Chỉ thị 03/CT-BYT 2020 tăng cường công tác phòng, chống virus Corona

thuộc tính Chỉ thị 03/CT-BYT

Chỉ thị 03/CT-BYT của Bộ Y tế về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona
Cơ quan ban hành: Bộ Y tế
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:03/CT-BYT
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Chỉ thị
Người ký:Đỗ Xuân Tuyên
Ngày ban hành:22/01/2020
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Y tế-Sức khỏe, COVID-19

TÓM TẮT VĂN BẢN

Tăng cường phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp do vi rút Corona
Ngày 22/01/2020, Bộ Y tế đã ban hành Chỉ thị 03/CT-BYT về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona.

Tính đến ngày 21/01/2020, tại Trung Quốc ghi nhận 225 trường hợp mắc, 4 trường hợp tử vong vì bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona. Để chủ động tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh, ngăn chặn dịch bệnh lan truyền vào Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ thị các cấp, ngành thực hiện như sau:

Trước hết, Cục Y tế dự phòng chỉ đạo các đơn vị y tế tăng cường việc giám sát dịch bệnh tại cửa khẩu, đặc biệt tổ chức giám sát chặt chẽ bằng máy đo thân nhiệt từ xa và quan sát tình trạng sức khỏe đối với hành khách nhập cảnh về từ Thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc và vùng có dịch; phát hiện sớm, cách ly và xử lý kịp thời các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, không để lây lan ra cộng đồng.

Bên cạnh đó, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh cần chỉ đạo thực hiện phân tuyến, sẵn sàng thu dung, cách ly, cấp cứu, điều trị bệnh nhân, chỉ chuyển tuyến điều trị khi cần thiết để hạn chế đến mức thấp nhất sự lây lan của dịch bệnh; thực hiện chặt chẽ kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống lây nhiễm chéo tại các cơ sở khám, chữa bệnh.

Đồng thời, Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur chỉ đạo các tỉnh, thành phố tăng cường giám sát, lấy mẫu xét nghiệm tất cả các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh; giám sát, theo dõi sức khỏe tất cả những người có tiếp xúc gần với trường hợp bệnh trong vòng 14 ngày kể từ lần tiếp xúc cuối cùng.

Xem chi tiết Chỉ thị03/CT-BYT tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ Y TẾ

---------------

Số: 03/CT-BYT

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Hà Nội, ngày 22 tháng 01 năm 2020

 

 

CHỈ THỊ

Về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh
viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút
Corona

------------------

 

Hiện nay dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona diễn biến rất phức tạp, tính đến ngày 21/01/2020, tại Trung Quốc ghi nhận 225 trường hợp mắc, 4 trường hợp tử vong. Đã xảy ra các trường hợp mắc bệnh ở Bắc Kinh, Quảng Đông và đã có một số cán bộ y tế nhiễm bệnh. Đã ghi nhận một số trường hợp mắc bệnh xâm nhập tại Thái Lan 02 trường hợp (người dân thành phố Vũ Hán đến Thái Lan du lịch) và Nhật Bản 01 trường hợp (trở về từ thành phố Vũ Hán và có tiếp xúc với bệnh nhân mắc bệnh tại thành phố Vũ Hán). Tại Việt Nam, chưa ghi nhận trường hợp mắc bệnh nhưng nguy cơ bệnh xâm nhập vào nước ta là rất lớn, thông qua khách du lịch, người lao động nhập cảnh từ thành phố Vũ Hán và vùng có dịch về hằng ngày tại các cửa khẩu hàng không quốc tế là rất lớn, đặc biệt trong thời điểm gần tết Nguyên đán Canh Tý năm 2020 có sự gia tăng đi lại rất lớn giữa các khu vực, các quốc gia; cùng với điều kiện khí hậu mùa đông xuân lạnh ẩm rất thuận lợi cho tác nhân gây bệnh phát sinh và phát triển.

Để chủ động tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh, ngăn chặn dịch bệnh lan truyền vào Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ thị:

1. Cục Y tế dự phòng

- Thường xuyên cập nhật thông tin kịp thời từ WHO, Cơ quan đầu mối quốc gia thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế, mạng lưới văn phòng đáp ứng khẩn cấp khu vực ASEAN, tổng hợp tình hình dịch trong nước và quốc tế, thường xuyên báo cáo Lãnh đạo Bộ Y tế, Lãnh đạo Chính phủ và các đơn vị liên quan.

- Chỉ đạo các đơn vị y tế tăng cường việc giám sát dịch bệnh tại cửa khẩu, cơ sở y tế, cộng đồng, đặc biệt tổ chức giám sát chặt chẽ bằng máy đo thân nhiệt từ xa và quan sát tình trạng sức khỏe đối với các hành khách nhập cảnh về từ thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc và vùng có dịch; phát hiện sớm, cách ly và xử lý kịp thời các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, không để bệnh lây lan ra cộng đồng.

- Triển khai Kế hoạch đáp ứng phòng chống bệnh viêm phổi cấp do chủng mới của vi rút corona với 3 tình huống diễn biến dịch bệnh tới các địa phương, đơn vị y tế các tỉnh, thành phố.

- Duy trì mức hoạt động cảnh báo của Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, tổ chức đánh giá nguy cơ dịch bệnh lây truyền vào Việt Nam với sự tham gia của các chuyên gia quốc tế (WHO, US.CDC, FAO) và các đơn vị liên quan để kịp thời đề xuất các hoạt động phòng, chống dịch phù hợp.

- Chỉ đạo các đơn vị y tế đẩy mạnh thực hiện giám sát viêm phổi nặng, giám sát dựa vào sự kiện tại các cơ sở khám chữa bệnh và cộng đồng.

- Tiếp tục tổ chức các đoàn công tác trực tiếp đi kiểm tra, giám sát, đánh giá việc chỉ đạo và công tác chuẩn bị, sẵn sàng phòng chống dịch bệnh, trước hết tập trung vào các địa phương có cửa khẩu lớn và có đường biên giới giáp với Trung Quốc.

2. Cục Quản lý Khám, chữa bệnh

- Chỉ đạo, đôn đốc tất cả cơ sở khám chữa bệnh trong hệ thống điều trị từ Trung ương đến địa phương tăng cường giám sát để cách ly ngay trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, đặc biệt chú ý khai thác tiền sử người bệnh từng cư trú hoặc đến từ thành phố Vũ Hán, Hồ Bắc, Trung Quốc và vùng có dịch trong vòng 14 ngày.

- Chỉ đạo thực hiện phân tuyến sẵn sàng thu dung, cách ly, cấp cứu, điều trị bệnh nhân, chỉ chuyển tuyến điều trị khi cần thiết để hạn chế đến mức thấp nhất sự lây lan của dịch bệnh; thực hiện chặt chẽ kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống lây nhiễm chéo tại các các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, xây dựng phương án mở rộng điều trị trong trường hợp dịch bệnh lan rộng.

3. Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng

- Kịp thời cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng chống tới các báo, đài; thường xuyên cập nhật các khuyến cáo để truyền thông cho người dân, cộng đồng về dịch bệnh và chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống phù hợp, tránh gây hoang mang lo lắng.

- Phối hợp các cơ quan báo chí thực hiện công tác truyền thông phòng chống dịch bệnh, cung cấp thông tin cho báo chí thường xuyên hoặc đột xuất về tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng chống, chuyển tải các thông điệp truyền thông đến người dân và cộng đồng, tổ chức các tọa đàm, giao lưu trực tuyến, xây dựng các phóng sự, tin bài và mời báo chí tham gia các hoạt động phòng, chống dịch bệnh.

4. Vụ Hợp tác quốc tế

- Phối hợp với các cơ quan chức năng thuộc Bộ ngoại giao thu thập các thông tin về tình hình dịch và các biện pháp phòng chống của các nước từ các đơn vị ngoại giao của Việt Nam tại nước ngoài.

- Đầu mối liên hệ, huy động sự hỗ trợ từ các Tổ chức quốc tế cho công tác phòng chống dịch bệnh (tài chính, kỹ thuật, sinh phẩm, thuốc, hóa chất, trang thiết bị phòng chống dịch).

5. Vụ Kế hoạch - Tài chính

- Tổng hợp nhu cầu kinh phí phòng chống dịch trên cơ sở đề nghị của Cục Y tế dự phòng, các đơn vị thuộc Bộ Y tế, các Bộ, ngành liên quan trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

- Hướng dẫn các đơn vị, địa phương thực hiện các chế độ, chính sách cho các cán bộ tham gia công tác phòng chống dịch và lập kế hoạch kinh phí phòng chống dịch bệnh.

6. Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur

- Đẩy mạnh các hoạt động chỉ đạo, hỗ trợ chuyên môn cho các Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Trung tâm Y tế dự phòng, Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế các tỉnh, thành phố và các cơ sở khám chữa bệnh tăng cường giám sát, điều tra dịch tễ, lấy mẫu, bảo quản, vận chuyển mẫu bệnh phẩm để đảm bảo an toàn sinh học, chất lượng mẫu bệnh phẩm, chủ động phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ nhiễm tại các cửa khẩu, cộng đồng và tại các cơ sở khám chữa bệnh để thực hiện cách ly, xử lý sớm, triệt để, hạn chế tối đa sự lây lan trong cộng đồng.

- Chỉ đạo các tỉnh, thành phố tăng cường giám sát, lấy mẫu xét nghiệm tất cả các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh; giám sát, theo dõi tình trạng sức khỏe tất cả những người có tiếp xúc gần với trường hợp bệnh trong vòng 14 ngày kể từ lần tiếp xúc cuối cùng.

- Chủ động liên hệ chặt chẽ với các phòng xét nghiệm chuẩn thức của Tổ chức Y tế thế giới, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ hỗ trợ bộ mồi, chứng dương, sinh phẩm, cập nhật quy trình xét nghiệm, sẵn sàng trang thiết bị đảm bảo xét nghiệm chẩn đoán xác định tác nhân chủng mới của vi rút Corona.

- Tổ chức tập huấn chuyên môn kỹ thuật giám sát, phòng và chống dịch bệnh cho các địa phương trong khu vực phụ trách.

- Tiếp tục đẩy mạnh triển khai giám sát giám sát viêm phổi nặng do vi rút và giám sát dựa vào sự kiện tại các cơ sở y tế và cộng đồng.

- Đảm bảo hóa chất khử khuẩn, thiết bị, vật tư chuyên dụng, sẵn sàng các đội đáp ứng nhanh phòng chống dịch để hỗ trợ địa phương xử lý triệt để ổ dịch, không để dịch lan rộng.

7. Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe Trung ương

- Xây dựng các thông điệp truyền thông, tài liệu truyền thông, sản phẩm truyền thông mẫu về phòng chống dịch bệnh (tờ rơi, áp phích, tranh gấp, pano, clip phát thanh, truyền hình ...) tuyên truyền vận động nhân dân phòng chống dịch bệnh.

- Phối hợp với các đơn vị liên quan và cơ quan thông tin đại chúng để đăng tải tin, bài, phát sóng thông điệp, phóng sự trên các phương tiện thông tin đại chúng.

8. Bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế

- Chuẩn bị đầy đủ, sẵn sàng khu vực cách ly, phân khu điều trị, cơ số thuốc, trang thiết bị hồi sức cấp cứu và các phương tiện cần thiết để sẵn sàng tiếp nhận, cấp cứu và điều trị bệnh nhân. Giám sát chặt chẽ các trường hợp viêm đường hô hấp cấp, đặc biệt chú ý khai thác tiền sử các bệnh nhân đi về từ thành phố Vũ Hán và vùng có dịch.

- Thực hiện nghiêm kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống lây nhiễm chéo tại các bệnh viện. Thực hiện đầy đủ biện pháp phòng hộ cá nhân đối với nhân viên y tế khi thăm khám sàng lọc, chăm sóc, điều trị các trường hợp nghi ngờ hoặc mắc bệnh do chủng mới của vi rút corona.

- Kiện toàn các đội cấp cứu lưu động sẵn sàng hỗ trợ các đơn vị tuyến trước. Tích cực, chủ động trong công tác chỉ đạo tuyến và hỗ trợ tuyến dưới, đặc biệt là hỗ trợ trong công tác tập huấn về chẩn đoán, phân loại bệnh, điều trị, cách ly, phòng chống lây nhiễm chéo.

9. Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

- Xây dựng Kế hoạch đáp ứng với dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố phê duyệt. Triển khai ngay các hoạt động theo tình huống 1 (chưa ghi nhận trường hợp bệnh tại Việt Nam) và sẵn sàng triển khai các hoạt động theo tình huống 2 (xuất hiện các hợp bệnh xâm nhập vào Việt Nam) theo Kế hoạch đáp ứng với bệnh viêm phổi cấp do chủng mới của vi rút corona của Bộ Y tế.

- Chỉ đạo các Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Trung tâm Y tế dự phòng tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ bằng máy đo thân nhiệt từ xa và quan sát tình trạng sức khỏe tất cả các hành khách nhập cảnh từ thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc và vùng có dịch; khi phát hiện trường hợp có triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh cần thực hiện ngay việc cách ly, khám sàng lọc, lấy mẫu xét nghiệm và quản lý đối với các trường hợp nghi ngờ theo quy định để hạn chế lây lan.

- Chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tăng cường các biện pháp phòng hộ cho nhân viên y tế; thực hiện việc khám sàng lọc, phát hiện và lấy mẫu bệnh phẩm, cần lưu ý các trường hợp viêm phổi không rõ nguyên nhân, các trường hợp có tiền sử đi về từ vùng có dịch, có tiếp xúc với bệnh nhân nhiễm chủng vi rút mới Corona trong vòng 14 ngày. Chuẩn bị khu vực cách ly, phân khu điều trị, cơ số thuốc, trang thiết bị hồi sức cấp cứu và các phương tiện cần thiết để sẵn sàng thu dung, cấp cứu và điều trị bệnh nhân. Thành lập đội phản ứng nhanh nội viện, ngoại viện để sẵn sàng hỗ trợ bệnh viện tuyến dưới.

- Tăng cường truyền thông trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cộng đồng để người nhà bệnh nhân, hành khách nhập cảnh Việt Nam, cộng đồng hiểu và chủ động thực hiện các biện pháp phát hiện, phòng lây nhiễm để người bệnh tự giác khai báo tiền sử đi lại tại các khu vực có dịch và chủ động phòng chống phù hợp, tránh gây hoang mang lo lắng.

- Đẩy mạnh thực hiện giám sát viêm phổi nặng do vi rút, giám sát dựa vào sự kiện tại các cơ sở khám chữa bệnh và cộng đồng để phát hiện sớm các chùm trường hợp bệnh viêm phổi, các trường hợp viêm phổi nặng, lấy mẫu xét nghiệm xác định các tác nhân gây bệnh nhằm đáp ứng nhanh với các vụ dịch.

Nhận được Chỉ thị này, Lãnh đạo các Vụ, Cục, Văn phòng Bộ; Thủ trưởng các Đơn vị trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức triển khai và thực hiện tốt các nội dung trên./.

 

Nơi nhận:

- PTTg Vũ Đức Đam (để báo cáo);

- Các Đ/c Thứ trưởng Bộ Y tế;

- Văn phòng Trung ương Đảng;

- Văn phòng Chủ tịch nước;

- Văn phòng Chính phủ;

- Các Bộ: Thông tin và Truyền thông; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Giao thông vận tải; Quốc phòng; Công an; Ngoại giao;

- UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Các Vụ, Cục: YTDP, KCB, TT-KT, HTQT, KH-TC;

- Các đơn vị trực thuộc Bộ;

- Các Viện: Vệ sinh dịch tễ, Pasteur;

- Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;

- Trung tâm KSBT, YTDP tỉnh, thành phố;

- Trung tâm KDYTQT tỉnh, thành phố;

- Lưu: VT, DP.

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

 

 

 

 

 

 

 

 

Đỗ Xuân Tuyên

 

 

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 3514/QĐ-BYT của Bộ Y tế bãi bỏ Quyết định 5086/QĐ-BYT ngày 04/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục dùng chung mã hãng sản xuất vật tư y tế (Đợt 1) và nguyên tắc mã hóa vật tư y tế phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và Quyết định 2807/QĐ-BYT ngày 13/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Quyết định 5086/QĐ-BYT

Y tế-Sức khỏe

văn bản mới nhất