Thông tư 20/2010/TT-BTP thi hành Nghị định về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật

thuộc tính Thông tư 20/2010/TT-BTP

Thông tư 20/2010/TT-BTP của Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 40/2010/NĐ-CP ngày 12/04/2010 của Chính phủ về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật
Cơ quan ban hành: Bộ Tư pháp
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:20/2010/TT-BTP
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Đinh Trung Tụng
Ngày ban hành:30/11/2010
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tư pháp-Hộ tịch

TÓM TẮT VĂN BẢN

Kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật
Ngày 30/11/2010, Bộ Tư pháp ban hành Thông tư số 20/2010/TT-BTP quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 40/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật ( gọi tắt là Nghị định số 40).
Theo đó, văn bản được kiểm tra và xử lý theo quy định tại Nghị định số 40 bao gồm những văn bản quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 40; văn bản có chứa quy phạm pháp luật nhưng không được ban hành bằng hình thức văn bản quy phạm pháp luật; văn bản có chứa quy phạm pháp luật hoặc có thể thức và nội dung như văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan, người không có thẩm quyền tại Bộ, ngành và địa phương ban hành khi nhận được yêu cầu, kiến nghị của cơ quan, tổ chức và cá nhân và của thông tin đại chúng cũng được kiểm tra, xử lý theo quy định của Nghị định số 40.
Nội dung kiểm tra văn bản theo quy định là việc xem xét, đánh giá và kết luận về tính hợp hiến, hợp pháp của văn bản theo các nội dung như: Căn cứ cho việc ban hành; Thẩm quyền ban hành, Nội dung văn bản có phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành cũng như về thể thức, kỹ thuật và trình tự, thủ tục xây dựng.
Văn bản làm cơ sở pháp lý để xác định nội dung trái pháp luật của văn bản được kiểm tra quy định tại Điều 6 của Nghị định số 40 phải là văn bản đảm bảo các điều kiện như: có hiệu lực pháp lý cao hơn văn bản được kiểm tra trên cơ sở cơ quan hoặc người có thẩm quyền ban hành; văn bản đang có hiệu lực hoặc đã được ký ban hành, thông qua nhưng chưa có hiệu lực tại thời điểm để kiểm tra. Trong trường hợp các văn bản là cơ sở pháp lý để xác định nội dung trái pháp luật của văn bản được kiểm tra có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn. Trong trường hợp văn bản là cơ sở pháp lý để kiểm tra đều do một cơ quan ban hành về cùng một vấn đề nhưng có quy định khác nhau thì áp dụng quy định của văn bản được ban hành sau…
Thông tư có hiệu lực từ ngày 15/01/2010 và thay thế Thông tư số 01/2001/TT-BTP ngày 16/6/2004 của Bộ Tư pháp.

Xem chi tiết Thông tư20/2010/TT-BTP tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ TƯ PHÁP
-------------------
Số: 20/2010/TT-BTP
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------------------
Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2010
 
 
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 40/2010/NĐ-CP NGÀY 12/4/2010 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
 
 
Căn cứ Nghị định số 93/2008/NĐ-CP ngày 22/8/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
Căn cứ Nghị định số 40/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật;
Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 40/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật như sau:
 
Chương 1.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
 
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh của Thông tư
Thông tư này quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 40/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật (sau đây gọi tắt là Nghị định số 40).
Điều 2. Văn bản thuộc đối tượng kiểm tra, xử lý
Văn bản được kiểm tra và xử lý theo quy định tại Nghị định số 40 bao gồm:
1. Văn bản quy phạm pháp luật quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 40.
2. Văn bản có chứa quy phạm pháp luật nhưng không được ban hành bằng hình thức văn bản quy phạm pháp luật; văn bản có chứa quy phạm pháp luật hoặc có thể thức và nội dung như văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan, người không có thẩm quyền tại Bộ, ngành và địa phương ban hành khi nhận được yêu cầu, kiến nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân và của cơ quan thông tin đại chúng cũng được kiểm tra, xử lý theo quy định tại khoản 3 Điều 1 của Nghị định số 40, bao gồm:
a) Văn bản có chứa quy phạm pháp luật do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp ban hành hoặc liên tịch ban hành nhưng không được ban hành bằng hình thức thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, thông tư liên tịch giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định, chỉ thị của Ủy ban nhân dân;
b) Văn bản có thể thức và nội dung như văn bản quy phạm pháp luật (ví dụ: thông tư, nghị quyết, quyết định, chỉ thị), văn bản có thể thức không phải là văn bản quy phạm pháp luật nhưng có chứa quy phạm pháp luật (ví dụ: công văn, thông cáo, thông báo, quy định, quy chế, điều lệ, chương trình, kế hoạch và các hình thức văn bản hành chính khác) do cơ quan, cá nhân không có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật ban hành: Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Thủ trưởng đơn vị thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ ban hành hoặc do Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân và các cơ quan của Hội đồng nhân dân các cấp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ được tổ chức ở cấp tỉnh, cấp huyện ban hành (bao gồm cả văn bản có thể thức và nội dung như trên được ký thừa lệnh).
3. Đối với các văn bản quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này cũng được kiểm tra và xử lý trong trường hợp do cán bộ, công chức cơ quan kiểm tra văn bản tự phát hiện trong quá trình kiểm tra văn bản.
Điều 3. Nội dung kiểm tra văn bản
Nội dung kiểm tra văn bản quy định tại Điều 3 của Nghị định số 40 là việc xem xét, đánh giá và kết luận về tính hợp hiến, hợp pháp của văn bản được kiểm tra theo các nội dung sau đây:
1. Có căn cứ cho việc ban hành văn bản và căn cứ pháp lý làm cơ sở ban hành văn bản quy phạm pháp luật là những văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao hơn đang có hiệu lực hoặc đã được ký ban hành, thông qua mà chưa có hiệu lực tại thời điểm ban hành nhưng có hiệu lực trước hoặc cùng thời điểm với văn bản được ban hành đó, bao gồm:
a) Văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên có thẩm quyền quy định về chức năng, nhiệm vụ của cơ quan ban hành văn bản;
b) Văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên có thẩm quyền quy định về vấn đề thuộc đối tượng, phạm vi điều chỉnh của văn bản.
2. Văn bản quy phạm pháp luật ban hành đúng thẩm quyền gồm thẩm quyền về hình thức và thẩm quyền về nội dung:
a) Thẩm quyền về hình thức: Cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản chỉ được ban hành văn bản theo đúng hình thức (tên gọi) văn bản quy phạm pháp luật đã được quy định cho cơ quan, người có thẩm quyền đó;
b) Thẩm quyền về nội dung: Cơ quan, người có thẩm quyền chỉ được ban hành các văn bản có nội dung phù hợp với thẩm quyền của mình được pháp luật cho phép hoặc đã được phân công, phân cấp. Thẩm quyền này được xác định trong các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên có thẩm quyền quy định về phân công, phân cấp, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước cụ thể của từng cơ quan, từng cấp, từng ngành đối với từng lĩnh vực.
3. Nội dung của văn bản phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể là:
a) Thông tư và Thông tư liên tịch của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ ban hành hoặc liên tịch ban hành phải phù hợp với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết, nghị quyết liên tịch của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, nghị định, nghị quyết liên tịch của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ và thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ khác về lĩnh vực do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ đó quản lý;
b) Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phải phù hợp với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết, nghị quyết liên tịch của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, nghị định, nghị quyết liên tịch của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ và thông tư, thông tư liên tịch của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ (sau đây gọi chung là văn bản của các cơ quan nhà nước Trung ương).
Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện phải phù hợp với văn bản của các cơ quan nhà nước Trung ương và văn bản của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh.
Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã phải phù hợp với văn bản của các cơ quan nhà nước Trung ương, văn bản của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh và huyện;
c) Quyết định, chỉ thị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải phù hợp với văn bản của các cơ quan nhà nước Trung ương và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
Quyết định, chỉ thị của Ủy ban nhân dân cấp huyện phải phù hợp với văn bản của các cơ quan nhà nước Trung ương, văn bản của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện.
Quyết định, chỉ thị của Ủy ban nhân dân cấp xã phải phù hợp với văn bản của các cơ quan nhà nước Trung ương, văn bản của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, huyện và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã.
4. Văn bản được ban hành phải trình bày đúng thể thức, kỹ thuật theo quy định của pháp luật hiện hành.
5. Văn bản được ban hành phải tuân thủ đầy đủ các quy định về trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành theo quy định của pháp luật. Trường hợp kiểm tra phát hiện văn bản có nội dung trái pháp luật thì cơ quan có thẩm quyền kiểm tra phải xem xét trình tự, thủ tục xây dựng và ban hành văn bản để làm cơ sở cho việc xử lý văn bản và xem xét, xử lý trách nhiệm cơ quan, người đã ban hành văn bản trái pháp luật đó, cũng như cơ quan, người có trách nhiệm tham mưu soạn thảo, thẩm định, thẩm tra, thông qua văn bản có nội dung trái pháp luật và kiến nghị xử lý theo thẩm quyền.
Điều 4. Cơ sở pháp lý để xác định nội dung trái pháp luật của văn bản được kiểm tra
Văn bản làm cơ sở pháp lý để xác định nội dung trái pháp luật của văn bản được kiểm tra quy định tại Điều 6 của Nghị định số 40 phải là các văn bản bảo đảm các điều kiện sau đây:
1. Văn bản phải có hiệu lực pháp lý cao hơn văn bản được kiểm tra do cơ quan, người có thẩm quyền ban hành.
Trong trường hợp các văn bản là cơ sở pháp lý để xác định nội dung trái pháp luật của văn bản được kiểm tra có quy định khác nhau về cùng một vấn đề, thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.
Trong trường hợp các văn bản là cơ sở pháp lý để kiểm tra đều do một cơ quan ban hành về cùng một vấn đề nhưng có quy định khác nhau, thì áp dụng quy định của văn bản được ban hành sau; đối với văn bản do các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ ban hành mà có quy định khác nhau về cùng một vấn đề, thì áp dụng văn bản của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quản lý nhà nước về lĩnh vực đó.
2. Văn bản đang có hiệu lực hoặc đã được ký ban hành, thông qua nhưng chưa có hiệu lực tại thời điểm kiểm tra.
Thời điểm kiểm tra văn bản là thời điểm cơ quan, người có thẩm quyền ký ban hành, thông qua văn bản được kiểm tra và phát sinh thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền kiểm tra văn bản.
a) Văn bản đang có hiệu lực tại thời điểm kiểm tra:
Thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật được xác định theo quy định tại Điều 78 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Điều 51 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân.
Đồng thời, các văn bản làm cơ sở pháp lý để xác định nội dung trái pháp luật của văn bản được kiểm tra phải chưa hết thời hạn có hiệu lực được quy định trong các văn bản đó; chưa được thay thế bằng văn bản mới của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó; chưa bị hủy bỏ, bãi bỏ bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Văn bản đã bị đình chỉ thi hành, ngưng hiệu lực theo quy định tại Điều 80 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Điều 52 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thì không được sử dụng làm cơ sở pháp lý để kiểm tra văn bản từ thời điểm ngưng hiệu lực cho đến thời điểm tiếp tục có hiệu lực thi hành theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
b) Văn bản đã được ký ban hành, thông qua chưa có hiệu lực tại thời điểm kiểm tra nhưng phải có hiệu lực trước hoặc cùng thời điểm có hiệu lực của văn bản được kiểm tra, bao gồm:
- Văn bản được đưa vào làm căn cứ pháp lý để ban hành văn bản được kiểm tra;
- Văn bản có liên quan đến việc xác định nội dung trái pháp luật của văn bản được kiểm tra.
Điều 5. Công bố kết quả xử lý văn bản trái pháp luật
1. Các cơ quan có thẩm quyền sau khi xử lý văn bản có nội dung trái pháp luật theo quy định (kể cả trường hợp văn bản được xử lý bằng hình thức đính chính) có trách nhiệm phải công khai quyết định xử lý văn bản có nội dung trái pháp luật, đưa tin trên phương tiện thông tin đại chúng, đăng trên Công báo, đăng trên trang thông tin điện tử của cơ quan ban hành văn bản hoặc được niêm yết theo quy định tại Điều 8 của Nghị định số 40 và khoản 2 Điều 5 và khoản 2 Điều 6 của Nghị định số 104/2004/NĐ-CP ngày 23/3/2004 của Chính phủ về Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Việc công khai kết quả xử lý văn bản trái pháp luật quy định tại khoản 1 Điều này cũng được áp dụng đối với kết quả xử lý văn bản trái pháp luật của cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản tự kiểm tra văn bản do mình ban hành. Đối với các văn bản quy định tại khoản 3 Điều 1 của Nghị định số 40 và được quy định chi tiết tại khoản 2 Điều 2 của Thông tư này thì kết quả xử lý phải được gửi cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân mà trước đó văn bản đã được gửi; nếu văn bản đó đã được đăng trên Công báo, đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, đăng trên trang thông tin điện tử của cơ quan ban hành hoặc được niêm yết thì kết quả xử lý cũng phải được công khai đăng, đưa tin trên các phương tiện thông tin đó.
 
Chương 2.
TỰ KIỂM TRA, XỬ LÝ VĂN BẢN
 
Điều 6. Trách nhiệm tự kiểm tra văn bản
1. Đối với văn bản quy phạm pháp luật, trách nhiệm tổ chức tự kiểm tra thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 11 của Nghị định số 40.
2. Đối với văn bản có chứa quy phạm pháp luật nhưng không được ban hành bằng hình thức văn bản quy phạm pháp luật; văn bản có chứa quy phạm pháp luật hoặc có thể thức và nội dung như văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan, người không có thẩm quyền tại Bộ, ngành và địa phương ban hành quy định tại khoản 3 Điều 1 của Nghị định số 40 và hướng dẫn chi tiết tại khoản 2 Điều 2 của Thông tư này, trách nhiệm tổ chức tự kiểm tra được giao cho Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân nơi có văn bản được kiểm tra.
3. Tùy theo tính chất, phạm vi, yêu cầu quản lý và số lượng văn bản được ban hành của từng Bộ, ngành, địa phương, việc tự kiểm tra văn bản có thể được giao cho tổ chức pháp chế Bộ, ngành, cơ quan tư pháp địa phương trực tiếp thực hiện hoặc phân công cho các đơn vị thuộc Bộ, ngành, các sở, ban, ngành của địa phương (sau đây gọi chung là đơn vị) thực hiện theo lĩnh vực được giao phụ trách nhưng phải bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ và phát huy vai trò làm đầu mối của tổ chức pháp chế Bộ, ngành, cơ quan tư pháp địa phương trong việc xây dựng kế hoạch, đôn đốc theo dõi công tác tự kiểm tra, tổng hợp và báo cáo kết quả tự kiểm tra với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Người đứng đầu tổ chức pháp chế Bộ, ngành, Giám đốc Sở Tư pháp có trách nhiệm tham mưu cho Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể nhiệm vụ của tổ chức pháp chế Bộ, ngành, cơ quan tư pháp địa phương trong việc: Phân công đơn vị giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tự kiểm tra văn bản theo quy định; ban hành quy trình tự kiểm tra, xử lý văn bản do Bộ, ngành và địa phương mình ban hành hoặc liên tịch ban hành và các điều kiện bảo đảm cho công tác tự kiểm tra.
Điều 7. Gửi văn bản và phối hợp để tự kiểm tra, xử lý văn bản
1. Đối với văn bản quy phạm pháp luật đã được cơ quan, người có thẩm quyền ký ban hành, khi phát hành văn bản, đơn vị phát hành văn bản có trách nhiệm đồng thời gửi văn bản cho đơn vị được phân công kiểm tra văn bản đó để thực hiện việc tự kiểm tra. Khi phát hiện văn bản có nội dung trái pháp luật hoặc không còn phù hợp, đơn vị được phân công kiểm tra có trách nhiệm thông báo ngay cho đơn vị đã chủ trì soạn thảo, trình văn bản, đồng thời phối hợp trao đổi để thống nhất những nội dung trái pháp luật hoặc không còn phù hợp, thống nhất các biện pháp xử lý và chuẩn bị dự thảo văn bản xử lý, báo cáo với cơ quan, người đã ban hành văn bản để kịp thời xử lý theo thẩm quyền.
2. Đối với văn bản liên tịch, đơn vị được phân công kiểm tra văn bản của Bộ, ngành có trách nhiệm tự kiểm tra các nội dung thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ, ngành mình, đồng thời, phối hợp với các đơn vị hữu quan thuộc Bộ, ngành, cơ quan đã ký văn bản liên tịch để kiểm tra toàn bộ nội dung văn bản. Trường hợp phát hiện văn bản có nội dung trái pháp luật hoặc không còn phù hợp thì việc trao đổi, thảo luận và kiến nghị xử lý cũng phải có sự phối hợp giữa các cơ quan đã ký văn bản liên tịch.
 
Chương 3.
KIỂM TRA, XỬ LÝ VĂN BẢN THEO THẨM QUYỀN
 
Điều 8. Gửi văn bản đến cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra
1. Đối với văn bản quy phạm pháp luật, sau khi văn bản được ký ban hành, thông qua, cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản, cơ quan chủ trì soạn thải phải gửi văn bản đến cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra văn bản thông qua Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật thuộc Bộ Tư pháp, tổ chức pháp chế Bộ, cơ quan ngang Bộ, hoặc Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp (sau đây gọi chung là cơ quan kiểm tra văn bản) theo quy định tại Điều 19 của Nghị định số 40.
Cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản ghi rõ trong mục "Nơi nhận" của văn bản, tên của cơ quan kiểm tra văn bản mà mình có trách nhiệm gửi văn bản đến để kiểm tra.
2. Đối với văn bản quy định tại khoản 3 Điều 1 của Nghị định số 40 và được quy định chi tiết tại khoản 2 Điều 2 của Thông tư này, các cơ quan khi nhận được yêu cầu, kiến nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân và cơ quan thông tin đại chúng thì gửi cho cơ quan, người có thẩm quyền để kiểm tra, xử lý theo quy định tại Điều 25, Điều 26 của Nghị định số 40.
Điều 9. Quy trình thực hiện việc kiểm tra văn bản theo thẩm quyền
1. Cơ quan kiểm tra văn bản phải mở "Sổ văn bản đến" để theo dõi việc gửi và tiếp nhận văn bản được gửi đến để kiểm tra.
2. Lãnh đạo cơ quan kiểm tra văn bản phân công các chuyên viên chuyên trách, cộng tác viên tiến hành kiểm tra văn bản.
3. Người được phân công kiểm tra có trách nhiệm đối chiếu nội dung văn bản được kiểm tra với văn bản làm cơ sở pháp lý để xác định nội dung trái pháp luật quy định tại Điều 6 Nghị định số 40 và Điều 4 của Thông tư này để xem xét, đánh giá và kết luận về tính hợp pháp của văn bản được kiểm tra.
4. Người được phân công kiểm tra văn bản phải ký tên và ghi rõ ngày, tháng, năm kiểm tra vào góc trên của văn bản mà mình đã kiểm tra (để xác nhận việc kiểm tra, thời điểm kiểm tra) và lập báo cáo kèm theo danh mục những văn bản đã được phân công kiểm tra.
5. Khi phát hiện nội dung của văn bản được kiểm tra có dấu hiệu trái pháp luật, người kiểm tra văn bản phải báo cáo kết quả kiểm tra và đề xuất xử lý thông qua "Phiếu kiểm tra văn bản" theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư này (mẫu số 01).
Tùy theo mức độ, nội dung trái pháp luật của văn bản được kiểm tra, và hậu quả của nội dung trái pháp luật gây ra đối với xã hội và trên cơ sở tính chất, mức độ lỗi của cơ quan, người đã ban hành văn bản, người kiểm tra văn bản có thể đề xuất:
a) Xử lý văn bản có nội dung trái pháp luật với các hình thức: đình chỉ việc thi hành, hủy bỏ hoặc bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ nội dung văn bản. Trường hợp văn bản được kiểm tra chỉ sai về căn cứ pháp lý được viện dẫn, thể thức, kỹ thuật trình bày còn nội dung của văn bản phù hợp với quy định của pháp luật thì thực hiện việc đính chính đối với những sai sót đó.
b) Xem xét, xử lý trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền đã ban hành văn bản trái pháp luật theo quy định của pháp luật về trách nhiệm kỷ luật, trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Người kiểm tra văn bản cũng đề xuất việc xem xét, xử lý trách nhiệm nói trên đối với cán bộ, công chức trong quá trình tham mưu soạn thảo, thẩm định, thẩm tra, thông qua văn bản có nội dung trái pháp luật trong trường hợp người đó có lỗi.
6. Sau khi lập phiếu kiểm tra, người kiểm tra văn bản phải lập "Hồ sơ về văn bản có nội dung trái pháp luật" và trình lãnh đạo cơ quan kiểm tra văn bản.
Hồ sơ bao gồm: Văn bản được kiểm tra, văn bản làm cơ sở pháp lý để xác định nội dung trái pháp luật của văn bản được kiểm tra, phiếu kiểm tra văn bản và các tài liệu có liên quan khác (nếu có).
7. Lãnh đạo cơ quan kiểm tra văn bản thông báo theo thẩm quyền hoặc báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền để thông báo nội dung có dấu hiệu trái pháp luật của văn bản được kiểm tra để cơ quan, người đã ban hành văn bản đó tự kiểm tra, xử lý, thông báo kết quả xử lý cho cơ quan kiểm tra văn bản theo quy định của pháp luật.
Văn bản thông báo cần phải có các nội dung cơ bản sau đây: Tên văn bản được kiểm tra; tên và nội dung văn bản làm cơ sở pháp lý để xác định nội dung trái pháp luật của văn bản được kiểm tra; ý kiến về nội dung trái pháp luật của văn bản được kiểm tra; yêu cầu cơ quan, người đã ban hành văn bản đó tự kiểm tra, xử lý và thông báo kết quả tự kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
Trường hợp khi kiểm tra phát hiện nội dung của văn bản được kiểm tra, mâu thuẫn, chồng chéo, không còn phù hợp với văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên đã ban hành hoặc không phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội thì trong văn bản thông báo, cũng kiến nghị cơ quan, người đã ban hành văn bản đó nghiên cứu, rà soát xử lý các nội dung không còn phù hợp đó theo quy định của pháp luật.
8. Trường hợp cơ quan kiểm tra văn bản không nhất trí với kết quả xử lý hoặc cơ quan có văn bản trái pháp luật không thông báo kết quả xử lý theo quy định thì cơ quan kiểm tra văn bản báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền xử lý tiếp theo quy định của Nghị định số 40.
Hồ sơ báo cáo gồm có: Báo cáo của cơ quan kiểm tra văn bản; văn bản được kiểm tra; cơ sở pháp lý để kiểm tra; phiếu kiểm tra văn bản; ý kiến của các cơ quan (nếu có); các công văn thông báo của cơ quan kiểm tra văn bản; các văn bản giải trình, thông báo kết quả tự kiểm tra, xử lý của cơ quan có văn bản được kiểm tra và các tài liệu khác có liên quan.
9. Cơ quan kiểm tra văn bản phải mở "Sổ theo dõi xử lý văn bản có dấu hiệu trái pháp luật" để theo dõi, đôn đốc việc xử lý văn bản của các cơ quan theo mẫu được ban hành kèm theo Thông tư này (mẫu số 02).
Điều 10. Kiểm tra văn bản theo chuyên đề, địa bàn hoặc theo ngành, lĩnh vực.
1. Trách nhiệm của cơ quan kiểm tra văn bản:
a) Xây dựng kế hoạch, nội dung, chương trình kiểm tra văn bản theo chuyên đề, địa bàn hoặc theo ngành, lĩnh vực trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; thông báo cho cơ quan có văn bản được kiểm tra biết và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch, chương trình đó.
b) Trường hợp thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành thực hiện kiểm tra văn bản theo chuyên đề, địa bàn hoặc theo ngành, lĩnh vực thì cơ quan kiểm tra văn bản đề xuất thành phần Đoàn, trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định và phối hợp với cơ quan có văn bản được kiểm tra chuẩn bị chương trình, nội dung làm việc cụ thể, các tài liệu có liên quan, bố trí phương tiện đi lại, ăn, ở và các điều kiện cần thiết khác phục vụ Đoàn kiểm tra theo quy định của pháp luật.
2. Trách nhiệm của Đoàn kiểm tra liên ngành:
a) Đoàn kiểm tra liên ngành thực hiện kiểm tra văn bản theo chuyên đề, địa bàn hoặc theo ngành, lĩnh vực có trách nhiệm tổ chức thực hiện và phối hợp với cơ quan chủ trì kiểm tra và cơ quan, địa phương nơi có văn bản được kiểm tra thực hiện theo Kế hoạch kiểm tra văn bản được phê duyệt.
b) Báo cáo cơ quan chủ trì kiểm tra và cơ quan có văn bản được kiểm tra về kết quả kiểm tra văn bản của Đoàn kiểm tra.
3. Trách nhiệm của cơ quan có văn bản được kiểm tra:
a) Cơ quan có văn bản được kiểm tra có trách nhiệm chuẩn bị các nội dung, yêu cầu theo Kế hoạch kiểm tra văn bản theo chuyên đề, địa bàn hoặc theo ngành, lĩnh vực của cơ quan kiểm tra văn bản.
b) Trường hợp Đoàn kiểm tra thực hiện kiểm tra văn bản theo chuyên đề, địa bàn hoặc theo ngành, lĩnh vực thì cơ quan có văn bản được kiểm tra phối hợp với cơ quan chủ trì kiểm tra chuẩn bị các điều kiện cần thiết phục vụ Đoàn và thực hiện Kế hoạch kiểm tra.
Điều 11. Kiểm tra văn bản trong một số trường hợp khác
1. Việc kiểm tra văn bản liên tịch được thực hiện theo quy định tại Thông tư này và phải bảo đảm sự phối hợp giữa các cơ quan đã ký liên tịch ban hành văn bản.
2. Việc kiểm tra các văn bản có nội dung thuộc bí mật nhà nước thực hiện theo quy định tại Quyết định số 42/2009/QĐ-TTg ngày 16/3/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định về kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật có nội dung thuộc bí mật nhà nước và quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
3. Việc kiểm tra các văn bản có thể thức và nội dung như văn bản quy phạm pháp luật, văn bản có thể thức không phải là văn bản quy phạm pháp luật nhưng có chứa quy phạm pháp luật do Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân và các cơ quan của Hội đồng nhân dân ban hành được thực hiện như đối với văn bản của Hội đồng nhân dân cùng cấp quy định tại các Điều 25 và 26 của Nghị định số 40.
Điều 12. Quan hệ phối hợp giữa các cơ quan trong việc phát hiện, kiểm tra, xử lý văn bản trái pháp luật
1. Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật thuộc Bộ Tư pháp, các tổ chức pháp chế Bộ, ngành và cơ quan tư pháp địa phương được giao làm đầu mối giúp kiểm tra, xử lý văn bản phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương để kịp thời tiếp nhận thông tin phản ánh về văn bản có dấu hiệu trái pháp luật; đưa tin về kết quả xử lý văn bản trái pháp luật.
2. Trong quá trình kiểm tra văn bản hoặc sau khi gửi thông báo về văn bản có dấu hiệu trái pháp luật, cơ quan kiểm tra văn bản phối hợp với cơ quan đã ban hành văn bản được kiểm tra và các cơ quan có liên quan trao đổi, thảo luận về những nội dung trái pháp luật của văn bản và hướng xử lý những nội dung trái pháp luật đó.
3. Cơ quan có văn bản được kiểm tra có trách nhiệm phối hợp và cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến văn bản được kiểm tra cho cơ quan kiểm tra khi được yêu cầu.
 
Chương 4.
KIỆN TOÀN TỔ CHỨC, CÁN BỘ LÀM CÔNG TÁC KIỂM TRA VĂN BẢN VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM KHÁC; CHẾ ĐỘ BÁO CÁO; CÔNG TÁC THI ĐUA KHEN THƯỞNG, KỶ LUẬT VÀ QUẢN LÝ, CHỈ ĐẠO
 
Điều 13. Kiện toàn tổ chức, tăng cường lực lượng cán bộ làm công tác kiểm tra văn bản
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, tính chất, đặc điểm và khối lượng công việc cụ thể, tổ chức pháp chế Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp phối hợp với các đơn vị hữu quan tham mưu, trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp thành lập phòng, bộ phận, nhóm hoặc phân công công chức chuyên trách cho phù hợp và bố trí biên chế bảo đảm thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ kiểm tra văn bản được giao.
Điều 14. Tổ chức và quản lý cộng tác viên kiểm tra văn bản
1. Người đứng đầu (Thủ trưởng) cơ quan kiểm tra văn bản của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND cấp tỉnh, cấp huyện tham mưu xây dựng, trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện ban hành quy chế để tổ chức, quản lý đội ngũ cộng tác viên kiểm tra văn bản phù hợp với tình hình, điều kiện của Bộ, ngành và địa phương mình.
2. Người đứng đầu (Thủ trưởng) cơ quan kiểm tra văn bản của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND cấp tỉnh, cấp huyện ký hợp đồng cộng tác với cộng tác viên kiểm tra văn bản theo quy định của pháp luật về hợp đồng.
3. Chế độ đối với cộng tác viên kiểm tra văn bản được thực hiện theo quy định của Liên bộ Tài chính và Tư pháp.
Điều 15. Trách nhiệm xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ kiểm tra, xử lý văn bản
1. Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật thuộc Bộ Tư pháp, người đứng đầu tổ chức pháp chế các bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Giám đốc Sở Tư pháp, Trưởng phòng Tư pháp giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện thực hiện thường xuyên và kịp thời rà soát, xác định văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn đang có hiệu lực hoặc đã được ký ban hành, thông qua tại thời điểm kiểm tra văn bản để xây dựng và quản lý Hệ cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác kiểm tra, xử lý văn bản trong phạm vi thẩm quyền được giao; thường xuyên phân loại, xử lý các thông tin, tài liệu về kiểm tra, xử lý văn bản và đưa vào cơ sở dữ liệu kiểm tra văn bản.
2. Hệ cơ sở dữ liệu bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:
a) Các văn bản quy phạm pháp luật đã được rà soát để xác lập cơ sở pháp lý xác định nội dung trái pháp luật của văn bản được kiểm tra theo hướng dẫn tại Điều 4 của Thông tư này phục vụ cho việc kiểm tra văn bản thuộc thẩm quyền kiểm tra của Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân theo quy định tại Nghị định số 40.
b) Kết quả kiểm tra và xử lý văn bản (bao gồm văn bản quy phạm pháp luật và văn bản quy định tại khoản 3 Điều 1 của Nghị định số 40 và được quy định chi tiết tại khoản 2 Điều 2 của Thông tư này);
c) Các thông tin về nghiệp vụ kiểm tra;
d) Các thông tin, tài liệu, dữ liệu khác phục vụ cho công tác kiểm tra văn bản.
Hệ cơ sở dữ liệu bao gồm các tài liệu bằng văn bản, được phân loại, sắp xếp một cách khoa học và từng bước tin học hóa theo khả năng và điều kiện kinh phí cho phép để tiện quản lý, tra cứu, sử dụng.
3. Căn cứ vào thẩm quyền và phạm vi văn bản được giao kiểm tra, trách nhiệm tập hợp rà soát, xử lý các văn bản quy phạm pháp luật quy định tại điểm a, khoản 2 Điều này được phân công, phân cấp như sau:
a) Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật thuộc Bộ Tư pháp có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan rà soát văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành hoặc liên tịch ban hành để xác lập cơ sở pháp lý phục vụ cho việc tự kiểm tra, kiểm tra theo thẩm quyền và giúp Thủ tướng Chính phủ kiểm tra văn bản của Bộ, ngành và địa phương theo quy định.
Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật thuộc Bộ Tư pháp có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với tổ chức pháp chế các Bộ, ngành tổng hợp kết quả rà soát nêu tại điểm b, khoản 3 Điều này để xây dựng hệ cơ sở dữ liệu chung phục vụ công tác kiểm tra và xử lý văn bản;
b) Người đứng đầu tổ chức pháp chế Bộ, ngành có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan rà soát văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định về các vấn đề thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ, ngành đó và các văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ đó ban hành hoặc liên tịch ban hành để xác lập cơ sở pháp lý phục vụ cho việc tự kiểm tra và kiểm tra theo thẩm quyền;
c) Giám đốc Sở Tư pháp có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh rà soát văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành và tổng hợp chung vào hệ cơ sở dữ liệu do Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật cung cấp để phục vụ công tác kiểm tra và xử lý văn bản theo thẩm quyền;
d) Trưởng phòng Tư pháp có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện rà soát văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành và tổng hợp chung vào hệ cơ sở dữ liệu do Sở Tư pháp cung cấp để phục vụ công tác kiểm tra và xử lý văn bản theo thẩm quyền và cung cấp cho công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã để phục vụ công tác tự kiểm tra văn bản của Hội đồng nhân dân (nếu được phân công), Ủy ban nhân dân cấp xã.
Trong quá trình rà soát văn bản, nếu phát hiện có văn bản hoặc quy định mâu thuẫn, chồng chéo hoặc không còn phù hợp nhưng chưa đủ cơ sở pháp lý để xác định hiệu lực của văn bản hoặc quy định đó, thì cơ quan, tổ chức rà soát phải báo cáo cơ quan có thẩm quyền kèm theo kiến nghị, đề xuất cụ thể để xem xét, quyết định.
Điều 16. Chế độ báo cáo 6 tháng, hàng năm
1. Chế độ báo cáo 6 tháng, hàng năm về công tác kiểm tra, xử lý văn bản của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện được thực hiện theo quy định tại điểm e khoản 1, điểm g khoản 2 Điều 35, điểm d khoản 1 Điều 36 của Nghị định số 40, cơ quan thuộc Chính phủ báo cáo việc phối hợp với pháp chế các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong việc tự kiểm tra và kiểm tra văn bản theo thẩm quyền các văn bản thuộc lĩnh vực hoạt động cơ quan thuộc Chính phủ. Cụ thể như sau:
a) Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật thuộc Bộ Tư pháp, tổ chức pháp chế Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp có trách nhiệm chuẩn bị báo cáo 6 tháng và hàng năm về công tác kiểm tra, xử lý văn bản trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.
b) Báo cáo 6 tháng, hàng năm về công tác kiểm tra, xử lý văn bản của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được gửi đến Bộ Tư pháp. Báo cáo 6 tháng, hàng năm về công tác kiểm tra, xử lý văn bản của Ủy ban nhân dân cấp huyện được gửi đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và được tổng hợp vào báo cáo của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
c) Thời hạn gửi báo cáo, thời điểm lấy số liệu báo cáo 6 tháng, báo cáo hàng năm về công tác kiểm tra, xử lý văn bản thực hiện theo quy định hiện hành về công tác thống kê, báo cáo của ngành Tư pháp.
2. Hàng năm, trên cơ sở báo cáo tình hình công tác kiểm tra, xử lý văn bản của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại khoản 1 Điều này, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật thuộc Bộ Tư pháp có trách nhiệm tổng hợp báo cáo, trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
3. Báo cáo 6 tháng và hàng năm về công tác kiểm tra, xử lý văn bản cần có các nội dung sau đây:
a) Tình hình thực hiện công tác kiểm tra văn bản có thẩm quyền trong thời gian báo cáo, bao gồm số liệu tổng hợp và phân tích, đánh giá đối với văn bản: do Bộ, ngành, địa phương mình ban hành đã được tự kiểm tra và xử lý; kiểm tra theo thẩm quyền đã được gửi đến để kiểm tra và thực tế đã kiểm tra; đã phát hiện có nội dung trái pháp luật và yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản tự kiểm tra, xử lý; đã được xử lý theo yêu cầu của cơ quan kiểm tra văn bản; đã xử lý theo thẩm quyền;
b) Đánh giá chung về chất lượng công tác xây dựng, ban hành văn bản trong lĩnh vực được phân công kiểm tra thông qua hoạt động kiểm tra văn bản và kiến nghị;
c) Tình hình rà soát văn bản làm cơ sở pháp lý phục vụ công tác kiểm tra văn bản trong lĩnh vực được giao; kết quả xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cho việc kiểm tra văn bản;
d) Tình hình thể chế làm cơ sở cho công tác kiểm tra; tổ chức, cán bộ; kinh phí cho công tác kiểm tra văn bản;
đ) Hoạt động phối hợp trong thực hiện kiểm tra văn bản và trao đổi nghiệp vụ; công tác tập huấn, hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm tra văn bản và các điều kiện bảo đảm khác cho công tác kiểm tra văn bản;
e) Những khó khăn, vướng mắc và kiến nghị;
g) Những vấn đề khác có liên quan.
Điều 17. Công tác thi đua, khen thưởng và kỷ luật
1. Kết quả, thành tích đạt được trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao về kiểm tra, xử lý văn bản là một trong những tiêu chí thi đua để đánh giá, xếp loại và bình xét thi đua, khen thưởng trong thành tích chung của cơ quan, đơn vị và cá nhân.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, có thành tích trong công tác kiểm tra, xử lý văn bản được khen thưởng theo quy định của pháp luật về khen thưởng; nếu có hành vi vi phạm pháp luật trong công tác kiểm tra, xử lý văn bản thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 18. Đôn đốc, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện công tác kiểm tra, xử lý văn bản
1. Việc đôn đốc, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện công tác kiểm tra, xử lý văn bản phải được thực hiện thường xuyên và định kỳ nhằm bảo đảm công tác kiểm tra văn bản được thực hiện đúng quy định của pháp luật, kịp thời phát hiện và nhân rộng những sáng kiến, kinh nghiệm tốt trong công tác kiểm tra, xử lý văn bản, biểu dương các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích, uốn nắn những lệch lạc, phát hiện những khó khăn, vướng mắc để kịp thời hướng dẫn, giải đáp.
2. Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật thuộc Bộ Tư pháp có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp trong việc đôn đốc, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện công tác kiểm tra, xử lý văn bản của các Bộ, ngành, địa phương.
3. Tổ chức pháp chế Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp có trách nhiệm giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện việc đôn đốc, chỉ đạo công tác kiểm tra, xử lý văn bản ở Bộ, ngành, địa phương.
 
Chương 5.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
 
Điều 19. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15 tháng 01 năm 2011 và thay thế Thông tư số 01/2004/TT-BTP ngày 16/6/2004 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 135/2003/NĐ-CP ngày 14/11/2003 của Chính phủ về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật.
Điều 20. Trách nhiệm thi hành
1. Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật thuộc Bộ Tư pháp, tổ chức pháp chế Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp, Công chức tư pháp - Hộ tịch có trách nhiệm giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện Thông tư này.
2. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị kịp thời phản ánh về Bộ Tư pháp để được nghiên cứu, giải quyết.
 

Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ (Để b/c);
- Phó TT Trương Vĩnh Trọng (Để b/c);
- Văn phòng Quốc hội (Để b/c);
- Bộ trưởng (Để b/c);
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ; cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Tổ chức pháp chế các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Vụ Pháp luật - VPCP;
- Các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp;
- Công báo;
- Lưu: VP Bộ (2b), Cục KTrVB (5b).
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Đinh Trung Tụng
 
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF JUSTICE
-------

No. 20/2010/TT-BTP

SOCIALISTREPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------

Hanoi, November 30, 2010

 

CIRCULAR

DETAILING A NUMBER OF ARTICLES OF THE GOVERNMENT S DECREE NO. 40/2010/ND-CP OF APRIL 12,2010, ON THE EXAMINATION AND HANDLING OF LEGAL DOCUMENTS

THE MINISTRY OF JUSTICE

Pursuant to the Government s Decree No. 93/ 2008/ND-CP of August 22, 2008, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Justice;

Pursuant to the Government s Decree No. 40/ 2010/ND-CP of April 12, 2010, on the examination and handling of legal documents;

The Minister of Justice details a number of articles of the Government s Decree No. 40/2010/ ND-CP of April 12, 2010, on the examination and handling of legal documents as follows:

Chapter 1

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of regulation

This Circular details a number of articles of the Government s Decree No. 40/2010/ND-CP of April 12, 2010. on the examination and handling of legal documents (below referred to as Decree No. 40).

Article 2. Documents subject to examination and handling

Documents subject to examination and handling under Decree No. 40 include:

1. Legal documents defined in Clause 2. Article 1 of Decree No. 40.

2. Documents which contain legal norms but arc not issued in the form of legal documents and documents with legal norms or a format and contents similar to legal documents which are issued by incompetent agencies or persons in ministries, branches or localities are also subject to examination and handling under Clause 3, Article 1 of Decree No. 40, if so requested by agencies, organizations, individuals or mass media agencies. These documents include:

a/ Documents with legal norms which are issued or jointly issued by ministers, heads of ministerial-level agencies. People s Councils or People s Committees of all levels but do not take the form of circulars of ministers or heads of ministerial-level agencies or joint circulars of a minister and the head of a ministerial-level agency, of a minister or the head of a ministerial-level agency and the President of the Supreme People s Court or the Chairman of the Supreme People s Procuracy, resolutions of People s Councils or decisions and directives of People s Committees;

b/ Documents which have a format and contents similar to legal documents (for example: circular, resolution, decision, directive) and documents which do not take the form of legal documents but have legal norms (for example: official letter, announcement, notice, regulation, charter, program, plan and other forms of administrative documents), issued by agencies or individuals incompetent to issue legal documents, including heads of government-attached agencies, heads of units within ministries, ministerial-level agencies or government-attached agencies, chairpersons, standing bodies and agencies of People s Councils of all levels, chairpersons of People s Committees of all levels, heads of specialized agencies of provincial- or district-level People s Committees, heads of provincial- or district-level bodies of agencies and units under ministries, ministerial-level agencies or government-attached agencies (including documents which are signed on behalf of the above authorities).

3. Documents specified at Points a and b. Clause 2 of this Article which are detected by cadres and civil servants of document-examining agencies are also subject to examination and handling.

Article 3. Contents of examination of documents

The examination of documents prescribed in Article 3 of Decree No. 40 covers the consideration, evaluation of and conclusion on the constitutionality and legality of to-be-examined documents based on the following contents:

1. Availability of bases for the issuance of an examined document or legal bases for the issuance of an examined legal document, which include legal documents of higher legal effect which are currently effective or have been signed for their issuance or passed but not yet took effect at the lime of issuance and will take effect prior to or concurrently with the examined document. These legal documents include:

a/ Legal document defining the functions, tasks and powers of the document-issuing agency, issued by a superior competent state agency;

b/ Legal document governing subject matters and scope of regulation of the examined document, issued by a superior competent state agency.

2. Compliance with the competence to issue legal documents in terms of form and contents of documents:

a/ Form-related competence: Competent agencies and persons may only issue legal documents in proper forms (titles) as prescribed;

b/ Content-related competence: Competent agencies and persons may only issue documents with contents within their competence as prescribed by law or as assigned or decentralized in documents on the assignment or decentralization of management responsibilities or documents defining the state management functions, tasks, powers of each agency and authority, issued by competent superior state agencies.

3. Compliance with current law. Specifically:

a/ Circulars and joint circulars of ministers and heads of ministerial-level agencies must comply with the Constitution, laws and resolutions of the National Assembly, ordinances, resolutions and joint resolutions of the National Assembly Standing Committee, orders and decisions of the President, decrees and joint resolutions of the Government, decisions of the Prime Minister and circulars of other ministers or heads of other ministerial-level agencies in the domains under the latter s management;

b/ Resolutions of provincial-level People s Councils must comply with the Constitution, laws and resolutions of the National Assembly, ordinances, resolutions and joint resolutions of the National Assembly Standing Committee. orders and decisions of the President, decrees and joint resolutions of the Government, decisions of the Prime Minister and circulars of ministers and heads of ministerial-level agencies (below referred to as documents of central state agencies).

Resolutions of district-level People s Councils must comply with documents of central state agencies and documents of provincial-level People s Councils and People s Committees.

Resolutions of commune-level People s Councils must comply with documents of central state agencies and documents of provincial and district-level People s Councils and People s Committees;

c/ Decisions and directives of provincial-level People s Committees must comply with documents of central state agencies and resolutions of provincial-level People s Councils.

Decisions and directives of district-level People s Committees must comply with documents of central state agencies, documents of provincial-level People s Councils and People s Committees and resolutions of district-level People s Councils.

Decisions and directives of commune-level People s Committees must comply with documents of central state agencies, documents of provincial- and district-level People s Councils and People s Committees and resolutions of commune-level People s Councils.

4. Compliance with formats and techniques of presentation as prescribed by current law.

5. Compliance with the sequence and procedures for the elaboration and issuance of legal documents as prescribed by law. When detecting a document with unlawful contents, the examination agency shall review the sequence and procedures for elaborating and issuing that document so as to obtain bases to handle the document and propose measures for handling its issuing agency or person and agencies and persons engaged in the elaboration, appraisal, verification and passage according to its competence.

Article 4. Legal bases for determining unlawful contents of examined documents

Documents serving as legal bases for determining unlawful contents of an examined document under Article 6 of Decree No. 40 must ensure the following conditions:

1. Being of a higher legal effect than the examined document, issued by competent agencies or persons.

In case legal documents serving as the legal bases for determining unlawful contents of an examined document contain different provisions on a matter, the document of the highest legal effect, prevails.

In case all legal documents serving as the legal bases for examination are issued by a single authority but contain different provisions on a matter, the provisions of the latest document prevails; in case documents issued by different ministers or heads of ministerial-level agencies contain different provisions on a matter, the document issued by the minister or the head of the ministerial-level agency performing the state management of that area prevails.

2. Being currently effective or having been signed for issuance or passed but not yet took effect at the time of examination.

The time of examining a document is the time when a competent agency or person signs the document for issuance or passes the document. giving rise to the competence and responsibility of the agency competent to examine the document.

a/ Documents which are effective at the time of examination:

The effective time of legal documents is determined under Article 78 of the Law on Promulgation of Legal Documents or Article 51 of the Law on Promulgation of Legal Documents by People s Councils or People s Committees.

In addition, a document serving as a legal basis for determining unlawful contents of an examined document must neither cease to be effective as specified in the document nor be replaced with a new document of the state agency which has issued such document nor annulled or abolished by a competent state agency.

A document which is suspended from implementation and pauses to be effective under Article 80 of the Law on Promulgation of Legal Documents or Article 52 of the Law on Promulgation of Legal Documents by People s Councils or People s Committees must not be used as a basis for examining documents during the period its implementation is suspended till its effect resumes under a decision of a competent state agency.

b/ Documents which have been signed for issuance or passed and do not yet take effect at the lime of examination must take effect prior to or concurrently with the examined document. These documents include:

- Documents serving as legal bases for the issuance of the examined document:

- Documents relating to the determination of unlawful contents of the examined document.

Article 5. Disclosure of results of handling unlawful documents

1. Competent agencies shall, after handling documents with unlawful contents (including documents which are corrected) publicize decisions on such handling in the mass media, publish these decisions in Cong Bao and websites of issuing agencies or publicly post them up under Article 8 of Decree No. 40.

2. The results of handling unlawful documents which are examined by their issuing agencies or persons themselves shall also be disclosed under Clause 1 of this Article. The results of handling documents specified in Clause 3. Article 1 of Decree No. 40 and specified in Clause 2, Article 2 of this Circular shall be sent to agencies, organizations and individuals to whom the documents were previously sent: if these documents have already been published in Cong Bao, reported in the mass media, posted on websites of issuing agencies or otherwise publicly posted up, the handling results must also be published or reported on these media.

Chapter III

SELF-EXAMINATION AND HANDLING OF DOCUMENTS

Article 6. Responsibilities to self-examine documents

1. The responsibilities to self-examine legal documents are specified in Clause 1, Article II of Decree No. 40.

2. The responsibility to self-examine documents which contain legal norms but arc not issued in the form of legal documents; documents with legal norms or a formal and contents similar to legal documents which arc issued by incompetent persons in ministries, branches or localities specified in Clause 3. Article 1 of Decree No. 40 and Clause 2, Article 2 of this Circular shall be assigned to ministers, heads of ministerial-level agencies or chairpersons of the People s Councils or People s Committees that have these documents.

3. Depending on the nature, scope and requirements of management and quantity of documents issued by each ministry, branch or locality, the self-examination of documents may be assigned to the legal unit of such ministry or branch or the local justice agency, or to other units or departments of such ministry, branch or locality (below referred to as units) based on their assigned management areas on the condition of assuring close coordination with, and promoting the role of, the legal unit or local justice agency in planning, urging and overseeing the self-examination, summarization and reporting of self-examination results to competent state agencies.

Heads of legal departments of ministries and branches and directors of provincial-level Justice Departments shall advise ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies and provincial-level People s Councils and People s Committees in specifying the tasks ol legal units and local justice agencies regarding: assigning units to assist ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies. People s Councils and People s Committees in self-examining documents according to regulations: issuing a process of self-examining and handling documents issued by themselves or jointly by themselves and others; and assuring conditions for the self-examination.

Article 7. Sending of documents and coordination in the self-examination and handling of documents

1. When releasing a legal document which has been signed for issuance by a competent agency or person, the document-releasing unit shall concurrently send the document to the unit assigned to examine such document for self-examination. When detecting a document with unlawful or inappropriate contents, the unit assigned to examine the document shall notify such lo the unit in charge of elaborating and submitting the document and reach agreements on unlawful or inappropriate contents so as to work out handling measures and draft a document on the handling for reporting to the agency or person that has issued the document for timely handling according to his/her/its competence.

2. For a joint document, the unit which is assigned to examine documents of each ministry or branch shall self-examine its contents falling under the state management of its ministry or branch and. at the same lime, coordinate with concerned units of the other issuing ministries and branches in examining all contents of the document. When detecting unlawful or inappropriate contents of a joint document, agencies which have signed the document shall also coordinate with one another in proposing measures for handling the document.

Chapter III

EXAMINATION AND HANDLING OF DOCUMENTS ACCORDING TO COMPETENCE

Article 8. Sending documents to agencies and persons competent to examine documents

1. After a legal document is signed for issuance or passed, the agency or person competent to issue the document and drafting agency shall send that document to the agency or person competent to examine the document via the Justice Ministry s Department for Examination of Legal Documents, legal departments of ministries or ministerial-level agencies or provincial-level Justice Departments (below referred to as document-examining agencies) under Article 19 of Decree No. 40.

The agency or person competent lo issue the document shall write in the document s "Recipients" item the name of the document-examining agency to which the document should be sent for examination.

2. For documents specified in Clause 3. Article 1 of Decree No. 40 and Clause 2, Article 2 of this Circular, agencies shall, upon receiving requests of agencies, organizations or mass media agencies, send these documents to competent agencies and persons for examination and handling under Articles 25 and 26 of Decree No.40.

Article 9. Process of examining documents according to competence

1. A document-examining agency shall open a book of incoming documents to monitor the receipt of documents which are sent in for examination.

2. Leaders of the document-examining agency shall appoint full-time employees and collaborators to examine documents.

3. Document examiners shall compare the contents of examined documents with documents serving as legal bases for determining unlawful contents as specified in Article 6 of Decree Mo. 40 and Article 4 of this Circular so as to consider, evaluate and conclude on the legality of examined documents.

4. Document examiners shall sign and write the date of examination in the upper corner of documents they have examined (for certifying the examination and time of examination) and make a report enclosed with a list of documents they have examined).

5. Upon detecting unlawful contents of an examined document, document examiners shall report examination results and propose handling measures by filling in the document examination form issued together with this Circular (form No. 1 - not printed herein).

Depending on unlawful contents of the examined document and their possible consequences to the society and the nature and severity of faults of the issuing agency or person, document examiners may:

a/ Handle the document by suspending the implementation, annulling or abolishing part or whole of the document. In case only the invoked legal bases or format of the examined document are wrongful while its contents are compliant with law, these errors shall be corrected;

b/ Consider and handle the issuing agency or person according to the law on disciplining and criminal liability. Document examiners shall also propose the consideration and handling of cadres and civil servants engaged in the elaboration, appraisal, verification and passage of that unlawful document in case they arc at fault.

6. After filling in the examination form, document examiners shall make a dossier on documents with unlawful contents, and submit it to leaders of the document-examining agency.

A dossier comprises: the examined document, documents serving as legal bases for determining unlawful contents of the examined document, the document examination form and other relevant documents (if any).

7. Leaders of the document-examining agency shall directly notify unlawful contents of the examined document to the issuing agency or person or report them to a competent agency or person for modification. The issuing agency or person shall self-examine and handle the document and report handling results under law.

A notice of unlawful contents of an examined document must have the following details: the title of the examined document; titles and contents of documents serving as legal bases for determining unlawful contents of the examined document; opinions on unlawful contents of the examined document: request for self-examination and handling of the examined document and disclosure of self-examination and handling results by the issuing agency or person.

In the process of examining a document, if detecting unlawful or overlapping contents or contents which arc no longer compliant with documents already issued by superior state agencies or suitable to the socio-economic situation, leaders of the document-examining agency shall also request the issuing agency or person to study, review and handle such contents under law.

8. In case the document-examining agency disagrees with the results of handling an unlawful document by its issuing agency or the issuing agency fails to notify handling results according to regulations, the document-examining agency shall report such to a competent agency or person for subsequent handling under Decree No. 40.

A reporting dossier comprises: a report of the document-examining agency; the examined document; legal bases for examination; the document examination form: opinions of concerned agencies (if any); written notices of the document-examining agency; written explanations and notification of results of the self- examination and handling of the document by the agency that has the examined document, and relevant documents.

9. The document-examining agency shall open a book for monitoring the handling of documents with unlawful contents so as to oversee and urge the handling of documents by agencies. Such a book shall be made according to the form issued together with this Circular (form No. 2 - nut printed herein).

Article 10. Examination of documents based on subject matters, geographical areas or sectors

1. A document-examining agency shall:

a/ Elaborate plans and programs on examination of documents based on subject matters, geographical areas or sectors for submission to competent agencies for approval; notify these plans and programs to agencies having documents to be examined, and implement these plans and programs.

b/ When necessary to form an inter-agency team to examine documents based on subject matters, geographical areas or sectors, propose the team s composition to a competent agency for consideration and decision and coordinate with agencies having documents to be examined in setting specific working agendas, preparing relevant documents, arranging vehicles and accommodations and assuring other necessary conditions to serve the examination team under law.

2. The inter-agency examination team shall;

a/ Implement approved the plan on examination of documents in coordination with the agency in charge of examination and agencies and localities having documents to be examined.

b/ Report on examination results to the agency in charge of examination and agencies having documents examined.

3. Agencies having documents to be examined shall:

a/ Make preparations according to the document-examining agency s plan on examination of documents based in subject matters, geographical areas or sectors;

b/ In case the examination team examines documents based on subject matters, geographical areas or sectors, agencies having documents lobe examined shall coordinate with the agency in charge of examination in preparing necessary conditions to serve the examination team and in implementing the examination plan.

Article 11. Examination of documents in some other cases

1. Joint documents shall be examined under this Circular with close coordination among their signing agencies.

2. Documents containing state secrets shall be examined under the Prime Minister s Decision No. 42/2009/QD-TTg of March 16. 2009, providing for the examination and handing of legal documents containing state secrets and the law on protection of state secrets.

3. Documents issued by chairpersons, standing bodies or agencies of People s Councils which have format and contents similar to legal documents which arc not legal documents but have legal norms shall be examined like documents promulgated by People s Councils of the same level under Articles 25 and 26 of Decree No. 40.

Article 12. Coordination among agencies in detecting, examining and handling unlawful documents

1. The Justice Ministry s Department for Examination of Legal Documents, legal departments of ministries and branches and local justice agencies which are assigned to act as focal points in examining and handling documents shall coordinate with central and local mass media agencies so as to receive timely information on documents showing unlawful signs and report on the results of handling unlawful documents.

2. In the process of examining documents or after sending notices of documents showing unlawful signs, document-examining agencies. issuing agencies and concerned agencies shall exchange opinions on unlawful contents of documents so as to work out solutions for handling these unlawful contents.

3. Agencies having documents examined shall coordinate with, and provide upon request information and documents related to examined documents to, examining agencies.

Chapter V

CONSOLIDATION OF DOCUMENT-EXAMINING ORGANIZATIONS AND PERSONNEL AND OTHER ASSURANCE CONDITIONS; REPORTING REGIME; EMULATION, COMMENDATION, REWARD. DISCIPLINING MANAGEMENT AND DIRECTION WORK

Article 13. Consolidation of document-examining organizations and increase of document examiners

Depending on their functions, tasks, nature, characteristics and volume of work, legal departments of ministries, ministerial-level agencies and government-attached agencies, provincial-level Justice Departments and district-level Justice Bureaus shall coordinate with concerned units in advising and proposing ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies and chairpersons of People s Committees of the same level to establish sections or groups or appoint full-time civil servants to take charge of examining documents and arrange sufficient payrolls so as to ensure fulfillment of assigned tasks.

Article 14. Organization and management of networks of document-examining collaborators

1. Heads of document-examining agencies of ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies and provincial-and district-level People s Committees shall elaborate regulations on the organization and management of a network of document-examining collaborators in conformity with their practical situation and conditions and submit these regulations to ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies and chairpersons of provincial-and district-level People s Committees for issuance.

2. Heads of document-examining agencies of ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies and provincial-and district-level People s Committees shall sign contracts with collaborators according to the law on contracts.

3. Regimes applicable to document- examining collaborators comply with regulations of the Ministry of Finance and the Ministry of Justice.

Article 15. Responsibilities to build databases for the examination and handling of documents

1. The director of the Justice Ministry s Department for Examination of Legal Documents, heads of legal departments of ministries, ministerial-level agencies and government-attached agencies, directors of provincial-level Justice Departments and heads of district-level Justice Bureaus shall assist ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies and chairpersons of People s Committees of the same level in regularly and timely reviewing and determining documents of higher legal effect which arc currently effective or have been signed for issuance or passed at the time of examination so as to build up and manage databases to serve the examination and handling of documents under their competence; and regularly classify and process information and documents on the examination and handling of documents for inclusion in the databases.

2. A database has the following principal components:

a/ Legal documents which have been reviewed to establish the legal bases for determining unlawful contents of examined documents under Article 4 of this Circular to serve the examination of documents by the ministry, branch or People s Committee as prescribed in Decree No. 40;

b/ Results of examination and handling of documents (including legal documents and documents specified in Clause 3, Article 1 of Decree No. 40 and Clause 2, Article 2 of this Circular);

c/ Information on examination operations;

d/ Other information, documents and data to serve the examination of documents.

A database also includes paper documents which are classified and arranged in a scientific manner and step by step computerized, depending on funding capacity and conditions, so as to facilitate their management, reference and use,

3. Depending on competence and the scope of to-be-examined documents, the responsibilities to review and handle legal documents specified at Point a. Clause 2 of this Article are assigned and decentralized as follows:

a/ The director of the Justice Ministry s Department for Examination of Legal Documents shall assume the prime responsibility for. and coordinate with agencies in reviewing documents issued by the National Assembly, the National Assembly Standing Committee, the President, the Government and the Prime Minister and legal documents issued or jointly issued by the Minister of Justice so as to establish legal bases for self-examination and handling of documents according to its competence and assist the Prime Minister in examining documents of other ministries, branches and localities according to regulations.

The Justice Ministry s Department for Examination of Legal Documents shall assume the prime responsibility for, and coordinate with legal departments of ministries and branches in, summarizing the results of reviewing documents specified at Point b, Clause 3 of this Article so as to build a common database to serve the examination and handling of documents;

b/ Heads of legal departments of ministries and branches shall assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned agencies in, reviewing legal documents on matters under their state management which arc issued by the National Assembly, the National Assembly Standing Committee, the President, the Government and the Prime Minister and legal documents issued or jointly issued by their ministers or heads so as to establish legal bases for self-examination or examination according to their competence;

c/ Directors of provincial-level Justice Departments shall assume the prime responsibility for, and coordinate with professional agencies of provincial-level People s Committees in, reviewing legal documents issued by provincial-level People s Councils and People s Committees so as to put them in the database set up by the Department for Examination of Legal Documents to serve the examination and handling of documents according to their competence;

d/ Heads of district-level Justice Bureaus shall assume the prime responsibility for, and coordinate with professional bodies of district-level People s Committees in, reviewing legal documents issued by district-level People s Councils and People s Committees so as to put them in the database set up by the provincial-level Justice Departments to serve the examination and handling of documents according to their competence and provide these data to commune-level officers in charge of judicial and civil status affairs for self-examination of documents of commune-level People s Councils (if so assigned) and People s Committees.

In the process of reviewing documents, if detecting contradictory, overlapping or inappropriate documents or regulations but the legal bases for determining their effect are still insufficient, reviewing agencies and organizations shall report them and propose handling solutions to competent agencies for consideration and decision.

Article 16. Biannual and annual reporting

1. Ministries, ministerial-level agencies and provincial- and district-level People s Committees shall make biannual and annual reports on the examination and handling of documents under Point f. Clause 1. Point g. Clause 2, Article 35 and Point d. Clause 1, Article 36 of Decree No. 40; government-attached agencies shall report on the coordination with legal units of ministries and ministerial-level agencies in the self-examination and handling of documents related to their respective areas. specifically as follows:

a/ The Justice Ministry s Department for Examination of Legal Documents, legal departments of ministries and ministerial-level agencies, provincial-level Justice Departments and district-level Justice Bureaus shall make biannual and annual reports on the examination and handling of documents for submission to ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of Government-attached agencies and chairpersons of provincial- and district-level People s Committees;

b/ Ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies and provincial-level People s Committees shall send biannual and annual reports on the examination and handling of documents to the Ministry of Justice. District-level People s Committees shall send biannual and annual reports on the examination and handling of documents to provincial-level People s Committees, which shall be incorporated in reports of provincial-level People s Committees;

c/ The time for sending reports and the time for collecting data from biannual and annual reports on the examination and handling of documents comply with current statistics and reporting regulations of the justice sector.

2. Annually, the Justice Ministry s Depart­ment for Examination of Legal Documents shall summarize reports on the examination and handling of documents of ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies and provincial-level People s Committees specified in Clause 1 of this Article for submission to the Minister of Justice for consideration and reporting to the Prime Minister.

3. A biannual or annual report on the examination and handling of documents must have the following details:

a/ The examination of documents according to competence in the reporting period, covering analysis and assessment of documents which are issued by the ministry, branch or locality and have been self-examined and handled; documents which are sent from other agencies for examination and have been actually examined; documents which are detected to have unlawful contents and must be examined and handled by issuing agencies or persons; documents which have been handled at the request of document-examining agencies; and documents which have been handled according to competence;

b/ General assessment of the quality of the elaboration and promulgation of documents in the assigned domain and proposals:

c/ The review of documents serving as legal bases for the examination of documents in the assigned domain: results of building the database to serve the examination of documents:

d/ The situation of institutional grounds for examination work; organizational apparatus, personnel and funds for the examination of documents:

e/ Coordination in the examination of documents and exchange of professional knowledge; training and re-training in examination work and other conditions for the examination of documents;

f/ Difficulties, problems and recommen­dations;

g/ Other relevant matters.

Article 17. Emulation, commendation, reward and discipline

1. Results and l achievements obtained in the performance of assigned tasks of examining and handling documents constitute one of emulation criteria for the assessment, ranking and commendation and reward of concerned agencies, units and individuals.

2. Agencies, organizations and individuals that have fulfilled their assigned tasks and recorded outstanding achievements in the examination and handling of documents will be commended and rewarded according to the law on commendation and reward; if committing violations, they shall be handled according to law.

Article 18. Urging, direction and inspection of the examination and handling of documents

1. The urging, direction and inspection of the examination and handling of documents shall be carried out on a regular and periodical basis so as to ensure compliance with taw, discover in lime and widely apply good initiatives and examples in the examination and handling of documents, praise agencies, organizations and individuals that record outstanding achievements, redress mistakes and detect problems and troubles for timely guidance and explanation.

2. The Justice Ministry s Department for Examination of Legal Documents shall assist the Minister of Justice in urging, directing and examining the examination and handling of documents by ministries, branches and localities.

3. Legal departments of ministers, heads of ministerial-level agencies and government-attached agencies, provincial-level Justice Departments and district-level Justice Bureaus shall assist ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies and chairpersons of provincial- and district-level People s Committees in urging and directing the examination and handling of documents in their ministries, branches and localities.

Chapter V

ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

Article 19. Effect

This Circular takes effect on January 15,2011, and replaces the Justice Ministry s Circular No. 01/2004/TT-BTP of June 16. 2004, guiding a number of articles of the Government s Decree No. 135/2003/ND-CP of November 14. 2003, on examination and handling of legal documents.

Article 20. Implementation responsibility

1. The Justice Ministry s Department for Examination of Legal Documents, legal departments of ministries, heads of ministerial-level agencies and government-attached agencies, provincial-level Justice Departments and district-level Justice Bureaus and commune-level officers in charge of judicial and civil status affairs shall assist ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies and chairpersons of People s Committees of all levels in implementing this Circular.

2. Any problems arising in the process of implementation should be promptly reported to the Ministry of Justice for study and settlement.-

 

 

FOR THE MINISTER OF JUSTICE
DEPUTY MINISTER




Dinh Trung Tung

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 20/2010/TT-BTP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 2134/QĐ-BTP của Bộ Tư pháp về việc ban hành Kế hoạch phát động phong trào thi đua đặc biệt “Đẩy nhanh tiến độ, về đích sớm, hoàn thành thắng lợi chỉ tiêu, nhiệm vụ các phong trào thi đua của Bộ, ngành Tư pháp giai đoạn 2021 – 2025, lập thành tích xuất sắc chào mừng Kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống ngành Tư pháp (28/8/1945- 28/8/2025) và Đại hội thi đua yêu nước ngành Tư pháp lần thứ VI”

Thi đua-Khen thưởng-Kỷ luật, Tư pháp-Hộ tịch

văn bản mới nhất