Thông tư 46/2011/TT-BTNMT về bảo vệ môi trường làng nghề

thuộc tính Thông tư 46/2011/TT-BTNMT

Thông tư 46/2011/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc quy định về bảo vệ môi trường làng nghề
Cơ quan ban hành: Bộ Tài nguyên và Môi trường
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:46/2011/TT-BTNMT
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Bùi Cách Tuyến
Ngày ban hành:26/12/2011
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài nguyên-Môi trường

TÓM TẮT VĂN BẢN

Ưu tiên phân bổ ngân sách bảo vệ môi trường làng nghề

Đây là một trong các chính sách ưu đãi đối với các cơ sở, làng nghề được công nhận quy định tại Thông tư số 46/2011/TT-BTNMT do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành ngày 26/12/2011 về bảo vệ môi trường làng nghề.
Theo đó, ngoài việc được ưu tiên phân bổ ngân sách, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng về bảo vệ môi trường theo hướng dẫn tại Thông tư số 113/2006/TT-BTC ngày 28/12/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung về ngân sách Nhà nước hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn theo Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/07/2006 của Chính phủ và các quy định khác của pháp luật có liên quan, các cơ sở, làng nghề còn được hưởng một số chính sách ưu đãi khác.
Cụ thể, được ưu tiên đào tạo, phổ biến kiến thức về bảo vệ môi trường cho cộng đồng dân cư, tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường và cán bộ quản lý môi trường cấp xã; Được ưu tiên trong quá trình xét duyệt và cho vay vốn ưu đãi của các tổ chức tín dụng về môi trường như Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam, Quỹ Bảo vệ môi trường ngành và Quỹ Bảo vệ môi trường của địa phương; Được ưu tiên trong quá trình xem xét, lựa chọn các địa điểm triển khai, tiếp nhận các mô hình xử lý chất thải cũng như hoạt động khác từ các dự án quốc tế, các nhiệm vụ, đề tài, dự án từ ngân sách Nhà nước.
Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 01/03/2012.

Xem chi tiết Thông tư46/2011/TT-BTNMT tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG
------------------
Số: 46/2011/TT-BTNMT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------
Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 2011
 
 
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ
-----------------------
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
 
 
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BộTài nguyên và Môi trường, đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số  19/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2010 và Nghị định 89/2010/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Nghị định số 81/2007/NĐ-CP ngày 23 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về việc quy định tổ chức, bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường tại cơ quan nhà nước và doanh nghiệp nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường;
Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường và Vụ trưởng Vụ Pháp chế,
 
 
QUY ĐỊNH:
 
 
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
 
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về bảo vệ môi trường làng nghề; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, hộ sản xuất, cá nhân có liên quan trong công tác bảo vệ môi trường làng nghề.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với các hộ sản xuất, các cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ hoạt động trong làng nghề (sau đây gọi tắt là cơ sở); cơ quan quản lý nhà nước các cấp; tổ chức, cá nhân trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài (sau đây gọi tắt là tổ chức, cá nhân) có liên quan đến hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh và dịch vụ trong làng nghề trên lãnh thổ Việt Nam.
Điều 3. Giải thích các từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Làng nghề là một (01) hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) có các hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất tiểu thủ công nghiệp sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau.
2. Kết cấu hạ tầng về bảo vệ môi trường làng nghề bao gồm khu thu gom, xử lý nước thải tập trung, khu tập kết chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại theo quy định tại khoản 10 Điều 3 Nghị định số 04/2009/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2009 của Chính phủ về ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường.
3. Sản xuất sạch hơn là việc cải tiến liên tục quá trình sản xuất, sản phẩm và dịch vụ nhằm giảm sử dụng tài nguyên, hạn chế phát sinh các tác nhân gây ô nhiễm môi trường không khí, nước và đất, giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường.
4. Công nghệ thân thiện môi trường là công nghệ sử dụng tiết kiệm tài nguyên, giảm tối đa việc phát sinh chất thải gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.
 
Chương II
NỘI DUNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ
 
Điều 4. Phân loại các cơ sở trong làng nghề
1. Các cơ sở trong làng nghề được phân loại theo loại hình sản xuất và tiềm năng gây ô nhiễm môi trường thành ba (03) nhóm: Nhóm A, Nhóm B và Nhóm C tại Phụ lục 01 của Thông tư này.
Nhóm A: là các cơ sở thuộc loại hình sản xuất có tiềm năng gây ô nhiễm môi trường thấp, được phép hoạt động trong khu vực dân cư.
Nhóm B: là các cơ sở thuộc loại hình sản xuất có một (01) hoặc một số công đoạn sản xuất có tiềm năng gây ô nhiễm môi trường cao, không được phép thành lập mới những công đoạn này trong khu dân cư; nếu đang hoạt động thì phải xử lý theo quy định tại Điều 8 của Thông tư này.
Nhóm C: là các cơ sở thuộc loại hình sản xuất có tiềm năng gây ô nhiễm môi trường cao, không được phép thành lập mới trong khu dân cư; nếu đang hoạt động thì phải xử lý theo quy định tại Điều 8 của Thông tư này.
2. Việc rà soát, phân loại các cơ sở trong làng nghề phải được hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 năm 2013 và được cập nhật bổ sung hàng năm.
3. Do tính biến động của làng nghề và việc đặt tên loại hình sản xuất trong làng nghề phụ thuộc vào đặc thù của từng địa phương, nên Phụ lục 01 sẽ được Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các bộ, ngành và địa phương xem xét, bổ sung khi cần thiết để phù hợp với thực tiễn.
Điều 5. Đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường làng nghề
Đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường làng nghề bao gồm các nội dung sau đây:
1. Thống kê tổng lượng nước thải, khí thải và chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại.
2. Đo đạc, phân tích thành phần và hàm lượng chất ô nhiễm trong khí thải, nước thải, chất thải rắn và chất thải nguy hại; độ ồn, độ rung, nhiệt độ, hàm lượng bụi tại khu vực sản xuất. Quan trắc chất lượng môi trường xung quanh.
Nội dung đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường làng nghề được hướng dẫn tại Phụ lục 02 của Thông tư này.
Điều 6. Đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường
1. Dự án mở mới hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ trong làng nghề phải tuân thủ quy định tại khoản 1 Điều 4 của Thông tư này và thực hiện đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường theo quy định tại Điều 12 và Điều 29 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường (sau đây gọi tắt là Nghị định số 29/2011/NĐ-CP); Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP (sau đây gọi tắt là Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT).
2. Đối với các cơ sở đang hoạt động nếu chưa được phê duyệt, xác nhận Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Bản cam kết bảo vệ môi trường thì phải lập Đề án bảo vệ môi trường chi tiết, Đề án bảo vệ môi trường đơn giản trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, xem xét theo quy định hiện hành.
Điều 7. Điều kiện bảo vệ môi trường khi xem xét, công nhận làng nghề
1. Làng nghề được công nhận phải đáp ứng các điều kiện bảo vệ môi trường như sau:
a) Các cơ sở thuộc Nhóm B hoặc Nhóm C (nếu có) phải tuân thủ quy định tại khoản 1 Điều 8 của Thông tư này hoặc đã có kế hoạch cụ thể để di dời ra khỏi khu dân cư trước ngày 01 tháng 01 năm 2017 theo quy định tại khoản 2 Điều 8 của Thông tư này; tại thời điểm xem xét công nhận làng nghề, quy hoạch khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung, khu chăn nuôi, khu sản xuất tập trung bên ngoài khu dân cư đã được phê duyệt;
b) Tất cả các cơ sở trong làng nghề đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, xác nhận Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Bản cam kết bảo vệ môi trường, Đề án bảo vệ môi trường chi tiết, Đề án bảo vệ môi trường đơn giản; có áp dụng các biện pháp kiểm soát tiếng ồn, bụi, nhiệt, khí thải, nước thải và các biện pháp xử lý tại chỗ phù hợp; phân loại, thu gom và quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại (nếu có) theo quy định; có cam kết tuân thủ các quy định đóng góp về tài chính cho hoạt động bảo vệ môi trường nói chung và kinh phí xử lý chất thải nói riêng;
c) Có kết cấu hạ tầng về bảo vệ môi trường làng nghề. Trong trường hợp làng nghề chưa có kết cấu hạ tầng về bảo vệ môi trường thì cần phải có quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt với lộ trình thực hiện cụ thể;
d) Không xảy ra việc xả nước thải, khí thải, chất thải rắn và chất thải nguy hại hoặc phát sinh tiếng ồn, độ rung không đúng quy định, gây mất vệ sinh môi trường, mỹ quan tại các khu vực công cộng trong làng nghề.
2. Khuyến khích làng nghề được công nhận bổ sung các điều kiện sau:
a) Có tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường.
b) Có hương ước, quy ước được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt, trong đó có nội dung bảo vệ môi trường.
3. Đối với làng nghề đã được công nhận nhưng chưa đáp ứng được các quy định tại khoản 1 Điều này thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện lập kế hoạch để khắc phục hoặc xem xét, loại bỏ ra khỏi danh mục làng nghề của địa phương.
Điều 8. Biện pháp xử lý đối với các cơ sở thuộc Nhóm B và Nhóm C đang hoạt động trong khu dân cư đến trước ngày Thông tư này có hiệu lực
1. Các công đoạn sản xuất gây ô nhiễm môi trường của các cơ sở thuộc Nhóm B và các cơ sở thuộc Nhóm C đang hoạt động trong khu dân cư quy định tại khoản 1 Điều 4 của Thông tư này phải đầu tư, áp dụng các biện pháp xử lý chất thải tại chỗ đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường tương ứng.
2. Các công đoạn sản xuất gây ô nhiễm môi trường của các cơ sở thuộc Nhóm B và các cơ sở thuộc Nhóm C không thể đầu tư, áp dụng các biện pháp xử lý chất thải đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường tương ứng thì phải di dời vào khu công nghiệp, cụm công nghiệp hoặc khu chăn nuôi, khu sản xuất tập trung bên ngoài khu dân cư đáp ứng quy định tại Điều 36, khoản 4 Điều 46 Luật Bảo vệ môi trường và Thông tư số 42/2006/TT-BNN ngày 01 tháng 6 năm 2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trước ngày 01 tháng 01 năm 2017, nếu không thể di dời thì phải chấm dứt hoạt động.
Điều 9. Hương ước, quy ước của làng nghề
Hương ước, quy ước của làng nghề được xây dựng và thực hiện theo Thông tư liên tịch số 03/2000/TTLT-BTP-BVHTT-BTTUBTUMTTQVN ngày 31 tháng 3 năm 2000 của Liên Bộ Tư pháp, Bộ Văn hóa Thông tin, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam hướng dẫn việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của làng, bản, thôn ấp, cụm dân cư; trong đó có nội dung bảo vệ môi trường được hướng dẫn chi tiết tại Phụ lục 03.
Điều 10. Chính sách ưu đãi đối với các cơ sở, các làng nghề được công nhận
1. Được ưu tiên phân bổ ngân sách, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng về bảo vệ môi trường theo hướng dẫn tại Thông tư số 113/2006/TT-BTC ngày 28 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung về ngân sách nhà nước hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn theo Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2006 của Chính phủ và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Được ưu tiên đào tạo, phổ biến kiến thức về bảo vệ môi trường cho cộng đồng dân cư, tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường và cán bộ quản lý môi trường cấp xã.
3. Được ưu tiên trong quá trình xét duyệt và cho vay vốn ưu đãi của các tổ chức tín dụng về môi trường như Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam, Quỹ Bảo vệ môi trường ngành và Quỹ Bảo vệ môi trường của địa phương.
4. Được ưu tiên trong quá trình xem xét, lựa chọn các địa điểm triển khai, tiếp nhận các mô hình xử lý chất thải cũng như hoạt động khác từ các dự án quốc tế, các nhiệm vụ, đề tài, dự án từ ngân sách nhà nước.
Điều 11. Thông tin và báo cáo
1. Ủy ban nhân dân các cấp, Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ sở trong làng nghề có trách nhiệm định kỳ báo cáo thông tin về tình hình thực hiện công tác bảo vệ môi trường theo quy định tại Chương III của Thông tư này.
2. Thông tin về công tác bảo vệ môi trường của các cơ sở, làng nghề được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng; được thông báo trong các cuộc họp của Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân các cấp, cuộc họp của cộng đồng dân cư hoặc niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân các cấp.
 
Chương III
TRÁCH NHIỆM BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ
 
Điều 12. Trách nhiệm của cơ sở
1. Thực hiện đúng, đầy đủ các nội dung về Đánh giá tác động môi trường, Cam kết bảo vệ môi trường, Đề án bảo vệ môi trường chi tiết, Đề án bảo vệ môi trường đơn giảntheo quy định tại Điều 6 của Thông tư này, các văn bản phê duyệt, xác nhận tương ứng và các thỏa thuận trong hương ước, quy ước của địa phương (nếu có).
2. Áp dụng các biện pháp kiểm soát tiếng ồn, bụi, nhiệt, khí thải, nước thải và các biện pháp xử lý tại chỗ theo quy định; thực hiện thu gom, phân loại, tập kết đúng nơi quy định chất thải rắn; đối với chất thải nguy hại (nếu có) phải thực hiện phân loại, lưu giữ và chuyển giao cho đơn vị có giấy phép hành nghề theo quy định.
3. Tiếp nhận và vận hành đúng quy định các hạng mục công trình xử lý chất thải nếu được lựa chọn, đầu tư; chủ động tìm hiểu, nghiên cứu, cải tiến công nghệ, áp dụng công nghệ sản xuất thân thiện với môi trường, các giải pháp sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.
4. Thực hiện di dời, chuyển đổi ngành nghề sản xuất hoặc chấp hành các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật. Kinh phí di dời do cơ sở tự chi trả.
5. Trường hợp xảy ra các sự cố cháy, nổ, rò rỉ hóa chất, phát tán ô nhiễm thì phải báo cáo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp xã để chỉ đạo xử lý và khắc phục kịp thời.
6. Đóng góp kinh phí xây dựng, vận hành, duy tu, bảo dưỡng và cải tạo các công trình thuộc kết cấu hạ tầng về bảo vệ môi trường làng nghề; nộp phí thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn đầy đủ và đúng hạn.
7. Nộp đủ và đúng thời hạn các loại phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, khí thải và chất thải rắn cũng như các loại phí, lệ phí khác có liên quan theo quy định của pháp luật.
8. Báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã về tình hình phát sinh và xử lý chất thải của cơ sở một (01) lần/năm trước ngày 15 tháng 10 hàng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu của các cơ quan quản lý có thẩm quyền (Mẫu báo cáo tại Phụ lục 04).
Điều 13. Trách nhiệm của tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường
Tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường là tổ chức được thành lập và hoạt động dựa trên nguyên tắc tự nguyện, cộng đồng trách nhiệm theo quy định tại khoản 2 Điều 54 Luật Bảo vệ môi trường. Tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường có trách nhiệm:
1. Bố trí lực lượng, phương tiện và thiết bị thu gom, vận chuyển chất thải rắn đến các điểm tập kết theo quy định.
2. Thực hiện việc quản lý, vận hành, duy tu, cải tạo các công trình thuộc kết cấu hạ tầng về bảo vệ môi trường theo sự phân công của Ủy ban nhân dân cấp xã.
3. Niêm yết các quy định và theo dõi, đôn đốc việc thực hiện giữ vệ sinh nơi công cộng.
4. Xây dựng và tổ chức thực hiện hương ước, quy ước có nội dung bảo vệ môi trường; tuyên truyền, vận động nhân dân xóa bỏ các hủ tục, thói quen mất vệ sinh, có hại cho môi trường.
5. Tham gia kiểm tra, giám sát thực hiện quy định về giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường của cơ sở trên địa bàn theo sự phân công của Ủy ban nhân dân cấp xã.
6. Khi phát hiện ra dấu hiệu bất thường về ô nhiễm môi trường (khí thải, nước thải và chất thải rắn) hoặc sự cố môi trường hoặc các hành vi vi phạm quy định pháp luật về bảo vệ môi trường tại địa bàn được phân công quản lý thì xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp xã.
7. Báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã về hiện trạng hoạt động, tình hình thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải theo phân công một (01) lần/năm trước ngày 15 tháng 10 hàng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu (Mẫu báo cáo tại Phụ lục 05).
Điều 14. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã
1. Thực hiện công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường làng nghề theo sự chỉ đạo và phân công của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
2. Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền không cho phép thành lập mới các công đoạn sản xuất có tiềm năng gây ô nhiễm môi trường cao đối với các cơ sở thuộc Nhóm B hoặc các cơ sở thuộc Nhóm C theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Thông tư này trong khu vực dân cư.
Tham gia thực hiện biện pháp xử lý đối với các cơ sở thuộc Nhóm B và Nhóm C theo quy định tại khoản 2 Điều 8 của Thông tư này.
3. Đôn đốc việc xây dựng nội dung bảo vệ môi trường trong hương ước, quy ước của làng nghề, trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.
4. Bố trí công chức theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã để hướng dẫn các cơ sở và tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề. Đồng thời, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký hợp đồng lao động để thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ công tác bảo vệ môi trường; kinh phí cho việc thực hiện hợp đồng lao động được trích từ kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường cấp cho cấp xã theo quy định tại Nghị định số 81/2007/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ quy định tổ chức, bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường tại cơ quan nhà nước.
5. Sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường đúng quy định, tập trung cho các hoạt động bảo vệ môi trường làng nghề. Bố trí kinh phí chi thường xuyên để hỗ trợ sửa chữa, cải tạo các công trình thuộc kết cấu hạ tầng về bảo vệ môi trường làng nghề trên địa bàn.
6. Tổ chức việc quản lý, vận hành và duy tu, bảo dưỡng theo đúng quy định khi được bàn giao, tiếp nhận, quản lý các dự án, công trình thuộc kết cấu hạ tầng về bảo vệ môi trường làng nghề.
7. Ban hành quy chế hoạt động và tạo điều kiện để tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường hoạt động có hiệu quả theo quy định tại khoản 3 Điều 54 Luật Bảo vệ môi trường.
8. Huy động sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn để đầu tư, xây dựng, vận hành, duy tu và cải tạo các công trình thuộc kết cấu hạ tầng về bảo vệ môi trường làng nghề trên nguyên tắc dân chủ, tự nguyện. Việc quản lý các khoản đóng góp này phải công khai, có kiểm tra, kiểm soát và đảm bảo sử dụng đúng mục đích, đúng chế độ quy định.
9. Tổ chức kiểm tra, hướng dẫn cơ sở thực hiện quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và xử lý vi phạm theo thẩm quyn; tham gia đoàn thanh tra, kiểm tra đối với các cơ sở trên địa bàn theo yêu cầu của cơ quan cấp trên.
10. Thực hiện tuyên truyền, phổ biến thông tin, nâng cao nhận thức cho người dân về trách nhiệm bảo vệ môi trường; khuyến khích các cơ sở tận thu, tái chế, tái sử dụng và xử lý tại chỗ các loại chất thải.
11. Công bố các thông tin về hiện trạng môi trường, công tác bảo vệ môi trường làng nghề trên các phương tiện thông tin, truyền thông của địa phương, thông qua các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương và trong các cuộc họp Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân cấp xã.
12. Báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện (thông qua Phòng Tài nguyên và Môi trường) về hiện trạng hoạt động, tình hình phát sinh và xử lý chất thải của làng nghề trên địa bàn một (01) lần/năm trước ngày 30 tháng 10 hàng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu (Mẫu báo cáo tại Phụ lục 06).
Điều 15. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Thực hiện điều tra, thống kê, lập danh mục loại hình hoạt động của các cơ sở trong làng nghề theo Nhóm A, Nhóm B và Nhóm C được quy định tại khoản 1 Điều 4 của Thông tư này.
2. Xây dựng, trình kế hoạch bảo vệ môi trường làng nghề của địa phương và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
3. Ưu tiên phân bổ kinh phí sự nghiệp môi trường cho các xã có làng nghề được công nhận, kinh phí từ các nguồn ngân sách nhà nước khác cho việc đầu tư, xây dựng, nâng cấp các hạng mục công trình xử lý chất thải trong các làng nghề.
4. Quy hoạch, rà soát lại quy hoạch các cụm công nghiệp tập trung hoặc bố trí khu chăn nuôi, khu sản xuất tập trung bên ngoài khu dân cư đáp ứng các quy định về bảo vệ môi trường; đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng bảo đảm việc di dời cơ sở hoặc công đoạn sản xuất gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu dân cư theo quy định tại khoản 2 Điều 8 của Thông tư này.
5. Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện việc di dời các cơ sở hoặc công đoạn sản xuất gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu dân cư theo quy định tại khoản 2 Điều 8 của Thông tư này.
6. Tiến hành kiểm tra, thanh tra và tổ chức việc đăng ký hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức việc đăng ký Cam kết bảo vệ môi trường, Đề án bảo vệ môi trường đơn giản đối với các cơ sở trong làng nghề theo quy định.
7. Chỉ đạo xây dựng, phê duyệt và kiểm tra, theo dõi việc thực hiện nội dung bảo vệ môi trường trong hương ước, quy ước của làng nghề.
8. Thực hiện tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường cho chính quyền, tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường và cộng đồng dân cư các xã có làng nghề; tổ chức các hoạt động khuyến khích các cơ sở áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn, công nghệ thân thiện môi trường, thu gom và tái chế chất thải.
9. Công bố thông tin về hiện trạng môi trường, công tác bảo vệ môi trường làng nghề trên các phương tiện thông tin, truyền thông của địa phương và trong các cuộc họp Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân cấp huyện.
10. Chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (thông qua Sở Tài nguyên và Môi trường) về hiện trạng hoạt động, tình hình phát sinh và xử lý chất thải của làng nghề trên địa bàn một (01) lần/năm trước ngày 15 tháng 11 hàng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu (Mẫu báo cáo tại Phụ lục 07).
Điều 16. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Chỉ đạo các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện các nội dung bảo vệ môi trường làng nghề trên địa bàn, cụ thể như sau:
1. Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn của địa phương gắn với các quy định về bảo vệ môi trường.
2. Đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường làng nghề, xây dựng kế hoạch và đầu tư kinh phí để xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề.
3. Quy hoạch và đầu tư kinh phí xây dựng kết cấu hạ tầng về bảo vệ môi trường cho các làng nghề được công nhận. Chỉ đạo việc quy hoạch và đầu tư kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung hoặc khu vực chăn nuôi, khu sản xuất tập trung bên ngoài khu dân cư đáp ứng các quy định về bảo vệ môi trường để di dời các cơ sở hoặc công đoạn sản xuất gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu dân cư theo quy định tại khoản 2 Điều 8 của Thông tư này.
4. Ưu tiên phân bổ kinh phí từ ngân sách của địa phương và các nguồn tài chính khác cho hoạt động bảo vệ môi trường làng nghề. Ưu tiên phân bổ kinh phí sự nghiệp môi trường cho các xã, phường và thị trấn có làng nghề được công nhận để tổ chức thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 45/2010/TTLT-BTC-BTNMT ngày 30 tháng 3 năm 2010 của Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường.
5. Quản lý việc thu gom, vận chuyển, tái chế và xử lý chất thải nông thôn, trong đó có chất thải phát sinh từ hoạt động của các cơ sở trong làng nghề.
6. Điều tra, phát hiện và xử lý vi phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở trong làng nghề.
7. Phổ biến kinh nghiệm, đào tạo, cung cấp thông tin về sản xuất, quản lý, khoa học - công nghệ theo hướng thân thiện với môi trường hoặc tổ chức triển lãm, hội chợ, quảng bá sản phẩm thân thiện với môi trường cho các cơ sở trong làng nghề ở địa phương.
8. Công bố các thông tin về hiện trạng môi trường, công tác bảo vệ môi trường làng nghề trên các phương tiện thông tin, truyền thông của địa phương và trong các cuộc họp Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
9. Tổ chức việc công nhận làng nghề bảo đảm phù hợp với các quy định tại Điều 7 của Thông tư này.
10. Xây dựng, ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành quy chế, chính sách hỗ trợ đối với các cơ sở phải di dời ra khỏi khu dân cư hoặc chuyển đổi ngành nghề sản xuất.
Điều 17. Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường
1. Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện điều tra, đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường làng nghề; xây dựng kế hoạch, giải pháp, lộ trình bảo vệ môi trường, xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề trên địa bàn tỉnh, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện.
2. Phối hợp với các cơ quan liên quan của tỉnh xây dựng quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn gắn với các quy định về bảo vệ môi trường.
3. Phối hợp với Sở Tài chính trong việc phân bổ và theo dõi, kiểm tra việc sử dụng kinh phí từ nguồn sự nghiệp môi trường cho các địa phương có làng nghề.
4. Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Công Thương thực hiện hỗ trợ các giải pháp kỹ thuật xử lý chất thải, kỹ thuật áp dụng công nghệ sản xuất thân thiện với môi trường; các giải pháp sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng.
5. Chủ trì hoặc phối hợp với Sở Y tế, Sở Công Thương, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã và các tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội, đại diện cộng đồng dân cư tuyên truyền, giáo dục và nâng cao nhận thức về vệ sinh môi trường, bảo vệ môi trường làng nghề.
6. Tổ chức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, khí thải và chất thải rắn đối với các cơ sở trong làng nghề theo quy định.
7. Thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Đề án bảo vệ môi trường chi tiết theo thẩm quyền đối với các cơ sở trong làng nghề; thực hiện quan trắc môi trường làng nghề.
8. Chủ trì hoặc phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thanh tra, kiểm tra và hướng dẫn cơ sở thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở trong làng nghề theo thẩm quyền. Giám sát việc thực hiện công khai thông tin về bảo vệ môi trường làng nghề trên địa bàn.
9. Báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường về hiện trạng hoạt động, tình hình phát sinh và xử lý chất thải của làng nghề trên địa bàn một (01) lần/năm trước ngày 30 tháng 12 hàng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu (Mẫu báo cáo tại Phụ lục 08).
 
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
 
Điều 18. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 3 năm 2012.
Điều 19. Trách nhiệm thi hành
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện Thông tư này.
2. Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các quy định tại Thông tư này.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc phát sinh, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Tài nguyên và Môi trường để nghiên cứu, sửa đổi và bổ sung cho phù hợp./.
 

Nơi nhận:
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Ban Kinh tế Trung ương;
- Ban Khoa giáo Trung ương;
- Ủy banKH,CN&MT Quốc hội;
- Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp);
- Cổng TTĐT của Chính phủ, Công báo;
- Lưu
: VT, PC, TCMT.
KT.BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Bùi Cách Tuyến
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF NATURAL RESOURCES AND ENVIRONMENT
-------------------

No. 46/2011/TT-BTNMT

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence– Freedom – Happiness
---------------

Hanoi, December 26, 2011

 

 

CIRCULAR

PROVIDING FOR THE ENVIRONMENTAL PROTECTION OF CRAFT VILLAGES

 

 

Pursuant to the November 29, 2005 Environmental Protection Law ;

Pursuant to the Government s Decree No. 25/200S/ND-CP of March 4, 2008, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Natural Resources and Environment, which was amended and supplemented by Decree No. 19/2010/ND-CP of March 5, 2010, and Decree No. 89/2010/ ND-CP of August 16, 2010;

Pursuant to the Government s Decree No. 66/2006/ND-CP of July 7, 2006, on the development of rural production and business lines;

Pursuant to the Government s Decree No. 80/2006/ND-CP of August 9, 2006, detailing and guiding a number of articles of the Environmental Protection Law;

Pursuant to the Government s Decree No. 81/2007/ND-CP of May 23, 2007, providing for environmental protection organizations or sections at state agencies and state enterprises;

Pursuant to the Government s Decree No. 21/2008/ND-CP of February 28, 2008.amending and supplementing a number of articles of the Government s Decree No. 80/ 2006/ND-CP of August 9. 2006. detailing and guiding a number of articles of the Environmental Protection Law;

Pursuant to the Government s Decree No. 29/2011/ND-CP of April 18, 2011, providing for strategic environmental assessment, environment impact assessment and environmental protection commitment;

At the proposal of the general director of the Vietnam Environment Administration and the director of the Legal Department.

 

 

STIPULATES:

 

 

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

 

Article 1. Scope of regulation

This Circular provides for the environmental protection of craft villages and responsibilities of agencies, organizations, production households and related individuals to protect the environment in craft villages.

Article 2. Subjects of application

This Circular applies to production households and production, business or service establishments in craft villages (below referred to as establishments for short); state management agencies at all levels; domestic and foreign organizations and individuals (below referred to as organizations and individuals) involved in investment, production, business and service activities in craft villages in the Vietnamese territory.

Article 3. Interpretation of terms

In this Circular, the terms below are construed as follows:

1. Craft village means one or many population clusters of village, hamlet or similar level in a commune, ward or a township (below-referred collectively to as commune level) engaged in rural production and business lines and handicraft and cottage industry production activities to turning out one or different kinds of products.

2. Craft village environmental protection infrastructure facilities include centralized wastewater treatment areas, common solid and hazardous waste storage places as provided for in Clause 10, Article 3 of the Government s Decree No. 04/2009/ND-CP of January 14, 2009, on incentives and supports for environmental protection activities.

3. Cleaner production means the continuous modification of production processes, products or services to reduce the use of natural resources, restrict the generation of air, water and land environment pollutants and minimize risks for people and the environment.

4. Environment-friendly technology mean a technology which conserves natural resources and minimizes the generation of wastes which pollute the environment and affect human health.

 

Chapter II

CONTENTS OF ENVIRONMENTAL PROTECTION OF CRAFT VILLAGES

 

Article 4. Classification of establishments in craft villages

1. Establishments in a craft village shall be classified by production type and environment pollution potential into three (3) groups: Group A, Group B and Group C in Appendix 01 to this Circular.

Group A comprises establishments of production types with low environmental pollution potential, which are licensed to operate in population areas.

Group B comprises establishments of production types involving one or several processes of high environmental pollution potential, which are not permitted to form anew such processes in population areas and, if being in operation, shall be handled according to Article 8 of this Circular.

Group C comprises establishments of production types with high environmental pollution potential, which are not permitted to be newly set up in population areas and, if being in operation, shall be handled according to Article 8 of this Circular.

2. The review and classification of establishments in craft villages must be completed before December 31, 2013. and updated annually.

3. Due to the volatility of craft villages and the naming of production types in craft villages which depends on the specifics of each locality. Appendix 01 will be considered and supplemented when necessary by the Ministry of Natural Resources and Environment in coordination with other ministries, sectors and localities to suit reality.

Article 5. Assessment of craft village environmental pollution levels

The assessment of craft village environmental pollution levels covers the following contents:

1. Collection of statistics on total volumes of wastewater, exhaust gas, common solid wastes and hazardous wastes.

2. Measurement and analysis of the composition and content of pollutants in exhaust gas, wastewater, solid wastes and hazardous wastes; noise and vibration levels, temperature and dust contents in production areas. Observation of the quality of surrounding environment.

The contents of assessment of craft village environmental pollution levels are guided in Appendix 02 to this Circular {not printed herein).

Article 6. Environmental impact assessment and environmental protection commitments

1. Projects on carrying out new production, business and service activities in craft villages must comply with Clause 1, Article 4 of this Circular and provisions on environmental impact assessment and environmental protection commitment in Articles 12 and 29 of the Government s Decree No. 29/2011/ND-CP of April 18, 2011, providing for strategic environmental assessment, environmental impact assessment and environmental protection commitment (below referred to as Decree No. 29/201 l/ND-CP); Circular No. 26/ 2011/TT-BTNMT of July 18, 2011, of the Minister of Natural Resources and Environment, detailing a number of articles of Decree No. 29/201 l/ND-CP (below referred to as Circular No. 26/2011/TT-BTNMT).

2. For operating establishments which have their environmental impact assessment reports and written environmental protection commitments not yet approved or certified, they shall formulate detailed or brief environmental protection schemes and submit them to competent agencies for consideration and approval under current regulations.

Article 7. Environmental protection conditions upon consideration and recognition of craft villages

1. To be recognized, a craft village must satisfy the following environmental protection conditions:

a/ Establishments of Group B or Group C (if any) must comply with Clause 1, Article 8 of this Circular or have a specific plan for relocation from population areas before January 1, 2017, as required in Clause 2, Article 8 of this Circular; at the time of consideration and recognition, the master plans on industrial parks, industrial complexes, husbandry zones and production zones outside population areas have been approved;

b/ All establishments in the craft village have their environmental impact assessment reports, written environmental protection commitments and detailed or brief environmental protection schemes approved or certified by competent agencies; have applied noise, dust, temperature, exhaust gas and wastewater control and proper on-site treatment measures; sort, collect and manage solid wastes and hazardous wastes (if any) according to regulations; commit to observing regulations on financial contributions to environmental protection in general and waste treatment funds in particular;

c/ It has its own environmental protection facilities. In case of the absence thereof, it has a plan for building such facilities according to a specific implementation schedule already approved by competent authorities;

d/ In the village, there are no occurrences of discharge of wastewater, exhaust gas, solid wastes and hazardous wastes, noise and vibration against regulations, which affects environment sanitation and the beauty of public places in the craft village.

2. A recognized craft village is encouraged to meet the following additional conditions:

a/ Having environmental protection self-management organizations.

b/ Having a village code or convention approved by the district-level People s Committee, which contains environmental protection contents.

3. For a craft village already recognized but failing to meet the requirements defined in Clause 1 of this Article, the provincial-level People s Committee shall direct the district-level People s Committee concerned to work out a remedy plan or to consider and remove such village from the local list of craft villages.

Article 8. Measures to handle Group-B and Group-C establishments which are operating in population areas before this Circular takes effect

1. For polluting production processes of Group-B- or -C establishments operating in population areas defined in Clause 1, Article 4 of this Circular, investment must be made in the application of measures for on-site waste treatment up to relevant national technical regulations on environment.

2. Polluting production processes of Group-B or -C establishments for which it is impossible to make investment in the application of measures for waste treatment up to relevant national technical regulations on environment must be relocated into industrial parks, industrial complexes, husbandry zones or production zones outside the population areas according to Article 36 and Clause 4 of Article 46 of the Environmental Protection Law and Circular No. 42/2006/TT-BNN of June 1,2006, of the Ministry of Agriculture and Rural Development. If they cannot be relocated before January 1, 2017, they must terminate their operation.

Article 9. Codes or conventions of craft villages

Codes or conventions of craft villages shall be formulated and implemented under Joint Circular No. 03/2000/TTLT-BTP-BVHTT-BTTUBTUMTTQVN of March 31,2000, of the Ministry of Justice, the Ministry of Culture and Information, the Standing Committee of the Vietnam Fatherland Front Central Committee, guiding the formulation and implementation of codes or conventions of villages, hamlets, population clusters, with their environmental protection contents guided in detail in Appendix 03 to this Circular (not printed herein).

Article 10. Preferential policies applicable to recognized establishments and craft villages

1. To be prioritized in budget allocation and investment in the construction of environmental protection infrastructure under the guidance in the Ministry of Finance s Circular No. 113/ 2006/TT-BTC of December 28, 2006, guiding a number of contents regarding state budget support for development of rural production and business lines under the Government s Decree No. 66/2006/ND-CP of July 7,2006, and other relevant regulations.

2. To be prioritized in environmental protection knowledge training and dissemination for their communities, environmental protection self-management organizations and commune-level environment management officers.

3. To be prioritized in consideration and approval of preferential loans of environment-related credit institutions such as the Vietnam Environmental Protection Fund, sectoral environmental protection funds and local environmental protection funds.

4. To be prioritized in consideration and selection as implementation locations for receipt of waste treatment models and other activities of international projects and state-funded tasks and projects.

Article 11. Information and reporting

1. The People s Committees at all levels, provincial-level Departments of Natural Resources and Environment and establishments in craft villages shall periodically report on environmental protection activities under Chapter TIT of this Circular.

2. Environmental protection information of establishments and craft villages will be publicized in the mass media; notified at meetings of People s Committees and People s Councils of all levels and meetings of population communities or posted up at the offices of the People s Committees of all levels.

 

Chapter III

CRAFT VILLAGE ENVIRONMENTAL PROTECTION RESPONSIBILITIES

 

Article 12. Responsibilities of establishments

1. To strictly and fully comply with the contents of the environmental impact assessments, written environmental protection commitments, detailed or brief environmental protection schemes mentioned in Article 6 of this Circular, relevant approval or certification documents and agreements in village codes or conventions (if any).

2. To apply noise, dust, exhaust gas and wastewater control and on-site treatment measures according to regulations; to collect, sort and gather solid wastes to designated places; hazardous wastes (if any) must be sorted, stored and transferred to licensed treatment units according to regulations.

3. To receive and operate according to regulations waste treatment facilities if they are selected for investment with these facilities; to take the initiative in technological inquiry, research and modification, application of environment-friendly production technologies and cleaner and energy-conserving production solutions in production and business activities.

4. To carry out relocation, change production and business lines or comply with handling measures prescribed by law. Relocation costs will be paid by establishments themselves.

5. In case of fire, explosion, chemical leakage, pollution transmission, to immediately report thereon to commune-level People s Committees for timely direction and handling.

6. To contribute funds to the construction, operation, maintenance and renovation of craft village environmental protection infrastructure facilities; to promptly and fully pay charges for solid waste collection, transportation and treatment.

7. To fully and promptly pay environmental protection charges for wastewater, exhaust gas and solid wastes, and other charges and fees according to law.

8. To annually report to commune-level People s Committees on their generation and treatment of wastes before October 15 or irregularly at the request of competent management agencies (according to the form in Appendix 04, not printed herein).

Article 13. Responsibilities of environ­mental protection self-management organizations

Environmental protection self-management organizations are those set up and operating on the principle of voluntariness and joint responsibility as provided for in Clause 2, Article 54 of the Environmental Protection Law. They shall:

1. Deploy forces, means and equipment for collection and transportation of solid wastes to gathering places according to regulations.

2. Manage, operate, maintain and renovate environmental protection infrastructure facilities as assigned by commune-level People s Committees.

3. Post up regulations and monitor and urge hygienic practices at public places.

4. Formulate and organize the implemen­tation of village codes or conventions with environmental protection contents; propagate and mobilize people to get rid of backward and unhygienic customs and practices detrimental to the environment.

5. Participate in the inspection and supervision of the implementation of regulations on environmental sanitation and protection by establishments in localities as assigned by commune-level People s Committees.

6. Upon detection of abnormal signs of environmental pollution (exhaust gas, wastewater and solid wastes) or environmental incidents or violations of the law on environmental protection in areas under their assigned management, handle them according to their competence or immediately report them to commune-level People s Committees.

7. To report to commune-level People s Committees on their current activities and the collection, transportation and treatment of wastes as assigned annually before October 15 or irregularly upon request (according to the form in Appendix 05. not primed herein).

Article 14. Responsibilities of commune-level People s Committees

1. To perform the state management of craft village environmental protection under the direction and assignment of district-level People s Committees.

2. To propose competent authorities not to permit the establishment of new production chains with high environmental pollution potential, with regard to Group-B or Group-C establishments defined in Clause I, Article 4 of this Circular in population areas.

To participate in the application of handling measures against Group-B and Group-C establishments under Clause 2, Article 8 of this Circular.

3. To urge the inclusion of environmental protection contents in craft village codes or conventions to be submitted to district-level People s Committees for approval.

4. To assign civil servants according to Clause 2, Article 3 of the Government s Decree No. 92/2009/ND-CP of October 22, 2009, on the titles and numbers of and regimes and policies applicable to cadres and civil servants in communes, wards or townships and commune-level part-time officers, to guide establishments and advise commune-level People s Committees on the implementation of regulations on environmental protection in craft villages. Meanwhile, chairpersons of commune-level People s Committees shall sign labor contracts for performance of tasks to support environmental protection; the funds for performance of these labor contracts shall come from non-business environmental protection funds allocated to communes under the Government s Decree No. 81/2007/ND-CP of July 23, 2007, defining specialized environmental protection organizations or sections in state agencies.

5. To use non-business environmental funds according to regulations, concentrating them on activities of craft village environmental protection. To allocate regular funds to support the repair and renovation of craft village environmental protection infrastructure facilities in localities.

6. To organize the management, operation and maintenance of craft village environmental protection infrastructure projects and works according to regulations when they are assigned to receive and manage them.

7. To promulgate operation regulations and create conditions for environmental protection self-management organizations to operate effectively under Clause 3, Article 54 of the Environmental Protection Law.

8. To mobilize contributions from organizations and individuals in their localities for the construction, operation, maintenance and renovation of craft village environmental protection infrastructure works on the principle of democracy and voluntariness. The management of those contributions must be publicized, inspected and controlled so that they are used properly and strictly according to regulations.

9. To inspect and guide establishments to implement environmental protection laws and regulations and handle violations according to their competence; to join teams to inspect and examine establishments in their localities at the request of superior authorities.

10. To propagate and disseminate information on, and raise public awareness of the responsibility for environmental protection; to encourage establishments to collect to the utmost, recycle, reuse and treat on site assorted wastes.

11. To publicize information on the current environmental conditions and craft village environmental protection in local information and communications media, via local mass organizations and socio-political organizations and at meetings of commune-level People s Committees and People s Councils.

12. To report to district-level People s Committees (via the Sections of Natural Resources and Environment) on current activities and the generation and treatment of wastes in craft villages annually before October 30 or irregularly upon request (according to the form in Appendix 06, not printed herein).

Article 15. Responsibilities of district-level People s Committees

1. To investigate, make statistics on and lists of forms of operation of establishments in craft villages according to Group A, Group B and Group C defined in Clause 1, Article 4 of this Circular.

2. To formulate and submit local plans on craft village environmental protection and organize the implementation after they are approved.

3. To prioritize the allocation of non-business environmental funds to recognized craft villages and other state-budget funds for investment in, construction and upgrading of waste treatment works in craft villages.

4. To plan, review master plans on industrial complexes or arrange husbandry zones and production zones outside population areas according to regulations on environmental protection; to invest in and upgrade infrastructure facilities to ensure the relocation of polluting establishments or production processes from population areas under Clause 2, Article 8 of this Circular.

5. To plan and organize the relocation of polluting establishments or production processes from population areas under Clause 2, Article 8 of this Circular.

6. To examine, inspect and organize or authorize commune-level People s Committees to organize registration of written environmental protection commitments and brief environmental protection schemes for establishments in craft villages according to regulations.

7. To direct the formulation of, approve, inspect and monitor the implementation of environmental protection contents in craft village codes or conventions.

8. To propagate and disseminate laws and regulations on environmental protection to administrations, environmental protection self-management organizations and population communities in communes with craft villages; to organize activities that encourage establishments to apply cleaner production solutions and environment-friendly technologies and collect and recycle wastes.

9. To publicize information on the current environmental status and environmental protection of craft villages in local information and communications media and at meetings of district-level People s Committees and People s Councils.

10. To direct district-level Sections of Natural Resources and Environment to summarize current activities and the generation and treatment of wastes in craft villages in their localities and report thereon to provincial-level People s Committees (via provincial-level Departments of Natural Resources and Environment) annually before November 15 or irregularly upon request (according to the form in Appendix 07, not printed herein).

Article 16. Responsibilities of provincial-level People s Committees

To direct provincial-level departments, sectors and district-level People s Committees to implement the craft village environmental protection contents in localities, specifically:

1. To work out local master plans on development of rural production and business lines in compliance with environmental protection regulations.

2. To assess craft village environmental pollution levels, to plan and invest in pollution treatment.

3. To plan and invest in the construction of environmental protection infrastructure facilities for recognized craft villages. To direct the planning and investment in the construction of infrastructure of industrial parks, industrial complexes, husbandry zones and production zones outside population areas up to environmental protection requirements for relocation of polluting establishments or production processes from population areas according to Clause 2, Article 8 of this Circular.

4. To prioritize the allocation of local budget funds and other financial sources for craft village environmental protection activities. To prioritize the allocation of non-business environmental funds to communes, wards and townships with recognized craft villages for carrying out environmental protection activities under the guidance in Joint Circular No. 45/ 2010/TTLT-BTC-BTNMT of March 30, 2010, of the Ministry of Finance and the Ministry of Natural Resources and Environment, guiding the management of non-business environmental funds.

5. To manage the collection, transportation, recycling and treatment of rural wastes, including wastes arising from activities of establishments in craft villages.

6. To investigate, detect and handle violations of the environmental protection law committed by establishments in craft villages.

7. To disseminate experience and provide training and information on environment-friendly production, management, science and technology, or organize exhibitions, trade fairs to advertise environment-friendly products to establishments in craft villages.

8. To publicize information on the current environmental status and environmental protection of craft villages in local information and communications media and at meetings of provincial-level People s Committees and People s Councils.

9. To organize the recognition of craft villages according to Article 7 of this Circular.

10. To formulate, promulgate or submit to competent authorities for promulgation regulations and policies on support for establishments to be relocated from population areas or change their production and business lines.

Article 17. Responsibilities of provincial-16vel Departments of Natural Resources and Environment

1. To assume the prime responsibility for. and coordinate with district-level People s Committees in, investigating and assessing the levels of craft village environmental pollution; to formulate plans, solutions and roadmaps for environmental protection and treatment of environment pollution in craft villages in their provinces, and submit them to provincial-level People s Committees for approval, and organize the implementation thereof.

2. To coordinate with related provincial agencies in planning the development of rural production and business lines in accordance with regulations on environmental protection.

3. To coordinate with provincial-level Departments of Finance in allocating non-business environmental funds to localities with craft villages, and monitor and inspect the use thereof.

4. To coordinate provincial-level Departments of Science and Technology and Departments of Industry and Trade in providing technical assistance for waste treatment and techniques for applying environment-friendly technologies, and cleaner and energy-conserving production solutions.

5. To assume the prime responsibility for, or coordinate with provincial-level Departments of Health, Departments of Industry and Trade, district-level People s Committees, commune- level People s Committees, socio-political organizations, associations and population community representatives in, propagating and educating in, and raising awareness of, craft village environmental sanitation and protection.

6. To organize the collection of environmental protection charges for wastewater, exhaust gas and solid wastes from establishments in craft villages according to regulations.

7. To appraise environmental impact assessment reports and detailed environmental protection schemes of establishments in craft villages according to their competence; to conduct the observation of craft village environment.

8. To assume the prime responsibility for, or coordinate with district-level and commune- level People s Committees in, organizing the inspection, examination and guidance of the implementation of the environmental protection law by establishments in craft villages according to their competence. To oversee the publicity of information on craft village environmental protection in localities.

9. To report to the Ministry of Natural Resources and Environment on current activities and the generation and treatment of wastes in craft villages in their localities annually before December 30 or irregularly upon request (according to the form in Appendix 08, not printed herein).

 

Chapter IV

ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

 

Article 18. Effect

This Circular takes effect on March 1, 2012.

Article 19. Implementation responsibility

1. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies and chairpersons of People s Committees at all levels shall organize the implementation of this Circular.

2. The general director of the Vietnam Environment Administration shall inspect and urge the implementation of this Circular.

3. Any problems arising in the course of implementation should be reported to the Ministry of Natural Resources and Environment for study, appropriate amendment and supplementation.-

 

 

FOR THE MINISTER OF
NATURAL RESOURCES AND ENVIRONMENT
DEPUTY MINISTER




Bui Cach Tuyen

 

APPENDIX 01

CLASSIFICATION OF ESTABLISHMENTS IN CRAFT VILLAGES BY PRODUCTION TYPE AND ENVIRONMENTAL POLLUTION POTENTIAL
(Promulgated together the Ministry of Natural Resources and Environment s Circular No.46/20U/TT-BTNMT of December 26, 2011, providing for the environmental protection of craft villages)

 

1. Group A comprises establishments engaged in the following production and business lines:

- Production of handicraft and fine-art articles or household articles (bamboo and rattan articles; conical hats, rush mats, brooms; "do" (rhamnoneuron) paper; pulp, water coconut leaf threads; embroidery, lacing, weaving; joss-sticks; fine-art articles from coconut and dry marine shells): excluding processes of soaking, boiling, steaming, drying, painting, surface polishing with chemicals;

- Textile: excluding processes of dyeing, washing, grinding, cleansing, yarn starching, using raw materials and generating wastewater;

- Traditional casting and forging of farm tools and household utensils: under 0.3 tons of products/day;

- Thread/plastic cable rolling/plaiting: excluding processes of producing, pushing out and pressing plastics;

- Silkworm raising: excluding the process of cocoons unwinding;

- Ornamental animal and plant culture;

- Starch processing: under 0.1 ton of products/day;

- Mechnical processing with machines: under 0.3 ton of products/day;

- Regular domestic animal or poultry rearing on the following scale:

+ Buffaloes, cows, horses: under 5 heads for reproductive, cross-breeding, milking raising; under 10 heads for beef raising;

+ Pigs: under 10 heads for reproductive and cross-breeding rearing; under 20 heads for porker rearing;

+ Goats, sheep, dogs: under 50 heads;

+ Rabbit: Under 100 heads;

+ Poultry: under 100 heads; quails: under 1,000;

- Regular slaughter on the following scale:

+ Domestic animals: Under 01 ton/day;

+ Poultry: Under 0.5 ton/day.

2. Group B comprises establishments engaged in the following production and business lines with environmental pollution potential:

- Charcoal pits: processes of timber burning and pitting;

- Cocoon unwinding: processes of cocoons unwinding and silk spinning;

- Farm produce and food processing (manual production of cane sugar, preserved fruits, confectioneries; manual production of fish sauce, fish and shrimp pastes, soy sauce; production of rice noodle and pancakes of different kinds; alcohol distillery): processes of cleaning, preliminarily processing raw materials; processes involving the use of fuel such as coal, firewood or rice husk to change the composition and characteristics of raw materials; processes emitting strong and stinking smells);

- Processing/preliminary processing of aquatic/marine products: processes of cleaning and preliminarily processing raw materials; processes involving the use of fuel (coal, firewood and rice husk) to change the composition and characteristics of raw materials; processes emitting strong and stinking smells;

- Production of fine-art articles (stone, wood, metal or gemstone fashioning; production of porcelain or lacquer articles): process of preparing raw materials/shaping products which causes dust or bad smell; process of using chemicals for surface treatment; process of soaking or boiling for treatment of raw materials and products; process of drying or baking with coal, firewood or rice husk;

- Glass production: process of boiling.

3. Group C comprises establishments engaged in the following production and business lines:

- Production of building materials: lime, bricks, tiles, sawn rocks;

- Classification, cleansing and recycling of paper;

- Classification, cleansing and recycling of metals;

- Classification, cleansing and recycling of plastics;

- Dyeing with industrial dyes; -Leather tanning:

- Electroplating or wet-plating;

- Preliminary processing of rubber latex (coagulation);

- Starch processing: 0.1 ton of product/day or more;

- Mechanical processing with machines: 0.3 ton of products/day or more;

- Regular raising of domestic animals and poultry on the following scale:

+ Buffaloes, cows, horses: 5 heads or more for reproductive, cross-breeding, milking raising; 10 heads or more for beef raising;

+ Pigs: 10 heads or more for reproductive and cross-breeding rearing, 20 heads or more for porker raising;

+ Goats, sheep, dogs: 50 heads or more;

+ Rabbit: 100 heads or more;

+ Poultry: 100 heads or more; quail: 1,000 or more;

- Regular animal and poultry slaughtering on the following scale:

+ Animals: 01 ton/day or more;

+ Poultry: 0.5 ton/day or more.-

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 46/2011/TT-BTNMT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 3940/QĐ-BNN-KL của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc bãi bỏ Quyết định 4737/QĐ-BNN-TCLN ngày 02/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục loài động vật trên cạn khác thuộc lớp chim, thú, bò sát, lưỡng cư không thuộc đối tượng quản lý như động vật hoang dã quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ

Tài nguyên-Môi trường, Nông nghiệp-Lâm nghiệp

văn bản mới nhất