Thông tư 261/2016/TT-BTC biểu mức thu phí, lệ phí hàng hải

thuộc tính Thông tư 261/2016/TT-BTC

Thông tư 261/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định về phí, lệ phí hàng hải và biểu mức thu phí, lệ phí hàng hải
Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:261/2016/TT-BTC
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Trần Văn Hiếu
Ngày ban hành:14/11/2016
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Thuế-Phí-Lệ phí, Hàng hải

TÓM TẮT VĂN BẢN

Phí bảo đảm hàng hải đối với luồng hàng hải chuyên dùng

 Ngày 14/11/2016, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 262/2016/TT-BTC quy định chế độ thu, nộp phí bảo đảm hàng hải đối với luồng hàng hải chuyên dùng.
Thông tư chỉ rõ chỉ rõ, cảng vụ hàng hải khu vực thực hiện thu phí bảo đảm hàng hải tại luồng hàng hải chuyên dùng do doanh nghiệp đầu tư, khai thác và sử dụng biên lai thu phí theo quy định hiện hành khi thực hiện thu phí. Mức thu phí bảo đảm hàng hải tại luồng hàng hải chuyên dùng thực hiện theo quy định của Thông tư số 261/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016.
Các Cảng vụ hàng hải khu vực được để lại 2% trên tổng số tiền phí thu được để chi cho hoạt động thu phí; 30% số phí được nộp vào ngân sách Nhà nước; số phí còn lại doanh nghiệp đầu tư, khai thác luồng hàng hải chuyên dùng được hưởng để bù đắp chi phí đầu tư, khai thác và vận hành luồng hàng hải chuyên dùng đảm bảo chuẩn tắc theo quy định.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2017; thay thế Quyết định 65/2006/QĐ-BTC ngày 14/11/2006.

Xem chi tiết Thông tư261/2016/TT-BTC tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
-------

Số: 261/2016/TT-BTC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 14 tháng 11 năm 2016

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 06 năm 2015;

Căn cứ Luật Phí và lệ phí ngày 25 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 08 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hưng dẫn thi hành một sĐiều của Luật Phí và lệ phí;

Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyn hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp,

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định về phí, lệ phí hàng hải và biểu mức thu phí, lệ phí hàng hải.

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh: Thông tư này quy định về đối tượng chịu phí, lệ phí hàng hải; người nộp phí, lệ phí hàng hải; cơ quan, tổ chức thu phí, lệ phí hàng hải; cơ sở, nguyên tắc xác định số tiền phí, lệ phí hàng hải và biểu mức thu phí, lệ phí hàng hải.
Phí, lệ phí hàng hải quy định tại Thông tư này bao gồm: Phí trọng tải tàu, thuyền; phí bảo đảm hàng hải; phí sử dụng vị trí neo, đậu tại khu nước, vùng nước; phí xác nhận kháng nghị hàng hải và lệ phí ra, vào cảng biển.
2. Đối tượng áp dụng: Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân và cơ quan nhà nước có liên quan đến thu, nộp phí, lệ phí hàng hải.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tàu thuyền bao gồm tàu biển, tàu quân sự, tàu công vụ, tàu cá, phương tiện thủy nội địa, thủy phi cơ và các phương tiện thủy khác.
2. Tổng dung tích - Gross Tonnage (GT) là dung tích toàn phần lớn nhất của tàu thuyền được ghi trong giấy chứng nhận do cơ quan đăng kiểm cấp cho tàu thuyền theo quy định.
3. Khu nước, vùng nước bao gồm vùng đón trả hoa tiêu, vùng kiểm dịch, vùng quay trở tàu, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão trong vùng nước cảng biển.
4. Khu vực hàng hải là giới hạn vùng nước thuộc khu vực trách nhiệm của một cảng vụ hàng hải. Một cảng biển có một hoặc nhiều khu vực hàng hải. Danh mục khu vực hàng hải được ban hành tại Phụ lục kèm theo Thông tư này.
5. Hàng hóa sang mạn là hàng hóa được bốc dỡ qua mạn tàu bao gồm cả công-ten-nơ rỗng.
6. Hàng hóa xuất khẩu là hàng hóa có nơi gửi hàng (gốc) ở Việt Nam và có nơi nhận hàng (đích) ở nước ngoài.
7. Hàng hóa nhập khẩu là hàng hóa có nơi gửi hàng (gốc) ở nước ngoài và nơi nhận hàng (đích) ở Việt Nam.
8. Hàng hóa quá cảnh là hàng hóa có nơi gửi hàng (gốc) và nơi nhận hàng (đích) ở ngoài lãnh thổ Việt Nam đi thẳng hoặc được xếp dỡ qua cảng biển Việt Nam hoặc nhập kho, bãi để đi tiếp.
9. Hàng hóa trung chuyển là hàng hóa được vận chuyển từ nước ngoài đến cảng biển Việt Nam và đưa vào bảo quản tại khu vực trung chuyển của cảng biển trong một thời gian nhất định rồi xếp hàng hóa đó lên tàu thuyền khác để vận chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
10. Tàu thuyền chuyên dùng bao gồm: Tàu thuyền dùng để phục vụ hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí (tàu thuyền hoạt động dịch vụ dầu khí), tàu thuyền dùng để thi công xây dựng công trình hàng hải, tàu thuyền phục vụ công tác bảo đảm an toàn hàng hải, tàu huấn luyện, nghiên cứu khoa học, tàu công vụ.
11. Tàu Lash (Lighter Aboard Ship) là tàu chuyên dụng để chở các sà lan Lash phục vụ việc vận chuyển hàng hóa có khả năng hoạt động trên sông, trên biển.
12. Sà lan Lash là sà lan chuyên dụng để chở hàng khô, hàng rời, có khả năng hoạt động sâu trong nội thủy, nơi điều kiện kỹ thuật của luồng bị hạn chế.
13. Người vận chuyển là người sử dụng tàu thuyền thuộc sở hữu của mình hoặc tàu thuyền thuộc sở hữu của người khác để thực hiện vận chuyển hàng hóa, hành khách.
14. Lượt: Tàu thuyền vào khu vực hàng hải hoặc tàu thuyền rời khu vực hàng hải thuộc phạm vi đối tượng phải thông báo cho cảng vụ hàng hải khu vực để phục vụ công tác quản lý theo quy định của pháp luật được tính là 01 lượt.
15. Chuyến: Tàu thuyền vào khu vực hàng hải 01 lượt và rời khu vực hàng hải 01 lượt được tính là 01 chuyến.
16. Tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo là tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo trong vùng biển Việt Nam được Bộ Giao thông vận tải công bố.
17. Khu vực cảng biển của Việt Nam được chia thành 03 khu vực:
a) Khu vực I: Các cảng biển từ vĩ tuyến 20 độ Bắc trở lên phía Bắc;
b) Khu vực II: Các cảng biển từ vĩ tuyến 11,5 độ Bắc đến dưới vĩ tuyến 20 độ Bắc;
c) Khu vực III: Các cảng biển từ dưới vĩ tuyến 11,5 độ Bắc trở vào phía Nam.
Điều 3. Đối tượng chịu phí, lệ phí hàng hải và đối tượng không chịu phí, lệ phí hàng hải
1. Đối tượng chịu phí, lệ phí hàng hải theo biểu phí, lệ phí hoạt động hàng hải quốc tế gồm:
a) Tàu thuyền xuất cảnh, nhập cảnh hoặc quá cảnh vào, rời khu vực hàng hải; tàu thuyền nước ngoài vào hoạt động tại vùng biển Việt Nam không thuộc vùng nước cảng biển;
b) Tàu thuyền hoạt động vận tải hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, trung chuyển, quá cảnh tại khu vực hàng hải;
c) Tàu thuyền vận tải hành khách từ Việt Nam đi nước ngoài hoặc từ nước ngoài đến Việt Nam; tàu thuyền chuyên dùng hoạt động trên tuyến quốc tế vào, rời khu vực hàng hải;
d) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, trung chuyển được bốc dỡ, giao nhận, bảo quản, neo đậu tại khu vực hàng hải.
2. Đối tượng chịu phí, lệ phí hàng hải theo biểu phí, lệ phí hoạt động hàng hải nội địa gồm:
a) Tàu thuyền hoạt động hàng hải nội địa vào, rời khu vực hàng hải;
b) Tàu thuyền vận tải hàng hóa, hành khách hoạt động hàng hải nội địa vào, rời khu vực hàng hải;
c) Tàu thuyền hoạt động trên các tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo;
d) Tàu thuyền chuyên dùng phục vụ dầu khí hoạt động tại các cảng dầu khí ngoài khơi, cảng chuyên dùng phục vụ dầu khí trong khu vực trách nhiệm của cảng vụ hàng hải;
đ) Tàu thuyền của lực lượng vũ trang, hải quan, cảng vụ và tàu thuyền chuyên dùng tìm kiếm cứu nạn của Việt Nam khi thực hiện công vụ không phải nộp phí, lệ phí hàng hải; trường hợp hoạt động thương mại tại Việt Nam thì phải nộp phí, lệ phí hàng hải theo quy định tại Chương III của Thông tư này.
3. Phương tiện thủy nội địa; phương tiện mang cấp đăng kiểm VR-SB có tổng dung tích dưới 500 GT (trừ các phương tiện hoạt động trên tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo) vào, rời khu vực hàng hải không thực hiện thu phí, lệ phí hàng hải theo quy định tại Thông tư này mà chịu các loại phí, lệ phí cũng như mức thu theo quy định của Bộ Tài chính về phí, lệ phí áp dụng tại cảng, bến thủy nội địa. Các cảng vụ hàng hải căn cứ hướng dẫn của Bộ Tài chính về mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí áp dụng tại cảng, bến thủy nội địa để tổ chức thực hiện.
Bổ sung
4. Tàu thuyền vào, rời khu vực hàng hải mà không thuộc các trường hợp phải thông báo cho cảng vụ hàng hải theo quy định của pháp luật không phải nộp phí, lệ phí hàng hải.
Điều 4. Người nộp phí, lệ phí hàng hải
1. Đối với tàu thuyền: Là chủ sở hữu tàu thuyền hoặc người vận chuyển hoặc người được ủy thác chịu trách nhiệm thanh toán.
2. Đối với hàng hóa, hành khách: Là người vận chuyển hoặc người ủy thác chịu trách nhiệm thanh toán.
Điều 5. Tổ chức thu phí, lệ phí hàng hải
Tổ chức thu phí, lệ phí hàng hải là các Cảng vụ hàng hải. Cảng vụ hàng hải thu các loại phí, lệ phí hàng hải sau đây:
1. Phí trọng tải tàu, thuyền;
2. Phí bảo đảm hàng hải thu tại các luồng hàng hải công cộng và luồng hàng hải chuyên dùng;
3. Phí sử dụng vị trí neo, đậu tại khu nước, vùng nước;
4. Phí xác nhận kháng nghị hàng hải;
5. Lệ phí ra, vào cảng biển.
Điều 6. Cơ sở, nguyên tắc xác định số tiền phí, lệ phí hàng hải
1. Tổng dung tích - Gross Tonnage (GT): là một trong các đơn vị cơ sở để tính phí, lệ phí hàng hải, trong đó:
a) Đối với tàu thuyền chở hàng lỏng (Liquid Cargo Tankers), dung tích tính phí bằng 85% dung tích toàn phần lớn nhất ghi trong giấy chứng nhận của cơ quan đăng kiểm (không phân biệt tàu có hay không có các két nước dằn phân ly) hoặc tính bằng 85% tổng dung tích quy đổi tại điểm c khoản 1 Điều này trong trường hợp tàu thuyền không ghi GT.
b) Đối với tàu thuyền chở khách, dung tích tính phí bằng 50% dung tích toàn phần lớn nhất ghi trong giấy chứng nhận của cơ quan đăng kiểm hoặc tính bằng 50% tổng dung tích quy đổi tại điểm c khoản 1 Điều này trong trường hợp tàu thuyền không ghi GT.
c) Tàu thuyền không ghi GT, được quy đổi tính tổng dung tích như sau:
- Tàu biển và phương tiện thủy nội địa tự hành quy đổi 1,5 tấn trọng tải tính bằng 01 GT;
- Sà lan quy đổi 01 tấn trọng tải toàn phần tính bằng 01 GT;
- Tàu kéo, tàu đẩy, tàu chở khách (kể cả thủy phi cơ) và cẩu nổi: 01 mã lực (HP, CV) tính bằng 0,5 GT; 01 KW tính bằng 0,7 GT; 01 tấn sức nâng của cẩu đặt trên tàu thuyền quy đổi tương đương 06 GT;
- Tàu thuyền chở khách không ghi công suất máy, quy đổi 01 ghế ngồi dành cho hành khách tính bằng 0,67 GT; 01 giường nằm tính bằng 04 GT;
- Trường hợp tàu thuyền là đoàn lai kéo, lai đẩy hoặc lai cập mạn tính bằng tổng dung tích của cả đoàn bao gồm sà lan, đầu kéo hoặc đầu đẩy.
Đối với việc quy đổi theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này được chọn phương thức quy đổi có tổng dung tích lớn nhất.
Bổ sung
2. Đơn vị tính công suất máy: Công suất máy chính của tàu thuyền được tính theo HP, CV hoặc KW; phần lẻ dưới 01 HP hoặc 01 KW được tính tròn 01 HP, 01 CV hoặc 01 KW.
3. Đơn vị thời gian:
a) Đối với đơn vị thời gian là ngày: 01 ngày tính là 24 giờ; phần lẻ của ngày từ 12 giờ trở xuống tính bằng 1/2 ngày, trên 12 giờ tính bằng 01 ngày;
b) Đối với đơn vị thời gian là giờ: 01 giờ tính bằng 60 phút; phần lẻ từ 30 phút trở xuống tính bằng 1/2 giờ, trên 30 phút tính bằng 01 giờ.
c) Đối với đơn vị thời gian là tháng: tính theo tháng dương lịch, 01 tháng bắt đầu từ 0h00’ ngày đầu tiên của tháng và kết thúc vào 24h00’ ngày cuối cùng của tháng đó.
4. Đơn vị khối lượng hàng hóa (kể cả bao bì): là tấn hoặc mét khối (m3); Phần lẻ dưới 0,5 tấn hoặc 0,5 m3 không tính, từ 0,5 tấn hoặc 0,5 m3 trở lên tính 01 tấn hoặc 01 m3. Trong một vận đơn lẻ, khối lượng tối thiểu để tính phí là 01 tấn hoặc 01 m3. Với loại hàng hóa mỗi tấn chiếm từ 02 m3 trở lên thì cứ 02 m3 tính bằng 01 tấn.
5. Đồng tiền thu, nộp phí, lệ phí hàng hải:
a) Đối với hoạt động hàng hải quốc tế: Đồng tiền thu phí, lệ phí hàng hải là đồng Đô la Mỹ (USD) hoặc đồng Việt Nam (đồng);
b) Đối với hoạt động hàng hải nội địa: Đồng tiền thu phí, lệ phí hàng hải là Đồng Việt Nam;
c) Trường hợp chuyển đổi từ đồng Đô la Mỹ sang Đồng Việt Nam thì quy đổi theo tỷ giá Đô la Mỹ mua vào theo hình thức chuyển khoản của Hội sở chính Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam tại thời điểm nộp phí, lệ phí. Trường hợp nộp phí, lệ phí hàng hải vào ngày nghỉ, ngày lễ hoặc trước thời điểm ngân hàng công bố lần đầu tiên trong ngày thì áp dụng tỷ giá công bố lần cuối trong ngày làm việc gần nhất trước đó.
6. Quy định về thanh toán phí, lệ phí hàng hải:
7. Trường hợp tàu thuyền nhận, trả hàng xuất nhập khẩu tại nhiều khu vực hàng hải đồng thời có kết hợp nhận, trả hàng nội địa thì được coi là hoạt động vận tải quốc tế và áp dụng theo Biểu mức thu phí, lệ phí hàng hải đối với hoạt động hàng hải quốc tế tính cho từng lượt vào, rời cảng. Riêng khối lượng hàng hóa vận tải nội địa không thu phí sử dụng vị trí neo, đậu đối với hàng hóa.
8. Tàu thuyền mỗi lượt vào hoặc rời cảng đồng thời có nhiều mức thu khác nhau thì chỉ được áp dụng một mức thu thấp nhất tính cho một lượt vào hoặc rời tương ứng.
9. Tàu thuyền (trừ tàu thuyền quy định tại điểm d khoản 1 Điều 12 của Thông tư này) hoạt động trong một khu vực hàng hải có làm thủ tục vào, rời khu vực hàng hải một lần chỉ phải nộp phí trọng tải tàu, thuyền, phí bảo đảm hàng hải và lệ phí ra, vào cảng biển một lần.
Bổ sung
Bổ sung
Bổ sung
Chương II
BIỂU MỨC THU PHÍ, LỆ PHÍ HÀNG HẢI ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG HÀNG HẢI QUỐC TẾ
Điều 7. Phí trọng tải tàu, thuyền
1. Mức thu phí trọng tải tàu, thuyền Tàu thuyền vào, rời khu vực hàng hải, cảng chuyên dùng, cảng dầu khí ngoài khơi; tàu thuyền nước ngoài hoạt động tại vùng biển Việt Nam không thuộc vùng nước cảng biển phải nộp phí trọng tải tàu, thuyền theo mức thu như sau:

Loại tàu

Mức thu

A. Tàu thuyền (trừ tàu Lash):

- Lượt vào:

- Lượt rời:

 

0,034 USD/GT

0,034 USD/GT

B. Tàu Lash:

 

- Tàu mẹ:

 

Lượt vào:

0,017 USD/GT

Lượt rời:

0,017 USD/GT

Sà lan Lash (chỉ thu khi rời tàu mẹ tới khu vực hàng hải không thuộc khu vực hàng hải tàu mẹ tập kết hoặc đến từ khu vực hàng hải khác khu vực hàng hải tàu mẹ neo đậu để xếp hàng lên tàu mẹ)

 

Lượt vào:

0,017 USD/GT

Lượt rời:

0,017 USD/GT

2. Các quy định cụ thể về thu phí trọng tải tàu, thuyền:
a) Tàu thuyền vào, rời khu vực hàng hải lấy nhiên liệu, thực phẩm, nước ngọt, thay đổi thuyền viên, sửa chữa, phá dỡ hoặc chạy thử sau khi sửa chữa, đóng mới mà không xếp, dỡ hàng hóa, không đón, trả khách áp dụng mức thu bằng 70% mức thu quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Tàu thuyền (trừ tàu thuyền chở khách) vào, rời một khu vực hàng hải nhiều hơn 3 chuyến/1 tàu/1 tháng thì từ chuyến thứ 4 trở đi của tàu này trong tháng áp dụng mức thu bằng 60% mức thu quy định tại khoản 1 Điều này;
c) Tổ chức, cá nhân có tàu thuyền chở khách vào, rời khu vực hàng hải áp dụng mức thu phí trọng tải tàu, thuyền như sau:
- Tàu thuyền có tổng dung tích dưới 300 GT vào, rời khu vực hàng hải nhiều hơn 4 chuyến/1 tháng/1 khu vực hàng hải thì từ chuyến thứ 5 trở đi trong tháng thu bằng 70% mức thu quy định tại khoản 1 Điều này;
- Tàu thuyền có tổng dung tích từ 300 GT đến dưới 1.500 GT vào, rời khu vực hàng hải nhiều hơn 3 chuyến/1 tháng/1 khu vực hàng hải thì từ chuyến thứ 4 trở đi trong tháng thu bằng 60% mức thu quy định tại khoản 1 Điều này;
- Tàu thuyền có tổng dung tích từ 1.500 GT đến dưới 50.000 GT vào, rời khu vực hàng hải nhiều hơn 2 chuyến/1 tháng/1 khu vực hàng hải thì từ chuyến thứ 3 trở đi trong tháng thu bằng 50% mức thu quy định tại khoản 1 Điều này;
- Tàu thuyền có tổng dung tích từ 50.000 GT trở lên vào, rời một khu vực hàng hải thu bằng 40% mức thu quy định tại khoản 1 Điều này.
d) Tàu thuyền chuyển tải dầu tại vịnh Vân Phong - Khánh Hòa áp dụng mức thu bằng 50% mức thu quy định tại khoản 1 Điều này; mức thu này được áp dụng đến hết ngày 31/12/2020;
Bổ sung
đ) Tàu thuyền chở công-ten-nơ xuất, nhập khẩu, trung chuyển vào, rời các bến cảng trên sông Cái Mép - Thị Vải có tổng dung tích từ 50.000 GT trở lên được áp dụng mức thu bằng 60% mức thu quy định tại khoản 1 Điều này; mức thu này được áp dụng đến hết ngày 31/12/2020.
Bổ sung
3. Những trường hợp sau đây không phải nộp phí trọng tải tàu, thuyền:
Điều 8. Phí bảo đảm hàng hải
1. Mức thu phí bảo đảm hàng hải Tàu thuyền vào, rời khu vực hàng hải, cảng chuyên dùng, cảng dầu khí ngoài khơi, quá cảnh đi Campuchia phải nộp phí bảo đảm hàng hải như sau:

Loại tàu

Khu vực cảng biển I và III

Khu vực cảng biển II

A. Tàu thuyền (trừ tàu Lash):

- Lượt vào:

- Lượt rời:

 

0,100 USD/GT

0,100 USD/GT

 

0,058 USD/GT

0,058 USD/GT

B. Tàu Lash:

 

 

- Tàu mẹ:

 

 

Lượt vào:

0,040 USD/GT

0,025 USD/GT

Lượt rời:

0,040 USD/GT

0,025 USD/GT

- Sà lan Lash

(chỉ thu khi rời tàu mẹ để đi trên luồng)

Lượt vào:

0,040 USD/GT

0,025 USD/GT

Lượt rời:

0,040 USD/GT

0,025 USD/GT

2. Các quy định cụ thể về thu phí bảo đảm hàng hải:
a) Tàu thuyền vào, rời khu vực hàng hải lấy nhiên liệu, thực phẩm, nước ngọt, thay đổi thuyền viên, sửa chữa, phá dỡ hoặc chạy thử sau khi sửa chữa, đóng mới mà không xếp, dỡ hàng hóa, không đón, trả khách áp dụng mức thu bằng 70% mức thu quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Tàu thuyền (trừ tàu thuyền chở khách) vào, rời một khu vực hàng hải nhiều hơn 3 chuyến/1 tàu/1 tháng thì từ chuyến thứ 4 trở đi của tàu này trong tháng áp dụng mức thu bằng 80% mức thu quy định tại khoản 1 Điều này;
c) Tổ chức, cá nhân có tàu thuyền chở khách vào, rời khu vực hàng hải áp dụng mức thu phí bảo đảm hàng hải như sau:
- Tàu thuyền có tổng dung tích dưới 300 GT vào, rời khu vực hàng hải nhiều hơn 4 chuyến/1 tháng/1 khu vực hàng hải thì từ chuyến thứ 5 trở đi trong tháng thu bằng 70% mức thu quy định tại khoản 1 Điều này;
- Tàu thuyền có tổng dung tích từ 300 GT đến dưới 1.500 GT vào, rời khu vực hàng hải nhiều hơn 3 chuyến/1 tháng/1 khu vực hàng hải thì từ chuyến thứ 4 trở đi trong tháng thu bằng 60% mức thu quy định tại khoản 1 Điều này;
- Tàu thuyền có tổng dung tích từ 1.500 GT đến dưới 50.000 GT vào, rời khu vực hàng hải nhiều hơn 2 chuyến/1 tháng/1 khu vực hàng hải thì từ chuyến thứ 3 trở đi trong tháng thu bằng 50% mức thu quy định tại khoản 1 Điều này;
- Tàu thuyền có tổng dung tích từ 50.000 GT trở lên vào, rời khu vực hàng hải áp dụng mức thu bằng 30% mức thu quy định tại khoản 1 Điều này.
d) Tàu thuyền chuyển tải dầu tại vịnh Vân Phong - Khánh Hòa áp dụng mức thu bằng 50% mức thu quy định tại khoản 1 Điều này; mức thu này được áp dụng đến hết ngày 31/12/2020;
Bổ sung
đ) Tàu thuyền chở công-ten-nơ xuất, nhập khẩu, trung chuyển vào, rời các bến cảng trên sông Cái Mép - Thị Vải từ 50.000 GT trở lên được áp dụng mức thu bằng 60% mức thu quy định tại khoản 1 Điều này; mức thu này áp dụng đến hết ngày 31/12/2020;
Bổ sung
e) Tàu thuyền đang hành trình trên biển phải xin vào cảng biển vì mục đích tránh bão khẩn cấp mà không xếp dỡ hàng hóa, không đón, trả khách được áp dụng mức thu bằng 50% mức thu quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Những trường hợp sau đây không phải nộp phí bảo đảm hàng hải:
Điều 9. Phí sử dụng vị trí neo, đậu tại khu nước, vùng nước
1. Đối với tàu thuyền:
a) Tàu thuyền neo đậu tại khu nước, vùng nước, trong thời gian 30 ngày (720 giờ) đầu áp dụng mức thu: 0,0005 USD/GT/giờ;
b) Tàu thuyền neo đậu tại khu nước, vùng nước, từ ngày 31 (giờ thứ 721) trở đi áp dụng mức thu: 0,0003 USD/GT/giờ;
c) Tàu thuyền neo đậu tại nhiều vị trí trong khu nước, vùng nước thuộc khu vực hàng hải của một cảng biển thì tính bằng tổng thời gian thực tế neo đậu tại từng vị trí;
d) Tổ chức, cá nhân có tàu thuyền chở khách vào, rời khu vực hàng hải tối thiểu 4 chuyến/1 tháng/1 khu vực hàng hải áp dụng mức thu bằng 50% mức thu quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều này đối với các tàu thuyền chở khách của tổ chức, cá nhân trong tháng đó;
đ) Tổ chức, cá nhân có tàu thuyền chở khách có tổng dung tích từ 50.000 GT trở lên vào, rời khu vực hàng hải áp dụng mức thu bằng 40% mức thu quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều này;
e) Tàu thuyền chuyển tải dầu tại vịnh Vân Phong - Khánh Hòa áp dụng mức thu bằng 50% mức thu quy định tại các điểm a, b, c khoản 1 Điều này; mức thu này được áp dụng đến hết ngày 31/12/2020;
Bổ sung
g) Tàu thuyền vào, rời khu vực hàng hải để sửa chữa, phá dỡ hoặc chạy thử mà không xếp, dỡ hàng hóa, không đón, trả khách áp dụng mức thu bằng 70% mức thu quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
h) Tàu thuyền trong các trường hợp sau không phải nộp phí sử dụng vị trí neo, đậu:
- Chờ thủy triều ở vùng nước cảng trước khi cập cảng;
- Chờ trời sáng theo lệnh của cảng vụ hàng hải do quy định hạn chế chạy đêm;
- Tránh bão, tránh thời tiết xấu không đảm bảo an toàn cho hành trình của tàu hoặc cấp cứu bệnh nhân hoặc bàn giao người cứu được trên biển mà không xếp dỡ hàng hóa, không đón, trả khách theo xác nhận của cảng vụ hàng hải;
- Tàu thuyền tham gia tìm kiếm cứu nạn, phòng chống lụt bão, thiên tai theo lệnh điều động hoặc được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền kể từ thời điểm được huy động tham gia vụ việc cho đến khi kết thúc vụ việc.
2. Đối với hàng hóa:
a) Hàng hóa sang mạn tại khu nước, vùng nước để vận chuyển tới các khu vực hàng hải khác phải nộp phí sử dụng vị trí neo, đậu như sau:
- Hàng hóa thông thường: 0,07 USD/tấn;
- Xe bảo ôn, xe xích, gầu ngoạm, xe lăn đường, xe nâng hàng, cần cẩu: 2 USD/chiếc;
- Ô tô từ 15 chỗ ngồi trở xuống, xe có trọng tải từ 2,5 tấn trở xuống: 0,7 USD/chiếc;
- Các ô tô khác ngoài các loại đã quy định trên: 1,3 USD/chiếc.
b) Trường hợp hàng hóa sang mạn để vận chuyển tới cầu cảng trong cùng một khu vực hàng hải không phải nộp phí sử dụng vị trí neo, đậu;
c) Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam tại vịnh Vân Phong áp dụng mức thu phí sử dụng vị trí neo, đậu bằng 20% mức thu quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
d) Hàng hóa trung chuyển tại vịnh Vân Phong không phải nộp phí sử dụng vị trí neo, đậu.
Điều 10. Phí xác nhận kháng nghị hàng hải
Tàu thuyền hoạt động hàng hải quốc tế khi thực hiện thủ tục trình kháng nghị hàng hải phải nộp phí xác nhận kháng nghị hàng hải: 50 USD/lần.
Điều 11. Lệ phí ra, vào cảng biển
1. Tàu thuyền vào, rời khu vực hàng hải, cảng chuyên dùng, cảng dầu khí ngoài khơi; tàu thuyền nước ngoài hoạt động tại vùng biển Việt Nam không thuộc vùng nước cảng biển phải nộp lệ phí ra, vào cảng biển như sau:

TT

Loại phương tiện

Mức thu
(USD/1 lượt)

1

Tàu thuyền có tổng dung tích nhỏ hơn 100 GT

5

2

Tàu thuyền có tổng dung tích từ 100 GT đến dưới 500 GT

10

3

Tàu thuyền có tổng dung tích t500 GT đến 1.000 GT

25

4

Tàu thuyền có tổng dung tích trên 1.000 GT

50

Người nộp lệ phí được nộp một lần cho cả chuyến (gồm 01 lượt vào và 01 lượt rời).
2. Tàu thuyền xuất cảnh đi Campuchia qua cửa khẩu Vĩnh Xương - Thường Phước được cảng vụ đường thủy nội địa làm thủ tục cho tàu thuyền tại bến, cảng thủy nội địa trước đó và đã thu phí, lệ phí áp dụng tại bến, cảng thủy nội địa theo hướng dẫn của Bộ Tài chính không phải nộp lệ phí ra, vào cảng biển theo quy định tại Chương II của Thông tư này.
Chương III
BIỂU MỨC THU PHÍ, LỆ PHÍ HÀNG HẢI ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG HÀNG HẢI NỘI ĐỊA
Điều 12. Phí trọng tải tàu, thuyền
1. Mức thu phí trọng tải tàu, thuyền
a) Tàu thuyền vào, rời khu vực hàng hải, cảng chuyên dùng, cảng dầu khí ngoài khơi phải nộp phí trọng tải tàu, thuyền như sau:
- Lượt vào: 250 đồng/GT;
- Lượt rời: 250 đồng/GT.
b) Tàu thuyền hoạt động vận tải trên các tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo mỗi lượt di chuyển từ bờ ra đảo và ngược lại nộp phí trọng tải tàu, thuyền theo mức 500 đồng/GT/lần cập cảng;
c) Tàu thuyền chuyên dùng phục vụ dầu khí, mỗi lượt di chuyển từ khu vực hàng hải đến khu vực thăm dò dầu khí ngoài khơi thuộc khu vực quản lý của một cảng vụ hàng hải nộp phí trọng tải tàu, thuyền như sau:
- Lượt vào: 450 đồng/GT;
- Lượt rời: 450 đồng/GT.
Trường hợp tàu thuyền chuyên dùng phục vụ dầu khí, mỗi lượt di chuyển từ khu vực hàng hải đến khu vực thăm dò dầu khí ngoài khơi thuộc khu vực quản lý của hai cảng vụ hàng hải thì thực hiện thu, nộp phí theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều này.
d) Tàu thuyền cung ứng dịch vụ lai dắt, cung ứng nhiên liệu, thực phẩm trong một khu vực hàng hải: mức thu 100 đồng/GT/ngày thực tế hoạt động; việc thu, nộp phí trọng tải tàu, thuyền có thể thực hiện thu theo tháng căn cứ mức thu này. Trường hợp tàu thuyền không hoạt động, chủ tàu cung cấp hồ sơ, tài liệu chứng minh gửi cảng vụ hàng hải xác nhận để làm căn cứ không thu phí trong những ngày tàu không hoạt động.
nhayNhằm hỗ trợ khó khăn cho hoạt động kinh doanh vận tải, phí trọng tải tàu, thuyền đối với hoạt động hàng hải nội địa tại khoản 1 Điều 12 Chương III Thông tư số 261/2016/TT-BTC được áp dụng theo quy định tại điểm 1 khoản 1 Điều 1 Thông tư số 59/2022/TT-BTC kể từ ngày 01/10/2022 đến hết ngày 31/12/2022nhay
2. Các quy định cụ thể thu phí trọng tải tàu, thuyền:
a) Tàu thuyền (trừ tàu thuyền chở khách và tàu thuyền thuộc đối tượng quy định tại điểm d khoản 1 Điều này) vào, rời một khu vực hàng hải nhiều hơn 3 chuyến/1 tàu/1 tháng thì từ chuyến thứ 4 trở đi của tàu này trong tháng áp dụng mức thu bằng 60% mức thu quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Tàu thuyền vào, rời khu vực hàng hải lấy nhiên liệu, thực phẩm, nước ngọt, thay đổi thuyền viên, sửa chữa, phá dỡ hoặc chạy thử sau khi sửa chữa, đóng mới mà không xếp, dỡ hàng hóa, không đón, trả khách áp dụng mức thu bằng 70% mức thu quy định tại khoản 1 Điều này;
c) Tổ chức, cá nhân có tàu thuyền chở khách vào, rời khu vực hàng hải áp dụng mức thu phí trọng tải tàu, thuyền như sau:
- Tàu thuyền có tổng dung tích dưới 500 GT vào, rời khu vực hàng hải nhiều hơn 4 chuyến/1 tháng/1 khu vực hàng hải thì từ chuyến thứ 5 trở đi trong tháng thu bằng 70% mức thu quy định tại khoản 1 Điều này;
- Tàu thuyền có tổng dung tích từ 500 GT đến dưới 1.500 GT vào, rời khu vực hàng hải nhiều hơn 3 chuyến/1 tháng/1 khu vực hàng hải thì từ chuyến thứ 4 trở đi trong tháng thu bằng 60% mức thu quy định tại khoản 1 Điều này;
- Tàu thuyền có tổng dung tích từ 1.500 GT trở lên vào, rời khu vực hàng hải nhiều hơn 2 chuyến/1 tháng/1 khu vực hàng hải thì từ chuyến thứ 3 trở đi trong tháng thu bằng 50% mức thu quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Những trường hợp sau đây không phải nộp phí trọng tải tàu, thuyền:
Điều 13. Phí bảo đảm hàng hải
1. Mức thu phí bảo đảm hàng hải:
Tàu thuyền vào, rời khu vực hàng hải, cảng chuyên dùng, cảng dầu khí ngoài khơi phải nộp phí bảo đảm hàng hải như sau:
a) Tàu thuyền có tổng dung tích dưới 2.000 GT:
- Lượt vào: 300 đồng/GT;
- Lượt rời: 300 đồng/GT.
b) Tàu thuyền có tổng dung tích từ 2.000 GT trở lên:
- Lượt vào: 600 đồng/GT;
- Lượt rời: 600 đồng/GT.
c) Tàu thuyền hoạt động vận tải trên các tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo, mỗi lượt di chuyển từ bờ ra đảo và ngược lại nộp phí bảo đảm hàng hải theo mức 550 đồng/GT/lần cập cảng;
d) Tàu thuyền chuyên dùng phục vụ dầu khí, mỗi chu trình di chuyển từ khu vực hàng hải tới khu vực thăm dò dầu khí ngoài khơi thuộc khu vực quản lý của một cảng vụ hàng hải nộp phí bảo đảm hàng hải như sau:
- Lượt vào: 950 đồng/GT;
- Lượt rời: 950 đồng/GT.
Trường hợp tàu thuyền chuyên dùng phục vụ dầu khí, mỗi lượt di chuyển từ khu vực hàng hải đến khu vực thăm dò dầu khí ngoài khơi thuộc khu vực quản lý của hai cảng vụ hàng hải thì thực hiện thu, nộp phí theo quy định, tại điểm a, điểm b Khoản 1 Điều này.
nhayNhằm hỗ trợ khó khăn cho hoạt động kinh doanh vận tải, phí bảo đảm hàng hải đối với hoạt động hàng hải nội địa tại khoản 1 Điều 13 Chương III Thông tư số 261/2016/TT-BTC được áp dụng theo quy định tại điểm 1 khoản 1 Điều 1 Thông tư số 59/2022/TT-BTC kể từ ngày 01/10/2022 đến hết ngày 31/12/2022nhay
2. Các quy định về thu phí bảo đảm hàng hải
a) Tàu thuyền (trừ tàu thuyền chở khách) vào, rời một khu vực hàng hải nhiều hơn 3 chuyến/1 tàu/1 tháng thì từ chuyến thứ 4 trở đi của tàu này trong tháng áp dụng mức thu bằng 80% mức thu quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Tàu thuyền vào, rời khu vực hàng hải lấy nhiên liệu, thực phẩm, nước ngọt, thay đổi thuyền viên, sửa chữa, phá dỡ hoặc chạy thử sau khi sửa chữa, đóng mới mà không xếp, dỡ hàng hóa, không đón, trả khách áp dụng mức thu bằng 70% mức thu quy định tại khoản 1 Điều này;
c) Tổ chức, cá nhân có tàu thuyền chở khách vào, rời khu vực hàng hải áp dụng mức thu phí bảo đảm hàng hải như sau:
- Tàu thuyền có tổng dung tích dưới 500 GT vào, rời khu vực hàng hải tối thiểu 4 chuyến/1 tháng/1 khu vực hàng hải thì từ chuyến thứ 5 trở đi trong tháng thu bằng 70% mức thu quy định tại khoản 1 Điều này;
- Tàu thuyền có tổng dung tích từ 500 GT đến dưới 1.500 GT vào, rời khu vực hàng hải tối thiểu 3 chuyến/1 tháng/1 khu vực hàng hải thì từ chuyến thứ 4 trở đi trong tháng thu bằng 60% mức thu quy định tại khoản 1 Điều này;
- Tàu thuyền có tổng dung tích từ 1.500 GT trở lên vào, rời khu vực hàng hải tối thiểu 2 chuyến/1 tháng/1 khu vực hàng hải thì từ chuyến thứ 3 trở đi trong tháng thu bằng 50% mức thu quy định tại khoản 1 Điều này;
d) Tàu thuyền đang hành trình trên biển phải xin vào cảng biển vì mục đích tránh bão khẩn cấp mà không xếp dỡ hàng hóa, không đón, trả khách được áp dụng mức thu bằng 50% mức thu quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Những trường hợp sau đây không phải nộp phí bảo đảm hàng hải:
Điều 14. Phí sử dụng vị trí neo, đậu tại khu nước, vùng nước
1. Tàu thuyền neo đậu tại khu nước, vùng nước phải nộp phí sử dụng vị trí neo, đậu theo mức thu 5 đồng/GT/giờ.
2. Tổ chức, cá nhân có tàu thuyền chở khách vào, rời khu vực hàng hải tối thiểu 4 chuyến/1 tháng/1 khu vực hàng hải áp dụng mức thu bằng 50% mức thu quy định tại khoản 1 Điều này đối với các tàu thuyền chở khách của tổ chức, cá nhân trong tháng đó.
3. Tàu thuyền neo chờ theo quy định của Bộ Giao thông vận tải, áp dụng mức thu dưới đây:
a) Tổng dung tích của tàu dưới 100.000 GT: 10 đồng/GT/ngày;
b) Tổng dung tích của tàu từ 100.000 GT trở lên: 8 đồng/GT/ngày.
4. Tàu thuyền neo đậu tại khu nước, vùng nước để sửa chữa, phá dỡ hoặc chạy thử mà không xếp, dỡ hàng hóa, không đón, trả khách áp dụng mức thu bằng 70% mức thu quy định tại khoản 1 Điều này.
5. Tàu thuyền neo đậu tại nhiều vị trí trong khu nước, vùng nước thuộc khu vực hàng hải của một cảng biển thì tính bằng tổng thời gian thực tế neo đậu tại từng vị trí.
6. Tàu thuyền trong các trường hợp sau không phải nộp phí sử dụng vị trí neo, đậu:
- Chờ thủy triều ở vùng nước cảng trước khi cập cảng;
- Chờ trời sáng theo lệnh của cảng vụ hàng hải do quy định hạn chế chạy đêm;
- Tránh bão, tránh thời tiết xấu không đảm bảo an toàn cho hành trình của tàu, cấp cứu bệnh nhân hoặc bàn giao người cứu được trên biển mà không xếp dỡ hàng hóa, không đón, trả khách theo xác nhận của cảng vụ hàng hải;
- Tàu thuyền tham gia tìm kiếm cứu nạn, phòng chống lụt bão, thiên tai theo lệnh điều động hoặc được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền kể từ thời điểm được huy động tham gia vụ việc cho đến khi kết thúc vụ việc.
Bổ sung
Điều 15. Phí xác nhận kháng nghị hàng hải
Tàu thuyền hoạt động hàng hải nội địa khi thực hiện thủ tục trình kháng nghị hàng hải phải nộp phí xác nhận kháng nghị hàng hải: 200.000 đồng/lần.
Điều 16. Lệ phí ra, vào cảng biển
Tàu thuyền vào, rời khu vực hàng hải, cảng chuyên dùng, cảng dầu khí ngoài khơi phải nộp lệ phí ra, vào cảng biển như sau:

TT

Loại phương tiện

Mức thu (đồng/1 lượt)

1

Tàu thuyền có tổng dung tích dưới 200 GT

15.000

2

Tàu thuyền có tổng dung tích từ 200 GT đến dưới 1.000 GT

25.000

3

Tàu thuyền có tổng dung tích từ 1.000 GT đến 5.000 GT

50.000

4

Tàu thuyền có tổng dung tích trên 5.000 GT

100.000

Người nộp lệ phí được nộp một lần cho cả chuyến (gồm 01 lượt vào và 01 lượt rời).
nhayNhằm hỗ trợ khó khăn cho hoạt động kinh doanh vận tải, lệ phí ra, vào cảng biển đối với hoạt động hàng hải nội địa tại Điều 16 Chương III Thông tư số 261/2016/TT-BTC được áp dụng theo quy định tại điểm 1 khoản 1 Điều 1 Thông tư số 59/2022/TT-BTC kể từ ngày 01/10/2022 đến hết ngày 31/12/2022nhay
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 17. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 1 năm 2017; thay thế Thông tư số 01/2016/TT-BTC ngày 05 tháng 01 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về phí, lệ phí hàng hải và biểu mức thu phí, lệ phí hàng hải.
2. Kể từ ngày 01/07/2017, các thuật ngữ quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 2 Thông tư này được thực hiện theo quy định tại Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 25 tháng 11 năm 2015.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các cơ quan, đơn vị có liên quan phản ánh về Bộ Tài chính để xem xét, giải quyết.

 Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;
- Sở Tài chính, KBNN, Sở GTVT các tỉnh, TP trực thuộc TƯ;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Cục thuế, KBNN các tỉnh, TP;
- Cục Hàng hải Việt Nam;
- Công báo;
- Cổng TTĐT Chính phủ;
- Cổng TTĐT Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, Cục TCDN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trần Văn Hiếu

PHỤ LỤC

DANH MỤC KHU VỰC HÀNG HẢI TRONG KHU VỰC QUẢN LÝ CỦA CẢNG VỤ HÀNG HẢI
(Ban hành kèm theo Thông tư s261/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính)

TT

Tên cảng vụ

Khu vực hàng hải

1

Cảng vụ hàng hải Quảng Ninh

Gm 5 khu vực hàng hải: Khu vực Vạn Gia, Hải Hà; khu vực Mũi Chùa; khu vực Cẩm Phả, Cửa Đối; khu vực Hòn Gai và khu vực Yên Hưng

2

Cảng vụ hàng hải Hải Phòng

Gm 02 khu vực: Khu vực đảo Bạch Long Vỹ và khu vực Hải Phòng.

3

Cảng vụ hàng hải Thái Bình

Gồm 01 khu vực hàng hải

4

Cảng vụ hàng hải Nam Định

Gồm 01 khu vực hàng hải

5

Cảng vụ hàng hải Thanh Hóa

Gồm 01 khu vực hàng hải

6

Cảng vụ hàng hải Nghệ An

Gồm 01 khu vực hàng hải

7

Cảng vụ hàng hải Hà Tĩnh

Gồm 02 khu vực hàng hải: Khu vực Vũng Áng và khu vực Xuân Hải

8

Cảng vụ hàng hải Quảng Bình

Gồm 02 khu vực hàng hải: Khu vực Hòn La, khu vực Cửa Gianh

9

Cảng vụ hàng hải Quảng Trị

Gồm 01 khu vực hàng hải

10

Cảng vụ hàng hải Thừa Thiên Huế

Gồm 02 khu vực hàng hải: Khu vực Thuận An và khu vực Chân Mây

11

Cảng vụ hàng hải Đà Nng

Gồm 01 khu vực hàng hải

12

Cảng vụ hàng hải Quảng Nam

Gồm 01 khu vực hàng hải

13

Cảng vụ hàng hải Quảng Ngãi

Gồm 03 khu vực hàng hải: Khu vực đảo Lý Sơn, khu vực Sa Kỳ và khu vực Dung Quất

14

Cảng vụ hàng hải Quy Nhơn

Gồm 02 khu vực hàng hải: Khu vực Quy Nhơn và Khu vực Vũng Rô

15

Cảng vụ hàng hải Nha Trang

Gồm 07 khu vực hàng hải: Khu vực Nha Trang, khu vực Ba Ngòi, khu vực Vịnh Vân Phong, khu vực Đảo Yến, khu vực Ninh Chữ, khu vực Trường Sa và khu vc Cà Ná

16

Cảng vụ hàng hải Bình Thuận

Gồm 05 khu vực hàng hải: Khu vực Vĩnh Tân, khu vực Hòa Phú, khu vực Phan Thiết, khu vực Phú Quý và khu vực dầu khí ngoài khơi được giao cho Cảng vụ hàng hải Bình Thuận quản lý

17

Cảng vụ hàng hải Vũng Tàu

Gồm 03 khu vực hàng hải: Khu vực Vũng Tàu (gồm khu vực sông Thị Vải-Cái Mép; sông Dinh, vịnh Gành rái-khu neo đậu Vũng Tàu); khu vực Côn Đảo và khu vực du khí ngoài khơi được giao cho Cảng vụ hàng hải Vũng Tàu quản lý

18

Cảng vụ hàng hải Đng Nai

Gồm 2 khu vực hàng hải: Khu vực Thị Vải và khu vực hàng hải còn lại do Cảng vụ hàng hải Đồng Nai quản lý

19

Cảng vụ hàng hải Thành phố H Chí Minh

Gồm 02 khu vực hàng hải: Khu vực Gò Gia và khu vực Thành phố Hồ Chí Minh

20

Cảng vụ hàng hải Mỹ Tho

Gồm 04 khu vực hàng hải: Khu vực Tiền Giang, khu vực Vĩnh Long, khu vực Bến Tre và khu vực Long An

21

Cảng vụ hàng hải Đng Tháp

Gồm 01 khu vực hàng hải

22

Cảng vụ hàng hải An Giang

Gồm 01 Khu vực hàng hải

23

Cảng vụ hàng hải Cn Thơ

Gồm 02 khu vực hàng hải: Khu vực Trà Vinh và khu vc Cần Thơ

24

Cảng vụ hàng hải Kiên Giang

Gồm 05 khu vực hàng hải: Khu vực Hòn Chông, khu vực Hà Tiên, khu vực Phú Quốc, khu vực Rạch Giá và khu vc Nam Du

25

Cảng vụ hàng hải Cà Mau

Gồm 02 khu vực hàng hải: Khu vực Năm Căn và khu vực cảng dầu khí ngoài khơi mỏ Sông Đốc

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF FINANCE

Circular No. 261/2016/TT-BTC datedNovember 14, 2016 of the Ministry of Financeproviding for maritime fees, charges and schedule of collection rates of maritime fees and charges

Pursuant to the Law on State Budget dated June 25, 2015;

Pursuant to the Law on Fees and Charges dated November 25, 2015;

Pursuant to the Government’s Decree No. 120/2016/ND-CP dated August 23, 2016 specifying and providing guidance on implementation of certain Articles of the Law on Fees and Charges;

Pursuant to the Government s Decree No. 215/2013/ND-CP dated December 23, 2013 defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Finance;

At the request of the Director of Corporate Finance Agency,

The Minister of Finance hereby introduces the Circular that deals with maritime fees, charges and schedule of collection rates of maritime fees and charges.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of adjustment and subjects of application

1. Scope of application: This Circular deals with subject matters, payers, payees, bases for and principles of determining amount and schedule of collection rates of, maritime fees and charges.

Maritime fees and charges prescribed by this Circular include tonnage fee, maritime safety assurance charge, fee for anchoring or berthing at waterside restricted areas or zones, fee for attestation of sea protest and charge for entering or leaving seaports.

2. Subject of application: This Circular applies to persons, entities and state authorities involved in collection and payment of maritime fees and charges.

Article 2. Definition

For the purposes of this Circular, terms used herein shall be construed as follows:

1.Craftincludes sea-going vessels, military ships, public vessels, fishing ships, inland watercraft, hydroplanes and other water transport equipment.

2.Gross tonnage (GT)refers to the maximum total capacity of craft certified by the register authority in accordance with laws and regulations.

3.Waterside restricted areas or zonesencompass pilot embarkation and disembarkation areas, quarantine areas, turning basins, transshipment zones and storm shelters within seaport waters.

4.Navigation arearefers to the enclosed waters limit that falls within a port authority s area of responsibility. One seaport or harbor may have one or more navigation areas. The list of navigation areas is compiled in the Appendix to this Circular.

5.Ship-to-ship transfer cargorefers to cargoes loaded or unloaded by seagoing ships positioned alongside each other, including empty containers.

6.Exporting goodrefers to goods of which place of delivery (origin) is located within Vietnam and place of receipt (destination) is located abroad.

7.Importing good refers togoods of which place of delivery (origin) is located abroad and place of receipt (destination) is located within Vietnam.

8.Good in transitrefers to goods of which both place of delivery (origin) and place of receipt (destination) are located outside of Vietnam, and which are directly delivered or called at Vietnam’s seaports or received in warehouses or storage facilities before further transportation.

9.Transshipment goodrefers to goods moved from abroad to a seaport in Vietnam and temporarily stored at a transshipment area within that seaport in a specified time before being loaded onboard another ship to move across Vietnam’s borders.

10.Special-purpose craftincludes vessels used in oil and gas exploration and production activities (oil and gas service vessels), construction of marine facilities, maritime safety assurance, training, scientific research and public service activities.

11.Lash vessel(Lighter Aboard Ship) refers to a dedicated vessel designed to load Lash barges for transportation of goods which are capable of operating on rivers or at sea.

12.Lash bargerefers to a dedicated barge designed to carry dry bulk cargoes and having capability of operating in hinterland waters or areas where technical conditions of channels are limited.

13.Shipperrefers to a person using vessels of his/her own or those owned by other persons to carry goods and passengers.

14.One-way movement, which is counted as 01, refers to any craft entering or leaving a maritime zone within the scope of subject matters that require submission of a notice to a port authority having jurisdiction over this maritime zone in order to serve their managerial demands in accordance with laws and regulations.

15.Two-way movement, which is counted as 01, refers to 01 one-way movement of any craft to and 01 one-way movement of any craft from a maritime zone.

16.Water transport route from a mainland shore to an islandrefers to any route of waterway transport from a mainland shore to an island in Vietnam’s territorial waters which is listed by the Ministry of Transport.

17.Vietnam’s seaport zonesare classified into 03 zones:

a) Zone I: Seaports located at latitude of 20 degrees North and running northward;

b) Zone II: Seaports running through longitude of 11.5 degrees North and below 20 degrees North;

c) Zone III: Seaports located at latitude of 11.5 degrees North and running southward.

Article 3. Subject matters and non-subject matters of maritime fees and charges

1. Subject matters of maritime fees and charges referred to in the schedule of collection rates of fees and charges for international marine operations encompass:

a) Outbound, inbound and transit craft entering and leaving maritime zones; foreign-flag vessels operating within Vietnam s territorial waters outside of port or harbor waters;

b) Craft involved in transportation of exporting, importing goods, transshipment goods, goods in transit at maritime zones;

c) Craft carrying passengers from Vietnam to abroad or from abroad to Vietnam; special-purpose craft operating on international routes that enter or leave maritime zones;

d) Exporting, importing goods, in-transit and transshipment goods which are loaded, unloaded, handled, stored, berthed or anchored at maritime zones.

2. Subject matters of maritime fees and charges referred to in the schedule of collection rates of fees and charges for domestic marine operations encompass:

a) Vessels involved in domestic marine operations that enter or leave maritime zones;

b) Goods or passengers carrying vessels involved in domestic marine operations that enter or leave maritime zones;

c) Vessels operating on routes of waterway transport from a mainland shore to an island;

d) Special-purpose vessels used in oil and gas operations at offshore oil ports or ports specially designed for oil and gas operations within a port authority’s area of responsibility;

dd) Vessels of armed forces, customs authorities and port authorities, and those specially designed for search and rescue operations occurring within Vietnam while on official duty which are not subject to payment of maritime fees and charges; If involved in commercial transactions in Vietnam, they are subject to payment of maritime fees and charges as provided by Chapter III hereof.

3. Inland waterway transport units, and transport equipment bearing VR-SB class notations of less than 500 GT (except for those that operate on routes of waterway transport from a mainland shore to an island) that enter or leave maritime zones, shall not be subject to this Circular with respect to collection of maritime fees and charges, but subject to fees and charges as well as collection rates under regulations adopted by the Ministry of Finance on fees and charges applied at inland waterway ports or terminals. Port authorities must consult guidance provided by the Ministry of Finance on collection rates, policies on collection and payment, and management and utilization of fees and charges applied at inland waterway ports or terminals in order to undertake implementation of this Circular.

4. Vessels entering or leaving maritime zones which do not require submission of any notice to a port authority in accordance with laws and regulations shall not be subject to payment of maritime fees and charges.

Article 4. Payers of maritime fees and charges

1. With respect to vessels, payers are vessel owners, shippers or persons authorized to pay maritime fees and charges.

2. With respect to goods and passengers, payers are shippers or persons authorized to pay maritime fees and charges.

Article 5. Payees of maritime fees and charges

Payees of maritime fees and charges are port authorities. Port authorities shall be responsible for collecting fees and charges of the following types:

1. Vessel tonnage fee;

2. Maritime safety assurance fee collected at public and special-purpose navigable channels;

3. Fee for anchoring or berthing at waterside restricted areas or zones;

4. Sea protest attestation fee;

5. Seaport entering or leaving charge.

Article 6. Bases for and principles of determining maritime fee and charge amount

1. Gross tonnage (GT) is one of the basic units used for calculation of maritime fees and charges in the following cases:

a) As regards liquid cargo tankers, tonnage for calculation of maritime fees and charges is equal to 85% of the maximum gross tonnage certified by a class society (irrespective of whether these tankers have separate ballast tanks) or equal to 85% of the gross tonnage subject to conversion prescribed in Point c Clause 1 of this Article with respect to any vessel of which GT is not specified.

b) As regards passenger vessels, tonnage for calculation of maritime fees and charges is equal to 50% of the maximum gross tonnage certified by a class society or equal to 50% of the gross tonnage subject to conversion prescribed in Point c Clause 1 of this Article with respect to any vessel of which GT is not specified.

c) With respect to vessels of which GT is not specified, the gross tonnage is converted as follows:

- With respect to self-propelled sea-going vessels and inland waterway transport units, 1.5 deadweight tons (DWT) is treated as 01 GT;

- With respect to barges, 01 gross deadweight ton (DWT) is equal to 01 GT;

- With respect to tugboats, passenger vessels (including hydroplanes) and floating cranes, 01 horse power (HP, CV) is equal to 0.5 GT; 01 KW is equal to 0.7 GT; 01 ton of lifting capacity of a crane aboard a vessel is converted to approximate 0.6 GT;

- With respect to passenger vessels of which engine capacity is not specified, 01 seat for a passenger is equal to 0.67 GT; 01 bed is equal to 04 GT;

- With respect to a convoy consisting of a towboat, push boat or side-by-side tugboat, the gross tonnage is converted to that of the whole convoy formed by a barge, towboat or push boat.

With respect to conversion prescribed in Point c Clause 1 of this Article, the conversion method by which the highest gross tonnage value is obtained can be used.

2. Unit of measure for engine capacity: The main engine capacity is calculated in HP, CV or KW; the fractional part of a number less than 01 HP or 01 KW is rounded to 01 HP, 01 CV or 01KW.

3. Unit of measurement of time:

a) With respect to unit of measurement for time expressed in days, 01 day is calculated as 24 hours; the fractional part of a day number less than 12 hours is counted as 1/2 day while that greater than 12 hours is counted as 01 day;

b) With respect to unit of measure for time expressed in hours, 01 hour is counted as 60 minutes; the fractional part of a time number less than 30 minutes is counted as 1/2 hour while that greater than 30 minutes is counted as 01 hour.

c) With respect to unit of measure for time expressed in solar calendar months, 01 month starts from 0h00’ of its first day and ends at 24h00’ of its last day.

4. Unit of measure for tare weight of goods is ton or cubic meter (m3); the fractional part of a tare weight number less than 0.5 ton or 0.5 m3is discarded while that greater than 0.5 ton or 0.5 m3is rounded to 01 ton or 01 m3. In a single bill of lading, the minimum tare weight for calculation of maritime fees and charges is 01 ton or 01 m3. With respect to cargos of which each ton occupies at least 02 m3, every 02 cubic meters are converted into 01 ton.

5. Currency unit for collection and payment of maritime fees and charges:

a) As regards international maritime operations, the currency unit designated for collection of maritime fees and charges is U.S. dollar (USD) or Viet Nam dong (VND);

b) As regards maritime cabotage operations, the currency unit designated for collection of maritime fees and charges is Viet Nam dong (VND);

c) Conversion from U.S. dollar into Viet Nam dong is performed at the rate of USD buying with a money transfer service quoted by the head office of the Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam (Vietcombank) at the date of payment of maritime fees and charges. Where such maritime fees and charges are paid in on rest days or public holidays, or ahead of the initial quote of that rate within a trade day, the latest rate quoted on the last business day shall be applied.

6. Provisions on payment of maritime fees and charges:

a) Payers of maritime fees and charges must fully discharge their obligations to submit and pay amounts of maritime fees and charges before their vessels are permitted by a port authority to leave maritime zones;

b) From July 1, 2017, in certain particular cases, payers of maritime fees and charges must enter into a commitment or provide appropriate security in case of late payment made within 5 business days from the date of grant of permission to leave a port. The Director of a port authority shall be responsible for recovering amounts of maritime fees and charges from the State Budget.

7. Where a vessel loads and discharges importing or exporting freight at multiple maritime zones, together with loading or discharging domestic freight, these are considered international maritime operations and refer to the schedule of collection rates of maritime fees and charges for international maritime operations to calculate each entering or leaving movement to a port. In particular, the weight of freight transported through maritime cabotage operations shall not be subject to collection of anchoring or berthing fees charged for such freight.

8. If there are different collection rates of maritime fees and charges for each entering or leaving movement of a vessel, the minimum collection rate shall be equivalently applied to one entering or leaving movement.

9. Craft (except for vessels referred to in Point d Clause 1 Article 12 hereof) operating within a maritime zone in or from which procedures for their entrance or departure were implemented in the previous time shall only be subject to one-time payment of tonnage fee, maritime safety assurance fee and charge for entering or leaving in or from a seaport.

Chapter II

SCHEDULE OF COLLECTION RATES OF MARITIME FEES AND CHARGES FOR INTERNATIONAL MARITIME OPERATIONS

Article 7. Tonnage fee

1. Collection rate of tonnage fee

Vessels entering or leaving a maritime zone, dedicated port, offshore oil port; those operating within Vietnam’s territorial waters which are not covered by seaport waters shall be subject to payment of tonnage fee at the following rates:

Vessel type

Collection rate

A. Craft (except Lash):

- Entrance:

- Departure:

 

0.034 USD/GT

0.034 USD/GT

B. Lash vessel:

 

- Mother vessel:

 

Entrance:

0.017 USD/GT

Departure:

0.017 USD/GT

Lash barge (only collecting tonnage fee when it leaves the mother vessel for another maritime zone other than the one where the mother vessel is anchored, or arrives from the maritime zone other than the one where the mother vessel is anchored to load goods onboard the mother vessel)

 

Entrance:

0.017 USD/GT

Departure:

0.017 USD/GT

2. Specific provisions on collection of tonnage fee:

a) Vessels entering or leaving a maritime zone to receive fuel, food, fresh water or substitute crew members, or carry out activities like repair, demolition or shakedown after complete repair or construction, without loading, unloading goods, or picking up or dropping off passengers, shall be subject to payment of tonnage fee at the rate equal to 70% of the collection rate specified in Clause 1 of this Article;

b) If a vessel (except the passenger vessel) has made more than 3 two-way movements/vessel/month upon entering or leaving a maritime zone, the 4thor more two-way movement made by this vessel within a month shall be subject to payment of tonnage fee at the rate equal to 60% of the collection rate specified in Clause 1 of this Article;

c) Persons or entities operating vessels moving passengers in or from a maritime zone shall apply the collection rates of tonnage fee as follows:

- If a vessel of less than 300 GT has made more than 4 two-way movements/vessel/month upon entering or leaving a maritime zone, the 5thor more two-way movement made by this vessel within a month shall be subject to payment of tonnage fee at the rate equal to 70% of the collection rate specified in Clause 1 of this Article;

- If a vessel from 300 GT to less than 1,500 GT has made more than 3 two-way movements/vessel/month upon entering or leaving a maritime zone, the 4thor more two-way movement made by this vessel within a month shall be subject to payment of tonnage fee at the rate equal to 60% of the collection rate specified in Clause 1 of this Article;

- If a vessel from 1,500 GT to less than 50,000 GT has made more than 2 two-way movements/vessel/month upon entering or leaving a maritime zone, the 3rdor more two-way movement made by this vessel within a month shall be subject to payment of tonnage fee at the rate equal to 50% of the collection rate specified in Clause 1 of this Article;

- A vessel of at least 50,000 GT entering or leaving a maritime zone shall be subject to payment of tonnage fee at the rate equal to 40% of the collection rate specified in Clause 1 of this Article.

d) Tankers transshipping oil at Van Phong – Khanh Hoa bay shall be subject to payment of tonnage fee at the rate equal to 50% of the collection rate specified in Clause 1 of this Article. This collection rate shall be applied till the end of December 31, 2020;

d) Vessels of 50,000 GT carrying export, import or transshipment containers upon entering or leaving ports alongside Cai Mep - Thi Vai river shall be subject to payment of tonnage fee at the rate equal to 60% of the collection rate specified in Clause 1 of this Article. This collection rate shall be applied till the end of December 31, 2020.

3. Exemptions from tonnage fee:

a) Vessels entering or leaving a maritime zone to shelter from storm, bad weather conditions that may risk their safety, or provide medical emergency services to patients or disembark persons rescued at sea, without handling cargoes, picking up or dropping off passengers as verified by a port authority; vessels participating in search and rescue, prevention and control of floods, hurricanes or natural disasters according to the dispatching call or consent from regulatory authorities;

b) Vessels of overseas armed forces arriving in maritime zones to pay an official or courtesy visit to Vietnam at the invitation of its State; vessels carrying foreign youths and teenagers to maritime zones to attend cultural or sports exchanges at the invitation of Ministerial or Ministry-level bodies of Vietnam s Government;

c) Boats or canoes of passenger-carrying mother vessels anchored at waterside restricted areas or zones that transport passengers to or from a port;

d) Lash barges operating within the maritime zone shared by Lash vessels;

dd) Vessels en route for Cambodia;

e) Vessels departing for Cambodia across Vinh Xuong – Thuong Phuoc bordergate that the inland waterway port authority has cleared at the departure inland waterway port or terminal, and for which this authority has already collected applicable fees and charges at the departure inland waterway port or terminal, under the direction of the Ministry of Finance.

Article 8. Marine safety assurance fee

1. Collection rates of maritime safety assurance fee

Vessels entering or leaving a maritime zone, dedicated port, offshore oil port, or en route for Cambodia shall be subject to payment of the maritime safety assurance fee as follows:

Vessel type

Seaport zone I and III

Seaport zone II

A. Craft (except Lash):

- Entrance:

- Departure:

 

0.100 USD/GT

0.100 USD/GT

 

0.058 USD/GT

0.058 USD/GT

B. Lash vessel:

 

 

- Mother vessel:

 

 

Entrance:

0.040 USD/GT

0.025 USD/GT

Departure:

0.040 USD/GT

0.025 USD/GT

- Lash barge

(only collected where it sails away from the mother vessel on navigable channels)

Entrance:

0.040 USD/GT

0.025 USD/GT

Departure:

0.040 USD/GT

0.025 USD/GT

2. Specific provisions on collection of maritime safety assurance fee:

a) Vessels entering or leaving a maritime zone to receive fuel, food, fresh water or substitute crew members, or carry out activities like repair, demolition or shakedown after complete repair or construction, without loading, unloading goods, picking up or dropping off passengers shall be subject to payment of the maritime safety assurance equal to 70% of the collection rate specified in Clause 1 of this Article;

b) If a vessel (except the passenger vessel) has made more than 3 two-way movements/vessel/month upon entering or leaving a maritime zone, the 4thor more two-way movement made by this vessel within a month shall be subject to payment of tonnage fee at the rate equal to 80% of the collection rate specified in Clause 1 of this Article;

c) Persons or entities operating vessels moving passengers in or from a maritime zone shall apply the collection rates of maritime safety assurance fee as follows:

- If a vessel of less than 300 GT has made more than 4 two-way movements/vessel/month upon entering or leaving a maritime zone, the 5thor more two-way movement made by this vessel within a month shall be subject to payment of maritime safety assurance fee at the rate equal to 70% of the collection rate specified in Clause 1 of this Article;

- If a vessel from 300 GT to less than 1,500 GT has made more than 3 two-way movements/vessel/month upon entering or leaving a maritime zone, the 4thor more two-way movement made by this vessel within a month shall be subject to payment of maritime safety assurance fee at the rate equal to 60% of the collection rate specified in Clause 1 of this Article;

- If a vessel from 1,500 GT to less than 50,000 GT has made more than 2 two-way movements/vessel/month upon entering or leaving a maritime zone, the 3rdor more two-way movement made by this vessel within a month shall be subject to payment of maritime safety assurance fee at the rate equal to 50% of the collection rate specified in Clause 1 of this Article;

- A vessel of at least 50,000 GT entering or leaving a maritime zone shall be subject to payment of maritime safety assurance fee at the rate equal to 30% of the collection rate specified in Clause 1 of this Article.

d) Tankers transshipping oil at Van Phong – Khanh Hoa bay shall be subject to payment of maritime safety assurance fee at the rate equal to 50% of the collection rate specified in Clause 1 of this Article. This collection rate shall be applied till the end of December 31, 2020;

dd) Vessels of 50,000 GT carrying export, import or transshipment containers upon entering or leaving ports alongside Cai Mep - Thi Vai river shall be subject to payment of maritime safety assurance fee at the rate equal to 60% of the collection rate specified in Clause 1 of this Article. This collection rate shall be applied till the end of December 31, 2020;

a) Vessels underway at sea that request permission to enter a seaport to shelter from storms in case of emergency without loading, unloading goods, or picking up or dropping off passengers, shall be subject to payment of maritime safety assurance fee equal to 50% of the collection rate specified in Clause 1 of this Article.

3. Exemptions from maritime safety assurance fee:

a) Boats or canoes of passenger-carrying mother vessels anchored within maritime zones which are granted permission to carry passengers in or from a seaport;

b) Vessels entering or leaving a seaport to provide medical emergency services to patients, or disembark persons rescued at sea, without handling cargoes, picking up or dropping off passengers as verified by a port authority; vessels participating in search and rescue, prevention and control of floods, hurricanes or natural disasters according to the dispatching call or consent from regulatory authorities;

c) Vessels operating within a maritime zone that have to move to another maritime zone according to the dispatching call given by a port authority to shelter from storms in case of emergency:

- Where they have to sail back to the original maritime zone after sheltering from storms to resume their cargo handling activities, they shall be entitled to exemption from the maritime safety assurance fee for the entrance or departure movement at the maritime zone where they arrive to shelter from storms; for the departure movement made at the maritime zone where they depart to shelter from storms and the entrance movement in the original maritime zone where they return to resume their cargo handling activities;

- Where they do not have to sail back to the original maritime zone after sheltering from storms to resume their cargo handling activities, they shall be entitled to exemption from the maritime safety assurance fee for the entrance or departure movement at the maritime zone where they arrive to shelter from storms; for the departure movement made at the maritime zone where they depart to shelter from storms.

d) Vessels of overseas armed forces arriving in maritime zones to pay an official or courtesy visit to Vietnam at the invitation of its State; vessels carrying foreign youths and teenagers to maritime zones to attend cultural or sports exchange programs at the invitation of Ministerial or Ministry-level bodies of Vietnam s Government.

e) Vessels departing for Cambodia across Vinh Xuong – Thuong Phuoc bordergate that the inland waterway port authority has cleared at the departure inland waterway port or terminal, and for which this authority has already collected applicable fees and charges at the departure inland waterway port or terminal, under the direction of the Ministry of Finance.

Article 9. Fee for anchoring or berthing at waterside restricted areas or zones

1. Craft:

a) Vessels at anchor at waterside restricted areas or zones within 30 first days (720 first hours) shall be subject to the collection rate of 0.0005 USD/GT/hour;

b) Vessels at anchor at waterside restricted areas or zones from the 31stday (721sthour) shall be subject to payment of this fee at the collection rate of 0.0003 USD/GT/hour;

c) Vessels at anchor at multiple positions in waterside restricted areas or zones inside of maritime zones of a seaport shall be subject to payment of this fee equal to total actual time length when they are at anchor at a single position;

d) Persons or entities operating passenger vessels making at least 4 movements/month/maritime zone shall be subject to payment of such fee at the rate equal to 50% of the collection rate specified in Point a, b Clause 1 of this Article;

dd) Persons or entities operating passenger vessels of at least 50,000 GT entering or leaving a maritime zone shall be subject to payment of such fee at the rate equal to 40% of the collection rate specified in Point a, b Clause 1 of this Article;

e) Tankers transshipping oil at Van Phong – Khanh Hoa bay shall be subject to payment of such fee at the rate equal to 50% of the collection rate specified in Point a, b, c Clause 1 of this Article. This collection rate shall be applied till the end of December 31, 2020;

g) Vessels entering or leaving a maritime zone to carry out activities like repair, demolition or shakedown without loading, unloading goods, or picking up or dropping off passengers, shall be subject to payment of such fee equal to 70% of the collection rate specified in Point a Clause 1 of this Article;

h) Vessels in the following cases shall be entitled to exemptions from such fee:

- Wait tides within port waters before arrival to a port;

- Wait until dawn according to the command of port authority under regulations on imposition of restriction on vessel underway at night;

- Shelter from storm, bad weather conditions that may risk safety for their journey, or provide medical emergency services to patients, or disembark persons rescued at sea, without handling cargoes, picking up or dropping off passengers as verified by a port authority;

- Vessels participating in search and rescue, prevention and control of floods, hurricanes or natural disasters according to the dispatching call or consent from regulatory authorities from the date on which they were mobilized to get involved in these cases to the date on which these cases come to an end.

2. Cargoes:

a) Cargos transferred ship-to-ship at waterside restricted areas or zones to move to other maritime zones shall be subject to payment of such fee which varies depending on the following classification:

- Common cargoes: USD 0.07/ton;

- Refrigerated box trucks, tracked vehicles, backhoes, road rollers, fork or lift trucks and cranes: USD 2/piece;

- Road vehicles that have fewer than 15 seats and weight of less than 2.5 tons: USD 0.7/piece;

- Motor vehicles other than those referred to in this point: USD 1.3/piece.

b) Cargos are transferred ship-to-ship to move to piers within the same maritime zone shall not be subject to payment of such fee;

c) Goods imported in Vietnam at Van Phong – Khanh Hoa bay shall be subject to payment of such fee at the rate equal to 20% of the collection rate specified in Point a Clause 2 of this Article;

d) Goods transshipped at Van Phong bay shall be entitled to exemption from such fee.

Article 10. Sea protest attestation fee

Vessels involved in international maritime operations shall be subject to payment of the sea protest attestation fee upon implementation of procedures for filing sea protests: USD 50/each.

Article 11. Seaport entering or leaving charge

1. Vessels entering or leaving a maritime zone, dedicated port, offshore oil port; foreign-flag vessels operating within Vietnam’s territorial waters which are not covered by seaport waters shall be subject to payment of seaport entering or leaving charge at the following rates:

No.

Description

Collection rate (USD/one-way movement)

1

Vessels of less than 100 GT

5

2

Vessels from 100 GT to less than 500 GT

10

3

Vessels from 500 GT to 1,000 GT

25

4

Vessels of more than 1,000 GT

50

Payers of this fee shall be entitled to make one-time payments for complete two-way movements (including 01 entrance and 01 departure).

2. Vessels departing for Cambodia across Vinh Xuong – Thuong Phuoc bordergate that the inland waterway port authority has cleared at the departure inland waterway port or terminal, and for which this authority has already collected applicable fees and charges at the departure inland waterway port or terminal, under the direction of the Ministry of Finance, shall not be subject to payment of this kind of fee as prescribed in Chapter II hereof.

Chapter III

SCHEDULE OF COLLECTION RATES OF MARITIME FEES AND CHARGES FOR INTERNATIONAL MARITIME OPERATIONS

Article 12. Tonnage fee

1. Collection rate of tonnage fee

a) Vessels entering or leaving a maritime zone, dedicated port, offshore oil port shall be subject to payment of tonnage fee as follows:

- Entrance: VND 250/GT;

- Departure: VND 250/GT.

b) Vessels operating on the route of transport from a mainland shore to an island that make a movement from a mainland shore to an island and an opposite direction movement shall be subject to payment of tonnage fee at the rate of VND 500/GT/arrival at port;

c) Special-purpose vessels used in oil and gas operations that make a movement from a maritime zone to an offshore oil and gas exploration site that falls under the jurisdiction of a port authority shall be subject to payment of tonnage fee as follows:

- Entrance: VND 450/GT;

- Departure: VND 450/GT.

Where special-purpose vessels used in oil and gas operations make a movement from a maritime zone to an offshore oil and gas exploration site that falls under the jurisdiction of two port authorities, they shall be subject to payment of tonnage fee at the rate specified in Point a Clause 1 of this Article.

d) Vessels providing towing services, supplying fuels or food supplies within a maritime zone shall be subject to payment of tonnage fee at the rate of VND 100/GT/actual operational day. Payment and collection of this fee can be performed on a monthly basis with respect to this collection rate. Where vessels are inactive, vessel owners must submit evidence dossiers to a port authority for verification purposes to have sufficient grounds for exemption from collection of this fee during their inactive days.

2. Specific provisions on collection of tonnage fee:

a) If a vessel (except the passenger vessel and the vessel prescribed in Point d Clause 1 of this Article) has made more than 3 two-way movements/vessel/month upon entering or leaving a maritime zone, the 4thor more two-way movement made by this vessel within a month shall be subject to payment of tonnage fee at the rate equal to 60% of the collection rate specified in Clause 1 of this Article;

b) Vessels entering or leaving a maritime zone to receive fuel, food, fresh water or substitute crew members, or carry out activities like repair, demolition or shakedown after complete repair or construction, without loading, unloading goods, or picking up or dropping off passengers, shall be subject to payment of tonnage fee equal to 70% of the collection rate specified in Clause 1 of this Article;

c) Persons or entities operating vessels moving passengers in or from a maritime zone shall apply the collection rates of tonnage fee as follows:

- If a vessel of less than 500 GT has made more than 4 two-way movements/month/a maritime zone upon entering or leaving a maritime zone, the 5thor more two-way movement made by this vessel within a month shall be subject to payment of tonnage fee at the rate equal to 70% of the collection rate specified in Clause 1 of this Article;

- If a vessel from 500 GT to less than 1,500 GT has made more than 3 two-way movements/month/a maritime zone upon entering or leaving a maritime zone, the 4thor more two-way movement made by this vessel within a month shall be subject to payment of tonnage fee at the rate equal to 60% of the collection rate specified in Clause 1 of this Article;

- If a vessel of more than 1,500 GT has made more than 2 two-way movements/month/a maritime zone upon entering or leaving a maritime zone, the 3rdor more two-way movement made by this vessel within a month shall be subject to payment of tonnage fee at the rate equal to 50% of the collection rate specified in Clause 1 of this Article.

3. Exemptions from tonnage fee:

a) Vessels entering or leaving a maritime zone to shelter from storm, bad weather conditions that may risk their safety, or provide medical emergency services to patients or disembark persons rescued at sea, without handling cargoes, picking up or dropping off passengers as verified by a port authority; vessels participating in search and rescue, prevention and control of floods, hurricanes or natural disasters according to the dispatching call or consent from regulatory authorities;

b) Boats or canoes of passenger-carrying vessels anchored at waterside restricted areas or zones that transport passengers to or from a port;

c) Lash barges operating within the maritime zone shared by Lash vessels;

d) Vietnam-flag fishing vessels and sport vessels.

Article 13. Marine safety assurance fee

1. Collection rates of maritime safety assurance fee:

Vessels entering or leaving a maritime zone, dedicated port, or offshore oil port, shall be subject to payment of the maritime safety assurance fee as follows:

a) Vessels of less than 2,000 GT:

- Entrance: VND 300/GT;

- Departure: VND 300/GT.

b) Vessels of at least 2,000 GT:

- Entrance: VND 600/GT;

- Departure: VND 600/GT.

c) Vessels operating on the route of transport from a mainland shore to an island that make a movement from a mainland shore to an island and an opposite direction movement shall be subject to payment of maritime safety assurance fee at the rate of VND 550/GT/arrival at port;

d) Special-purpose vessels used in oil and gas operations that make a movement from a maritime zone to an offshore oil and gas exploration site that falls under the jurisdiction of a port authority shall be subject to payment of maritime safety assurance fee as follows:

- Entrance: VND 950/GT;

- Departure: VND 950/GT.

Where special-purpose vessels used in oil and gas operations make a movement from a maritime zone to an offshore oil and gas exploration site that falls under the jurisdiction of two port authorities, they shall be subject to payment of maritime safety assurance fee as provided in Point a, b Clause 1 of this Article.

2. Specific provisions on collection of maritime safety assurance fee

a) If a vessel (except the passenger vessel) has made more than 3 two-way movements/vessel/month upon entering or leaving a maritime zone, the 4thor more two-way movement made by this vessel within a month shall be subject to payment of maritime safety assurance fee at the rate equal to 80% of the collection rate specified in Clause 1 of this Article;

b) Vessels entering or leaving a maritime zone to receive fuel, food, fresh water or substitute crew members, or carry out activities like repair, demolition or shakedown after complete repair or construction, without loading, unloading goods, or picking up or dropping off passengers, shall be subject to payment of maritime safety assurance fee equal to 70% of the collection rate specified in Clause 1 of this Article;

c) Persons or entities operating vessels moving passengers in or from a maritime zone shall apply the collection rates of maritime safety assurance fee as follows:

- If a vessel of less than 500 GT has made at least 4 two-way movements/month/a maritime zone upon entering or leaving a maritime zone, the 5thor more two-way movement made by this vessel within a month shall be subject to payment of maritime safety assurance fee at the rate equal to 70% of the collection rate specified in Clause 1 of this Article;

- If a vessel from 500 GT to less than 1,500 GT has made at least 3 two-way movements/month/a maritime zone upon entering or leaving a maritime zone, the 4thor more two-way movement made by this vessel within a month shall be subject to payment of maritime safety assurance fee at the rate equal to 60% of the collection rate specified in Clause 1 of this Article;

- If a vessel of at least 1,500 GT has made at least 2 two-way movements/month/a maritime zone upon entering or leaving a maritime zone, the 3rdor more two-way movement made by this vessel within a month shall be subject to payment of maritime safety assurance fee at the rate equal to 50% of the collection rate specified in Clause 1 of this Article;

d) Vessels underway at sea that request permission to enter a seaport to shelter from storms in case of emergency without loading, unloading goods, or picking up or dropping off passengers, shall be subject to payment of maritime safety assurance fee equal to 50% of the collection rate specified in Clause 1 of this Article.

3. Exemptions from maritime safety assurance fee:

a) Boats or canoes of passenger-carrying vessels anchored at waterside restricted areas or zones that transport passengers to or from a port;

b) Vessels entering or leaving a maritime zone to provide medical emergency services to patients or disembark persons rescued at sea, without handling cargoes, picking up or dropping off passengers as verified by a port authority; vessels participating in search and rescue, prevention and control of floods, hurricanes or natural disasters according to the dispatching call or consent from regulatory authorities;

c) Vessels operating within a maritime zone that have to move to another maritime zone according to the dispatching call given by a port authority to shelter from storms in case of emergency:

- Where they have to sail back to the original maritime zone after sheltering from storms to resume their cargo handling activities, they shall be entitled to exemption from the maritime safety assurance fee for the entrance or departure movement at the maritime zone where they arrive to shelter from storms; for the departure movement made at the maritime zone where they depart to shelter from storms and the entrance movement in the original maritime zone where they return to resume their cargo handling activities;

- Where they do not have to sail back to the original maritime zone after sheltering from storms to resume their cargo handling activities, they shall be entitled to exemption from the maritime safety assurance fee for the entrance or departure movement at the maritime zone where they arrive to shelter from storms; for the departure movement made at the maritime zone where they depart to shelter from storms.

Article 14. Fee for anchoring or berthing at waterside restricted areas or zones

1. Vessels at anchor within waterside restricted areas or zones shall be subject to payment of fee for anchoring or berthing at the collection rate of VND 5/GT/hour.

2. Persons or entities operating passenger vessels making at least 4 movements/month/maritime zone shall be subject to payment of such fee at the rate equal to 50% of the collection rate specified in Clause 1 of this Article with respect to passenger vessels of persons or entities within that month.

3. Vessels anchored for a short time before beginning operations as prescribed by the Ministry of Transport shall be subject to payment of this fee at the following collection rates:

a) Vessels of less than 100,000 GT: VND 10/GT/day;

b) Vessels of at least 100,000 GT: VND 8/GT/day.

4. Vessels anchored within waterside restricted areas or zones to carry out activities like repair, demolition or shakedown without loading, unloading goods, or picking up or dropping off passengers, shall be subject to payment of such fee equal to 70% of the collection rate specified in Clause 1 of this Article.

5. Vessels at anchor at multiple positions within waterside restricted areas or zones inside of maritime zones of a seaport shall be subject to payment of this fee equal to total actual time length when they are at anchor at a single position.

6. Vessels in the following cases shall be entitled to exemptions from such fee:

- Wait tides within port waters before arrival to a port;

- Wait until dawn according to the command of port authority under regulations on imposition of restriction on vessel underway at night;

- Shelter from storm, bad weather conditions that may risk safety for their journey, or provide medical emergency services to patients, or disembark persons rescued at sea, without handling cargoes, picking up or dropping off passengers as verified by a port authority;

- Vessels participating in search and rescue, prevention and control of floods, hurricanes or natural disasters according to the dispatching call or consent from regulatory authorities from the date on which they were mobilized to get involved in these cases to the date on which these cases come to an end.

Article 15. Sea protest attestation fee

Vessels involved in cabotage operations shall be subject to payment of the sea protest attestation fee upon implementation of procedures for filing sea protests: USD 200,000/each.

Article 16. Seaport entering or leaving charge

Vessels entering or leaving a maritime zone, dedicated port, or offshore oil port, shall be subject to payment of this fee as follows:

No.

Description

Collection rate (VND/one-way movement)

1

Vessels of less than 200 GT

15,000

2

Vessels from 200 GT to less than 1,000 GT

25,000

3

Vessels from 1,000 GT to 5,000 GT

50,000

4

Vessels of more than 5,000 GT

100,000

Payers of this fee shall be entitled to make one-time payments for complete two-way movements (including 01 entrance and 01 departure).

Chapter IV

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 17. Effect

1. This Circular takes effect on January 1, 2017, and replaces the Circular No. 01/2016/TT-BTC of the Minister of Finance dated January 5, 2016 on maritime fees and charges and schedule of collection rates of maritime fees and charges.

2. From July 1, 2017, terms referred to in Clause 1 and Clause 3 Article 2 hereof shall be subject to provisions set forth in the Maritime Law of Vietnam dated November 25, 2015.

3. In the course of implementation, if there is any difficulty that arises, entities concerned shall send feedbacks to the Ministry of Finance to request its consideration and actions.

For the Minister

The Deputy Minister

Tran Van Hieu

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 261/2016/TT-BTC DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất