Thông tư 91/2020/TT-BTC chỉ tiêu an toàn tài chính với tổ chức kinh doanh chứng khoán

thuộc tính Thông tư 91/2020/TT-BTC

Thông tư 91/2020/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc quy định chỉ tiêu an toàn tài chính và biện pháp xử lý đối với tổ chức kinh doanh chứng khoán không đáp ứng chỉ tiêu an toàn tài chính
Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:91/2020/TT-BTC
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Huỳnh Quang Hải
Ngày ban hành:13/11/2020
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng, Chứng khoán

TÓM TẮT VĂN BẢN

03 trường hợp tổ chức kinh doanh chứng khoán bị đặt tình trạng cảnh báo

Ngày 13/11/2020, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 91/2020/TT-BTC quy định chỉ tiêu an toàn tài chính và biện pháp xử lý đối với tổ chức kinh doanh chứng khoán không đáp ứng chỉ tiêu an toàn tài chính.

Ủy ban chứng khoán Nhà nước ra quyết định đặt tổ chức kinh doanh chứng khoán vào tình trạng cảnh báo trong trường hợp tỷ lệ khả dụng từ 150% đến dưới 180% trong tất cả các kỳ báo cáo trong 3 tháng liên tục hoặc tỷ lệ vốn khả dụng đã được soát xét hoặc được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận từ 150% đến dưới 180%.

Trường hợp thứ 3, tổ chức kinh doanh chứng khoán được đặt vào tình trạng cảnh báo khi báo cáo tỷ lệ an toàn tài chính mà tổ chức kiểm toán được chấp thuận đưa ra ý kiến không chấp thuận, từ chối đưa ra ý kiến, ý kiến ngoại trừ một số chỉ tiêu của báo báo này mà nếu trừ các ảnh hưởng ngoại trừ ra khỏi vốn khả dụng sẽ dẫn tới tỷ lệ vốn khả dụng từ 150% đến dưới 180%.

Thời hạn cảnh báo kể từ ngày tổ chức kinh doanh chứng khoán bị đặt vào tình trạng cảnh báo cho đến ngày Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có quyết định đưa tổ chức kinh doanh chứng khoán ra khỏi tình trạng cảnh báo.

Tổ chức kinh doanh chứng khoán được đưa ra khỏi tình trạng cảnh báo khi tỷ lệ vốn khả dụng đạt từ 180% trở lên trong 03 tháng liên tục.

Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2021.

Thông tư này làm hết hiệu lực Thông tư 87/2017/TT-BTC

Xem chi tiết Thông tư91/2020/TT-BTC tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
_________

S: 91/2020/TT-BTC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_______________________

Hà Nội, ngày 13 tháng 11 năm 2020

Căn cứ Luật Chứng khoán ngày 26 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 17 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định chỉ tiêu an toàn tài chính và biện pháp xử lý đối với tổ chức kinh doanh chứng khoán không đáp ứng chỉ tiêu an toàn tài chính.

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn việc xác định các chỉ tiêu an toàn tài chính, chế độ báo cáo về tỷ lệ an toàn tài chính của tổ chức kinh doanh chứng khoán, các biện pháp xử lý và trách nhiệm của các bên liên quan đối với tổ chức kinh doanh chứng khoán không đáp ứng chỉ tiêu an toàn tài chính. Thông tư không áp dụng cho việc xác định nghĩa vụ thuế của tổ chức kinh doanh chứng khoán đối với ngân sách Nhà nước.
2. Đối tượng áp dụng
a) Công ty chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi chung là công ty chứng khoán), công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi chung là công ty quản lý quỹ);
b) Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tổ chức kinh doanh chứng khoán là công ty chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam.
2. Giá trị rủi ro thị trường là giá trị tương ứng với mức độ tổn thất có thể xảy ra khi giá thị trường của tài sản đang sở hữu và dự kiến sẽ sở hữu theo cam kết bảo lãnh phát hành biến động theo chiều hướng bất lợi.
3. Giá trị rủi ro thanh toán là giá trị tương ứng với mức độ tổn thất có thể xảy ra khi đối tác không thể thanh toán đúng hạn hoặc chuyển giao tài sản đúng hạn theo cam kết.
4. Giá trị rủi ro hoạt động là giá trị tương ứng với mức độ tổn thất có thể xảy ra do lỗi kỹ thuật, lỗi hệ thống và quy trình nghiệp vụ, lỗi con người trong quá trình tác nghiệp, do thiếu vốn kinh doanh phát sinh từ các khoản chi phí, lỗ từ hoạt động đầu tư, do các nguyên nhân khách quan khác.
5. Tổng giá trị rủi ro là tổng các giá trị rủi ro thị trường, giá trị rủi ro thanh toán và giá trị rủi ro hoạt động.
6. Vốn khả dụng là vốn chủ sở hữu có thể chuyển đổi thành tiền trong vòng chín mươi (90) ngày.
7. Tỷ lệ vốn khả dụng là tỷ lệ phần trăm giữa giá trị vốn khả dụng và tổng giá trị rủi ro.
8. Bảo lãnh thanh toán là việc cam kết nhận trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài chính nhằm bảo đảm cho việc thanh toán của một bên thứ ba.
9. Thời gian bảo lãnh phát hành là khoảng thời gian từ ngày phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh phát hành theo hình thức cam kết chắc chắn tính tới ngày thanh toán cho tổ chức phát hành theo cam kết.
10. Vị thế ròng đối với một chứng khoán tại một thời điểm (sau đây gọi là vị thế ròng đối với một chứng khoán) là số lượng chứng khoán đang nắm giữ của tổ chức kinh doanh chứng khoán, sau khi đã điều chỉnh giảm số chứng khoán cho vay, số chứng khoán được phòng ngừa bởi chứng quyền bán, hợp đồng tương lai và tăng thêm số chứng khoán đi vay phù hợp với quy định của pháp luật.
11. Vị thế ròng thanh toán đối với một đối tác tại một thời điểm (sau đây gọi là vị thế ròng thanh toán đối với một đối tác) là giá trị khoản cho vay, khoản phải thu sau khi đã điều chỉnh các khoản nợ, khoản phải trả cho đối tác đó.
12. Nhóm tổ chức, cá nhân liên quan tới một tổ chức hoặc một cá nhân (sau đây gọi là nhóm tổ chức, cá nhân liên quan) là tổ chức, cá nhân theo quy định tại khoản 46 Điều 4 Luật chứng khoán.
13. Giá trị ký quỹ là tổng các giá trị sau:
a) Giá trị bằng tiền, chứng khoán mà tổ chức kinh doanh chứng khoán đóng góp vào quỹ bù trừ của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
b) Giá trị bằng tiền, chứng khoán mà tổ chức kinh doanh chứng khoán ký quỹ cho giao dịch đầu tư, tự doanh, tạo lập thị trường đối với chứng khoán phái sinh;
c) Các khoản ký quỹ bằng tiền và giá trị bảo lãnh thanh toán của ngân hàng lưu ký trong trường hợp công ty chứng khoán phát hành chứng quyền có bảo đảm.
14. Khối lượng mở của một chứng khoán phái sinh tại một thời điểm (sau đây gọi là khối lượng mở) là khối lượng chứng khoán phái sinh đang còn lưu hành tại thời điểm đó, chưa được thanh lý hoặc chưa được tất toán.
15. Tổ chức kiểm toán được chấp thuận là tổ chức kiểm toán độc lập thuộc danh sách các tổ chức kiểm toán được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận kiểm toán theo quy định tại Luật chứng khoán và pháp luật kiểm toán độc lập.
16. Chứng quyền có lãi là chứng quyền mua có giá thực hiện (chỉ số thực hiện) thấp hơn giá (chỉ số) của chứng khoán cơ sở hoặc chứng quyền bán có giá thực hiện (chỉ số thực hiện) cao hơn giá (chỉ số) của chứng khoán cơ sở.
17. Giá thực hiện là mức giá mà người sở hữu chứng quyền có quyền mua (đối với chứng quyền mua) hoặc bán (đối với chứng quyền bán) chứng khoán cơ sở (cổ phiếu hoặc chứng chỉ quỹ ETF) cho tổ chức phát hành, hoặc được tổ chức phát hành dùng để xác định khoản thanh toán cho người sở hữu chứng quyền.
18.  Tỷ lệ chuyển đổi cho biết số lượng chứng quyền cần có để quy đổi thành một đơn vị chứng khoán cơ sở.
Điều 3. Nguyên tắc áp dụng
1. Tổ chức kinh doanh chứng khoán có trách nhiệm tính toán các chỉ tiêu an toàn tài chính và chịu trách nhiệm về tính chính xác của kết quả tính toán.
2. Các chỉ tiêu tài sản và nguồn vốn sử dụng để tính giá trị vốn khả dụng và các giá trị rủi ro phải được cập nhật tới thời điểm tính toán.
3. Tổ chức kinh doanh chứng khoán không phải tính giá trị các loại rủi ro đối với các chỉ tiêu tài sản đã giảm trừ khỏi vốn khả dụng theo quy định tại Điều 5, Điều 6 Thông tư này.
4. Đối với tổ chức kinh doanh chứng khoán có công ty con, tổ chức kinh doanh chứng khoán tính toán các chỉ tiêu an toàn tài chính dựa trên các khoản mục tài chính riêng của tổ chức kinh doanh chứng khoán.
5. Báo cáo tỷ lệ an toàn tài chính tại ngày 30 tháng 6 phải được soát xét bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận theo các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam về hợp đồng dịch vụ soát xét. Báo cáo tỷ lệ an toàn tài chính tại ngày 31 tháng 12 và báo cáo tỷ lệ an toàn tài chính dùng để chứng minh tổ chức kinh doanh chứng khoán đủ điều kiện đưa ra khỏi tình trạng cảnh báo, kiểm soát, kiểm soát đặc biệt phải được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam về lưu ý khi kiểm toán báo cáo tài chính được lập theo khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính cho mục đích đặc biệt và các chuẩn mực kiểm toán khác có liên quan.
6. Tổ chức kinh doanh chứng khoán phải thiết lập hệ thống thông tin và kiểm soát nội bộ để ghi chép, theo dõi và cập nhật đầy đủ những thông tin tài chính, thông tin chi tiết phục vụ cho việc lập và soát xét, kiểm toán các báo cáo tỷ lệ an toàn tài chính. Ban Giám đốc (ban quản lý điều hành) của tổ chức kinh doanh chứng khoán chịu trách nhiệm về việc lập và trình bày báo cáo tỷ lệ an toàn tài chính theo quy định của Thông tư này.
Chương II
CHỈ TIÊU AN TOÀN TÀI CHÍNH
Mục 1
VỐN KHẢ DỤNG
Điều 4. Vốn khả dụng
1. Vốn khả dụng của công ty chứng khoán xác định theo quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này, cụ thể như sau:
a) Vốn góp của chủ sở hữu, không bao gồm vốn cổ phần ưu đãi hoàn lại (nếu có);
b) Thặng dư vốn cổ phần không bao gồm vốn cổ phần ưu đãi hoàn lại (nếu có);
c) Quyền chọn chuyển đổi trái phiếu - Cấu phần vốn (đối với công ty chứng khoán có phát hành trái phiếu chuyển đổi);
d) Vốn khác của chủ sở hữu;
đ) Chênh lệch đánh giá tài sản theo giá trị hợp lý;
e) Chênh lệch tỷ giá hối đoái;
g) Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ;
h) Quỹ dự phòng tài chính và rủi ro nghiệp vụ;
i) Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu được trích lập phù hợp với quy định của pháp luật;
k) Lợi nhuận chưa phân phối;
l) Số dư dự phòng suy giảm giá trị tài sản;
m) Năm mươi phần trăm (50%) phần giá trị tăng thêm của tài sản cố định được định giá lại theo quy định của pháp luật (trong trường hợp định giá tăng), hoặc trừ đi toàn bộ phần giá trị giảm đi (trong trường hợp định giá giảm); 
n) Các khoản giảm trừ theo quy định tại Điều 5 Thông tư này;
o) Các khoản tăng thêm theo quy định tại Điều 7 Thông tư này;
p) Vốn khác (nếu có).
2. Vốn khả dụng của công ty quản lý quỹ xác định theo quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này, cụ thể như sau:
a) Vốn đầu tư của chủ sở hữu, không bao gồm vốn cổ phần ưu đãi hoàn lại (nếu có);
b) Thặng dư vốn cổ phần không bao gồm vốn cổ phần ưu đãi hoàn lại (nếu có);
c) Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ;
d) Quỹ đầu tư phát triển (nếu có);
đ) Quỹ dự phòng tài chính và rủi ro nghiệp vụ;
e) Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu được trích lập phù hợp với quy định của pháp luật;
g) Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối;
h) Số dư dự phòng suy giảm giá trị tài sản;
i) Năm mươi phần trăm (50%) phần giá trị tăng thêm của tài sản cố định được định giá lại theo quy định của pháp luật (trong trường hợp định giá tăng), hoặc trừ đi toàn bộ phần giá trị giảm đi (trong trường hợp định giá giảm); 
k) Chênh lệch tỷ giá hối đoái;
l) Các khoản giảm trừ theo quy định tại Điều 6 Thông tư này;
m) Các khoản tăng thêm theo quy định tại Điều 7 Thông tư này;
n) Vốn khác (nếu có).
3. Vốn khả dụng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải được điều chỉnh giảm cổ phiếu quỹ (nếu có).
Điều 5. Các khoản giảm trừ khỏi vốn khả dụng của công ty chứng khoán
1. Giá trị ký quỹ.
Trường hợp công ty chứng khoán có tài sản đảm bảo để ngân hàng thực hiện bảo lãnh thanh toán khi phát hành chứng quyền có bảo đảm thì giá trị giảm trừ là giá trị nhỏ nhất của các giá trị sau: giá trị bảo lãnh thanh toán của ngân hàng; giá trị tài sản đảm bảo được xác định theo quy định tại khoản 6 Điều 10 Thông tư này.
2. Giá trị tài sản dùng để bảo đảm cho nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khác có thời hạn còn lại trên chín mươi (90) ngày. Giá trị tài sản được xác định theo quy định tại khoản 6 Điều 10 Thông tư này.
3. Toàn bộ phần giá trị giảm đi của các tài sản tài chính ghi theo giá trị ghi sổ, không bao gồm chứng khoán quy định tại khoản 7 Điều này, trên cơ sở chênh lệch giữa giá trị ghi sổ so với giá thị trường xác định theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Các khoản giảm trừ khác xác định theo quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này như sau:
a) Các chỉ tiêu trong tài sản dài hạn, trừ các trường hợp theo quy định tại khoản 6 Điều này;
b) Các chỉ tiêu trong tài sản ngắn hạn sau: 
- Chứng khoán quy định tại khoản 7 Điều này tại chỉ tiêu tài sản tài chính ngắn hạn;
- Các khoản trả trước;
- Các khoản phải thu có thời hạn thu hồi hoặc thời hạn thanh toán còn lại trên chín mươi (90) ngày;
- Các khoản tạm ứng có thời hạn hoàn ứng còn lại trên chín mươi (90) ngày;
- Các tài sản ngắn hạn khác, trừ các trường hợp theo quy định tại khoản 5 Điều này.
c) Các khoản ngoại trừ, có ý kiến trái ngược hoặc từ chối đưa ra ý kiến (nếu có) trên báo cáo tài chính đã được kiểm toán, soát xét mà chưa được trừ ra khỏi vốn khả dụng theo quy định tại điểm a, b khoản này. Trường hợp tổ chức kiểm toán xác nhận là đã hết ngoại trừ thì tổ chức kinh doanh chứng khoán không phải trừ đi khoản này. 
5. Phần giảm trừ khỏi vốn khả dụng theo quy định tại điểm a, b khoản 4 Điều này không bao gồm các chỉ tiêu sau:
a) Các tài sản phải xác định rủi ro thị trường theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư này, trừ các chứng khoán theo quy định tại khoản 7 Điều này;
b) Dự phòng suy giảm giá trị tài sản tài chính ghi nhận theo giá trị ghi sổ;
c) Dự phòng suy giảm giá trị các tài sản khác;
d) Dự phòng phải thu khó đòi;
đ) Các hợp đồng, giao dịch nêu tại điểm k khoản 1 Điều 10 Thông tư này.
6. Khi xác định các chỉ tiêu tài sản giảm trừ khỏi vốn khả dụng quy định tại khoản 1, khoản 2, điểm a, b khoản 4 Điều này, tổ chức kinh doanh chứng khoán được điều chỉnh giảm phần giá trị giảm trừ như sau:
a) Đối với tài sản dùng để bảo đảm cho nghĩa vụ của chính tổ chức kinh doanh chứng khoán, khi tính giảm trừ được giảm đi giá trị nhỏ nhất của các giá trị sau: giá trị thị trường của tài sản đó xác định theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này (nếu có), giá trị sổ sách, giá trị còn lại của nghĩa vụ;
b) Đối với tài sản được bảo đảm bằng tài sản của khách hàng, khi tính giảm trừ được giảm đi giá trị nhỏ nhất của các giá trị sau: giá trị tài sản bảo đảm xác định theo quy định tại khoản 6 Điều 10 Thông tư này, giá trị sổ sách.
7. Các chứng khoán dưới đây trong chỉ tiêu tài sản tài chính ngắn hạn và tài sản tài chính dài hạn phải tính giảm trừ khỏi vốn khả dụng:
a) Chứng khoán phát hành bởi các tổ chức có liên quan với tổ chức kinh doanh chứng khoán trong các trường hợp dưới đây:
- Là công ty mẹ, công ty con của tổ chức kinh doanh chứng khoán;
- Là công ty con của công ty mẹ của tổ chức kinh doanh chứng khoán.
b) Chứng khoán có thời gian bị hạn chế chuyển nhượng còn lại trên chín mươi (90) ngày kể từ ngày tính toán.
Điều 6. Các khoản giảm trừ khỏi vốn khả dụng của công ty quản lý quỹ
1. Toàn bộ phần giá trị giảm đi của các khoản đầu tư, không bao gồm chứng khoán quy định tại khoản 5 Điều này, trên cơ sở chênh lệch giữa giá trị ghi sổ so với giá thị trường xác định theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Các khoản giảm trừ khác xác định theo quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này như sau:
a) Các chỉ tiêu trong tài sản dài hạn, trừ các trường hợp theo quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Các chỉ tiêu trong tài sản ngắn hạn sau: 
- Chứng khoán quy định tại khoản 5 Điều này tại chỉ tiêu đầu tư tài chính ngắn hạn;
- Các khoản trả trước;
- Các khoản phải thu có thời hạn thu hồi hoặc thời hạn thanh toán còn lại trên chín mươi (90) ngày;
- Các khoản tạm ứng có thời hạn hoàn ứng còn lại trên chín mươi (90) ngày;
- Các tài sản ngắn hạn khác, trừ các trường hợp theo quy định tại khoản 3 Điều này.
c) Các khoản ngoại trừ, có ý kiến trái ngược hoặc từ chối đưa ra ý kiến (nếu có) trên báo cáo tài chính đã được kiểm toán, soát xét mà chưa được trừ ra khỏi vốn khả dụng theo quy định tại điểm a, b khoản này. Trường hợp tổ chức kiểm toán xác nhận là đã hết ngoại trừ thì tổ chức kinh doanh chứng khoán không phải trừ đi khoản này. 
3. Phần giảm trừ khỏi vốn khả dụng theo quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều này không bao gồm các chỉ tiêu sau:
a) Các tài sản phải xác định rủi ro thị trường theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư này, trừ các chứng khoán theo quy định tại khoản 5 Điều này;
b) Dự phòng giảm giá đầu tư;
c) Dự phòng phải thu khó đòi;
d) Các hợp đồng, giao dịch nêu tại điểm k khoản 1 Điều 10 Thông tư này.
4. Khi xác định các chỉ tiêu tài sản giảm trừ khỏi vốn khả dụng quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều này, tổ chức kinh doanh chứng khoán được điều chỉnh giảm phần giá trị giảm trừ như sau:
a) Đối với tài sản dùng để bảo đảm cho nghĩa vụ của chính tổ chức kinh doanh chứng khoán hoặc cho bên thứ ba, thì khi tính giảm trừ được giảm đi giá trị nhỏ nhất của các giá trị sau: giá trị thị trường của tài sản đó xác định theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này (nếu có), giá trị sổ sách, giá trị còn lại của nghĩa vụ;
b) Đối với tài sản được bảo đảm bằng tài sản của khách hàng, khi tính giảm trừ được giảm đi giá trị nhỏ nhất của các giá trị sau: giá trị tài sản bảo đảm xác định theo quy định tại khoản 6 Điều 10 Thông tư này, giá trị sổ sách.
5. Các chứng khoán dưới đây trong chỉ tiêu đầu tư tài chính ngắn hạn và đầu tư tài chính dài hạn phải tính giảm trừ khỏi vốn khả dụng:
a) Chứng khoán phát hành bởi các tổ chức có liên quan với tổ chức kinh doanh chứng khoán trong các trường hợp dưới đây:
- Là công ty mẹ, công ty con của tổ chức kinh doanh chứng khoán;
- Là công ty con của công ty mẹ của tổ chức kinh doanh chứng khoán.
b) Chứng khoán có thời gian bị hạn chế chuyển nhượng còn lại trên chín mươi (90) ngày kể từ ngày tính toán.    
Điều 7. Các khoản tăng thêm
1. Toàn bộ phần giá trị tăng thêm của các khoản đầu tư, tài sản tài chính ghi theo giá trị ghi sổ không bao gồm chứng khoán quy định tại khoản 7 Điều 5, khoản 5 Điều 6 Thông tư này, trên cơ sở chênh lệch giữa giá trị ghi sổ so với giá thị trường xác định theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Các khoản nợ có thể chuyển đổi thành vốn chủ sở hữu bao gồm:
a) Trái phiếu chuyển đổi trừ trường hợp đã được tính là vốn khả dụng tại điểm c khoản 1 Điều 4 Thông tư này, cổ phiếu ưu đãi do tổ chức kinh doanh chứng khoán phát hành thỏa mãn tất cả những điều kiện sau:
- Có kỳ hạn ban đầu tối thiểu là năm (05) năm;
- Không được bảo đảm bằng tài sản của chính tổ chức kinh doanh chứng khoán;
- Tổ chức kinh doanh chứng khoán chỉ được mua lại trước thời hạn theo đề nghị của người sở hữu hoặc mua lại trên thị trường thứ cấp sau khi đã thông báo cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước theo quy định tại khoản 5, 6 Điều này;
- Tổ chức kinh doanh chứng khoán được ngừng trả lãi và chuyển lãi lũy kế sang năm tiếp theo nếu việc trả lãi dẫn đến kết quả kinh doanh trong năm bị lỗ;
- Trong trường hợp tổ chức kinh doanh chứng khoán giải thể, người sở hữu chỉ được thanh toán sau khi tổ chức kinh doanh chứng khoán đã thanh toán cho tất cả các chủ nợ có bảo đảm và không có bảo đảm khác;
- Việc điều chỉnh tăng lãi suất, kể cả việc điều chỉnh tăng lãi suất cộng thêm vào lãi suất tham chiếu chỉ được thực hiện sau năm (05) năm kể từ ngày phát hành và được điều chỉnh một (01) lần trong suốt thời hạn trước khi chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông;
- Đã được đăng ký bổ sung vốn khả dụng theo quy định tại khoản 4 Điều này.
b) Các công cụ nợ khác thỏa mãn tất cả những điều kiện sau:
- Là khoản nợ mà trong mọi trường hợp, chủ nợ chỉ được thanh toán sau khi tổ chức kinh doanh chứng khoán đã thanh toán cho tất cả các chủ nợ có bảo đảm và không có bảo đảm khác;
- Có kỳ hạn ban đầu tối thiểu là mười (10) năm;
- Không được bảo đảm bằng tài sản của chính tổ chức kinh doanh chứng khoán;
- Tổ chức kinh doanh chứng khoán được ngừng trả lãi và chuyển lãi lũy kế sang năm tiếp theo nếu việc trả lãi dẫn đến kết quả kinh doanh trong năm bị lỗ;
- Chủ nợ chỉ được tổ chức kinh doanh chứng khoán trả nợ trước hạn sau khi đã thông báo cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước theo quy định tại khoản 5, 6 Điều này;
- Việc điều chỉnh tăng lãi suất phải đảm bảo như sau: Đối với lãi suất cố định, việc điều chỉnh tăng lãi suất cộng thêm vào lãi suất tham chiếu chỉ được thực hiện sau năm (05) năm kể từ ngày phát hành, ký kết hợp đồng và chỉ được điều chỉnh một (01) lần trong suốt thời hạn của nợ thứ cấp; Đối với lãi suất tính theo công thức, công thức không được thay đổi và chỉ được thay đổi biên độ trong công thức (nếu có) một (01) lần sau năm (05) năm kể từ ngày phát hành, ký kết hợp đồng;
- Đã được đăng ký bổ sung vốn khả dụng theo quy định tại khoản 4 Điều này.
3. Giới hạn khi tính các khoản tăng thêm cho vốn khả dụng:
a) Giá trị các khoản quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều này phải tính giảm dần theo nguyên tắc sau:
- Trong thời gian năm (05) năm cuối cùng trước khi đến hạn thanh toán, chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông, sau mỗi năm gần đến hạn chuyển đổi, thanh toán, giá trị các khoản quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều này phải khấu trừ 20% giá trị ban đầu;
- Trong thời hạn bốn (04) quý cuối cùng trước khi đến hạn thanh toán, chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông, thì sẽ phải khấu trừ tiếp mỗi quý 25% từ phần giá trị còn lại sau khi đã khấu trừ theo quy định nêu trên.
b) Tổng giá trị các khoản quy định tại khoản 2 Điều này được sử dụng để bổ sung vốn khả dụng tối đa bằng 50% phần vốn chủ sở hữu.
4. Tổ chức kinh doanh chứng khoán phải báo cáo bổ sung các khoản nợ quy định tại khoản 2, 3 Điều này vào vốn khả dụng với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Báo cáo gửi trực tiếp tới Ủy ban Chứng khoán Nhà nước bao gồm:
a) Báo cáo theo mẫu tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này về việc sử dụng trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi, các khoản nợ để bổ sung vốn khả dụng;
b) Biên bản họp, Nghị quyết của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Quyết định của chủ sở hữu về việc sử dụng các khoản nợ có thể chuyển đổi thành vốn chủ sở hữu để bổ sung vốn khả dụng;
c) Bản sao hợp lệ các hợp đồng vay vốn hoặc tài liệu tương đương, hợp đồng vay hoặc các tài liệu tương đương phải có cam kết của cả hai bên với các nội dung đầy đủ và phù hợp với quy định tại khoản 2, 3 Điều này. Quy định này không áp dụng cho trường hợp phát hành trái phiếu ra công chúng đã được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy chứng nhận chào bán.
5. Tổ chức kinh doanh chứng khoán được mua lại trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi, hoặc thanh toán trước hạn các khoản nợ đã bổ sung vốn khả dụng trong trường hợp sau:
a) Tỷ lệ vốn khả dụng sau khi mua lại trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi, hoặc thanh toán trước hạn các khoản nợ đã đăng ký sử dụng để bổ sung vốn khả dụng, không xuống dưới mức 180%;
b) Trường hợp tổ chức kinh doanh chứng khoán không đáp ứng quy định tại điểm a khoản này, tổ chức kinh doanh chứng khoán phải có nguồn vốn mới bổ sung bảo đảm duy trì tỷ lệ vốn khả dụng tối thiểu không thấp hơn 180%.
6. Tổ chức kinh doanh chứng khoán phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tối thiểu mười lăm (15) ngày trước khi mua lại trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi, thanh toán trước hạn các khoản nợ đã bổ sung vốn khả dụng. Báo cáo gửi trực tiếp tới Ủy ban Chứng khoán Nhà nước bao gồm:
a) Báo cáo theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều này;
b) Tài liệu theo quy định tại điểm b, c khoản 4 Điều này đối với các trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi và khoản nợ mới được sử dụng để bổ sung vốn khả dụng, thay thế cho trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi phải mua lại, khoản nợ phải thanh toán (nếu có).
Mục 2
CÁC GIÁ TRỊ RỦI RO
Điều 8. Giá trị rủi ro hoạt động
1. Rủi ro hoạt động của tổ chức kinh doanh chứng khoán được xác định là giá trị lớn nhất của các giá trị sau: 25% chi phí duy trì hoạt động của tổ chức kinh doanh chứng khoán trong vòng mười hai (12) tháng liền kề tính tới thời điểm tính toán, 20% vốn điều lệ tối thiểu cho các nghiệp vụ kinh doanh của tổ chức kinh doanh chứng khoán theo quy định của pháp luật.
2. Chi phí duy trì hoạt động của công ty chứng khoán được xác định bằng tổng chi phí phát sinh trong kỳ, trừ đi:
a) Chi phí khấu hao;
b) Chi phí hoặc hoàn nhập dự phòng suy giảm giá trị các tài sản tài chính ngắn hạn và tài sản thế chấp;
c) Chi phí hoặc hoàn nhập dự phòng suy giảm giá trị các tài sản tài chính dài hạn;
d) Chi phí hoặc hoàn nhập dự phòng suy giảm giá trị các khoản phải thu;
đ) Chi phí hoặc hoàn nhập dự phòng suy giảm giá trị các tài sản ngắn hạn khác;
e) Chi phí chênh lệch giảm về đánh giá lại các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ;
g) Chi phí lãi vay.
3. Chi phí duy trì hoạt động của công ty quản lý quỹ được xác định bằng tổng chi phí phát sinh trong kỳ, trừ đi:
a) Chi phí khấu hao;
b) Chi phí hoặc hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn;
c) Chi phí hoặc hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn;
d) Chi phí hoặc hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi.
4. Trường hợp tổ chức kinh doanh chứng khoán hoạt động dưới một (01) năm, rủi ro hoạt động được xác định là giá trị lớn nhất của các giá trị sau: ba (03) lần chi phí duy trì hoạt động bình quân hàng tháng tính từ thời điểm tổ chức kinh doanh chứng khoán đi vào hoạt động; hai mươi phần trăm (20%) vốn điều lệ tối thiểu cho các nghiệp vụ kinh doanh của tổ chức kinh doanh chứng khoán theo quy định của pháp luật.
Điều 9. Giá trị rủi ro thị trường
1. Kết thúc ngày giao dịch, tổ chức kinh doanh chứng khoán phải xác định giá trị rủi ro thị trường đối với các tài sản của tổ chức kinh doanh chứng khoán quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Rủi ro thị trường phải được xác định đối với các tài sản sau:
a) Chứng khoán trên tài khoản tự doanh không bao gồm số lượng chứng quyền có bảo đảm không phát hành hết (đối với công ty chứng khoán), tài khoản giao dịch chứng khoán (đối với công ty quản lý quỹ, công ty chứng khoán không có nghiệp vụ tự doanh), chứng khoán ủy thác, chứng khoán đầu tư khác. Các chứng khoán trên bao gồm cả số chứng khoán trong quá trình nhận chuyển giao từ bên bán;
b) Chứng khoán nhận hỗ trợ từ các cá nhân, tổ chức khác theo quy định của pháp luật, bao gồm chứng khoán đi vay cho bản thân tổ chức kinh doanh chứng khoán, chứng khoán đi vay thay mặt cho các cá nhân, tổ chức khác;
c) Chứng khoán của khách hàng mà tổ chức kinh doanh chứng khoán nhận làm tài sản bảo đảm, sau đó được tổ chức kinh doanh chứng khoán sử dụng hoặc cho một bên thứ ba vay phù hợp với quy định của pháp luật;
d) Tiền, các khoản tương đương tiền, công cụ chuyển nhượng, các loại giấy tờ có giá thuộc sở hữu của tổ chức kinh doanh chứng khoán;
đ) Chứng khoán mà tổ chức kinh doanh chứng khoán bảo lãnh phát hành theo hình thức cam kết chắc chắn chưa phân phối và chưa nhận thanh toán đầy đủ trong thời gian bảo lãnh phát hành.
3. Chứng khoán, tài sản quy định tại khoản 2 Điều này không bao gồm các loại sau:
a) Cổ phiếu quỹ;
b) Chứng khoán quy định tại khoản 7 Điều 5 và khoản 5 Điều 6 Thông tư này;
c) Trái phiếu, các công cụ nợ, giấy tờ có giá trên thị trường tiền tệ đã đáo hạn.
d) Chứng khoán đã được phòng ngừa rủi ro bởi chứng quyền bán hoặc hợp đồng tương lai; Chứng quyền bán và hợp đồng quyền bán được sử dụng để phòng ngừa rủi ro cho chứng khoán cơ sở.
4. Công thức xác định giá trị rủi ro thị trường đối với tài sản quy định tại điểm a, b, c, d khoản 2 Điều này như sau:
Giá trị rủi ro thị trường = Vị thế ròng × Giá tài sản × Hệ số rủi ro thị trường
a) Hệ số rủi ro thị trường xác định theo Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Giá tài sản được xác định theo Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Giá trị rủi ro thị trường của mỗi tài sản xác định theo quy định tại khoản 4 Điều này phải điều chỉnh tăng thêm trong trường hợp tổ chức kinh doanh chứng khoán đầu tư quá nhiều vào tài sản đó, ngoại trừ chứng khoán đang trong thời gian bảo lãnh phát hành theo hình thức cam kết chắc chắn, trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh. Giá trị rủi ro được điều chỉnh tăng theo nguyên tắc sau:
a) Tăng thêm 10% trong trường hợp tổng giá trị của khoản đầu tư vào cổ phiếu và trái phiếu của một tổ chức chiếm từ trên 10% đến 15% vốn chủ sở hữu của tổ chức kinh doanh chứng khoán;
b) Tăng thêm 20% trong trường hợp tổng giá trị của khoản đầu tư vào cổ phiếu và trái phiếu của một tổ chức chiếm từ trên 15% đến 25% vốn chủ sở hữu của tổ chức kinh doanh chứng khoán;
c) Tăng thêm 30% trong trường hợp tổng giá trị của khoản đầu tư vào cổ phiếu và trái phiếu của một tổ chức chiếm từ trên 25% trở lên vốn chủ sở hữu của tổ chức kinh doanh chứng khoán.
6. Tổ chức kinh doanh chứng khoán phải điều chỉnh tăng thêm các khoản cổ tức, trái tức, giá trị quyền ưu đãi nếu phát sinh (đối với chứng khoán), hoặc lãi cho vay (đối với tiền gửi và các khoản tương đương tiền, công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá) vào giá tài sản khi xác định giá trị rủi ro thị trường.
7. Giá trị rủi ro thị trường đối với số chứng khoán chưa phân phối hết trong thời gian phân phối và có giá giao dịch thấp hơn giá bảo lãnh phát hành từ các hợp đồng bảo lãnh phát hành theo hình thức cam kết chắc chắn được xác định theo công thức sau:

Giá trị rủi ro thị trường = (Qo x Po - Vc) x R x (r +

(Po - P1)

 x 100%)

Po

Trong đó: Q0 : là số chứng khoán còn lại chưa phân phối hoặc đã phân phối nhưng chưa nhận thanh toán P0 : là giá bảo lãnh phát hành Vc : là giá trị tài sản bảo đảm (nếu có) R : là hệ số rủi ro phát hành r : là hệ số rủi ro thị trường P1 : là giá giao dịch
a) Giá giao dịch được xác định tùy theo loại chứng khoán tương ứng quy định tại mục 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 21, 22 của Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp phát hành lần đầu ra công chúng, kể cả đấu giá cổ phần hóa lần đầu, đấu thầu trái phiếu, thì giá giao dịch bằng giá trị sổ sách trên một cổ phiếu của tổ chức phát hành được xác định tại thời điểm gần nhất, hoặc giá khởi điểm (nếu không xác định được giá trị sổ sách), hoặc mệnh giá (đối với trái phiếu);
b) Hệ số rủi ro thị trường được xác định tùy theo loại chứng khoán tương ứng quy định tại mục II, III, IV, V, VI, VII của Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Hệ số rủi ro phát hành được xác định căn cứ vào khoảng thời gian còn lại tính tới thời điểm kết thúc đợt phân phối theo quy định tại hợp đồng, nhưng không vượt quá thời hạn được phép phân phối theo quy định của pháp luật, như sau:
- Tính tới ngày cuối cùng của thời hạn phân phối, nếu khoảng thời gian còn lại là trên sáu mươi (60) ngày: hệ số rủi ro phát hành bằng 20%;
- Tính tới ngày cuối cùng của thời hạn phân phối, nếu khoảng thời gian còn lại là từ ba mươi (30) ngày tới sáu mươi (60) ngày: hệ số rủi ro phát hành bằng 40%;
- Tính tới ngày cuối cùng của thời hạn phân phối, nếu khoảng thời gian còn lại là dưới ba mươi (30) ngày: hệ số rủi ro phát hành bằng 60%;
- Trong thời gian kể từ ngày kết thúc thời hạn phân phối tới ngày phải thanh toán cho tổ chức phát hành: hệ số rủi ro phát hành bằng 80%.
d) Sau ngày cuối cùng phải thanh toán cho tổ chức phát hành, tổ chức kinh doanh chứng khoán phải xác định giá trị rủi ro thị trường đối với số chứng khoán không thể phân phối hết theo quy định tại khoản 4 Điều này.
đ) Giá trị tài sản bảo đảm của khách hàng xác định theo quy định tại khoản 6 Điều 10 Thông tư này.
8. Công ty chứng khoán phải tính giá trị rủi ro thị trường đối với chứng quyền có bảo đảm đang lưu hành do công ty chứng khoán phát hành. Giá trị rủi ro này được xác định theo công thức sau:
Giá trị rủi ro thị trường = Max {((P0 X Q0 /k- P1 X Q1) x r -MD), 0}
Trong đó:
P0: là giá bình quân giá đóng cửa của chứng khoán cơ sở trong 05 ngày giao dịch liền trước ngày tính toán.
Q0: là số lượng chứng quyền đang lưu hành của công ty chứng khoán.
k: là tỷ lệ chuyển đổi
P1: là giá của chứng khoán cơ sở được xác định theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này
Q1: là số lượng chứng khoán cơ sở mà công ty chứng khoán dùng để đảm bảo cho nghĩa vụ thanh toán chứng quyền có bảo đảm do mình phát hành
r: là hệ số rủi ro thị trường của chứng quyền được xác định theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này
MD: là giá trị ký quỹ khi công ty chứng khoán phát hành chứng quyền có bảo đảm
a) Chứng khoán cơ sở để tính toán rủi ro thị trường theo công thức nêu trên phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
- Đã có trong phương án phát hành hoặc đã đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc sử dụng chứng khoán này trên tài khoản tự doanh để phòng ngừa rủi ro khi phát hành chứng quyền có bảo đảm;
- Là chứng khoán cơ sở của chứng quyền có bảo đảm.
b) Trường hợp chứng quyền do công ty chứng khoán phát hành không có lãi như quy định tại khoản 16 Điều 2 Thông tư này, công ty chứng khoán không phải tính rủi ro thị trường đối với chứng quyền đã phát hành nhưng phải tính rủi ro thị trường đối với chứng khoán cơ sở hình thành từ hoạt động phòng ngừa rủi ro cho chứng quyền đã phát hành.
c) Công ty chứng khoán phải tính rủi ro thị trường đối với phần chênh lệch dương giữa giá trị chứng khoán cơ sở do công ty chứng khoán dùng để phòng ngừa rủi ro cho chứng quyền có bảo đảm do mình phát hành và giá trị chứng khoán cơ sở cần thiết để phòng ngừa rủi ro cho chứng quyền có bảo đảm. Giá trị cần thiết để phòng ngừa rủi ro cho chứng quyền có bảo đảm phải tương ứng với giá trị phòng ngừa.
9. Giá trị rủi ro thị trường đối với hợp đồng tương lai được xác định theo công thức sau:
Giá trị rủi ro thị trường
                                    = Max {((giá trị thanh toán cuối ngày
                                    - Giá trị chứng khoán mua vào)
                                    x Hệ số rủi ro thị trường của hợp đồng tương lai
                                    - Giá trị ký quỹ),0}
Giá trị thanh toán cuối ngày
                                    = Giá thanh toán cuối ngày x khối lượng mở
Trong đó:
- Giá trị chứng khoán mua vào là giá trị chứng khoán cơ sở mà tổ chức kinh doanh chứng khoán mua vào để đảm bảo cho nghĩa vụ thanh toán hợp đồng tương lai;
- Giá trị ký quỹ là phần giá trị tài sản mà tổ chức kinh doanh chứng khoán ký quỹ cho giao dịch đầu tư, tự doanh, tạo lập thị trường.
Điều 10. Giá trị rủi ro thanh toán
1. Kết thúc ngày giao dịch, tổ chức kinh doanh chứng khoán phải xác định giá trị rủi ro thanh toán đối với các hợp đồng, giao dịch sau:
a) Tiền gửi có kỳ hạn tại các tổ chức tín dụng, chứng chỉ tiền gửi do các tổ chức tín dụng phát hành;
b) Hợp đồng vay, mượn chứng khoán phù hợp với quy định của pháp luật;
c) Hợp đồng bán có cam kết mua lại chứng khoán phù hợp với quy định của pháp luật;
d) Hợp đồng mua có cam kết bán lại chứng khoán phù hợp với quy định của pháp luật;
đ) Hợp đồng cho vay mua ký quỹ chứng khoán niêm yết phù hợp với quy định của pháp luật;
e) Hợp đồng bảo lãnh phát hành ký với các tổ chức khác trong tổ hợp bảo lãnh phát hành theo hình thức cam kết chắc chắn mà tổ chức kinh doanh chứng khoán là tổ chức bảo lãnh phát hành chính;
g) Các khoản phải thu khách hàng trong hoạt động kinh doanh chứng khoán;
h) Các khoản phải thu trái phiếu đã đáo hạn, các giấy tờ có giá, công cụ nợ đã đáo hạn mà chưa được thanh toán;
i) Tài sản quá thời hạn chuyển giao, kể cả chứng khoán trong hoạt động kinh doanh của tổ chức kinh doanh chứng khoán, chứng khoán của khách hàng trong hoạt động môi giới chứng khoán.
k) Các hợp đồng, giao dịch, các khoản sử dụng vốn ngoài các giao dịch, hợp đồng được ghi nhận ở các điểm a, b, c, d, đ, e, g Điều này; Các khoản phải thu từ mua bán nợ với đối tác giao dịch không phải Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), Công ty trách nhiệm hữu hạn mua bán nợ Việt Nam (DATC).
2. Đối với các hợp đồng theo quy định tại điểm a, b, c, d, đ, g khoản 1 Điều này, giá trị rủi ro thanh toán trước thời hạn nhận chuyển giao chứng khoán, tiền và thanh lý hợp đồng, được xác định như sau:
Giá trị rủi ro thanh toán = Giá trị tài sản tiềm ẩn rủi ro thanh toán x Hệ số rủi ro thanh toán theo đối tác
a) Hệ số rủi ro thanh toán theo đối tác xác định tùy thuộc vào mức độ tín nhiệm của đối tác giao dịch theo nguyên tắc quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Giá trị tài sản tiềm ẩn rủi ro thanh toán xác định theo nguyên tắc quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này. Giá trị tài sản tiềm ẩn rủi ro thanh toán phải được điều chỉnh tăng thêm các khoản cổ tức, trái tức, giá trị quyền ưu đãi nếu phát sinh (đối với chứng khoán), hoặc lãi tiền gửi, lãi cho vay và các khoản phụ phí khác (đối với các khoản tín dụng).
3. Đối với các hợp đồng quy định tại điểm e khoản 1 Điều này, giá trị rủi ro thanh toán được xác định bằng 30% giá trị còn lại của các hợp đồng bảo lãnh phát hành chưa được thanh toán.
4. Đối với các khoản phải thu quá hạn, chứng khoán chưa nhận chuyển giao đúng hạn theo quy định tại điểm h, i khoản 1 Điều này, kể cả chứng khoán, tiền chưa nhận được từ các giao dịch, hợp đồng đáo hạn quy định tại điểm a, b, c, d, đ, g khoản 1 Điều này, giá trị rủi ro thanh toán được xác định theo nguyên tắc sau:
Giá trị rủi ro thanh toán
                                    = Giá trị tài sản tiềm ẩn rủi ro thanh toán
                                    x Hệ số rủi ro thanh toán theo thời gian
a) Hệ số rủi ro thanh toán theo thời gian được xác định căn cứ vào khoảng thời gian quá hạn thanh toán theo nguyên tắc quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Giá trị tài sản tiềm ẩn rủi ro thanh toán được xác định như sau:
- Đối với các giao dịch mua, bán chứng khoán, cho khách hàng hoặc cho bản thân tổ chức kinh doanh chứng khoán: là giá trị thị trường của hợp đồng tính theo nguyên tắc quy định tại Phụ lục II, Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này;
- Đối với các giao dịch cho vay mua chứng khoán ký quỹ, giao dịch bán có cam kết mua lại, giao dịch mua có cam kết bán lại, vay, cho vay chứng khoán: giá trị tài sản tiểm ẩn rủi ro thanh toán xác định theo nguyên tắc quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này;
- Đối với các khoản phải thu, trái phiếu đã đáo hạn, các công cụ nợ đã đáo hạn: là giá trị khoản phải thu tính theo mệnh giá, cộng thêm các khoản lãi chưa được thanh toán, chi phí có liên quan và trừ đi khoản thanh toán đã thực nhận trước đó (nếu có).
5. Trừ giao dịch, hợp đồng quy định tại điểm k khoản 1, điểm b khoản 10 Điều này, tổ chức kinh doanh chứng khoán được điều chỉnh giảm trừ phần giá trị tài sản đảm bảo của đối tác, khách hàng khi xác định giá trị tài sản tiềm ẩn rủi ro thanh toán quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp các hợp đồng, giao dịch này đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
a) Đối tác, khách hàng có tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của mình và tài sản bảo đảm là tiền, các khoản tương đương tiền, giấy tờ có giá, công cụ chuyển nhượng trên thị trường tiền tệ, chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con (sau đây gọi tắt là Sở giao dịch Chứng khoán), trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Bộ Tài chính bảo lãnh phát hành;
b) Tổ chức kinh doanh chứng khoán có quyền định đoạt, quản lý, sử dụng, chuyển nhượng tài sản bảo đảm trong trường hợp đối tác không thực hiện nghĩa vụ thanh toán đầy đủ và đúng thời hạn đã thỏa thuận tại các hợp đồng.
6. Giá trị tài sản bảo đảm tính giảm trừ theo quy định tại khoản 5 Điều này được xác định như sau:
Giá trị tài sản đảm bảo
                                    = Khối lượng tài sản đảm bảo x giá tài sản đảm bảo
                                    x (1 – hệ số rủi ro thị trường)
a) Giá tài sản được xác định theo nguyên tắc quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Hệ số rủi ro thị trường được xác định theo nguyên tắc quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
7. Khi xác định giá trị rủi ro thanh toán, tổ chức kinh doanh chứng khoán được bù trừ ròng song phương giá trị tài sản tiềm ẩn rủi ro thanh toán trong trường hợp đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
a) Rủi ro thanh toán liên quan tới cùng một đối tác;
b) Rủi ro thanh toán phát sinh đối với cùng một loại hình giao dịch theo quy định tại khoản 1 Điều này;
c) Việc bù trừ ròng song phương đã được các bên thống nhất trước bằng văn bản.
8. Giá trị rủi ro thanh toán phải được điều chỉnh tăng thêm trong các trường hợp sau:
a) Tăng thêm 10% trong trường hợp giá trị hợp đồng tiền gửi, chứng chỉ tiền gửi, khoản cho vay, khoản phải thu trong hạn, hợp đồng mua có cam kết bán lại chứng khoán, hợp đồng bán có cam kết mua lại chứng khoán, tổng giá trị các khoản vay đối với một tổ chức, cá nhân và nhóm tổ chức, cá nhân liên quan (nếu có), chiếm từ trên 10% đến 15% vốn chủ sở hữu;
b) Tăng thêm 20% trong trường hợp giá trị hợp đồng tiền gửi, chứng chỉ tiền gửi, khoản cho vay, khoản phải thu trong hạn, hợp đồng mua có cam kết bán lại chứng khoán, hợp đồng bán có cam kết mua lại chứng khoán, tổng giá trị các khoản vay đối với một tổ chức, cá nhân và nhóm tổ chức, cá nhân liên quan (nếu có), chiếm từ trên 15% đến 25% vốn chủ sở hữu;
c) Tăng thêm 30% trong trường hợp giá trị hợp đồng tiền gửi, chứng chỉ tiền gửi, khoản cho vay, khoản phải thu trong hạn, hợp đồng mua có cam kết bán lại chứng khoán, hợp đồng bán có cam kết mua lại chứng khoán, tổng giá trị các khoản vay đối với một tổ chức, cá nhân và nhóm tổ chức, cá nhân liên quan (nếu có), hoặc một cá nhân và các bên liên quan tới cá nhân đó (nếu có), chiếm từ trên 25% vốn chủ sở hữu trở lên.
9. Trường hợp đối tác đã hoàn toàn mất khả năng thanh toán, toàn bộ khoản thiệt hại tính theo giá trị hợp đồng phải được giảm trừ đi từ vốn khả dụng.
10. Giá trị rủi ro thanh toán đối với các trường hợp khác được xác định như sau:
a) Đối với các hợp đồng, giao dịch được quy định tại điểm k khoản 1 Điều này được xác định theo công thức sau:
Giá trị rủi ro thanh toán
                        = Giá trị toàn bộ tài sản tiềm ẩn rủi ro thanh toán x 100%
b) Đối với các khoản tạm ứng có thời gian hoàn ứng còn lại dưới 90 ngày được xác định theo công thức sau:
 

Giá trị tài sản tiềm ẩn rủi ro thanh toán

Hệ số rủi ro

Giá trị rủi ro thanh toán

Giá trị toàn bộ các khoản tạm ứng

chiếm từ 0% đến 5% vốn chủ sở hữu tại thời điểm tính toán

8%

Giá trị rủi ro thanh toán = Giá trị tài sản tiềm ẩn rủi ro thanh toán x Hệ số rủi ro thanh toán.

chiếm từ trên 5% vốn chủ sở hữu tại thời điểm tính toán

100%

Mục 3
TỶ LỆ VỐN KHẢ DỤNG VÀ CHẾ ĐỘ BÁO CÁO CỦA TỔ CHỨC KINH DOANH CHỨNG KHOÁN
Điều 11. Tỷ lệ vốn khả dụng và các mức cảnh báo
1. Tỷ lệ vốn khả dụng được xác định theo nguyên tắc sau:

Tỷ lệ vốn khả dụng

=

Vốn khả dụng

x

100%

Tổng giá trị rủi ro

2. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định đặt tổ chức kinh doanh chứng khoán vào tình trạng cảnh báo theo quy định tại Điều 13 Thông tư này, tình trạng kiểm soát theo quy định tại Điều 14 Thông tư này hoặc kiểm soát đặc biệt theo quy định tại Điều 16 Thông tư này. Trong vòng hai mươi bốn (24) giờ kể từ khi ban hành quyết định, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước công bố thông tin về quyết định này trên trang thông tin điện tử của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, tổ chức kinh doanh chứng khoán công bố thông tin về quyết định này trên trang thông tin điện tử của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch Chứng khoán, tổ chức kinh doanh chứng khoán.
Điều 12. Chế độ báo cáo về tỷ lệ vốn khả dụng
1. Chế độ báo cáo định kỳ
a) Định kỳ hàng tháng, tổ chức kinh doanh chứng khoán phải gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước báo cáo tỷ lệ an toàn tài chính tại ngày kết thúc tháng theo mẫu quy định tại Phụ lục V hoặc Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này. Báo cáo phải được gửi bằng tệp thông tin điện tử thực hiện qua hệ thống cơ sở dữ liệu trong thời hạn bảy (07) ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc tháng.
b) Tổ chức kinh doanh chứng khoán phải gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đồng thời công bố thông tin trên trang thông tin điện tử của tổ chức kinh doanh chứng khoán báo cáo tỷ lệ an toàn tài chính tại ngày 30 tháng 6 và 31 tháng 12 theo mẫu quy định tại Phụ lục V hoặc Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này sau khi đã được soát xét, kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận. Các báo cáo này phải gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thực hiện qua hệ thống cơ sở dữ liệu và công bố cùng với thời điểm công bố thông tin báo cáo tài chính bán niên đã được soát xét, báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán.
2. Chế độ báo cáo bất thường
a) Kể từ khi tỷ lệ vốn khả dụng xuống dưới 180%, tổ chức kinh doanh chứng khoán phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tỷ lệ vốn khả dụng theo mẫu báo cáo quy định tại Phụ lục V hoặc Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này một (01) tháng hai (02) lần (dữ liệu tại ngày 15 và 30 hàng tháng). Báo cáo phải được gửi bằng tệp thông tin điện tử thực hiện qua hệ thống cơ sở dữ liệu trong vòng ba (03) ngày làm việc sau ngày 15 và 30 hàng tháng.
b) Kể từ khi tỷ lệ vốn khả dụng xuống dưới 150%, tổ chức kinh doanh chứng khoán phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tỷ lệ vốn khả dụng một (01) tuần một (01) lần theo mẫu báo cáo quy định tại Phụ lục V hoặc Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này. Báo cáo phải được gửi bằng tệp thông tin điện tử thực hiện qua hệ thống cơ sở dữ liệu trước 16 giờ ngày thứ sáu hàng tuần.
c) Kể từ khi tỷ lệ vốn khả dụng giảm xuống dưới 120%, tổ chức kinh doanh chứng khoán hàng ngày phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tỷ lệ vốn khả dụng theo mẫu báo cáo quy định tại Phụ lục V hoặc Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này. Báo cáo phải được gửi bằng tệp thông tin điện tử thực hiện qua hệ thống cơ sở dữ liệu trước 16 giờ hàng ngày.
3. Tổ chức kinh doanh chứng khoán được thực hiện chế độ báo cáo định kỳ theo quy định tại khoản 1 Điều này khi tỷ lệ vốn khả dụng đạt và vượt 180% của các kỳ báo cáo trong ba (03) tháng liên tục.
Chương III
BIỆN PHÁP XỬ LÝ ĐỐI VỚI CÁC TRƯỜNG HỢP KHÔNG ĐÁP ỨNG CHỈ TIÊU AN TOÀN TÀI CHÍNH
Mục 1
CẢNH BÁO
Điều 13. Cảnh báo
1. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định đặt tổ chức kinh doanh chứng khoán vào tình trạng cảnh báo trong các trường hợp sau:
a) Tỷ lệ vốn khả dụng từ 150% đến dưới 180% trong tất cả các kỳ báo cáo trong ba (03) tháng liên tục; hoặc
b) Tỷ lệ vốn khả dụng đã được soát xét hoặc được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận từ 150% đến dưới 180%; hoặc
c) Báo cáo tỷ lệ an toàn tài chính mà tổ chức kiểm toán được chấp thuận đưa ra ý kiến không chấp thuận (hoặc ý kiến trái ngược), từ chối đưa ra ý kiến (hoặc không thể đưa ra ý kiến), ý kiến ngoại trừ một số chỉ tiêu của báo cáo này mà nếu trừ các ảnh hưởng ngoại trừ ra khỏi vốn khả dụng sẽ dẫn tới tỷ lệ vốn khả dụng từ 150% đến dưới 180%.
2. Thời hạn cảnh báo kể từ ngày tổ chức kinh doanh chứng khoán bị đặt vào tình trạng cảnh báo cho đến ngày Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có quyết định đưa tổ chức kinh doanh chứng khoán ra khỏi tình trạng cảnh báo.
3. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xem xét đưa tổ chức kinh doanh chứng khoán ra khỏi tình trạng cảnh báo khi tỷ lệ vốn khả dụng đạt từ 180% trở lên trong ba (03) tháng liên tục, trong đó tỷ lệ vốn khả dụng tại kỳ báo cáo cuối cùng phải được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận và tổ chức kinh doanh chứng khoán có báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc khắc phục tình trạng cảnh báo theo Phụ lục số XI ban hành kèm theo Thông tư này.
Mục 2
KIỂM SOÁT
Điều 14. Kiểm soát
1. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định đặt tổ chức kinh doanh chứng khoán vào tình trạng kiểm soát trong các trường hợp sau:
a) Tỷ lệ vốn khả dụng từ 120% đến dưới 150% trong tất cả các kỳ báo cáo trong ba (03) tháng liên tục; hoặc
b) Tỷ lệ vốn khả dụng đã được soát xét hoặc được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận từ 120% đến dưới 150%; hoặc
c) Báo cáo tỷ lệ an toàn tài chính mà tổ chức kiểm toán được chấp thuận đưa ra ý kiến không chấp thuận (hoặc ý kiến trái ngược), từ chối đưa ra ý kiến (hoặc không thể đưa ra ý kiến), ý kiến ngoại trừ một số chỉ tiêu của báo cáo này mà nếu trừ các ảnh hưởng ngoại trừ ra khỏi vốn khả dụng sẽ dẫn tới tỷ lệ vốn khả dụng từ 120% đến dưới 150%.
2. Thời hạn kiểm soát không quá 12 tháng, kể từ ngày tổ chức kinh doanh chứng khoán bị đặt vào tình trạng kiểm soát.
3. Sau thời hạn bốn (04) tháng kể từ ngày bị đặt vào tình trạng kiểm soát, Sở giao dịch Chứng khoán thực hiện đình chỉ một phần giao dịch của công ty chứng khoán thành viên không khắc phục được tình trạng kiểm soát. Việc đình chỉ giao dịch của công ty chứng khoán thành viên của Sở giao dịch Chứng khoán kết thúc khi công ty chứng khoán được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước quyết định đưa ra khỏi tình trạng kiểm soát. Trình tự, thủ tục đình chỉ giao dịch của công ty chứng khoán thành viên thực hiện theo quy chế của Sở giao dịch Chứng khoán.
4. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xem xét đưa tổ chức kinh doanh chứng khoán ra khỏi tình trạng kiểm soát khi tỷ lệ vốn khả dụng đạt từ 180% trở lên trong ba (03) tháng liên tục, trong đó tỷ lệ vốn khả dụng tại kỳ báo cáo cuối cùng phải được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận và tổ chức kinh doanh chứng khoán có báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc khắc phục tình trạng kiểm soát theo Phụ lục số XI ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 15. Phương án khắc phục kiểm soát
1. Trong thời hạn tối đa mười lăm (15) ngày, kể từ ngày Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định đặt tổ chức kinh doanh chứng khoán vào tình trạng kiểm soát, tổ chức kinh doanh chứng khoán phải gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước báo cáo phương án khắc phục chi tiết về thực trạng tài chính, nguyên nhân và phương án khắc phục.
2. Phương án khắc phục phải được xây dựng cho hai (02) năm kế tiếp, có lộ trình, điều kiện, thời hạn và kế hoạch thực hiện chi tiết tới hàng tháng, quý. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có quyền yêu cầu tổ chức kinh doanh chứng khoán điều chỉnh phương án khắc phục tại bất cứ thời điểm nào nếu xét thấy là không khả thi, không phù hợp với điều kiện thị trường hoặc không phù hợp với quy định của pháp luật.
3. Phương án khắc phục bao gồm những biện pháp sau:
a) Bán các tài sản có mức độ rủi ro cao; hạn chế, ngừng mua cổ phiếu quỹ;
b) Thu hồi nợ; bán lại cổ phần, phần vốn góp cho chủ nợ;
c) Cắt giảm chi phí hoạt động, chi phí quản lý doanh nghiệp; tổ chức lại bộ máy quản lý, nhân sự, cắt giảm nhân viên;
d) Thu hẹp phạm vi và địa bàn hoạt động; đóng cửa một số chi nhánh, phòng giao dịch; rút bớt nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán;
đ) Dừng việc chi trả cổ tức, phân phối lợi nhuận; thực hiện tăng vốn theo quy định của pháp luật;
e) Hợp nhất, sáp nhập với tổ chức kinh doanh chứng khoán cùng ngành nghề, cùng loại theo quy định của pháp luật;
g) Các biện pháp khác không trái với các quy định của pháp luật.
Mục 3
KIỂM SOÁT ĐẶC BIỆT
Điều 16. Kiểm soát đặc biệt
1. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định đặt tổ chức kinh doanh chứng khoán vào tình trạng kiểm soát đặc biệt trong các trường hợp sau:
a) Tỷ lệ vốn khả dụng do công ty tự tính hoặc đã được soát xét, kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận dưới 120%; hoặc
b) Không khắc phục được tình trạng kiểm soát trong thời hạn mười hai (12) tháng quy định tại khoản 2 Điều 14 Thông tư này; hoặc
c) Không thực hiện báo cáo tỷ lệ an toàn tài chính trong hai (02) kỳ báo cáo liên tiếp, hoặc không thực hiện kiểm toán hoặc soát xét báo cáo tỷ lệ an toàn tài chính hoặc không công bố thông tin về báo cáo tỷ lệ an toàn tài chính đã được soát xét, kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 12 Thông tư này; hoặc
d) Báo cáo tỷ lệ an toàn tài chính mà tổ chức kiểm toán được chấp thuận đưa ra ý kiến không chấp nhận (hoặc ý kiến trái ngược), từ chối đưa ra ý kiến (hoặc không thể đưa ra ý kiến), ý kiến ngoại trừ một số các chỉ tiêu của báo cáo này mà nếu trừ các ảnh hưởng ngoại trừ ra khỏi vốn khả dụng dẫn tới tỷ lệ vốn khả dụng dưới 120%.
2. Thời hạn kiểm soát đặc biệt không quá bốn (04) tháng, kể từ ngày tổ chức kinh doanh chứng khoán bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt.
3. Trừ trường hợp bị kiểm soát đặc biệt theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, sau thời hạn một (01) tháng kể từ ngày bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, Sở giao dịch Chứng khoán thực hiện đình chỉ một phần hoạt động của công ty chứng khoán thành viên không khắc phục được tình trạng kiểm soát đặc biệt. Việc đình chỉ giao dịch của Sở giao dịch Chứng khoán kết thúc khi công ty chứng khoán được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước quyết định đưa ra khỏi tình trạng kiểm soát đặc biệt. Trình tự, thủ tục đình chỉ giao dịch của công ty chứng khoán thành viên thực hiện theo quy chế của Sở giao dịch Chứng khoán.
4. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xem xét đưa tổ chức kinh doanh chứng khoán ra khỏi tình trạng kiểm soát đặc biệt khi tỷ lệ vốn khả dụng đạt từ 180% trở lên trong ba (03) tháng liên tục, trong đó tỷ lệ vốn khả dụng tại kỳ báo cáo cuối cùng phải được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận và tổ chức kinh doanh chứng khoán có báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc khắc phục tình trạng kiểm soát đặc biệt theo Phụ lục số XI ban hành kèm theo Thông tư này.
5.  Sau khi hết thời hạn kiểm soát đặc biệt theo quy định tại khoản 2 Điều này, nếu tổ chức kinh doanh chứng khoán vẫn không khắc phục được tình trạng kiểm soát đặc biệt thì sẽ bị đình chỉ hoạt động. Trình tự, thủ tục thực hiện việc đình chỉ hoạt động thực hiện theo quy định về tổ chức và hoạt động của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ.
6. Trong vòng hai mươi bốn (24) giờ, kể từ khi tổ chức kinh doanh chứng khoán bị đình chỉ hoạt động, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước công bố thông tin về việc này trên trang thông tin điện tử của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
7. Sau 06 tháng kể từ ngày quyết định đình chỉ có hiệu lực, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định rút nghiệp vụ môi giới chứng khoán trong trường hợp công ty chứng khoán không khắc phục được tình trạng bị đình chỉ theo quy định tại khoản 5 Điều 16 Thông tư này.
Điều 17. Phương án khắc phục tình trạng kiểm soát đặc biệt
1. Trong thời hạn tối đa bảy (07) ngày kể từ ngày Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định đặt tổ chức kinh doanh chứng khoán vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, tổ chức kinh doanh chứng khoán phải gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước báo cáo chi tiết về thực trạng tài chính, nguyên nhân và phương án khắc phục.
2. Phương án khắc phục thực hiện như quy định tại khoản 2, 3 Điều 15 Thông tư này.
Mục 4
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN CÓ LIÊN QUAN
Điều 18. Trách nhiệm của cá nhân và tổ chức kinh doanh chứng khoán bị đặt vào tình trạng kiểm soát, kiểm soát đặc biệt
1. Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Tổng Giám đốc (Giám đốc) của tổ chức kinh doanh chứng khoán bị kiểm soát, kiểm soát đặc biệt có trách nhiệm:
a) Xây dựng phương án khắc phục và tổ chức triển khai thực hiện phương án đó;
b) Tiếp tục quản trị, kiểm soát, điều hành hoạt động và bảo đảm an toàn tài sản của tổ chức kinh doanh chứng khoán theo đúng quy định của pháp luật;
c) Chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến tổ chức và hoạt động tổ chức kinh doanh chứng khoán trước, trong và sau thời hạn kiểm soát, kiểm soát đặc biệt;
d) Hỗ trợ, tạo điều kiện cho các tổ chức khác thực hiện trách nhiệm theo quy định tại Thông tư này và thực hiện các công việc khác theo yêu cầu bằng văn bản của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
2. Trước mười sáu (16) giờ ngày thứ sáu hàng tuần, tổ chức kinh doanh chứng khoán phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tình hình triển khai phương án khắc phục và kết quả thực hiện.
3. Trong thời hạn kiểm soát, kiểm soát đặc biệt:
a) Tổ chức kinh doanh chứng khoán không được chi trả cổ tức cho các cổ đông, chia lợi nhuận cho thành viên góp vốn; chia thưởng cho thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc), kế toán trưởng, nhân viên và người có liên quan tới tổ chức kinh doanh chứng khoán;
b) Tổ chức kinh doanh chứng khoán không được chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành các khoản nợ có bảo đảm bằng tài sản của tổ chức kinh doanh chứng khoán;
c) Tổ chức kinh doanh chứng khoán không được mua cổ phiếu quỹ, mua lại phần vốn góp từ thành viên góp vốn;
d) Tổ chức kinh doanh chứng khoán không được ký mới, ký kéo dài và tiếp tục thực hiện các hợp đồng giao dịch ký quỹ, cho vay mua chứng khoán, giao dịch mua có cam kết bán lại, cho khách hàng vay không có tài sản bảo đảm; không được ký các hợp đồng bảo lãnh phát hành dưới hình thức cam kết chắc chắn;
đ) Tổ chức kinh doanh chứng khoán không được lập thêm phòng giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện, mở rộng địa bàn hoạt động, bổ sung nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán;
e) Tổ chức kinh doanh chứng khoán không được tham gia góp vốn thành lập công ty con, đầu tư bất động sản; hạn chế đầu tư vào các tài sản có mức độ rủi ro cao hoặc thực hiện các hoạt động kinh doanh làm tăng giá trị rủi ro, giảm vốn khả dụng.
g) Công ty chứng khoán chỉ được quản lý tiền giao dịch chứng khoán theo phương thức khách hàng của công ty chứng khoán mở tài khoản trực tiếp tại ngân hàng thương mại do công ty chứng khoán lựa chọn để quản lý tiền giao dịch chứng khoán.
Điều 19. Trách nhiệm của các tổ chức khác có liên quan
1. Sở giao dịch Chứng khoán, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, thành viên lưu ký, ngân hàng giám sát, ngân hàng thanh toán và các tổ chức khác nếu có liên quan có trách nhiệm cung cấp cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đầy đủ, kịp thời các thông tin, tài liệu có liên quan về giao dịch, hoạt động đầu tư, hoạt động kinh doanh của tổ chức kinh doanh chứng khoán bị đặt trong tình trạng kiểm soát, kiểm soát đặc biệt khi có yêu cầu bằng văn bản của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
2. Sở giao dịch Chứng khoán, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, ngân hàng giám sát, ngân hàng lưu ký và các tổ chức kinh doanh chứng khoán có liên quan, có trách nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ và cung cấp dịch vụ chứng khoán cho khách hàng của tổ chức kinh doanh chứng khoán bị đặt trong tình trạng kiểm soát, kiểm soát đặc biệt theo yêu cầu bằng văn bản của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
3. Sở giao dịch Chứng khoán, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam có trách nhiệm thực hiện các quy định có liên quan tại Thông tư này.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 20. Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. Thông tư này thay thế Thông tư số 87/2017/TT-BTC ngày 15 tháng 08 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chỉ tiêu an toàn tài chính và biện pháp xử lý đối với tổ chức kinh doanh chứng khoán không đáp ứng chỉ tiêu an toàn tài chính.
2. Điểm đ khoản 5 Điều 5, điểm d khoản 3 Điều 6, điểm k khoản 1 Điều 10, khoản 10 Điều 10 Thông tư này và thứ tự số 28 mục VII Phụ lục I hệ số rủi ro thị trường ban hành kèm theo Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
3. Việc sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ Thông tư này do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định./.

Nơi nhận:

- Ban Bí thư Trung ương Đảng;

- Văn phòng Chủ tịch nước, Quốc hội;

- Văn phòng Tổng Bí thư;

- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;

- Văn phòng Ban chỉ đạo TW về phòng chống tham nhũng;

- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

- Toà án nhân dân tối cao;

- Kiểm toán Nhà nước;

- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

- Cơ quan Trung ương của các Đoàn thể;

- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Công báo;

- Website Chính phủ;

- Cục Kiểm tra Văn bản - Bộ Tư pháp;

- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;

- Website Bộ Tài chính;

- Lưu: VT, UBCK (250b).         

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

 

 

 

 

 

Huỳnh Quang Hải

Phụ lục I

HỆ SỐ RỦI RO THỊ TRƯỜNG

(Ban hành kèm theo Thông tư số 91/2020/TT-BTC ngày 13 tháng 11 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

 

TT

Loại tài sản

Hệ số rủi ro thị trường (%)

I

TIỀN

 

1

Tiền mặt (VND)

0

2

Các khoản tương đương tiền

0

3

Giấy tờ có giá, công cụ chuyển nhượng trên thị trường tiền tệ, chứng chỉ tiền gửi

0

II

CHỨNG KHOÁN NỢ

 

 

Trái phiếu Chính phủ

 

4

Trái phiếu Chính phủ không trả lãi

0

5

Trái phiếu Chính phủ trả lãi suất cuống phiếu: Trái phiếu Chính phủ (bao gồm công trái và trái phiếu công trình đã phát hành trước đây), Trái phiếu Chính phủ các nước thuộc khối OECD hoặc được bảo lãnh bởi Chính phủ hoặc Ngân hàng Trung ương của các nước thuộc khối này, Trái phiếu được phát hành bởi các tổ chức quốc tế IBRD, ADB, IADB, AFDB, EIB và EBRD, Trái phiếu chính quyền địa phương.

3

6

Trái phiếu các tổ chức tín dụng

 

Trái phiếu tổ chức tín dụng có thời gian đáo hạn còn lại dưới 1 năm, kể cả trái phiếu chuyển đổi

3

Trái phiếu tổ chức tín dụng có thời gian đáo hạn còn lại từ 1 năm đến dưới 3 năm, kể cả trái phiếu chuyển đổi

8

Trái phiếu tổ chức tín dụng có thời gian đáo hạn còn lại từ 3 năm đến dưới 5 năm, kể cả trái phiếu chuyển đổi

10

Trái phiếu tổ chức tín dụng có thời gian đáo hạn còn lại từ 5 năm trở lên, kể cả trái phiếu chuyển đổi

15

7

Trái phiếu doanh nghiệp niêm yết

 

Trái phiếu niêm yết có thời gian đáo hạn còn lại dưới 1 năm, kể cả trái phiếu chuyển đổi

8

Trái phiếu niêm yết có thời gian đáo hạn còn lại từ 1 đến dưới 3 năm, kể cả trái phiếu chuyển đổi

10

 

Trái phiếu niêm yết có thời gian đáo hạn còn lại từ 3 năm đến dưới 5 năm, kể cả trái phiếu chuyển đổi

15

Trái phiếu niêm yết có thời gian đáo hạn còn lại từ 5 năm trở lên, kể cả trái phiếu chuyển đổi

20

8

Trái phiếu doanh nghiệp không niêm yết

 

Trái phiếu không niêm yết do doanh nghiệp niêm yết phát hành có thời gian đáo hạn còn lại dưới 1 năm, kể cả trái phiếu chuyển đổi

15

Trái phiếu không niêm yết do doanh nghiệp niêm yết phát hành có thời gian đáo hạn còn lại từ 1 năm đến dưới 3 năm, kể cả trái phiếu chuyển đổi

20

Trái phiếu không niêm yết do doanh nghiệp niêm yết phát hành có thời gian đáo hạn còn lại từ 3 năm đến dưới 5 năm, kể cả trái phiếu chuyển đổi

25

Trái phiếu không niêm yết do doanh nghiệp niêm yết phát hành có thời gian đáo hạn còn lại từ 5 năm trở lên, kể cả trái phiếu chuyển đổi

30

Trái phiếu không niêm yết do doanh nghiệp khác phát hành có thời gian đáo hạn còn lại dưới 1 năm, kể cả trái phiếu chuyển đổi

25

Trái phiếu không niêm yết do doanh nghiệp khác phát hành có thời gian đáo hạn còn lại từ 1 năm đến dưới 3 năm, kể cả trái phiếu chuyển đổi

30

Trái phiếu không niêm yết do doanh nghiệp khác phát hành có thời gian đáo hạn còn lại từ 3 năm đến dưới 5 năm, kể cả trái phiếu chuyển đổi

35

Trái phiếu không niêm yết do doanh nghiệp khác phát hành có thời gian đáo hạn còn lại từ 5 năm trở lên, kể cả trái phiếu chuyển đổi

40

III

CỔ PHIẾU

 

9

Cổ phiếu phổ thông, cổ phiếu ưu đãi của các tổ chức niêm yết tại Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh; chứng chỉ quỹ mở

10

10

Cổ phiếu phổ thông, cổ phiếu ưu đãi của các tổ chức niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội

15

11

Cổ phiếu phổ thông, cổ phiếu ưu đãi của các công ty đại chúng chưa niêm yết, đăng ký giao dịch qua hệ thống UpCom

20

12

Cổ phiếu phổ thông, cổ phiếu ưu đãi của các công ty đại chúng đã đăng ký lưu ký, nhưng chưa niêm yết hoặc đăng ký giao dịch; cổ phiếu đang trong đợt phát hành lần đầu (IPO)

30

13

Cổ phiếu của các công ty đại chúng khác

50

IV

CHỨNG CHỈ QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN

 

14

Quỹ đại chúng, bao gồm cả công ty đầu tư chứng khoán đại chúng

10

15

Quỹ thành viên, công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ

30

V

CHỨNG KHOÁN BỊ HẠN CHẾ GIAO DỊCH

 

16

Chứng khoán công ty đại chúng chưa niêm yết bị nhắc nhở do chậm công bố thông tin báo cáo tài chính kiểm toán/soát xét theo quy định

30

17

Chứng khoán niêm yết bị cảnh báo

20

18

Chứng khoán niêm yết bị kiểm soát

25

19

Chứng khoán bị tạm ngừng, hạn chế giao dịch

40

20

Chứng khoán bị huỷ niêm yết, huỷ giao dịch

80

VI

CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH

 

21

Hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu

8

22

Hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ

3

VII

CHỨNG KHOÁN KHÁC

 

23

Cổ phiếu niêm yết trên các thị trường nước ngoài thuộc các chỉ số được liệt kê tại Phụ lục VIII

25

24

Cổ phiếu niêm yết trên các thị trường nước ngoài không thuộc các chỉ số được liệt kê tại Phụ lục VIII

100

25

Chứng quyền có bảo đảm niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh

8

26

Chứng quyền có bảo đảm niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội

10

27

Giao dịch chênh lệch giá

2

28

Cổ phiếu, trái phiếu của công ty chưa đại chúng phát hành không có báo cáo tài chính được kiểm toán gần nhất đến thời điểm lập báo cáo hoặc có báo cáo tài chính kiểm toán nhưng có ý kiến kiểm toán là trái ngược, từ chối đưa ra ý kiến hoặc ý kiến không chấp thuận toàn phần.

100

29

Cổ phần, phần vốn góp và các loại chứng khoán khác

80

Phụ lục II

NGUYÊN TẮC ĐỊNH GIÁ CHỨNG KHOÁN

(Ban hành kèm theo Thông tư số 91/2020/TT-BTC ngày 13 tháng 11 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

 

TT

Loại tài sản

Nguyên tắc định giá giao dịch trên thị trường

Tiền và các khoản tương đương tiền, công cụ thị trường tiền tệ

1

Tiền (VND)

Số dư tài khoản tại ngày tính toán

2

Ngoại tệ

Giá trị quy đổi ra VND theo tỷ giá tại các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại hối tính tại ngày tính toán

3

Tiền gửi kỳ hạn

Giá trị tiền gửi cộng lãi chưa được thanh toán tới ngày tính toán

4

Tín phiếu kho bạc, hối phiếu ngân hàng, thương phiếu, chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhượng, trái phiếu và các công cụ thị trường tiền tệ chiết khấu

Giá mua cộng với lãi lũy kế tính đến ngày tính toán

Trái phiếu

5

Trái phiếu niêm yết

- Giá yết bình quân trên hệ thống giao dịch tại Sở giao dịch Chứng khoán của giao dịch thông thường tại ngày giao dịch gần nhất cộng lãi lũy kế (nếu giá yết chưa bao gồm lãi lũy kế);

- Trường hợp không có giao dịch nhiều hơn hai (02) tuần tính đến ngày tính toán, là giá trị lớn nhất trong các giá trị sau:

+ Giá mua cộng lãi lũy kế;

+ Mệnh giá cộng lãi lũy kế;

+ Giá xác định theo phương pháp nội bộ của tổ chức kinh doanh chứng khoán, bao gồm cả lãi lũy kế.

Tức là:

Max (Giá mua cộng lãi lũy kế, Mệnh giá cộng lãi lũy kế, Giá xác định theo phương pháp nội bộ, bao gồm cả lãi lũy kế).

6

Trái phiếu không niêm yết

Là giá trị lớn nhất trong các giá trị sau:

+ Giá yết (nếu có) trên các hệ thống báo giá do tổ chức kinh doanh chứng khoán lựa chọn, cộng lãi lũy kế;

+ Giá mua cộng lãi lũy kế;

+ Mệnh giá cộng lãi lũy kế;

+ Giá theo quy định nội bộ của tổ chức kinh doanh chứng khoán, bao gồm cả lãi lũy kế.

Tức là:

Max (Giá yết (nếu có), Giá mua cộng lãi lũy kế, Mệnh giá cộng lãi lũy kế, Giá xác định theo phương pháp nội bộ, bao gồm cả lãi lũy kế).

Cổ phiếu

7

Cổ phiếu niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh

- Giá đóng cửa của ngày giao dịch gần nhất ngày tính toán;

-  Trường hợp không có giao dịch nhiều hơn hai (02) tuần tính đến ngày tính toán, là giá trị lớn nhất trong các giá trị sau:

+ Giá trị sổ sách;

+ Giá mua;

+ Giá theo phương pháp nội bộ của tổ chức kinh doanh chứng khoán.

Tức là:

Max (Giá trị sổ sách, Giá mua, Giá xác định theo phương pháp nội bộ)

8

Cổ phiếu niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội

- Giá đóng cửa của ngày giao dịch gần nhất ngày tính toán;

- Trường hợp không có giao dịch nhiều hơn hai (02) tuần tính đến ngày tính toán, là giá trị lớn nhất trong các giá trị sau:

+ Giá trị sổ sách;

+ Giá mua;

+ Giá theo phương pháp nội bộ của tổ chức kinh doanh chứng khoán.

Tức là:

Max (Giá trị sổ sách, Giá mua, Giá xác định theo phương pháp nội bộ).

9

Cổ phiếu của công ty đại chúng đăng ký giao dịch trên hệ thống UpCom

- Giá đóng cửa của ngày giao dịch gần nhất ngày tính toán;

-  Trường hợp không có giao dịch nhiều hơn hai (02) tuần tính đến ngày tính toán, là giá trị lớn nhất trong các giá trị sau:

+ Giá trị sổ sách;

+ Giá mua;

+ Giá theo phương pháp nội bộ của tổ chức kinh doanh chứng khoán.

Tức là:

Max (Giá trị sổ sách, Giá mua, Giá xác định theo phương pháp nội bộ).

10

Cổ phiếu đã đăng ký, lưu ký nhưng chưa niêm yết, chưa đăng ký giao dịch

-   Giá trị trung bình dựa trên báo giá của tối thiểu 03 công ty chứng khoán không phải là người có liên quan tại ngày giao dịch gần nhất trước thời điểm tính toán.

-  Trường hợp không có đủ báo giá của tối thiểu 03 công ty chứng khoán, là giá trị lớn nhất trong các giá trị sau:

+ Giá từ các báo giá;

+ Giá của kỳ báo cáo gần nhất;

+ Giá trị sổ sách;

+ Giá mua;

+ Giá theo quy định nội bộ của tổ chức kinh doanh chứng khoán.

Tức là:

Max (Giá từ các báo giá, Giá của kỳ báo cáo gần nhất, Giá trị sổ sách, Giá mua, Giá theo quy định nội bộ của tổ chức kinh doanh chứng khoán).

11

Cổ phiếu bị đình chỉ giao dịch, hoặc hủy niêm yết hoặc hủy đăng ký giao dịch

Là giá trị lớn nhất trong các giá trị sau:

+ Giá trị sổ sách;

+ Mệnh giá;

+ Giá theo phương pháp nội bộ của tổ chức kinh doanh chứng khoán.

Tức là:

Max (Giá trị sổ sách, Mệnh giá, Giá xác định theo phương pháp nội bộ).

12

Cổ phiếu của tổ chức trong tình trạng giải thể, phá sản

80% giá trị thanh lý của cổ phiếu đó (giá cổ phiếu được chia do tổ chức giải thể, phá sản công bố hoặc giá trị sổ sách) tại ngày lập bảng cân đối kế toán gần nhất, hoặc giá theo quy định nội bộ của tổ chức kinh doanh chứng khoán.

13

Cổ phàn, phần vốn góp khác

Là giá trị lớn nhất trong các giá trị sau:

+ Giá trị sổ sách;

+ Giá mua/giá trị vốn góp;

+ Giá theo quy định nội bộ của tổ chức kinh doanh chứng khoán.

Tức là:

Max (Giá trị sổ sách, Giá mua/giá trị vốn góp, Giá theo quy định nội bộ của tổ chức kinh doanh chứng khoán.

Quỹ Cổ phiếu của Công ty đầu tư chứng khoán

14

Quỹ đóng đại chúng/Quỹ ETF

-   Giá đóng cửa tại ngày giao dịch gần nhất ngày tính toán;

-  Trường hợp không có giao dịch nhiều hơn hai (02) tuần tính đến ngày tính toán là: NAV/1CCQ tại kỳ báo cáo gần nhất trước ngày tính toán.

15

Quỹ thành viên/Quỹ mở/cổ phiếu của Công ty đầu tư chứng khoán phát hành riêng lẻ

Giá trị tài sản ròng NAV trên một đơn vị phần vốn góp/đơn vị chứng chỉ quỹ/cổ phiếu tại kỳ báo cáo gần nhất trước ngày tính toán

16

Các trường hợp khác

Theo quy định nội bộ của tổ chức kinh doanh chứng khoán

Tài chính cố định

17

Quyền sử dụng đất...

Giá trị được xác định bởi tổ chức định giá độc lập do tổ chức kinh doanh chứng khoán lựa chọn

18

Nhà cửa/vật kiến trúc bao gồm cả các hạng mục xây dựng cơ bản dở dang

Giá trị được xác định bởi tổ chức định giá độc lập do tổ chức kinh doanh chứng khoán lựa chọn/Chi phí xây dựng cơ bản dở dang lũy kế

19

Các trang thiết bị, máy móc, phương tiện...

Giá trị còn lại của tài sản

20

Các tài sản cố định khác

Giá trị được xác định bởi tổ chức định giá độc lập do tổ chức kinh doanh chứng khoán lựa chọn

Chứng khoán khác

21

Chứng quyền có đảm bảo do tổ chức kinh doanh chứng khoán khác phát hành

- Giá đóng cửa tại ngày giao dịch gần nhất ngày tính toán;

- Giá mua (nếu chứng quyền có bảo đảm chưa niêm yết).

22

Cổ phiếu niêm yết trên thị trường nước ngoài

- Giá (theo đồng ngoại tệ) x tỷ giá chuyển đổi sang đồng tại ngày tính toán

-   Giá đóng cửa tại ngày giao dịch gần nhất ngày tính toán;

-  Trường hợp không có giao dịch nhiều hơn hai (02) tuần tính đến ngày tính toán, là giá trị lớn nhất trong các giá trị sau:

+ Giá trị sổ sách;

+ Giá mua;

+ Giá xác định theo phương pháp nội bộ của tổ chức kinh doanh chứng khoán.

Tức là:

Max (Giá trị sổ sách, Giá mua, Giá xác định theo phương pháp nội bộ).

 

 

Ghi chú:

- Lãi lũy kế là: khoản lãi tính từ thời điểm trả lãi gần nhất tới thời điểm tính toán.

- Giá trị sổ sách (book value) của một cổ phiếu được xác định trên cơ sở báo cáo tài chính gần nhất đã được kiểm toán hoặc soát xét.

- Tổ chức kinh doanh chứng khoán được lựa chọn hệ thống báo giá trái phiếu (ReuteursZBloomberg/VNBF hoặc các tổ chức tương đương) để tham khảo.

Phụ lục III

HỆ SỐ RỦI RO THANH TOÁN

(Ban hành kèm theo Thông tư số 91/2020/TT-BTC ngày 13 tháng 11 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

 

3.1. Hệ số rủi ro thanh toán theo đối tác

STT

Đối tác thanh toán cho tổ chức kinh doanh chứng khoán

Hệ số rủi ro thanh toán

1

Chính phủ, các tổ chức phát hành được Chính phủ bảo lãnh và Ngân hàng Trung ương các nước thuộc khối OECD; Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

0%

2

Sở Giao dịch Chứng khoán, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam

0,8%

3

Tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính, tổ chức kinh doanh chứng khoán thành lập ở các nước thuộc khối OECD và có hệ số tín nhiệm đáp ứng các điều kiện khác theo quy định nội bộ của tổ chức kinh doanh chứng khoán

3,2%

4

Tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính, tổ chức kinh doanh chứng khoán thành lập ngoài các nước OECD; hoặc thành lập tại các nước thuộc khối OECD và không đáp ứng các điều kiện khác theo quy định nội bộ của tổ chức kinh doanh chứng khoán

4,8%

5

Tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính, tổ chức kinh doanh chứng khoán, quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán thành lập và hoạt động tại Việt Nam

6%

6

Các tổ chức, cá nhân, đối tượng khác

8%

 

 

3.2. Hệ số rủi ro thanh toán theo thời gian

STT

Thời gian quá hạn thanh toán, chuyển giao chứng khoán

Hệ số rủi ro

1

Từ 0 đến 15 ngày sau thời hạn thanh toán, chuyển giao chứng khoán

16%

2

Từ 16 đến 30 ngày sau thời hạn thanh toán, chuyển giao chứng khoán

32%

3

Từ 31 đến 60 ngày sau thời hạn thanh toán, chuyển giao chứng khoán

48%

4

Trên 60 ngày sau thời hạn thanh toán, chuyển giao chứng khoán

100%

 

 

Ghi chú:

- Thời hạn thanh toán/nhận chuyển giao chứng khoán theo quy định về chứng khoán phái sinh (đối với chứng khoán phái sinh), là T+2 (đối với cổ phiếu niêm yết), T+1 (đối với trái phiếu niêm yết) hoặc T+n (đối với các giao dịch thỏa thuận ngoài hệ thống giao dịch trong n ngày theo thỏa thuận của hai bên).

- Giá trị rủi ro thanh toán được điều chỉnh tăng thêm theo quy định tại khoản 8 Điều 10 Thông tư này trên cơ sở thông tin cung cấp bởi khách hàng liên quan tới quy định tại khoản 12 Điều 2 Thông tư này.

Phụ lục IV

GIÁ TRỊ TÀI SẢN TIỀM ẨN RỦI RO

(Ban hành kèm theo Thông tư số 91/2020/TT-BTC ngày 13 tháng 11 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

 

4.1. Giá trị tài sản tiềm ẩn rủi ro thanh toán trong hoạt động vay, cho vay chứng khoán, giao dịch ký quỹ, giao dịch mua bán lại, giao dịch khác.

TT

Loại hình giao dịch

Giá trị tài sản tiềm ẩn rủi ro thanh toán

1

Tiền gửi có kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi, khoản tiền cho vay không có tài sản bảo đảm; các hợp đồng, giao dịch, các khoản sử dụng vốn theo điểm k khoản 1 Điều 10 Thông tư này.

Toàn bộ số dư tài khoản tiền gửi, chứng chỉ tiền gửi, giá trị khoản cho vay, giá trị hợp đồng, giá trị giao dịch cộng với các khoản cổ tức, trái tức, giá trị quyền ưu đãi (đối với chứng khoán) hoặc lãi tiền gửi, lãi cho vay, khoản phụ phí khác (đối với khoản tín dụng).

2

Cho vay chứng khoán

Max{(Giá trị thị trường của hợp đồng - Giá trị tài sản bảo đảm (nếu có)), 0}

3

Vay chứng khoán

Max{(Giá trị tài sản bảo đảm - Giá trị thị trường của hợp đồng ), 0}

4

Hợp đồng mua chứng khoán có cam kết bán lại

Thông tư 91/2020/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc quy định chỉ tiêu an toàn tài chính và biện pháp xử lý đối với tổ chức kinh doanh chứng khoán không đáp ứng chỉ tiêu an toàn tài chính

5

Hợp đồng bán chứng khoán có cam kết mua lại

Thông tư 91/2020/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc quy định chỉ tiêu an toàn tài chính và biện pháp xử lý đối với tổ chức kinh doanh chứng khoán không đáp ứng chỉ tiêu an toàn tài chính

6

Hợp đồng cho vay mua ký quỹ (cho khách hàng vay mua chứng khoán)/Các thỏa thuận kinh tế có cùng bản chất

Max{(số dư nợ - Giá trị tài sản bảo đảm), 0}

 

 

Ghi chú:

- Số dư nợ bao gồm giá trị khoản vay, lãi vay và các loại phí;

- Trường hợp tài sản bảo đảm của khách hàng không có giá tham khảo theo thị trường, thì được xác định theo quy định nội bộ của tổ chức kinh doanh chứng khoán.

 

4.2. Giá trị tài sản tiềm ẩn rủỉ ro trong hoạt động giao dịch chứng khoán

TT

Thời gian

Giá trị tài sản tiềm ẩn rủi ro

A - Đối với các giao dịch bán chứng khoán (bên bán là tổ chức kinh doanh chứng khoán hoặc khách hàng của tổ chức kinh doanh chứng khoán trong hoạt động môi giới)

1

Trước thời hạn nhận thanh toán

0

2

Sau thời hạn nhận thanh toán

Giá trị thị trường của hợp đồng (trong trường hợp giá thị trường thấp hơn giá giao dịch

0 (trong trường hợp giá thị trường cao hơn giá giao dịch)

B - Đối với các giao dịch mua chứng khoán (bên mua là tổ chức kinh doanh chứng khoán hoặc khách hàng của tổ chức kinh doanh chứng khoán)

1

Trước thời hạn nhận chuyển giao chứng khoán

0

2

Sau thời hạn nhận chuyển giao chứng khoán

Giá trị thị trường của hợp đồng (trong trường hợp giá thị trường thấp hơn giá giao dịch

0 (trong trường hợp giá thị trường cao hơn giá giao dịch)

 

 

Ghi chú: Thời hạn thanh toán/nhận chuyển giao chứng khoán theo quy định về chứng khoán phái sinh (đối với chứng khoán phái sinh), là T+2 (đối với cổ phiếu niêm yết), T+1 (đối với trái phiếu niêm yết) hoặc T+n (đối với các giao dịch thỏa thuận ngoài hệ thống giao dịch trong n ngày theo thỏa thuận của hai bên).

Phụ lục V

BÁO CÁO TỶ LỆ AN TOÀN TÀI CHÍNH ÁP DỤNG CHO CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ

(Ban hành kèm theo Thông tư số 91/2020/TT-BTC ngày 13 tháng 11 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

 

CÔNG TY...
_________

S: ...../BC-.....

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________________

......, ngày ... tháng.... năm ......

 

 

 

BÁO CÁO

Tỷ lệ an toàn tài chính tại thời điểm:....

__________

Kính gửi: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

 

Chúng tôi cam đoan rằng:

(1) Báo cáo được xây dựng trên cơ sở số liệu được cập nhật tại ngày lập báo cáo theo đúng quy định tại Thông tư số 91/2020/TT-BTC ngày 13/11/2020 của Bộ Tài chính quy định chỉ tiêu an toàn tài chính và biện pháp xử lý đối với các tổ chức kinh doanh chứng khoán không đáp ứng các chỉ tiêu an toàn tài chính;

(2) Đối với những vấn đề có thể ảnh hưởng đến tình hình tài chính của Công ty phát sinh sau ngày lập báo cáo này, chúng tôi cập nhật trong kỳ báo cáo tiếp theo;

(3) Chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác và trung thực của nội dung báo cáo.

 

KẾ TOÁN TRƯỞNG

(Ký, ghi rõ họ tên)

TRƯỞNG BỘ PHẬN KIỂM SOÁT NỘI BỘ

(Ký, ghi rõ họ tên)

(TỔNG)GIÁM ĐỐC

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

 

 

 
 
 
 
 

I. BẢNG TÍNH VỐN KHẢ DỤNG

TT

NỘI DUNG

Vốn khả dụng

Vốn khả dụng

Khoản giảm trừ

Khoản tăng thêm

 

 

(1)

(2)

(3)

1

Vốn đầu tư của chủ sở hữu không bao gồm cổ phần ưu đãi hoàn lại (nếu có)

 

 

2

Thặng dư vốn cổ phần không bao gồm cổ phần ưu đãi hoàn lại (nếu có)

 

 

3

Cổ phiếu quỹ

(√)

 

 

4

Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ (nếu có)

 

 

5

Quỹ đầu tư phát triển (nếu có)

 

 

6

Quỹ dự phòng tài chính và rủi ro nghiệp vụ

 

 

7

Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu

 

 

8

Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

 

 

9

Số dư dự phòng suy giảm giá trị tài sản

 

 

10

Chênh lệch đánh giá lại tài sản cố định

 

 

11

Chênh lệch tỷ giá hối đoái

 

 

12

Các khoản nợ có thể chuyển đổi

 

 

13

Toàn bộ phần giảm đi hoặc tăng thêm của các chứng khoán tại chỉ tiêu đầu tư tài chính

 

14

Vốn khác (nếu có)

 

 

1A

Tổng

 

 

 

 

I

Tiền và các khoản tương đương tiền

 

 

 

II

Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn

 

 

 

1

Đầu tư ngắn hạn

 

 

 

Chứng khoán tiềm ẩn rủi ro thị trường theo quy định tại khoản 2 Điều 9

 

 

 

Chứng khoán bị giảm trừ khỏi vốn khả dụng theo quy định khoản 5 Điều 6

 

 

2

Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn

 

 

 

III

Các khoản phải thu ngắn hạn, kể cả phải thu từ hoạt động ủy thác

 

 

 

1

Phải thu của khách hàng

 

 

 

Phải thu của khách hàng có thời hạn thanh toán còn lại từ 90 ngày trở xuống

 

 

 

 

Phải thu của khách hàng có thời hạn thanh toán còn lại trên 90 ngày

 

 

2

Trả trước cho người bán

 

 

3

Phải thu hoạt động nghiệp vụ

 

 

 

- Phải thu hoạt động nghiệp vụ có thời hạn thanh toán còn lại từ 90 ngày trở xuống

 

 

 

- Phải thu hoạt động nghiệp vụ có thời hạn thanh toán còn lại trên 90 ngày

 

 

4

Phải thu nội bộ ngắn hạn

 

 

 

- Phải thu nội bộ có thời hạn thanh toán còn lại từ 90 ngày trở xuống

 

 

 

- Phải thu nội bộ có thời hạn thanh toán còn lại trên 90 ngày

 

 

5

Phải thu hoạt động giao dịch chứng khoán

 

 

 

- Phải thu hoạt động giao dịch chứng khoán có thời hạn thanh toán còn lại từ 90 ngày trở xuống

 

 

 

- Phải thu hoạt động giao dịch chứng khoán có thời hạn thanh toán còn lại trên 90 ngày

 

 

6

Các khoản phải thu khác

 

 

 

- Phải thu khác có thời hạn thanh toán còn lại từ 90 ngày trở xuống

 

 

 

- Phải thu khác có thời hạn thanh toán còn lại trên 90 ngày

 

 

7

Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi

 

 

 

IV

Hàng tồn kho

 

 

V

Tài sản ngắn hạn khác

 

 

 

1

Chi phí trả trước ngắn hạn

 

 

2

Thuế GTGT được khấu trừ

 

 

 

3

Thuế và các khoản phải thu nhà nước

 

 

 

4

Tài sản ngắn hạn khác

 

 

 

4.1

Tạm ứng

 

 

 

- Tạm ứng có thời hạn hoàn ứng còn lại từ 90 ngày trở xuống

 

 

 

- Tạm ứng có thời hạn hoàn ứng còn lại trên 90 ngày

 

 

4.2

Tài sản ngắn hạn khác

 

 

1B

Tổng

 

 

 

 

 

 

I

Các khoản phải thu dài hạn, kể cả phải thu từ hoạt động ủy thác

 

 

 

1

Phải thu dài hạn của khách hàng

 

 

 

- Phải thu dài hạn của khách hàng có thời hạn thanh toán còn lại từ 90 ngày trở xuống

 

 

 

- Phải thu dài hạn của khách hàng có thời hạn thanh toán còn lại trên 90 ngày

 

 

2

Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc

 

 

3

Phải thu dài hạn nội bộ

 

 

 

- Phải thu dài hạn nội bộ có thời hạn thanh toán còn lại từ 90 ngày trở xuống

 

 

 

- Phải thu dài hạn nội bộ có thời hạn thanh toán còn lại trên 90 ngày

 

 

4

Phải thu dài hạn khác

 

 

 

- Phải thu dài hạn khác có thời hạn thanh toán còn lại từ 90 ngày trở xuống

 

 

 

- Phải thu dài hạn khác có thời hạn thanh toán còn lại trên 90 ngày

 

 

5

Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi

 

 

 

II

Tài sản cố định

 

 

III

Bất động sản đầu tư

 

 

IV

Các khoản đầu tư tài chính dài hạn

 

 

 

1

Đầu tư vào công ty con

 

 

2

Đầu tư chứng khoán dài hạn

 

 

 

- Chứng khoán tiềm ẩn rủi ro thị trường theo quy định tại khoản 2 Điều 9

 

 

 

- Chứng khoán bị giảm trừ khỏi vốn khả dụng theo quy định tại khoản 5 Điều 6

 

 

3

Các khoản đầu tư dài hạn ra nước ngoài

 

 

4

Đầu tư dài hạn khác

 

 

5

Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn

 

 

 

V

Tài sản dài hạn khác

 

 

1

Chi phí trả trước dài hạn

 

 

2

Tài sản thuế thu nhập hoãn lại

 

 

3

Ký cược, ký quỹ dài hạn

 

 

 

Các chỉ tiêu tài sản bị coi là khoản ngoại trừ, có ý kiến trái ngược hoặc từ chối đưa ra ý kiến tại báo cáo tài chính đã được kiểm toán, soát xét mà không bị tính giảm trừ theo quy định tại Điều 6

 

 

1C

Tổng

 

 

 

VỐN KHẢ DỤNG = 1A-1B-1C

 

 

 

Ghi chú:

1) Dấu là các chỉ tiêu cần tính toán

2) Khi xác định phàn giảm trừ khỏi vốn khả dụng (mục B, C), tổ chức kinh doanh chứng khoán được điều chỉnh giảm phần giá trị giảm trừ như sau:

- Đối với tài sản được dùng làm tài sản bảo đảm cho các nghĩa vụ của chính tổ chức kinh doanh chứng khoán hoặc cho bên thứ ba (ví dụ như hợp đồng bán có cam kết mua lại mà tổ chức kinh doanh chứng khoán là bên bán), thì khi tính giảm trừ được giảm đi giá trị nhỏ nhất của các giá trị sau: giá trị thị trường của tài sản xác định theo quy định tại Phụ lục II, giá trị sổ sách, giá trị còn lại của các nghĩa vụ;

- Đối với tài sản được bảo đảm bằng tài sản của khách hàng (ví dụ như hợp đồng giao dịch ký quỹ, giao dịch mua có cam kết bán lại mà tổ chức kinh doanh chứng khoán là bên mua): thì khi tính giảm trừ được giảm đi giá trị nhỏ nhất của các giá trị sau: giá trị thị trường của tài sản bảo đảm xác định theo quy định tại khoản 6 Điều 10, giá trị sổ sách.

Trong đó, giá trị sổ sách là giá trị còn lại của tài sản bảo đảm (trong trường hợp tài sản cố định) tại thời điểm giao kết hợp đồng hoặc giá trị xác định theo phương pháp nội bộ của tổ chức kinh doanh chứng khoán tại thời điểm giao kết hợp đồng (nếu là loại tài sản khác).

 

II. BẢNG TÍNH GIÁ TRỊ RỦI RO

A. RỦI RO THỊ TRƯỜNG

Các hạng mục đầu tư

Hệ số rủi ro (%)

Quy mô rủi ro

Giá trị rủi ro

(1)

(2)

(3)=(1)x(2)

I. Tiền và các khoản tương đương tiền, công cụ thị trường tiền tệ

 

 

 

1

Tiền mặt (VND)

0

 

 

2

Các khoản tương đương tiền

0

 

 

3

Giấy tờ có giá, công cụ chuyển nhượng trên thị trường tiền tệ, chứng chỉ tiền gửi

0

 

 

II. Trái phiếu Chính phủ

 

 

4

Trái phiếu Chính phủ không trả lãi

0

 

 

5

Trái phiếu Chính phủ trả lãi suất cuống phiếu: Trái phiếu Chính phủ (bao gồm công trái và trái phiếu công trình đã phát hành trước đây), trái phiếu Chính phủ các nước thuộc khối OECD hoặc được bảo lãnh bởi Chính phủ hoặc Ngân hàng Trung ương của các nước thuộc khối này, trái phiếu được phát hành bởi các tổ chức quốc tế IBRD, ADB, IADB, AFDB, EIB và EBRD, Trái phiếu chính quyền địa phương.

3

 

 

III. Trái phiếu tổ chức tín dụng

 

 

6

Trái phiếu tổ chức tín dụng có thời gian đáo hạn còn lại dưới 1 năm, kể cả trái phiếu chuyển đổi

3

 

 

 

Trái phiếu tổ chức tín dụng có thời gian đáo hạn còn từ 1 năm đến dưới 3 năm, kể cả trái phiếu chuyển đổi

8

 

 

 

Trái phiếu tổ chức tín dụng có thời gian đáo hạn còn lại từ 3 năm đến dưới 5 năm, kể cả trái phiếu chuyển đổi

10

 

 

 

Trái phiếu tổ chức tín dụng có thời gian đáo hạn còn lại từ 5 năm trở lên, kể cả trái phiếu chuyển đổi

15

 

 

IV. Trái phiếu doanh nghiệp

 

 

 

Trái phiếu doanh nghiệp niêm yết

 

 

 

7

Trái phiếu niêm yết có thời gian đáo hạn còn lại dưới 1 năm, kể cả trái phiếu chuyển đổi

8

 

 

Trái phiếu niêm yết có thời gian đáo hạn còn lại từ 1 năm đến dưới 3 năm, kể cả trái phiếu chuyển đổi

10

 

 

Trái phiếu niêm yết có thời gian đáo hạn còn lại từ 3 năm đến dưới 5 năm, kể cả trái phiếu chuyển đổi

15

 

 

Trái phiếu niêm yết có thời gian đáo hạn còn lại từ 5 năm trở lên, kể cả trái phiếu chuyển đổi

20

 

 

8

Trái phiếu doanh nghiệp không niêm yết

 

 

 

Trái phiếu không niêm yết do doanh nghiệp niêm yết phát hành có thời gian đáo hạn còn lại dưới 1 năm, kể cả trái phiếu chuyển đổi

15

 

 

Trái phiếu không niêm yết do doanh nghiệp niêm yết phát hành có thời gian đáo hạn còn lại từ 1 năm đến dưới 3 năm, kể cả trái phiếu chuyển đổi

20

 

 

Trái phiếu không niêm yết do doanh nghiệp niêm yết phát hành có thời gian đáo hạn còn lại từ 3 năm đến dưới 5 năm, kể cả trái phiếu chuyển đổi

25

 

 

Trái phiếu không niêm yết do doanh nghiệp niêm yết phát hành có thời gian đáo hạn còn lại từ 5 năm trở lên, kể cả trái phiếu chuyển đổi

30

 

 

Trái phiếu không niêm yết do doanh nghiệp khác phát hành có thời gian đáo hạn còn lại dưới 1 năm, kể cả trái phiếu chuyển đổi

25

 

 

Trái phiếu không niêm yết do doanh nghiệp khác phát hành có thời gian đáo hạn còn lại từ 1 năm đến dưới 3 năm, kể cả trái phiếu chuyển đổi

30

 

 

Trái phiếu không niêm yết do doanh nghiệp khác phát hành có thời gian đáo hạn còn lại từ 3 năm đến dưới 5 năm, kể cả trái phiếu chuyển đổi

35

 

 

Trái phiếu không niêm yết do doanh nghiệp khác phát hành có thời gian đáo hạn còn lại từ 5 năm trở lên, kể cả trái phiếu chuyển đổi

40

 

 

9

Cổ phiếu phổ thông, cổ phiếu ưu đãi của các tổ chức niêm yết tại Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố 10 Hồ Chí Minh; chứng chỉ quỹ mở

10

 

 

10

Cổ phiếu phổ thông, cổ phiếu ưu đãi của các tổ chức niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội

15

 

 

11

Cổ phiếu phổ thông, cổ phiếu ưu đãi các công ty đại chúng chưa niêm yết, đăng ký giao dịch qua hệ thống UpCom

20

 

 

12

Cổ phiếu phổ thông, cổ phiếu ưu đãi của các công ty đại chúng đã đăng ký lưu ký, nhưng chưa niêm yết hoặc đăng ký giao dịch; cổ phiếu đang trong đợt phát hành lần đầu (IPO)

30

 

 

13

Cổ phiếu của các công ty đại chúng khác

50

 

 

 

 

 

 

 

14

Quỹ đại chúng, bao gồm cả công ty đầu tư chứng khoán đại chúng

10

 

 

15

Quỹ thành viên, công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ

30

 

 

16

Chứng khoán công ty đại chúng chưa niêm yết bị nhắc nhở do chậm công bố thông tin báo cáo tài chính kiểm toán/soát xét theo quy định

30

 

 

17

Chứng khoán niêm yết bị cảnh báo

20

 

 

18

Chứng khoán niêm yết bị kiểm soát

25

 

 

19

Chứng khoán bị tạm ngừng, hạn chế giao dịch

40

 

 

20

Chứng khoán bị huỷ niêm yết, huỷ giao dịch

80

 

 

 

 

 

 

 

21

Cổ phiếu, trái phiếu của công ty chưa đại chúng phát hành không có báo cáo tài chính kiểm toán gần nhất đến thời điểm lập báo cáo hoặc có báo cáo tài chính kiểm toán nhưng có ý kiến kiểm toán là trái ngược, từ chối đưa ra ý kiến hoặc ý kiến không chấp thuận toàn phần.

100

 

 

22

Cổ phần, phần vốn góp và các loại chứng khoán khác

80

 

 

23

Các tài sản đầu tư khác

80

 

 

 

 

 

 

 

 

Mã chứng khoán

Mức tăng thêm

 

Quy

rủi ro

Giá trị
rủi ro

 

1

.........

 

 

 

2

...........

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Loại hình giao dịch

Giá trị rủi ro

Tổng giá trị rủi ro

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

 

1

Tiền gửi có kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi, các khoản tiền cho vay không có tài sản bảo đảm, các khoản phải thu từ hoạt động kinh doanh chứng khoán và các khoản mục tiềm ẩn rủi ro thanh toán khác.

 

 

 

 

 

 

 

2

Cho vay chứng khoán/Các thỏa thuận kinh tế có cùng bản chất

 

 

 

 

 

 

 

3

Vay chứng khoán/Các thỏa thuận kinh tế có cùng bản chất

 

 

 

 

 

 

 

4

Hợp đồng mua chứng khoán có cam kết bán lại/Các thỏa thuận kinh tế có cùng bản chất

 

 

 

 

 

 

 

5

Hợp đồng bán chứng khoán có cam kết mua lại/Các thỏa thuận kinh tế có cùng bản chất

 

 

 

 

 

 

 

6

Hợp đồng cho vay mua ký quỹ (cho khách hàng vay mua chứng khoán)/Các thỏa thuận kinh tế có cùng bản chất

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thời gian quá hạn

Hệ số rủi ro

Quy mô rủi ro

Giá trị rủi ro

1

Từ 0 đến 15 ngày sau thời hạn thanh toán, chuyển giao chứng khoán

 

 

 

2

Từ 16 đến 30 ngày sau thời hạn thanh toán, chuyển giao chứng khoán

 

 

 

3

Từ 31 đến 60 ngày sau thời hạn thanh toán, chuyển giao chứng khoán

 

 

 

4

Trên 60 ngày sau thời hạn thanh toán, chuyển giao chứng khoán

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Các hợp đồng, giao dịch, các khoản sử dụng vốn ngoài các giao dịch, hợp đồng được ghi nhận ở các điểm a, b, c, d, đ, e, g khoản 1 Điều 10 Thông tư này; Các khoản phải thu từ mua bán nợ với đối tác giao dịch không phải Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), Công ty trách nhiệm hữu hạn mua bán nợ Việt Nam (DATC) (Chi tiết từng đối tượng).

Khoản tạm ứng chiếm trên 5% vốn chủ sở hữu có thời gian hoàn ứng còn lại dưới 90 ngày (Chi tiết từng đối tượng).

100

 

 

 

 

 

 

 

 

Chi tiết tới từng khoản vay, tới từng đối tác

Mức tăng thêm

Quy mô rủi ro

Giá trị rủi ro

1

............

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I

Tổng chi phí hoạt động phát sinh trong vòng 12 tháng tính tới tháng XX năm 20xx

Giá trị

 

II

Các khoản giảm trừ khỏi tổng chi phí

1.  Chi phí khấu hao

2.  Chi phí/Hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ngắn hạn

3.  Chi phí/Hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán dài hạn

4. Chi phí/Hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi

 

III

Tổng chi phí sau khi giảm trừ (III = I - II)

 

IV

25% Tổng chi phí sau khi giảm trừ (IV = 25% III)

 

V

20% vốn điều lệ tối thiểu cho các nghiệp vụ kinh doanh của tổ chức kinh doanh chứng khoán (25% vốn điều lệ tối thiểu cho các nghiệp vụ kinh doanh của tổ chức kinh doanh chứng khoán có nghiệp vụ chứng khoán phái sinh).

 

 

 

 

 

 

 

                   
 

 

Ghi chú:

(1): Giá trị rủi ro thanh toán đối với Chính phủ, các tổ chức phát hành được Chính phủ bảo lãnh, Bộ Tài chính bảo lãnh, Ngân hàng Nhà nước, Chính phủ và Ngân hàng Trung ương các nước thuộc khối OECD; Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

(2): Giá trị rủi ro thanh toán đối với Sở giao dịch Chứng khoán, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.

(3): Giá trị rủi ro thanh toán đối với tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính, tổ chức kinh doanh chứng khoán được thành lập ở các nước thuộc khối OECD.

(4): Giá trị rủi ro thanh toán đối với tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính, tổ chức kinh doanh chứng khoán được thành lập ngoài các nước thuộc khối OECD.

(5): Giá trị rủi ro thanh toán đối với tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính, tổ chức kinh doanh chứng khoán thành lập và hoạt động tại Việt Nam.

(6): Giá trị rủi ro thanh toán đối với các tổ chức cá nhân khác.

 

III. BẢNG TỔNG HỢP CÁC CHỈ TIÊU RỦI RO VÀ VỐN KHẢ DỤNG

TT

Các chỉ tiêu

Giá trị rủi ro/vốn khả dụng

Ghi chú (nếu có)

1

Tổng giá trị rủi ro thị trường

 

 

2

Tổng giá trị rủi ro thanh toán

 

 

3

Tổng giá trị rủi ro hoạt động

 

 

4

Tổng giá trị rủi ro (4=1+2+3)

 

 

5

Vốn khả dụng

 

 

6

Tỷ lệ vốn khả dụng (6=5/4)

 

 

Phụ lục VI

BÁO CÁO TỶ LỆ AN TOÀN TÀI CHÍNH ÁP DỤNG CHO CÔNG TY CHỨNG KHOÁN

(Ban hành kèm theo Thông tư số 91/2020/TT-BTC ngày 13 tháng 11 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

 

CÔNG TY...
_________

S: ...../BC-.....

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________________

......, ngày ... tháng.... năm ......

 

 

 

BÁO CÁO

Tỷ lệ an toàn tài chính tại thời điểm:....

__________

 

Kính gửi: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

 

Chúng tôi cam đoan rằng:

(1) Báo cáo được xây dựng trên cơ sở số liệu được cập nhật tại ngày lập báo cáo theo đúng quy định tại Thông tư số 91/2020/TT-BTC ngày 13/11/2020 của Bộ Tài chính quy định chỉ tiêu an toàn tài chính và biện pháp xử lý đối với các tổ chức kinh doanh chứng khoán không đáp ứng các chỉ tiêu an toàn tài chính;

(2) Đối với những vấn đề có thể ảnh hưởng đến tình hình tài chính của Công ty phát sinh sau ngày lập báo cáo này, chúng tôi cập nhật trong kỳ báo cáo tiếp theo;

(3) Chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác và trung thực của nội dung báo cáo.

 

KẾ TOÁN TRƯỞNG

(Ký, ghi rõ họ tên)

TRƯỞNG BỘ PHẬN KIỂM SOÁT NỘI BỘ

(Ký, ghi rõ họ tên)

(TỔNG)GIÁM ĐỐC

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

 

 

 

 

I. BẢNG TÍNH VỐN KHẢ DỤNG

Đơn vị tính: đồng

TT

NỘI DUNG

Vốn khả dụng

Vốn khả dụng

Khoản giảm trừ

Khoản tăng thêm

(1)

(2)

(3)

 

 

 

 

 

1

Vốn góp của chủ sở hữu không bao gồm cổ phần ưu đãi hoàn lại (nếu có)

 

 

2

Thặng dư vốn cổ phần không bao gồm cổ phần ưu đãi hoàn lại (nếu có)

 

 

3

Cổ phiếu quỹ

(√)

 

 

4

Quyền chọn chuyển đổi trái phiếu - cấu phần vốn

 

 

5

Vốn khác của chủ sở hữu

 

 

6

Chênh lệch đánh giá tài sản theo giá trị hợp lý

 

 

7

Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ

 

 

8

Quỹ dự phòng tài chính và rủi ro nghiệp vụ

 

 

9

Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu

 

 

10

Lợi nhuận chưa phân phối

 

 

11

Số dư dự phòng suy giảm giá trị tài sản

 

 

12

Chênh lệch đánh giá lại tài sản cố định

 

 

13

Chênh lệch tỷ giá hối đoái

 

 

14

Các khoản nợ có thể chuyển đổi

 

 

15

Toàn bộ phần giảm đi hoặc tăng thêm của các chứng khoán tại chỉ tiêu đầu tư tài chính

 

16

Vốn khác (nếu có)

 

 

1A

Tổng

 

 

 

 

 

 

I

Tài sản tài chính

 

 

 

1

Tiền và các khoản tương đương tiền

 

 

 

2

Các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ (FVTPL)

 

 

 

- Chứng khoán tiềm ẩn rủi ro thị trường

 

 

 

- Chứng khoán bị giảm trừ khỏi vốn khả dụng

 

 

3

Các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (HTM)

 

 

 

- Chứng khoán tiềm ẩn rủi ro thị trường

 

 

 

- Chứng khoán bị giảm trừ khỏi vốn khả dụng

 

 

4

Các khoản cho vay

 

 

 

5

Tài sản tài chính sẵn sàng để bán (AFS)

 

 

 

 

- Chứng khoán tiềm ẩn rủi ro thị trường

 

 

 

- Chứng khoán bị giảm trừ khỏi vốn khả dụng

 

 

6

Dự phòng suy giảm giá trị các tài sản tài chính và tài sản thế chấp

 

 

 

7

Các khoản phải thu (Phải thu bán các tài sản tài chính; Phải thu và dự thu cổ tức, tiền lãi từ các tài sản tài chính)

 

 

 

- Các khoản phải thu có thời hạn thanh toán còn lại từ 90 ngày trở xuống

 

 

 

- Các khoản phải thu có thời hạn thanh toán còn lại trên 90 ngày

 

 

8

Chứng quyền có bảo đảm chưa phát hành hết

 

 

 

9

Chứng khoán cơ sở phục vụ mục đích phòng ngừa rủi ro khi phát hành chứng quyền có bảo đảm

 

 

 

10

Phải thu các dịch vụ công ty chứng khoán cung cấp

 

 

 

- Các khoản phải thu có thời hạn thanh toán còn lại từ 90 ngày trở xuống

 

 

 

- Các khoản phải thu có thời hạn thanh toán còn lại trên 90 ngày

 

 

11

Phải thu nội bộ

 

 

 

- Phải thu nội bộ có thời hạn thanh toán còn lại từ 90 ngày trở xuống

 

 

 

- Phải thu nội bộ có thời hạn thanh toán còn lại trên 90 ngày

 

 

12

Phải thu về lỗi giao dịch chứng khoán

 

 

 

- Các khoản phải thu có thời hạn thanh toán còn lại từ 90 ngày trở xuống

 

 

 

- Các khoản phải thu có thời hạn thanh toán còn lại trên 90 ngày

 

 

13

Các khoản phải thu khác

 

 

 

- Các khoản phải thu có thời hạn thanh toán còn lại từ 90 ngày trở xuống

 

 

 

- Các khoản phải thu có thời hạn thanh toán còn lại trên 90 ngày

 

 

14

Dự phòng suy giảm giá trị các khoản phải thu

 

 

 

II

Tài sản ngắn hạn khác

 

 

1

Tạm ứng

 

 

 

- Tạm ứng có thời hạn hoàn ứng còn lại từ 90 ngày trở xuống

 

 

 

- Tạm ứng có thời hạn hoàn ứng còn lại trên 90 ngày

 

 

2

Vật tư văn phòng, công cụ dụng cụ

 

 

3

Chi phí trả trước ngắn hạn

 

 

4

Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược ngắn hạn

 

 

5

Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ

 

 

6

Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước

 

 

7

Tài sản ngắn hạn khác

 

 

8

Dự phòng suy giảm giá trị tài sản ngắn hạn khác

 

 

 

1B

Tổng

 

 

 

 

 

 

 

 

I

Tài sản tài chính dài hạn

 

 

 

1

Các khoản phải thu dài hạn

 

 

2

Các khoản đầu tư

 

 

 

2.1

Các khoản đầu tư năm giữ đến ngày đáo hạn

 

 

 

- Chứng khoán tiềm ẩn rủi ro thị trường

 

 

 

- Chứng khoán bị giảm trừ khỏi vốn khả dụng

 

 

 

2.2

Đầu tư vào công ty con

 

 

 

2.3

Đầu tư dài hạn khác

 

 

 

II

Tài sản cố định

 

 

III

Bất động sản đầu tư

 

 

IV

Chi phí xây đựng cơ bản dở dang

 

 

V

Tài sản dài hạn khác

 

 

 

1

Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược dài hạn

 

 

2

Chi phí trả trước dài hạn

 

 

3

Tài sản thuê thu nhập hoãn lại

 

 

4

Tiền nộp Quỹ hỗ trợ thanh toán

 

 

5

Tài sản dài hạn khác

 

 

VI

Dự phòng suy giảm giá trị tài sản dài hạn

 

 

 

 

Các chỉ tiêu tài sản bị coi là khoản ngoại trừ, có ý kiến trái ngược hoặc từ chối đưa ra ý kiến tại báo cáo tài chính đã được kiểm toán, soát xét mà không bị tính giảm trừ theo quy định tại Điều 5

 

 

1C

Tổng

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Giá trị ký quỹ

 

 

 

1.1

Giá trị đóng góp vào quỹ hỗ trợ thanh toán của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam

 

 

1.2

Giá trị đóng góp vào quỹ bù trừ của đối tác thanh toán trung tâm đối với vị thế mở của chính thành viên bù trừ

 

 

1.3

Khoản ký quỹ bằng tiền và giá trị bảo lãnh thanh toán của ngân hàng khi phát hành chứng quyền có bảo đảm

 

 

2

Giá trị tài sản bảo đảm cho các nghĩa vụ phải trả có thời hạn còn lại trên 90 ngày

 

 

1D

Tổng

 

 

 

VỐN KHẢ DỤNG = 1A-1B-1C-1D

 

 

 

Ghi chú:

1) Dấu là các chỉ tiêu cần tính toán

2) Khi xác định phần giảm trừ khỏi vốn khả dụng (mục B, C), tổ chức kinh doanh chứng khoán được điều chỉnh giảm phần giá trị giảm trừ như sau:

-  Đối với tài sản được dùng làm tài sản bảo đảm cho các nghĩa vụ của chính tổ chức kinh doanh chứng khoán hoặc cho bên thứ ba (ví dụ như hợp đồng bán có cam kết mua lại mà tổ chức kinh doanh chứng khoán là bên bán), thì khi tính giảm trừ được giảm đi giá trị nhỏ nhất của các giá trị sau: giá trị thị trường của tài sản xác định theo quy định tại Phụ lục II, giá trị sổ sách, giá trị còn lại của các nghĩa vụ;

- Đối với tài sản được bảo đảm bằng tài sản của khách hàng (ví dụ như hợp đồng giao dịch ký quỹ, giao dịch mua có cam kết bán lại mà tổ chức kinh doanh chứng khoán là bên mua): thì khi tính giảm trừ được giảm đi giá trị nhỏ nhất của các giá trị sau: giá trị thị trường của tài sản bảo đảm xác định theo quy định tại khoản 6 Điều 10, giá trị sổ sách.

Trong đó, giá trị sổ sách là giá trị còn lại của tài sản bảo đảm (trong trường hợp tài sản cố định) tại thời điểm giao kết hợp đồng hoặc giá trị xác định theo phương pháp nội bộ của tổ chức kinh doanh chứng khoán tại thời điểm giao kết hợp đồng (nếu là loại tài sản khác).

 

II. BẢNG TÍNH GIÁ TRỊ RỦI RO

(Đơn vị tính: đồng)

 

 

 

 

 

I. Tiền và các khoản tương đương tiền, công cụ thị trường tiền tệ

1

Tiền mặt (VND)

0

 

 

2

Các khoản tương đương tiền

0

 

 

3

Giấy tờ có giá, công cụ chuyển nhượng trên thị trường tiền tệ, chứng chỉ tiền gửi

0

 

 

II. Trái phiếu Chính phủ

4

Trái phiếu Chính phủ không trả lãi

0

 

 

5

Trái phiếu Chính phủ trả lãi suất cuống phiếu

 

 

 

5.1

Trái phiếu Chính phủ (bao gồm công trái và trái phiếu công trình đã phát hành trước đây), trái phiếu Chính phủ các nước thuộc khối OECD hoặc được bảo lãnh bởi Chính phủ hoặc Ngân hàng Trung ương của các nước thuộc khối này, trái phiếu được phát hành bởi các tổ chức quốc tế IBRD, ADB, IADB, AFDB, EIB và EBRD, Trái phiếu chính quyền địa phương.

3

 

 

III. Trái phiếu tổ chức tín dụng

6

Trái phiếu tổ chức tín dụng có thời gian đáo hạn còn lại dưới 1 năm, kể cả trái phiếu chuyển đổi

3

 

 

Trái phiếu tổ chức tín dụng có thời gian đáo hạn còn từ 1 năm đến dưới 3 năm, kể cả trái phiếu chuyển đổi

8

 

 

Trái phiếu tổ chức tín dụng có thời gian đáo hạn còn lại từ 3 năm đến dưới 5 năm, kể cả trái phiếu chuyển đổi

10

 

 

 

Trái phiếu tổ chức tín dụng có thời gian đáo hạn còn lại từ 5 năm trở lên, kể cả trái phiếu chuyển đổi

15

 

 

IV. Trái phiếu doanh nghiệp

7

Trái phiếu doanh nghiệp niêm yết

 

 

 

Trái phiếu niêm yết có thời gian đáo hạn còn lại dưới 1 năm, kể cả trái phiếu chuyển đổi

8

 

 

Trái phiếu niêm yết có thời gian đáo hạn còn lại từ 1 năm đến dưới 3 năm, kể cả trái phiếu chuyển đổi

10

 

 

Trái phiếu niêm yết có thời gian đáo hạn còn lại từ 3 năm đến dưới 5 năm, kể cả trái phiếu chuyển đổi

15

 

 

Trái phiếu niêm yết có thời gian đáo hạn còn lại từ 5 năm trở lên, kể cả trái phiếu chuyển đổi

20

 

 

8

Trái phiếu doanh nghiệp không niêm yết

 

 

 

Trái phiếu không niêm yết do doanh nghiệp niêm yết phát hành có thời gian đáo hạn còn lại dưới 1 năm, kể cả trái phiếu chuyển đổi

15

 

 

Trái phiếu không niêm yết do doanh nghiệp niêm yết phát hành có thời gian đáo hạn còn lại từ 1 năm đến dưới 3 năm, kể cả trái phiếu chuyển đổi

20

 

 

Trái phiếu không niêm yết do doanh nghiệp niêm yết phát hành có thời gian đáo hạn còn lại từ 3 năm đến dưới 5 năm, kể cả trái phiếu chuyển đổi

25

 

 

 

Trái phiếu không niêm yết do doanh nghiệp niêm yết phát hành có thời gian đáo hạn còn lại từ 5 năm trở lên, kể cả trái phiếu chuyển đổi

30

 

 

Trái phiếu không niêm yết do doanh nghiệp khác phát hành có thời gian đáo hạn còn lại dưới 1 năm, kể cả trái phiếu chuyển đổi

25

 

 

Trái phiếu không niêm yết do doanh nghiệp khác phát hành có thời gian đáo hạn còn lại từ 1 năm đến dưới 3 năm, kể cả trái phiếu chuyển đổi

30

 

 

Trái phiếu không niêm yết do doanh nghiệp khác phát hành có thời gian đáo hạn còn lại từ 3 năm đến dưới 5 năm, kể cả trái phiếu chuyển đổi

35

 

 

Trái phiếu không niêm yết do doanh nghiệp khác phát hành có thời gian đáo hạn còn lại từ 5 năm trở lên, kể cả trái phiếu chuyển đổi

40

 

 

IV. Cổ phiếu

9

Cổ phiếu phổ thông, cổ phiếu ưu đãi của các tổ chức niêm yết tại Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh; chứng chỉ quỹ mở

10

 

 

10

Cổ phiếu phổ thông, cổ phiếu ưu đãi của các tổ chức niêm yết tại Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội

15

 

 

11

Cổ phiếu phổ thông, cổ phiếu ưu đãi của các công ty đại chúng chưa niêm yết, đăng ký giao dịch qua hệ thống UpCom

20

 

 

12

Cổ phiếu phổ thông, cổ phiếu ưu đãi của các công ty đại chúng đã đăng ký lưu ký, nhưng chưa niêm yết hoặc đăng ký giao dịch; cổ phiếu đang trong đợt phát hành lần đầu (IPO)

30

 

 

13

Cổ phiếu của các công ty đại chúng khác

50

 

 

V. Chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán

14

Quỹ đại chúng, bao gồm cả công ty đầu tư chứng khoán đại chúng

10

 

 

15

Quỹ thành viên, công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ

30

 

 

VI. Chứng khoán bị hạn chế giao dịch

16

Chứng khoán công ty đại chúng chưa niêm yết bị nhắc nhở do chậm công bố thông tin báo cáo tài chính kiểm toán/soát xét theo quy định

30

 

 

17

Chứng khoán niêm yết bị cảnh báo

20

 

 

18

Chứng khoán niêm yết bị kiểm soát

25

 

 

19

Chứng khoán bị tạm ngừng, hạn chế giao dịch

40

 

 

20

Chứng khoán bị huỷ niêm yết, huỷ giao dịch

80

 

 

VII. Chứng khoán phát sinh

21

Hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu

8

 

 

Cách tính:

Giá tri rủi ro = Max {((Giá trị thanh toán cuối ngày - giá trị chứng khoán mua vào để đảm bảo cho nghĩa vụ thanh toán hợp đồng tương lai) x hệ số rủi ro của hợp đồng tương lai - Giá trị ký quỹ (phàn đóng góp vào quỹ bù trừ đối với vị thế mở của công ty chứng khoán)), 0}.

