Thông tư 58/2005/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí cảng vụ đường thuỷ nội địa

thuộc tính Thông tư 58/2005/TT-BTC

Thông tư 58/2005/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí cảng vụ đường thuỷ nội địa
Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:58/2005/TT-BTC
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Trương Chí Trung
Ngày ban hành:18/07/2005
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Thuế-Phí-Lệ phí
 

TÓM TẮT VĂN BẢN

* Phí cảng vụ đường thuỷ nnội địa - Ngày 18/7/2005, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 58/2005/TT-BTC hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí cảng vụ đường thuỷ nội địa, có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Theo đó, Lệ phí ra, vào cảng, bến thuỷ nội địa đối với: Phương tiện chở hàng có trọng tải toàn phần từ 10 đến 50 tấn: 5000 đồng/chuyến, từ 51 đến 200 tấn hoặc chở khách có sức chở từ 13 đến 50 ghế: 10.000 đồng, từ 201 đến 500 tấn hoặc chở khách có sức chở từ 51 đến 100 ghế: 20.000 đồng... Tàu biển có trọng tải toàn phần từ 200 đến dưới 1000 GT: 50.000 đồng/chuyến, từ 1000 đến dưới 5000 GT: 100.000 đồng, trên 5000 GT: 200.000 đồng. Đối với phí trọng tải: lượt vào và lượt ra (kể cả có tải, không tải): 150 đồng/tấn trọng tải toàn phần... Cơ quan thu phí, lệ phí được trích để lại 95% trên tổng số tiền phí, lệ phí thu được trước khi nộp vào ngân sách nhà nước để chi cho hoạt động của cảng vụ...

Xem chi tiết Thông tư58/2005/TT-BTC tại đây

tải Thông tư 58/2005/TT-BTC

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 58/2005/TT-BTC NGÀY 18 THÁNG 7 NĂM 2005 HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ THU, NỘP VÀ QUẢN LÝ SỬ DỤNG
PHÍ, LỆ PHÍ CẢNG VỤ ĐƯỜNG THUỶ NỘI ĐỊA

 

Căn cứ Luật Giao thông đường thuỷ nội địa;

Căn cứ Pháp lệnh Phí và lệ phí ngày 28/8/2001 và Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 3/6/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí;

Sau khi có ý kiến của Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí cảng vụ đường thuỷ nội địa như sau:

 

I. ĐỐI TƯỢNG THU VÀ MỨC THU:

 

1. Các phương tiện thuỷ ra, vào hoạt động tại các cảng, bến thủy nội địa (kể cả cảng, bến chuyên dùng) đã được cơ quan Nhà nước công bố hoặc cấp phép hoạt động phải nộp phí, lệ phí cảng vụ đường thuỷ nội địa theo quy định tại Thông tư này (trừ trường hợp không phải nộp quy định tại điểm 2 mục này).

Trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia quy định khác thì thực hiện theo quy định đó.

2. Những trường hợp sau đây không phải nộp phí cảng vụ đường thuỷ nội địa:

a) Phương tiện sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh thuộc Bộ Quốc phòng và Bộ Công an (trừ các phương tiện sử dụng vào hoạt động kinh tế).

b) Phương tiện tránh bão, cấp cứu.

c) Phương tiện vận chuyển hàng hoá có trọng tải toàn phần dưới 10 tấn hoặc chở khách dưới 13 ghế.

d) Phương tiện vận chuyển phòng chống lụt bão.

e) Phương tiện của cơ quan Hải quan đang làm nhiệm vụ (trừ các phương tiện sử dụng vào hoạt động kinh tế).

g) Phương tiện của các Cơ quan thanh tra giao thông, Cảng vụ Đường thuỷ nội địa khi làm nhiệm vụ (trừ các phương tiện sử dụng vào hoạt động kinh tế).

3. Mức thu phí, lệ phí cảng vụ đường thuỷ nội địa quy định như sau:

 

TT

Nội dung các khoản thu

Mức thu

1

Phí trọng tải

 

 

Trong đó: - Lượt vào (kể cả có tải, không tải)

- Luợt ra (kể cả có tải, không tải)

150 đồng/tấn trọng tải toàn phần

150 đồng/tấn trọng tải toàn phần

2

Lệ phí ra, vào cảng, bến thuỷ nội địa:

- Phương tiện chở hàng có trọng tải toàn phần từ 10 tấn đến 50 tấn

 

5.000 đồng/chuyến

 

 

- Phương tiện chở hàng có trọng tải toàn phần từ 51 tấn đến 200 tấn hoặc chở khách có sức chở từ 13 ghế đến 50 ghế.

10.000 đồng/chuyến

 

 

- Phương tiện chở hàng, đoàn lai có trọng tải toàn phần từ 201 đến 500 tấn hoặc chở khách có sức chở từ 51 ghế đến 100 ghế

20.000 đồng/chuyến

 

 

- Phương tiện chở hàng, đoàn lai có trọng tải toàn phần từ 501 tấn trở lên, hoặc chở khách từ 101 ghế trở lên, tàu biển có trọng tải toàn phần đến dưới 200 GT

30.000 đồng/chuyến

 

 

- Tàu biển có trọng tải toàn phần từ 200 GT đến dưới 1000 GT

50.000 đồng/chuyến

 

- Tàu biển có trọng tải toàn phần từ 1000 GT đến dưới 5000 GT

100.000 đồng/chuyến

 

- Tàu biển có trọng tải toàn phần trên 5000 GT

200.000 đồng/chuyến

- Trường hợp tàu biển ra, vào cảng bến thuỷ nội địa phải nộp phí trọng tải, phí bảo đảm hàng hải theo quy định tại Quyết định số 88/2004/QĐ-BTC ngày 19/11/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành mức thu phí, lệ phí hàng hải. Riêng tàu biển trong cùng một chuyến đi vào, rời nhiều cảng biển và cảng bến thuỷ nội địa trong cùng một khu vực hàng hải thì chỉ phải nộp một lần phí trọng tải và phí bảo đảm hàng hải, trường hợp này chủ tàu phải xuất trình cho cảng vụ đường thuỷ nội địa biên lai đã nộp phí trọng tải và phí bảo đảm hàng hải tại cảng vào đầu tiên.

- Trường hợp trong cùng một chuyến đi phương tiện thuỷ vào, ra nhiều cảng, bến thuỷ nội địa trong cùng một khu vực do một cảng vụ đường thuỷ nội địa quản lý thì chỉ phải nộp một lần phí trọng tải theo mức thu phí trọng tải quy định tại điểm 3 mục này.

- Phương tiện thuỷ vào, ra cảng lấy nhiên liệu, thực phẩm, thay đổi thuyền viên mà không bốc dỡ hàng hoá, không nhận trả khách áp dụng mức thu phí trọng tải bằng 70% so với mức thu phí trọng tải quy định tại điểm 3 mục này.

- Phương tiện thuỷ vào, ra cảng trong cùng một khu vực do một cảng vụ đường thuỷ quản lý nhiều hơn 3 chuyến/tháng thì từ chuyến thứ 4 trở đi trong tháng áp dụng mức thu phí trọng tải bằng 60% so với mức thu phí trọng tải quy định tại điểm 3 mục này.

- Tổ chức cá nhân có tàu thuỷ chở hàng hoá vào, rời cảng trong cùng một khu vực do một cảng vụ đường thuỷ nội địa quản lý nhiều hơn 8 chuyến/tháng thì từ chuyến thứ 9 trở đi trong tháng áp dụng mức thu phí trọng tải bằng 60% so với mức thu quy định tại điểm 3 mục này.

- Trọng tải đối với các phương tiện không phải là tàu sông chở hàng được quy đổi khi tính phí trọng tải như sau:

- Tàu chuyên dùng: 1 mã lực ơng đương 1 tấn trọng tải toàn phần.

- Tàu khách: 1 ghế hành khách tương đương 1 tấn trọng tải toàn phần.

4. Phí, lệ phí cảng vụ đường thuỷ nội địa thu bằng Đồng Việt Nam. Trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài có nhu cầu nộp phí, lệ phí bằng ngoại tệ thì thu bằng đô la Mỹ (USD) theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm thu tiền.

 

II. TỔ CHỨC THU, NỘP VÀ QUẢN LÝ SỬ DỤNG:

 

1. Cơ quan thu phí, lệ phí cảng vụ đường thủy nội địa là các Cảng vụ Đường thuỷ nội địa quy định tại Điều 71, khoản 10 của Điều 72 Luật Giao thông đường thuỷ nội địa. Cơ quan thu phí, lệ phí có trách nhiệm đăng ký, kê khai nộp phí, lệ phí vào ngân sách nhà nước theo quy định tại Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí, lệ phí.

2. Cơ quan thu phí, lệ phí được trích để lại 95% trên tổng số tiền phí, lệ phí thu được trước khi nộp vào ngân sách nhà nước để chi cho hoạt động của cảng vụ theo dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt quy định tại tiết a, b, c sau đây:

a) Chi thường xuyên bảo đảm hoạt động của bộ máy tổ chức của cảng vụ: các khoản chi theo định mức chi quản lý nhà nước hiện hành đối với biên chế của cảng vụ gồm: Các khoản chi tiền lương, tiền công, các khoản có tính chất tiền lương, tiền công; Chi bảo hộ lao động hoặc đồng phục theo chế độ quy định (nếu có), trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; Chi công tác phí; Chi thông tin liên lạc; Chi dịch vụ công cộng (tiền điện, nước văn phòng); Chi hội họp; Chi sửa chữa thường xuyên nhà cửa, phương tiện, thiết bị văn phòng, Chi bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ; Chi tiền ăn giữa ca cho người lao động với mức tối thiểu do nhà nước quy định ; Chi khác cho hoạt động tổ chức thu phí. Biên chế của cảng vụ do Bộ Giao thông Vận tải giao.

b) Chi đặc thù, gồm:

- Chi mua nhiên liệu phục vụ trực tiếp cho hoạt động nghiệp vụ của cảng vụ.

- Chi mua sắm, sửa chữa lớn phương tiện, thiết bị chuyên dùng phục vụ việc thu phí, lệ phí.

- Chi cho công tác tìm kiếm cứu nạn tàu và người trong khu vực trách nhiệm, chi xử lý công việc có liên quan đến môi trường như xử lý dầu loang do phương tiện thải xuống mặt nước vùng cảng bến.

- Chi thuê trụ sở (nếu có)

- Chi mua biên lai, ấn chỉ.

c) Chi trích quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi cho cán bộ, nhân viên thực hiện thu phí, lệ phí cảng vụ đường thuỷ nội địa. Mức trích lập 2 (hai) quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi bình quân một năm, một người tối đa không quá 3 (ba) tháng lương thực hiện nếu số thu cao hơn năm trước hoặc bằng 2 (hai) tháng lương thực tế nếu số thu thấp hơn hoặc bằng số thu năm trước.

d) Các Cảng vụ Đường thuỷ nội địa, căn cứ vào số tiền được trích để chi phí phục vụ công tác tổ chức thu phí (95%) và số chi theo dự toán được duyệt (dự toán năm chia cho từng tháng, quý), nếu số tiền được trích lớn hơn số chi thì phải nộp số chênh lệch vào tài khoản của Cục Đường sông Việt Nam để Cục Đường sông Việt Nam điều hoà cho các cảng vụ trực thuộc không đủ nguồn chi bảo đảm quỹ tiền lương tối thiểu cho cán bộ công nhân viên thu phí và các khoản chi phục vụ hoạt động của cảng vụ theo chế độ quy định.

Cục Đường sông Việt Nam thực hiện mở tài khoản riêng tại Kho bạc nhà nước nơi giao dịch để theo dõi việc thu - chi đối với khoản tiền điều hoà phục vụ công tác tổ chức thu phí do các đơn vị thu phí còn chênh lệch thừa nộp về để chuyển cho đơn vị thiếu. Đồng thời phải mở sổ hạch toán riêng từng quỹ, cuối năm nếu chưa sử dụng hết thì được chuyển sang năm sau để tiếp tục sử dụng và hàng năm phải quyết toán với Bộ Tài chính.

3. Tổng số tiền phí, lệ phí thực thu được, sau khi trừ số tiền được trích theo tỷ lệ nêu tại điểm 2 trên đây, số còn lại (5%) cơ quan thu phải nộp vào ngân sách nhà nước (chương, loại, khoản, mục, tiểu mục tương ứng của Mục lục ngân sách nhà nước hiện hành).

4. Thực hiện quyết toán phí, lệ phí cùng thời gian với việc quyết toán ngân sách nhà nước. Hàng năm cơ quan thu lệ phí thực hiện quyết toán việc sử dụng biên lai thu phí, lệ phí, số tiền lệ phí thu được, số để lại cho đơn vị, số phải nộp ngân sách, số đã nộp và số còn phải nộp ngân sách nhà nước với cơ quan Thuế; quyết toán việc sử dụng số tiền được trích để lại với cơ quan tài chính cùng cấp theo đúng quy định.

 

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo, thay thế Thông tư 50/2000/TT-BTC ngày 2/6/2000 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý sử dụng phí, lệ phí cảng vụ đường thuỷ nội địa và Quyết định số 142/1999/QĐ-BTC ngày 19/11/1999 của Bộ Trưởng Bộ Tài chính ban hành mức thu phí, lệ phí cảng vụ đường thuỷ nội địa.

2. Tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng phải nộp phí, lệ phí cảng vụ đường thủy nội địa và các cơ quan liên quan có trách nhiệm thực hiện đúng quy định tại Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ảnh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu, hướng dẫn bổ sung.

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF FINANCE
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No. 58/2005/TT-BTC

Hanoi, July 18, 2005

 

CIRCULAR

GUIDING THE REGIME OF COLLECTION, REMITTANCE, MANAGEMENT AND USE OF INLAND WATERWAY PORT FEES AND CHARGES

Pursuant to the Law on Inland Waterway Navigation;

Pursuant to the August 28, 2001 Ordinance on Fees and Charges and the Government's Decree No. 57/2002/ND-CP of June 3, 2002, detailing the implementation of the Ordinance on Fees and Charges;
After consulting the Transport Ministry, the Finance Ministry hereby guides the regime of collection, remittance, management and use of inland waterway port fees and charges as follows:

I. OBJECTS LIABLE TO AND RATES OF FEES AND CHARGES:

1. Waterway vessels entering, leaving and operating in inland waterway ports and facilities (including special-use ones) already publicized or licensed for operation by state agencies must pay inland waterway port fees and charges according to the provisions of this Circular (except for cases of exemption specified at Point 2 of this Section).

Where treaties which the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded to otherwise provide for, such treaties shall apply.

2. The following objects shall not be liable to inland waterway port fees and charges:

a/ Vessels used for defense and security purposes owned by the Defense Ministry and the Public Security Ministry (other than those used in economic activities).

b/ Vessels sheltering from storms or calling for emergency medical attendance.

c/ Vessels carrying cargoes with a gross tonnage (GT) of under 10 tons or carrying passengers with a seating capacity of under 13.

d/ Vessels in service of flood and storm prevention and combat;

e/ Vessels of customs offices on duty (other than those used in economic activities).

f/ Vessels of traffic inspection bodies and inland waterway port authorities on duty (other than those used in economic activities).

3. Rates of inland waterway post fees and charges are specified as follows:

Ordinal number

Payable fees and charges

Rates

1

Tonnage fees

 

 

In which: - For each entry (laden or unladen)

- For each departure (laden or unladen)

VND 150/GT ton

VND 150/GT ton

2

Inland waterway port and facility clearance fees:

- For cargo vessels of a GT of between 10 and 50 tons

VND 5,000/trip

 

- For cargo vessels of a GT of between 51 and 200 tons or passenger vessels of a seating capacity of between 13 and 50

VND 10,000/trip

 

- For cargo vessels or convoys of tug boats of a GT of between 201 and 500 tons or passenger vessels of a seating capacity of between 51 and 100

VND 20,000/trip

 

- For cargo vessels or convoys of tug boats of a GT of 501 tons or more or passenger vessels of a seating capacity of 101 or more, seagoing vessels of a GT of up to 200

VND 30,000/trip

 

- For seagoing vessels of a GT of between 200 and under 1,000 tons

VND 50,000/trip

 

- For seagoing vessels of a GT of between 1,000 and under 5,000 tons

VND 100,000/trip

 

- For seagoing vessels of a GT of over 5,000 tons

VND 200,000/trip

- For seagoing vessels entering or leaving inland waterway ports and facilities, tonnage fees and maritime safety maintenance dues must be paid according to the provisions of the Finance Minister's Decision No. 88/2004/QD-BTC of November 19, 2004, promulgating maritime fees and charge rates. Particularly for a seagoing vessel which, in a single trip, enters and leaves many seaports and inland waterway ports and facilities within a maritime area, tonnage and maritime safety maintenance fees must be paid only once. In this case, the vessel owner shall produce to inland waterway port authorities receipts of payment of tonnage and maritime safety maintenance fees at the first port of entry.

- For a waterway vessel which, in a single trip, enters and leaves several inland waterway ports and facilities within an area managed by an inland waterway port authority, tonnage fees shall be paid only once at the rate specified at Point 3 of this Section.

- For waterway vessels which enter or leave ports for replenishing bunker, provisions, changing crewmembers without loading/unloading cargoes or embarking/disembarking passengers, the tonnage fees rate equal to 70% of that specified at Point 3 of this Section shall apply.

- For waterway vessels which enter or leave ports within an area managed by a waterway port authority for more than 3 trips/month, the tonnage fees rate equal to 60% of that specified at Point 3 of this Section shall apply from the 4th trip on.

- Organizations or individuals whose cargo vessels enter or leave ports within an area managed by an inland waterway port authority for more than 8 trips/month, the tonnage fees rate equal to 60% of that specified at Point 3 of this Section shall apply from the 9th trip on.

- Tonnage of vessels other than river-going cargo ships shall be converted as follows for the purpose of calculation of tonnage fees:

+ For special-use ships: One horse power is treated as one GT ton.

+ For passenger ships: One passenger seat is treated as one GT ton.

4. Inland waterway port fees and charges shall be collected in Vietnam dong. Where foreign organizations or individuals wish to pay fees and charges in foreign currencies, such fees and charges may be collected in US dollar at the average exchange rate on the inter-bank foreign currency market announced by the State Bank of Vietnam at the time of collection.

II. ORGANIZATION OF COLLECTION, REMITTANCE, MANAGEMENT AND USE:

1. Inland waterway port fees and charge-collecting agencies shall be inland waterway port authorities defined in Article 71 and Clause 10, Article 72 of the Law on Inland Waterway Navigation. Fees and charge-collecting agencies shall be responsible for making registration and declaration for the remittance of fees and charges into the state budget according to the provisions of the Finance Ministry's Circular No. 63/2002/TT-BTC of July 24, 2002, guiding the implementation of the provisions of ordinance on charges and fees.

2. Fees and charge-collecting agencies may set aside and retain 95% of the total collected fees and charge amount before remitting the remainder into the state budget, and spend such retained amount to cover operations of port authorities according to expenditure estimates approved by competent authorities defined at Items a, b and c below:

a/ Regular expenses to ensure operation of the organizational apparatus of port authorities:

Expenses according to current state management expenditure norms applicable to port authority payrolls, including: salaries, wages and salary- and wage-based allowances; labor protection devices or uniforms according to the set regime (if any), social and medical insurance premiums; working mission allowances; information and communication charges; public service charges (office electricity and water); expenses for meetings, regular repairs of houses, means and office equipment, professional training; mid-shift meal allowances for laborers at the minimum level set by the State; other expenses for fees and charge collection. Payrolls of port authorities shall be assigned by the Transport Ministry.

b/ Particular expenses, including:

- Expenses for purchase of fuel in direct service of professional activities of port authorities.

- Expenses for procurement or overhaul of special-use means and equipment in service of fees and charge collection.

- Expenses for search and rescue of shipwrecks and victims within the area of responsibility, or on jobs related to environmental protection such as treating waste oil discharged by vessels in port waters.

- Expenses for rent of offices (if any).

- Expenses for purchase of receipts.

c/ Deductions for setting up reward and welfare funds for officials and staff members collecting inland waterway port fees and charges. The annual per-capita amount for setting up these funds shall not exceed 3 (three) months' paid salary if this year's collected amount is higher than that of previous year or 2 (two) months' actually paid salary if this year's collected amount is equal to or lower than that of previous year.

d/ Inland waterway port authorities shall remit the difference, if positive, between the amount set aside in service of fees and charge collection (95%) and the amount spent according to the approved expenditure estimates (annual estimates divided by months or quarters) into the account of Vietnam Inland Waterway Administration for subsequent transfer by the latter to its attached port authorities which lack sources to pay the minimum salary to their officials and staff members engaged in charge collection and cover expenses for operation of port authorities according to the prescribed regime.

Vietnam Inland Waterway Administration shall open a separate account at the State Treasury for monitoring revenues and expenditures related to the above-said amount transferred between charge-collecting units in service of charge collection, and at the same time open a book for separately accounting each fund and carry forward unused amounts to subsequent years for further use, and make annual settlement thereof with the Finance Ministry.

3. The remainder (5%) of the total actually collected fees and charge amount after subtracting the amount set aside at the percentage specified at Point 2 above shall be remitted by the collecting agencies into the state budget (in corresponding chapter, type, section, item and sub-item of the current state budget index).

4. The fees and charge settlement shall be made together with the state budget settlement. Annually, collecting agencies shall settle with tax offices the used fees and charge receipts, collected amounts, amounts retained at units, amounts remittable, amounts already remitted and amounts to be remitted into the state budget; settle the retained amounts with finance offices of the same level in compliance with regulations.

III. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

1. This Circular takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO," and replaces the Finance Ministry's Circular No. 50/2000/TT-BTC of June 2, 2000, guiding the regime of management and use of inland waterway port fees and charges and the Finance Minister's Decision No. 142/1999/QD-BTC of November 19, 1999, promulgating inland waterway port fees and charge rates.

2. Organizations and individuals liable to pay inland waterway port fees and charges and concerned agencies shall have to strictly implement the provisions of this Circular.

Any problems arising in the course of implementation should be promptly reported by agencies, organizations and individuals to the Finance Ministry for study and additional guidance.

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 58/2005/TT-BTC DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất