Thông tư 49/2000/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thi hành Nghị định số 15/2000/NĐ-CP ngày 9/5/2000 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 90/NQ-UBTVQH10 ngày 3/9/1999 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về việc sửa đổi, bổ sung một số danh mục hàng hoá dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT và thuế suất thuế

thuộc tính Thông tư 49/2000/TT-BTC

Thông tư 49/2000/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thi hành Nghị định số 15/2000/NĐ-CP ngày 9/5/2000 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 90/NQ-UBTVQH10 ngày 3/9/1999 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về việc sửa đổi, bổ sung một số danh mục hàng hoá dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT và thuế suất thuế
Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:49/2000/TT-BTC
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Phạm Văn Trọng
Ngày ban hành:31/05/2000
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Thuế-Phí-Lệ phí

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư 49/2000/TT-BTC

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 49/2000/TT-BTC NGÀY 31 THÁNG 5 NĂM 2000 HƯỚNG DẪN THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 15/2000/NĐ-CP NGÀY 9/5/2000 CỦA CHÍNH PHỦ QUI ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH NGHỊ QUYẾT
SỐ 90/NQ-UBTVQH10 NGÀY 03/9/1999 CỦA UỶ BAN THƯỜNG VỤ
QUỐC HỘI VỀ VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ DANH MỤC
HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ THUỘC ĐỐI TƯỢNG KHÔNG CHỊU THUẾ GTGT VÀ THUẾ SUẤT THUẾ GTGT ĐỐI VỚI MỘT SỐ HÀNG HOÁ DỊCH VỤ
VÀ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ THUẾ GTGT

 

- Căn cứ Luật thuế giá trị gia tăng (GTGT), Nghị quyết số 90/1999/NQ-UBTVQH10 ngày 3/9/1999 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về việc sửa đổi, bổ sung một số danh mục hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT và thuế suất thuế GTGT đối với một số hàng hoá, dịch vụ; Nghị định số 15/2000/NĐ-CP ngày 09/5/2000 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành Nghị quyết số 90/NQ-UBTVQH10 ngày 03/9/1999 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.

- Căn cứ vào các Nghị định số 28/1998/NĐ-CP ngày 11/5/1998, Nghị định số 102/1998/NĐ-CP ngày 21/12/1998 và Nghị định số 78/1999/NĐ-CP ngày 20/8/1999 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành Luật thuế giá trị gia tăng.

Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 15/2000/ NĐ-CP ngày 09/5/2000 của Chính phủ và sửa đổi bổ sung một số qui định về thuế GTGT như sau:

1. Về đối tượng không thuộc diện chịu thuế GTGT:

Đối tượng không thuộc diện chịu thuế GTGT qui định tại Nghị quyết số 90/NQ- UBTVQH10 ngày 03/9/1999 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Nghị định số15/2000/NĐ-CP ngày 09/5/2000 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành như sau:

a) Thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng nằm trong dây chuyền công nghệ và vật tư xây dựng thuộc loại trong nước chưa sản xuất được, cần nhập khẩu để tạo tài sản cố định của doanh nghiệp; máy bay, dàn khoan, tàu thuỷ thuê của nước ngoài loại trong nước chưa sản xuất được dùng cho sản xuất, kinh doanh:

- Trường hợp cơ sở sản xuất, kinh doanh nhập khẩu dây chuyền thiết bị, máy móc đồng bộ thuộc diện không chịu thuế GTGT nhưng trong dây chuyền đồng bộ đó có cả loại thiết bị, máy móc trong nước đã sản xuất được thì không tính thuế GTGT cho cả dây chuyền thiết bị, máy móc đồng bộ.

Ví dụ: Công ty Dệt A nhập khẩu một số máy dệt loại trong nước chưa sản xuất được, trong đó có cả một số mô tơ điện đồng bộ của máy dệt là loại trong nước đã sản xuất được thì mô tơ nhập khẩu đồng bộ này cũng không chịu thuế GTGT.

- Trường hợp, các cơ sở nhập khẩu thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng thuộc loại trong nước chưa sản xuất được dưới hình thức nhà thầu cung cấp trực tiếp hoặc uỷ thác nhập khẩu cho các đơn vị sử dụng làm tài sản cố định theo dự án đầu tư được duyệt, thì cũng không phải nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu, cũng như khi xuất bán hoặc trả hàng uỷ thác nhập khẩu là máy móc, thiết bị này cho các đơn vị sử dụng theo hợp đồng. Các khoản thu khác như: hoa hồng nhập khẩu, vận chuyển, lắp đặt (nếu có) vẫn phải chịu thuế GTGT và phải lập hoá đơn riêng để tính thuế.

 

- Công ty cho thuê tài chính nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải chuyên dùng loại trong nước chưa sản xuất được làm tài sản cho các doanh nghiệp thuê mua để làm tài sản cố định.

- Căn cứ để xác định thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng loại trong nước chưa sản xuất được, đơn vị nhập khẩu phải xuất trình các hồ sơ sau:

+ Hợp đồng nhập khẩu (nếu nhập khẩu trực tiếp); hợp đồng uỷ thác nhập khẩu và hợp đồng nhập khẩu ký với bên nước ngoài (nếu nhập khẩu uỷ thác); giấy báo trúng thầu và hợp đồng nhập khẩu (nếu đơn vị nhập khẩu để cung cấp cho dự án trúng thầu); hợp đồng nhập khẩu hoặc hợp đồng uỷ thác nhập khẩu và hợp đồng cho thuê mua (nếu Công ty cho thuê tài chính nhập khẩu để cho doanh nghiệp thuê mua).

Thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu được xác định căn cứ vào danh mục các loại máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải chuyên dùng trong nước đã sản xuất được, ban hành kèm theo Quyết định số 214/1999/QĐ-BKH ngày 26/4/1999 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

+ Xác nhận thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng nhập khẩu để tạo tài sản cố định của Giám đốc doanh nghiệp sử dụng tài sản nhập khẩu.

- Đối với, vật tư xây dựng loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để tạo tài sản cố định được xác định căn cứ vào bản danh mục vật tư xây dựng loại trong nước đã sản xuất được do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định.

Những trường hợp nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải chuyên dùng, vật tư xây dựng thuộc diện không chịu thuế GTGT khâu nhập khẩu theo qui định trên đây nếu đã nhập khẩu trước ngày công bố danh mục loại trong nước đã sản xuất được làm căn cứ xác định, đã thu thuế GTGT hay đã được hoàn thuế GTGT đã nộp ở khâu nhập khẩu thì không xác định lại.

- Đối với máy bay, tàu thuỷ thuê không phân biệt hình thức thuê (thuê riêng máy bay, tàu thuỷ hoặc thuê cả người lái).

- Đối với giàn khoan thuê, không bao gồm các vật tư, nguyên liệu sử dụng cho hoạt động khoan.

Các cơ sở thuê máy bay, tàu thuỷ, thiết bị dàn khoan của nước ngoài không chịu thuế GTGT nêu tại điểm này phải có hợp đồng thuê ký với phía nước ngoài hợp pháp.

b) Một số sản phẩm, dịch vụ thuộc lĩnh vực văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao:

- Hoạt động văn hoá, triển lãm và thể dục, thể thao mang tính chất phong trào, quần chúng, tổ chức luyện tập, thi đấu không thu tiền hoặc có thu tiền nhưng không nhằm mục đích kinh doanh. Các hoạt động triển lãm, thể dục, thể thao mang tính phong trào quần chúng, tổ chức luyện tập, thi đấu không thu tiền hoặc có thu tiền. Các hoạt động nêu trên nếu có thu tiền như dưới hình thức bán vé vào xem biểu diễn nghệ thuật, xem thi đấu thể thao, triển lãm thì doanh thu bán vé không chịu thuế GTGT. Nhưng các khoản doanh thu khác như: bán hàng hoá tại hội chợ, triển lãm, thu tiền các dịch vụ khác như: cho thuê sân bãi, gian hàng triển lãm... phải chịu thuế GTGT.

- Hoạt động biểu diễn nghệ thuật như: ca, múa, nhạc, kịch, xiếc; hoạt động biểu diễn nghệ thuật khác và dịch vụ tổ chức biểu diễn nghệ thuật.

- Sản xuất phim các loại (phim đã ghi hình) không phân biệt chủ đề, loại hình phim.

 

- Nhập khẩu (phim đã ghi hình), phát hành và chiếu phim: đối với phim nhựa thì không phân biệt chủ đề, loại phim; đối với phim ghi trên băng hình, đĩa hình viđiô chỉ là phim tài liệu, phóng sự, khoa học. Loại phim và chủ đề phim được xác định theo các qui định của Bộ Văn hoá và Thông tin.

c) In, xuất bản, nhập khẩu, phát hành: báo, tạp chí, bản tin chuyên ngành, sách chính trị, sách giáo khoa (kể cả dưới dạng băng hoặc đĩa ghi tiếng, ghi hình), giáo trình, sách văn bản pháp luật (sách in các văn bản pháp luật, các Văn kiện, Nghị quyết, văn bản pháp qui khác); sách in bằng tiếng dân tộc thiểu số, tranh, ảnh, áp phích, tuyên truyền cổ động; in tiền.

d) Hàng hoá nhập khẩu trong các trường hợp: hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại; quà tặng cho các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; đồ dùng của tổ chức, cá nhân nước ngoài theo tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao; hàng mang theo người trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế; đồ dùng của người Việt Nam sống ở nước ngoài khi về nước mang theo. Hàng nhập khẩu trong các trường hợp qui định tại điểm này được xác định theo chế độ Nhà nước qui định.

Hàng bán cho tổ chức quốc tế, người nước ngoài để viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam. Đối với tổ chức Việt Nam sử dụng tiền viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại của tổ chức, cá nhân nước ngoài để mua hàng hoá tại Việt Nam thì được hoàn lại tiền thuế GTGT đã trả ghi trên hoá đơn thuế GTGT khi mua hàng.

- Cơ sở kinh doanh bán hàng hoá cho tổ chức quốc tế, người nước ngoài để viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam không phải tính thuế GTGT đối với số hàng bán này. Khi bán hàng cho các đối tượng này, cơ sở bán hàng phải yêu cầu bên mua cung cấp bản xác nhận của tổ chức quốc tế hoặc cơ quan đại diện của Việt Nam ghi rõ tên tổ chức quốc tế, người nước ngoài mua hàng để viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam, số lượng hoặc giá trị loại hàng cần mua. Cơ sở bán hàng vẫn lập và giao hóa đơn GTGT theo đúng quy định nhưng không tính thuế GTGT, vì vậy phải gạch chéo dòng ghi thuế GTGT và lưu giữ bản xác nhận của tổ chức quốc tế hoặc của cơ quan đại diện của Việt Nam để làm căn cứ kê khai và quyết toán thuế. Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá bán cho đối tượng này, cơ sở kinh doanh được tính khấu trừ khi tính số thuế GTGT phải nộp hoặc được hoàn.

- Đối với tổ chức Việt Nam sử dụng tiền của các tổ chức, cá nhân nước ngoài mua hàng hoá tại Việt Nam để viện trợ nhân đạo thì được hoàn lại tiền thuế GTGT đúng bằng số thuế GTGT ghi trên hoá đơn GTGT khi mua hàng.

Cơ sở mua hàng phải có văn bản đề nghị hoàn thuế gửi Cục Thuế tỉnh, thành phố nơi địa phương mua hàng đóng trụ sở chính, ghi rõ số thuế GTGT đề nghị hoàn. Kèm theo văn bản đề nghị hoàn thuế phải có:

+ Văn bản của cơ quan có thẩm quyền giao cho tổ chức mua hàng hoá bằng nguồn tiền này ghi rõ số tiền và loại hàng hoá mua (nếu là bản sao phải có đóng dấu y sao bản chính).

+ Bản kê các hoá đơn mua hàng (theo mẫu bản kê mua hàng số 03/GTGT ban hành kèm theo Thông tư số 89/1998/TT-BTC của Bộ Tài chính) và bản sao các hoá đơn mua hàng có đóng dấu sao của tổ chức mua hàng. Cục Thuế khi nhận được hồ sơ đề nghị hoàn thuế có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và giải quyết hoàn thuế cho từng trường hợp cụ thể trong thời gian không quá 15 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ.

- Tổ chức quốc tế, người nước ngoài mua hàng để viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam. Tổ chức Việt Nam sử dụng tiền viện trợ nhân đạo của tổ chức, cá nhân nước ngoài để mua hàng hoá tại Việt Nam được hoàn lại tiền thuế GTGT ghi trên hoá đơn GTGT mua hàng kể từ ngày 1/10/1999.

2- Về thuế suất thuế GTGT:

a) Các hàng hóa, dịch vụ dưới đây thuộc Nhóm thuế suất 10% được chuyển sang nhóm thuế suất 5%:

Than đá, than cốc, than bùn;

Sản phẩm cơ khí (trừ cơ khí tiêu dùng);

Hoá chất cơ bản.

Danh mục sản phẩm cơ khí và hoá chất cơ bản thuộc nhóm thuế suất 5% xác định theo hướng dẫn tại Thông tư số 106/1999/TT-BTC ngày 30/8/1999 và các văn bản hướng dẫn chi tiết đã ban hành của Bộ Tài chính, nay bổ sung cụ thể thêm danh mục các mặt hàng thuộc sản phẩm cơ khí (trừ cơ khí tiêu dùng): que hàn, lưới rào bằng thép từ B27 đến B41, dây thép gai, tấm lợp bằng kim loại, dây cáp chịu lực bằng kim loại, băng tải bằng thép.

b) Các hàng hoá, dịch vụ: Khách sạn, du lịch, ăn uống thuộc nhóm thuế suất 20%, được chuyển sang nhóm thuế suất 10%.

- Khách sạn, du lịch được xác định theo tiêu chuẩn do cơ quan quản lý chuyên ngành hoặc theo giấy phép kinh doanh.

- Kinh doanh ăn uống không phân biệt ăn uống bình dân, cao cấp.

Những hàng hoá, dịch vụ nêu tại điểm 2a và 2b trước đây được giảm 50% mức thuế GTGT theo qui định tại Khoản 3, Điều 1 Nghị định số 78/1999/NĐ-CP ngày 20/8/1999 của Chính phủ thì kể từ ngày 25/5/2000 không áp dụng giảm 50% thuế GTGT nữa mà chuyển sang áp dụng mức thuế suất mới qui định tại điểm 2 Thông tư này.

c) Xây dựng, lắp đặt các công trình, hạng mục công trình ở nước ngoài và cho doanh nghiệp chế xuất được coi là sản phẩm xuất khẩu, áp dụng thuế suất thuế GTGT 0%.

- Xây dựng, lắp đặt, áp dụng thuế suất thuế GTGT 0% phải có hồ sơ sau:

+ Hợp đồng xây dựng phải ghi rõ công trình, hạng mục công trình xây dựng, lắp đặt ở nước ngoài và cho doanh nghiệp chế xuất.

+ Hoá đơn thanh toán công trình (hoặc hạng mục công trình) hoàn thành bàn giao.

+ Xác nhận của cơ quan Hải quan về vật tư, nguyên liệu của doanh nghiệp đã mua xuất sử dụng cho công trình, hạng mục công trình xây dựng ở nước ngoài, ở doanh nghiệp chế xuất.

Căn cứ vào giá thanh toán chưa có thuế GTGT, lập hoá đơn GTGT ghi thuế suất thuế GTGT 0%.

d) Giảm 50% mức thuế GTGT đối với các hoạt động: Xây dựng, lắp đặt; cơ sở kinh doanh được Nhà nước giao đất xây nhà để bán, xây dựng cơ sở hạ tầng để chuyển nhượng; cơ sở kinh doanh được Nhà nước cho thuê đất đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để cho thuê.

 

Hoạt động lắp đặt thuộc diện được giảm 50% mức thuế GTGT là hoạt động lắp đặt máy móc, thiết bị, điện, nước gắn với công trình xây dựng. Đối với vật tư, hàng hoá cung ứng cho các đơn vị xây dựng, lắp đặt áp dụng thuế suất theo mặt hàng, kể cả trường hợp bên cung ứng vật tư, hàng hoá thực hiện lắp đặt vào công trình xây dựng. Các cơ sở kinh doanh mua bán nhà đất, cho thuê nhà không thuộc đối tượng nêu trên, áp dụng thuế suất thuế GTGT 10%.

đ) Lốp và bộ săm lốp cỡ từ 900- 20 trở lên được giảm 50% thuế GTGT.

e) Đối với hoạt động gia công sản xuất mặt hàng chịu thuế GTGT áp dụng theo mức thuế suất theo mặt hàng. Ví dụ: Gia công hàng may mặc áp dụng thuế suất của hàng may mặc là 10%; gia công sản xuất thiết bị chuyên dùng cho y tế, áp dụng thuế suất dụng cụ y tế 5%. Đối với gia công sản xuất các mặt hàng không thuộc diện chịu thuế GTGT thì không tính thuế GTGT.

g) Đối với hoạt động sửa chữa máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải... thuộc loại sản phẩm cơ khí, thuế suất thuế GTGT 5% thì thuế suất sửa chữa áp dụng là 5%.

h) Các phế liệu, phế phẩm thu hồi bán ra, áp dụng thuế suất thuế GTGT 5%.

3- Về giá tính thuế GTGT:

- Đối với các doanh nghiệp được nhà nước giao đất xây nhà, cơ sở hạ tầng kỹ thuật để bán, để chuyển nhượng gắn với chuyển quyền sử dụng đất, giá tính thuế GTGT đối với nhà, cơ sở hạ tầng bán ra hoặc chuyển nhượng là giá bán, giá chuyển nhượng (chưa có thuế GTGT), trừ tiền sử dụng đất phải nộp Ngân sách Nhà nước.

- Đối với hoạt động kinh doanh mua, bán nhà, cơ sở hạ tầng, giá tính thuế GTGT là giá bán chưa có thuế GTGT, trừ giá trị đất đã tính thuế chuyển quyền sử dụng đất.

- Đối với cơ sở kinh doanh cho thuê cơ sở hạ tầng, giá tính thuế GTGT là giá cho thuê (chưa có thuế GTGT), trừ giá thuê đất phải nộp Ngân sách Nhà nước.

4- Khấu trừ thuế GTGT:

Cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ trực tiếp thu mua hàng hoá là nông sản, lâm sản, thuỷ sản chưa qua chế biến của các nông trường, trạm trại sản xuất bán ra có hoá đơn bán hàng hoặc hoá đơn GTGT nhưng không ghi thuế GTGT được tính khấu trừ thuế theo tỷ lệ % qui định đối với từng mặt hàng.

Các doanh nghiệp thu mua các mặt hàng được tính khấu trừ thuế GTGT đầu vào theo tỷ lệ % qui định, nếu chuyển các mặt hàng thu mua cho cơ sở khác gia công thì cơ sở thu mua là đối tượng được tính khấu trừ thuế.

Các doanh nghiệp thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, trực tiếp thu mua cà phê, lúa, gạo của người sản xuất không có hoá đơn GTGT được tính khấu trừ thuế theo tỷ lệ qui định là 3% trên giá mua theo bản kê mua hàng đối với cà phê, lúa gạo thu mua, xuất khẩu. Việc khấu trừ thuế đầu vào theo tỷ lệ % đối với lúa, gạo, cà phê thu mua để bán trong nước vẫn thực hiện theo qui định tại điểm 1a, 1b, Mục II, Thông tư số 106/1999/TT-BTC ngày 30/8/1999 của Bộ Tài chính. Trường hợp kinh doanh lúa, gạo, cà phê vừa thu mua bán trong nước, vừa xuất khẩu thì số thuế GTGT được tính khấu trừ xác định tương ứng với tỷ lệ % doanh số xuất khẩu và doanh số bán nội địa.

5- Về kê khai nộp thuế GTGT:

Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt hướng dẫn cụ thể đối với một số trường hợp như sau:

 

- Trường hợp các đơn vị xây dựng, lắp đặt có tổ chức các đơn vị phụ thuộc như: tổ, đội xây dựng, ban quản lý công trình thực hiện xây lắp các công trình ở địa phương khác nơi đơn vị có trụ sở chính, thì đơn vị thi công xây lắp ở địa phương nào phải kê khai, nộp thuế GTGT ở địa phương đó; trường hợp, không xác định được thuế GTGT đầu vào, thuế GTGT đầu ra để tính thuế GTGT phải nộp thì đơn vị phải kê khai doanh thu và áp dụng tính thuế GTGT nộp tại địa phương nơi xây dựng công trình, hạng mục công trình theo tỷ lệ bằng 1% trên giá thanh toán công trình, hạng mục công trình chưa có thuế GTGT. Đơn vị xây dựng, lắp đặt có trách nhiệm kê khai, quyết toán thuế GTGT theo chế độ qui định với cơ quan thuế nơi đóng trụ sở chính. Các đơn vị hạch toán phụ thuộc thực hiện xây dựng công trình, hạng mục công trình ở địa phương khác sử dụng mã số thuế, hoá đơn của đơn vị cấp trên; sử dụng tờ khai thuế GTGT theo mẫu số 01/GTGT ban hành kèm theo thông tư số 89/1998/TT-BTC ngày 27/6/1998 của Bộ Tài chính. Khi kê khai số thuế GTGT nộp tại địa phương nơi xây dựng, lắp đặt công trình, hạng mục công trình đơn vị chỉ kê khai vào dòng 1và 2b của tờ khai doanh số chịu thuế GTGT theo giá thanh toán (chưa có thuế GTGT), dòng số 10 (số thuế phải nộp tháng này) ghi số thuế GTGT tạm nộp xác định bằng (=) doanh số theo giá thanh toán (chưa có thuế GTGT) nhân (x) 1%.

- Trường hợp cơ sở kinh doanh thực hiện thi công xây lắp những công trình, hạng mục công trình liên quan tới nhiều địa phương như: xây dựng đường giao thông, đường dây tải điện, đường ống dẫn nước, dẫn dầu khí ... thì đơn vị có doanh thu, hạch toán thuế GTGT đầu vào, đầu ra là đối tượng đăng ký, kê khai, nộp thuế GTGT ở địa phương nơi cơ sở đóng trụ sở.

Về mẫu kê khai nộp thuế GTGT: thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 89/1998/TT-BTC của Bộ Tài chính và được bổ sung như sau:

+ Các cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế khi lập bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ bán ra (mẫu số 02/GTGT) phải ghi mã số thuế của khách hàng mua vào cột ghi chú. Khi lập bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ mua vào (mẫu số 03/GTGT) phải ghi mã số thuế của đơn vị, người bán vào cột ghi chú. Các trường hợp không có mã số thuế thì gạch ngang (-).

+ Cơ sở kinh doanh mua các mặt hàng không có hoá đơn được tính khấu trừ theo bảng kê nếu không phải là hàng nông sản, lâm sản, thuỷ sản, thì lập bảng kê theo mẫu bảng kê số 04/GTGT và sửa tên bảng kê là hàng hoá mua của người bán không có hoá đơn.

Đối với các mặt hàng mua vào có hóa đơn, cơ sở kinh doanh phải lập riêng bảng kê và cũng sử dụng theo mẫu bảng kê số 04/GTGT và sửa tên thành bảng kê hàng hoá mua vào có hoá đơn bán hàng.

Trong các trường hợp lập bảng kê hàng hoá mua vào được tính khấu trừ thuế, nếu mua nhiều loại hàng hoá có tỷ lệ (%) khấu trừ khác nhau thì phải lập bảng kê riêng cho từng loại hàng hoá mua vào có cùng tỷ lệ (%) được tính khấu trừ.

6- Về hoàn thuế GTGT, giảm thuế GTGT:

- Việc giảm thuế GTGT đối với cơ sở kinh doanh (theo Điều 28 của Luật thuế GTGT) chỉ áp dụng đối với cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế và là đơn vị hạch toán độc lập và do Cục Thuế địa phương nơi cơ sở kinh doanh đóng trụ sở chính xem xét giải quyết.

- Việc hoàn thuế GTGT đối với cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng kê khai nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế chỉ áp dụng đối với cơ sở kinh doanh có lưu giữ sổ sách kế toán, hoá đơn, chứng từ và tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng.

7- Tổ chức thực hiện:

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 25 tháng 5 năm 2000, các qui định về hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT, giá tính thuế GTGT, thuế suất thuế GTGT, khấu trừ thuế GTGT, kê khai nộp thuế GTGT nêu trong Thông tư số 89/1998/TT-BTC; Thông tư số 175/1998/TT-BTC; Thông tư số 106/1999/TT-BTC và các văn bản khác hướng dẫn về thuế GTGT đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư này thì thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện nếu có vấn đề gì vướng mắc, đề nghị các đơn vị báo cáo về Bộ Tài chính để hướng dẫn giải quyết.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF FINANCE
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------
No: 49/2000/TT-BTC
Hanoi, May 31, 2000
 
CIRCULAR
GUIDING THE IMPLEMENTATION THE GOVERNMENT’S DECREE No. 15/2000/ND-CP OF MAY 9, 2000 DETAILING THE IMPLEMENTATION OF THE NATIONAL ASSEMBLY STANDING COMMITTEE’S RESOLUTION No. 90/1999/NQ-UBTVQH10 OF SEPTEMBER 3, 1999, AMENDING AND SUPPLEMENTING A NUMBER OF LISTS OF COMMODITIES AND SERVICES NOT LIABLE TO VAT AND THE VAT RATES FOR A NUMBER OF COMMODITIES AND SERVICES, AND AMENDING AND SUPPLEMENTING SOME PROVISIONS ON VAT
Pursuant to the Value Added Tax (VAT) Law; Resolution No.90/1999/NQ-UBTVQH of September 3, 1999 of the National Assembly Standing Committee amending and supplementing a number of lists of commodities and services not liable to VAT and the VAT rates for a number of commodities and services; the Government’s Decree No.15/2000/ND-CP of May 9, 2000 detailing the implementation of the National Assembly Standing Committee’s Resolution No.90/NQ-UBTVQH of September 3, 1999.
Pursuant to the Government’s Decree No.28/1998/ND-CP of May 11, 1998, Decree No.102/1998/ND-CP of December 21, 1998 and Decree No.78/1999/ND-CP of August 20, 1999 detailing the implementation of the Value Added Tax Law.
The Ministry of Finance hereby guides the implementation of Decree No.15/2000/ND-CP of May 9, 2000 of the Government and amends and supplements a number of provisions on VAT as follows:
1. Regarding objects not liable to VAT:
Objects not liable to VAT are defined in the National Assembly Standing Committee’s Resolution No.90/NQ-UBTVQH of September 3, 1999 and the Government’s Decree No.15/2000/ND-CP of May 9, 2000 detailing the implementation as follows:
a) Equipment, machinery, specialized transport means included in technological lines and construction supplies, which cannot be manufactured at home and need to be imported for the formation of fixed assets of enterprises; airplanes, drilling platforms and ships hired from foreign countries for production and business activities, which cannot be manufactured at home;
- Where production and business establishments import the lines of equipment, machinery in complete sets not liable to VAT, but such synchronous lines also include equipment and machinery which can be manufactured in the country, VAT shall not be imposed on the entire lines of equipment and machinery in complete set.
For example: Textile Company A imports a number of weaving machines which cannot be manufactured in the country, including a number of electric motors of the weaving machines in complete sets which can be produced at home, such imported motors shall also not be liable to VAT.
- Where establishments import equipment, machinery and/or specialized transport means, which cannot be manufactured in the country, in the form of direct supply by bidders or entrusted import for use by units as their fixed assets under the approved investment projects, these equipment and machinery shall also not be liable to VAT when they are imported, delivered for sale or return as entrusted imports to units for use under the contracts. Other revenues such as commissions for import, transport, installation (if any) remain liable to VAT and separate invoices must be made for tax calculation.
- Financial leasing companies import machinery, equipment and specialized transport means, which cannot be manufactured in the country, for use as property for lease or purchase by enterprises as fixed assets.
- Bases for determining which equipment, machinery and specialized transport means cannot be manufactured in the country shall be the following dossiers to be presented by importing units:
+ The import contract (for direct import); the entrusted import contract and the import contract signed with the foreign party (for entrusted import); the bid winning notice and the import contract (if the units import them for supply to bid winning projects); the import contract or the entrusted import contract and the leasing/purchase contract (if the financial leasing companies import them for lease or purchase by enterprises).
Equipment, machinery and specialized transport means, which cannot be manufactured in the country and need to be imported, shall be determined on the basis of the lists of types of machinery, equipment and specialized transport means, which can be manufactured in the country, issued together with Decision No.214/1999/QD-BKH of April 26, 1999 of the Ministry of Planning and Investment.
+ The certification of equipment, machinery and specialized transport means which are imported for formation of fixed assets by the directors of enterprises which use the imported assets.
- For construction supplies which cannot be manufactured in the country and need to be imported for creation of fixed assets, they are determined on the basis of the list of construction supplies which can be manufactured in the country according to the regulations of the Ministry of Planning and Investment.
Where machinery, equipment, specialized transport means and construction supplies, which are not liable to VAT upon their import as prescribed above, are imported before the date of announcing the lists of things which can be manufactured at home as basis for determination, and for which VAT levied on their import has been collected or reimbursed, re-determination is not required.
- For hired aircraft or ships, it is regardless of the form of rent (hiring aircraft or ship alone or together with pilots).
- For hired drilling platforms, it does not include the supplies and raw materials used for drilling operations.
Establishments hiring foreign aircraft, ships, drilling platform equipment, which are not liable to VAT, as mentioned at this point, must sign lawful rent contracts with the foreign parties.
b) A number of products and services in the fields of culture, arts, physical training and sports:
- Cultural activities, exhibitions and physical training as well as sport activities of mass movement characters, with training and competitions being organized free of charge or with charge collection but not for business purposes. If charges are collected for the above-said activities in form of admission tickets for art performances, sport competitions or exhibitions, the ticket sale turnover shall not be subject to VAT. But other sources of revenue such as those from the sale of goods at fairs or exhibitions, charges collected from such services as leasing stadiums, grounds, exhibition pavilions’ shall be liable to VAT.
- Art performance activities such as singing, dancing, music, drama, circus shows; other art performance activities and services for organization of art shows.
- Production of assorted films (recorded films), regardless of their themes and forms.
- The import, distribution and projection of films (recorded films): for cinematographic films, it is regardless of their themes and types; for video tape or disc films, they are only documentary, reportage, scientific films. The kinds and topics of films shall be determined according to the regulations of the Ministry of Culture and Information.
c) Printing, publication, import, distribution of: newspapers, magazines, specialized bulletins, political books, text books (even in forms of recorded audio or video tapes or discs), teaching stuffs, books on legal documents (books containing legal documents, political documents, resolutions, other regulatory documents); books published in ethnic minority people’s languages, pictures, photos, posters; money printing.
d) Goods imported in cases of: humanitarian aid, non-refundable aid; gifts to State bodies, political organizations, socio-political organizations, social organizations, socio-professional organizations, people’s armed forces units; belongings of foreign organizations and individuals under the diplomatic immunity criteria; personal effects within the duty-free luggage limits; belongings brought along by overseas Vietnamese upon their returns to the country. Goods imported in cases defined at this point shall be determined according to the State’s regulations.
Goods sold to international organizations and foreigners for use as humanitarian aid, non-refundable aid to Vietnam. Vietnamese organizations which have used humanitarian aid or non-refundable aid money of foreign organizations or individuals to buy goods in Vietnam shall be refunded the paid VAT amounts inscribed on VAT invoices upon the goods purchase.
- Business establishments selling goods to international organizations and foreigners for use as humanitarian aid or non-refundable aid to Vietnam shall not have to calculate VAT for such goods. When selling goods to these subjects, the business establishments shall have to request the buyers to produce the certifications by the international organizations or representative agencies of Vietnam, clearly inscribing the names of the international organizations, the foreigners buying the goods for humanitarian aid or non-refundable aid for Vietnam, the volume and categories of goods to be purchased. The goods selling establishments shall still make and hand the VAT invoices as prescribed but without calculating VAT; therefore, the line for VAT inscription must be crossed and the written certifications by the international organizations or Vietnamese representative bodies must be kept to serve as basis for tax declaration and settlement. The input VAT of goods sold to these subjects shall be deducted by the business establishments when calculating the VAT amounts to be paid or to be refunded.
- Vietnamese organizations which use money of foreign organizations or individuals to buy goods in Vietnam for use as humanitarian aid shall be refunded the VAT money equal to the VAT amount inscribed on VAT invoices upon the purchase.
The goods buying establishments must file their tax reimbursement requests to the Tax Departments of the provinces or cities where they are headquartered, clearly inscribing the VAT amounts requested for reimbursement. The tax reimbursement request must be enclosed with:
+ The official dispatch of the competent body, assigning the organization to buy goods with such source of money, which clearly inscribes the money amount and types of goods to be purchased (in case of the copy, it must be sealed for certification of being duplicated from the original).
+ The list of goods purchase receipts (according to set form No.03/GTGT issued together with Circular No.89/1998/TT-BTC of the Finance Ministry) and the copies of goods purchase receipts affixed with stamps of the goods buying organizations. The provincial/municipal Tax Departments, after receiving the dossiers requesting the tax reimbursement, shall have to examine the dossiers and reimburse the tax on the case by case basis within 15 days after the receipt of complete dossiers.
- International organizations and foreigners that buy goods for humanitarian aid or non-refundable aid to Vietnam, Vietnamese organizations which use humanitarian aid money of foreign organizations or individuals to buy goods in Vietnam shall be refunded the VAT amounts inscribed on the goods purchase added value receipts as from October 1, 1999.
2. Regarding VAT rates:
a) The following goods and services in the 10% tax rate group shall be transferred to the 5% tax rate group:
- Coal, coke, peat;
- Engineering products (except consumer engineering);
- Basic chemical.
The list of engineering products and basic chemicals in the 5% tax rate group is determined according to the guidance in Circular No.106/1999/TT-BTC of August 30, 1999 and detailed guiding documents issued by the Finance Ministry, is now supplemented with the list of goods items belonging to engineering products (except consumer engineering): soldering rods, fence steel netting of B27 to B41, barbed wires, metal roofing sheets, stress metal cables, steel conveyors.
b) Goods, services: Hotels, tourism, food catering in the 20% tax rate group shall be transferred to the 10% tax rate group.
- Hotels and tourism are determined according to criteria set by branch-managing bodies or according to business licenses.
- Food catering business, regardless of popular or high-class foods and drinks.
Goods and services stated at Points 2a and 2b, which previously enjoyed 50% VAT reduction according to Clause 3, Article 1 of Decree No.78/1999/ND-CP of August 20, 1999 of the Government shall, as from May 25, 2000, not be entitled to the 50% VAT reduction, but transferred to the application of new tax rates specified at Point 2 of this Circular.
c) The construction and installation of projects and project components in foreign countries and for export processing enterprises shall be considered the export products liable to the VAT rate of 0%.
- Construction/installation activities entitled to the VAT rate of 0% must be evidenced with the following dossiers:
+ The construction contract clearly stating the project, project component constructed and installed abroad and/or for export-processing enterprises.
+ The project (or project component) settlement bill upon the hand-over completion.
+ Certification by the customs office of the supplies, raw materials of the enterprise, which have been bought and used for the project, project component built abroad or in export-processing enterprise.
Based on non-VAT settlement prices, the added value invoice shall be made with the VAT rate of 0% inscribed thereon.
d) A 50% reduction of VAT rates for the following activities: Construction and installation; construction of houses for sale or infrastructure for assignment by business establishments which are assigned land therefor by the State; construction of infrastructure for lease by business establishments which are leased land by the State for investment therein.
Installation activities entitled to the 50% reduction of VAT rates are activities of installing machinery, equipment, electricity and water supply networks affixed to the construction projects. For materials and commodities supplied to construction and installation units, the tax rates shall apply according to commodity categories, even when the materials and commodities supplier undertakes the installation for the construction project. For business establishments which deal in houses and land or house leasing and do not fall under the above-mentioned subjects, the VAT rate of 10% shall apply.
e) Tires and sets of tire and inner tube sized 900-20 or larger shall be entitled to 50% reduction of VAT rates.
f) For activities of processing goods liable to VAT, the tax rates prescribed for goods categories shall apply. For example: The processing of apparel articles, the tax rate of 10% prescribed for apparel articles shall apply; production and processing of specialized medical equipment, the tax rate of 5% for medical instruments shall apply. For production-processing of goods categories not liable to VAT, the VAT shall not be imposed.
g) For activities of repairing machinery, equipment, transport means� which are engineering products and liable to the VAT tax rate of 5%, the tax rate applicable to repair activities shall be 5%.
h) For discarded materials and faulty products where are recovered then sold out, the VAT rate of 5% shall apply.
3. On VAT calculation prices:
- For enterprises assigned land by the State for construction of houses and/or technical infrastructures for sale or assignment in association with the land use right transfer, the prices for VAT calculation for houses and infrastructures to be sold or assigned shall be the sale or assignment prices (without VAT), subtracting the land use levy to be paid to the State budget.
- For activities of trading in houses and/or infrastructures, the VAT calculation prices shall be the sale prices without VAT, minus the land value for which the land use right transfer tax was already calculated.
- For business establishments which lease infrastructures, the VAT calculation prices shall be the leasing prices (without VAT), minus the land prices to be paid to the State budget.
4. VAT deduction:
Those business establishments that pay VAT by deduction method and directly purchase unprocessed agricultural, forestry and/or aquatic products sold by State farms and production stations with sale invoices or added value invoice but without inscribing VAT shall be entitled to tax deduction in percentage (%) prescribed for each goods category.
Those enterprises that purchase goods eligible for calculation of input VAT deduction in percentage (%) as prescribed shall be entitled to tax deduction calculation if they transfer the purchased goods to other establishments for processing.
Enterprises liable to pay VAT by tax deduction method, that directly purchase coffee, paddy or rice from the producers without added value invoice, shall be entitled to tax deduction at the prescribed rate of 3% on the purchase prices on the list of coffee, paddy, rice purchased for export. The deduction of input tax calculated in percentages for coffee, paddy and rice purchased for domestic sale shall still comply with the provisions at Points 1a and 1b, Section II, of Circular No.106/1999/TT-BTC of August 30, 1999 of the Finance Ministry. Where paddy, rice and/or coffee are purchased for domestic sale and export too, the VAT amounts to be deducted shall be determined in proportion to the percentages of export turnover and domestic sale turnover.
5. On VAT payment declaration:
For construction and installation activities, detailed guidance is provided for some following cases:
- Cases where construction and installation units organize their dependent units such as construction teams and groups, project management boards to build and install projects in localities other than those where they are headquartered, the construction and installation unit in a locality shall have to declare and pay VAT in that locality; where the input and output VAT cannot be determined to calculate the payable VAT amount, the unit shall have to declare its turnover and pay VAT at the locality where the project or project component is constructed at the rate of 1% on the project or project component settlement price without VAT. Construction and installation units shall have to declare, pay and balance up VAT for their entire business activities according to the prescribed regimes with the tax offices of the localities where they are headquartered. Dependent cost-accounting units which undertake the construction of projects or project components in other localities shall use the tax codes and invoices of their superior units and use the VAT declaration form No.01/GTGT issued together with Circular No.89/1998/TT-BTC of June 27, 1998 of the Finance Ministry. When declaring the VAT amounts to be paid at localities where projects or project components are built, the units shall only fill in lines 1 and 2b of the declaration on turnover liable to VAT at the settlement price (without VAT), line 10 (tax amount to be paid in this month) the determined VAT amount is equal (=) to the turnover at settlement price (without VAT) multiply by (x) 1%.
- Cases where business establishments undertake the construction and installation of projects or project components relating to many localities, like the construction of traffic roads, power transmission lines, water pipelines, oil and gas pipelines, the establishments that have turnover, account input and output VAT shall have to register, declare and pay VAT at the localities where they are headquartered.
The VAT declaration form shall comply with the guidance in Circular No.89/1998/TT-BTC of the Finance Ministry and is supplemented as follows:
+ Business establishments that pay tax by deduction method, when listing invoices, vouchers on goods and services sold out (form No.02/GTGT) shall have to inscribe the customers’ tax codes in column of notes. When listing invoices and vouchers on goods and service bought in (form No.03/GTGT), they shall have to inscribe the sellers’ tax codes in column of notes. For cases without tax codes, a hyphen (-) is applied.
+ Business establishments buying goods categories without invoices may make deduction according to the list of such goods; if such goods are not agricultural, forestry or aquatic products, they shall make the list according to form No.04/GTGT and correct the name of the list as list of goods purchased from sellers without invoices.
For goods bought with invoices, the business establishments shall have to make a separate list and also use form No.04/GTGT and change the name of the list as the list of goods bought with sale invoices.
For cases of listing purchased goods entitled to tax deduction calculation, if various kinds of goods with different tax deduction percentages are bought, a separate list must be made for each kind of purchased goods of the same tax deduction percentage.
6. VAT reimbursement, VAT reduction:
- VAT reduction for business establishments (according to Article 28 of the VAT Law) shall apply only to business establishments that pay VAT by tax deduction method and are independent cost-accounting units, which shall be considered and settled by the Tax Departments of the localities where the business establishments are headquartered.
- VAT reimbursement for business establishments being subjects which declare the VAT payment by tax deduction method shall apply only to business establishments that keep accounting books, invoices, vouchers and deposit accounts at banks.
7. Organization of implementation:
This Circular takes effect as from May 25, 2000. The provisions on goods and services not liable to VAT, the VAT calculation prices, VAT rates, VAT deduction, VAT payment declaration stated in Circular 89/1998/TT-BTC, Circular 175/1998/TT-BTC, Circular No.106/1999/TT-BTC and documents guiding VAT, which have been amended, supplemented at this Circular shall comply with the guidance in this Circular.
If any problems arise in the course of implementation, units are requested to report to the Finance Ministry for guidance on the settlement thereof.
 

 
FOR THE FINANCE MINISTER
VICE MINISTER




Pham Van Trong

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 49/2000/TT-BTC DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất