coordinating with concerned units and departments under their agencies in formulating inspection programs and plans for submission to heads of their direct managing agencies;

b) To act as the focal point in implementing inspection under plans; to regularly inspect and irregularly inspect when assigned by heads of agencies;

c) Act as the focal point in summarizing, evaluating and reporting on specialized inspection results within the scope and competence of their agencies;

c) Monitoring, urging and examination of the implementation of conclusions, recommendations and handling decisions of heads of agencies assigned to conduct specialized inspection;

dd) To propose the sanctioning of acts of violation as prescribed by law;

e) Perform other tasks assigned by heads of agencies and under law.

CHAPTER III

INSPECTION ACTIVITIES

Article 14. Administrative inspection activities

1. To inspect the implementation of policies, laws, tasks and powers of agencies, organizations and individuals specified in Clause 1, Article 2 of this Decree.

2. Inspectorates of the heads of agencies, organizations or individuals under the Ministry of Health or provincial-level Health Departments.

3. To inspect and settle complaints and denunciations, and prevent and combat corruption in accordance with law.

4. Administrative inspection activities shall be conducted according to inspection teams and law provisions on administrative inspection.

Article 15. Specialized inspection activities

1. To inspect the implementation of policies and laws by agencies, organizations and individuals specified in Clause 2, Article 2 of this Decree.

2. Specialized inspection activities shall be conducted by inspection teams or by inspectors or civil servants tasked to conduct independent inspection and must comply with specialized inspection regulations.

Article 16. Contents of specialized inspection in preventive medicine, food safety and health environment

1. The specialized health inspectorate on preventive health care:

a) To inspect the implementation of regulations on preservation and use of vaccines and medical bio-products in prophylaxis and treatment;

b) To inspect the implementation of regulations on technical standards and regulations applicable to insecticidal and germicidal chemicals and preparations for domestic and medical use;

c) To inspect the observance of regulations on the grant, suspension or withdrawal of circulation registration certificates and the observance of regulations on information and advertisement of insecticidal and germicidal chemicals and preparations for domestic and medical use;

d) Inspect the implementation of regulations on bio-safety in laboratories;

e) Inspect the implementation of regulations on prevention and control of infectious diseases and social diseases;

e) Inspect the implementation of border health quarantine regulations;

g) Inspect the implementation of regulations on environmental hygiene, occupational health, occupational disease prevention, school health, community nutrition, quality of drinking water and domestic water;

h) To inspect the implementation of regulations on prophylaxis activities; the implementation of regulations and policies on preventive medicine;

i) Conduct inspections of implementation of regulations on prevention and control of diseases in case of absence of reasons.

2. Specialized food safety inspectorate:

a) To inspect the implementation of technical regulations, food safety regulations promulgated by competent state management agencies for import, production, trading of food and food products by competent state management agencies under the Ministry of Health s state management;

b) To inspect the implementation of the standards related to food safety announced by the producing organizations and individuals, applicable to food production and trading and food products;

c) Inspect the implementation of the regulations on advertisement and labeling of food under the management of the Ministry of Health;

d) To inspect the implementation of the regulations on certification of food safety conformity, testing of food safety and other law provisions on food safety;

e) The irregular inspection of the entire process of production, export, import and trading under the management of the other Ministries as prescribed in Clause 3, Article 26 of the Decree No. 38/2012/ND-CP dated April 25, 2012 of the Government detailing the implementation of some articles of the Law of Food safety.

3. Health environment inspectorate:

a) To inspect the implementation of regulations on management of medical wastes and radiation safety;

b) Inspect the implementation of regulations on environmental protection in burying, cremating and quality of medical environment;

c) Inspect the implementation of regulations on environmental protection in health activities.

Article 17. Contents of specialized inspection in the field of medical examination and treatment, traditional medicine and health insurance

1. Specialized medical examination and treatment inspectorate

a) To inspect the implementation of the law on medical examination and treatment;

b) Conduct inspections over the implementation of professional and technical regulations, processes and guidelines and specialized management rules in the field of medical examination and treatment;

c) Inspect the issuance and revocation of practising certificates to medical practitioners and operation licenses to medical facilities;

d) To inspect the implementation of regulations on information, advertisement of medical examination and treatment;

e) Inspect the implementation of procedures and regulations on restoration of functions, forensic examination, forensic medicine, medical examination and treatment, massage services, aesthetic surgery;

e) Inspect the implementation of the regulations on laboratory quality control; provide regulations on nutrition and dietetics for patients;

g) To inspect the implementation of regulations on radiation application in medical examination and treatment.

2. Traditional medicine and pharmacy inspectorate:

a) To inspect the observance of professional regulations in medical examination and treatment with traditional medicine;

b) Inspect the implementation of regulations on information and advertisement of contents of medical examination and treatment by traditional medicine;

c) Conduct inspections of implementation of procedures and regulations on medical examination and treatment by traditional medicine;

d) To inspect the observance of regulations on rational and safe use of herbal ingredients, traditional medicine and pharmacy at medical examination and treatment establishments.

3. Specialized health insurance inspection:

a) To inspect the implementation of regulations on objects, payment levels and methods of payment by medical insurance participants;

b) To inspect the implementation of the regulations on health insurance-covered medical insurance levels;

c) To inspect the implementation of the regulations on medical examination and treatment organization;

d) To inspect the implementation of the regulations on medical examination and treatment contracts; medical examination and treatment procedures; and medical insurance assessment;

e) Inspect the implementation of regulations on payment of medical costs between the Social Security and medical facilities;

e) Inspect the implementation of regulations on direct payment of costs of medical examination and treatment between the health insurance and the insured.

Article 18. Contents of specialized inspection in the field of pharmacy, cosmetics and medical equipment

1. The Pharmaceutical Inspectorate:

a) To inspect the observance of the pharmaceutical professional regulation and activities on drug production, import and trading;

b) Inspect the implementation of regulations on management of narcotic drugs, psychotropic drugs and precursor drugs;

c) Inspect the implementation of medicine price management regulations;

d) Inspect the implementation of regulations on management of quality of counterfeit drugs and drugs of inferior quality;

e) Inspect the implementation of regulations on drug information and advertising; implementation of regulations on drug registration;

e) Inspect the implementation of regulations on assurance of supply, bidding and purchase of drugs at health facilities;

g) To inspect the implementation and maintenance of the drug-dealing conditions;

h) Inspect the implementation of hospital s regulations.

2. Specialized cosmetic inspection:

a) Inspect the implementation of Good Manufacturing Practices principles and standards;

b) The inspectorate shall inspect the implementation of the provisions on the announcement of cosmetic products.

c) To inspect the implementation of regulations on import, wholesale and retail of cosmetics;

d) Conduct inspection of application for registration of cosmetic product information;

e) Conduct inspection of the implementation of information, advertising and cosmetic labeling.

3. Specialized health equipment inspection:

a) inspect the compliance with regulations on production, import and trading of medical equipment;

b) inspect the compliance with regulations on medical equipment information and advertising;

c) inspect the implementation of the regulations on declaration of standard conformity of medical devices;

d) Inspect the implementation of regulations on bidding, purchasing and using medical equipment at public medical facilities.

Article 19. Contents of specialized inspection of population and family planning

1. Inspection of the implementation and implementation of policies and laws on national target programs, schemes, projects and models of population - family planning, covering the following fields: population size, population structure, quality of the population, public service activities on population - family planning.

2. To inspect the implementation of regulations and guidance by competent authorities on the national target program on population and family planning.

3. To inspect the implementation of regulations on ban on sex selection in any form; law-prescribed to ensure gender balance according to the law on natural heritage.

4. To inspect the implementation of regulations on management and use of contraceptive devices.

5. To inspect the implementation of regulations and guidance on prenatal and neonatal screening tests.

6. To inspect the management and use of specialized equipment in service of the national target program on population and family planning.

7. To inspect the implementation of professional process and guidance on population and family planning.

Article 20. Competence to issue inspection decisions

1. The state inspection agency:

a) The Chief Inspector of the Ministry of Health shall issue decisions on administrative and specialized inspection to agencies, organizations and individuals under the state management of the Ministry of Health;

b) The Chief Inspector of the Department of Health shall issue the decision on administrative and specialized inspection to agencies, organizations and individuals under the state management of the Department of Health.

2. Agencies assigned to conduct specialized inspection:

a) General Director of General Department of Population and Family Planning and Directors of Departments affiliated to the Ministry of Health assigned to conduct specialized inspection shall issue the decision on specialized inspection to agencies, organizations and individuals in the fields assigned by the Minister of Health;

b) The Director of the Sub-department of Health shall be assigned to carry out the function of specialized inspection to make the decision on specialized inspection of agencies, organizations and individuals in relevant sectors as assigned by the Director of the Department of Health.

Article 21. Formulation and approval of annual inspection plans

1. The Inspectorate of the Ministry of Health shall base on the requirements of its work and the orientation of the inspection program and the guidance of the Inspector General to propose the Minister of Health to approve the subsequent year s medical inspection plan.

2. The General Department and Departments assigned to perform the function of specialized inspection shall draw up the inspection plan for their units and send it to the Inspectorate of the Ministry of Health no later than November 01 of the year. Based on the orientation of the inspection program and the guidance of the Inspector General of the Government, the Minister of Health and the requirements of management, the Inspectorate of the Ministry of Health shall summarize the inspection plan for submission to the Minister of Health for approval.

The Minister of Health shall approve the annual inspection plan of the Ministry of Health not later than November 25 of the year.

3. Branches assigned to conduct specialized inspection shall formulate inspection plans of their units and send them to Inspectorates of provincial Health Departments no later than December 1 of every year.

4. The Inspectorate of Provincial Departments of Health shall summarize the inspection plans of Provincial Departments of Health and Sub-Departments assigned to carry out the function of specialized inspection of formulation of annual inspection plans to submit them to Directors of Provincial Departments of Health not later than December 05 of every year.

Directors of provincial-level Health Departments shall approve inspection plans of provincial-level Health Departments not later than December 15 every year and send them to the Health Ministry s Inspectorate no later than December 25 every year.

5. Approved inspection plans shall be reported to heads of agencies competent to approval for adjustment.

Article 22. Synthesizing reports on health inspection

1. General Departments and Departments affiliated to the Ministry of Health shall be assigned to carry out the function of specialized inspection to report to the Inspectorate of the Ministry of Health on specialized inspection, settlement of complaints and denunciations, and prevention and combat of corruption within their competence.

2. The Chief Inspector of the Ministry of Health shall synthesize and report to the Minister of Health and the Government Inspectorate on inspection work, settlement of complaints and denunciations, and prevention and combat against corruption within their competence.

3. Branches under the provincial/municipal Health Services assigned to conduct specialized inspection shall report to the provincial/municipal Health Services Inspectorates on specialized inspection work; complaint and denunciation settlement; and corruption prevention and combat within the scope of their responsibilities and, at the same time to the General Departments and Departments under the Health Ministry, for sum-up reports within the scope of responsibility of the General Departments and Departments under the Health Ministry.

4. The Chief Inspector of the provincial Department of Health shall report the Chief Inspector of the provincial Department of Health, the Chief Inspector of the Ministry of Health on the inspection, settlement of complaints and denunciation, and prevention and combat of corruption within their competence.

Article 23. Working relationship relations

1. The Inspectorate of the Ministry of Health is subject to the professional direction and guidance from the Government Inspectorate; shall be responsible for providing professional guidance for the Inspectorate of the Department of Health, General Departments and Departments affiliated to the Ministry of Health; provide guidance on or preside over the interdisciplinary inspection; provide instructions for the internal inspection.

2. The provincial Health Services inspectorates shall submit to the direction and guidance on administrative inspection work and operations of provincial inspectorates, the direction and guidance on specialized inspection operations of the Health Ministry; provide professional guidance on specialized inspection operations of provincial/municipal Health Services; appoint inspectors to join inspections organized by the Health Ministry s Inspectorate or organize extraordinary inspections at the request of the Health Ministry s Inspectorate.

3. General Departments and Departments under the Ministry of Health that are assigned to perform specialized inspection tasks shall be subject to professional direction and guidance by the Inspectorate of the Ministry of Health; coordinate with the Inspectorate of the Department of Health in guiding sub-departments under the Department of Health assigned to perform specialized inspection function to formulate inspection plans and organize the implementation thereof; assign civil servants to perform specialized inspection function to participate in inspections organized by the Ministry of Health or organize extraordinary inspections at the request of the Ministry of Health.

4. Branches of the Department of Health that are assigned to carry out the tasks of specialized inspection shall be subject to professional direction and guidance by the Inspectorate of the Department of Health and the General Departments, the Departments affiliated to the Ministry of Health shall be assigned to carry out the function of specialized inspection; appoint officials to carry out the specialized inspection to take part in the inspection held by the Inspectorate of the Department of Health or organize irregular inspections at the request of the Inspectorate of the Department of Health.

5. The health inspectorate shall, within the ambit of its tasks and powers, coordinate with the police offices, market management bodies, other specialized inspectors, People s Committees at all levels and concerned agencies and organizations in preventing, detecting and handling law violations in general and law-breaking acts in medical activities in particular.

6. Police offices, border guards, market management offices, other specialized inspectors, People s Committees at all levels and related agencies and organizations shall, within the ambit of their respective tasks and powers, coordinate with medical examination and treatment agencies in preventing, detecting and handling law violations in medical activities.

Article 24. Handling overlapping inspections

1. In case of any overlapping between the inspection plans of inferior officers and those of superior offices, the ones of the superior offices shall be applied.

2. The Chief Inspector of the Ministry of Health is responsible for handling overlapping related to the scope, subjects, contents and time of inspection between the General Departments and Departments affiliated to the Ministry of Health that are assigned to conduct specialized inspection; cooperating with Chief Inspector of Ministries and ministerial-level agencies in handling overlapping in inspection activities between inspectors of Ministries and ministerial-level agencies; cooperating with Chief Inspector of provinces in handling overlapping in medical inspection activities with local inspection agencies; requesting the Minister of Health to consider and make decision when necessary.

3. The Chief Inspector of the provincial Department of Health shall report to the Chief Inspector of the provincial Department on the handling of overlapping in inspection activities with inspection agencies of local areas. In case of overlapping with agencies assigned to perform medical inspection function, coordinate to handle; report to the Chief Inspector of the Ministry of Health for consideration and decision when necessary.

Article 25. Implementation Provisions

1. The power to re-inspect the cases which have been concluded but the violations of law in medical sector are detected as follows:

a) The Chief Inspector of the Ministry of Health shall decide to re-inspect the cases that have been assigned by the President of the provincial People s Committee, Director General and Director of the agency assigned to perform the function of specialized inspection of the Ministry of Health to conclude and state management competence of the Ministry of Health but detect signs of violations of law as assigned by the Minister of Health;

b) The Chief Inspector of the Department of Health shall decide to re-inspect the cases that have been assigned by the Director of Department of Health to conduct the function of specialized inspection concluded by the Department of Health under the state management authority of the Department of Health but discover signs of violation of law as assigned by the Director of the Department of Health.

2.Re-inspection decision shall compromise contents prescribed in Clause 1 Article 51 of the Law on Inspector.Within 03 working days from the date of signing the re-inspection decision, the person who issues the re-inspection decision must send the inspection decision back to the person who signed the inspection conclusion and the object of re-inspection.

3. Re-inspection, re-inspection statute, time limit for re-inspection, tasks, powers of the person who has made the re-inspection decision, the chief of the inspectorate, members of the inspectorate, and report on the re-inspection result shall comply with the Law on Inspection and Decree No. 86/2011/ND-CP  and Decree No. 07/2012/ND-CP .

4. The inspection decision issuer shall issue a re-inspection conclusion. Contents of a re-inspection conclusion comply with the inspection law.

5. The Ministry of Health s inspection conclusion shall be sent to the Minister of Health, the Government Inspectorate; the Inspector General; the Inspector s conclusion shall be sent to the Director of Department of Health, the Chief Inspector of the Ministry of Health.

Chapter IV

INSPECTOR, SPECIALIZED INSPECTION CIVIL SERVANTS,  AND INSPECTION COLLABORATOR

Article 26. Inspectors

1. Inspectors are state employees appointed to the inspection rank to perform administrative inspection and specialized inspection in medical sector at the Ministry of Health or Department of Health and perform other tasks assigned by the Chief Inspector of the Ministry of Health or Chief Inspector of the Department of Health.

2. Tasks, powers and criteria of inspectors specified in the Inspection Law and Decree No. 97/2011/ND-CP  of October 21, 2011, on inspectors and inspection collaborators (below referred to as Decree No. 97/2011/ND-CP) and other conditions and criteria suitable to sectors and fields as prescribed by the Minister of Health.

Article 27. Specialized inspection civil servants

1. A specialized inspection civil servant is a civil servant on the payroll of the General Department, Departments under the Ministry of Health, sub-departments under the Department of Health that are assigned to perform the function of specialized inspection and assigned by the head of the agency directly managing the performance of the specialized inspection tasks within the management of the General Department, Departments and Sub-Departments.

2. Duties, powers and standards of specialized inspection officials specified in the Law on Inspection and Decree No. 07/2012/ND-CP and other conditions and standards are conformable with sectors and fields of the Minister of Health.

3. When conducting inspection, specialized inspection officials shall be sanctioned administrative violations according to law provisions. In case of ultra vires, they shall report to competent persons for consideration and handling in accordance with law.

Article 28. Inspection collaborators

1. An inspection collaborator is not on the payroll of a state agency in charge of health sector, which is requisitioned to the inspectorate.

2. An inspection collaborator must possess moral qualities; must have a sense of responsibility and be upright, honest, impartial and objective sense; and must have professional qualifications meeting inspection requirements and tasks of the requisitioning agency.

3.Inspection collaborators have the tasks, powers and responsibilities as specified in Article 24 of the Decree No. 97/2011/ND-CP and other relevant legal documents.

4.An inspection collaborator shall enjoy regimes and policies specified in Article 25 of the Decree No. 97/2011/ND-CP  and other relevant legal documents.

Chapter V

RESPONSIBILITIES OF AGENCIES, ORGANIZATIONS AND INDIVIDUALS IN THE HEALTH INSPECTION

Article 29. Responsibilities of the Minister of Health

1. To lead, direct inspection activities within the management scope of the Ministry of Health.

2. Approve annual inspection programs and plans.

3. To handle timely inspection conclusions and recommendations.

4. To strengthen the organization and arrangement of civil servants with capability and moral quality to perform medical inspection work; to organize, direct and ensure conditions for medical inspection work.

5. Provide adequate funding and working conditions for inspection authorities affiliated to the Ministry of Health.

6. To periodically request the inspection agencies under their management to report and periodically report to the superior State management agencies on inspection work. To settle in time difficulties and problems regarding inspection work; to handle overlap in inspection and examination activities under their management.

7. Other tasks prescribed by law.

Article 30. Responsibilities of Chairperson of the People s Committees of provinces

1. To organize, direct and strengthen the organizational structure, payroll and equipment, material and technical facilities, costume and operational fund of the Inspectorate of the Department of Health at the request of Director of Department of Health.

2. To promulgate the regulation on coordination among Inspectorates of provincial-level Health Departments and public security agencies, market management and other specialized inspection agencies, People s Committees at all levels and related agencies and organizations in health sector.

Article 31. Responsibilities of the Director of the Department of Health

1. To lead, direct inspection activities under the Department of Health s management.

2. Follow responsibilities specified in Clauses 2, 3, 4, 6 and 7 Article 29 of this Decree.

Article 32. Responsibilities of agencies, organizations and individuals

1.Responsibilities and rights of agencies, organizations and individuals subject to inspection and relevant agencies, organizations and individuals comply with Article 10 of the Law on Inspection.

2. Responsibilities of medical agencies, organizations and individuals:

a) Agencies, organizations and individuals in the health sector, heads of agencies of the health sector shall promptly, fully and accurately provide information and documents at the request of health inspection agencies to serve inspection activities; and coordinate with medical inspection agencies in performing health inspection functions when so requested;

b) Within the scope of their assigned responsibilities, the heads of the health agencies shall have to consider and handle the cases according to their competence or assist the Minister of Health in considering and promptly handling violations committed by individuals, agencies and units detected through inspection.

Chapter VI

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 33. Effect

This Decree takes effect on February 27, 2015 and replaces the Government s Decree No. 77/2006/ND-CP  dated August 03, 2006.

To annul the Decree No.79/2008/ND-CP  dated July 18, 2008 of the Government stipulating the organizational system of management, inspection and testing of food hygiene and safety.

Article 34. Implementation responsibility

Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, chairpersons of provincial-level People s Committees, heads of health inspection agencies, and related agencies, organizations and individuals shall implement this Decree.-

For the Government

The Prime Minister

Nguyen Tan Dung 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Decree 122/2014/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Decree 122/2014/ND-CP PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 3514/QĐ-BYT của Bộ Y tế bãi bỏ Quyết định 5086/QĐ-BYT ngày 04/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục dùng chung mã hãng sản xuất vật tư y tế (Đợt 1) và nguyên tắc mã hóa vật tư y tế phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và Quyết định 2807/QĐ-BYT ngày 13/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Quyết định 5086/QĐ-BYT

Y tế-Sức khỏe

văn bản mới nhất