Thông tư 85/2003/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện việc phân loại hàng hoá theo Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu và Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Biểu thuế xuất khẩu

thuộc tính Thông tư 85/2003/TT-BTC

Thông tư 85/2003/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện việc phân loại hàng hoá theo Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu và Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Biểu thuế xuất khẩu
Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:85/2003/TT-BTC
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Trương Chí Trung
Ngày ban hành:29/08/2003
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Thuế-Phí-Lệ phí, Xuất nhập khẩu

TÓM TẮT VĂN BẢN

* Phân loại hàng hoá xuất nhập khẩu - Ngày 29/08/2003, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 85/2003/TT-BTC, hướng dẫn thực hiện việc phân loại hàng hoá theo Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu và Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Biểu thuế xuất khẩu. Theo đó, thuế suất ưu đãi được quy định cho nhóm hàng nếu nhóm này không chia thành các phân nhóm hàng 6 số hoặc các phân nhóm hàng 8 số, hoặc cho phân nhóm hàng 6 số nếu phân nhóm này không chia thành các phân nhóm hàng 8 số, hoặc cho phân nhóm hàng 8 số nếu các nhóm hàng hoặc các phân nhóm hàng 6 số chia thành các phân nhóm hàng 8 số. Các nhóm mặt hàng không được ghi cụ thể tên và mã số trong Biểu thuế xuất khẩu là những nhóm mặt hàng có thuế suất thuế xuất khẩu 0%. Các nhóm mặt hàng được ghi rõ tên trong Biểu thuế xuất khẩu là những nhóm mặt hàng chịu thuế xuất khẩu. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Xem chi tiết Thông tư85/2003/TT-BTC tại đây

tải Thông tư 85/2003/TT-BTC

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 85/2003/TT-BTC NGÀY 29 THÁNG 8 NĂM 2003 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN VIỆC PHÂN LOẠI HÀNG HOÁ THEO
DANH MỤC HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU VÀ BIỂU THUẾ
NHẬP KHẨU ƯU ĐàI, BIỂU THUẾ XUẤT KHẨU

 

Căn cứ Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đã được sửa đổi, bổ sung, được Quốc hội khoá 10 thông qua ngày 20 tháng 5 năm 1998;

Căn cứ Luật Hải quan đã được Quốc Hội khoá 10 thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2001;

Căn cứ Quyết định số 49/QĐ-CTN ngày 06 tháng 3 năm 1998 của Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về việc Việt Nam tham gia Công ước HS;

Căn cứ các Nghị định 54/CP ngày 28/8/1993 và Nghị định 94/1998/NĐ-CP ngày 17/11/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;

Nghị định số 06/2003/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2003 của Chính phủ quy định về việc phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

Căn cứ Nghị định 77/2003/NĐ-CP ngày 1/7/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính.

Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu như sau:

 

A. QUY ĐỊNH CHUNG

 

I. QUY ĐỊNH CHUNG:

 

1. Danh mục hàng hoá xuất nhập khẩu Việt Nam được xây dựng trên cơ sở Danh mục Hệ thống điều hoà mô tả và mã hoá hàng hoá của Tổ chức Hải quan thế giới (viết tắt là Danh mục HS) phiên bản 2002 và được chi tiết ở cấp mã tối thiểu 8 (tám) chữ số.

2. Các nguyên tắc phân loại hàng hoá quy định trong Thông tư này được áp dụng cho việc phân loại hàng hoá theo Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Biểu thuế xuất khẩu và các Danh mục hàng hoá được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt mà Việt Nam cam kết với các nước hoặc các tổ chức kinh tế khu vực hoặc quốc tế.

3. Các quy định về phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu quy định trong Thông tư này được áp dụng trong lĩnh vực hải quan (gồm phân loại trước khi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan và kiểm tra sau thông quan), thuế, thống kê thương mại và các lĩnh vực quản lý nhà nước khác có liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá.

 

II. CẤU TẠO DANH MỤC HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU;
BIỂU THUẾ NHẬP KHẨU ƯU ĐàI; BIỂU THUẾ XUẤT KHẨU

 

1. Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu bao gồm:

1.1. 6 quy tắc tổng quát (Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này);

1.2. Các Chú giải bắt buộc (nằm ở đầu các phần, chương của Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam);

1.3. Danh mục hàng hoá chi tiết.

2. Danh mục hàng hoá chi tiết và Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi: gồm có 21 Phần, 97 Chương (trong đó, Chương 77 là chương để dự phòng), các nhóm, phân nhóm và danh mục chi tiết các mặt hàng.

3. Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu và Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi được chia thành 5 cột:

- Cột thứ 1: là cột mã hiệu của nhóm hàng;

- Cột thứ 2: là cột mã hiệu của phân nhóm hàng 6 số;

- Cột thứ 3: là cột mã hiệu của phân nhóm hàng 8 số;

- Cột thứ 4: là cột mô tả hàng hoá;

- Cột thứ 5: Đơn vị tính (trong Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu), hoặc thuế suất (trong Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi).

4. Biểu thuế xuất khẩu:

Riêng Biểu thuế xuất khẩu không xây dựng danh mục đầy đủ theo Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam mà chỉ chi tiết những nhóm mặt hàng chịu thuế xuất khẩu. Biểu thuế xuất khẩu được chia thành 4 cột:

- Cột thứ 1, là cột số thứ tự của nhóm mặt hàng chịu thuế xuất khẩu.

- Cột thứ 2, là cột mô tả hàng hoá.

- Cột thứ 3, là nhóm, mã số có chứa nhóm mặt hàng chịu thuế xuất khẩu

- Cột thứ 4, là cột thuế suất thuế xuất khẩu.

 

III. GIẢI THÍCH MỘT SỐ KHÁI NIỆM

 

1. Nhóm hàng

Tại Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, mỗi chương được chi tiết thành nhiều nhóm hàng, mỗi nhóm hàng được mã hoá bằng 4 chữ số.

Ví dụ: Nhóm hàng "Quặng kim loại quý và tinh quặng kim loại quý" được mã hoá bằng mã hiệu 2616, trong đó hai chữ số đầu (26) là mã hiệu của chương (chương thứ 26 của Danh mục hàng hoá), hai chữ số sau (16) là mã hiệu xác định vị trí của nhóm đó trong chương (nhóm thứ 16 của chương).

2. Phân nhóm hàng được mã hoá bằng 6 chữ số (phân nhóm 6 số)

- Mỗi nhóm hàng có thể được chi tiết hoặc không chi tiết thành nhiều phân nhóm 6 số.

Ví dụ: Phân nhóm "- cừu" được mã hoá bằng mã hiệu 010410, trong đó hai chữ số đầu (01) là mã hiệu của chương (chương thứ 01), 2 chữ số tiếp theo (04) là mã hiệu xác định vị trí của nhóm đó trong chương (nhóm thứ 4 của chương), 2 chữ số tiếp theo (10) xác định vị trí của phân nhóm đó trong nhóm (phân nhóm thứ nhất của nhóm).

- Có hai cách phân loại và mã hiệu cho phân nhóm hàng, còn gọi là phân nhóm cấp 1 và phân nhóm cấp 2. Trong đó:

Phân nhóm cấp 1:

Có chữ số cuối cùng của phân nhóm là chữ số 0 và được ký hiệu bằng 1 vạch (-) ở cột mô tả nhóm mặt hàng (cột 4).

Ví dụ: phân nhóm 0101.90, 1901.10, 8703.10.

Trường hợp phân nhóm cấp 1 được chia tiếp thành phân nhóm cấp 2, thì phân nhóm cấp 1 này không được đánh mã số mà được ký hiệu bằng 1 vạch (-) ở cột mô tả nhóm mặt hàng vì phân nhóm này được chia tiếp thành 3 phân nhóm cấp 2, ví dụ: 1604.11, 1604.12, 1604.13.

Phân nhóm cấp 2:

Có chữ số cuối cùng của phân nhóm là 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 và được ký hiệu bằng 2 vạch (--) ở cột mô tả nhóm mặt hàng.

Ví dụ: phân nhóm 1602.32, 2101.11, 2839.19.

3. Phân nhóm hàng được mã hóa bằng 8 chữ số (phân nhóm 8 số)

3.1. Một số nhóm hàng trong Danh mục hàng hoá không chi tiết thành các phân nhóm 6 số mà chi tiết luôn thành các phân nhóm 8 số thì ngoài mã số nhóm hàng, các phân nhóm này được mã hoá thêm 4 chữ số: 00X0 (trong đó X là một trong các chữ số: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9).

Ví dụ: Nhóm 7905 " Kẽm ở dạng tấm, lá, dải và lá mỏng", không chi tiết thành các phân nhóm 6 số nhưng có chi tiết thành các phân nhóm 8 số và được mã hoá thành: 7905.00.10 "- Dây, thanh và que, chưa xử lý bề mặt" và 7905.00.90 " - Loại khác".

3.2. Nhiều phân nhóm 6 số trong Danh mục hàng hoá được chi tiết thành các phân nhóm 8 số theo hệ thống vạch như sau:

- Các phân nhóm 8 số thuộc các phân nhóm 6 số cấp 1 (một vạch) sẽ bắt đầu bằng cấp độ hai vạch (- -) ở cột mô tả nhóm mặt hàng (cột 4);

- Các phân nhóm 8 số thuộc các phân nhóm 6 số cấp 2 (hai vạch) sẽ bắt đầu bằng cấp độ ba vạch (- - -) ở cột mô tả hàng hoá (cột 4).

Ví dụ: phân nhóm hàng "- - cà rốt" có mã số hàng hoá là 0706.10.10, thuộc phân nhóm 6 số cấp 1 (một vạch) 0706.10 và bắt đầu bằng 2 vạch ở cột mô tả hàng hoá. Trong đó hai chữ số đầu (07) là mã hiệu của chương: chương 07; hai chữ số tiếp theo (06) là vị trí của nhóm đó trong chương: nhóm thứ 06; hai chữ số tiếp theo (10) là vị trí của phân nhóm 6 số trong nhóm: vị trí thứ nhất; hai chữ số cuối (10) là vị trí của phân nhóm hàng cà rốt trong phân nhóm hàng 6 số: phân nhóm hàng 8 số thứ nhất.

3.3. Tuỳ theo mức độ chi tiết của hàng hoá mà các phân nhóm 8 số sẽ được chi tiết cụ thể thành các phân nhóm hàng: 8 số 3 vạch (- - -) ; 8 số 4 vạch (- - - -); 8 số 5 vạch (- - - - -); 8 số 6 vạch (- - - - - -).

Ví dụ: Các mặt hàng thuộc nhóm 8704 được chi tiết đến cấp phân nhóm 8 số 5 vạch (8704.22.11, 8704.22.12...) và 8 số 6 vạch (8703.90.62, 8703.96.63...).

3.4. Trường hợp các phân nhóm 6 số không chi tiết thành các phân nhóm hàng tiếp theo thì sẽ được mã hoá thêm hai chữ số 0 (00).

Ví dụ: phân nhóm 0106.11 " - - Bộ động vật linh trưởng" được thêm 00 vào sau cùng thành 0106.11.00.

3.5. Trường hợp các nhóm hàng không chi tiết thành các phân nhóm hàng 6 số cũng như không chi tiết thành các phân nhóm hàng 8 số thì thêm 4 chữ số 0 (0000) vào sau cùng.

Ví dụ: Nhóm 1004 "Yến mạch", không chi tiết thành phân nhóm hàng 6 số cũng như không chi tiết thành phân nhóm hàng 8 số nên sẽ thêm 4 chữ số 0 vào sau cùng thành; 1004.00.00.

4. Thuế suất

4.1. Thuế suất thuế nhập khẩu:

Thuế suất được quy định trong Biểu thuế nhập khẩu là thuế suất ưu đãi do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành. Thuế suất ưu đãi được quy định cho nhóm hàng nếu nhóm này không chia thành các phân nhóm hàng 6 số hoặc các phân nhóm hàng 8 số; hoặc cho phân nhóm hàng 6 số nếu phân nhóm này không chia thành các phân nhóm hàng 8 số; hoặc cho phân nhóm hàng 8 số nếu các nhóm hàng hoặc các phân nhóm hàng 6 số chia thành các phân nhóm hàng 8 số.

Nguyên tắc phân loại hàng hoá để áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu thông thường, ưu đãi, ưu đãi đặc biệt thực hiện thống nhất theo hướng dẫn tại Thông tư này.

4.2. Thuế suất thuế xuất khẩu:

Các nhóm mặt hàng không được ghi cụ thể tên và mã số trong Biểu thuế xuất khẩu là những nhóm mặt hàng có thuế suất thuế xuất khẩu 0% (không phần trăm). Các nhóm mặt hàng được ghi rõ tên trong Biểu thuế xuất khẩu là những nhóm mặt hàng chịu thuế xuất khẩu.

 

B. PHÂN LOẠI HÀNG HOÁ THEO DANH MỤC HÀNG HOÁ
XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU; BIỂU THUẾ NHẬP KHẨU ƯU ĐàI; BIỂU THUẾ XUẤT KHẨU

 

I. NGUYÊN TẮC PHÂN LOẠI:

 

1. Nguyên tắc chung:

1.1. Khi phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu để xác định mã số của hàng hoá theo Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu và Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Biểu thuế xuất khẩu phải tuân thủ nguyên tắc:

- Tuân thủ Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam; Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi; Biểu thuế xuất khẩu.

- Tuân thủ 6 Quy tắc tổng quát của Công ước HS;

- Tuân thủ các Chú giải bắt buộc của Công ước HS;

1.2. Ngoài các căn cứ nêu trên, khi phân loại hàng hoá cần tham khảo thêm Chú giải bổ sung của Danh mục biểu thuế quan chung Asean (SEN) ban hành tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này và Chú giải chi tiết Hệ thống hài hoà mô tả và mã hoá hàng hoá của Tổ chức Hải quan thế giới.

1.3. Một mặt hàng sau khi phân loại phải có mã số đầy đủ là 8 chữ số và chỉ được xếp vào một mã số duy nhất theo Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt nam.

1.4. Đối với hàng hoá xuất khẩu: Trường hợp một mặt hàng xuất khẩu nào đó không được quy định chi tiết trong Danh mục Biểu thuế xuất khẩu thì khi làm thủ tục hải quan, người khai hải quan vẫn phải kê khai tên hàng và mã số của mặt hàng đó theo Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt nam.

Ví dụ: Mặt hàng "củ hành giống" không được chi tiết mã số và tên hàng trong Biểu thuế xuất khẩu. Khi làm thủ tục hải quan, người khai hải quan vẫn phải kê khai đầy đủ tên hàng, mã số 0703.10.11, thuế suất thuế xuất khẩu 0%.

2. Quy định riêng áp dụng cho một số hàng hoá nhập khẩu dưới đây:

2.1. Phân loại thiết bị toàn bộ, thiết bị đồng bộ

2.1.1. Nguyên tắc phân loại

2.1.1.1. Hàng hoá nhập khẩu là một tập hợp các máy móc thuộc các nhóm, phân nhóm hàng của các Chương 84, 85, 86, 88, 89, 90 của Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi hiện hành được áp dụng nguyên tắc phân loại theo máy chính để tính thuế nhập khẩu.

Đối với các trường hợp nhập khẩu lô hàng thiết bị toàn bộ gồm nhiều các tập hợp máy móc khác nhau hoặc nhiều dây chuyền khác nhau, trong đó mỗi tập hợp/ dây chuyền này có một máy chính thì những trường hợp này cần phân loại lô hàng nhập khẩu thành từng nhóm các máy móc thiết bị tương ứng với từng dây chuyền để tính thuế theo đúng nguyên tắc đã hướng dẫn nêu trên.

Trường hợp máy chính có mức thuế nhập khẩu cao hơn mức thuế nhập khẩu của các máy móc thiết bị khác trong tập hợp các máy móc nhập khẩu thì các doanh nghiệp được lựa chọn việc áp dụng cách phân loại theo máy chính hoặc phân loại theo từng máy.

Nếu lô hàng thiết bị toàn bộ, thiết bị đồng bộ nhập khẩu ngoài tập hợp các máy móc, thiết bị còn bao gồm cả vật tư, nguyên liệu, vật liệu, phụ liệu, nhiên liệu, nhà xưởng, ô tô thì chỉ áp dụng nguyên tắc phân loại theo máy chính để tính thuế nhập khẩu cho tập hợp các máy móc thuộc các Chương 84, 85, 86, 88, 89, 90 của Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi hiện hành; không áp dụng nguyên tắc phân loại theo máy chính để tính thuế nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu là các vật tư, nguyên liệu, vật liệu, phụ liệu, nhiên liệu, nhà xưởng, ô tô (những mặt hàng này thực hiện theo nguyên tắc: phân loại đúng mã số quy định cho mặt hàng đó tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi hiện hành).

2.1.1.2. Tập hợp các máy móc được áp dụng nguyên tắc phân loại theo máy chính gồm ít nhất từ hai máy, thiết bị trở lên thuộc một hoặc nhiều nhóm, phân nhóm hàng của các Chương 84, 85, 86, 88, 89, 90 của Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi hiện hành. Tập hợp các máy móc này có thể là một tổ hợp (ví dụ: tổ hợp các máy móc thiết bị truyền hình gồm thiết bị thu, thiết bị truyền, camera.., tổ hợp sản xuất thuốc lá điếu gồm máy chế biến thuốc lá, máy vê thuốc, kèm thiết bị đóng gói..) hoặc chúng có thể là một dây chuyền (Ví dụ: dây chuyền may quần áo gồm máy may, máy vắt sổ, máy thùa khuyết, máy đính cúc, máy thiết kế mẫu, bàn may, máy cắt, máy phát điện...). Các máy móc khác nhau của tập hợp các máy móc này có tính chất bổ trợ gắn kết với nhau để đồng thời hay gối đầu nhau nhằm thực hiện chức năng riêng của từng máy và của cả hệ thống.

2.1.1.3. Tập hợp các máy móc được áp dụng nguyên tắc phân loại theo máy chính nêu tại điểm 2.1.1 và 2.1.2 có thể là:

a. Được nhập khẩu từ một hoặc nhiều thị trường khác nhau, có xuất xứ từ một hoặc nhiều khu vực hoặc từ nhiều nước khác nhau, nhập về cùng chuyến hoặc không cùng một chuyến nhưng tập hợp các máy móc, thiết bị nhập khẩu tạo thành một tổ hợp hoặc một dây chuyền với một chuỗi các máy móc, thiết bị liên kết với nhau, có tính chất bổ trợ cho nhau để đồng thời hay gối đầu nhau thực hiện các chức năng riêng biệt của từng máy và của cả hệ thống.

b. Vừa nhập khẩu vừa tự sản xuất hoặc mua trong nước nhưng phải đáp ứng 3 điều kiện:

- Máy chính phải là máy được nhập khẩu;

- Tập hợp các máy móc, thiết bị vừa nhập khẩu vừa tự sản xuất hoặc mua trong nước tạo thành một tổ hợp hoặc một dây chuyền với một chuỗi các máy móc, thiết bị liên kết với nhau, có tính chất bổ trợ cho nhau để đồng thời hay gối đầu nhau nhằm thực hiện các chức năng riêng biệt của từng máy và của cả hệ thống;

- Đối tượng sử dụng tập hợp các máy móc vừa nhập khẩu vừa tự sản xuất hoặc mua máy móc do trong nước sản xuất phải tự kê khai và chịu trách nhiệm trước pháp luật về loại máy móc tự sản xuất hoặc mua trong nước, tên đơn vị sản xuất hoặc đơn vị cung cấp máy và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kê khai này. Trường hợp kê khai sai thì ngoài việc bị truy thu thuế nhập khẩu theo đúng mã số của từng máy móc thiết bị quy định của Biểu thuế nhập khẩu tại thời điểm truy thu còn bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định hiện hành của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các văn bản pháp luật có liên quan.

2.1.2. Thủ tục hồ sơ để phân loại và tính thuế nhập khẩu theo máy chính.

Hàng hoá nhập khẩu là thiết bị toàn bộ, thiết bị đồng bộ được tính thuế nhập khẩu theo máy chính phải có đủ các hồ sơ sau đây:

2.1.2.1. Luận chứng kinh tế kỹ thuật hoặc Dự án đầu tư thiết bị toàn bộ hoặc thiết bị đồng bộ được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, trong đó ghi rõ tên máy móc thiết bị nhập khẩu, sản xuất hoặc mua trong nước. Doanh nghiệp xuất trình bản chính để cơ quan hải quan đối chiếu khi làm thủ tục nhập khẩu.

2.1.2.2. Văn bản xác nhận của cơ quan quản lý chuyên ngành về máy chính của lô hàng thiết bị toàn bộ, thiết bị đồng bộ nhập khẩu. Doanh nghiệp nộp bản chính cho cơ quan hải quan khi làm thủ tục. Cơ quan quản lý chuyên ngành là cơ quan quản lý có tính chất chuyên ngành đối với việc sử dụng máy móc, thiết bị nhập khẩu, có thể cấp Bộ hoặc cấp Sở. Cơ quan quản lý chuyên ngành chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc xác nhận của mình.

Ví dụ: Doanh nghiệp Cổ phần X thuộc Thành phố Hà Nội có nhập khẩu tập hợp máy móc làm bia, thì cơ quan xác nhận máy chính là Bộ Công nghiệp hoặc Sở Công nghiệp, không phải là Uỷ ban nhân dân các cấp. Công ty liên doanh B đóng tại địa phương Quảng Ninh có nhập một dây chuyền sản xuất gạch thì cơ quan xác nhận máy chính là Bộ Xây dựng, không phải Bộ hoặc Sở kế hoạch tỉnh.

Trường hợp có vướng mắc trong việc xác nhận máy chính thì cơ quan quản lý chuyên ngành trao đổi với Bộ Tài chính và các Bộ, ngành có liên quan để xác định máy chính làm căn cứ tính thuế nhập khẩu các máy móc, thiết bị này.

2.1.2.3. Hợp đồng nhập khẩu (trực tiếp hoặc uỷ thác), Bảng kê chi tiết lô hàng nhập khẩu (Packing list) và các chứng từ khác (nếu có) ghi rõ tên các loại máy móc thiết bị nhập khẩu (nộp bản chính cho cơ quan hải quan).

2.1.3. Thực hiện việc tính thuế.

2.1.3.1. Căn cứ vào hồ sơ quy định tại điểm 2.1.2 trên đây và kết quả kiểm tra hàng hoá thực nhập khẩu, hoặc vừa nhập khẩu vừa tự sản xuất hoặc mua trong nước (nếu có) phù hợp quy định tại Thông tư này thì cơ quan hải quan nơi làm tục nhập khẩu sẽ tính thuế tập hợp các máy móc của thiết bị toàn bộ hoặc thiết bị đồng bộ theo máy chính và mở sổ để theo dõi hàng hoá thực nhập với Danh mục hàng hoá cần nhập khẩu đã được cơ quan phê duyệt Luận chứng kinh tế kỹ thuật hoặc Dự án đầu tư duyệt.

2.1.3.2. Nếu nghi ngờ việc xác nhận của cơ quan có thẩm quyền là không chính xác, thì cơ quan hải quan làm thủ tục nhập khẩu vẫn thực hiện tạm tính thuế theo máy chính đã được xác nhận và phản ảnh ngay cho cơ quan xác nhận biết đồng thời báo cáo Tổng cục Hải quan giải quyết. Trường hợp còn vướng mắc, Tổng cục Hải quan sẽ báo cáo Bộ Tài chính để làm việc với các Bộ, ngành có liên quan giải quyết.

Trường hợp xác nhận của cơ quan có thẩm quyền không phù hợp thì hàng hoá nhập khẩu sẽ được tính lại thuế. Nếu số tiền thuế nhập khẩu đã nộp nhiều hơn số thuế phải nộp theo mức thuế tính lại, đơn vị nhập khẩu thiết bị toàn bộ, thiết bị đồng bộ sẽ được hoàn thuế hoặc khấu trừ vào số thuế phải nộp của lô hàng sau. Nếu số tiền thuế đã nộp ít hơn số thuế phải nộp theo mức thuế tính lại, cơ quan hải quan sẽ thực hiện việc truy thu thuế đối với hàng hoá đã làm thủ tục.

Việc thực hiện truy thu, truy hoàn hoặc khấu trừ thuế được thực hiện theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

2.1.3.3. Các trường hợp kê khai nhập khẩu tập hợp máy móc, thiết bị đồng bộ hoặc thiết bị toàn bộ để được tính và nộp thuế nhập khẩu theo máy chính nhưng thực tế không sử dụng máy móc thiết bị này thành một tổ hợp hoặc dây chuyền mà sử dụng theo máy riêng lẻ, thì ngoài việc truy thu thuế nhập khẩu theo đúng mức thuế nhập khẩu quy định cho từng máy, đơn vị còn bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định hiện hành của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các văn bản pháp luật liên quan.

2.1.3.4. Bộ Tài chính sẽ phối hợp với các Bộ ngành có liên quan để xử lý cụ thể việc áp dụng nguyên tắc phân loại theo máy chính cho các trường hợp nhập khẩu tập hợp máy móc của thiết bị toàn bộ, thiết bị đồng bộ ngoài các máy móc, thiết bị thuộc các nhóm hoặc phân nhóm hàng của các chương 84, 85, 86, 88, 89, 90 của Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi hiện hành. (Ví dụ: thiết bị toàn bộ đường ống dẫn khí).

2.1.3.5. Tập hợp các máy móc thiết bị thuộc các nhóm hàng, phân nhóm hàng của các chương 84, 85, 86, 88, 89, 90 của Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi hiện hành nếu được áp dụng nguyên tắc phân loại theo máy chính để tính thuế nhập khẩu theo quy định của Thông tư này thì cũng được coi là thiết bị đồng bộ để làm căn cứ xác định đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng theo quy định của Luật thuế giá trị gia tăng.

2.2. Phân loại linh kiện rời đồng bộ và không đồng bộ của các mặt hàng cơ khí, điện, điện tử:

Bộ linh kiện rời đồng bộ và không đồng bộ để lắp ráp các mặt hàng cơ khí, điện, điện tử (các chi tiết linh kiện rời có thể là những sản phẩm đã hoàn thiện nhưng chưa được lắp ráp hoặc chưa phải là sản phẩm hoàn thiện nhưng đã có đặc trưng cơ bản của thành phẩm để lắp ráp với nhau bằng các phương tiện lắp ráp đơn giản như vít, bu lông, ê cu hoặc có thể bằng đinh tán hoặc hàn), thực hiện phân loại theo nguyên tắc sau đây:

2.2.1. Trường hợp nhập khẩu các chi tiết, linh kiện rời đồng bộ (nhập đầy đủ các chi tiết của một sản phẩm) được phân loại vào cùng nhóm/ phân nhóm/ mã số và mức thuế suất quy định cho mặt hàng nguyên chiếc.

2.2.2. Trường hợp nhập khẩu các chi tiết, linh kiện rời không đồng bộ (nhập không đầy đủ các chi tiết rời của một sản phẩm) thì phân loại theo từng nhóm/phân nhóm/mã số và mức thuế suất quy định cho từng chi tiết, linh kiện.

2.3. Phân loại bộ linh kiện của các mặt hàng cơ khí - điện - điện tử thực hiện chính sách ưu đãi thuế theo tỷ lệ nội địa hoá

Đối với bộ linh kiện không đồng bộ mà doanh nghiệp đăng ký thực hiện chính sách ưu đãi thuế theo tỷ lệ nội địa hoá, khi nhập khẩu sẽ được áp dụng chung một mức thuế suất ưu đãi theo tỷ lệ nội địa hoá cho toàn bộ danh mục chi tiết linh kiện nhập khẩu.

 

II. CĂN CỨ PHÂN LOẠI

 

Khi thực hiện việc phân loại hàng hoá, tuỳ theo từng trường hợp cụ thể mà dựa vào một hay nhiều căn cứ dưới đây để phân loại:

2.1. Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam; Biểu thuế nhập khẩu; Biểu thuế xuất khẩu.

2.2. Thực tế hàng hoá;

2.3. Tài liệu kỹ thuật, mô tả chi tiết hàng hoá, catalogue minh hoạ hàng hoá;

2.4. Kết quả phân tích, giám định hàng hoá.

 

III. PHÂN LOẠI HÀNG HOÁ TRONG KHI LÀM THỦ TUC HẢI QUAN

 

1. Đối với người khai hải quan

1.1. Người khai Hải quan có trách nhiệm phân loại hàng hoá (xác định chính xác tên gọi, mô tả và mã số hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu) trên tờ khai hải quan và chịu trách nhiệm về việc phân loại đó.

1.2. Trường hợp người khai hải quan không tự phân loại được hàng hoá, nếu không đề nghị cơ quan hải quan thực hiện phân loại trước khi làm thủ tục hải quan như quy định tại mục IV phần B dưới đây thì có thể đề nghị một cơ quan, tổ chức giám định chuyên ngành giám định làm cơ sở cho người khai hải quan thực hiện việc phân loại.

1.3. Trường hợp người khai hải quan không nhất trí với kết luận phân loại của cơ quan hải quan thì thực hiện việc khiếu nại theo quy định tại phần D Thông tư này.

2. Đối với Chi cục Hải quan làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu

2.1. Khi làm thủ tục hải quan cho hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu công chức hải quan phải căn cứ vào quy định tại Nghị định 06/2003/NĐ-CP ngày 22/01/2003 của Chính phủ và hướng dẫn tại Thông tư này để phân loại. Trường hợp không chấp nhận việc phân loại hàng hoá của người khai hải quan thì phải có cơ sở và phải thực hiện việc phân loại lại cho chính xác.

2.2. Trường hợp có căn cứ cho rằng việc phân loại của người khai hải quan không chính xác nhưng Chi cục hải quan cũng không có khả năng phân loại thì đề nghị Trung tâm phân tích, phân loại hàng hoá trực thuộc Tổng cục Hải quan (sau đây gọi tắt là Trung tâm PTPL) thực hiện việc phân loại hàng hoá. Thủ tục trưng cầu Trung tâm PTPL phân loại thực hiện theo Quy chế phân tích, phân loại hàng hoá do Tổng cục Hải quan ban hành.

Kết luận phân loại hàng hoá của Trung tâm PTPL là cơ sở để Chi cục Hải quan làm thủ tục hải quan.

2.3. Trường hợp phát hiện kết quả phân loại hàng hoá của Trung tâm PTPL thiếu chính xác, không phù hợp với thực tế hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thì báo cáo Tổng cục Hải quan để chỉ đạo.

 

IV. PHÂN LOẠI HÀNG HOÁ TRƯỚC KHI XUẤT KHẨU,
NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ

 

Phân loại hàng hoá trước khi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá (dưới đây gọi tắt là phân loại trước) được áp dụng trong trường hợp người khai hải quan chưa làm thủ tục hải quan xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá.

1. Phân loại trước trong trường hợp đã có mẫu hàng

1.1. Thủ tục thực hiện:

- Người khai hải quan có yêu cầu phân loại trước gửi Phiếu yêu cầu (mẫu tại Phụ lục 3 Thông tư này) kèm mẫu hàng và tài liệu liên quan cho Chi cục Hải quan nơi dự kiến sẽ làm thủ tục hải quan xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá để thực hiện phân loại.

- Chi cục Hải quan tiếp nhận yêu cầu trên, thực hiện việc phân loại và ra Thông báo kết quả phân loại (mẫu tại Phụ lục 4 Thông tư này) cho người khai hải quan.

Trường hợp không phân loại được thì Chi cục Hải quan đề nghị Trung tâm PTPL thực hiện phân loại.

1.2. Hiệu lực của thông báo kết quả phân loại trước:

Thông báo kết quả phân loại trước có hiệu lực thực hiện trong 6 tháng kể từ ngày cơ quan hải quan ra Thông báo. Quá thời hạn trên mà người khai hải quan không làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thì Thông báo đó không còn giá trị thực hiện.

Đối với những mặt hàng nhanh thay đổi, biến chất thì thời hạn hiệu lực ngắn hơn (tuỳ tính chất mặt hàng và điều kiện bảo quản mẫu, Chi cục Hải quan thực hiện việc phân loại quyết định thời hạn hiệu lực của thông báo phù hợp đối với từng trường hợp cụ thể).

1.3. Điều kiện áp dụng kết quả phân loại trước:

- Mẫu lưu còn nguyên trạng. Mẫu này có thể được lưu tại Chi cục Hải quan hoặc tại doanh nghiệp hay kho của người vận tải nếu đáp ứng yêu cầu niêm phong hải quan và được Chi cục trưởng Chi cục Hải quan chấp nhận.

- Thực tế hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu được Chi cục Hải quan xác định đúng là hàng hoá đã được phân loại trước;

- Trong thời gian từ khi cơ quan hải quan Thông báo kết quả phân loại trước đến khi người khai hải quan làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu thực tế hàng hoá, quy định của pháp luật về phân loại hàng hoá đối với mặt hàng phân loại trước không có sự thay đổi.

- Cơ quan hải quan không có phát hiện về sai sót hoặc khai báo không trung thực của người khai hải quan hoặc sai sót của cơ quan hải quan trong phân loại trước.

1.4. Quy định về lưu mẫu:

- Trường hợp Chi cục Hải quan trực tiếp thực hiện việc phân loại thì thời gian lưu mẫu tại cửa khẩu là một năm kể từ ngày tiếp nhận mẫu. Đối với những mặt hàng nhanh bị thay đổi, biến chất thì thời gian lưu mẫu là thời hạn hiệu lực của Thông báo kết quả phân loại trước.

- Trường hợp Chi cục Hải quan đề nghị Trung tâm PTPL thực hiện việc phân loại thì thời gian lưu mẫu tại Chi cục Hải quan thực hiện theo quy định tại Quy chế phân tích, phân loại hàng hoá của Tổng cục Hải quan ban hành kèm theo Quyết định số 710/TCHQ/QĐ/PTPL ngày 03/6/2003.

2. Phân loại trước trong trường hợp có mẫu hàng nhưng không thể lấy và lưu mẫu (hàng có khối lượng, kích thước lớn, hàng có yêu cầu bảo quản đặc biệt)

Thủ tục đề nghị phân loại trước thực hiện như quy định tại tiết 1.1 trên đây.

Sau khi chấp nhận đề nghị của người khai hải quan và các tài liệu, thông tin cần thiết cho việc phân loại hàng hoá. Chi cục Hải quan cử kiểm hoá viên trực tiếp kiểm tra, chụp ảnh hàng hoá và thực hiện phân loại hàng hoá, thông báo kết quả phân loại cho người khai hải quan.

Trường hợp không phân loại được thì Chi cục Hải quan đề nghị Trung tâm PTPL thực hiện phân loại.

3. Phân loại trước trong trường hợp không có mẫu hàng.

Thủ tục đề nghị phân loại trước thực hiện như đối với trường hợp có mẫu hàng. Trường hợp này, người khai hải quan cần mô tả chi tiết hàng hoá tại phiếu yêu cầu phân loại trước và cung cấp tài liệu, thông tin cần thiết cho Chi cục Hải quan. Nếu không đủ cơ sở phân loại, Chi cục Hải quan có quyền từ chối yêu cầu của người khai hải quan.

Thông báo kết quả phân loại trước trong trường hợp không có mẫu hàng lưu tại cơ quan hải quan có giá trị tham khảo khi làm thủ tục hải quan.

 

C. QUYỀN HẠN, TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC,
CÁ NHÂN TRONG PHÂN LOẠI HÀNG HOÁ

 

I. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI KHAI HẢI QUAN

 

1. Quyền của người khai hải quan:

- Được cơ quan hải quan cung cấp thông tin, xem hàng hoặc lấy mẫu hàng phục vụ việc phân loại hàng hoá và khai báo hải quan;

- Được cơ quan hải quan hướng dẫn việc phân loại hàng hoá khi có yêu cầu.

- Được quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật và hướng dẫn tại phần D Thông tư này.

2. Nghĩa vụ của người khai hải quan:

- Thực hiện phân loại hàng hoá và khai báo hải quan theo đúng quy định của pháp luật và hướng dẫn tại Thông tư này, chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả phân loại hàng hoá của mình.

- Thực hiện quyết định phân loại hàng hoá của cơ quan hải quan trong quá trình làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá.

- Cung cấp mẫu hàng, chứng từ, tài liệu liên quan để phục vụ mục đích phân loại hàng hoá và tính thuế theo yêu cầu của cơ quan hải quan.

 

II. TRÁCH NHIỆM, QUYỀN HẠN CỦA CHI CỤC HẢI QUAN
LÀM THỦ TỤC XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ

 

1. Kiểm tra kết quả khai báo phân loại hàng hoá, tính thuế và nộp thuế của người khai hải quan;

2. Hướng dẫn người khai hải quan phân loại hàng hoá trong trường hợp người khai hải quan có yêu cầu.

3. Có quyền yêu cầu người khai hải quan cung cấp mẫu hàng, chứng từ, tài liệu liên quan để phục vụ mục đích phân loại hàng hoá và thu thuế.

4. Thực hiện việc phân loại hàng hoá, áp dụng các chính sách thuế, chính sách quản lý khác có liên quan theo đúng quy định của pháp luật và hướng dẫn tại Thông tư này.

5. Báo cáo kết quả phân loại đối với những hàng hoá mới làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu lần đầu tại Chi cục mình về Tổng cục Hải quan để tập hợp và chỉ đạo áp dụng chung trong toàn ngành hải quan.

 

D. KHIẾU NẠI VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI

 

Người khai hải quan không nhất trí với kết luận phân loại của cơ quan hải quan thì có có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật và theo trình tự sau đây:

1. Người khai hải quan không đồng ý với kết luận phân loại của Chi cục Hải quan thì làm văn bản đề nghị Chi cục trưởng Chi cục Hải quan làm thủ tục lô hàng xem xét lại.

2. Nếu người khai hải quan không đồng ý với giải quyết khiếu nại của Chi cục Hải quan theo quy định tại mục 1 trên đây thì gửi văn bản đề nghị Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố liên quan giải quyết.

3. Nếu người khai hải quan không nhất trí với giải quyết khiếu nại của Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố quy định ở mục 2 trên đây thì làm văn bản đề nghị Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan giải quyết.

4. Nếu người khai hải quan không nhất trí với giải quyết của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quy định ở mục 3 trên đây thì làm văn bản đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính giải quyết. Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính là quyết định cuối cùng.

Trường hợp người khai hải quan không nhất trí với kết quả giải quyết khiếu nại của cơ quan hải quan các cấp thì có quyền khởi kiện tại Toà án theo quy định của pháp luật.

Thời hạn giải quyết khiếu nại thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo hiện hành.

 

Đ. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 

Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo. Bãi bỏ các quy định về việc phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trước đây trái với quy định tại Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện nếu có phát sinh vướng mắc, đề nghị các đơn vị, tổ chức, cá nhân phản ảnh kịp thời về Bộ Tài chính để giải quyết.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF FINANCE
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No. 85/2003/TT-BTC

Hanoi, August 29, 2003

 

 

CIRCULAR

GUIDING COMMODITY CLASSIFICATION ACCORDING TO THE LIST OF IMPORTS AND EXPORTS, THE PREFERENTIAL IMPORT TARIFF AND THE EXPORT TARIFF

 

Pursuant to the amended and supplemented Import and Export Tax Law passed by the Xth National Assembly on May 20, 1998;

Pursuant to the Customs Law passed by the Xth National Assembly on June 29, 2001;

Pursuant to Decision No.49/QD-CTN of March 6, 1998 of the President of the Socialist Republic of Vietnam on Vietnams adherence to the HS Convention;

Pursuant to the Governments Decree No.54/CP of August 28, 1993 and Decree No.94/1998/ND-CP of November 17, 1998 detailing the implementation of the Import and Export Tax Law;

Pursuant to the Governments Decree No.06/2003/ND-CP of January 22, 2003 providing for the classification of imports and exports;

Pursuant to the Governments Decree No.77/2003/ND-CP of July 1, 2003 defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Finance Ministry;

The Finance Ministry hereby guides the classification of imports and exports as follows:

 

A GENERAL PROVISIONS

I. GENERAL PROVISIONS

1. Vietnams list of imports and exports is made on the basis of the List of the Harmonized Commodity Description and Coding System (abbreviated to HS List) of the World Customs Organization (WCO), the 2002 version, and is detailed to the level of at least 8 (eight)-digit codes.

2. The commodity classification principles prescribed in this Circular shall apply to commodity classification according to the list of imports and exports, the preferential import tariff, the export tariff and the lists of goods entitled to special preferential tax rates already committed by Vietnam with other countries or regional or international economic organizations.

3. This Circulars provisions on imports-exports classification shall apply to the domains of customs (including classification before goods import or export, classification in the process of carrying out customs procedures and post customs clearance classification), tax, commercial statistics and other State management domains related to goods import-export activities.

II. COMPOSITION OF THE LIST OF IMPORTS AND EXPORTS; THE PREFERENTIAL IMPORT TARIFF; THE EXPORT TARIFF

1. The list of imports and exports is composed of:

1.1. Six (6) general rules (Appendix 1 to this Circular);

1.2. Compulsory notes (at the beginning of sections and chapters of Vietnams list of imports and exports);

1.3. The detailed list of commodities.

2. The detailed list of commodities and preferential import tariff is composed of 21 sections, 97 chapters (of which Chapter 77 is a reserve one), headings, subheadings and the detailed list of commodities.

3. The list of imports and exports and the preferential import tariff shall be divided into five columns:

- The first column contains codes of headings;

- The second column contains codes of 6-digit subheadings;

- The third column contains codes of 8-digit subheadings;

- The fourth column contains commodity descriptions;

- The fifth column contains calculation units (for the list of imports and exports) or tax rates (for the preferential import tariff).

4. The export tariff:

Particularly for the export tariff, a complete list shall not be made according to Vietnams list of imports and exports and only those headings subject to export tax shall be detailed. The export tariff shall be divided into four columns:

- The first column contains the ordinal numbers of the headings subject to export tax.

- The second column contains commodity descriptions.

- The third column contains headings subject to export tax and their codes.

- The fourth column contains export tax rates.

III. INTERPRETATION OF A NUMBER OF DEFINITIONS

1. Headings

In the list of imports and exports, each chapter is detailed into many headings, each heading is coded with 4 digits.

Example: Heading Precious metal ores and concentrates is coded 2616, of which the first two digits (26) constitute the chapters code (chapter No. 26 of the list of commodities), the last two digits (16) constitute the code defining the position of that heading in the chapter (heading No. 16 of the chapter).

2. Subheadings coded with 6 digits (6-digit subheadings):

- Each heading may be detailed or may not be detailed into many 6-digit subheadings.

Example: Heading -Sheep is coded 010410, of which the first two digits (01) constitute the code of the chapter (chapter No. 01), the subsequent two digits (04) constitute the code defining the position of that heading in the chapter (heading No. 4 of the chapter), the subsequent two digits (10) define the position of that subheading within the heading (the first subheading of the heading).

- There are two ways of classifying and coding subheadings, which are also called level-1 subheadings and level-2 subheadings, in which:

Level-1 subheadings have zero (0) as their last digit and are signified by 1 dash (-) in the commodity description column (column 4).

Example: Subheadings 0101.90, 1901.10, 8703.10.

In cases where a level-1 subheading is further detailed into level-2 subheadings, this level-1 subheading shall not be coded but signified by one dash (-) in the goods description column because it is further divided into 3 level-2 subheadings, for example: 1604.11, 1604.12 and 1604.13.

Level-2 subheadings have 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 or 9 as their last digit and are signified by two dashes (--) in the commodity description column.

Example: Subheadings 1602.32, 2101.11, 2839.19.

3. Subheadings coded with 8 digits (8-digit subheadings):

3.1. For a number of headings in the list of commodities, that are not detailed into 6-digit subheadings but 8-digit subheadings instead, these subheadings shall, besides bearing the heading codes, are coded with four more digits: 00X0 (of which X is one of such digits as 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 or 9).

Example: Heading 7905 Zinc plates, sheets, strips and foils is not detailed into 6-digit subheadings but into 8-digit subheadings and coded as 7905.00.10 - Wire and rods, not surface treated and 7905.00.90 - Others

3.2. Many 6-digit subheadings in the List of commodities are detailed into 8-digit subheadings according to the dash system as follows:

- 8-digit subheadings belonging to level-1 (one dash) 6-digit subheadings shall start with the two-dash level (--) in the commodity description column (column 4);

- 8-digit subheadings belonging to level-2 (two dashes) 6-digit subheadings shall start with the three-dash level (---) in the commodity description column (column 4).

Example: Heading --carrot coded 0706.10.10 belongs to level-1 (one dash) 6-digit heading 0706.10 and starts with two dashes in the commodity description column, of which the first two digits (07) are the chapters code: chapter No. 07; the subsequent two digits (06) indicate the position of that heading in the chapter: heading No. 06; another subsequent two digits (10) indicate the position of the 6-digit subheading within the heading: the first position; and the last two digits (10) indicate the position of subheading carrot within the 6-digit subheading: the first 8-digit subheading.

3.3. Depending on the extent of detailing of commodities, the 8-digit subheadings shall be detailed into 3-dash 8-digit subheadings (---); 4-dash 8-digit subheading (----); 5-dash 8-digit subheading (-----) or 6-dash 8-digit subheadings (------).

Example: Commodities under heading 8704 are detailed to the 5-dash 8-digit subheadings (8704.22.11, 8704.22.12) and 6-dash 8-digit subheadings (8703.90.62, 8703.96.63).

3.4. In cases where 6-digit subheadings are not further detailed into other subheadings, they shall be coded with two more zeros (00).

Example: Subheading 0106.11 -- Primates shall be added with 00 in the end, into 0106.11.00.

3.5. In cases where headings are neither detailed into 6-digit subheadings nor 8-digit subheadings, four zeros (0000) shall be added to the end of such headings.

Example: Heading 1004 Oats, which is neither detailed into 6-digit subheadings nor detailed into 8-digit subheadings, shall be added with four zeros (0000) to its end and turn into: 1004.00.00

4. Tax rates

4.1. Import tax rates:

Import tax rates prescribed in the import tariff are the preferential tax rates promulgated by the Finance Ministry. The preferential tax rates shall apply to those headings which are not divided into 6-digit subheadings nor 8-digit subheadings; or to 6-digit subheadings if such subheadings are not divided into 8-digit subheadings; or to 8-digit subheadings if the headings or 6-digit subheadings are divided into 8-digit subheadings.

The principles for commodity classification for the application of common, preferential or particularly preferential import tax rates shall uniformly comply with the guidance in this Circular.

4.2. Export tax rates:

Headings with their names and codes not specified in the export tariff are those entitled to the tax rate of 0% (zero per cent). Headings with their names clearly inscribed in the export tariff are those subject to export tax.

B. COMMODITY CLASSIFICATION ACCORDING TO THE LIST OF IMPORTS AND EXPORTS; THE PREFERENTIAL IMPORT TARIFF; AND THE EXPORT TARIFF

I. CLASSIFICATION PRINCIPLES

1. General principles:

1.1. When classifying imports or exports to determine commodities codes according to the list of imports and exports, the preferential import tariff or the export tariff, the following principles must be observed:

- Compliance with Vietnams list of imports and exports; the preferential import tariff or the export tariff.

- Compliance with 6 general rules of the HS Convention;

- Compliance with the compulsory notes of the HS Convention.

1.2. Besides the above-mentioned bases, when classifying commodities, the additional notes of the ASEAN Common Effective Tariff issued together with Appendix 2 to this Circular and the detailed notes of the HS System of the WCO should be referred to.

1.3. A commodity must, after classification, have a full code of 8 digits and shall be arranged into only one code according to Vietnams list of imports and exports.

1.4. For exports: In cases where an export commodity is not specified in the list of export tariff, the customs declarers shall, when filling in customs procedures, still have to declare the name of that commodity and its code according to Vietnams list of imports and exports.

Example: Commodity seed onions has its code and name not detailed in the export tariff. Therefore, when filling in the customs procedures, customs declarers shall still have to fully declare the commoditys name, its code 0703.10.11 and its tax rate of 0%.

2. Separate provisions shall apply to a number of imports as follows:

2.1. Classification of complete and synchronous equipment

2.1.1. Classification principles

2.1.1.1. Imports being a collection of machines under headings and subheadings of Chapter 84, 85, 86, 88, 89 or 90 of the current Preferential Import Tariff are entitled to the application of the principle of classification according to the main machines for import tax calculation.

In case of importing goods lots of complete equipment that comprises different machine collections or different chains, of which each collection/chain has one main machine, such goods lots shall be classified into groups of machines and equipment corresponding to each chain for tax calculation strictly according to the above-guided principle.

In cases where the main machine is subject to an import tax rate higher than that applicable to other machines and equipment in the imported machine collection, enterprises may conduct classification according to the main machine or according to each machine.

If an imported lot of complete and synchronous equipment includes, apart from the machine and equipment collection, also supplies, raw materials, materials, accessories, fuels, workshops or automobiles, only the principle of classification according to the main machine shall apply for the calculation of import tax on machine collections belonging to Chapters 84, 85, 86, 88, 89 and 90 of the current preferential import tariff; this principle shall not apply to the calculation of import tax on imports being supplies, raw materials, materials, accessories, fuels, workshops or automobiles (these commodities shall be subject to the principle of classification according to the codes prescribed for them in the current preferential import tariff).

2.1.1.2. A machine collection entitled to the application of the principle of classification according to the main machine must include at least two machines and/or equipment under one or many headings or subheadings of Chapter 84, 85, 86, 88, 89 or 90 of the current preferential import tariff. Such a machine collection may be a combination (for example: the combination of video-transmitting machines includes receivers, transmitters and cameras, the combination of cigarette-making machines includes cigarette-processing machines, rolling machines and packing machines, ) or may be a chain (for example: a clothes-making chain includes sewing machines, overcasting machines, buttonhole-stitching machines, button-sewing machines, designing machines, sewing tables, cutting machines, power generators). The different machines of this machine collection are interrelated and support one another to concurrently or continually perform their particular functions as well as the function of the entire system.

2.1.1.3. The machine collections entitled to the application of the principle of classification according to the main machines mentioned at Points 2.1.1 and 2.1.2 may:

a/ Be imported from one or different markets, originate from one or different regions or different countries, be of the same or different shipments, but must constitute a collection or chain of machines and equipment that are interrelated and support one another to concurrently or continually perform their particular functions as well as the function of the entire system.

b/ Be imported and concurrently manufactured at home or procured from the domestic market but must meet three following conditions:

- The main machine must be an imported machine;

- The collection of imported and home- made machines and equipment or those manufactured and procured at home constitutes a combination or a chain of machines and equipment that are interrelated and support one another to concurrently or continually perform their particular functions as well as the function of the entire system;

- Subjects using the collection of imported and home- made machines and equipment or purchasing home-made equipment must themselves declare and take responsibility before law for the machines they manufacture or purchase in the country, the name of the manufacturers or suppliers and shall take responsibility before law for such declaration. If making false declarations, they shall, apart from retrospectively paying import tax strictly according to the code of each machine or equipment as prescribed in the import tariff at the time of retrospective tax collection, be also administratively sanctioned or examined for penal liability under current provisions of the Import and Export Tax Law and relevant legal documents.

2.1.2. Procedures and dossiers for commodity classification and import tax calculation according to main machines

Imports being complete and synchronous equipment entitled to import tax calculation according main machines must be accompanied with all the following dossiers:

2.1.2.1. The economic-technical explanations or project of investment in the complete or synchronous equipment, approved by the competent agency, which must clearly state the names of machines and/or equipment imported, domestically manufactured or domestically procured. The enterprise must produce the original documents for the customs office to make comparison before carrying out the import procedures.

2.1.2.2. The written certification of the main machines of imported lot of complete or synchronous equipment by the specialized management agency. The enterprise shall submit the original of such certification to the customs office when filling in the import procedures. The specialized management agency is the agency specialized in managing the use of imported machines and/or equipment, which may either be a ministry or a provincial/municipal service. The specialized management agency shall take responsibility before law for its certification.

Example: If joint-stock enterprise X in Hanoi city imports a collection of beer-making machines, the agency certifying main machines shall be the Industry Ministry or the municipal Industry Service, not the municipal Peoples Committee. If joint-venture company B located in Quang Ninh province imports a brick-manufacturing chain, the agency certifying main machines of that chain shall be the Ministry of Construction, not the Ministry or the provincial Service of Planning.

In case of any difficulty in the certification of main machines, the specialized management agency shall consult the Finance Ministry and the relevant ministries and branches in determining main machines to have a basis for calculation of import tax on such machines and/or equipment.

2.1.2.3. The import contract (direct or entrusted), the packing list and other vouchers (if any), which clearly inscribe the names of imported machines and/or equipment (with originals to be submitted to the customs office).

2.1.3. Tax calculation

2.1.3.1 Basing itself on the dossiers prescribed at Point 2.1.2 above and the results of inspection of commodities actually imported or concurrently imported and domestically manufactured or domestically procured (if any) under the provisions of this Circular, the customs office that carries out the import procedures shall calculate tax on the collection of the complete or synchronous machines and equipment according to main machines and shall open books to monitor the actually-imported commodities according to the list of to be-imported commodities already approved by the agency that has ratified the economic-technical explanations or investment project.

2.1.3.2. If doubting that the certification by the competent agency is inaccurate, the customs office carrying out the import procedures shall still temporarily calculate tax according to the certified main machines and concurrently notify such to the certifying agency and report such to the General Department of Customs for handling. If problems still exist, the General Department of Customs shall report thereon to the Finance Ministry so that the latter may work with relevant ministries and branches for handling thereof.

In cases where certification by the competent agency is inappropriate, import tax shall be recalculated. If the paid import tax amount is larger than the tax amount payable at the recalculated tax rate, the unit that has imported complete or synchronous equipment shall enjoy tax reimbursement or have the excessive amount subtracted from their tax amount payable for the subsequent goods lot. If the paid tax amount is smaller than the amount payable at the recalculated tax rate, the customs office shall retrospectively collect tax arrears on the commodities having gone through the import procedures.

The retrospective tax collection, tax reimbursement or withholding shall comply with the provisions of the Import and Export Tax Law.

2.1.3.3. Those units which declare the importation of collections of complete or synchronous machines and/or equipment for calculation and payment of import tax according to main machines and which do not actually use such machines and/or equipment as a combination or chain but use them separately shall, besides subjecting to retrospective payment of import tax strictly at the tax rate prescribed for each machine, be administratively handled or examined for penal liability according to current provisions of the Import and Export Tax Law and relevant legal documents.

2.1.3.4. The Finance Ministry shall coordinate with the concerned ministries and branches in specifically handling the application of the principle of classification according to main machines to cases of importing machine collections of complete or synchronous equipment other than those under headings or subheadings of chapters 84, 85, 86, 88, 89 and 90 of the current preferential import tariff (For example: Complete gas pipe-equipment).

2.1.3.5. The collections of machinery and/or equipment under headings or subheadings of chapters 84, 85, 86, 88, 89 and 90 of the current preferential import tariff, if entitled to the application of the principle of classification according to main machines for import tax calculation under the provisions of this Circular, shall also be considered synchronous equipment in order to serve as basis for determination of objects not liable to value added tax (VAT) according to the provisions of the VAT Law.

2.2. Classification of synchronous and asynchronous spare parts of mechanical, electrical and electronic commodities:

Sets of synchronous and asynchronous spare parts (being either complete for assembly of mechanical, electrical and electronic equipment or incomplete but having basic properties of complete equipment for assembly with such simple tools as screws, bolts, nuts, or with rivets or by welding), shall be classified according to the following principles:

2.2.1. If synchronous details and/or spare parts (all details of a product) are imported, they shall be classified into the same heading/subheading with the same code and the same tax rate set for the complete commodity.

2.2.2. If asynchronous details and/or spare parts (not all the details or spare parts of a product) are imported, they shall be classified according to each heading/subheading with the code and tax rate prescribed separately for each of them.

2.3. Classification of component sets of mechanical, electrical and electronic commodities according to the policy of localization rate-based preferential tariff

Asynchronous component sets registered by enterprises for the application of the policy of localization rate-based preferential tariff, when imported, shall enjoy the same localization rate-based preferential tax rate, applicable to the entire list of the imported components.

II. BASES OF CLASSIFICATION

The commodity classification, depending on each specific case, shall be based on one or many of the following:

2.1. Vietnams list of imports and exports; the preferential import tariff; the export tariff.

2.2. The actual commodities;

2.3. The technical documents, detailed commodity descriptions, commodity catalogues;

2.4. The results of commodity analysis and expertise.

III. COMMODITY CLASSIFICATION IN THE PROCESS OF CARRYING OUT CUSTOMS PROCEDURES

1. For customs declarers

1.1. Customs declarers shall have to classify commodities (accurately determine names, descriptions and codes of imports or exports) in the customs declaration forms and be responsible for such classification.

1.2. In cases where customs declarers cannot classify commodities by themselves, if they fail to request customs offices to conduct commodity classification before filling in the customs procedures as prescribed in Section IV, Part B below, they may request a specialized expertising agency or organization to conduct expertise, which shall serve as basis for them to classify commodities.

1.3. In cases where customs declarers disagree with classification conclusions of customs offices, they may lodge complaints thereabout according to the provisions of Part D, this Circular.

2. For Customs Sub-Departments carrying out import/export procedures

2.1. When carrying out customs procedures for imports or exports, customs officers must base themselves on the provisions of the Governments Decree No. 06/2003/ND-CP of January 22, 2003 and the guidance in this Circular to conduct classification. If not accepting the commodity classification by customs declarers, they must have reasons therefor and conduct re-classification to make it accurate.

2.2. If having grounds to believe that the commodity classification by customs declarers is inaccurate but being unable to conduct such classification by themselves, Customs Sub-Departments shall request the Commodity Analysis and Classification Center under the General Department of Customs (hereafter call the CAC Center for short) to conduct commodity classification. The procedures of requesting the CAC Center shall comply with the Regulation on commodity analysis and classification issued by the General Department of Customs.

The commodity classification conclusions by the CAC Center shall serve as basis for the Customs Sub-Departments to carry out the customs procedures.

2.3. If detecting that the results of commodity classification by the CAC Center is inaccurate and unsuitable to the actual imports or exports, they shall report such to the General Department of Customs for direction.

IV. CLASSIFICATION OF COMMODITIES BEFORE IMPORTATION OR EXPORTATION THEREOF

The classification of commodities before importation or exportation thereof (hereafter called advance classification for short) shall apply to cases where customs declarers have not yet filled in the customs procedures for commodity import or export.

1. Advance classification in case of commodity-specimen availability

1.1. Procedures:

- Customs declarers requesting advance classification shall send their written requests (made according to a set form) together with commodity specimens and relevant documents to the Customs Sub-Departments where customs import/export procedures are to be carried out for the latter to conduct classification.

- The Customs Sub-Department receiving the above requests shall conduct commodity classification and issue classification-result notices (according to a set form) to customs declarers.

If being unable to conduct classification, the Customs Sub-Departments shall request the CAC Center to do it.

1.2. Validity of advance classification-result notices

Advance classification-result notices shall be valid for implementation within 6 months as from the date they are issued by customs offices. Past this time limit, if customs declarers fail to complete the commodity import/export procedures, such notices shall cease to be valid.

For commodities that quickly change or deteriorate, the notices validity duration shall be shorter (depending on the nature of commodities and conditions for commodity preservation, the Customs Sub-Departments conducting classification shall decide on the validity duration of notices on a case-by-case basis.)

1.3. Conditions for application of advance classification results:

- The specimens are in their status quo. Such specimens may be kept at the Customs Sub-Departments or at enterprises or in warehouses of transporters, if they meet the customs sealing requirements and get approved by the directors of the Customs Sub-Departments.

- The actual imports or exports are determined by the Customs Sub-Departments as the right commodities, which have already been classified.

- During the time after a customs office issues advance classification-result notice and before the custom declarer fills in customs procedures for actual commodity import or export, the law provisions on commodity classification applicable to the already classified commodities remain unchanged.

- The customs offices detect no errors or false declaration made by customs declarers or errors made by themselves during the advance classification.

1.4. Regulations on specimen keeping:

- In cases where customs offices directly conduct classification, the duration of specimen keeping at border-gates shall be one year as from the time such specimens are received. For commodities that quickly change or deteriorate, the specimen-keeping duration shall be the validity duration of the advance classification-result notice.

- In cases where the CAC Center conducts classification at the request of the Customs Sub-Departments, the duration of specimen keeping at the Customs Sub-Departments shall comply with the General Department of Customs Regulation on commodity analysis and classification, issued together with Decision No.710/TCHQ/QD-PTPL of June 3, 2003.

2. Advance classification in cases where commodity specimens are available but can not be taken and kept (such commodities have large size or large volume or require special preservation conditions).

The procedures of requesting advance classification shall comply with the provisions of Point 1.1 above.

After accepting the customs declarers requests as well as documents and information necessary for commodity classification, the Customs Sub-Departments shall assign experts to directly examine and take photos of commodities, and conduct commodity classification, then notify the classification results to customs declarers.

If the Customs Sub-Departments are unable to conduct classification, they shall request the CAC Center to do it.

3. Advance classification in case of unavailability of commodity specimens

The procedures for requesting advance classification shall be the same as for cases of specimen availability. In this case, customs declarers should describe in detail commodities in the written requests for advance classification and supply necessary documents and information to the Customs Sub-Departments. If there are insufficient bases for classification, the Customs Sub-Departments shall have the right to refuse the customs declarers requests.

Advance classification-result notices in cases where no commodity specimens are kept at the customs offices shall be valid for reference when carrying out customs procedures.

C. POWERS AND RESPONSIBILITIES OF ORGANIZATIONS AND INDIVIDUALS IN COMMODITY CLASSIFICATION

I. RIGHTS AND OBLIGATIONS OF CUSTOMS DECLARERS

1. Rights of customs declarers:

- To be provided with information by customs offices, to check commodities or take commodity specimens in service of commodity classification and customs declaration;

- To be guided by customs offices in commodity classification when requested.

- To lodge complaints under law provisions and guidance in Part D of this Circular.

2. Obligations of customs declarers

- To classify commodities and make customs declarations in strict compliance with law provisions and guidance in this Circular, and take responsibility before law for their classification results.

- To execute commodity-classification decisions of customs offices in the course of filling in commodity import-export procedures.

- To supply commodity specimens, related vouchers and documents for the purpose of commodity classification and tax calculation at the requests of customs offices.

II. RESPONSIBILITIES AND POWERS OF CUSTOMS SUB-DEPARTMENTS IN CARRYING OUT COMMODITY IMPORT-EXPORT PROCEDURES

1. To examine the results of commodity classification, tax calculation and payment by customs declarers.

2. To guide customs declarers in classifying commodities when the latter so request.

3. To request customs declarers to supply commodity specimens, related vouchers and documents in service of commodity classification and tax collection.

4. To classify commodities, apply tax policies and relevant management policies in strict compliance with law provisions and guidance in this Circular.

5. To report to the General Department of Customs on the results of classification of commodities that have undergone import-export procedures for the first time at their respective Customs Sub-Departments for summarization and direction of application to the entire customs service.

D. COMPLAINTS AND SETTLEMENT OF COMPLAINTS

Customs declarers who disagree with customs offices classification conclusions shall have the right to lodge complaints according to law provisions and the following order:

1. Customs declarers who disagree with classification conclusions of Customs Sub-Departments shall file written requests to the directors of the Customs Sub-Departments that carry out customs procedures for the lots of commodities for re-consideration.

2. If customs declarers disagree with the complaint settlement by Customs Sub-Departments as prescribed in Item 1 above, they may file written requests to the directors of the relevant provincial/municipal Customs Departments for settlement.

3. If customs declarers disagree with the complaint settlement by the directors of the provincial/municipal Customs Departments prescribed in Item 2 above, they may file written requests to the General Director of Customs for settlement.

4. If customs declarers still disagree with the settlement by the General Director of Customs as prescribed in Item 3 above, they may file written requests to the Finance Minister for settlement. The Finance Ministers decisions shall be the final ones.

In cases where customs declarers disagree with the results of complaint settlement by customs offices of all levels, they may initiate lawsuits at courts according to the provisions of law.

The time limit for complaint settlement shall comply with current law provisions on complaints and denunciations.

E. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

This Circular takes effect 15 days after its publication in the Official Gazette. To annul the previous regulations on imports-exports classification, which are contrary to the provisions of this Circular.

In the course of implementation, if any problem arises, units, organizations and individuals are requested to promptly report it to the Finance Ministry for settlement./.

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 85/2003/TT-BTC DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất