Quyết định 88/2004/QĐ-BTC của Bộ Tài chính về việc ban hành mức thu phí, lệ phí hàng hải

thuộc tính Quyết định 88/2004/QĐ-BTC

Quyết định 88/2004/QĐ-BTC của Bộ Tài chính về việc ban hành mức thu phí, lệ phí hàng hải
Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:88/2004/QĐ-BTC
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Trần Văn Tá
Ngày ban hành:19/11/2004
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Thuế-Phí-Lệ phí, Hàng hải
 

TÓM TẮT VĂN BẢN

* Ban hành mức thu phí, lệ phí hàng hải - Theo Quyết định số 88/2004/QĐ-BTC ban hành ngày 19/11/2004, Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định: kể từ ngày 01/01/2005, Tàu thủy vào, rời cảng biển, phân cảng xuất dầu thô (trạm rót dầu không bến), cảng chuyên dùng phục vụ dầu khí phải nộp phí trọng tải theo mức: lượt vào, lượt rời: 0,032 USD/GT (GT: là dung tích toàn phần lớn nhất của tàu thuỷ ghi trong giấy chứng nhận của đăng kiểm), Tàu Lash: Tàu mẹ, Sà lan con (khi rời tàu mẹ tới cảng không thuộc cảng tàu mẹ tập kết): 0,017 USD/GT... Tàu thuỷ vào, rời nhiều cảng biển trong cùng một khu vực hàng hải chỉ phải nộp một lần phí, nếu vào, rời cảng lấy nhiên liệu, thực phẩm, nước ngọt, thay đổi thuyền viên mà không bốc dỡ hàng hoá, không nhận trả khách áp dụng mức thu bằng 70%, nếu vào, rời cảng trong cùng một khu vực hàng hải nhiều hơn 3 chuyến/tháng thì từ chuyến thứ 4 trở đi trong tháng áp dụng mức thu bằng 60%... Tổ chức, cá nhân có tàu thuỷ chở khách du lịch theo định tuyến ổn định cập cảng Việt Nam áp dụng mức thu phí trọng tải như sau:dưới 300GT, cập cảng ổn định với tần suất tối thiểu 10 chuyến/tháng/cảng thu bằng 70%, từ 300 đến dưới 1500 GT: tối thiểu 7 chuyến thu bằng 60%, từ 1500 đến dưới 50.000 GT, cập cảng ổn định với tần suất tối thiểu 4 chuyến thu bằng 50%... Phí neo, đậu tại vũng, vịnh: trong thời gian 30 ngày đầu áp dụng mức thu: 0,0005 USD/GT- giờ, Từ ngày 31 trở đi: 0,0003 USD/GT- giờ... Lệ phí chứng thực (kháng nghị hàng hải): 100.000 đồng/lần...

Xem chi tiết Quyết định88/2004/QĐ-BTC tại đây

tải Quyết định 88/2004/QĐ-BTC

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH SỐ 88/2004/QĐ-BTC
NGÀY 19 THÁNG 11 NĂM 2004 VỀ VIỆC BAN HÀNH
MỨC THU PHÍ, LỆ PHÍ HÀNG HẢI

 

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH

 

Căn cứ Bộ Luật Hàng hải Việt Nam;

Căn cứ Pháp lệnh phí và lệ phí số 38/2001/PL-UBTVQH10 ngày 28/8/2001;

Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 01/7/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí;

Theo đề nghị của Bộ Giao thông Vận tải tại công văn số 5411/GTVT-VT ngày 6/10/2004,

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này Biểu mức thu phí, lệ phí hàng hải.

 

Điều 2: Cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức thu phí, lệ phí hàng hải có trách nhiệm tổ chức thu phí, lệ phí hàng hải và được trích theo tỷ lệ phần trăm (%) trên tổng số tiền phí, lệ phí thu được trước khi nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của Bộ Tài chính.

 

Điều 3: Các mức thu phí hàng hải quy định tại Quyết định này do các doanh nghiệp cảng biển và doanh nghiệp quản lý luồng hàng hải chuyên dùng thu đã bao gồm thuế Giá trị gia tăng.

 

Điều 4: Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2005; các quy định về phí, lệ phí hàng hải tại Quyết định số 61/2003/QĐ- BTC ngày 25/4/2003; Quyết định số 62/2003/QĐ- BTC ngày 25/4/2003 và các quy định khác trái với quy định tại Quyết định này đều bãi bỏ.

 

Điều 5: Tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng phải nộp phí, lệ phí hàng hải; Cơ quan, tổ chức thu phí, lệ phí hàng hải và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

BIỂU MỨC THU PHÍ, LỆ PHÍ HÀNG HẢI

(Ban hành kèm theo Quyết định số 88/2004/QĐ- BTC
ngày 19/11/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

 

PHẦN I - NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 

I - XÁC ĐỊNH MỨC PHÍ, LỆ PHÍ HÀNG HẢI PHẢI NỘP:

 

Số tiền phí, lệ phí hàng hải phải nộp là mức thu quy định theo Biểu mức thu này và được xác định trên cơ sở các nguyên tắc sau:

1. Dung tích toàn phần - GROSS TONNAGE (GT):

1.1. Đối với tàu thuỷ chở hàng khô kể cả container (DRY CARRIERS): là dung tích toàn phần (GT) lớn nhất của tàu thuỷ ghi trong giấy chứng nhận của Đăng kiểm.

1.2. Đối với tàu thuỷ chở hàng lỏng (LIQUID CARGO TANKERS): Tính bằng 85% GT lớn nhất ghi trong giấy chứng nhận của Đăng kiểm không phân biệt tàu có hay không có các két nước dằn phân ly.

1.3. Đối với tàu thuỷ ra, vào để chở khách, sửa chữa, phá dỡ: Tính bằng 50% GT lớn nhất ghi trong giấy chứng nhận của Đăng kiểm.

1.4. Tàu thuỷ không ghi GT, được quy đổi như sau:

- Tàu thuỷ chở hàng: 1,5 tấn trọng tải đăng ký tính bằng 01 GT.

- Tàu kéo, tàu đẩy: 01 HP (KW) tính bằng 0,5 GT.

- Sà lan: 01 tấn trọng tải đăng ký tính bằng 01 GT.

1.5. Đối với tàu thuỷ là đoàn sà lan, tàu kéo (hoặc tàu đẩy): Tính bằng tổng GT của cả đoàn sà lan và tàu kéo (hoặc tàu đẩy).

2. Đơn vị tính công suất máy: Công suất máy chính được tính bằng mã lực (HORSE POWER - HP) hoặc Ki lô oát (KW) của tàu thuỷ; Phần lẻ dưới 01 HP hoặc KW tính tròn 01 HP hoặc 1KW.

3. Đơn vị thời gian:

- Đối với đơn vị thời gian là ngày: 1 ngày tính là 24 giờ; Phần lẻ của ngày từ 12 giờ trở xuống tính bằng 1/2 ngày, trên 12 giờ tính bằng 1 ngày.

- Đối với đơn vị thời gian là giờ: 1 giờ tính bằng 60 phút; Phần lẻ từ 30 phút trở xuống tính bằng 1/2 giờ, trên 30 phút tính bằng 1 giờ.

4. Đơn vị khối lượng hàng hoá (kể cả bao bì): Là tấn hoặc mét khối (m3); Phần lẻ dưới 0,5 tấn hoặc 0,5m3 không tính, từ 0,5 tấn hoặc 0,5m3 trở lên tính 1 tấn hoặc 1m3. Trong một vận đơn lẻ, khối lượng tối thiểu để tính phí là 1 tấn hoặc 1m3. Với loại hàng hoá mỗi tấn chiếm từ 2m3 trở lên thì cứ 2m3 tính bằng 1 tấn.

5. Khoảng cách tính phí: Là hải lý; Phần lẻ chưa đủ một hải lý tính là 1 hải lý. Đơn vị tính phí cầu bến tàu thuỷ là mét (m) cầu bến, phần lẻ chưa đủ 01m tính bằng 01m.

 

6. Đồng tiền thu phí, lệ phí hàng hải:

- Đối với hoạt động hàng hải tuyến quốc tế: Đơn vị thanh toán phí hàng hải là đồng Đô la Mỹ (USD). Việc thanh toán phí thực hiện theo các quy định hiện hành về quản lý ngoại tệ của Nhà nước Việt Nam. Trường hợp phải chuyển đổi từ đồng Đô la Mỹ sang đồng tiền Việt Nam thì quy đổi theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm thanh toán.

- Đối với hoạt động hàng hải giữa các cảng biển Việt Nam: Đơn vị thanh toán phí hàng hải là đồng Việt Nam.

7. Trường hợp trong một chuyến tàu thuỷ nhận, trả hàng xuất nhập khẩu tại nhiều cảng biển Việt Nam đồng thời có kết hợp nhận, trả hàng nội địa thì được coi là hoạt động vận tải quốc tế và được áp dụng theo Biểu mức thu phí, lệ phí hàng hải đối với hoạt động hàng hải quốc tế.

Riêng khối lượng hàng hoá vận chuyển nội địa, không phải chịu phí neo đậu.

 

II- MỘT SỐ THUẬT NGỮ TẠI QUYẾT ĐỊNH NÀY
ĐƯỢC HIỂU NHƯ SAU:

 

1. Hàng hoá (kể cả container) xuất khẩu: Là hàng hoá có nơi gửi hàng (gốc) ở Việt Nam và có nơi nhận hàng (đích) ở nước ngoài.

2. Hàng hoá (kể cả container) nhập khẩu: Là hàng hoá có nơi gửi hàng (gốc) ở nước ngoài và nơi nhận hàng (đích) ở Việt Nam.

3. Hàng hoá (kể cả container) quá cảnh: Là hàng hoá có nơi gửi hàng (gốc) và nơi nhận hàng (đích) ở ngoài lãnh thổ Việt Nam đi thẳng hoặc được bốc dỡ qua cảng biển Việt Nam hoặc nhập kho, bãi để đi tiếp.

4. Hàng hoá (kể cả container) trung chuyển: Là hàng hoá được dỡ từ tàu thuỷ đưa vào khu vực cảng trung chuyển trong một thời gian nhất định, sau đó được bốc lên tàu thuỷ khác để vận chuyển đến một cảng khác.

5. Tàu thuỷ: Bao gồm tàu biển, tàu sông và các loại tàu, thuyền, phương tiện khác (không phân biệt có động cơ hoặc không có động cơ) hoạt động trên biển và các vùng nước nối liền với biển Việt Nam.

6. Tàu thuỷ chuyên dùng, bao gồm: tàu thuỷ dùng để phục vụ hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí (tàu thuỷ hoạt động dịch vụ dầu khí) và tàu thuỷ dùng để thi công xây dựng công trình biển.

7. Người vận chuyển: Là người dùng tàu thuỷ thuộc sở hữu của mình hoặc dùng tàu thuỷ thuộc sở hữu của người khác để thực hiện vận chuyển hàng hoá, hành khách.

8. Người uỷ thác: Là tổ chức, cá nhân được người vận chuyển uỷ quyền để thực hiện việc bốc dỡ, giao nhận và bảo quản hàng hoá tại cảng biển.

9. Chuyến: Tàu thủy vào cảng 01 lượt và rời cảng 01 lượt được tính là 01 chuyến.

10. Khu vực hàng hải: là giới hạn vùng nước thuộc khu vực trách nhiệm của một đơn vị Cảng vụ Hàng hải, trừ một số Cảng vụ Hàng hải sau đây có nhiều hơn một khu vực hàng hải:

- Khu vực trách nhiệm của Cảng vụ Quảng Ninh được chia thành 04 khu vực hàng hải: Khu vực Hòn Gai, khu vực Cẩm Phả, khu vực Mũi Chùa và khu vực Vạn Gia.

- Khu vực trách nhiệm của Cảng vụ Thừa Thiên Huế được chia thành 02 khu vực hàng hải: Khu vực Thuận An và khu vực Chân Mây.

- Khu vực trách nhiệm của Cảng vụ Đà Nẵng được chia thành 02 khu vực hàng hải: Khu vực Đà Nẵng và khu vực cảng Sa Kỳ.

- Khu vực trách nhiệm của Cảng vụ Nha Trang được chia thành 03 khu vực hàng hải: Khu vực Nha Trang, khu vực Ba Ngòi và khu vực vịnh Vân Phong

- Khu vực trách nhiệm của Cảng vụ Vũng Tàu được chia thành 03 khu vực hàng hải: Khu vực Phú Mỹ, khu vực Côn Đảo và khu vực còn lại.

III- PHÂN CHIA KHU VỰC CẢNG BIỂN:

 

- Khu vực 1: Các cảng nằm trong khu vực từ vĩ tuyến 20 trở lên phía Bắc.

- Khu vực 2: Các cảng nằm trong khu vực từ vĩ tuyến 11,5 đến dưới vĩ tuyến 20.

- Khu vực 3: Các cảng nằm trong khu vực từ dưới vĩ tuyến 11,5 trở vào phía Nam.

 

PHẦN II - BIỂU MỨC THU PHÍ, LỆ PHÍ HÀNG HẢI
ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG HÀNG HẢI QUỐC TẾ

 

A- ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG:

 

Biểu phí, lệ phí hàng hải này được áp dụng cho các đối tượng sau:

1. Tàu thuỷ hoạt động vận tải hàng hoá (kể cả container) xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, trung chuyển quốc tế, ra hoặc vào khu chế xuất; Hoạt động vận tải hành khách từ Việt Nam đi nước ngoài và từ nước ngoài đến Việt Nam và tàu thuỷ chuyên dùng hoạt động trên tuyến quốc tế thực tế vào, rời, đi qua hoặc neo đậu tại khu vực hàng hải hoặc vùng nước thuộc cảng biển Việt Nam;

2. Hàng hoá (kể cả container): xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, trung chuyển, kể cả hàng hoá ra hoặc vào khu chế xuất do người vận chuyển hoặc người uỷ thác chịu trách nhiệm thanh toán phí, lệ phí hàng hải;

3. Hành khách kể cả thuyền viên của tàu khách từ nước ngoài đến Việt Nam bằng đường biển hoặc ngược lại.

 


B - NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ:

 

I - PHÍ TRỌNG TẢI:

 

1. Mức thu phí trọng tải:

Tàu thuỷ vào, rời cảng biển, phân cảng xuất dầu thô (trạm rót dầu không bến), cảng chuyên dùng phục vụ dầu khí phải nộp phí trọng tải theo mức như sau:

 

Loại tàu

Mức thu

A. Tàu thủy (trừ tàu Lash)

- Lượt vào:

- Lượt rời:

 

0,032 USD/GT

0,032 USD/GT

B. Tàu Lash

 

- Tàu mẹ

 

Lượt vào

0,017 USD/GT

Lượt rời

0,017 USD/GT

- Sà lan con (khi rời tàu mẹ tới cảng không thuộc cảng tàu mẹ tập kết)

Lượt vào

0,017 USD/GT

Lượt rời

0,017 USD/GT

 

2. Nguyên tắc thu phí:

2.1. Tàu thuỷ vào, rời nhiều cảng biển trong cùng một khu vực hàng hải chỉ phải nộp một lần phí trọng tải theo mức thu quy định tại điểm 1 mục này.

2.2. Tàu thuỷ vào, rời cảng lấy nhiên liệu, thực phẩm, nước ngọt, thay đổi thuyền viên mà không bốc dỡ hàng hoá, không nhận trả khách áp dụng mức thu bằng 70% so với mức thu quy định tại điểm 1 mục này.

2.3. Tàu thuỷ vào, rời cảng trong cùng một khu vực hàng hải nhiều hơn 3 chuyến/tháng thì từ chuyến thứ 4 trở đi trong tháng áp dụng mức thu bằng 60% mức thu quy định tại điểm 1 mục này.

2.4. Tổ chức, cá nhân có tàu thuỷ vào, rời cảng trong cùng một khu vực hàng hải nhiều hơn 8 chuyến/tháng thì từ chuyến thứ 9 trở đi trong tháng áp dụng mức thu bằng 60% so với mức thu quy định tại điểm 1 mục này.

2.5. Tổ chức, cá nhân có tàu thuỷ chở khách du lịch theo định tuyến ổn định cập cảng Việt Nam áp dụng mức thu phí trọng tải như sau:

- Tầu có dung tích toàn phần dưới 300GT, cập cảng ổn định với tần suất tối thiểu 10 chuyến/tháng/cảng thu bằng 70% mức thu qui định.

- Tầu có dung tích toàn phần từ 300 GT đến dưới 1500 GT, cập cảng ổn định với tần suất tối thiểu 7 chuyến/tháng/cảng thu bằng 60% mức thu qui định.

- Tầu có dung tích toàn phần từ 1500 GT đến dưới 50.000 GT, cập cảng ổn định với tần suất tối thiểu 4 chuyến/tháng/cảng thu bằng 50% mức thu qui định.

- Tàu có dung tích toàn phần từ 50.000 GT trở lên thu bằng 40% mức thu quy định.

2.6. Tàu thuỷ chuyển tải dầu tại Vịnh Vân Phong- Khánh Hoà áp dụng mức thu bằng 20% mức thu quy định tại điểm 1 mục này.

2.7. Tàu thuỷ mỗi lượt vào, rời cảng đồng thời có nhiều mức thu khác nhau thì được áp dụng một mức thu thấp nhất.

3. Những trường hợp sau đây không thu phí trọng tải:

- Tàu thuỷ vào, rời tránh bão khẩn cấp, cấp cứu bệnh nhân,

- Xuồng hoặc canô của tàu mẹ chở khách neo tại vũng, vịnh chở hành khách vào, rời cảng.

- Sà lan con của tàu LASH hoạt động tại cảng cùng cảng tàu mẹ tập kết.

- Tàu thuỷ quá cảnh đi Campuchia.

 

II - PHÍ BẢO ĐẢM HÀNG HẢI:

 

1. Mức thu phí bảo đảm hàng hải:

Tàu thủy vào, rời cảng biển, cảng chuyên dùng phục vụ dầu khí, quá cảnh đi Campuchia phải nộp phí bảo đảm hàng hải như sau:

 

Loại tàu

Khu vực I và III

Khu vực II

A. Tàu thủy (trừ tàu Lash)

- Lượt vào:

- Lượt rời:

 

0,135 USD/GT

0,135 USD/GT

 

0,092 USD/GT

0,092 USD/GT

B. Tàu Lash

 

 

- Tàu mẹ

 

 

Lượt vào

0,050 USD/GT

0,040 USD/GT

Lượt rời

0,050 USD/GT

0,040 USD/GT

- Sà lan con

(chỉ thu khi rời tàu mẹ để đi trên luồng)

Lượt vào

0,073 USD/GT

0,040 USD/GT

Lượt rời

0,073 USD/GT

0,040 USD/GT

 

Kể từ ngày 01/01/2006, mức thu phí bảo đảm hàng hải thu bằng 75% mức thu quy định tại Biểu này.

2. Nguyên tắc thu phí:

2.1. Tàu thuỷ vào, rời nhiều cảng biển trong cùng một khu vực hàng hải chỉ phải nộp một lần phí bảo đảm hàng hải theo mức thu quy định tại điểm 1 mục này.

2.2.Tàu thuỷ vào, rời cảng trong cùng một khu vực hàng hải nhiều hơn 3 chuyến/tháng thì từ chuyến thứ 4 trở đi trong tháng áp dụng mức thu bằng 80% mức thu quy định tại điểm 1 mục này.

2.3. Tổ chức, cá nhân có tàu thuỷ vào, rời cảng trong cùng một khu vực hàng hải nhiều hơn 8 chuyến/tháng thì từ chuyến thứ 9 trở đi trong tháng áp dụng mức thu bằng 80% mức thu quy định tại điểm 1 mục này.

2.4. Tàu thủy đến vị trí hàng hải được phép để nhận dầu, nước ngọt, thực phẩm, thay đổi thuyền viên, cấp cứu bệnh nhân áp dụng mức thu bằng 50% mức thu quy định tại điểm 1 mục này.

2.5. Tổ chức, cá nhân có tàu thuỷ chở khách du lịch theo định tuyến ổn định cập cảng Việt Nam áp dụng mức thu phí bảo đảm hàng hải như sau:

- Tầu có dung tích toàn phần dưới 300GT, cập cảng ổn định với tần suất tối thiểu 10 chuyến/tháng/cảng thu bằng 70% mức thu qui định.

- Tầu có dung tích toàn phần từ 300 GT đến dưới 1500 GT, cập cảng ổn định với tần suất tối thiểu 7 chuyến/tháng/cảng thu bằng 60% mức thu qui định.

- Tầu có dung tích toàn phần từ 1500 GT đến dưới 50.000 GT, cập cảng ổn định với tần suất tối thiểu 4 chuyến/tháng/cảng thu bằng 50% mức thu qui định.

- Tàu có dung tích toàn phần từ 50.000GT trở lên áp dụng mức thu bằng 30% mức thu quy định.

2.6. Tàu thuỷ chuyển tải dầu tại Vịnh Vân Phong- Khánh Hoà áp dụng mức thu bằng 20% mức thu quy định tại điểm 1 mục này.

2.7. Tàu thủy mỗi lượt vào, rời cảng đồng thời có nhiều mức thu khác nhau thì áp dụng một mức thu thấp nhất.

3. Không thu phí bảo đảm hàng hải đối với trường hợp sau đây:

Xuồng hoặc canô của tàu mẹ chở khách neo tại khu vực hàng hải được phép thực hiện tăng bo khách vào, rời cảng.

 

III - PHÍ HOA TIÊU:

 

1. Mức thu phí hoa tiêu:

1.1. Tàu thủy vào, rời cảng biển có sử dụng hoa tiêu phải nộp phí hoa tiêu như sau:

 

TT

Đối với cự ly dẫn tàu

Mức thu tương ứng (USD/GT-HL)

1

Đến 10 HL

0,0034

2

Đến 30 HL

0,0022

3

Trên 30 HL

0,0015

 

Mức thu tối thiểu cho một lượt dẫn tàu là 200 USD.

1.2. Một số tuyến áp dụng mức thu phí hoa tiêu như sau:

 

TT

Tuyến dẫn tàu

Mức thu

USD/GT/HL

Mức thu tối thiểu

(USD/tàu/lượt)

1

Khu vực Bình Trị Hòn Chông- Kiên Giang, Đầm Môn- Khánh Hòa, Xuân Hải- Cửa Lò, Phao O- Cảng Nghi Sơn, Chân Mây, Dung Quất, Vũng áng

0,0045

180

2

Tuyến Định An qua luồng Sông Hậu

0,0032

270

3

Khu vực Phú Quốc-Kiên Giang

0,0070

200

 

1.3. Tàu thủy vào, rời, di chuyển trong khu vực phân cảng xuất dầu thô hoặc di chuyển giữa các phân cảng có sử dụng hoa tiêu phải nộp phí hoa tiêu như sau:

- Dẫn cập tàu: 0,024 USD/GT

- Dẫn rời tàu: 0,024 USD/GT

1.4. Tàu thuỷ có dung tích toàn phần dưới 200 GT (kể cả tàu đánh bắt cá) áp dụng mức thu: 25USD/tàu/lượt.

1.5. Tàu thuỷ di chuyển trong cảng có sử dụng hoa tiêu áp dụng mức thu: 0,015 USD/GT, mức thu tối thiểu 50USD/tàu/lần di chuyển.

2. Nguyên tắc thu phí:

2.1. Khi xin hoa tiêu, chủ tàu phải báo cho hoa tiêu trước 6 giờ; đối với phân cảng xuất dầu thô là 24 giờ. Trường hợp thay đổi giờ hoặc hủy bỏ việc xin hoa tiêu phải báo cho hoa tiêu biết trước 3 giờ; đối với phân cảng xuất dầu thô là 8 giờ; quá thời hạn trên chủ tàu phải trả tiền chờ đợi với mức thu 10USD/người- giờ, cách tính thời gian chờ đợi như sau:

a/ Hoa tiêu chưa rời vị trí xuất phát: Tính là 1 giờ

b/ Hoa tiêu đã rời vị trí xuất phát: Thời gian chờ đợi tính từ lúc xuất phát đến khi hoa tiêu trở về vị trí ban đầu.

c/ Hoa tiêu chỉ chờ đợi tại địa điểm đón tàu không quá 4 giờ, quá thời gian trên việc xin hoa tiêu coi như đã huỷ bỏ; nếu hoa tiêu đã lên tàu nhưng chủ tàu huỷ bỏ yêu cầu thì phải trả tiền hoa tiêu theo luồng đã xin dẫn đường và mức thu quy định.

d/ Hoa tiêu đã làm xong việc dẫn đường, nếu thuyền trưởng vẫn giữ hoa tiêu lại sẽ tính thêm tiền chờ đợi theo số giờ giữ lại.

2.2. Trường hợp tàu thuỷ có hành trình để thử máy móc thiết bị, hiệu chỉnh la bàn áp dụng mức thu bằng 110% mức thu quy định tại điểm 1 mục này.

2.3. Tầu thuỷ không tự vận hành được vì lý do sự cố kỹ thuật áp dụng mức thu bằng 150% mức thu quy định tại điểm 1 mục này theo quãng đường thực tế.

2.4. Tàu thuỷ xin hoa tiêu đột xuất (ngoài các trường hợp nêu trên) áp dụng mức thu bằng 110% so với mức thu quy định tại điểm 1 mục này.

2.5. Trường hợp hoa tiêu đã đến vị trí nhưng tàu thuỷ không vận hành được vì lý do bất khả kháng (có xác nhận của Cảng vụ Hàng hải) thì không thu phí hoa tiêu.

2.6. Tàu thuỷ không tới thẳng cảng đến mà xin neo lại dọc đường (trừ các tuyến không được chạy đêm) chủ tàu phải trả chi phí phương tiện phát sinh thêm trong việc đưa đón hoa tiêu.

2.7. Trường hợp tàu thuỷ đã đến vị trí chờ hoa tiêu theo đúng giờ đại diện chủ tàu thuỷ đã yêu cầu và đã được Cảng vụ Hàng hải và hoa tiêu chấp thuận mà hoa tiêu chưa tới, khiến tàu phải chờ đợi thì hoa tiêu phải trả tiền cho tàu thuỷ, tiền chờ đợi là 100USD/giờ theo số giờ thực tế phải chờ đợi.

2.8. Tàu thuỷ vào, rời cảng trong cùng một khu vực hàng hải nhiều hơn 3 chuyến/tháng thì từ chuyến thứ 4 trở đi trong tháng áp dụng mức thu bằng 80% mức thu quy định tại điểm 1 mục này.

2.9. Tổ chức, cá nhân có tàu thuỷ vào, rời cảng trong cùng một khu vực hàng hải nhiều hơn 8 chuyến/tháng thì từ chuyến thứ 9 trở đi trong tháng áp dụng mức thu bằng 80% mức thu quy định tại điểm 1 mục này.

2.10. Tổ chức, cá nhân có tàu thuỷ chở khách du lịch theo định tuyến với tần suất tối thiểu 4 chuyến/tháng/cảng áp dụng mức thu bằng 50% mức thu quy định tại điểm 1 mục này.

2.11. Tổ chức, cá nhân có tàu thuỷ chở khách hoạt động định tuyến có dung tích toàn phần từ 50.000GT trở lên được áp dụng mức thu phí hoa tiêu bằng 40% mức thu quy định tại điểm 1 mục này.

2.12. Tàu thuỷ chuyển tải dầu tại Vịnh Vân Phong- Khánh Hoà áp dụng mức thu phí hoa tiêu bằng 20% mức thu quy định tại điểm 1 mục này.

2.13. Trường hợp tàu thuỷ phải dịch chuyển giữa các cầu cảng trong phạm vi Cảng biển theo yêu cầu của Giám đốc cảng biển và do Cảng biển thanh toán phí hoa tiêu thì áp dụng mức thu phí hoa tiêu dịch chuyển trong cảng đối với tàu thuỷ hoạt động giữa các cảng biển Việt Nam.

 

IV - PHÍ NEO, ĐẬU TẠI VŨNG, VỊNH:

 

1. Đối với phương tiện:

1.1. Tàu thủy neo, đậu tại vũng, vịnh phải nộp phí neo đậu tại vũng, vịnh như sau:

- Trong thời gian 30 ngày đầu áp dụng mức thu: 0,0005 USD/GT- giờ

- Từ ngày 31 trở đi áp dụng mức thu: 0,0003 USD/GT- giờ

Tàu thuỷ neo, đậu tại phân cảng xuất dầu thô (trạm rót dầu không bến) thu phí neo đậu tại vũng, vịnh như sau:

- Trong thời gian 30 ngày đầu áp dụng mức thu: 0,0003 USD/GT- giờ

- Từ ngày 31 trở đi áp dụng mức thu: 0,0002 USD/GT- giờ

Tàu thủy neo, đậu nhiều nơi trong phạm vi vũng, vịnh thuộc khu vực trách nhiệm của một cơ quan Cảng vụ Hàng hải thì tính theo thời gian thực tế neo, đậu từng khu vực, sau đó cộng lại.

1.2. Tổ chức, cá nhân có tàu thuỷ chở khách du lịch theo định tuyến với tần suất tối thiểu 4 chuyến/tháng/cảng áp dụng mức thu bằng 50% mức thu quy định tại điểm 1.1 mục này.

1.3. Tổ chức, cá nhân có tàu thuỷ chở khách du lịch hoạt động định tuyến có dung tích toàn phần từ 50.000 GT trở lên áp dụng mức thu bằng 40% mức thu quy định tại điểm 1.1 mục này.

1.4. Tàu thuỷ chuyển tải dầu tại Vịnh Vân Phong- Khánh Hoà áp dụng mức thu bằng 20% mức thu quy định tại điểm 1.1 mục này.

1.5. Không thu phí neo, đậu tại vũng, vịnh đối với tàu thuỷ trong thời gian chờ thuỷ triều ở vùng nước cảng trước khi cập cảng Việt Nam.

2. Đối với hàng hoá:

Hàng hoá sang mạn tại vũng, vịnh để vận chuyển tới các cảng khác khu vực hàng hải phải nộp phí neo đậu tại vũng, vịnh (hàng hoá sang mạn tại vũng, vịnh để vào làm hàng tại cầu cảng trong cùng khu vực hàng hải không phải nộp phí neo đậu tại vũng, vịnh) như sau:

- Hàng hoá thông thường: 0,07 USD/tấn

- Xe bảo ôn, xe xích, gầu ngoạm, xe lăn đường, xe nâng hàng, cần cẩu: 2 USD/chiếc.

- Ô tô từ 15 chỗ ngồi trở xuống, xe có trọng tải từ 2,5 tấn trở xuống: 0,7USD/chiếc.

- Các ô tô khác ngoài các loại đã quy định trên: 1,3 USD/chiếc.

 

V- PHÍ SỬ DỤNG CẦU, BẾN, PHAO NEO:

 

1. Đối với phương tiện:

1.1. Tàu thuỷ đỗ tại cầu, phao phải trả phí như sau:

- Đỗ tại cầu: 0,0031 USD/GT- giờ

- Đỗ tại phao: 0,0013 USD/GT- giờ

Tàu thuỷ đỗ nhiều nơi trong phạm vi một cảng thì tính theo thời gian thực tế tàu đỗ từng khu vực sau đó cộng lại.

1.2. Tổ chức, cá nhân có tàu thuỷ chở khách du lịch theo định tuyến với tần suất tối thiểu 4 chuyến/tháng/cảng áp dụng mức thu bằng 50% mức thu qui định tại điểm 1.1 mục này.

1.3. Tổ chức, cá nhân có tàu thuỷ chở khách du lịch hoạt động định tuyến có dung tích toàn phần từ 50.000 GT trở lên áp dụng mức thu bằng 40% mức thu của quy định tại điểm 1.1 mục này.

1.4. Trường hợp tàu thuỷ nhận được lệnh rời cảng mà vẫn chiếm cầu, phao phải trả phí theo mức:

- Chiếm cầu: 0,006 USD/GT- giờ

- Chiếm phao: 0,002 USD/GT- giờ

1.5. Trường hợp tàu thuỷ đỗ áp mạn với tàu khác ở cầu thì trả phí theo mức: 0,0015 USD/GT- giờ.

1.6. Trường hợp không làm hàng được do thời tiết với thời gian trên 01 ngày (24 giờ liên tục) hoặc phải nhường cầu cho tàu thuỷ khác theo lệnh của Cảng vụ Hàng hải thì không thu phí của thời gian không làm hàng.

1.7. Tàu thủy cập cầu, bến tại các cảng chuyên dùng phục vụ dầu khí mà có làm hàng hoặc nhận dầu, nước, trả phí theo mức 0,3USD/m- giờ, mức tối thiểu cho một lần cập cầu là 90USD/tàu.

1.8. Tàu thủy trực tiếp cập cầu bến tại các cảng chuyên dùng phục vụ dầu khí nhưng không làm hàng hoặc không nhận dầu, nước, trả phí theo mức 0,35 USD/m- giờ, mức thu tối thiểu cho một lần cập cầu là: 100 USD/tàu.

1.9. Tàu thuỷ đỗ áp mạn song song với các tàu thuỷ khác cập tại cầu cảng chuyên dùng phục vụ dầu khí trả phí theo mức 0,08 USD/m- giờ, mức thu tối thiểu cho một lần đỗ áp mạn là: 25USD/tàu.

2. Đối với hàng hoá:

Hàng hoá (kể cả container) qua cầu bến, phao neo phải chịu phí cầu, bến, phao neo theo mức sau:

a/ Làm hàng tại cầu cảng:

- Hàng hoá: 0,18 USD/tấn.

- Container 20 feet: 1,6 USD/cont.

- Container 40 feet: 3,2 USD/cont.

- Container trên 40 feet: 4,0 USD/cont.

b/ Làm hàng tại phao: 0,09 USD/tấn.

c/ Phương tiện vận tải:

- Xe bảo ôn, xe xích, gầu ngoạm, xe lăn đường, xe nâng hàng, cần cẩu trả phí theo mức: 2,7 USD/chiếc.

- Xe ô tô 15 chỗ ngồi trở xuống, xe có trọng tải 2,5 tấn trở xuống trả phí theo mức: 0,9 USD/chiếc

- Các loại ô tô khác ngoài các loại đã quy định trên đây trả phí theo mức: 1,8 USD/chiếc

d/ Hàng hoá là hàng lỏng (gas lỏng, xăng dầu, nhựa đường lỏng...) làm hàng bằng phương pháp bơm rót từ tàu thuỷ lên xe bồn trả phí theo mức 0,9 USD/tấn.

đ/ Hàng hoá qua cảng chuyên dùng phục vụ dầu khí trả phí theo mức 0,9 USD/tấn.

3. Đối với hành khách:

3.1. Hành khách qua cầu, bến (đi hoặc đến) phải trả phí theo mức:

- Lượt vào: 1 USD/người

- Lượt rời: 1 USD/người

(Trẻ em dưới 12 tuổi không thu).

3.2. Trường hợp tàu biển đậu tại khu vực neo đậu được phép, sử dụng phương tiện vận tải thuỷ khác để đưa đón khách vào tham quan du lịch tại đất liền hoặc các đảo, phí cầu bến đối với hành khách là 1 USD/người (bao gồm cả lượt vào và lượt rời).

VI - LỆ PHÍ RA, VÀO CẢNG BIỂN:

 

1. Tàu thủy vào, rời cảng biển Việt Nam phải thực hiện các thủ tục quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật Việt Nam và nộp lệ phí ra, vào cảng biển như sau:

 

TT

Loại phương tiện

Mức thu

(USD/chuyến)

1

Tàu thuỷ có dung tích toàn phần nhỏ hơn 100GT

10

2

Tàu thủy có dung tích toàn phần từ 100GT đến dưới 500 GT

20

3

Tàu thủy có dung tích toàn phần từ 500GT đến 1000GT

50

4

Tàu thủy có dung tích toàn phần trên 1000 GT

100

 

2. Lệ phí chứng thực (kháng nghị hàng hải): 20USD/lần.

 


PHẦN III - BIỂU MỨC THU PHÍ, LỆ PHÍ HÀNG HẢI ĐỐI VỚI
TÀU THUỶ HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI NỘI ĐỊA GIỮA CÁC
CẢNG BIỂN VIỆT NAM

 

A - ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG:

 

Biểu phí, lệ phí hàng hải này được áp dụng cho các đối tượng sau:

1. Tàu thuỷ vận tải hàng hoá, hành khách, tàu thuỷ chuyên dùng hoạt động vận tải nội địa giữa các cảng biển Việt Nam, thực tế vào, rời, đi qua hoặc neo đậu tại khu vực hàng hải, vùng nước thuộc cảng biển Việt Nam;

2. Tàu thuỷ chuyên dùng phục vụ dầu khí hoạt động giữa các phân cảng dầu khí, cảng chuyên dùng phục vụ dầu khí trong khu vực trách nhiệm của Cảng vụ Vũng Tàu.

3. Tàu thuỷ của lực lượng vũ trang, công an, hải quan, Cảng vụ Hàng hải và tàu chuyên dùng tìm kiếm cứu nạn khi thực hiện công vụ không thuộc đối tượng điều chỉnh của Quyết định này; trường hợp làm kinh tế thì phải nộp phí, lệ phí hàng hải theo quy định tại Biểu mức thu này.

 

B - CÁC QUY ĐỊNH CỤ THỂ:

 

I - PHÍ TRỌNG TẢI:

 

1. Mức thu phí trọng tải:

1.1. Tàu thuỷ vào, rời cảng biển Việt Nam phải nộp phí trọng tải như sau:

- Lượt vào: 250 đồng/GT

- Lượt rời: 250 đồng/GT

1.2. Tàu thuỷ chuyên dùng phục vụ dầu khí, mỗi chu trình di chuyển khép kín từ Vũng Tàu tới các phân cảng dầu khí, cảng chuyên dùng phục vụ dầu khí và ngược lại tính là 01 chuyến tàu và nộp phí trọng tải như sau:

- Lượt vào: 350 đồng/GT

- Lượt rời: 350 đồng/GT

2. Nguyên tắc thu phí:

2.1. Tàu thuỷ vào, rời nhiều cảng biển trong cùng một khu vực hàng hải chỉ phải nộp một lần phí trọng tải theo mức thu quy định tại điểm 1 mục này.

2.2. Tàu thuỷ vào, rời cảng lấy nhiên liệu, thực phẩm, nước ngọt, thay đổi thuyền viên mà không bốc dỡ hàng hoá, không nhận trả khách áp dụng mức thu bằng 70% so với mức thu quy định tại điểm 1 mục này.

2.3. Tàu thuỷ vào, rời cảng trong cùng một khu vực hàng hải nhiều hơn 3 chuyến/tháng thì từ chuyến thứ 4 trở đi trong tháng áp dụng mức thu bằng 60% so với mức thu quy định tại điểm 1 mục này.

 

2.4. Tổ chức, cá nhân có tàu thuỷ chở hàng hoá vào, rời cảng trong cùng một khu vực hàng hải nhiều hơn 8 chuyến/tháng thì từ chuyến thứ 9 trở đi trong tháng áp dụng mức thu bằng 60% so với mức thu quy định điểm tại 1 mục này.

2.5. Tàu thuỷ chỉ đỗ ở phao, vũng, vịnh suốt thời gian làm hàng áp dụng mức thu bằng 50% so với mức thu nêu quy định tại điểm 1 mục này.

2.6. Tàu thuỷ mỗi lượt vào, rời cảng đồng thời có nhiều mức thu khác nhau thì áp dụng một mức thu thấp nhất.

3. Những trường hợp sau đây không thu phí trọng tải:

- Tàu thuỷ vào, rời cảng tránh bão, cấp cứu bệnh nhân, mà không xếp dỡ hàng hoá, không nhận trả khách.

- Xuồng hoặc canô của tàu mẹ chở khách neo tại vũng, vịnh chở hành khách vào, rời cảng.

- Sà lan con của tàu LASH hoạt động tại cảng cùng cảng tàu mẹ tập kết.

- Tàu thủy chuyên dùng đánh bắt cá và thuyền buồm thể thao của Việt Nam.

 

II - PHÍ BẢO ĐẢM HÀNG HẢI:

 

1. Mức thu phí bảo đảm hàng hải:

Tàu thuỷ vào, rời cảng biển Việt Nam phải nộp phí bảo đảm hàng hải như sau:

1.1. Tàu thủy có dung tích toàn phần từ 2000 GT trở xuống:

- Lượt vào 280 đồng/GT

- Lượt rời: 280 đồng/GT

1.2. Tàu thuỷ có dung tích toàn phần từ 2001 GT trở lên:

- Lượt vào: 550 đồng/GT

- Lượt rời: 550 đồng/GT

1.3. Tàu thuỷ chuyên dùng phục vụ dầu khí, mỗi chu trình di chuyển khép kín từ Vũng Tàu tới các phân cảng dầu khí, cảng chuyên dùng phục vụ dầu khí và ngược lại tính là 01 chuyến tàu và nộp phí bảo đảm hàng hải như sau:

- Lượt vào: 750 đồng/GT

- Lượt rời: 750 đồng/GT

2. Nguyên tắc thu phí:

2.1. Tàu thuỷ vào, rời nhiều cảng biển trong cùng một khu vực hàng hải chỉ phải nộp một lần phí bảo đảm hàng hải theo mức thu quy định tại điểm 1 mục này.

2.2. Tàu thuỷ vào, rời cảng trong cùng một khu vực hàng hải nhiều hơn 3 chuyến/tháng thì từ chuyến thứ 4 trở đi trong tháng áp dụng mức thu bằng 80% mức thu quy định tại điểm 1 mục này.

2.3. Tổ chức, cá nhân có tàu thuỷ vào, rời cảng trong cùng một khu vực hàng hải nhiều hơn 8 chuyến/tháng thì từ chuyến thứ 9 trở đi trong tháng áp dụng mức thu bằng 80% mức thu của cùng trường hợp.

 

2.4. Tàu thủy đến vị trí hàng hải được phép để nhận dầu, nước ngọt, thực phẩm, thay đổi thuyền viên, cấp cứu bệnh nhân áp dụng mức thu bằng 70% mức thu quy định tại điểm 1 mục này.

2.5. Tàu thủy mỗi lượt vào, rời cảng đồng thời có nhiều mức thu khác nhau thì áp dụng một mức thu thấp nhất.

3. Những trường hợp sau đây không thu phí bảo đảm hàng hải:

- Xuồng hoặc canô của tàu mẹ chở khách neo tại khu vực hàng hải được phép thực hiện tăng bo khách vào, rời cảng.

- Tàu sông, bao gồm: Tàu kéo, đẩy, sà lan biển, sà lan Lash thuộc phương tiện vận tải đường sông.

 

III - PHÍ HOA TIÊU:

 

1. MỨC THU PHÍ HOA TIÊU:

 

1.1. Tàu thuỷ vào, rời cảng biển Việt Nam có sử dụng hoa tiêu phải trả phí hoa tiêu theo mức như sau:

Vào hoặc rời cảng: 25 đồng/GT- HL

Mức thu tối thiểu một lượt: 300.000 đồng/lượt

1.2. Một số tuyến áp dụng mức thu phí hoa tiêu như sau:

TT

Tuyến dẫn tàu

Mức thu (đồng/GT-HL)

Mức tối thiểu (đồng/tàu/lượt)

1

Khu vực Vịnh Gành Rái đến Cái Mép trên sông Thị Vải; Khu vực Phú Quốc- Kiên Giang

40

500.000

2

Tuyến Cửa Lò, Xuân Hải, Bến Thuỷ; Tuyến Phao O đến Cảng Nghi Sơn, Chân Mây, Dung Quất, Vũng áng

60

500.000

3

Tuyến từ Định An qua luồng Sông Hậu

30

1.500.000

 

1.3. Tàu thủy vào, rời, di chuyển trong khu vực dàn khoan dầu khí có sử dụng hoa tiêu phải nộp phí hoa tiêu như sau:

- Dẫn cập tàu: 120 đồng/GT

- Dẫn rời tàu: 120 đồng/GT

1.4. Tàu thuỷ di chuyển trong cảng có sử dụng hoa tiêu áp dụng mức thu 60 đồng/GT, mức thu tối thiểu là 200.000 đồng/tàu/lần di chuyển.

2. Nguyên tắc thu phí:

2.1. Khi xin hoa tiêu chủ tàu phải báo cho hoa tiêu trước 6 giờ. Trường hợp thay đổi giờ hoặc huỷ bỏ việc xin hoa tiêu phải báo cho hoa tiêu biết trước 3 giờ; quá thời hạn trên chủ tàu phải trả tiền chờ đợi với mức như sau:

- Hoa tiêu: 20.000 đồng/người- giờ

- Hoa tiêu và phương tiện: 200.000 đồng/người- giờ

Cách tính thời gian chờ đợi như sau:

a/ Hoa tiêu chưa xuất phát: tính 1 giờ.

b/ Hoa tiêu đã rời vị trí xuất phát: thời gian chờ đợi tính từ lúc xuất phát đến khi hoa tiêu trở về vị trí ban đầu.

c/ Hoa tiêu chỉ chờ đợi tại địa điểm đón tàu không quá 4 giờ, quá thời gian trên việc xin hoa tiêu coi như huỷ bỏ. Nếu hoa tiêu đã lên tàu nhưng chủ tàu huỷ bỏ yêu cầu thì phải trả tiền hoa tiêu theo luồng đã xin dẫn đường theo mức quy định tại điểm 1 mục này.

d/ Hoa tiêu đã làm xong việc dẫn đường, nếu thuyền trưởng vẫn giữ hoa tiêu lại sẽ tính thêm tiền chờ đợi theo thời gian giữ lại.

2.2. Trường hợp tàu thuỷ có hành trình để thử máy móc, thiết bị, hiệu chỉnh la bàn áp dụng mức thu bằng 110% mức thu quy định tại điểm 1 mục này.

2.3. Tàu thuỷ không vận hành được vì lý do sự cố kỹ thuật áp dụng mức thu bằng 150% mức thu tại điểm 1 mục này.

2.4. Tàu thuỷ không tới thẳng cảng đến mà xin neo lại dọc đường (trừ các tuyến không được chạy đêm) chủ tàu phải trả chi phí phương tiện phát sinh cho việc đưa đón hoa tiêu.

2.5. Trường hợp tàu thuỷ đã đến vị trí chờ hoa tiêu theo đúng giờ đại diện chủ tàu đã yêu cầu và được Cảng vụ Hàng hải và hoa tiêu chấp thuận mà hoa tiêu chưa tới khiến tàu phải chờ đợi thì hoa tiêu phải trả tiền chờ đợi cho chủ tàu là 250.000 đồng/giờ.

2.6. Trường hợp hoa tiêu đã đến vị trí nhưng tàu thuỷ không vận hành được vì lý do bất khả kháng (theo xác nhận của Cảng vụ Hàng hải) thì không thu phí hoa tiêu.

IV - PHÍ NEO ĐẬU TẠI VŨNG, VỊNH:

 

Tàu thuỷ neo đậu tại vũng, vịnh phải nộp phí neo đậu tại vũng, vịnh theo mức 5 đồng/GT- giờ:

 

V - PHÍ SỬ DỤNG CẦU, BẾN, PHAO NEO THUỘC KHU VỰC CẢNG BIỂN:

 

- Tàu thuỷ đỗ tại cầu phải trả phí theo mức: 15 đồng/GT- giờ

- Tàu thuỷ đỗ tại phao phải trả phí theo mức: 10 đồng/GT- giờ

 

VI - LỆ PHÍ RA, VÀO CẢNG BIỂN:

 

1. Tàu thuỷ vào, rời cảng biển Việt Nam phải thực hiện các thủ tục quản lý Nhà nước theo quy định của pháp luật Việt Nam và phải nộp lệ phí ra, vào cảng biển như sau:

 

 

TT

Loại phương tiện

Mức thu (đồng/chuyến)

1

Tàu thuỷ, thuyền gỗ nhỏ chở khách, sà lan tự hành có dung tích toàn phần từ 200 tấn trở xuống

20.000

2

Tàu thuỷ có dung tích toàn phần dưới 200GT, đoàn sà lan vận tải đường sông (gồm tàu lai, kéo, đẩy)

30.000

3

Tàu thuỷ có dung tích toàn phần từ 200GT đến dưới 1000GT

50.000

4

Tàu thuỷ có dung tích toàn phần từ 1000GT đến 5000GT

100.000

5

Tàu thuỷ có dung tích toàn phần trên 5000GT

200.000

 

2. Lệ phí chứng thực (kháng nghị hàng hải): 100.000 đồng/lần.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTER OF FINANCE
----------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
--------------

No. 88/2004/QD-BTC

Hanoi, November 19, 2004

 

DECISION

PROMULGATING MARITIME CHARGES AND FEES

THE MINISTER OF FINANCE

Pursuant to the Vietnam Maritime Code;

Pursuant to August 28, 2001 Charge and Fee Ordinance No. 38/2001/PL-UBTVQH10;
Pursuant to the Government’s Decree No. 77/2003/ND-CP of July 1, 2003, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Finance;

Pursuant to the Government’s Decree No. 57/2002/ND-CP of June 3, 2002, detailing the implementation of the Ordinance on Charges and Fees;

At the proposal of the Ministry of Transport in Official Letter No. 5411/GTVT-VT of October 6, 2004,

DECIDES:

Article 1.- To promulgate together with this Decision the Table of maritime charges and fees.

Article 2.- The agencies assigned the task of organizing the collection of maritime charges and fees shall have to organize the collection thereof and be entitled to withhold a certain percentage (%) from the total collected charge and charge amount before remitting it into the state budget according to regulations of the Ministry of Finance.

Article 3.- The rates of maritime charges specified in this Decision and collected by seaport enterprises and enterprises managing special-use maritime channels are inclusive of value added tax.

Article 4.- This Decision takes effect as from January 1, 2005; the provisions on maritime charges and fees in the Finance Ministry’s Decision No. 61/2003/QD-BTC of April 25, 2003, and Decision No. 62/2003/QD-BTC of April 25, 2003,  and other regulations which are contrary to the provisions of this Decision are hereby annulled.

Article 5.- Organizations and individuals liable to pay maritime charges and fees; agencies and organizations which collect maritime charges and fees, and concerned units shall have to implement this Decision.

 

 

 

 

TABLE OF MARITIME CHARGES AND FEES

(Promulgated together with the Finance Ministry’s Decision No. 88/2004/QD-BTC of November 19, 2004)

Part I

GENERAL PROVISIONS

I. DETERMINATION OF PAYABLE MARITIME CHARGES AND FEES

Payable maritime charges or fees are those payable at the rates specified in this Table and determined on the following principles:

1. Gross tonnage (GT):

1.1. For dry carriers (including container carriers): It is the biggest GT as indicated in the Registry’s certificate.

1.2. For liquid cargo tankers: It is equal to 85% of the biggest GT as indicated in the Registry’s certificate, regardless of whether the ship has separation ballast water tanks or not.

1.3. For ships on arrival or exit for passenger transportation, repair or dismantlement: It  is equal to 50% of the biggest GT as indicated in the Registry’s certificate.

1.4. In the absence of GT, the following shall apply:

- Cargo ships: 1.5 deadweight ton is treated as 1 GT.

- Tug boats, push boats: 1 HP (Kw) is treated as 0.5 GT.

- Barges: 1 deadweight ton is treated as 1 GT.

1.5. For tug boats (or push boats) and towing or pushing barges: It is the total GT of the  convoy of tug boats (or push boats) and barges.

2. Unit of engine power: The main engine power is calculated in horse power (HP) or kW; part of 1 HP or kW shall be counted as 1 HP or kW.

3. Time unit:

- For the time unit being the day: One day is defined as 24 hours; 12 hours or less of a day shall be counted as half day; over 12 hours shall be counted as one full day.

- For the time unit being the hour: 1 hour is defined as 60 minutes; 30 minutes or less shall be counted as half hour; over 30 minutes shall be counted as one full hour.

4. Cargo weight (including tare weight) unit is ton or cubic meter (m3); Less than 0.5 ton or under 0.5 m3 shall be considered as null, 0.5 ton or 0.5 m3 or more shall be counted as 1 ton or 1 m3.  In a single bill of lading, the minimum weight to count shall be 1 ton or 1 m3. Each 2 m3 of cargo each ton of which occupies 2 m3 or more shall be counted as 1 ton.

5. The distance to count is nautical mile; less than 1 nautical mile shall be counted as 1 nautical mile. The unit for calculating wharfage is meter (m); less than one meter shall be counted as 1 meter.

6. Currencies in which maritime charges and fees shall be collected: 

- For maritime shipping along international routes: Maritime charges shall be paid in US dollar. The payment of charges shall comply with the Vietnamese State’s current regulations on foreign currency management. In cases where it is necessary to convert US dollar into Vietnam dong, the conversion shall be made at the average exchange rate on the interbank foreign currency market, announced by the State Bank of Vietnam at the time of payment.

- For maritime shipping between Vietnamese seaports, maritime charges shall be paid in Vietnam dong.

7. Where a voyage involves receipt and delivery of exports and imports at many Vietnamese seaports in combination with receipt and delivery of domestic cargoes, it shall be regarded as international transportation and the rates of maritime charges and fees for international shipping shall apply.

Particularly, cargo volumes transported domestically shall not be liable to mooring charges.

II. A NUMBER OF TERMS USED IN THIS DECISION SHALL BE CONSTRUED AS FOLLOWS

1. Export cargoes (including containers) mean cargoes having their places of consignment (departure) in Vietnam and places of delivery (destination) in foreign countries.

2. Import cargoes (including containers) mean cargoes having their places of consignment (departure) in foreign countries and places of delivery (destination) in Vietnam.

3. Transit cargoes (including containers) mean cargoes having their places of consignment (departure) and places of delivery (destination) outside the Vietnamese territory, carried to Vietnam’s seaports either in transit in these seaports or stored in warehouses or storing yards for further transportation.

4. Cargoes (including containers) in transshipment mean cargoes unloaded from ships, brought into transshipment areas for a given period of time before loaded onto other ships for transportation to other ports.

5. Ships include seagoing ships, river ships and other types of ships, boats and crafts  (with or without engine) operating on the sea and in waters contiguous to the Vietnamese seas.

6. Specialized ships include ships exclusively employed in oil and gas exploration and exploitation activities (ships employed in oil and gas service activities) and ships exclusively used for construction of marine works.

7. Carriers means persons who employ ships under their ownership or chartered ships under other people’s ownership to transport cargoes and/or passengers.

8. Entrusted persons mean organizations or individuals authorized by the carriers to carry out the loading, unloading, forwarding and preservation of cargoes at ports.

9. Voyage: An entry in a port and a leaving from such port by a ship shall be counted as a single voyage.

10. Navigable zone means a delimited water area under the management of a port authority, except for the following port authorities which are in charge of more than one navigable zone:

- The zone under the management of Quang Ninh port authorities is divided into four navigable zones, namely, Hon Gai zone, Cam Pha zone, Mui Chua zone and Van Gia zone.

- The zone under the management of Thua Thien - Hue port authorities is divided into four navigable zones, namely, Thuan An  zone and Chan May zone.

- The zone under the management of Da Nang port authorities is divided into two navigable zones, namely, Da Nang zone and Sa Ky zone.

- The zone under the management of Nha Trang port authorities is divided into three navigable zones, namely, Nha Trang zone, Ba Ngoi zone and Van Phong zone.

- The zone under the management of Vung Tau port authorities is divided into three navigable zones, namely, Phu My zone, Con Dao zone and the remaining zone.

III. DIVISION OF SEAPORT REGIONS

- Region 1: All ports lying from parallel 20 northward

- Region 2: All ports lying from parallel 11.5 to parallel 20

- Region 3: All ports lying from parallel 11.5 southward.

Part II

TABLE OF MARITIME CHARGES AND FEES FOR INTERNATIONAL MARITIME SHIPPING

A. OBJECTS OF APPLICATION

This Table of maritime charges and fees shall be applicable to the following objects:

1. Ships engaged in the transportation of cargoes (including containers) for export, import, in transit,international relay transportation, from or into export-processing zones; transportation of passengers from Vietnam to foreign countries or vice versa, and ships exclusively operating along international routes, which actually enter, leave, pass, moor or anchor in navigable zones or waters of Vietnamese seaports;

2. Cargoes (including containers), which are exported or imported, in transit or relay transportation, brought into or from export-processing zones for which maritime charges and fees shall be paid by their carriers or entrusted persons;

3. Passengers, including crewmen of passenger ships, entering Vietnam from foreign countries by sea or vice versa;

B. SPECIFIC PROVISIONS

I. TONNAGE CHARGES:

1. Tonnage charge rates:

Ships entering and leaving seaports, crude oil export port divisions (wharfless oil pumping stations) or ports exclusively used for petroleum activities shall be liable to tonnage charges at the following rates:

Types of ship

Charge rates

A. Ships (other than lash ships)

 

- Entering:

0.032 USD/GT

- Leaving:

0.032 USD/GT

B. Lash ships

 

- Mother-ships

 

Entering

0.017 USD/GT

Leaving

0.017 USD/GT

- Lighter (only charged when leaving its mother ships to a port other than the port of destination of its mother ship)

 

Entering

0.017 USD/GT

Leaving

0.017 USD/GT

2. Principles for collection of charges:

2.1. A ship entering and leaving many seaports within the same navigable zone shall have to pay a tonnage charge only once at the rate specified at Point 1 of this Section.

2.2. Ships entering and leaving ports for replenishing fuel, food provisions, fresh water, changing crew members without loading and unloading cargoes, without embarking or disembarking passengers shall pay a tonnage charge equal to 70% of that specified at Point 1 of this Section.

2.3. Ships entering or leaving ports within the same navigable zone for more than three voyages in a month, shall, from the 4th voyage on in the same month, be liable to a charge equal to 60% of that specified at Point 1 of this Section.

2.4. Organizations or individuals having ships entering and leaving ports in the same navigable for more than eight voyages in a month, shall, from the 9th voyage on in the same month, pay a charge equal to 60% of that specified at Point 1 of this Section.

2.5. Organizations or individuals that have ships carrying tourists along fixed routes and calling at Vietnamese ports shall have to pay tonnage charges at the following rates:

- For ships of under 300 GT, calling at ports at the minimum frequency of 10 voyages/month/port, they shall be liable to a charge equal to 70% of the prescribed charge;

- For ships of between 300 GT and under 1,500 GT, calling at ports at the minimum frequency of seven voyages/month/port, they shall be liable to a charge equal to 60% of the prescribed charge;

- For ships of between 1,500 GT and under 50,000 GT, calling at ports at the minimum frequency of four voyages/month/port, they shall be liable to a charge equal to 50% of the prescribed charge;

- For ships of 50,000 GT or over, they shall be liable to a charge equal to 40%.

2.6. Ships that transship oil at Van Phong Bay, Khanh Hoa, shall be liable to a charge equal to 20% of that specified at Point 1 of this Section.

2.7. Ships liable to different charge rates upon each entering or leaving shall enjoy the lowest charge rate.

3. In the following cases, tonnage charge shall not be collected:

- Ships entering or leaving ports for storm sheltering or emergency medical treatment,

- Motor boats carrying passengers from mother ships anchored in lagoon or bay to shore or vice versa.

- Lighters of LASH ships operating at the ports of destination of their mother ships.

- Ships in transit to Cambodia.

II. MARITIME SAFETY ASSURANCE FEES

1. Maritime safety assurance fee rates

Ships entering and leaving seaports or ports in exclusive service of petroleum activities and in transit to Cambodia shall be liable to a maritime safety assurance fee as follows:

Types of ship

Regions I and III

Region II

A. Ships (other than LASH)

 

 

- Entering

0.135 USD/GT

0.092 USD/GT

- Leaving

0.135 USD/GT

0.092 USD/GT

B. LASH ships

 

 

- Mother ships

 

 

Entering

0.050 USD/GT

0.040 USD/GT

Leaving

0.050 USD/GT

0.040 USD/GT

- Lighter

(Only charged when leaving its mother to navigate on the channel)

- Entering

0.073 USD/GT

0.040 USD/GT

- Leaving

0.073 USD/GT

0.040 USD/GT

As from January 1, 2006, maritime safety assurance fees equal to 70% of the levels specified in this table shall be collected.

2. Principles for collection of fees 

2.1. A ship entering and leaving many seaports within the same navigable zone shall be liable to a maritime safety assurance fee once at the rate specified at Point 1 of this Section.

2.2. Cargo or passenger ships entering or leaving ports within the same maritime zone  for more than 3 voyages in a month, shall, from the 4th voyage on in the same month, be liable to a fee equal to 80% of the fee specified at Point 1 of this Section.

2.3. Cargo or passenger ships entering or leaving ports within the same navigable zone  for more than 8 voyages in a month, shall, from the 9th voyage on in the same month, be liable to a fee equal to 80% of the fee specified at Point 1 of this Section.

2.4. Ships arriving at permitted maritime positions for replenishing fuel, food provisions, fresh water, changing crew members or medical emergency treatment shall be liable to a fee equal to 50% of that specified at Point 1 of this Section.

2.5. Organizations and individuals that have ships carrying tourists along fixed routes and calling at Vietnamese ports shall be charged a maritime safety assurance fee at the following rates:

- For ships of under 300 GT, calling at ports at the minimum frequency of 10 voyages/month/port, they shall be liable to a fee equal to 70% of the prescribed fee;

- For ships of between 300 GT and under 1,500 GT, calling at ports at the minimum frequency of 7 voyages/month/port, they shall be liable to a fee equal to 60% of the prescribed fee;

- For ships of between 1,500 GT and under 50,000 GT, calling at ports at the minimum frequency of 4 voyages/month/port, they shall be liable to a fee equal to 50% of the prescribed fee;

- For ships of 50,000 GT or over, they shall be liable to a fee of 30% of the prescribed fee.

2.6. Ships that transship oil at Van Phong Bay, Khanh Hoa, shall be liable to a fee equal to 20% of the fee specified at Point 1 of this Section.

2.7. Ships liable to different fee rates upon each entering or leaving shall enjoy the lowest fee rate.

3. In the following cases, maritime safety assurance fee shall not be collected:

Motor boats carrying passengers from mother ships anchored in permitted navigable zone to shore or vice versa.

III. PILOTAGE CHARGES:

1. Pilotage charge rates:

1.1. Ships entering and leaving seaports under the pilotage of pilots shall be liable  to pilotage charges as follows:

No

Distance of pilotage

Unit rate (USD/GT-mile)

1

Up to 10 nautical miles

0.0034

2

Up to 30 nautical miles

0.0022

3

Over 30 nautical miles

0.0015

The minimum charge payable per time of pilotage is USD 200.

1.2. For a number of routes, the following pilotage charge rates shall apply as followed:

No

Routes

Charge level (USD/GT-mile)

Minimum  charge rate (USD/ship/ time)

1

Areas of Binh Tri, Hon Chong - Kien Giang, Dam Mon - Khanh Hoa,  Xuan Hai - Cua Lo, Buoy zero to Nghi Son port, Chan May, Dung Quat and Vung Ang

0.0045

180

2

Route from Dinh An to Hau river’s channel

0.0032

270

3

Phu Quoc - Kien Giang area

0.0070

200

1.3. Ships entering leaving or moving within a port division for crude oil export or moving between port divisions under the pilotage of pilots shall be liable to pilotage charge as follows:

- Arrival: 0.024 USD/GT

- Departure: 0.024/USD/GT

1.4. Ship of under 200 GT (including fishing ships) shall be liable to pilotage charges at the rate of USD 25/ship/time.

1.5. For each movement within a port under the pilotage of pilots, the charge rate of 0.015 USD/GT/movement shall apply, with the payable minimum charge being 50 USD/ship/ movement.

2. Principles for collection of charges:

2.1. Ship owners shall have to request pilotage at 6 hour notice, or 24 hour notice for port divisions for crude oil export.  Should there is any schedule change or cancellation of request for pilotage, it must be notified to pilots 3 hours in advance, or 8 hours for port divisions for crude oil export; past that time limit, ship owners shall have to pay for the detention  time at the level of 10 USD/pilot-hour, the method of counting the detention time shall be as follows:

a/ Pilots having not yet left the starting base: 1 hour of waiting shall be counted.

b/ For pilots having already left the starting base: the waiting time shall be counted from the time the pilot leaves the starting base to the time they return thereto.

c/ The pilot’s waiting time at the pilot station shall not exceed 4 hours. Beyond that duration, the request for pilotage shall be considered canceled; if the pilot has been on board but the ship owner cancels his/her request, a pilotage charge shall be paid according to the channel for which pilotage was required and at the prescribed rate.

d/ For pilots who have completed their work and are retained by shipmasters, additional charges shall be paid according to the time of retention.

2.2. For ships running for machinery and equipment testing or compass adjustment, they shall be liable to charges equal to 110% of that specified at Point 1 of this Section.

2.3. For ships maneuvering without running engine charge to technical breakdowns, they shall be liable to charges equal to 150% of that specified at Point a of this Section for the actual distance covered.

2.4. For ships requesting pilotage without advance notice (other than the above-said cases), they shall be liable to charges equal to 110% of that specified at Point 1 of this Section.

2.5. Where the pilot has arrived at the pilot station but the ship cannot operate charge to force majeure circumstances (as certified by port authorities), pilotage charge shall not be collected.

2.6. For ships which do not navigate straight to the ports of destination and anchor en route (except for routes along which nighttime navigation is not permitted), ship owners shall have to pay extra expenses for facilities used for reception and discharge of pilots.

2.7. Where a ship has punctually arrived at the pilot station at the time duly informed by the ship owner and accepted by port authorities and the pilot, but the pilot has not been there and causing the ship to wait, such pilot shall have to pay to the ships 100 USD/waiting hour for the actual waiting time.

2.8. Ships entering or leaving ports within the same navigable zone  for more than 3 voyages in a month, shall, from the 4th voyage on in the same month, be liable to a charge equal to 80% of that specified at Point 1 of this Section.

2.9. Organizations or individuals having ships entering or leaving ports within the same navigable zone  for more than 8 voyages in a month, shall, from the 9th voyage on in the same month, be liable to a charge equal to 80% of that specified at Point 1 of this Section.

2.10. Organizations and individuals that have ships carrying tourists along fixed routes at the minimum frequency of 4 voyages/month/port shall pay pilotage charges equal to 50% of that specified at Point 1 of this Section.

2.11. Organizations and individuals that have ships carrying tourists along fixed routes, which are of 50,000 GT or more,  shall pay pilotage charges equal to 40% of that specified at Point 1 of this Section.

2.12. Ships that transship oil at Van Phong Bay, Khanh Hoa, shall be liable to a charge equal to 20% of the level prescribed at Point 1 of this Section.

2.13. Where a ship has to move between wharves within a seaport at the request of the seaport’s director, for which the pilotage charge shall be incurred by the port authorities, such pilotage charge shall be paid as for pilotage within a port of ships operating between Vietnamese seaports.

IV. CHARGES FOR ANCHORING AND MOORING AT QUAY OR ROADSTEAD

1. For ships:

1.1 Ships anchoring and mooring at quay or roadstead shall be liable to mooring charges as follows:

- For the first 30 days, the applicable charge rate shall be 0.0005 USD/GT-hour

- For the 31st day on, the applicable charge rate shall be 0.0003 USD/GT-hour

Ships anchoring and mooring at crude oil export port divisions (wharfless oil pumping stations), the mooring charge shall be as follows:

- For the first 30 days, the applicable charge rate shall be 0.0003 USD/GT-hour

- For the 31st day on, the applicable charge rate shall be 0.0002 USD/GT-hour

For ships taking two or more berths within a port area managed by one port authority, payable charges shall be the total of charges payables for the actual time of anchoring or mooring and the rate at each berth.

1.2. Organizations and individuals that have ships carrying tourists along fixed routes with a frequency of 4 voyages/month/port at least shall pay a charge equal to 50% of that specified at Point 1.1 of this Section.

1.3. Organizations and individuals that have ships carrying tourists along fixed routes, which are of 50,000 GT or more, shall pay a charge equal to 40% of that specified at Point 1.1 of this Section.

1.4. Ships that transship oil at Van Phong Bay, Khanh Hoa, shall be liable to a charge equal to 20% of that specified at Point 1.1 of this Section.

1.5. Mooring charges shall not be collected for ships awaiting high tide in port waters before calling at Vietnamese ports.

2. For cargoes:

Cargoes transshipped at quay or roadstead for transportation to other ports in another navigable zone shall be liable to charges for mooring at quay or roadstead (for those transshipped at quay or roadstead for handling at pier in the same navigable zone shall not be liable to this charge) as follows:

- Ordinary cargoes: 0.07 USD/ton

- Refrigeration cars, caterpillars, excavators, road rollers, fork-lift trucks and cranes: 2 USD/unit.

- Cars of 15 seats or under, trucks of 2.5 tons or under: 0.7 USD/unit.

- Cars other than the above-said types: 1.3 USD/unit.

V. CHARGES FOR USE OF PIERS AND MOORING BUOYS IN SEAPORT AREAS

1. For ships:

1.1 Ships berthing at pier or buoy shall be liable to charges as follows:

- Berthing at pier: 0.0031 USD/GT-hour

- Berthing at buoy: 0.0013 USD/GT-hour

For ships taking two or more berths within a port, payable charges shall be the total of charges payable for the actual time of staying and the rate at each berth.

1.2. Organizations and individuals that have ships carrying tourists along fixed routes with the minimum frequency of 4 voyages/month/port shall pay a charge equal to 50% of that specified at Point 1.1 of this Section.

1.3. Organizations and individuals that have ships carrying tourists along fixed routes, which are of 50,000 GT or more, shall pay a charge equal to 40% of that specified at Point 1.1 of this Section.

1.4. Where a ship which has been ordered to leave the port, still occupies a berth at pier or buoy, it shall be liable to a charge at the following rates:

- At pier: 0.006 USD/GT-hour

- At buoy: 0.002 USD/GT-hour

1.5. Ships drawing alongside other ships at pier shall be liable to a charge at the rate of 0.0015 USD/GT-hour.

1.6. Where a ship has to stop the cargo handling charge to bad weather for more than one day (24 hours in a row) or has to give up its berth to another ship under the order of the port authority, the charge shall be exempt for the period of time when cargoes cannot be handled.

1.7. Ships directly berthing at pier in ports exclusively used for petroleum activities with handling cargoes or replenishing fuel and water shall be liable to charges at the rate of 0.3 USD/meter-hour, and the minimum rate for each berth at pier is 90 USD/ship.

1.8. Ships directly berthing at pier in ports exclusively used for petroleum activities without handling cargoes or replenishing fuel and water shall be liable to charges at the rate of 0.35 USD/meter-hour, and the minimum rate for each berth at pier is 100 USD/ship.

1.9. Ships drawing alongside other ships berthing at pier in ports exclusively used for petroleum activities shall be liable to charges at rate of 0.08 USD/meter-hour, and the minimum rate for each berth is 25 USD/ship.

2. For cargoes:

For cargoes (including containers) carried at pier or buoy shall be liable to charges  at the following rates:

a/ Handling cargoes at pier:

- For cargoes: 0.18 USD/ton.

- For 20-feet containers: 1.6 USD/container

- For 40-feet containers: 3.2 USD/container

- For over 40-feet containers: 4.0 USD/container

b/ Handling cargoes at buoy: 0.09 USD/ton.

c/ Means of transport:

- Refrigeration cars, caterpillars, excavators, road rollers, fork-lift trucks and cranes: 2.7 USD/unit.

- Cars of 15 seats or under, trucks of 2.5 tons or under: 0.9 USD/unit.

- Automobiles other than the above-said types: 1.8 USD/unit.

d/ Liquid cargoes (liquefied gas, petrol and oil, liquid asphalt,...), which are discharged by pumping from ship to tank cars, shall be charged at a rate of 0.9 USD/ton.

e/ Cargoes transported through ports in exclusive service of petroleum activities shall be charged at the rate of 0.9 USD/ton.

3. For passengers:

3.1. Passengers passing through (departing or arriving) pier or wharf shall have to pay charges  at the following rates:

- Entry: 1 USD/person

- Departure: 1 USD/person

(Under-12 children shall be exempt from charges).

3.2 Where ships anchoring in permitted areas use other means of waterway transport to carry passengers to shore or islands, the wharfage applicable to passengers is 1 USD/person (for both arrival and departure).

VI. CLEARANCE FEES:

1. Ships entering or leaving Vietnamese seaports shall have to carry out state management procedures as provided for by Vietnamese law and liable to the clearance  fee as follows:

No.

Types of ships

Fee rate (USD/voyage)

1

Ships of under 100 GT

10

2

Ships of between 100 GT and under 500 GT

20

3

Ships of between 500 GT and under 1,000 GT

50

4

Ships of over 1,000 GT

100

 2. Fee for authentication (of sea protests): USD 20/time.

Part III

TABLE OF MARITIME CHARGES AND FEES FOR SHIPS EMPLOYED FOR DOMESTIC TRANSPORTATION BETWEEN VIETNAMESE SEAPORTS

A. OBJECTS OF APPLICATION

This table of maritime charges and fees shall be applicable to the following objects:

1. Ships engaged in the transportation of cargoes or passengers, and ships exclusively employed for domestic transportation between Vietnamese seaports, which actually enter, leave, pass, moor or anchor in navigable zones or waters of Vietnamese seaports;

2. Ships exclusively employed for petroleum activities and operating between petroleum port division and ports exclusively used for petroleum activities in the zone under the management of Vung Tau port authority;

3. Ships of armed forces, police, customs, port authorities and ships exclusively used for search and rescue, when performing their official duties, shall not be subject to this Decision; if engaged in economic activities, they shall be liable to maritime charges and fee specified in this table..

B. SPECIFIC PROVISIONS

I. TONNAGE CHARGES:

1.1. Ships entering and leaving Vietnamese seaports shall be liable to tonnage charges at the following rates:

- Entering: 250 VND/GT

- Leaving:  250 VND/GT

1.2. For ships exclusively employed for petroleum activities, every closed cycle of navigation from Vung Tau to oil and gas port divisions, ports exclusively used for petroleum activities and vice versa shall be counted as one voyage and liable to tonnage charges as follows:

- Entering: 350 VND/GT

- Leaving:  350 VND/GT

2. Principles for collection of charges:

2.1. A ship entering and leaving many seaports within the same navigable zone shall have to pay a tonnage charge only once at the rate specified at Point 1 of this Section.

2.2. Ships entering and leaving ports for replenishing fuel, food provisions, fresh water, changing crew members without loading and unloading cargoes, without embarking or disembarking passengers shall pay a tonnage charge equal to 70% of that specified at Point 1 of this Section.

2.3. Ships entering or leaving ports within the same navigable zone for more than three voyages in a month, shall, from the 4th voyage on in the same month, be liable to a charge equal to 60% of that specified at Point 1 of this Section.

2.4. Organizations or individuals having ships entering and leaving ports in the same navigable for more than eight voyages in a month, shall, from the 9th voyage on in the same month, pay a charge equal to 60% of that specified at Point 1 of this Section.

2.5. Ships berthing at buoy, quay or roadstead throughout the cargo handling period shall be liable to a charge equal to 50% of that specified at Point 1 of this Section.

2.6. Ships liable to different charge rates upon each entering and leaving shall enjoy the lowest due rate.

3. In the following cases, tonnage charge shall not be collected:

- Ships entering or leaving ports for storm sheltering or emergency medical treatment, without loading and unloading cargoes, without embarking or disembarking passengers. 

- Motor boats carrying passengers from mother ships anchored in lagoon or bay to shore or vice versa.

- Lighters of LASH ships operating at the ports of destination of their mother ships.

- Ships exclusively employed for fishing and sports sailboats of Vietnam.

II. MARITIME SAFETY ASSURANCE FEES

1. Maritime safety assurance fee rates

Ships entering and leaving Vietnamese seaports shall be liable to maritime safety assurance fees as follows:

1.1. For ships of 2,000 GT or under:

- Entering: 280 VND/GT

- Leaving:  280 VND/GT

1.2. For ships of 2,001 GT or more:

- Entering: 550 VND/GT

- Leaving:  550 VND/GT

1.3. For ships exclusively employed for petroleum activities, every closed cycle of navigation from Vung Tau to oil and gas port divisions, ports exclusively used for petroleum activities and vice versa shall be counted as one voyage and liable to tonnage fees as follows:

- Entering: 750 VND/GT

- Leaving:  750 VND/GT

2. Principles for collection of fees 

2.1. A ship entering and leaving many seaports within the same navigable zone shall be liable to a maritime safety assurance fee once at the rate specified at Point 1 of this Section.

2.2. Ships entering or leaving ports within the same maritime zone  for more than 3 voyages in a month, shall, from the 4th voyage on in the same month, be liable to a fee equal to 80% of that specified at Point 1 of this Section.

2.3. Cargo or passenger ships entering or leaving ports within the same navigable zone  for more than 8 voyages in a month, shall, from the 9th voyage on in the same month, be liable to a fee equal to 80% of the fee payable in the same case.

2.4. Ships arriving at permitted maritime positions for replenishing fuel, food provisions, fresh water, changing crew members or medical emergency treatment shall be liable to a fee equal to 50% of that specified at Point 1 of this Section.

2.5. Ships liable to different fee rates upon each entering and leaving shall enjoy the lowest fee rate.

3. In the following cases, the maritime safety assurance fee shall not be collected:

- Motor boats carrying passengers from mother ships anchored in permitted navigable zone to shore or vice versa.

- River ships, including tug boats, push boats, sea-going barges, LASH barges of means of riverway transport.

III. PILOTAGE CHARGES:

1. Pilotage charge rates:

1.1. Ships entering and leaving Vietnamese seaports under the pilotage of pilots shall be liable  pilotage charges as follows:

Entering or leaving ports: VND 25 GT-mile

The minimum charge payable per time of pilotage is VND 300,000

1.2. For a number of routes, the following pilotage charge rates shall apply:

No

Routes

Charge level (VND/GT-mile)

Minimum  charge level(VND/ship/ time)

1

Areas of Ganh Rai Bay to Cai Mep on Thi Vai river; Phu Quoc area- Kien Giang

40

500,000

2

Route of Cua Lo, Xuan Hai, Ben Thuy; Routes from Buoy zero to Nghi Son, Chan May. Dung Quat and Vung Ang ports

60

500,000

3

Route from Dinh An through Hau River channel   

30

1,500,000

1.3. Ships entering leaving or moving within areas of oil and gas rigs  under the pilotage of pilots shall be liable to pilotage charges as follows:

- Arrival: 120 VND/GT

- Departure: 120/VND/GT

1.4. For each movement within a port under the pilotage of pilots, the charge rate of 60 VND/GT shall apply, with the payable minimum charge being 200,000 VND/ship/ movement.

2. Principles for collection of charges:

2.1. Ship owners shall have to request pilotage at 6 hour notice. Should there is any schedule change or cancellation of request for pilotage, it must be notified to pilots 3 hours in advance; beyond this time limit, ship owners shall have to pay for the detention  time at the following rates:

a/ Pilots: VND 20,000/pilot-hour

b/ Pilots and ships: VND 200,000/pilot-hour

The waiting time shall be calculated as follows:

a/ The pilot has not yet left the starting base: one hour of waiting shall be counted;

b/ The pilot has already left the starting base: the waiting time shall be counted from the time the pilot leaves the starting base to the time they return thereto.

c/ The pilot’s waiting time at the pilot station shall not exceed 4 hours. Beyond that duration, the request for pilotage shall be considered canceled; if the pilot has been on board but the ship owner cancels his/her request, a pilotage charge shall be paid according to the channel for which pilotage was required and at the prescribed rate.

d/ For pilots who have completed their work and are retained by shipmasters, additional charges shall be paid according to the time of retention.

2.2. For ships running for machinery and equipment testing or compass adjustment, they shall be liable to charges equal to 110% of that specified at Point 1 of this Section.

2.3. For ships maneuvering without running engine charge to technical breakdowns, they shall be liable to charges equal to 150% of that specified for the actual distance covered.

2.4. For ships which do not navigate straight to the ports of destination and anchor en route (except for routes along which nighttime navigation is not permitted), ship owners shall have to pay extra expenses for facilities used for reception and discharge of pilots.

2.5. Where a ship has punctually arrived at the pilot station at the time duly informed by the ship owner and accepted by port authorities and the pilot, but the pilot has not been there and causing the ship to wait, such pilot shall have to pay to the ships 250,000 VND/waiting hour for the actual waiting time.

2.6. Where the pilot has arrived at the pilot station but the ship cannot operate charge to force majeure circumstances (as certified by port authorities), pilotage charge shall not be collected.

IV. CHARGES FOR ANCHORING AND MOORING AT QUAY OR ROADSTEAD

Ships anchoring and mooring at quay or roadstead shall be liable to mooring charges at the rate of VND 5/GT-hour.

V. CHARGES FOR USE OF PIERS AND MOORING BUOYS IN SEAPORT AREAS

- Ships berthing at pier shall be liable to charges at a rate of 15 VND/GT-hour

- Ships berthing at buoy shall be liable to charges at a rate of 10 VND/GT-hour

VI. CLEARANCE FEES:

1. Ships entering or leaving Vietnamese seaports shall have to carry out state management procedures as provided for by Vietnamese law and liable to the following clearance fees as follows:

No.

Types of ships

Fee rate (VND/voyage)

1

Passenger ships, wood boats, self-propelled barges of 200 GT or under

20,000

2

Ships of under 200 GT, convoys of barges for riverway transportation (including tugboats, push boats)

30,000

3

Ships of between 200 GT and under 1,000 GT

50,000

4

Ships of between 1,000 GT and 5,000 GT

100,000

5

Ships of over 5,000 GT

200,000

2. Fee for authentication (of sea protests): VND 100,000/time.-

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 88/2004/QD-BTC DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất