Quyết định 1768/QĐ-BTP 2021 Kế hoạch thanh tra năm 2022

thuộc tính Quyết định 1768/QĐ-BTP

Quyết định 1768/QĐ-BTP của Bộ Tư pháp về việc phê duyệt Kế hoạch thanh tra năm 2022
Cơ quan ban hành: Bộ Tư pháp
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:1768/QĐ-BTP
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Lê Thành Long
Ngày ban hành:25/11/2021
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tư pháp-Hộ tịch

TÓM TẮT VĂN BẢN

Kế hoạch thanh tra năm 2022 của Bộ Tư pháp
Ngày 25/11/2021, Bộ Tư pháp đã ban hành Quyết định 1768/QĐ-BTP về việc phê duyệt Kế hoạch thanh tra năm 2022.

Cụ thể, Bộ thống nhất trong quý III, IV/2022, tổ chức 04 Đoàn thanh tra về công tác tổ chức cán bộ, việc quản lý sử dụng ngân sách, tài sản công tại Cục THADS tỉnh Kiên Giang và 02 Chi cục THADS thuộc tỉnh Kiên Giang; Cục THADS tỉnh Thừa Thiên Huế và 02 Chi cục THADS thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế...

Bên cạnh đó, Thanh tra Bộ Tư pháp phối hợp với Cục Kế hoạch – Tài chính, Tổng cục Thi hành án dân sự thành lập 06 đoàn thanh tra công tác đầu tư xây dựng cơ bản tại Dự án trụ sở Chi cục THADS huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa; Dự án trụ sở và kho vật chứng Chi cục THADS huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam; Dự án trụ sở Chi cục THADS Thành phố Tuyên Quang;… trong quý I, II/2022.

Ngoài ra, Bộ yêu cầu các đơn vị tập trung giải quyết đảm bảo đúng thời hạn, có chất lượng các vụ việc khiếu nại, tố cáo; giải quyết dứt điểm 100% các vụ việc từ năm 2021 chuyển sang, giải quyết xong các việc mới phát sinh trong năm 2022, đạt tỷ lệ 85%. Đồng thời, xác minh, kết luận, kiến nghị giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ trưởng theo yêu cầu thực tế (dự kiến khoảng 10-15 vụ việc).

Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.

Xem chi tiết Quyết định1768/QĐ-BTP tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ TƯ PHÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Số: 1768/QĐ-BTP

Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2021

 

 

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH THANH TRA NĂM 2022

___________

BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP

 

Căn cứ Luật Thanh tra số 56/2010/QH12 ngày 29/11/2010;

Căn cứ Nghị định số 54/2014/NĐ-CP ngày 29/5/2014 của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành Tư pháp;

Căn cứ Nghị định số 96/2017/NĐ-CP ngày 16/8/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;

Căn cứ Thông tư số 01/2014/TT-TTCP ngày 23/4/2014 của Tổng Thanh tra Chính phủ quy định việc xây dựng, phê duyệt định hướng chương trình thanh tra, kế hoạch thanh tra;

Theo đề nghị của Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp.

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Kế hoạch thanh tra năm 2022 của Bộ Tư pháp.

Điều 2.

Căn cứ Kế hoạch nêu tại Điều 1 Quyết định này:

1. Thanh tra Bộ có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện những nhiệm vụ được giao chủ trì; theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch và căn cứ tình hình triển khai thực tế, đề xuất của các đơn vị, yêu cầu của công tác quản lý, kiến nghị điều chỉnh Kế hoạch này.

2. Cục Bổ trợ tư pháp, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, tổ chức đơn vị có liên quan triển khai thực hiện những nhiệm vụ được giao chủ trì đúng quy định hiện hành và định kỳ hàng quý, 6 tháng, 9 tháng, năm báo cáo tình hình thực hiện gửi tới Thanh tra Bộ.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Thanh tra, Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp, Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ, Giám đốc Sở Tư pháp, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Thanh tra Chính phủ (để b/c);
- Kiểm toán Nhà nước (để biết);
- Các Thứ trưởng (để chỉ đạo thực hiện);
- Các Bộ, ngành liên quan (để phối hợp);
- Cổng TTĐT Bộ Tư pháp (để đăng tải);
- Lưu: VT, TTR.

BỘ TRƯỞNG




Lê Thành Long

 

 

 

KẾ HOẠCH

THANH TRA NĂM 2022
(Phê duyệt kèm theo Quyết định số 1768/QĐ-BTP ngày 25 tháng 11 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)

 

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Hoạt động thanh tra bảo đảm có trọng tâm, trọng điểm, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước và phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, của các cấp, các ngành. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về thanh tra. Đổi mới phương pháp, cách thức xây dựng kế hoạch thanh tra, tiến hành thanh tra, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động thanh tra. Tăng cường thanh tra công tác quản lý nhà nước và trách nhiệm của người đứng đầu trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao, tập trung vào các lĩnh vực, địa phương phát sinh nhiều vi phạm, tiêu cực, tham nhũng, nhiều đơn thư khiếu nại, tố cáo, dư luận có nhiều ý kiến[1]. Bên cạnh thanh tra theo kế hoạch, cần chú trọng thanh tra đột xuất khi phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật; kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kết luận thanh tra; nâng cao chất lượng kết luận thanh tra, đảm bảo chặt chẽ, khách quan, kịp thời và khả thi; xử lý nghiêm minh, kịp thời, đúng pháp luật đối với tập thể, cá nhân vi phạm pháp luật, tiêu cực, tham nhũng, quan tâm kiến nghị hoàn thiện chính sách, pháp luật trên lĩnh vực được thanh tra. Thực hiện nghiêm các Nghị quyết của Chính phủ, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ liên quan đến hoạt động thanh tra[2]. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 68-NQ/BCSĐ ngày 03/4/2020 của Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp về lãnh đạo thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trong ngành Tư pháp giai đoạn 2020-2025; Kế hoạch số 102-KH/BCSĐ ngày 19/12/2019 của Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp về việc triển khai thực hiện các kết luận và chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo Kế hoạch số 192-KB/BCĐTW ngày 04/9/2018; Kế hoạch số 18-KH/BCSĐ ngày 06/8/2021 của Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp về thực hiện Chỉ thị số 04-CT/TW  về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự và tham nhũng kinh tế trong Bộ, ngành Tư pháp.

2. Nâng cao trách nhiệm trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, góp phần ổn định an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, phục vụ nhiệm vụ phục hồi và phát triển kinh tế. Triển khai thực hiện nghiêm túc các chủ trương, pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp nắm rõ tình hình khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong các lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Tư pháp; giải quyết kịp thời, hiệu quả, đúng pháp luật đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân; tăng cường, phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị liên quan trong giải quyết khiếu nại, tố cáo, thống nhất hướng giải quyết, hạn chế khiếu nại, tố cáo trong các lĩnh vực quản lý của Bộ Tư pháp.

3. Xác định phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là nhiệm vụ trọng tâm trong lãnh đạo, điều hành, thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, đẩy lùi tình trạng tham nhũng, tiêu cực. Triển khai đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng, thu hồi tài sản tham nhũng theo quy định pháp luật. Quan tâm triển khai các quy định về kiểm soát tài sản, thu nhập. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng để nâng cao nhận thức, phát huy vai trò, trách nhiệm của xã hội trong phòng, chống tham nhũng.

4. Hoạt động thanh tra của Bộ Tư pháp phải đảm bảo phù hợp với bối cảnh, tình hình dịch bệnh Covid-19 hiện nay. Nâng cao năng lực và đổi mới cách thức chỉ đạo, điều hành để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Tập trung hoàn thiện cơ cấu, tổ chức, bộ máy và chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của cơ quan thanh tra để thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước và các hoạt động nghiệp vụ. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, xây dựng đội ngũ cán bộ thanh tra đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.

II. NỘI DUNG CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA NĂM 2022

1. Công tác thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch

1.1. Thanh tra hành chính, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

a) Nội dung thanh tra:

- Thanh tra công tác đầu tư xây dựng cơ bản;

- Thanh tra về công tác tổ chức cán bộ và quản lý sử dụng ngân sách nhà nước và tài sản công;

- Thanh tra trách nhiệm thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự các cấp;

- Thanh tra trách nhiệm thực hiện các quy định của pháp luật về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo của thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự các cấp.

b) Biện pháp thực hiện

- Tổ chức 06 Đoàn thanh tra công tác đầu tư xây dựng cơ bản;

- Tổ chức 03 Đoàn thanh tra về công tác tổ chức cán bộ quản lý sử dụng ngân sách nhà nước và tài sản công;

- Tổ chức 02 Đoàn thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Thủ trưởng một số cơ quan thi hành án dân sự địa phương;

- Tổ chức 03 Đoàn thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo của Thủ trưởng một số cơ quan thi hành án dân sự địa phương.

1.2. Thanh tra chuyên ngành

a) Nội dung thanh tra chuyên ngành

Tập trung thanh tra các lĩnh vực: công chứng, đấu giá tài sản, luật sư, hộ tịch, chứng thực, lý lịch tư pháp. Nội dung cụ thể đối với từng lĩnh vực được thực hiện theo quy định của Nghị định số 54/2014/NĐ-CP ngày 29/5/2014 của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành Tư pháp và pháp luật chuyên ngành về lĩnh vực đó.

b) Biện pháp thực hiện

- Tổ chức 05 Đoàn thanh tra về công chứng, chứng thực (trong đó: Thanh tra Bộ chủ trì 03 đoàn về lĩnh vực công chứng, chứng thực, Cục Bổ trợ Tư pháp chủ trì 02 đoàn về lĩnh vực công chứng);

- Tổ chức 01 Đoàn thanh tra về luật sư (do Cục Bổ trợ tư pháp chủ trì);

- Tổ chức 06 Đoàn thanh tra về đấu giá tài sản (trong đó, Thanh tra Bộ Tư pháp chủ trì 03 đoàn, Cục Bổ trợ tư pháp chủ trì 03 đoàn);

- Tổ chức 08 Đoàn thanh tra về hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, trong đó: Thanh tra Bộ chủ trì 02 đoàn; Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực chủ trì 05 đoàn đoàn trong nước, 01 đoàn tại cơ quan đại diện của Việt Nam tại nước ngoài);

- Tổ chức 02 Đoàn thanh tra về lý lịch tư pháp do Thanh tra Bộ Tư pháp chủ trì.

1.3. Thanh tra chuyên đề

Thực hiện nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch số 102-KH/BCSĐ ngày 19/12/2019 của Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp về việc triển khai thực hiện các kết luận và chỉ đạo của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo Kế hoạch số 192-KB/BCĐTW ngày 04/9/2018 và Kế hoạch số 18- KH/BCSĐ ngày 06/8/2021 của Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp về thực hiện Chỉ thị số 04-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự và tham nhũng kinh tế trong Bộ, ngành Tư pháp.

a) Nội dung

Thanh tra việc tổ chức đấu giá tài sản đối với tài sản thu hồi qua các vụ án tham nhũng, kinh tế, hình sự của các tổ chức đấu giá tài sản.

b) Biện pháp thực hiện

Tổ chức 02 đoàn thanh tra về việc tổ chức đấu giá tài sản đối với tài sản thu hồi thông qua các vụ án tham nhũng, kinh tế, hình sự do Thanh tra Bộ Tư pháp chủ trì.

1.4. Công tác đôn đốc, kiểm tra sau thanh tra

- Tích cực theo dõi các đơn vị đã từng là đối tượng thanh tra thực hiện và có báo cáo về việc thực hiện các Kết luận thanh tra, Quyết định giải quyết khiếu nại, Kết luận nội dung tố cáo, Quyết định xử lý tố cáo;

- Thành lập các Đoàn đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các Kết luận Thanh tra, Quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo thực tế tại địa phương nhằm chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luật trong việc tuân thủ triệt để các kết luận thanh tra, góp phần tăng cường hiệu quả các cuộc thanh tra khi có một trong các căn cứ quy định tại Điều 23, Điều 24 Nghị định số 33/2015/NĐ-CP ngày 27/3/2015 của Chính phủ quy định việc thực hiện kết luận thanh tra.

1.5. Công tác giám sát hoạt động Đoàn thanh tra

- Thực hiện giám sát các Đoàn thanh tra thường xuyên kể từ ngày công bố quyết định thanh tra đến ngày kết thúc việc thanh tra tại nơi được thanh tra;

- Việc giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra do người ra quyết định thanh tra tự thực hiện hoặc do tổ giám sát, công chức được giao nhiệm vụ giám sát thực hiện theo quy định tại Thông tư số 05/2015/TT-TTCP ngày 10 tháng 9 năm 2015 của Thanh tra Chính phủ quy định về giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra.

2. Thanh tra đột xuất

Tăng cường công tác thanh tra đột xuất.

Chánh Thanh tra hoặc Bộ trưởng thành lập các đoàn thanh tra đột xuất theo quy định của pháp luật khi có một trong các căn cứ sau:

- Theo yêu cầu của Bộ trưởng Bộ Tư pháp;

- Khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật;

- Yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp, Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực ra quyết định thanh tra đột xuất, thành lập đoàn thanh tra những vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi được Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp giao hoặc theo yêu cầu của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

3. Thanh tra lại

Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp, Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kết luận thuộc phạm vi, thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp, nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong quá trình thanh tra, ra kết luận thanh tra khi được Bộ trưởng Bộ Tư pháp giao.

4. Công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo

4.1. Công tác tiếp công dân

- Thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chủ trương, chính sách, các quy định của pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, nhất là Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện Luật Tiếp công dân năm 2013; Nghị định số 64/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiếp công dân, Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 18/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh và nâng cao hiệu quả công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; Quy định số 11-QĐ/TW ngày 18/02/2019 của Bộ Chính trị về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân và Quyết định số 1696/QĐ-BTP ngày 18/7/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Luật Tiếp công dân của Bộ Tư pháp;

- Thực hiện hiệu quả Quyết định số 266/QĐ-BTP ngày 05/02/2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Quy chế tiếp công dân của Bộ Tư pháp;

- Phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả với Tổng cục THADS và các đơn vị có liên quan thuộc Bộ trong việc tham mưu, chuẩn bị nội dung phục vụ Lãnh đạo Bộ tiếp công dân định kỳ hàng tháng theo lịch tiếp công dân và đột xuất đối với các vụ việc khiếu nại, bức xúc, kéo dài công dân thường xuyên đến địa điểm tiếp công dân của Bộ Tư pháp;

- Tăng cường đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn thực hiện pháp luật về tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo và phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo để nâng cao hiểu biết pháp luật về khiếu nại, tố cáo của cán bộ, nhân dân.

4.2. Công tác xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo

- Thực hiện theo đúng quy định của Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo và Quy chế giải quyết khiếu nại, tố cáo và phản ánh, kiến nghị liên quan đến khiếu nại, tố cáo của Bộ Tư pháp.

- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chương trình phối hợp giữa Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Thanh tra Chính phủ, Bộ Tư pháp, Hội Luật gia Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam về giám sát và nâng cao hiệu quả việc giải quyết khiếu nại, tố cáo ở cơ sở theo Quy chế số 01-CTPH/MTTQ-TTCP-BTP-HLG-LĐLS ngày 11/11/2014 của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Thanh tra Chính phủ, Bộ Tư pháp, Hội Luật gia Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam;

- Tiếp tục phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ, Tổng cục THADS trong việc rà soát, đôn đốc, chỉ đạo giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng, bức xúc, kéo dài theo Quyết định số 1849/QĐ-TTg ngày 27/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch số 363/KH-TTCP ngày 20/3/2019 của Thanh tra Chính phủ về tiến hành kiểm tra, rà soát, giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp, kéo dài;

- Tập trung giải quyết đảm bảo đúng thời hạn, có chất lượng các vụ việc khiếu nại, tố cáo; giải quyết dứt điểm 100% các vụ việc từ năm 2021 chuyển sang, giải quyết xong các việc mới phát sinh trong năm 2022, đạt tỷ lệ 85%;

- Tăng cường và có giải pháp nâng cao năng lực, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tập trung ở những địa bàn, lĩnh vực xảy ra khiếu nại, tố cáo đông người, vượt cấp, không để phát sinh “điểm nóng”;

- Chú trọng công tác công tác đôn đốc, chỉ đạo thực hiện nghiêm các quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận nội dung tố cáo thuộc thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật;

- Xác minh, kết luận, kiến nghị giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ trưởng: theo yêu cầu thực tế (dự kiến khoảng 10-15 vụ việc).

5. Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

- Thực hiện đồng bộ các chủ trương, chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, nhất là Chỉ thị số 33-CT/TW ngày 03/01/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công việc kê khai và kiểm soát kê khai tài sản, các quy định về công khai, minh bạch của Luật Phòng, chống tham nhũng; Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 07/12/2015 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng; Kết luận số 10-KL/TW ngày 26/12/2016 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 Khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực lãng phí; Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 28/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng; Luật Phòng, chống tham nhũng và các văn bản hướng dẫn thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực;

- Thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, nhất là công khai, minh bạch hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị, kiểm soát tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức; thực hiện quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp, xây dựng và thực hiện tốt các chế độ, định mức, tiêu chuẩn; đẩy mạnh cải cách hành chính, thủ tục hành chính; thực hiện việc thanh toán không dùng tiền mặt và trả lương, thu nhập qua tài khoản;

- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ giúp việc thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực;

- Tăng cường thanh tra, kiểm tra, phát hiện, xử lý tham nhũng (tập trung vào các lĩnh vực: quản lý tài chính, ngân sách; quản lý, thực hiện các dự án đầu tư xây dựng; quản lý, sử dụng đất đai; tiếp nhận và bổ nhiệm cán bộ); phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng để xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng; chú trọng xử lý trách nhiệm của người đứng đầu để xảy ra tham nhũng. Thực hiện tốt việc khen thưởng, bảo vệ người tố cáo, tố giác hành vi tham nhũng;

- Thanh tra trách nhiệm thực hiện các quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của người đứng đầu cơ quan, đơn vị nhằm đánh giá, kết luận trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị và người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được thanh tra trong việc chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; phát hiện, chấn chỉnh những thiếu sót, hạn chế và những vấn đề còn bất cập, vướng mắc (nếu có); làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm, kiến nghị biện pháp khắc phục, xử lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực;

- Tăng cường hoạt động quản lý nhà nước và hướng dẫn việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng; tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc cung cấp thông tin qua báo chí để góp phần thực hiện có hiệu quả hơn công tác phòng, chống tham nhũng.

* Chi tiết các cuộc thanh tra có Danh mục kèm theo.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Căn cứ vào Kế hoạch này

- Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ cần tăng cường giải quyết có hiệu quả các khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền; tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và thực hiện tốt việc báo cáo theo định kỳ hoặc đột xuất gửi về Thanh tra Bộ để tổng hợp báo cáo Bộ trưởng;

- Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự chỉ đạo trong toàn Hệ thống thi hành án dân sự tăng cường công tác tiếp công dân; xây dựng kế hoạch, khẩn trương hoàn thành việc giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền và chỉ đạo rà soát, đôn đốc giải quyết dứt điểm những vụ việc tồn đọng, kéo dài, thực hiện tốt Quyết định số 1849/QĐ-TTg ngày 27/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch số 363/KH-TTCP ngày 20/3/2019 của Thanh tra Chính phủ về tiến hành kiểm tra, rà soát, giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp, kéo dài; định kỳ hàng quý tổng hợp báo cáo Lãnh đạo Bộ (qua Thanh tra Bộ để tổng hợp). Chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị trực thuộc thực hiện nghiêm túc, triệt để các Kết luận thanh tra, Quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo (nếu có);

- Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp, Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực triển khai thực hiện tốt các cuộc thanh tra chuyên ngành theo Kế hoạch đã được Bộ trưởng phê duyệt và thực hiện tốt việc báo cáo định kỳ hoặc đột xuất gửi về Thanh tra Bộ để báo cáo Bộ trưởng;

- Các Sở Tư pháp, Cục Thi hành án dân sự và các cơ quan, đơn vị được thanh tra năm 2022 cần quán triệt đến các đơn vị, bộ phận có liên quan, chuẩn bị tốt hồ sơ, tài liệu để các cuộc thanh tra đạt kết quả.

2. Thanh tra Bộ có văn bản hướng dẫn Thanh tra các Sở Tư pháp, các đơn vị thuộc Bộ trong việc thanh tra chuyên ngành đối với các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp; thường xuyên báo cáo Lãnh đạo Bộ những khó khăn, vướng mắc phát sinh để bảo đảm hoàn thành đúng tiến độ và chất lượng Kế hoạch công tác thanh tra, kịp thời điều chỉnh cho phù hợp.

3. Kinh phí bảo đảm thực hiện Kế hoạch

Kinh phí thực hiện Kế hoạch này được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí khác theo quy định của pháp luật.

Các đơn vị thuộc Bộ được phân công chủ trì thực hiện các nhiệm vụ cụ thể tại Kế hoạch này có trách nhiệm lập dự toán kinh phí gửi Cục Kế hoạch - Tài chính để thẩm định, tổng hợp và báo cáo Lãnh đạo Bộ phê duyệt.

Cục Kế hoạch - Tài chính có trách nhiệm thẩm định, trình Bộ trưởng cấp kinh phí để triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ trên cơ sở thực tế tình hình quản lý ngân sách của Bộ và theo quy định của pháp luật; hướng dẫn cụ thể các đơn vị thuộc Bộ trong việc lập dự toán và thực hiện thanh quyết toán theo quy định./.

 

 

DANH MỤC

CÁC CUỘC THANH TRA NĂM 2022
(Kèm theo Kế hoạch thanh tra đã được phê duyệt tại Quyết định số 1768/QĐ-BTP ngày 25 tháng 11 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)

 

TT

Đối tượng thanh tra

Nội dung thanh tra

Thời hạn thanh tra

Phạm vi thanh tra

Thời gian thực hiện

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Ghi chú

I

Thanh tra hành chính (14 đoàn)

1

Thanh tra công tác tổ chức cán bộ, quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước và tài sản công (03 đoàn)

 

- Cục THADS tỉnh Kiên Giang và 02 Chi cục THADS thuộc tỉnh Kiên Giang.

- Cục THADS tỉnh Thừa Thiên - Huế và 02 Chi cục THADS thuộc tỉnh Thừa Thừa Thiên - Huế.

- Cục THADS tỉnh Bình Định và 02 Chi cục THADS thuộc tỉnh Bình Định1.

- Thanh tra về công tác tổ chức cán bộ, việc quản lý sử dụng ngân sách, tài sản công.

15-20 ngày/ đoàn thanh tra

- Việc sử dụng ngân sách, quản lý, mua sắm, sử dụng tài sản công; việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý, thực hiện chế độ chính sách đối với công chức, viên chức, người lao động từ năm 2020 đến thời điểm thanh tra.

Quý III, IV/2022

Thanh tra Bộ Tư pháp

Tổng cục thi hành án dân sự;

Vụ Tổ chức cán bộ;

Cục Kế hoạch - Tài chính.

04 đoàn

2.

Thanh tra công tác đầu tư xây dựng cơ bản (06 đoàn)

 

- Dự án trụ sở Chi cục THADS huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa.

- Dự án trụ sở và kho vật chứng Chi cục THADS huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam.

- Dự án trụ sở Chi cục THADS thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang.

- Dự án trụ sở Chi cục THADS huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum.

- Dự án trụ sở Cục THADS tỉnh Quảng Trị.

- Dự án trụ sở Chi cục THADS huyện Dương Kinh, thành phố Hải Phòng.

Thanh tra công tác đầu tư xây dựng cơ bản

15-20 ngày/ đoàn thanh tra

Việc đầu tư xây dựng và quyết toán trụ sở, kho vật chứng

Quý I, II/2022

Thanh tra Bộ Tư pháp

Cục Kế hoạch - Tài chính;

Tổng cục Thi hành án dân sự.

06 đoàn

3

Thanh tra trách nhiệm thực hiện các quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (02 đoàn)

 

- Cục THADS tỉnh Điện Biên và 02 Chi cục THADS thuộc tỉnh Điện Biên.

- Cục THADS tỉnh Quảng Ngãi và 02 Chi cục THADS thuộc tỉnh Quảng Ngãi.2

Thanh tra trách nhiệm thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

15-20 ngày/ đoàn thanh tra

Trách nhiệm thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực từ năm 2020 đến thời điểm thanh tra.

Quý II, III/2022

Thanh tra Bộ Tư pháp

Tổng cục THADS.

02 đoàn

4

Thanh tra trách nhiệm thực hiện các quy định pháp luật về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo (03 đoàn)

 

- Cục THADS các tỉnh, thành phố: Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Đồng Nai3

Thanh tra trách nhiệm thực hiện các quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo

15-20 ngày/ đoàn thanh tra

Trách nhiệm thực hiện các quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo của thủ trưởng các cơ quan thi hành án dân sự địa phương từ năm 2020 đến thời điểm thanh tra.

Quý II, III/2022

Thanh tra Bộ Tư pháp

Tổng cục Thi hành án dân sự

03 đoàn

II

Thanh tra chuyên ngành (22 đoàn, trong đó, Thanh tra Bộ chủ trì 10 đoàn, Cục Bổ trợ tư pháp chủ trì 06 đoàn, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực chủ trì 06 đoàn)

5

Về lĩnh vực Công chứng và Chứng thực (03 đoàn)

 

Sở Tư pháp và một số tổ chức hành nghề công chứng tại các tỉnh, thành phố Cần Thơ, Thừa Thiên - Huế, Đăk Nông4

Thanh tra chuyên ngành về hoạt động công chứng và chứng thực

15-20 ngày/ đoàn thanh tra

Thanh tra về tổ chức và hoạt động công chứng từ ngày 01/01/2021 đến thời điểm thanh tra.

Quý II/2022

Thanh tra Bộ Tư pháp

Cục Bổ trợ tư pháp, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố Cần Thơ, Thừa Thiên - Huế, Đăk Nông.

03 đoàn

6

Về lĩnh vực Công chứng (02 đoàn)

 

Sở Tư pháp và một số tổ chức hành nghề công chứng tại các tỉnh, thành phố: Lâm Đồng, Bà Rịa - Vũng Tàu.

Thanh tra chuyên ngành về tổ chức và hoạt động công chứng

15-20 ngày/ đoàn thanh tra

Thanh tra về tổ chức và hoạt động công chứng từ ngày 01/1/2021 đến thời điểm thanh tra

Quý II, III, IV/2022

Cục Bổ trợ Tư pháp

Thanh tra Bộ, Sở Tư pháp các tỉnh Lâm Đồng, Bà Rịa - Vũng Tàu

02 đoàn

7

Về lĩnh vực Đấu giá tài sản (06 đoàn, trong đó, Thanh tra Bộ 03 đoàn, Cục Bổ trợ tư pháp 03 đoàn)

7.1

Sở Tư pháp và một số tổ chức hành nghề đấu giá tài sản tại các tỉnh, thành phố Phú Yên, Hải Phòng, Quảng Ninh.

Thanh tra về hoạt động đấu giá tài sản

15-20 ngày/đoàn thanh tra

Thanh tra về tổ chức và hoạt động đấu giá tài sản từ ngày 01/01/2021 đến thời điểm thanh tra

Quý II, III/2022

Thanh tra Bộ Tư pháp

- Cục Bổ trợ tư pháp, Sở Tư pháp tỉnh, thành phố Đà Nẵng, Hải Phòng, Quảng Ninh

03 đoàn

7.2

Sở Tư pháp và một số tổ chức hành nghề đấu giá tài sản tại các tỉnh, thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu

Thanh tra về tổ chức và hoạt động đấu giá tài sản

15-20 Ngày/ đoàn thanh tra

Thanh tra về tổ chức và hoạt động đấu giá tài sản từ ngày 01/01/2020 đến thời điểm thanh tra

Quý II, III/2022

Cục Bổ trợ tư pháp

Thanh tra Bộ, Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố Hải Phòng, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu

03 đoàn

8

Về lĩnh vực Luật sư (01 đoàn)

 

Sở Tư pháp, Đoàn Luật sư và một số tổ chức hành nghề luật sư tại thành phố Hồ Chí Minh

Thanh tra về tổ chức và hoạt động luật sư

15-20 ngày/ đoàn thanh tra

Thanh tra về tổ chức và hoạt động luật sư từ ngày 01/01/2020 đến thời điểm thanh tra

Quý II, III/2022

Cục Bổ trợ tư pháp

Thanh tra Bộ, Sở Tư pháp, Đoàn luật sư và một số tổ chức hành nghề luật sư thành phố Hồ Chí Minh

01 đoàn

9

Về lĩnh vực Hộ tịch, Quốc tịch, Chứng thực (08 đoàn, trong đó 02 đoàn do Thanh tra Bộ chủ trì, 06 đoàn do Cục Hộ tịch Quốc tịch chứng thực chủ trì)

9.1

Ủy ban nhân dân cấp huyện, Phòng tư pháp cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã và một số cơ quan, tổ chức có liên quan tại các tỉnh/ thành phố: Bắc Kạn, Sơn La5

Thanh tra chuyên ngành về lĩnh vực hộ tịch, chứng thực

15-20 Ngày/ đoàn thanh tra

Thanh tra về lĩnh vực hộ tịch, quốc tịch, chứng thực từ ngày 01/01/2021 đến thời điểm thanh tra.

Quý I/2022

Thanh tra Bộ Tư pháp

Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố có liên quan

02 đoàn

9.2

Ủy ban nhân dân cấp huyện, Phòng tư pháp cấp huyện và một số cơ quan, tổ chức có liên quan tại các tỉnh/ thành phố: Lạng Sơn, Bình Thuận, Gia Lai, Quảng Nam, Bà Rịa - Vũng Tàu.

Thanh tra chuyên ngành về lĩnh vực hộ tịch, quốc tịch, chứng thực

15-20 Ngày/ đoàn thanh tra

Thanh tra về lĩnh vực hộ tịch, quốc tịch, chứng thực từ ngày 01/01/2020 đến thời điểm thanh tra.

Quý II, III, IV năm 2022

Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực

Thanh tra Bộ Tư pháp Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố có liên quan

05 đoàn

9.3

Cơ quan đại diện của Việt Nam tại Cộng hòa liên bang Đức

Thanh tra chuyên ngành về lĩnh vực hộ tịch, quốc tịch, chứng thực

03 ngày làm việc

Thanh tra về lĩnh vực hộ tịch, quốc tịch, chứng thực từ ngày 01/01/2020 đến thời điểm thanh tra.

Quý III, IV năm 2022

Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực

Thanh tra Bộ Tư pháp, Vụ Hợp tác quốc tế

01 đoàn

10

Về lĩnh vực lý lịch tư pháp (02 đoàn)

 

Sở Tư pháp tỉnh Cà Mau, Hà Tĩnh6

Thanh tra chuyên ngành về lĩnh vực lý lịch tư pháp

15-20 Ngày/ đoàn thanh tra

Thanh tra về việc cấp phiếu lý lịch tư pháp từ ngày 01/01/2021 đến thời điểm thanh tra

Quý IV/2022

Thanh tra Bộ Tư pháp

Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia

02 đoàn

III

Thanh tra chuyên đề (02 đoàn)

11

Các tổ chức đấu giá tài sản thi hành án dân sự tại các thành phố: Đà Nẵng, Hồ Chí Minh

Việc tổ chức đấu giá đối với các tài sản thu hồi qua các vụ án tham nhũng, kinh tế, hình sự

20-25 ngày/ đoàn thanh tra

Trình tự, thủ tục bán đấu giá tài sản sản trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế với giá trị tài sản từ 500 triệu trở lên

Quý II, III/2022

Thanh tra Bộ Tư pháp

Cục Bổ trợ tư pháp, Tổng cục Thi hành án dân sự

02 đoàn

IV

Thanh tra đột xuất (15-20 đoàn)

12

Tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật

Theo yêu cầu của từng cuộc thanh tra

15-20 ngày/1 vụ việc

Thanh tra, xác minh, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực hoặc theo yêu cầu quản lý nhà nước của Lãnh đo B

Cả năm

Thanh tra Bộ Tư pháp

Tùy theo nội dung vụ việc

Theo yêu cầu thực tế

V

Đôn đốc, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra

13

Theo dõi, đôn đốc và kiểm tra sau thanh tra đối với việc thực hiện các Kết luận thanh tra, Quyết định thu hồi tiền, Quyết định xử phạt vi phạm hành chính, Quyết định giải quyết khiếu nại, Kết luận nội dung tố cáo của các đơn vị, tổ chức, cá nhân đã từng là đối tượng thanh tra của Thanh tra Bộ, Cục Bổ trợ tư pháp, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực theo quy định tại Nghị định số 33/2015/NĐ-CP ngày 27/3/2015 của Chính phủ quy định việc thực hiện kết luận thanh tra

Đôn đốc, kiểm tra sau thanh tra

05 ngày/01 kết luận

Việc thực hiện các Kết luận thanh tra, Quyết định giải quyết khiếu nại; Kết luận nội dung tố cáo; Quyết định thu hồi tiền; Quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Cả năm

Thanh tra Bộ Tư pháp. Cục Bổ trợ tư pháp Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực

 

Theo yêu cầu thực tế

VI

Giải quyết khiếu nại, tố cáo (10-15 đoàn)

 

Tổ chức, cá nhân bị khiếu nại, tố cáo

Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền

15-20 ngày/01 vụ việc

Thanh tra, xác minh, kết luận, kiến nghị giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân

Cả năm

Thanh tra Bộ Tư pháp

Tùy theo nội dung vụ việc

Theo yêu cầu thực tế

 

Việc giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra được tiến hành thường xuyên kể từ ngày công bố quyết định thanh tra đến ngày kết thúc việc thanh tra tại nơi được thanh tra theo quy định của pháp luật về thanh tra.

 

-------------------------------

[1] Các dự án đầu tư xây dựng; việc quản lý sử dụng ngân sách nhà nước, tài sản công. Hoạt động thanh tra chuyên ngành tập trung những nội dung, vấn đề gây bức xúc trong đời sống xã hội, các vi phạm pháp luật và chấn chỉnh hoạt động của các tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành, thực thi pháp luật chuyên ngành. Nội dung thanh tra trách nhiệm của thủ trưởng các cơ quan hành chính nhà nước trực thuộc Bộ trong thực hiện pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo, phòng, chống tham nhũng, tập trung vào nơi có nhiều vụ việc khiếu nại phức tạp, đơn thư tố cáo tiêu cực, tham nhũng, dư luận có nhiều ý kiến. Tăng cường giám sát, kiểm tra sau thanh

[2] Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch Covid-19; Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 17/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp; Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc.

1 Đơn vị dự phòng: Cục THADS tỉnh Nam Định và 02 Chi cục THADS thuộc tỉnh Nam Định.

2 Đơn vị dự phòng: Cục THADS tỉnh Sơn La và 02 Chi cục THADS thuộc tỉnh Sơn La.

3 Đơn vị dự phòng: Cục THADS thành phố Hà Nội Cục THADS tỉnh An Giang.

4 Đơn vị dự phòng: Bình Phước

5 Đơn vị dự phòng: Bạc Liêu

6 Đơn vị dự phòng: Sở Tư pháp tỉnh Bắc Ninh.

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 2134/QĐ-BTP của Bộ Tư pháp về việc ban hành Kế hoạch phát động phong trào thi đua đặc biệt “Đẩy nhanh tiến độ, về đích sớm, hoàn thành thắng lợi chỉ tiêu, nhiệm vụ các phong trào thi đua của Bộ, ngành Tư pháp giai đoạn 2021 – 2025, lập thành tích xuất sắc chào mừng Kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống ngành Tư pháp (28/8/1945- 28/8/2025) và Đại hội thi đua yêu nước ngành Tư pháp lần thứ VI”

Thi đua-Khen thưởng-Kỷ luật, Tư pháp-Hộ tịch

văn bản mới nhất