Nghị định 54/2001/NĐ-CP của Chính phủ về việc hướng dẫn thi hành hình phạt trục xuất

thuộc tính Nghị định 54/2001/NĐ-CP

Nghị định 54/2001/NĐ-CP của Chính phủ về việc hướng dẫn thi hành hình phạt trục xuất
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:54/2001/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Phan Văn Khải
Ngày ban hành:23/08/2001
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tư pháp-Hộ tịch

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Nghị định 54/2001/NĐ-CP

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 54/2001/NĐ-CP NGÀY 23 THÁNG  8 NĂM 2001

HƯỚNG DẪN THI HÀNH HÌNH PHẠT TRỤC XUẤT

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Căn cứ các Điều 16 và 17 của Pháp lệnh Nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam ngày 28 tháng 4 năm 2000;  

Để thi hành hình phạt trục xuất quy định tại Điều 32 của Bộ Luật Hình sự năm 1999 và Điều 234a của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Tố tụng hình sự ngày 09 tháng 6 năm 2000;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an và Bộ trưởng Bộ Tư pháp,

NGHỊ ĐỊNH:

CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.
1. Trục xuất là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung áp dụng đối với người nước ngoài phạm tội (người không có quốc tịch Việt Nam) buộc người đó trong thời hạn nhất định phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Nghị định này hướng dẫn việc thi hành hình phạt trục xuất sau khi có quyết định thi hành án của Toà án. Việc trục xuất theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an căn cứ theo Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.
3. Việc trục xuất người nước ngoài phạm tội thuộc đối tượng được hưởng các quyền miễn trừ ngoại giao hoặc ưu đãi và miễn trừ về lãnh sự được giải quyết bằng con đường ngoại giao.
Điều 2.
1. Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công an (sau đây viết gọn là cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh) chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức thi hành hình phạt trục xuất đối với người bị kết án trục xuất (sau đây viết gọn là người bị trục xuất) theo quyết định thi hành án của Toà án.
2. Việc thi hành hình phạt trục xuất phải bảo đảm an toàn, đúng thời hạn, tuân thủ các quy định của pháp luật.
CHƯƠNG II
NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN  CỦA NGƯỜI BỊ TRỤC XUẤT
Điều 3. Người bị trục xuất có nghĩa vụ :
1. Rời khỏi lãnh thổ Việt Nam đúng thời hạn được ghi trong quyết định thi hành án của Toà án, nếu không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 4 của Nghị định này.
2. Tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam, chịu sự quản lý, giám sát của cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh; không được tự ý rời khỏi nơi quản lý, giám sát do cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh chỉ định bằng văn bản.
3. Nộp các giấy tờ cần thiết để thi hành án theo yêu cầu của cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh.
4. Nhanh chóng chấp hành xong các nghĩa vụ khác (nếu có) và hoàn thành các thủ tục cần thiết để rời khỏi lãnh thổ Việt Nam đúng thời hạn.
5. Tự chịu chi phí về phương tiện xuất cảnh.
Điều 4.
1. Người bị trục xuất có thể được kéo dài thời hạn rời khỏi lãnh thổ Việt Nam theo Điều 234a Bộ Luật Tố tụng hình sự nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây :
a) Đang ốm nặng, đang phải cấp cứu hoặc vì lý do sức khoẻ khác mà không thể đi lại được và được cơ quan y tế hoặc bệnh viện từ cấp tỉnh trở lên chứng nhận;
b) Phải chấp hành các hình phạt khác hoặc thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật Việt Nam;
c) Có lý do chính đáng khác cản trở việc rời khỏi lãnh thổ Việt Nam được Thủ trưởng cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh xác nhận.
2. Việc kéo dài thời hạn rời khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với người bị trục xuất chỉ được thực hiện khi có quyết định của Toà án đã ra quyết định thi hành án.
Điều 5. Khi rời khỏi lãnh thổ Việt Nam, người bị trục xuất được mang theo tài sản hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật.
CHƯƠNG III
TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA CƠ QUAN
 THI HÀNH HÌNH PHẠT TRỤC XUẤT
  Điều 6. Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an có trách nhiệm :
1. Thông báo thời điểm thi hành án cho người bị trục xuất chậm nhất là 24 giờ trước khi thi hành.
2. Chuyển cho Bộ Ngoại giao bản sao quyết định thi hành án của Toà án và thông báo các thông tin, tài liệu cần thiết để phối hợp thi hành án.
3. Thu thập, tiếp nhận các thông tin, tài liệu cần thiết cho việc tổ chức thi hành án từ Toà án và các cơ quan khác có liên quan; lập hồ sơ và tổ chức thi hành hình phạt trục xuất.
4. Trường hợp người bị trục xuất thuộc diện quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định này phải thông báo bằng văn bản cho Toà án đã ra quyết định thi hành án để Toà án xem xét, quyết định việc kéo dài thời hạn rời khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với người bị trục xuất.
5. Trường hợp người bị trục xuất không còn lý do để kéo dài thời hạn rời khỏi lãnh thổ Việt Nam thì phải thông báo cho Toà án đã ra quyết định thi hành án để quyết định tiếp tục thi hành án.
6. Tiếp tục tổ chức thi hành hình phạt trục xuất theo quyết định thi hành án của Toà án đã có trước khi có quyết định kéo dài thời hạn rời khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với người bị trục xuất, nếu hết thời hạn kéo dài đó mà Toà án không có quyết định khác.
7. Trường hợp trong thời hạn rời khỏi lãnh thổ Việt Nam của người bị trục xuất được kéo dài mà Toà án ra quyết định tiếp tục thi hành án thì cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh có trách nhiệm thi hành ngay.
8. Thông báo cho Toà án biết kết quả thi hành án.
Điều 7. Hồ sơ thi hành hình phạt trục xuất do cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh lập, gồm có :
a) Trích lục hoặc bản sao bản án và quyết định thi hành án của Toà án;
b) Bản sao hộ chiếu hoặc bản sao giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu của người bị trục xuất;
c) Giấy tờ chứng nhận đã chấp hành xong các hình phạt khác hoặc các nghĩa vụ khác (nếu có);
d) Các tài liệu khác có liên quan.
Điều 8.
1. Căn cứ vào điều kiện và hoàn cảnh cụ thể, cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh có quyền quyết định về :
a) Các biện pháp quản lý, giám sát cụ thể đối với người bị trục xuất;
b) Cách thức và địa điểm thực hiện việc trục xuất.
2. Trường hợp người bị trục xuất không tự nguyện chấp hành quyết định thi hành án thì cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu quan áp dụng các biện pháp sau :
a) Hạn chế việc đi lại, tiếp xúc của người bị trục xuất;
b) Chỉ định nơi ở bắt buộc của người bị trục xuất;
c) áp giải ngay ra cửa khẩu để buộc rời khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với người bị trục xuất thuộc loại nguy hiểm hoặc có hành động bỏ trốn hoặc chuẩn bị bỏ trốn;
d) áp dụng biện pháp cưỡng chế khác theo quy định của pháp luật.
3. Thủ trưởng cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh quyết định áp dụng biện pháp quy định tại khoản 2 Điều này bằng văn bản và thông báo cho Toà án đã ra quyết định thi hành án.
Điều 9. Trường hợp người bị trục xuất chưa có khả năng tự chịu chi phí về phương tiện xuất cảnh thì cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh có thể yêu cầu cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của nước mà người đó là công dân giải quyết kinh phí đưa người bị trục xuất về nước; trường hợp vẫn chưa giải quyết được kinh phí hoặc vì lý do cấp bách bảo vệ an ninh quốc gia thì cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh được sử dụng ngân sách nhà nước để trả chi phí về phương tiện xuất cảnh với mức thấp nhất để buộc người bị trục xuất nhanh chóng rời khỏi lãnh thổ Việt Nam.
Điều 10. Bộ Công an trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm :
1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành hình phạt trục xuất.
2. Tổ chức lực lượng thi hành hình phạt trục xuất.
3. Chủ trì, phối hợp với Toà án, Viện Kiểm sát, các Bộ, ngành và ủy ban nhân dân các địa phương có liên quan để tổ chức thi hành hình phạt trục xuất.
4. Thống kê về thi hành hình phạt trục xuất.
5. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về việc thi hành hình phạt trục xuất.
6. Xây dựng dự toán ngân sách chi cho việc thực hiện các hoạt động quy định tại các điều 6, 7, 8, 9 và 10 của Nghị định này, tổng hợp vào dự toán ngân sách hàng năm của Bộ Công an gửi Bộ Tài chính xem xét, trình cấp có thẩm quyền quyết định.
Điều 11. Bộ Ngoại giao có trách nhiệm giải quyết các thủ tục đối ngoại liên quan đến việc thi hành hình phạt trục xuất và trao đổi, cung cấp các thông tin liên quan cho các cơ quan có thẩm quyền nước ngoài, cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của nước ngoài tại Việt Nam.
Điều 12. Bộ Tài chính có trách nhiệm bảo đảm kinh phí cho việc thi hành hình phạt trục xuất theo kế hoạch được giao trong dự toán ngân sách hàng năm của Bộ Công an.
Điều 13. Bộ Y tế có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan y tế và bệnh viện trực thuộc tổ chức khám bệnh, giám định và cấp giấy chứng nhận tình trạng sức khoẻ đối với người bị trục xuất trong diện được kéo dài thời hạn trục xuất quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 của Nghị định này.
CHƯƠNG IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 14. Người nào vi phạm các quy định của Nghị định này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Điều 15.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký.
2. Bộ Công an chịu trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc việc thi hành Nghị định này.
Điều 16. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT
-----

SOCIALISTREPUBLICOF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------

No: 54/2001/ND-CP

Hanoi, August 23, 2001

 

DECREE

GUIDING THE EXECUTION OF EXPULSION PENALTY

THE GOVERNMENT

Pursuant to the September 30, 1992 Law on Organization of the Government;

In order to execute the penalty of expulsion prescribed in Article 32 of the 1999 Penal Code and Article 234a of the June 9, 2000 Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Criminal Procedures Code;

Pursuant to Articles 16 and 17 of the April 28, 2000 Ordinance on Entry, Exit and Residence of Foreigners in Vietnam;

At the proposals of the Minister of Public Security and the Minister of Justice,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.-

1. Expulsion is a principal or additional penalty applicable to foreign offenders (persons not bearing the Vietnamese nationality) who are forced to depart from the territory of the Socialist Republic of Vietnam within given periods of time.

2. This Decree guides the execution of expulsion penalty after the courts issue decisions on judgment execution. The expulsion by orders of the Minister of Public Security under the Ordinance on the Handling of Administrative Violations shall not be governed by this Decree.

3. The expulsion of foreign offenders who are entitled to diplomatic immunities or consular privileges and immunities shall be settled through diplomatic channels.

Article 2.-

1. The Exit and Entry Management Agency of the Ministry of Public Security (hereinafter referred to as Exit and Entry Management Agency for short) shall assume the prime responsibility and coordinate with the concerned agencies in organizing the enforcement of expulsion penalty against persons sentenced to expulsion (hereinafter called the expellees) by court decisions on judgment execution.

2. The enforcement of expulsion penalty must ensure safety, timeliness and compliance with the provisions of law.

Chapter II

OBLIGATIONS AND RIGHTS OF THE EXPELLEES

Article 3.-The expellees shall have the obligation:

1. To depart from the Vietnamese territory within the time limits inscribed in the courtsdecisions on judgment execution, if they do no fall under the cases prescribed in Article 4 of this Decree.

2. To abide by the provisions of Vietnamese law, submit to the management and supervision of the Exit and Entry Management Agency; not to leave at their own will the management and supervision places designated in writing by the Exit and Entry Management Agency.

3. To submit papers necessary for the judgment execution at the request of the Exit and Entry Management Agency.

4. To quickly fulfill other obligations (if any) and complete all necessary procedures to depart from the Vietnamese territory within the prescribed time limits.

5. To bear all expenses for their exit means.

Article 4.-

1. The expellees may prolong the time limits for their departures from the Vietnamese territory according to Article 234a of the Criminal Procedure Code if they fall under one of the following cases:

a) They are being seriously ill and under emergency care or they cannot move on their own due to other health reasons, which are certified by medical bodies or hospitals of the provincial or higher level;

b) They have to serve other penalties or perform other duties under the provisions of Vietnamese laws;

c) They have other plausible reasons that hinder their departures from the Vietnamese territory, which is certified by the head of the Exit and Entry Management Agency.

2. The prolongation of time limit for departure from the Vietnamese territory for an expellee shall be effected only when there is a decision of the court which has issued decision on judgment execution.

Article 5.-Upon their departures from the Vietnamese territory, the expellees may carry along their lawful property as provided for by law.

Chapter III

RESPONSIBILITIES AND POWERS OF THE EXPULSION PENALTY-EXECUTING AGENCIES

Article 6.-The Exit and Entry Management Agency of the Ministry of Public Security shall have the responsibility:

1. To notify the time for judgment execution to the expellees at least 24 hours before the judgment execution.

2. To transfer to the Foreign Ministry the copy of the judgment execution decision of the court and notify it of necessary information and materials for coordination in the judgment execution.

3. To gather and receive information and materials necessary for the organization of judgment execution from the courts and other concerned bodies; to compile dossiers and organize the enforcement of the expulsion penalty.

4. Where the expellees fall under the cases prescribed in Clause 1, Article 4 of this Decree, to notify such cases in writing to the courts which have issued decisions on judgment execution for the latter to consider and decide the prolongation of the time limits for departures from the Vietnamese territory for the expellees.

5. Where the expellees have no more reasons to prolong the time limits for their departures from the Vietnamese territory, it has to notify such to the courts which have issued decisions on judgment execution for the latter to decide continuing the judgment execution.

6. To continue organizing the enforcement of the expulsion penalty under the judgment execution decisions already issued by the courts before the issuance of decisions to prolong the time limits for departures from the Vietnamese territory for the expellees, if such prolonged time limits have expired and the courts fail to issue other decisions.

7. Where within the prolonged time limits for the expelleesdepartures from the Vietnamese territory, the courts issue decisions to continue executing the judgments, the Exit and Entry Management Agency shall have to immediately execute them.

8. To notify the courts of the results of judgment execution.

Article 7.-The expulsion penalty execution dossiers shall be compiled by the Exit and Entry Management Agency, each comprises:

a) The extract or copy of the judgment and the judgment execution decision of the court;

b) The copy of the passport or the copy of the paper with value of substituting the passport of the expellees;

c) The certificate of the complete serving of other penalties or fulfillment of other obligations (if any);

d) Other relevant materials.

Article 8.-

1. Depending on the practical conditions and situation, the Exit and Entry Management Agency may decide on:

a) Specific measures to manage and supervise the expellees;

b) Modes and locations for enforcement of the expulsion.

2. Where the expellees fail to voluntarily abide by the decisions on judgment execution, the Exit and Entry Management Agency shall assume the prime responsibility and coordinate with the concerned agencies in applying the following measures:

a) Restriction on the expellees movement and contacts;

b) Designation of places of compulsory stay of the expellees;

c) Immediately escorting the expellees who belong to the dangerous category or commit acts of escape or prepare to escape to the border-gates to force them get out of the Vietnamese territory;

d) Other coercive measures as prescribed by law.

3. The head of the Exit and Entry Management Agency shall decide in writing the application of measures prescribed in Clause 2 of this Article and notify such to the courts which have issued decisions on judgment execution.

Article 9.-Where the expellees are incapable of bearing the expenses for their exit means, the Exit and Entry Management Agency may request the diplomatic missions or consular offices of the countries of which such persons are citizens settle funding for the expellees to return home; where the funding is not yet supplied or for urgent national security protection reasons, the Exit and Entry Management Agency may use the State budget to pay for the exit fares at the lowest level to force the expellees to depart from the Vietnamese territory as soon as possible.

Article 10.-The Ministry of Public Security shall, within the ambit of its tasks and powers, have the responsibility:

1. To issue legal documents guiding the enforcement of the expulsion penalty.

2. To organize forces for the enforcement of expulsion penalty.

3. To assume the prime responsibility and coordinate with the Courts, the Procuracies, the concerned ministries, branches and People’s Committees of the concerned localities in organizing the enforcement of expulsion penalty.

4. To make statistics on the enforcement of expulsion penalty.

5. To examine, inspect and settle complaints and denunciations about the enforcement of the expulsion penalty.

6. To elaborate budget expenditure estimates for carrying out activities prescribed in Articles 6, 7, 8, 9 and 10 of this Decree, incorporate them in the annual budget estimate of the Ministry of Public Security and send them to the Finance Ministry for consideration and submission to the competent authorities for decision.

Article 11.-The Foreign Ministry shall have to clear the external relations procedures related to the enforcement of the expulsion penalty and exchange and supply relevant information for competent foreign bodies, foreign diplomatic missions and consulates in Vietnam.

Article 12.-The Finance Ministry shall have to ensure funding for the enforcement of the expulsion penalty according to the assigned plans in the annual budget estimates of the Ministry of Public Security.

Article 13.-The Health Ministry shall have to direct and guide its attached medical bodies and hospitals in organizing medical examination and assessment and granting certificates of health conditions for the expellees entitled to the prolongation of the expulsion time limits as provided for at Point a, Clause 1, Article 4 of this Decree.

Chapter IV

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 14.-Those who violate the provisions of this Decree shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be disciplined, administratively sanctioned or examined for penal liability.

Article 15.-

1. This Decree takes effect 15 days after its signing.

2. The Ministry of Public Security shall have to inspect and urge the implementation of this Decree.

Article 16.-The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government and the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to implement this Decree.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Phan Van Khai

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decree 54/2001/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 2134/QĐ-BTP của Bộ Tư pháp về việc ban hành Kế hoạch phát động phong trào thi đua đặc biệt “Đẩy nhanh tiến độ, về đích sớm, hoàn thành thắng lợi chỉ tiêu, nhiệm vụ các phong trào thi đua của Bộ, ngành Tư pháp giai đoạn 2021 – 2025, lập thành tích xuất sắc chào mừng Kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống ngành Tư pháp (28/8/1945- 28/8/2025) và Đại hội thi đua yêu nước ngành Tư pháp lần thứ VI”

Thi đua-Khen thưởng-Kỷ luật, Tư pháp-Hộ tịch

văn bản mới nhất