Thông tư liên tich 01/2003/TTLT-TANDTC-BQP-BNV-UBTWMTTQVN của Toà án nhân dân tối cao, Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ và Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về việc hướng dẫn thi hành một số quy định của Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Toà án nhân dân

thuộc tính Thông tư liên tịch 01/2003/TTLT-TANDTC-BQP-BNV-UBTWMTTQVN

Thông tư liên tich 01/2003/TTLT-TANDTC-BQP-BNV-UBTWMTTQVN của Toà án nhân dân tối cao, Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ và Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về việc hướng dẫn thi hành một số quy định của Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Toà án nhân dân
Cơ quan ban hành: Bộ Nội vụ; Bộ Quốc phòng; Tòa án nhân dân tối cao; Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:01/2003/TTLT-TANDTC-BQP-BNV-UBTWMTTQVN
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư liên tịch
Người ký:Đặng Quang Phương; Nguyễn Trọng Điều; Đỗ Duy Thường; Nguyễn Văn Được
Ngày ban hành:01/04/2003
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tư pháp-Hộ tịch

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư liên tịch 01/2003/TTLT-TANDTC-BQP-BNV-UBTWMTTQVN

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THÔNG TƯ

LIÊN TỊCH TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO - BỘ QUỐC PHÒNG -
BỘ NỘI VỤ - UỶ BAN TRUNG ƯƠNG MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM
SỐ 01/2003/TTLT-TANDTC-BQP-BNV-UBTWMTTQVN
NGÀY 01 THÁNG 4 NĂM 2003 HƯỚNG DẪN THI HÀNH
MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LỆNH THẨM PHÁN
VÀ HỘI THẨM TOÀ ÁN NHÂN DÂN

 

Căn cứ vào Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã được sửa đổi, bổ sung ngày 16 tháng 12 năm 2002;

Căn cứ vào Điều 43 của Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòn án nhân dân,

Để thi hành đúng và thống nhất các quy định của Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông qua ngày 04 tháng 10 năm 2002 và có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 10 năm 2002 Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ và Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn một số điểm sau đây:

 

I. VỀ TIÊU CHUẨN THẨM PHÁN

 

1. Theo quy định tại các Điều 1 và 2 Nghị quyết số 131/2002/NQ-UBTVQH11 ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội "Quy định một số điểm về việc thi hành Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân, Pháp lệnh Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân", khi tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán cần chú ý:

a) Đối với người chưa có thời gian làm Thẩm phán Tòa án nhân dân (lần đầu được đề nghị tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán) để có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án cấp nào, thì cần phải có đủ các tiêu chuẩn quy định tại các Điều 20, 21, 22 và 23 tương ứng của Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân (sau đây gọi tắt là Pháp lệnh).

b) Đối với người đã có thời gian làm Thẩm phán Tòa án nhân dân chưa có chứng chỉ đào tạo về nghiệp vụ xét xử, nhưng có đủ các tiêu chuẩn khác quy định tại các Điều 20, 21, 22 và 23 tương ứng của Pháp lệnh, thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án cấp tương ứng mà không đòi hỏi phải có chứng chỉ đào tạo về nghiệp vụ xét xử.

c) Đối với người đang là Thẩm phán được bổ nhiệm trước ngày 15 tháng 10 năm 2002 chưa có trình độ cử nhân luật, chưa có chứng chỉ đào tạo về nghiệp vụ xét xử mà có đủ các tiêu chuẩn khác theo quy định của Pháp lệnh thì chỉ có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm lại làm Thẩm phán Tòa án cấp đó, nhưng trong nhiệm kỳ mới phải học tập để có trình độ cử nhân luật.

d) Đối với người chia có đủ thời gian làm công tác pháp luật, chưa được đào tạo về nghiệp vụ xét xử, nhưng có đủ các tiêu chuẩn khác theo quy định của Pháp lệnh, thì chỉ có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán trong trường hợp đặc biệt và phải được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền điều động đến công tác tại ngành Tòa án nhân dân. Trường hợp đặc biệt là trường hợp nếu người đó được bổ nhiệm làm Thẩm phán thì sẽ bổ nhiệm họ làm Chánh án hoặc Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp đó.

2. Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết và trung thực, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa phải là:

a) Không có bất kỳ hành vi nào gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, nền quốc phòng toàn dân, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

b) Chấp hành nghiêm chỉnh Hiến pháp và pháp luật, các chủ trương của Đảng và các chính sách của Nhà nước, có cuộc sống lành mạnh và tôn trọng các quy tắc sinh hoạt công cộng;

c) Kiên quyết đấu tranh chống lại những người, những hành vi có hại đến Đảng, đến Tổ quốc và nhân dân,

d) Tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền;

đ) Có tinh thần đấu tranh tự phê bình và phê bình, bảo vệ công lý;

e) Không thuộc trường hợp quy định tại Điều 2 Chương I của Quy định số 75/QĐ-TW ngày 25/4/2000 của Bộ Chính trị;

g) Không làm những việc quy định tại Điều 15 của Pháp lệnh;

h) Chưa bao giờ bị kết án (kể cả trường hợp đã được xóa án tích).

3. "Có trình độ cử nhân luật" là phải có bằng tốt nghiệp đại học về chuyên ngành luật do các trường đại học trong nước có chức năng đào tạo đại học về chuyên ngành luật theo quy định cấp; nếu văn bằng tốt nghiệp đại học về chuyên ngành luật do cơ sở đào tạo của nước ngoài cấp, thì văn bằng đó phải được công nhận ở Việt Nam theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam.

4. "Đã được đào tạo về nghiệp vụ xét xử" là phải có chứng chỉ về đàn tạo nghiệp vụ xét xử do cơ quan có chức năng đào tạo các chức danh tư pháp cấp; nếu là chứng chỉ do các cơ sở đào tạo của nước ngoài cấp thì phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam công nhận.

5. "Thời gian làm công tác pháp luật" là thời gian công tác kể từ khi được xếp vào một ngạch công chức bao gồm Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên, Chấp hành viên, Chuyên viên hoặc Nghiên cứu viên pháp lý, Điều tra viên, Kiểm sát viên, Công chứng viên, Thanh tra viên, cán bộ bảo vệ an ninh trong Quân đội, cán bộ pháp chế, giảng viên về chuyên ngành luật. Thời gian được bầu hoặc cử làm Hội thẩm, thời gian làm Luật sư cũng được coi là "thời gian làm công tác pháp luật".

6. "Có năng lực làm công tác xét xử" là có khả năng hoàn thành tốt công tác xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp tương ứng mà người đó có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán theo nhận xét, đánh giá của cơ quan, đơn vị quản lý công chức hoặc có những bài viết, công trình nghiên cứu chuyên sâu về pháp luật có giá trị được công bố hoặc được áp dụng vào thực tiễn.

7. "Có sức khỏe hoàn thành nhiệm vụ được giao" là có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, ngoài thể lực cần thiết, còn bao gồm yếu tố ngoại hình đó là không có dị tật, dị hình ảnh hưởng trực tiếp đến tư thế hoặc việc thực hiện nhiệm vụ của người Thẩm phán.

8. Đối với người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang bị xem xét xử lý kỷ luật, nhưng chưa có quyết định giải quyết cuối cùng của người hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, thì chưa có đủ điều kiện để có thể được đề nghị tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán.

 

II. VỀ HỘI ĐỒNG TUYỂN CHỌN THẨM PHÁN

 

1. Việc thay đổi thành viên Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán

a) Theo quy định tại khoản 1 Điều 27 của Pháp lệnh thì Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp tỉnh là Chủ tịch Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện; do đó, khi có sự thay đổi hay phân công lại giữa Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp tỉnh về việc thực hiện nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán, thì Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông báo bằng văn bản cho Chánh án Tòa án nhân dân tối cao biết.

b) Theo quy định tại khoản 1 Điều 27 của Pháp lệnh thì Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh là thành viên đương nhiên của Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện; do đó, người nào được bổ nhiệm giữ chức vụ Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc được giao quyền Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh theo quyết định của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, thì người đó đương nhiên là thành viên của Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán mà không cần phải có quyết định của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao cử làm ủy viên Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện.

c) Khi cần có sự thay đổi, người đại diện lãnh đạo Ban tổ chức chính quyền, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban chấp hành Hội luật gia cấp tỉnh làm thành viên Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện thì cơ quan, tổ chức có đại diện cần thay đổi có văn bản gửi Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp tỉnh đề nghị việc thay đổi đó. Kèm theo văn bản này là lý lịch trích ngang của người được đề cử mới. Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp tỉnh làm văn bản đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ra quyết định thay đổi thành viên Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện. Kèm theo văn bản này là văn bản của cơ quan, tổ chức có đại diện cần thay đổi thành viên Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán và lý lịch trích ngang của người được đề cử mới.

d) Khi cần có sự thay đổi người đại diện lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban chấp hành Trung ương Hội Luật gia Việt Nam làm thành viên Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán Tòa án quân sự cấp quân khu, Thẩm phán Tòa án quân sự khu vực thì cơ quan, tổ chức có đại diện cần thay đổi có văn bản gửi Chánh án Tòa án quân sự Trung ương đề nghị việc thay đổi đó. Kèm theo vản bản này là lý lịch trích ngang của người được đề cử mới. Chánh án Tòa án quân sự Trung ương làm văn bản đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ra quyết định thay đổi thành viên Hội đồng tuyển chọn thẩm phán Tòa án quân sự cấp quân khu, Thẩm phán Tòa án quân sự khu vực. Kèm theo văn bản này là văn bản của cơ quan, tổ chức có đại diện cần thay đổi thành viên Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán và lý lịch trích ngang của người được đề cử mới.


2. Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán làm việc theo Quy chế làm việc của Hội đồng tuyển chọn Thầm phán do Tòa án nhân dân tối cao ban hành sau khi thống nhất với Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ và Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

3. Kinh phí hoạt động của Hội đồng tuyển chọn Thấm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Thấm phán Tòa án nhân dân cấp huyện được dự toán trong kinh phí hoạt động của các Tòa án nhân dân địa phương. Tùy theo điều kiện của từng nơi, Hội đồng nhân dân địa phương có thể quyết định hỗ trợ một phần kinh phí hoạt động cho Hội đồng từ ngân sách địa phương.

Kinh phí hoạt động của Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán Tòa án quân sự cấp quân khu, Thẩm phán Tòa án quân sự khu vực được dự toán trong kinh phí hoạt động của Toà án quân sự Trung ương.

 

III. VỀ VIỆC CHUẨN BỊ NHÂN SỰ, CHUẨN BỊ HỒ SƠ
ĐỐI VỚI NGƯỜI ĐƯỢC ĐỀ NGHỊ TUYỂN CHỌN
VÀ BỔ NHIỆM LÀM THẨM PHÁN

 

1. Theo quy định tại khoản 2 Điều 27 và khoản 2 Điều 28 của Pháp lệnh thì Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chuẩn bị nhân sự, chuẩn bị hồ sơ đối với người được đề nghị tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện; chánh án Tòa án quân sự Trung ương có trách nhiệm chuẩn bị nhân sự, chuẩn bị hồ sơ đối với người được đề nghị tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án quân sự cấp quân khu, Thẩm phán Tòa án quân sự khu vực.

Phòng Tổ chức - cán bộ Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc Phòng Tổ chức - cán bộ Tòa án quân sự Trung ương giúp Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc Chánh án Tòa án quân sự Trung ương trong việc chuẩn bị nhân sự, chuẩn bị hồ sơ đối với người được đề nghị tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán cũng như giúp việc cho Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán trong công tác tuyển chọn và đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm Thẩm phán.

2. Việc chuẩn bị nhân sự để đề nghị Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán tuyển chọn được thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Căn cứ vào nhu cầu Thẩm phán, trên cơ sở đề nghị của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh lập danh sách trích ngang những người được đề nghị tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh, danh sách trích ngang những người được đề nghị tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện; Chánh án Tòa án quân sự Trung ương lập danh sách trích ngang những người được đề nghị tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án quân sự cấp quân khu, danh sách trích ngang những người được đề nghị tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án quân sự khu vực.

Bước 2: Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự Trung ương tổ chức lấy ý kiến của cơ quan, đơn vị, tổ chức nơi người đó công tác như sau:

a) Về đối tượng tham gia lấy ý kiến:

Đối với người đang công tác trong ngành Tòa án nhân dân được đề nghị tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán thì đối tượng tham gia lấy ý kiến bao gồm toàn thể cán bộ, công chức của Tòa án nơi người được đề nghị tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán đang công tác, nếu Tòa án đó có số lượng cán bộ, công chức dưới 70 người; nếu Tòa án đó có số lượng cán bộ, công chức từ 70 người trở lên thì đối tượng tham gia lấy ý kiến bao gồm các Thẩm phán, những người có chức vụ từ Phó Trưởng phòng và tương đương trở lên.

Đối với người đang công tác ngoài ngành Tòa án nhân dân được đề nghị tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán thì đối tượng tham gia lấy ý kiến bao gồm toàn thể cán bộ, công chức... của cơ quan, đơn vị, tổ chức nơi người được đề nghị tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán công tác, nếu cơ quan, đơn vị, tổ chức đó có số lượng cán bộ, công chức... dưới 70 người; nếu cơ quan, đơn vị, tổ chức đó có lượng cán bộ, công chức... từ 70 người trở lên thì đối tượng tham gia lấy ý kiến do Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự Trung ương phối hợp với thủ trưởng cơ quan, đơn vị, tổ chức đó quyết định nhưng số lượng đại biểu của cán bộ, công chức... tham gia lấy ý kiến không dưới 50 người của cơ quan, đơn vị, tổ chức đó.

b) Về hình thức lấy ý kiến:

Việc lấy ý kiến được thực hiện tại hội nghị (hoặc hội nghị đại biểu) cán bộ, công chức... của cơ quan, đơn vị, tổ chức nơi người được đề nghị tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán đang công tác bằng hình thức bỏ phiếu kín.

c) Về trình tự lấy ý kiến:

- Sau khi tuyên bố lý do, thành phần hội nghị, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự Trung ương (hoặc người được Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự Trung ương ủy quyền) nêu rõ nhu cầu bổ nhiệm Thẩm phán; phổ biến tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán; thông báo danh sách những người được đề nghị tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán; đọc tóm tắt lý lịch, quá trình học tập, công tác, tự nhận xét, đánh giá ưu khuyết điểm của người được đề nghị tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán và nhận xét, đánh giá của thủ trưởng cơ quan, đơn vị, tổ chức nơi người được đề nghị tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán công tác; hướng dẫn việc ghi phiếu và phát phiếu;

- Những người tham gia lấy ý kiến ghi phiếu và bỏ phiếu;

- Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự Trung ương (hoặc người được Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự Trung ương ủy quyền) cùng với ít nhất hai người trong số những người tham gia lấy ý kiến kiểm tra tổng số phiếu thu được (không kiểm phiếu) và đóng gói niêm phong trong một phong bì lớn có chữ ký của tất cả những người tham gia kiểm tra, có ghi tổng số phiếu thu được ngoài phong bì.

Bước 3: Tập thể lãnh đạo Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc Tòa án quân sự Trung ương và Trưởng phòng Tổ chức - Cán bộ của Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc Tòa án quân sự Trung ương tiến hành kiểm phiếu, lập biên bản kiểm phiếu; phân tích kết quả lấy ý kiến; xác minh, kết luận những vấn đề mới nảy sinh (nếu có); thảo luận, nhận xét, đánh giá và biểu quyết nhân sự. Nhân sự được đề nghị tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán phải được đa số các thành viên tập thể lãnh đạo Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc Tòa án quân sự Trung ương tán thành. Về nguyên tắc, không xét đối với những trường hợp chỉ được không quá 30% tổng số phiếu hợp lệ đồng ý đề nghị tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán. Đối với trường hợp chỉ được 50% trở xuống tổng số phiếu hợp lệ đồng ý đề nghị tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán mà đa số các thành viên tập thể lãnh đạo Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc Tòa án quân sự Trung ương đề nghị tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán thì cần nêu rõ lý do cụ thể.

Bước 4: Lập hồ sơ của những người được đề nghị tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán (mỗi người được đề nghị tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán phải có hai hồ sơ).

3. Trong quá trình chuẩn bị nhân sự mà có đơn, thư khiếu nại, tố cáo (nếu theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo cần phải xác minh) hoặc có ý kiến của một trong các thành viên Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán phản ánh không tốt về đạo đức, lối sống, quan hệ xã hội của người được đề nghị tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện ở nơi cư trú, thì tùy từng trường hợp cụ thể, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm phối hợp với Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp tổ chức xác minh lấy ý kiến của đại diện Uỷ ban nhân dân, Thường trực Đảng ủy, Ban thường trực Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã theo trình tự:

a) Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh phối hợp với Chủ tịch Uỷ ban Mật trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp thành lập và cử tổ công tác bao gồm cán bộ của Tòa án nhân dân cấp tỉnh và cán bộ của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh về địa phương để xác minh lấy ý kiến của đại diện Uỷ ban nhân dân, Thường trục Đảng ủy, Ban thường trực Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã.

b) Tổ công tác phối hợp với Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã tổ chức cuộc họp lấy ý kiến của đại diện Uỷ ban nhân dân, Thường trực Đảng ủy, Ban thường trực Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã.

c) Các ý kiến của đại diện Uỷ ban nhân dân, Thường trực Đảng ủy, Ban thường trực Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã đối với các vấn đề cần xác minh, lấy ý kiến có liên quan đến người được đề nghị tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán phải được ghi thành biên bản có chữ ký của những người tham gia cuộc họp và đóng dấu của Uỷ ban nhân dân hoặc dấu của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã.

Trong trường hợp đặc biệt, tại cuộc họp xác minh lấy ý kiến nói trên, nếu đại diện của Uỷ ban nhân dân hoặc đại diện của Thường trực Đảng ủy hoặc đại diện của Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã đề nghị phải lấy ý kiến cử tri của thôn, xóm hoặc tổ dân phố nơi người được đề nghị tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán cư trú và các đại biểu tham gia cuộc họp xét thấy việc lấy ý kiến của cử tri đối với người đó là cần thiết thì ý kiến đề nghị đó phải được ghi vào biên bản cuộc họp và giao cho Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã tiến hành việc lấy ý kiến của cử tri nơi cư trú. Việc lấy ý kiến của cử tri nơi cư trú đối với người được đề nghị tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán được thực hiện theo hướng dẫn của Ban thường trực Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

4. Đối với ý kiến phản ánh không tốt về đạo đức, lối sống, quan hệ xã hội của người được đề nghị tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án quân sự cấp quân khu, Thẩm phán Tòa án quân sự khu vực ở nơi cư trú, nơi đóng quân, thì việc xác minh, kết luận do Chánh án Tòa án quân sự Trung ương hướng dẫn, tổ chức thực hiện theo quy định của Bộ Quốc phòng.

5. Hồ sơ của người lần đầu được đề nghị tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện, Thẩm phán Tòa án quân sự cấp quân khu, Thẩm phán Tòa án quân sự khu vực gồm có:

a) Đơn xin tình nguyện làm Thẩm phán (theo mẫu của Tòa án nhân dân tối cao);

b) Sơ yếu lý lịch có dán ảnh (4 x 6 cm) và phải có xác nhận của cơ quan quản lý cán bộ (theo Mẫu TCTW 2b của Ban Tổ chức Trung ương Đảng);

c) Bản kê khai tài sản (theo mẫu ban hành kèm theo Nghị định số 13/NĐ-CP ngày 30/01/2002 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 64/NĐ-CP ngày 17/8/1998 của Chính phủ);

d) Các bản sao bằng tốt nghiệp đại học luật, chứng chỉ về đào tạo nghiệp vụ xét xử, các văn bằng, chứng chỉ về trình độ lý luận chính trị và các văn bằng, chứng chỉ khác liên quan đến việc tuyển chọn và bổ nhiệm Thẩm phán (nếu có) có chứng thực của cơ quan cấp văn bằng, chứng chỉ đó hoặc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền chứng thực hoặc của Công chứng Nhà nước;

đ) Bản tự kiểm điểm của người được đề nghị tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán (theo mẫu của Tòa án nhân dân tối cao);

e) Bản nhận xét, đánh giá của thủ trưởng cơ quan, đơn vị, tổ chức có người được đề nghị tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán về quá trình công tác, năng lực chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất chính trị và đạo đức, lối sống của người đó;

g) Biên bản kiểm phiếu lấy ý kiến của cơ quan, đơn vị, tổ chức được hướng dẫn tại bước 2 Mục 2 Phần III của Thông tư liên tịch này đối với người được đề nghị tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán;

h) Biên bản xác minh lấy ý kiến, Biên bản lấy ý kiến cử tri được hướng dẫn tại điểm 3, điểm 4 Mục III của Thông tư liên tịch này (nếu có);

i. Văn bản đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc Chánh án Tòa án quân sự Trung ương đối với người được đề nghị tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán;

6. Hồ sơ của người được đề nghị tuyển chọn và bổ nhiệm lại Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện, Thẩm phán Tòa án quân sự cấp quân khu, Thẩm phán Tòa án quân sự khu vực gồm có:

a) Đơn xin tình nguyện làm Thấm phán (theo mẫu của Tòa án nhân dân tối cao);

b) Bổ sung sơ yếu lý lịch từ ngày được bổ nhiệm làm Thẩm phán nhiệm kỳ vừa qua đến ngày được đề nghị tuyển chọn và bổ nhiệm lại Thẩm phán, có dán ảnh (4 x 6 cm) và phải có xác nhận của cơ quan quản lý cán bộ (theo Mẫu TCTW 2b của Ban Tổ chức Trung ương Đảng);

c) Bổ sung bản kê khai tài sản từ ngày được bổ nhiệm làm Thẩm phán nhiệm kỳ vừa qua đến ngày được đề nghị tuyển chọn và bổ nhiệm lại Thẩm phán (nếu có);

d) Bổ sung các bản sao bằng tốt nghiệp đại học luật và các văn bằng, chứng chỉ khác (nếu có) có chứng thực của cơ quan cấp văn bằng, chứng chỉ đó hoặc của cơ quan của cơ quan nhà nước có thẩm quyền chứng thực hoặc của Công chứng Nhà nước;

đ) Bản tự kiểm điểm của người được đề nghị tuyển chọn và bổ nhiệm lại Thẩm phán trong nhiệm kỳ Thẩm phán vừa qua (theo mẫu của Tòa án nhân dân tối cao);

e) Bản nhận xét của thủ trưởng cơ quan, đơn vị, tổ chức có người được đề nghị tuyển chọn và bổ nhiệm lại Thẩm phán về quá trình công tác, năng lực chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất chính trị và đạo đức, lối sống của người đó;

g) Biên bản xác minh lấy ý kiến, Biên bản lấy ý kiến cử tri được hướng dẫn tại điểm 3, điểm 4 Mục III của Thông tư liên tịch này (nếu có);

h) Văn bản đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc Chánh án Tòa án quân sự Trung ương đối với người được đề nghị tuyển chọn và bổ nhiệm lại Thẩm phán.

7. Kèm theo hai hồ sơ, người được đề nghị tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán phải có hai ảnh (3 x 4 cm) để cấp Giấy chứng minh Thẩm phán (nếu được bổ nhiệm).

8. Sau khi lập xong hồ sơ và danh sách trích ngang của những người được đề nghị tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc Chánh án Tòa án quân sự Trung ương tổ chức sao thêm ba bộ. Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh phải báo cáo cho Chủ tịch Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán biết để quyết định mở phiên họp của Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán. Sau khi Chủ tịch Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán quyết định sẽ mở phiên họp tuyển chọn Thẩm phán, thì Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc Chánh án Tòa án quân sự Trung ương cho gửi hồ sơ và danh sách trích ngang của những người được đề nghị tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán đến các thành viên Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán. Hai hồ sơ gốc, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc Chánh án Tòa án quân sự Trung ương giữ một hồ sơ và gửi cho Chủ tịch Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán hoặc đại diện Bộ Quốc phòng là thành viên Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán một hồ sơ; ba hồ sơ sao được gửi cho các thành viên còn lại mỗi người một hồ sơ.

 

IV. VỀ VIỆC CHUẨN BỊ HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ MIỄN NHIỆM
CHỨC DANH THẨM PHÁN, CÁCH CHỨC
CHỨC DANH THẨM PHÁN

 

1. Theo quy định tại khoản 2 Điều 27 và khoản 2 Điều 28 của Pháp lệnh thì Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chuẩn bị hồ sơ đề nghị miễn nhiệm chức danh Thẩm phán, cách chức chức danh Thẩm phán đối với Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện; Chánh án Tòa án quân sự Trung ương có trách nhiệm chuẩn bị hồ sơ đề nghị miễn nhiệm chức danh Thẩm phán, cách chức chức danh Thẩm phán đối với Thẩm phán Tòa án quân sự cấp quân khu, Thẩm phán Tòa án quân sự khu vực.

Phòng Tổ chức - Cán bộ Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc Phòng Tổ chức - Cán bộ Tòa án quân sự Trung ương giúp Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc Chánh án Tòa án quân sự Trung ương trong việc chuẩn bị hồ sơ đề nghị miễn nhiệm chức danh Thẩm phán, cách chức chức danh Thẩm phán cũng như giúp việc cho Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán trong công việc xem xét và đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao miễn nhiệm chức danh Thẩm phán, cách chức chức danh Thẩm phán.

2. Hổ sơ đề nghị miễn nhiệm chức danh Thẩm phán gồm có:

a) Đơn xin miễn nhiệm chức danh Thẩm phán, trong đó nêu rõ lý do của việc xin miễn nhiệm chức danh Thẩm phán.

Riêng đối với trường hợp người được đề nghị miễn nhiệm chức danh Thẩm phán để chuyển công tác khác theo sự điều động của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thì không cần phải có đơn xin miễn nhiệm chức danh Thẩm phán, nhưng phải có bản sao quyết định điều động cán bộ và văn bản báo cáo của Chánh án Tòa án nơi Thẩm phán đó công tác về việc điều động cán bộ đối với Thẩm phán đó.

b) Các tài liệu chứng minh lý do xin miễn nhiệm chức danh Thẩm phán như giấy chứng nhận sức khỏe, giấy chứng nhận hoàn cảnh gia đình khó khăn... (nếu có);

c) Ý kiến bằng văn bản của Chánh án Tòa án nơi Thẩm phán đó công tác;

d) Văn bản của Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc Chánh án Tòa án quân sự Trung ương đề nghị miễn nhiệm chức danh Thẩm phán.

3. Hồ sơ đề nghị cách chức chức danh Thẩm phán gồm có:

a) Bản tự kiểm điểm của Thẩm phán có một trong các hành vi quy định tại khoản 2 Điều 30 của Pháp lệnh. Trong trường hợp Thẩm phán không chịu làm bản tự kiểm điểm thì phải có văn bản báo cáo của Chánh án Tòa án nơi Thẩm phán đó công tác;

b) Biên bản họp xét kỷ luật đối với Thẩm phán có hành vi vi phạm kỷ luật;

c) Các tài liệu chứng minh hành vi vi phạm của Thẩm phán (nếu có);

d) Quyết định kỷ luật của người hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với Thẩm phán (nếu có);

đ) Văn bản của Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc Chánh án Tòa án quân sự Trung ương đề nghị cách chức chức danh Thẩm phán.

4. Sau khi lập xong hồ sơ đề nghị miễn nhiệm chức danh Thẩm phán, cách chức chức danh Thẩm phán, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc Chánh án Tòa án quân sự Trung ương tổ chức sao thêm ba bộ. Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh phải thông báo cho Chủ tịch Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán biết để quyết định mở phiên họp của Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán.

Sau khi Chủ tịch Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán quyết định mở phiên họp xem xét việc miễn nhiệm hoặc cách chức chức danh Thẩm phán, thì Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc Chánh án Tòa án quân sự Trung ương cho gửi hồ sơ đề nghị miễn nhiệm chức danh Thẩm phán, cách chức chức danh Thẩm phán đến các thành viên Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán. Hai hồ sơ gốc, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc Chánh án Tòa án quân sự Trung ương giữ một hồ sơ và gửi cho Chủ tịch Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán hoặc đại diện Bộ Quốc phòng là thành viên Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán một hồ sơ; ba hồ sơ sao được gửi cho các thành viên còn lại mỗi người một hồ sơ.

5. Đối với trường hợp Thẩm phán đương nhiên được miễn nhiệm chức danh Thẩm phán quy định tại khoản 1 Điều 29 của Pháp lệnh, thì Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc Chánh án Tòa án quân sự Trung ương báo cáo bằng văn bản cho Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kèm theo bản sao Quyết định cho Thẩm phán nghỉ hưu để rút tên trong danh sách Thẩm phán.

6. Đối với trường hợp Thẩm phán đương nhiên bị mất chức danh Thẩm phán quy định tại khoản 1 Điều 30 của Pháp lệnh, thì Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc Chánh án Toà án quân sự Trung ương báo cáo bằng văn bản cho Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kèm theo bản sao bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật đối với Thẩm phán đó để xóa tên trong danh sách Thẩm phán.

 

V. BẢO ĐẢM NGUYÊN TẮC ĐẢNG LàNH ĐẠO
ĐỐI VỚI CÔNG TÁC CÁN BỘ

 

Việc chuẩn bị nhân sự, chuẩn bị hồ sơ đối với người được đề nghị tuyển chọn và bổ nhiệm Thẩm phán, việc chuẩn bị hồ sơ đề nghị miễn nhiệm chức danh Thẩm phán, cách chức chức danh Thẩm phán phải tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc Đảng lãnh đạo đối với công tác cán bộ và phải thực hiện đúng các quy định của Đảng về công tác cán bộ.

 


VI. HIỆU LỰC THI HÀNH CỦA THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

 

1. Thông tư liên tịch này có hiệu lực sau mười lăm ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc cần được giải thích hoặc hướng dẫn bổ sung, thì đề nghị phản ánh cho Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có sự giải thích hoặc hướng dẫn bổ sung kịp thời.

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 2134/QĐ-BTP của Bộ Tư pháp về việc ban hành Kế hoạch phát động phong trào thi đua đặc biệt “Đẩy nhanh tiến độ, về đích sớm, hoàn thành thắng lợi chỉ tiêu, nhiệm vụ các phong trào thi đua của Bộ, ngành Tư pháp giai đoạn 2021 – 2025, lập thành tích xuất sắc chào mừng Kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống ngành Tư pháp (28/8/1945- 28/8/2025) và Đại hội thi đua yêu nước ngành Tư pháp lần thứ VI”

Thi đua-Khen thưởng-Kỷ luật, Tư pháp-Hộ tịch

văn bản mới nhất