Nghị định 104/2003/NĐ-CP hướng dẫn Pháp lệnh Dân số

thuộc tính Nghị định 104/2003/NĐ-CP

Nghị định 104/2003/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Dân số
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:104/2003/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Phan Văn Khải
Ngày ban hành:16/09/2003
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Y tế-Sức khỏe

TÓM TẮT VĂN BẢN

* Hướng dẫn thi hành Pháp lệnh Dân số - Ngày 16/09/2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 104/2003/NĐ-CP, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh này, có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Theo Nghị định này, mỗi cặp vợ chồng có quyền quyết định, trách nhiệm về thời gian sinh con, số con và khoảng cách giữa các lần sinh sao cho phù hợp với quy mô gia đình ít con (mỗi gia đình có từ 1- 2 con). Nghiêm cấm các hành vi cản trở, cưỡng bức thực hiện kế hoạch gia đình như đe dọa, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thân thể người sử dụng biện pháp tránh thai, người sinh con một bề, ép buộc, áp đặt sử dụng các biện pháp tránh thai, mang thai, sinh sớm, sinh dày... Các hành vi sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu và cung cấp một số phương tiện tránh thai không đúng tiêu chuẩn, chất lượng và nhãn hiệu hàng hoá theo quy định pháp luật hiện hành hoặc kém chất lượng, quá hạn sử dụng bị nghiêm cấm. Một số hành vi như tuyên truyền, phổ biến thông tin về dân số trái đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước, không chính xác, sai lệch... cũng bị nghiêm cấm...

Xem chi tiết Nghị định104/2003/NĐ-CP tại đây

tải Nghị định 104/2003/NĐ-CP

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 104/2003/NĐ-CP NGÀY 16 THÁNG 9 NĂM 2003

QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU

CỦA PHÁP LỆNH DÂN SỐ

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Pháp lệnh Dân số ngày 09 tháng 01 năm 2003;

Theo đề nghị của Bộ trưởng, Chủ nhiệm ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em,

NGHỊ ĐỊNH:

CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Dân số về quy mô dân số, cơ cấu dân số, chất lượng dân số, các biện pháp thực hiện công tác dân số và tổ chức thực hiện công tác dân số.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân Việt Nam; tổ chức nước ngoài hoạt động ở Việt Nam, người nước ngoài thường trú ở Việt Nam (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức, cá nhân), trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam là công dân nước ngoài và người không quốc tịch cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở Việt Nam.
2. Quy mô gia đình ít con là mỗi cặp vợ chồng có một hoặc hai con.
3. Điều chỉnh quy mô dân số là làm thay đổi số lượng dân số của một quốc gia, khu vực, vùng địa lý kinh tế hoặc một đơn vị hành chính.
4. Tư vấn dân số là sự góp ý, phân tích, hướng dẫn cho cơ quan, tổ chức, cá nhân hiểu đúng thông tin về dân số để thực hiện công tác dân số một cách phù hợp.
Điều 4. Mục tiêu chính sách dân số 
Mục tiêu chính sách dân số là duy trì mỗi cặp vợ chồng có một hoặc hai con để ổn định quy mô dân số, bảo đảm cơ cấu dân số và phân bố dân cư hợp lý, nâng cao chất lượng dân số.
Điều 5. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong công tác dân số
Cơ quan và tổ chức, trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình, có trách nhiệm:
1. Tổ chức thực hiện pháp luật về dân số:
a) Xây dựng và tổ chức thực hiện quy chế, điều lệ hoặc các hình thức khác phù hợp với quy định của pháp luật để thực hiện mục tiêu chính sách dân số.
b) Tổ chức thực hiện các biện pháp phù hợp với điều kiện của cơ quan, tổ chức; tạo điều kiện, hỗ trợ phương tiện, kinh phí để các thành viên của cơ quan, tổ chức thực hiện công tác dân số.
c) Tạo điều kiện để các thành viên của cơ quan, tổ chức thực hiện quy chế, điều lệ hoặc các hình thức khác của cơ quan, tổ chức; các hương ước, quy ước của cộng đồng về dân số.
d) Đưa chỉ tiêu thực hiện công tác dân số vào kế hoạch hoạt động thường xuyên của cơ quan, tổ chức.
đ) Kiểm tra, đánh giá, sơ kết và tổng kết việc thực hiện mục tiêu chính sách dân số.   
2. Tạo điều kiện cho cá nhân, các thành viên gia đình thực hiện chính sách dân số:
a) Cung cấp thông tin, tuyên truyền, vận động và giáo dục về dân số.
b) Cung cấp dịch vụ dân số đa dạng, chất lượng, thuận tiện và an toàn đến tận người dân.
3. Lồng ghép các yếu tố dân số vào trong quy hoạch, kế hoạch và chương trình phát triển kinh tế - xã hội.
4. Thực hiện xã hội hoá công tác dân số.
Điều 6. Trách nhiệm của cá nhân, các thành viên gia đình trong việc thực hiện chính sách dân số
1. Thực hiện mục tiêu chính sách dân số trên cơ sở chuẩn mực gia đình ít con, no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững.
2. Tạo điều kiện giúp đỡ cá nhân thực hiện mục tiêu chính sách dân số phù hợp với lứa tuổi, tình trạng sức khoẻ, điều kiện học tập, lao động, công tác, thu nhập, nuôi dạy con, phù hợp với chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và Nhà nước.
3. Thực hiện luật pháp, chính sách về dân số; quy chế, điều lệ hoặc các hình thức khác của cơ quan, tổ chức; quy ước, hương ước của cộng đồng.
Điều 7. Thông tin về dân số
Thông tin về dân số bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
1. Kiến thức về dân số, sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình, bình đẳng giới, các bệnh di truyền, các biện pháp nâng cao chất lượng dân số.
2. Nội dung, biện pháp điều chỉnh quy mô, cơ cấu, nâng cao chất lượng dân số và phân bố dân cư.
3. Quyền, trách nhiệm của cá nhân và các thành viên gia đình trong việc thực hiện chính sách dân số.
4. Các nội dung khác có liên quan đến dân số. 
Điều 8. Các loại dịch vụ dân số
Các loại dịch vụ dân số bao gồm:
1. Cung cấp thông tin, số liệu; các phương tiện và sản phẩm phục vụ công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục và tư vấn về dân số.   
2. Cung cấp phương tiện tránh thai; dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình; kiểm tra sức khoẻ trước khi đăng ký kết hôn; kiểm tra các bệnh hoặc các vấn đề sức khoẻ có liên quan đến yếu tố di truyền gọi tắt là bệnh di truyền.
3. Các dịch vụ nâng cao chất lượng dân số.
4. Các dịch vụ dân số khác theo quy định của pháp luật.
Điều 9. Nghiêm cấm các hành vi cản trở, cưỡng bức thực hiện kế hoạch hoá gia đình, bao gồm: 
1. Đe dọa, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; xâm phạm thân thể người sử dụng biện pháp tránh thai, người sinh toàn con trai hoặc toàn con gái.
2. ép buộc, áp đặt sử dụng biện pháp tránh thai, mang thai, sinh sớm, sinh dày, sinh nhiều con, sinh con trai, sinh con gái.
3. Gây khó khăn cho người tự nguyện sử dụng biện pháp tránh thai.
Điều 10. Nghiêm cấm các hành vi lựa chọn giới tính thai nhi, bao gồm:
1. Tuyên truyền, phổ biến phương pháp tạo giới tính thai nhi dưới các hình thức: tổ chức nói chuyện, viết, dịch, nhân bản các loại sách, báo, tài liệu, tranh, ảnh, ghi hình, ghi âm; tàng trữ, lưu truyền tài liệu, phương tiện và các hình thức tuyên truyền, phổ biến khác về phương pháp tạo giới tính thai nhi.   
2. Chẩn đoán để lựa chọn giới tính thai nhi bằng các biện pháp: xác định qua triệu chứng, bắt mạch; xét nghiệm máu, gen, nước ối, tế bào; siêu âm, .... 
3. Loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính bằng các biện pháp phá thai,  cung cấp, sử dụng các loại hóa chất, thuốc và các biện pháp khác.
Điều 11. Nghiêm cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu và cung cấp một số phương tiện tránh thai, bao gồm:
1. Phương tiện tránh thai không đúng tiêu chuẩn chất lượng và nhãn hiệu hàng hoá theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Phương tiện tránh thai kém chất lượng đã được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra chất lượng, kiểm định và kết luận bằng văn bản.           
3. Phương tiện tránh thai quá hạn sử dụng ghi trên sản phẩm, bao bì sản phẩm hoặc tuy chưa quá hạn sử dụng ghi trên sản phẩm, bao bì sản phẩm, nhưng đã có thông báo không được tiếp tục sử dụng của cơ quan có thẩm quyền.
4. Phương tiện tránh thai chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép lưu hành ở Việt Nam.
Điều 12. Nghiêm cấm một số hành vi tuyên truyền, phổ biến thông tin về dân số, bao gồm: 
1. Tuyên truyền, phổ biến thông tin về dân số trái đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
2. Tuyên truyền, phổ biến thông tin về dân số không chính xác, sai lệch, gây ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện công tác dân số, đời sống xã hội và các lĩnh vực khác.
3. Lợi dụng tuyên truyền, phổ biến thông tin về dân số, sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình để phát tán tài liệu, vật phẩm hoặc có các hành vi khác trái với thuần phong, mỹ tục và đạo đức xã hội.
CHƯƠNG II
QUY MÔ DÂN SỐ, CƠ CẤU DÂN SỐ
MỤC 1
QUY MÔ DÂN SỐ
Điều 13. Biện pháp điều chỉnh quy mô dân số
1. Xây dựng, tổ chức thực hiện các chương trình, dự án, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, góp phần điều chỉnh quy mô dân số phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.
2. Xây dựng, tổ chức thực hiện các chương trình, dự án, kế hoạch về chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình để xây dựng gia đình ít con, duy trì vững chắc mức sinh thay thế để ổn định quy mô dân số hợp lý.
Điều 14. Mục tiêu chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình
1. Bảo đảm các điều kiện để cá nhân, các cặp vợ chồng thực hiện mục tiêu chính sách dân số; phụ nữ sinh con trong độ tuổi từ hai mươi hai tuổi đến ba mươi lăm tuổi; lựa chọn khoảng cách giữa các lần sinh từ ba năm đến năm năm; sử dụng biện pháp tránh thai phù hợp điều kiện kinh tế, sức khoẻ, tâm lý và các điều kiện khác của mỗi cá nhân, cặp vợ chồng.
2. Nâng cao sức khoẻ cho người dân, đặc biệt là người chưa thành niên, phụ nữ mang thai, phụ nữ nuôi con nhỏ; giảm tỷ lệ bệnh tật, tử vong đối với người mẹ và trẻ sơ sinh; thực hiện các biện pháp phòng, chống và điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản, bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS.
Điều 15. Biện pháp chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình
1. Tuyên truyền, giáo dục cho mọi người dân về chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình, đặc biệt tuyên truyền, giáo dục cho người chưa thành niên về chăm sóc sức khoẻ sinh sản.
2. Cung cấp đến tận người dân các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình đa dạng, chất lượng, thuận tiện, an toàn. 
3. Khuyến khích lợi ích vật chất và tinh thần; thực hiện các chính sách xã hội để thúc đẩy việc thực hiện chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình trong nhân dân.
4. Nâng cao năng lực tổ chức, thực hiện chương trình, dự án, kế hoạch về chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình.
5. Phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình.
Điều 16. Nội dung quản lý chương trình, dự án, kế hoạch về chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình
1. Triển khai thực hiện các chương trình, dự án, kế hoạch theo nhiệm vụ được phân công.
2. Bảo đảm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, hoạt động của chương trình, dự án, kế hoạch.
3. Sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí được quản lý.
4. Thanh tra, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các chương trình, dự án, kế hoạch.
Điều 17. Quyền và nghĩa vụ của mỗi cặp vợ chồng, cá nhân trong việc thực hiện kế hoạch hoá gia đình
1. Quyền và nghĩa vụ của mỗi cặp vợ chồng, cá nhân không tách rời nhau trong việc thực hiện kế hoạch hoá gia đình. Mỗi cặp vợ chồng, cá nhân có trách nhiệm thực hiện quyền và phải làm tròn nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước và xã hội 
2. Mỗi cặp vợ chồng và cá nhân có quyền:
a) Quyết định về thời gian sinh con, số con và khoảng cách giữa các lần sinh phù hợp với quy mô gia đình ít con, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và chính sách dân số của Nhà nước trong từng giai đoạn; phù hợp với lứa tuổi, tình trạng sức khoẻ, điều kiện học tập, lao động, công tác, thu nhập và nuôi dạy con của cặp vợ chồng, cá nhân trên cơ sở bình đẳng.
b) Lựa chọn, sử dụng biện pháp tránh thai phù hợp với điều kiện kinh tế, sức khoẻ, tâm lý và các điều kiện khác.
c) Được cung cấp thông tin và dịch vụ về kế hoạch hoá gia đình.
3. Mỗi cặp vợ chồng và cá nhân có nghĩa vụ:
a) Thực hiện quy mô gia đình ít con - có một hoặc hai con, no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững.
b) Sử dụng biện pháp tránh thai, thực hiện kế hoạch hoá gia đình.
c) Tôn trọng lợi ích của Nhà nước, xã hội, cộng đồng và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức trong việc kiểm soát sinh sản và điều chỉnh quy mô dân số.
d) Thực hiện các quy định của pháp luật về dân số; các quy chế, điều lệ hoặc các hình thức khác của cơ quan, tổ chức; quy ước, hương ước của cộng đồng về dân số và kế hoạch hoá gia đình.
đ) Thực hiện các nghĩa vụ khác liên quan đến chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình.
Điều 18. Hình thức, tổ chức thực hiện việc tuyên truyền, vận động, giáo dục, tư vấn về dân số, sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình
1. Các hình thức tuyên truyền, vận động, giáo dục, tư vấn về dân số, sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình bao gồm:
a) Tuyên truyền, vận động trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng Internet.
b) Tuyên truyền, vận động trực tiếp và tư vấn.  
c) Tổ chức giảng dạy, học tập trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ tuyên truyền, tư vấn có trách nhiệm thường xuyên tuyên truyền, vận động, giáo dục, tư vấn về dân số, sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình cho các thành viên của cơ quan, tổ chức và cho toàn xã hội.
Điều 19. Trách nhiệm của cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình
1. Tư vấn cho người sử dụng dịch vụ.
2. Thực hiện các quy định về chuẩn mực chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình.
3. Bảo đảm chất lượng phương tiện, dịch vụ kỹ thuật an toàn, thuận tiện.
4. Theo dõi, giải quyết các tác dụng phụ và tai biến cho người sử dụng (nếu có).
Điều 20. Các hình thức cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình
1. Phân phối dựa trên cơ sở cộng đồng, cung cấp miễn phí, tiếp thị xã hội, bán tự do theo nhu cầu phù hợp với các loại phương tiện tránh thai.
2. Sử dụng đội kỹ thuật lưu động, cơ sở y tế nhà nước và cơ sở y tế tư nhân thực hiện việc cung cấp các dịch vụ kỹ thuật y tế theo quy định của pháp luật.
Điều 21. Điều kiện đối với người sử dụng biện pháp tránh thai và điều kiện đối với người và cơ sở cung cấp dịch vụ kế hoạch hoá gia đình
1. Điều kiện đối với người sử dụng biện pháp tránh thai:
a) Tự nguyện sử dụng biện pháp tránh thai.
b) Có hiểu biết và nhận thức về biện pháp tránh thai.
c) Không có chống chỉ định về y tế.
2. Điều kiện đối với người và cơ sở cung cấp dịch vụ kế hoạch hoá gia đình:
a) Người cung cấp dịch vụ kế hoạch hoá gia đình phải có kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng phù hợp với từng biện pháp tránh thai theo quy định của Bộ Y tế.
b) Cơ sở cung cấp dịch vụ kế hoạch hoá gia đình phải bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất, vệ sinh, trình độ chuyên môn của cán bộ, trang thiết bị theo quy định của Bộ Y tế.
MỤC 2
CƠ CẤU DÂN SỐ
Điều 22. Các dịch vụ xã hội chăm sóc người cao tuổi
1. Hướng dẫn, tư vấn, giúp đỡ các thành viên gia đình thực hiện nghĩa vụ phụng dưỡng, chăm sóc và giúp đỡ người cao tuổi trong gia đình mình.
2. Phổ biến kiến thức, kỹ năng chăm sóc người cao tuổi.
3. Thực hiện các dịch vụ nuôi dưỡng, khám bệnh, chữa bệnh, tổ chức sinh hoạt, giải trí và các dịch vụ khác đối với người cao tuổi.
4. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân phát triển các dịch vụ xã hội để chăm sóc, giúp đỡ và phát huy vai trò của người cao tuổi.
Điều 23. Quyền bình đẳng giới
1. Tuyên truyền về bình đẳng giới; xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử dựa trên cơ sở giới tính; tạo điều kiện cho nữ giới chủ động thực hiện chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình và được tiếp cận bình đẳng về giáo dục, đào tạo, nâng cao trình độ mọi mặt và tham gia các hoạt động xã hội; nam giới có trách nhiệm thực hiện kế hoạch hoá gia đình.
2. Loại bỏ mọi sự phân biệt đối xử với trẻ em gái; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em gái trong sinh hoạt, khám bệnh, chữa bệnh, học tập, vui chơi giải trí và phát triển toàn diện.
Điều 24. Bảo vệ các dân tộc thiểu số
1. Mở rộng tuyên truyền, giáo dục và cung cấp các dịch vụ về chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình cho mọi người dân thuộc các dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.
2. Các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ưu tiên đầu tư chương trình, dự án, kế hoạch về chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình cho người dân thuộc các dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.
3. Thực hiện chính sách, biện pháp, giúp đỡ, hỗ trợ về vật chất và tinh thần trong việc thực hiện chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân thuộc các dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.
CHƯƠNG III
CHẤT LƯỢNG DÂN SỐ
Điều 25. Kiểm tra sức khoẻ trước khi đăng ký kết hôn
1. Khuyến khích nam, nữ kiểm tra sức khoẻ trước khi đăng ký kết hôn bao gồm những nội dung liên quan đến bệnh di truyền; bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhiễm HIV/AIDS.
2. Cơ sở thực hiện kiểm tra sức khoẻ thông báo kết quả kiểm tra và tư vấn về ảnh hưởng của bệnh đối với sức khoẻ cho cả hai bên nam, nữ; bảo đảm bí mật của kết quả kiểm tra sức khoẻ theo quy định của pháp luật.
Điều 26. Kiểm tra sức khoẻ và bệnh di truyền
1. Những người có tiền sử gia đình có người mắc bệnh tâm thần, bệnh di truyền, người có nguy cơ bị khuyết tật về gen; người bị nhiễm chất độc hóa học; người thường xuyên tiếp xúc với hoá chất độc hại và các bệnh lây nhiễm cần được vận động đi kiểm tra sức khoẻ trước khi có ý định sinh con.
2. Cơ quan Dân số, Gia đình và Trẻ em cấp xã, phường có trách nhiệm tuyên truyền, vận động và tạo điều kiện cho những người có nguy cơ cao về bệnh di truyền đi kiểm tra bệnh di truyền.
3. Cơ sở thực hiện kiểm tra sức khỏe và bệnh di truyền có trách nhiệm thông báo kết quả kiểm tra, tư vấn cho người được kiểm tra hoặc người trong gia đình của người được kiểm tra về ảnh hưởng của bệnh tật đối với việc sinh con, nuôi con và bảo đảm bí mật kết quả kiểm tra theo quy định của pháp luật.
Điều 27. Tuyên truyền, hướng dẫn gia đình thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng dân số
1. Tuyên truyền, hướng dẫn, vận động, giúp đỡ cá nhân, các thành viên gia đình về kiến thức, biện pháp và phương pháp nâng cao chất lượng dân số. Đối với những biện pháp mới, phải tuyên truyền, hỗ trợ vật chất, tinh thần, tổ chức thử nghiệm để cá nhân, các thành viên gia đình hưởng ứng và tham gia thực hiện.
2. Tăng cường trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong các hoạt động lồng ghép chương trình dân số, kế hoạch hoá gia đình với các chương trình nâng cao phúc lợi gia đình, hỗ trợ cá nhân, các thành viên gia đình tham gia dự án cải thiện đời sống và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Xây dựng và hoàn thiện mô hình lồng ghép hoạt động dân số với phát triển gia đình bền vững.
Điều 28. Nâng cao chất lượng dân số của cộng đồng
Xây dựng, tổ chức thực hiện các kế hoạch, chương trình, dự án về sức khoẻ, dinh dưỡng, nước sạch, vệ sinh môi trường, trật tự xã hội, xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá, tăng thu nhập và các vấn đề khác, góp phần nâng cao chất lượng dân số của cộng đồng, phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.
CHƯƠNG IV
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VÀ CÁC TỔ CHỨC
Điều 29. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác dân số trong cơ quan, trong hệ thống tổ chức của mình bằng hình thức phù hợp; ban hành nội quy, quy chế hoặc bằng các hình thức khác để thực hiện mục tiêu chính sách dân số.
2. Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em:
a) Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về dân số và tổ chức thực hiện thống nhất trong cả nước.
b) Xây dựng, tổ chức, chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, chương trình, kế hoạch, dự toán ngân sách hàng năm, dài hạn và hướng dẫn thực hiện công tác dân số.
c) Tổ chức, phối hợp thực hiện công tác dân số giữa các cơ quan nhà nước, đoàn thể nhân dân và các tổ chức, cá nhân tham gia công tác dân số.
d) Huy động, quản lý và sử dụng nguồn lực để thực hiện công tác dân số theo thẩm quyền.
đ) Tổ chức, quản lý công tác thu thập, xử lý, khai thác, lưu trữ thông tin, số liệu về dân số.
e) Tổ chức, quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác dân số.
f) Tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực dân số.
g) Tổ chức, quản lý và thực hiện tuyên truyền, phổ biến, vận động nhân dân thực hiện pháp luật về dân số.
h) Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực dân số.
i) Quản lý các tổ chức dịch vụ hoạt động trong lĩnh vực dân số.
k) Kiểm tra, thanh tra, chấp hành các văn bản quy phạm pháp luật về dân số; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm pháp luật về dân số theo quy định của pháp luật.
l) Chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế hướng dẫn các hình thức cung cấp dịch vụ tránh thai phi lâm sàng; bảo đảm số lượng, chất lượng và chủng loại phương tiện tránh thai; điều phối kịp thời phương tiện tránh thai, đáp ứng nhu cầu của các cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ kế hoạch hoá gia đình.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc lồng ghép các yếu tố dân số vào trong quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các Bộ, ngành và địa phương; tổng hợp kế hoạch hàng năm và dài hạn; huy động các nguồn vốn trong nước, vốn viện trợ, vốn vay của quốc tế và các nguồn vốn khác cho công tác dân số.
4. Bộ Tài chính đề xuất chính sách, cơ chế huy động nguồn đầu tư cho công tác dân số; cân đối các nguồn kinh phí; hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng kinh phí thực hiện công tác dân số. 
5. Bộ Y tế quy định các chuẩn mực về chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình; hướng dẫn tiêu chuẩn trang thiết bị và cơ sở vật chất cần thiết đối với các loại hình tổ chức cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình; bảo đảm hệ thống cung cấp dịch vụ tránh thai lâm sàng, dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kiểm tra sức khỏe trước khi đăng ký kết hôn và kiểm tra sức khoẻ và bệnh di truyền; chủ trì, phối hợp với ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em trong việc đào tạo cán bộ kỹ thuật, chuyên môn, đầu tư trang thiết bị và xây dựng cơ sở vật chất ở các tuyến dịch vụ, bảo đảm sự thuận tiện, an toàn, chất lượng dịch vụ và đến tận người dân.
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em, Bộ Y tế và các Bộ, ngành có liên quan xây dựng chương trình, nội dung giáo dục về dân số, sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình, bình đẳng giới; chỉ đạo và tổ chức công tác giảng dạy về dân số, sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình, bình đẳng giới; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên về nội dung giáo dục dân số, sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình, bình đẳng giới phù hợp với yêu cầu sư phạm của từng ngành học, cấp học, bậc học.
7. Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em xây dựng nội dung tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về dân số.
8. Bộ Văn hoá - Thông tin chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng, các đơn vị văn hoá, nghệ thuật, sáng tác, biểu diễn thực hiện các hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông về dân số; phối hợp với Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em hướng dẫn nội dung thông tin, giáo dục và truyền thông về dân số. 
9. Bộ Nội vụ phối hợp với Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em xây dựng, củng cố tổ chức bộ máy và tổ chức thực hiện chương trình đào tạo lại cho cán bộ làm công tác dân số, gia đình và trẻ em.
10. Tổng cục Thống kê tổ chức công tác thống kê dân số, điều tra biến động dân số hàng năm, tổng điều tra dân số; chủ trì tổ chức thẩm định, đánh giá chất lượng thông tin, số liệu về dân số.
Điều 30. Trách nhiệm của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các cấp
1. Chịu trách nhiệm về mục tiêu, hiệu quả của công tác dân số ở địa phương; chỉ đạo, tổ chức phối hợp các Ban, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội trong việc thực hiện công tác dân số ở địa phương.
2. Cụ thể hoá một số chính sách, chế độ phù hợp với đặc điểm của địa phương để thực hiện mục tiêu chính sách dân số.
3. Xây dựng cơ chế, chính sách, huy động nhân lực, tài chính để thực hiện công tác dân số ở địa phương.
4. Tổ chức thực hiện các biện pháp phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương để thực hiện mục tiêu chính sách dân số.
5. Chỉ đạo, tổ chức việc lồng ghép các yếu tố dân số vào trong quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
6. Thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá và định kỳ sơ kết, tổng kết việc thực hiện công tác dân số ở địa phương.
Điều 31. Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong phạm vi nhiệm vụ của mình
1. Tổ chức thực hiện công tác dân số trong hệ thống bao gồm:
a) Ban hành quy chế, điều lệ hoặc các hình thức khác để thực hiện mục tiêu chính sách dân số.
b) Tổ chức thực hiện các biện pháp phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của tổ chức mình để thực hiện mục tiêu chính sách dân số; tạo điều kiện, động viên các thành viên của tổ chức mình gương mẫu thực hiện mục tiêu chính sách dân số, quy chế, điều lệ hoặc các hình thức khác của tổ chức mình.
c) Định kỳ đánh giá, sơ kết và tổng kết việc thực hiện mục tiêu chính sách dân số.
2. Tham gia ý kiến vào việc hoạch định chính sách, xây dựng quy hoạch, kế hoạch về dân số, các văn bản quy phạm pháp luật về dân số và tham gia giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về dân số.
3. Phối hợp với cơ quan Dân số, Gia đình và Trẻ em cùng cấp trong việc tuyên truyền, giáo dục, vận động toàn dân thực hiện mục tiêu chính sách dân số và cung cấp dịch vụ dân số theo thẩm quyền.
Điều 32.  Khiếu nại, tố cáo về công tác dân số
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức có thẩm quyền trong việc thi hành chính sách và pháp luật về dân số.
2. Cá nhân có quyền tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật về dân số.
3. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
CHƯƠNG V
KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 33. Khen thưởng
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác dân số được khen thưởng theo quy định của pháp luật về khen thưởng.
2. Cơ quan và tổ chức, trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình, có biện pháp khuyến khích cá nhân, gia đình thực hiện tốt mục tiêu chính sách dân số bao gồm:
a) Xây dựng chính sách khuyến khích lợi ích vật chất trong các chính sách kinh tế - xã hội và chính sách bảo hiểm để thực hiện mục tiêu chính sách dân số.
b) Tổ chức các hình thức khuyến khích vật chất và tinh thần để động viên cá nhân, gia đình, tổ chức, cộng đồng thực hiện tốt mục tiêu chính sách dân số, thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục và cung cấp dịch vụ dân số.
Điều 34. Xử lý vi phạm
Người nào có hành vi vi phạm các quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
CHƯƠNG VI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 35. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Bãi bỏ Quyết định số 162/HĐBT ngày 18 tháng 10 năm 1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về một số chính sách Dân số - Kế hoạch hoá gia đình.
Điều 36. Trách nhiệm thi hành
1. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.    
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng cơ quan, người đứng đầu tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 104/2003/ND-CP

Hanoi, September 16, 2003

 

DECREE

DETAILING AND GUIDING THE IMPLEMENTATION OF A NUMBER OF ARTICLES OF THE POPULATION ORDINANCE

THE GOVERNMENT

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;

Pursuant to the Population Ordinance of January 9, 2003;

At the proposal of the Minister-Chairman of the Committee for Population, Family and Children,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Regulation scope

This Decree details and guides the implementation of a number of articles of the Population Ordinance regarding the population size, population structure, population quality, measures to realize the population work and organize the implementation of population work.

Article 2.- Objects of application

This Decree applies to the State agencies, political organizations, socio-political organizations, social organizations, socio-professional organizations, economic organizations, people’s armed force units and all Vietnamese citizens; foreign organizations operating in Vietnam, foreigners permanently residing in Vietnam (hereinafter referred collectively to as agencies, organizations, individuals), except otherwise provided for by international treaties which the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded to.

Article 3.- Interpretation of terms

In this Decree, the terms and phrases below shall be construed as follows:

1. Foreigners permanently residing in Vietnam mean foreign nationals and Stateless persons, who permanently reside, work and earn their living in Vietnam.

2. The size of family with few children means each couple has one child or two children.

3. Population size regulation means the quantitative change in the population of a country, a region, a geo-economic zone or an administrative unit.

4. Population consultancy means the comments, analysis, guidance for agencies, organizations and individuals to correctly understand the population information so as to implement the population work properly.

Article 4.- Objectives of the population policy

The objectives of the population policy are to maintain that each couple has one child or two children in order to stabilize the population size, ensure the population structure and rational population distribution, to raise the population quality.

Article 5.- Responsibilities of agencies and organizations in the population work

Agencies and organizations shall, within the scope of their respective tasks and powers, have the responsibilities:

1. To organize the implementation of the legislation on population:

a) Elaborating and organizing the implementation of regulations, charters or other proper forms in accordance with law provisions so as to attain the objectives of the population policy.

b) Organizing the application of measures suitable to their conditions; creating conditions and providing means and funding support for their members to implement the population work.

c) Creating conditions for their members to implement their regulations, charters or other rules; the village codes or conventions of communities on population.

d) Including the population work norms into their routine activity plans.

e) Examining, evaluating, making preliminary and sum-up reviews of the materialization of the objectives of the population policy.

2. To create conditions for individuals, family members to implement the population policy:

a) Providing information on, propagating, campaigning for, and education in, population.

b) Providing diversified, quality, convenient and safe population services directly to people.

3. To incorporate population elements in socio-economic development plannings, plans and programs.

4. To socialize the population work.

Article 6.- Responsibilities of individuals, family members in implementing the population policy

1. To materialize the objectives of the population policy on the basis of the standards on families with few children, with abundant, equitable, progressive, happy and sustainable life.

2. To create conditions to help individuals attain the objectives of the population policy suitable to their age groups, health conditions, study and labor conditions, work, income, child raising and education, in line with the socio-economic development programs and plans of localities and the State.

3. To implement the legislation and policies on population; regulations, charters or other rules of agencies, organizations; conventions, village codes of communities.

Article 7.- Information on population

Population information shall cover the following principal contents:

1. Knowledge about population, reproductive health, family planning, gender equality, hereditary diseases, measures to raise the population quality.

2. Contents and measures of regulating the population size, structure, raising the population quality and distribution of population.

3. Rights and responsibilities of individuals and family members in implementing the population policy.

4. Other population-related contents.

Article 8.- Assorted population services

Assorted population services include:

1. The supply of information, data; means and products in service of the work of propagating, campaigning for, educating in, and counseling on, population.

2. Provision of contraceptive means; reproductive healthcare service, family planning; health check before marriage registration; examination of diseases and health problems related to hereditary elements, called hereditary diseases for short.

3. Population quality-raising services.

4. Other population services as provided for by law.

Article 9.- To strictly prohibit acts of obstructing, forcing the implementation of family planning, including:

1. Intimidating, infringing upon the honor, dignity; infringing upon the bodies of persons who apply contraceptive measures, persons who give birth only to boys or only to girls.

2. Coercing, imposing to apply measures for contraception, child bearing, pre-mature birth, close childbirth intervals, giving birth to many children, giving birth only to boys, giving birth only to girls.

3. Causing difficulties to persons who voluntarily apply contraceptive measures.

Article 10.- To strictly prohibit acts of selecting fetus gender, including:

1. Propagating, disseminating methods of fetus gender creation in forms of organized talks, writings, translation, photocopying of books, newspapers, documents, pictures, photos, recorded videos, recorded audio tapes; storing, circulating documents, means and other forms of propagation and dissemination of fetus gender creation methods.

2. Diagnosing to select fetus gender by methods of determination thereof via symptoms, pulse feeling; blood, gene, amniotic fluid, cell tests; ultrasonics,...

3. Getting rid of fetuses for reason of gender selection by methods of abortion, supply and use of assorted chemicals, drugs and other measures.

Article 11.- To strictly prohibit the production, trading, import and supply of a number of contraceptives, including:

1. Contraceptives incompatible with quality standards and goods labels under the current law provisions.

2. Low-quality contraceptives as concluded in writing by competent bodies through quality inspection and expertise.

3. Contraceptives with expired use dates inscribed on products, product packages or those with use dates not yet expired but already notified by competent bodies for not continuing to use them.

4. Contraceptives not yet permitted by competent State bodies for circulation in Vietnam.

Article 12.- To strictly prohibit a number of acts of propagating, disseminating information on population, including:

1. Propagating and disseminating information on population in contravention of the Party’s lines and policies and the State’s laws.

2. Propagating and disseminating information on population inaccurately, untruthfully, causing adverse impacts on the implementation of the population work, social life and other fields.

3. Abusing the propagation and dissemination of information on population, reproductive health and/or family planning to distribute documents and/or articles, or committing other acts contrary to fine customs, practices and social ethics.

Chapter II

POPULATION SIZE, POPULATION STRUCTURE

Section 1. POPULATION SIZE

Article 13.- Measures to adjust the population size

1. Elaborating, and organizing the implementation of, programs, projects and plans on socio-economic development, hunger elimination, poverty reduction, raising of people’s material and spiritual life, contributing to adjustment of the population size suitable to the socio-economic development in the new period.

2. Elaborating, and organizing the implementation of, programs, projects and plans on reproductive healthcare and/or family planning to build up families with few children, firmly maintain the rate of substituting births in order to stabilize the rational population size.

Article 14.- Objectives of productive healthcare, family planning

1. To ensure conditions for individuals and couples to attain the objectives of the population policy; women to give birth to children within the age bracket of twenty two and thirty five; to select the interval of three to five years between childbirths; to apply contraceptive methods suitable to the economic, health, psychological and other conditions of each individual, each couple.

2. To raise the health of people, particularly minors, pregnant women, nursing women; to reduce the morbidity and mortality rates among mothers and infants; to apply measures to prevent, combat and treat reproductively infectious diseases, sexually transmitted diseases, HIV/AIDS.

Article 15.- Reproductive health care and family planning measures

1. To propagate to and educate people in reproductive healthcare, family planning, particularly to propagate to and educate minors in reproductive healthcare.

2. To provide directly to people services on reproductive healthcare and family planning in a diversified, qualitative, convenient and safe manner.

3. To encourage material and spiritual incentives; to adopt social policies to step up the implementation of reproductive healthcare and family planning among people.

4. To raise the capability of organizing and implementing programs, projects and plans on reproductive healthcare and family planning.

5. To detect and handle in time acts of law violation in reproductive healthcare and family planning.

Article 16.- Contents of management of programs, projects and plans on reproductive healthcare, family planning

1. To implement programs, projects and plans according to assigned tasks.

2. To ensure the attainment of objectives, the performance of tasks, solutions and operations of programs, projects and plans.

3. To efficiently use the funding sources assigned for management.

4. To inspect, examine and evaluate the implementation of programs, projects and plans.

Article 17.- Rights and obligations of each couple, individual in the implementation of family planning

1. The rights and obligations of each couple, individual are inseparable from one another in the implementation of family planning. Each couple, individual shall have the responsibility to exercise their rights and fulfill their obligations towards the State and the society.

2. Each couple and individual shall have the rights:

a) To decide on childbirth time, the number of children and the interval between childbirths, which are suitable to the size of families with few children, the socio-economic development objectives and the population policy of the State in each period; suitable to age groups, to the health, study, labor, working, income and child raising and education conditions of the couples and individuals on the basis of equality.

b) To select and apply contraceptive measures suitable to economic, health, psychological and other conditions.

c) To be provided with information and services on family planning.

3. Each couple and individual shall have the obligations:

a) To adopt the size of families with few children- with one child or two children, with abundant, equal, progressive, happy and sustainable life.

b) To apply contraceptive measures, to practice family planning.

c) To respect the interests of the State, the society and communities and the legitimate interests of agencies and organizations in birth control and population size adjustment.

d) To observe the law provisions on population; the regulations, charters or other rules of agencies, organizations; conventions or village codes of communities on population and family planning.

e) To fulfill other obligations related to reproductive healthcare, family planning.

Article 18.- Forms of propagating, campaigning for, education and counseling on, population, reproductive health, family planning

1. Forms of propagating, campaigning for, education and counseling on, population, reproductive health and family planning shall include:

a) Propagating and campaigning on the mass media, Internet.

b) Providing direct propagation, mobilization and consultancy.

c) Organizing the teaching and learning thereof in educational establishments in the national education system.

2. Agencies, organizations and individuals that are assigned the propagating and counseling tasks shall have the responsibility to regularly propagate, campaign for, educate and counsel on, population, reproductive health and family planning for their members and the entire society.

Article 19.- Responsibilities of establishments providing services on reproductive healthcare, family planning

1. To provide consultancy to service users.

2. To observe the regulations on reproductive healthcare and family planning standards.

3. To ensure the quality of safe and convenient facilities, technical services.

4. To monitor and settle side-effects and complications caused to users (if any).

Article 20.- Forms of providing services on reproductive healthcare, family planning

1. To distribute on the basis of communities, to supply free of charge, to socially market, to sell freely at requests, contraceptive means of different kinds.

2. To employ the mobile technical teams, State-run medical establishments and private medical establishments to provide medically technical services under the provisions of law.

Article 21.- Conditions on contraceptive users and conditions on persons and establishments that provide family planning services

1. Conditions on contraceptives users:

a) To voluntarily use contraceptives.

b) To be knowledgeable and aware of contraceptive measures.

c) Having no medical contra-indications.

2. Conditions on persons and establishments that provide family planning services:

a) Persons who provide family planning services must have professional knowledge and skills suitable to each contraceptive measure according to the Health Ministry’s regulations.

b) Establishments which provide family planning services must satisfy all material conditions, hygiene, professional qualifications of their officials, equipment and facilities according to the Health Ministry’s regulations.

Section 2. POPULATION STRUCTURE

Article 22.- Social services on caring for aged people

1. Guiding, advising and assisting family members in performing the obligations to support, take care of and assist the aged people in their families.

2. Popularizing knowledge and skills to take care of aged people.

3. Providing services on nurture, medical examination and treatment, organization of activities and entertainment as well as other services for aged people.

4. The State encourages organizations and individuals to develop social services so as to take care of, assist, and promote the role of, the aged people.

Article 23.- Gender equality

1. Propagating the gender equality; eliminating all forms of gender discrimination; creating conditions for the female to take initiative in caring for their reproductive health, family planning and to enjoy equality in education, training, raising of their all-sided qualifications and participation in social activities; the male to practice family planning.

2. Eliminating all biases against young girls; protecting the legitimate rights and interests of young girls in daily-life activities, medical examination and treatment, learning, entertainment and recreation and all-sided development.

Article 24.- Protecting ethnic minorities

1. Expanding the propagation of, education in, and provision of services on, reproductive healthcare and family planning for ethnic minority people in deep-lying and remote regions, areas with difficult and particularly difficult socio-economic conditions.

2. Competent agencies and organizations shall prioritize investment in programs, projects and/or plans on reproductive healthcare and family planning for all ethnic minority people in deep-lying and remote regions, areas with difficult and particular difficult socio-economic conditions.

3. Adopting policies and measures for, providing assistance and material as well as spiritual support in, effecting reproductive healthcare and family planning and raising of life quality for people of ethnic minorities in deep-lying and remote regions, areas with difficult and particularly difficult socio-economic conditions.

Chapter III

POPULATION QUALITY

Article 25.- Pre-marriage registration health checks

1. Encouraging males and females to have their health checked before their marriage registration, which covers contents related to hereditary diseases; sexually transmitted diseases, HIV/AIDS infection.

2. Establishments providing health checks shall notify the results thereof and give advises on the diseases’ impact on health to both males and females; keep secret the health check results as provided for by law.

Article 26.- Health checks and hereditary diseases

1. Persons whose family members have suffered from mental diseases, hereditary ailments, or been in the danger of having genetic defects; persons who have been infected with toxic chemicals; and people who have had frequent contacts with toxic chemicals and contagious diseases, should be mobilized to have health checks before deciding to have children.

2. The Population, Family and Children Offices of the commune/ward level shall have to propagate, mobilize and create conditions for, persons being in high risk of hereditary diseases to go for examination of hereditary diseases.

3. Establishments performing the examination of health and hereditary diseases shall have to notify the examination results to, advise the examined persons or persons in their families on the diseases’ impacts on their childbirth, raising of children, and keep secret the examination results as provided for by law.

Article 27.- Propagating and guiding families to apply measures to raise the population quality.

1. Propagating, guiding, mobilizing and assisting individuals and family members in the knowledge, measures and methods to raise the population quality. For new measures, the propagation, material and spiritual support and experimentation thereof are required so that individuals and family members actively respond to and participate in the implementation thereof.

2. Enhancing the responsibilities of agencies and organizations in activities of incorporating population and/or family planning programs into programs on increasing family welfare, supporting individuals and family members in participating in projects on life betterment and access to basic social services. Building and perfecting the model of integrating population activities with sustainable family development.

Article 28.- Raising population quality of communities

Elaborating, and organizing the implementation of, plans, programs and projects on health, nutrition, clean water, environmental sanitation, social order, building up of civilized lifestyle and cultured families, income increase and other issues, contributing to raising the population quality of communities, in line with the socio-economic development in each period.

Chapter IV

RESPONSIBILITIES OF STATE MANAGEMENT AGENCIES AND ORGANIZATIONS

Article 29.- Responsibilities of the ministries, ministerial-level agencies, Government-attached agencies

1. The ministries, ministerial-level agencies and Government-attached agencies shall have to organize the implementation of the population work in their agencies and organizational systems in appropriate forms; promulgate internal regulations, statutes or other forms to achieve the population policy objectives.

2. The Committee for Population, Family and Children:

a) To submit to the Government or the Prime Minister for promulgation or to promulgate according to its competence legal documents on population and organize the implementation thereof nationwide.

b) To elaborate, organize and direct the implementation of, strategies, programs, plans, annual and long-term budget estimates and guide the implementation of the population work.

c) To organize and coordinate the implementation of population work among State agencies, associations, organizations and individuals participating therein.

d) To mobilize, manage and use resources for the implementation of population work according to its competence.

e) To organize and manage the work of gathering, processing, exploiting and storing information and data on population.

f) To organize and manage the work of training, fostering officials and employees involved in the population work.

g) To organize and manage the scientific research and application as well as technological transfer in the field of population.

h) To organize, manage and implement the propagation, dissemination of, and mobilize people to observe, the legislation on population.

i) To effect international cooperation in the field of population.

j) To manage service organizations operating in the field of population.

k) To examine, inspect the observance of the legal documents on population; to settle complaints and denunciations, and handle violations of the legislation on population according to the provisions of law.

l) To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Health Ministry in, guiding forms of provided services on non-clinical contraception; ensure the quantity, quality and categories of contraceptive means; to regulate in time contraceptives and meet demands of agencies and organizations which provide family planning services.

3. The Ministry of Planning and Investment shall guide other ministries, branches and provincial/municipal People’s Committees in incorporating the population elements into the socio-economic development planning and plans of ministries, branches and localities; synthesize annual and long-term plans; mobilize sources of domestic capital, aid capital, foreign loan capital and other capital sources for the population work.

4. The Finance Ministry shall propose policies and mechanisms to mobilize investment capital sources for the population work; balance funding sources; guide and examine the use of funding for the implementation of the population work.

5. The Health Ministry shall prescribe the norms on productive healthcare and family planning; guide the criteria on equipment and material conditions necessary for types of organizations providing productive healthcare and family planning services; ensure the system of providing clinical contraceptive services as well as services on reproductive healthcare, pre-marriage registration health checks and examination of health and hereditary diseases; assume the prime responsibility and coordinate with the Committee for Population, Family and Children in training technicians and professionals, investing equipment and facilities and building material foundations at all service lines, ensuring convenience, safety and quality of services provided directly to people.

6. The Ministry of Education and Training shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Committee for Population, Family and Children, the Health Ministry and the concerned ministries as well as branches in, elaborating programs and contents on education in population, productive health, family planning, gender equality; direct and organize the lecturing on population, reproductive health, family planning, gender equality; train and foster the contingent of teachers in the contents of education on population, reproductive health, family planning, gender equality, suitable to the pedagogic requirements of each study branch, level and grade.

7. The Justice Ministry shall assume the prime responsibility and coordinate with the Committee for Population, Family and Children in elaborating the contents of propagation and education of the legislation on population.

8. The Ministry of Culture and Information shall direct the mass media agencies, cultural, art, creation and performance units in carrying out activities of population information, education and communications; coordinate with the Committee for Population, Family and Children in guiding the contents of population information, education and communications.

9. The Ministry of Home Affairs shall coordinate with the Committee for Population, Family and Children in building up and consolidating the organizational apparatus and organize the implementation of the programs on retraining of officials involved in work related to population, the family and children.

10. The General Department of Statistics shall organize the work of population statistics, annual surveys on population fluctuation, general census; assume the prime responsibility in organizing the appraisal and assessment of the quality of information and data on population.

Article 30.- Responsibilities of the People’ Councils, the People’s Committees at all levels

1. To be responsible for the objectives and efficiency of the population work in their localities; to direct and organize the coordination among departments, branches, mass organizations, social organizations in the implementation of population work in their localities.

2. To concretize a number of policies and regimes to suit the characteristics of their localities in order to attain the objectives of the population policy.

3. To formulate mechanism and policies on mobilization of human and financial resources for the implementation of the population work in the localities.

4. To apply measures suitable to local socio-economic conditions in order to attain the objectives of the population policy.

5. To direct and organize the incorporation of population elements in the local socio-economic development plannings, plans and policies.

6. To inspect, examine, supervise, evaluate and preliminarily and finally review the implementation of the population work in the localities.

Article 31.- Proposing Vietnam Fatherland Front and its member organizations within the scope of their tasks

1. To organize the implementation of population work within the system, including:

a) Promulgating regulations, charters or other forms in order to attain the objectives of the population policy.

b) Organizing the application of measures suitable to the specific conditions and circumstances of their respective organizations in order to attain the objectives of the population policy; creating conditions for and mobilizing members of their organizations to be exemplary in materializing the objectives of the population policy, regulations, charters or other rules of their organizations.

c) Periodically evaluating, preliminarily and finally reviewing the materialization of objectives of population policy.

2. Giving comments on formulation of policies, plannings, plans on population, legal documents on population and participating in supervising the implementation of the law provisions on population.

3. Coordinating with the Population, Family and Children Offices of the same level in propagating, educating and mobilizing the entire population to materialize the objectives of population policy and providing population services according to competence.

Article 32.- Complaints, denunciations about population work

1. Agencies, organizations and individuals may complain about administrative decisions and/or administrative acts of competent State bodies, officials and/or employees in the implementation of policies and legislation on population.

2. Individuals may denounce with competent State agencies about acts of violating the legislation on population.

3. The competence, order and procedures for settling complaints and denunciations shall comply with the law provisions on complaints and denunciations.

Chapter V

COMMENDATION AND HANDLING OF VIOLATIONS

Article 33.- Commendation

1. Agencies, organizations and individuals recording achievements in the population work shall be commended and/or rewarded according to law provisions on commendation.

2. Agencies and organizations shall, within the ambit of their respective tasks and powers, take measures to encourage individuals and families to well materialize the objectives of the population policy, including:

a) Formulating policies on material incentives in the socio-economic policies and insurance policies for the attainment of objectives of the population policy.

b) Applying various forms of material and moral incentives in order to encourage individuals, families, organizations and communities to well materialize the objectives of the population policy, well implement the work of population propagation, mobilization, education and service provision.

Article 34.- Handling of violations

Those who commit acts of violating the provisions of this Decree and other relevant law provisions shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be disciplined, administratively sanctioned or examined for penal liability; if causing damage, they must pay compensations therefor according to law provisions.

Chapter VI

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 35.- Implementation effect

This Decree takes effect 15 days after its publication in the Official Gazette.

To annul Decision No.162/HDBT of October 18, 1988 of the Council of Ministers (now the Government) on a number of policies on population and family planning.

Article 36.- Implementation responsibilities

1. The Minister-Chairman of the Committee for Population, Family and Children shall have to guide the implementation of this Decree.

2. The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the Government-attached agencies, the presidents of the provincial/municipal People’s Committees, the heads of agencies, the heads of organizations and individuals shall have to implement this Decree.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Phan Van Khai

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decree 104/2003/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất