Quyết định 999/QĐ-TTg 2020 phân công cơ quan chủ trì soạn thảo dự án luật

thuộc tính Quyết định 999/QĐ-TTg

Quyết định 999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phân công cơ quan chủ trì soạn thảo, thời hạn trình các dự án luật, dự thảo nghị quyết được điều chỉnh trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020, các dự án luật thuộc Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:999/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành:11/07/2020
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tư pháp-Hộ tịch

TÓM TẮT VĂN BẢN

Phân công cơ quan chủ trì soạn thảo 08 dự án Luật

Ngày 11/7/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 999/QĐ-TTg về việc phân công cơ quan chủ trì soạn thảo, thời hạn trình các dự án luật, dự thảo nghị quyết được điều chỉnh trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020, các dự án luật thuộc Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021.

Cụ thể, Chính phủ phân công: Bộ Công an chủ trì soạn thảo Luật Phòng, chống ma túy sửa đổi, thời hạn trình là tháng 7/2020; Luật Kinh doanh bảo hiểm do Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo trình Chính phủ tháng 5/2021; Luật Thanh tra do Thanh tra Chính phủ chủ trì soạn thảo trình Chính phủ tháng 5/2021; Bộ Giao thông vận tải chủ trì soạn thảo Luật Giao thông đường bộ sửa đổi thời hạn trình là tháng 7/2020;…

Bên cạnh đó, giao Bộ Quốc phòng chủ trì soạn thảo Nghị quyết của Quốc hội về tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc, thời hạn trình Chính phủ là tháng 8/2020.

Ngoài ra, Bộ Tư pháp có trách nhiệm như sau: Thẩm định kịp thời, đúng thời hạn các dự án đầy đủ hồ sơ đối với các dự án luật, pháp lệnh không đủ hồ sơ, nội dung các tài liệu không đầy đủ, không đảm bảo chất lượng thì phải trả lại hồ sơ hoặc thể hiện rõ trong báo cáo thẩm định; Công khai tình hình các cơ quan chủ trì soạn thảo chưa đảm bảo tiến độ trình các dự án luật, pháp lệnh trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ và Bộ Tư pháp;…

Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.

Xem chi tiết Quyết định999/QĐ-TTg tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
________

Số: 999/QĐ-TTg

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

______________________

Hà Nội, ngày 11 tháng 7 năm 2020

 

 

 

QUYẾT ĐỊNH

Phân công cơ quan chủ trì soạn thảo, thời hạn trình các dự án luật, dự thảo nghị quyết được điều chỉnh trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020, các dự án luật thuộc Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021

________

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết số 106/2020/QH14 ngày 10 tháng 6 năm 2020 của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020;

Căn cứ Nghị quyết số 944/2020/UBTVQH14 ngày 19 tháng 5 năm 2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1.

1. Ban hành kèm theo Quyết định này Bản phân công cơ quan chủ trì soạn thảo, thời hạn trình các dự án luật, dự thảo Nghị quyết được điều chỉnh trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020, các dự án luật thuộc Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021.

2. Các dự án luật thuộc Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020 chuyển tiếp sang Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021, tiếp tục thực hiện theo phân công tại Quyết định số 842/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ phân công cơ quan chủ trì soạn thảo, thời hạn trình các dự án luật được điều chỉnh trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019, các dự án luật thuộc Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020.

3. Đối với các dự án luật, pháp lệnh đã được Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhưng chưa được trình Quốc hội cho ý kiến hoặc thông qua (Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi); Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng (sửa đổi)), giao Bộ Y tế; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu, tiếp thu ý kiến thẩm tra của Ủy ban về các vấn đề xã hội, ý kiến chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, chỉnh lý, hoàn thiện hồ sơ dự án, báo cáo lại Chính phủ trước khi trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Điều 2.

1. Các bộ, cơ quan ngang bộ được giao chủ trì soạn thảo các dự án luật, dự thảo nghị quyết được điều chỉnh trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020 và các dự án luật thuộc Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021 có trách nhiệm thực hiện nghiêm các quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, coi việc hoàn thành Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh là một trong những căn cứ để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ; trong đó tập trung vào một số nhiệm vụ sau:

a) Khẩn trương thành lập Ban soạn thảo; tập trung thời gian, nguồn lực để soạn thảo luật, pháp lệnh trên cơ sở các chính sách đã được Chính phủ thông qua; tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, đặc biệt là lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp; chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, đúng nội dung, hình thức, bảo đảm chất lượng, tiến độ khi gửi Bộ Tư pháp thẩm định, trình Chính phủ hoặc trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, gửi đến các cơ quan của Quốc hội theo đúng quy định; khắc phục triệt để tình trạng gửi hồ sơ dự án luật, pháp lệnh đến cơ quan thẩm định hoặc trình Chính phủ, các cơ quan của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội không đúng thời hạn;

b) Trong quá trình soạn thảo, nếu phát sinh chính sách mới cần bổ sung vào dự án luật, pháp lệnh thì cần thực hiện đánh giá tác động và báo cáo Chính phủ xem xét, quyết định;

c) Dự kiến rõ những nội dung cần giao quy định chi tiết tại các điều, khoản, điểm của dự án luật, pháp lệnh; kiến nghị phân công cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy định chi tiết; chủ trì hoặc chủ động phối hợp chuẩn bị dự thảo văn bản quy định chi tiết sau khi Chính phủ quyết định trình dự án luật, pháp lệnh;

d) Dự liệu đủ thời gian để chỉnh lý và nghiêm túc tiếp thu hoặc giải trình các ý kiến góp ý, thẩm định đối với các dự án luật, pháp lệnh;

đ) Chủ động phối hợp chặt chẽ ngay từ đầu với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ, các bộ, ngành liên quan, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội trong quá trình soạn thảo, chỉnh lý dự án luật, pháp lệnh;

e) Định kỳ hằng tháng, cơ quan chủ trì soạn thảo cập nhật thông tin điện tử về tình hình, tiến độ soạn thảo và hằng quý gửi báo cáo thông tin về tình hình nghiên cứu, soạn thảo các dự án luật, pháp lệnh đã được phân công, nêu rõ khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình soạn thảo và đề xuất, kiến nghị các biện pháp khắc phục đến Bộ Tư pháp để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

2. Bộ Tư pháp có trách nhiệm:

a) Thẩm định kịp thời, đúng thời hạn các dự án đầy đủ hồ sơ; đối với các dự án luật, pháp lệnh không đủ hồ sơ, nội dung các tài liệu không đầy đủ, không bảo đảm chất lượng theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì trả lại hồ sơ hoặc thể hiện rõ trong báo cáo thẩm định quan điểm không đủ điều kiện trình Chính phủ;

b) Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ tăng cường công tác theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh;

c) Công khai tình hình các cơ quan chủ trì soạn thảo chưa bảo đảm tiến độ trình các dự án luật, pháp lệnh đã được xác định tại Nghị quyết số 106/2020/QH14 của Quốc hội và Quyết định này trên cổng thông tin điện tử của Chính phủ và của Bộ Tư pháp;

d) Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các bộ, cơ quan liên quan chủ động xây dựng kế hoạch, chương trình tổ chức các phiên họp chuyên đề của Chính phủ về xây dựng pháp luật bảo đảm có sự gắn kết, sắp xếp hợp lý giữa các dự án luật, pháp lệnh đưa vào các phiên họp thường kỳ và các phiên họp chuyên đề của Chính phủ, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Điều 3.

Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chủ động rà soát các luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và những văn bản quy phạm pháp luật khác để kịp thời trình cơ quan có thẩm quyền hoặc tự mình ban hành văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế, hoặc văn bản mới nhằm kịp thời thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng; Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật; Kế hoạch triển khai thi hành Hiến pháp; khắc phục hạn chế, bất cập trong các văn bản, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội và hội nhập của đất nước theo quy định tại khoản 3 Điều 3 của Nghị quyết số 106/2020/QH14 của Quốc hội, báo cáo Chính phủ xem xét, quyết định để đưa vào đề nghị của Chính phủ về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.

Điều 4.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:

- Ban Bí thư TW Đảng;

- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

- Các bộ, cơ quan ngang bộ;

- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;

- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;

- Văn phòng Quốc hội;

- Văn phòng Chủ tịch nước;

- Văn phòng TW Đảng;

- Văn phòng Tổng Bí thư;

- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý, Thư ký TTg, các PTTg, Cổng TTĐTCP,

các Vụ, Cục KSTT;

- Lưu: Văn thư, PL(2).

THỦ TƯỚNG

 

 

 

 

 

Nguyễn Xuân Phúc

 

 

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

______________________

 

 

 

BẢN PHÂN CÔNG

CƠ QUAN CHỦ TRÌ SOẠN THẢO, THỜI HẠN TRÌNH CÁC DỰ ÁN LUẬT ĐƯỢC ĐIỀU CHỈNH TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG LUẬT, PHÁP LỆNH NĂM 2020, CÁC DỰ ÁN LUẬT THUỘC CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG LUẬT, PHÁP LỆNH NĂM 2021

(Ban hành kèm theo Quyết định số 999/QĐ-TTg ngày 11 tháng 7 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ)

__________

 

I. PHÂN CÔNG CƠ QUAN CHỦ TRÌ SOẠN THẢO VÀ THỜI HẠN TRÌNH CÁC DỰ ÁN LUẬT, PHÁP LỆNH ĐƯỢC ĐIỀU CHỈNH TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG LUẬT, PHÁP LỆNH NĂM 2020

TT

Tên dự án

Cơ quan chủ trì soạn thảo

Thời hạn trình Chính phủ

Thời hạn trình UBTVQH

Ghi chú

1.

Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi)

Bộ Công an

Tháng

7/2020

Theo Chương trình của UBTVQH

 

2.

Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi)

Bộ Giao thông vận tải

Tháng

7/2020

 

3.

Nghị quyết của Quốc hội về tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc

Bộ Quốc phòng

Tháng

8/2020

 

 

 

II. PHÂN CÔNG CƠ QUAN CHỦ TRÌ SOẠN THẢO VÀ THỜI HẠN TRÌNH CÁC DỰ ÁN LUẬT THUỘC CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG LUẬT, PHÁP LỆNH NĂM 2021

TT

Tên dự án

Cơ quan chủ trì soạn thảo

Thời hạn trình Chính phủ

Thời hạn trình UBTVQH

Ghi chú

1.

Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi)

Bộ Nội vụ

Tháng

4/2021

Theo Chương trình của UBTVQH

 

2.

Luật điện ảnh (sửa đổi)

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Tháng

4/2021

 

3.

Luật Thanh tra (sửa đổi)

Thanh tra Chính phủ

Tháng

5/2021

 

4.

Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi)

Bộ Tài chính

Tháng

5/2021

Theo Chương trình của UBTVQH

 

5.

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ

Bộ Khoa học và Công nghệ

Tháng

6/2021

 

6.

Luật Cảnh sát cơ động

Bộ Công an

Tháng

6/2021

 

 

 

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 2134/QĐ-BTP của Bộ Tư pháp về việc ban hành Kế hoạch phát động phong trào thi đua đặc biệt “Đẩy nhanh tiến độ, về đích sớm, hoàn thành thắng lợi chỉ tiêu, nhiệm vụ các phong trào thi đua của Bộ, ngành Tư pháp giai đoạn 2021 – 2025, lập thành tích xuất sắc chào mừng Kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống ngành Tư pháp (28/8/1945- 28/8/2025) và Đại hội thi đua yêu nước ngành Tư pháp lần thứ VI”

Thi đua-Khen thưởng-Kỷ luật, Tư pháp-Hộ tịch

văn bản mới nhất