Giá trị thanh toán cuối ngày = Giá thanh toán cuối ngày x khối lượng mở.

22

Hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ

3

 

 

Cách tính:

Giá trị rủi ro = Max {((Giá trị thanh toán cuối ngày - giá trị chứng khoán mua vào để đảm bảo cho nghĩa vụ thanh toán hợp đồng tương lai) x hệ số rủi ro của hợp đồng tương lai - Giá trị ký quỹ (phần đóng góp vào quỹ bù trừ đối với vị thế mở của công ty chứng khoán)), 0}.

Giá trị thanh toán cuối ngày = Giá thanh toán cuối ngày x khối lượng mở.

 

23

Cổ phiếu niêm yết trên các thị trường nước ngoài thuộc chỉ số đạt chuẩn

25

 

 

24

Cổ phiếu niêm yết trên các thị trường nước ngoài không thuộc các chỉ số đạt chuẩn

100

 

 

25

Chứng quyền có bảo đảm niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh

8

 

 

26

Chứng quyền có bảo đảm niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội

10

 

 

27

Cổ phiếu, trái phiếu của công ty chưa đại chúng phát hành không có báo cáo tài chính kiểm toán gần nhất đến thời điểm lập báo cáo hoặc có báo cáo tài chính kiểm toán nhưng có ý kiến kiểm toán là trái ngược, từ chối đưa ra ý kiến hoặc ý kiến không chấp thuận toàn phần.

100

 

 

28

Cổ phần, phần vốn góp và các loại chứng khoán khác

80

 

 

29

Chứng quyền có bảo đảm do công ty chứng khoán phát hành

 

 

 

 

Cách tính:

Giá trị rủi ro thị trường = Max {((P0 x Q0/k- P1 X Q1) x r -MD), 0}

30

Chứng khoán hình thành từ hoạt động phòng ngừa rủi ro cho chứng quyền có bảo đảm do công ty chứng khoán đã phát hành (trường hợp chứng quyền có bảo đảm không có lãi)

 

 

 

31

Phần chênh lệch dương giữa giá trị chứng khoán cơ sở dùng để phòng ngừa rủi ro và giá trị chứng khoán cơ sở cần thiết để phòng ngừa rủi ro cho chứng quyền có bảo đảm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mã chứng khoán

Mức tăng thêm

Quy mô rủi ro

Giá trị rủi ro

1

.......

 

 

 

2

............

 

 

 

TỔNG GIÁ TRỊ RỦI RO THỊ TRƯỜNG (I+II+III+IV+V+VI+VII+VIII+IX)

 

 

 

B. GIÁ TRỊ RỦI RO THANH TOÁN

(Đơn vị tính: đồng)

Giá trị rủi ro

__________

Rủi ro trước thời hạn thanh toán (Thuyết minh 1)

Rủi ro quá thời hạn thanh toán (Thuyết minh 2)

Rủi ro tăng thêm (Thuyết minh 3)

...................

...................

..................

__________

Tổng giá trị rủi ro thanh toán

__________

 

1. Rủi ro trước thời hạn thanh toán

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Tiền gửi có kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi, các khoản tiền cho vay không có tài sản bảo đảm, các khoản phải thu từ hoạt động kinh doanh chứng khoán và các khoản mục tiềm ẩn rủi ro thanh toán khác

 

 

 

 

 

 

 

2

Cho vay tài sản tài chính/Các thỏa thuận kinh tế có cùng bản chất

 

 

 

 

 

 

 

3

Vay tài sản tài chính/Các thỏa thuận kinh tế có cùng bản chất

 

 

 

 

 

 

 

4

Hợp đồng mua tài sản tài chính có cam kết bán lại/Các thỏa thuận kinh tế có cùng bản chất

 

 

 

 

 

 

 

5

Hợp đồng bán tài sản tài chính có cam kết mua lại/Các thỏa thuận kinh tế có cùng bản chất

 

 

 

 

 

 

 

TỔNG RỦI RO TRƯỚC THỜI HẠN THANH TOÁN

 

 

 

Chi tiết hệ số rủi ro thanh toán theo đối tác được xác định như sau:

 

 

 

(1)

Chính phủ, các tổ chức phát hành được Chính phủ bảo lãnh, Chính phủ và Ngân hàng Trung ương các nước thuộc khối OECD; Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

0%

(2)

Sở giao dịch chứng khoán, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam

0,8%

(3)

Tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính, tổ chức kinh doanh chứng khoán thành lập ở các nước thuộc khối OECD và có hệ số tín nhiệm đáp ứng các điều kiện khác theo quy định nội bộ của tổ chức kinh doanh chứng khoán

3,2%

(4)

Tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính, tổ chức kinh doanh chứng khoán thành lập ngoài các nước OECD; hoặc thành lập tại các nước thuộc khối OECD và không đáp ứng các điều kiện khác theo quy định nội bộ của Công ty

4,8%

(5)

Tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính, tổ chức kinh doanh chứng khoán, quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán thành lập và hoạt động tại Việt Nam

6%

(6)

Các tổ chức, cá nhân, đối tượng khác

8%

 

 

2. Rủi ro quá thời hạn thanh toán

 

 

 

 

 

1

Từ 0 đến 15 ngày sau thời hạn thanh toán, chuyển giao chứng khoán

16

 

 

2

Từ 16 đến 30 ngày sau thời hạn thanh toán, chuyển giao chứng khoán

32

 

 

3

Từ 31 đến 60 ngày sau thời hạn thanh toán, chuyển giao chứng khoán

48

 

 

4

Trên 60 ngày sau thời hạn thanh toán, chuyển giao chứng khoán

100

 

 

TỔNG RỦI RO QUÁ THỜI HẠN THANH TOÁN

 

 

 

3. Rủi ro từ các khoản tạm ứng, hợp đồng, giao dịch khác

 

 

 

 

 

1

Các hợp đồng, giao dịch, các khoản sử dụng vốn ngoài các giao dịch, hợp đồng được ghi nhận ở các điểm a, b, c, d, đ, e, g khoản 1 Điều 10 Thông tư này; Các khoản phải thu từ mua bán nợ với đối tác giao dịch không phải Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), Công ty trách nhiệm hữu hạn mua bán nợ Việt Nam (DATC) (Chi tiết từng đối tượng).

Khoản tạm ứng chiếm trên 5% vốn chủ sở hữu có thời gian hoàn ứng còn lại dưới 90 ngày (Chi tiết từng đối tượng).

100

 

 

TỔNG RỦI RO HỢP ĐỒNG, GIAO DỊCH KHÁC

 

 

 

4. Rủi ro tăng thêm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TỔNG RỦI RO TĂNG THÊM

 

 

 

C. GIÁ TRỊ RỦI RO HOẠT ĐỘNG

(Đơn vị tính: đồng)

I

Tổng chi phí hoạt động phát sinh trong vòng 12 tháng tính tới tháng XX năm 20xx

 

II

Các khoản giảm trừ khỏi tổng chi phí (Thuyết minh 1)

 

III

Tổng chi phí sau khi giảm trừ (III = I - II)

 

IV

25% Tổng chi phí sau khi giảm trừ (IV = 25% III)

 

V

20% vốn điều lệ tối thiểu cho các nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán

 

TỔNG GIÁ TRỊ RỦI RO HOẠT ĐỘNG (Max {IV, V})

 

 

 

1. Các khoản giảm trừ khỏi tổng chi phí

(Đơn vị tính: đồng)

 

Giá trị

_____

Chi phí khấu hao

Chi phí/Hoàn nhập dự phòng suy giảm giá trị các tài sản tài chính và tài sản thế chấp

Chi phí/Hoàn nhập dự phòng suy giảm giá trị các tài sản tài chính dài hạn

Chi phí/Hoàn nhập dự phòng suy giảm giá trị các khoản phải thu

Chi phí/Hoàn nhập dự phòng suy giảm giá trị tài sản ngắn hạn khác

Chi phí chênh lệch giảm về đánh giá lại các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ

Chi phí lãi vay

 

III. BẢNG TỔNG HỢP CÁC CHỈ TIÊU RỦI RO VÀ VỐN KHẢ DỤNG

TT

Các chỉ tiêu

Giá trị rủi ro/vốn khả dụng

Ghi chú

1

Tổng giá trị rủi ro thị trường

 

 

2

Tổng giá trị rủi ro thanh toán

 

 

3

Tổng giá trị rủi ro hoạt động

 

 

4

Tổng giá trị rủi ro (4=1+2+3)

 

 

5

Vốn khả dụng

 

 

6

Tỷ lệ vốn khả dụng (6=5/4)

 

 

Phụ lục VII

BÁO CÁO SỬ DỤNG TRÁI PHIẾU CHUYỂN ĐỔI, CỔ PHIẾU ƯU ĐÃI, CÁC KHOẢN NỢ

(Ban hành kèm theo Thông tư số 91/2020/TT-BTC ngày 13 tháng 11 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

 

CÔNG TY...
_________

S: ...../BC-.....

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________________

......, ngày ... tháng.... năm ......

 

 

 

BÁO CÁO

Về việc sử dụng trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi, các khoản nợ để bổ sung vốn khả dụng/ Thanh toán trước thời hạn thanh toán

__________

Kính gửi: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

 

1. Tên tổ chức kinh doanh chứng khoán:.....................................................................

2. Địa chỉ trụ sở chính:................................................................................................

3. Số Giấy phép thành lập và hoạt động.................... do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp ngày....................

4. Đại diện theo pháp luật:.........................................................................

5. Giá trị sử dụng trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi, các khoản nợ hoặc thanh toán trước hạn:.................

6. Đối tác nhận thanh toán (bên cho vay)

7. Lý do

8. Ngày dự kiến thanh toán

9. Giá trị trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi, các khoản nợ trước và sau khi thanh toán

10. Nguồn vốn bổ sung phù hợp quy định hoặc phương án xử lý bảo đảm tổ chức kinh doanh chứng khoán duy trì tỷ lệ an toàn vốn khả dụng (nêu chi tiết)

11. Tỷ lệ an toàn vốn khả dụng dự kiến sau khi dự kiến bổ sung, thanh toán mua lại hoặc thanh toán (kèm theo báo cáo tỷ lệ an toàn tài chính dự kiến).

Tài liệu đính kèm

- Biên bản họp, Nghị quyết Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên/Quyết định của chủ sở hữu;

- Bản sao hợp lệ Hợp đồng vay vốn hoặc các tài liệu tương đương; Bản cáo bạch.

 

Nơi nhận:

- ......

- Lưu: VT,...

ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT TỔ CHỨC KINH DOANH CHỨNG KHOÁN

(ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)


 

Phụ lục VIII

CHỈ SỐ THỊ TRƯỜNG

(Ban hành kèm theo Thông tư số 91/2020/TT-BTC ngày 13 tháng 11 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

 

CHỈ SỐ THỊ TRƯỜNG

Úc

S&P/ASX 200

Hà Lan

EOE25

Áo

ATX

Tây Ban Nha

IBEX 35

Bỉ

BEL20

Thụy Điển

OMX

Canada

S&P/TSX 60

Thụy Sỹ

SMI

Pháp

CAC 40

Anh

FTSE 100

Đức

DAX

Anh

FTSE mid-250

Nhật Bản

Nikkei 25

Hoa Kỳ

S&P 500

Singapore

MSCI Singapore Index

Hồng Kông

Hang Seng Index

Hàn Quốc

KOSPI 200

Trung Quốc

Shanghai Composite

Phụ lục IX

BÁO CÁO CÁCH TÍNH GIÁ TRỊ HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI

(Ban hành kèm theo Thông tư số 91/2020/TT-BTC ngày 13 tháng 11 năm 2020
của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

 

CÔNG TY...
_________

S: ...../BC-.....

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________________

......, ngày ... tháng.... năm ......

 

 

 

BÁO CÁO

Cách tính giá trị hợp đồng tương lai

____________

Kính gửi: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

 

1. Tên tổ chức kinh doanh chứng khoán:...........................................................................

2. Địa chỉ trụ sở chính:......................................................................................................

3. Số Giấy phép thành lập và hoạt động.................... do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp ngày.....................

4. Đại diện theo pháp luật:...................................................................................................

Chúng tôi báo cáo cách tính giá trị hợp đồng tương lai như sau:

TT

Loại chứng khoán

Số lượng

Giá trị

1

Danh mục chứng khoán phòng ngừa rủi ro

 

 

 

.....

 

 

2

Hợp đồng tương lai

 

 

 

.......

 

 

3

Cách tính giá trị hợp đồng tương lai

 

 

 

 

Tài liệu đính kèm

- Tài liệu giải thích mô hình tính toán số lượng tài sản cơ sở phải mua hoặc bán để phòng ngừa rủi ro.

 

Nơi nhận:

- ......

- Lưu: VT,...

ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT TỔ CHỨC KINH DOANH CHỨNG KHOÁN

(ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Phụ lục X

BÁO CÁO SỬ DỤNG TÀI KHOẢN TỰ DOANH

(Ban hành kèm theo Thông tư số 91/2020/TT-BTC ngày 13 tháng 11 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

 

CÔNG TY...
_________

S: ...../BC-.....

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________________

......, ngày ... tháng.... năm ......

 

 

 

BÁO CÁO

Về việc sử dụng tài khoản tự doanh để thực hiện hoạt động phòng ngừa rủi ro khi phát hành chứng quyền có bảo đảm

__________

Kính gửi: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

 

1. Tên tổ chức kinh doanh chứng khoán:............................................................................

2. Địa chỉ trụ sở chính:.......................................................................................................

3. Số Giấy phép thành lập và hoạt động............ do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp ngày...................

4. Đại diện theo pháp luật:..................................................................................................

5. Giá trị đợt phát hành:......................................................................................................

6. Giá trị chứng quyền đang lưu hành:................................................................................

7. Số lượng tài sản cơ sở phải mua hoặc bán theo lý thuyết:................................................

Tài liệu đính kèm

- Tài liệu giải thích mô hình tính toán số lượng tài sản cơ sở phải mua hoặc bán để phòng ngừa rủi ro.

 

Nơi nhận:

- ......

- Lưu: VT,...

ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT TỔ CHỨC KINH DOANH CHỨNG KHOÁN

(ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Phụ lục XI

BÁO CÁO TÌNH HÌNH KHẮC PHỤC

(Ban hành kèm theo Thông tư số 91/2020/TT-BTC ngày 13 tháng 11 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

 

CÔNG TY...
_________

S: ...../BC-.....

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________________

......, ngày ... tháng.... năm ......

 

 

 

BÁO CÁO

Về việc khắc phục tình trạng cảnh báo/ kiểm soát/ kiểm soát đặc biệt

__________

Kính gửi: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

 

1. Tên tổ chức kinh doanh chứng khoán:............................................................................

2. Địa chỉ trụ sở chính:.......................................................................................................

3. Số Giấy phép thành lập và hoạt động ..................... do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp ngày..........................

4. Đại diện theo pháp luật:..................................................................................................

5. Nội dung khắc phục:......................................................................................................

6. Tình hình khắc phục:..................................................................................................

7. Nguyên nhân khắc phục:............................................................................................

8. Kiến nghị đề xuất:..........................................................................................................

Tài liệu đính kèm

- Báo cáo tài chính, báo cáo tỷ lệ an toàn tài chính, tài liệu kèm theo.

 

Nơi nhận:

- ......

- Lưu: VT,...

ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT TỔ CHỨC KINH DOANH CHỨNG KHOÁN

(ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)


 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF FINANCE
________

No. 91/2020/TT-BTC

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
_______________________

Hanoi, November 13, 2020

 

 

CIRCULAR

Prescribing prudential ratios and remedies to be taken by securities trading institutions that fail to achieve these ratios

___________

 

Pursuant to the Law on Securities dated November 26, 2019;

Pursuant to the Law on Enterprises dated June 17, 2020;

Pursuant to the Government’s Decree No. 87/2017/ND-CP dated July 26, 2017, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Finance;

Up on the proposal of the Chairperson of the State Securities Commission;

The Minister of Finance hereby promulgates the Circular prescribing prudential ratios and remedies to be taken by securities trading institutions that fail to achieve these ratios.

 

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

 

Article 1. Scope of regulation and subjects of application

1. Scope of regulation

This Circular guides the determination of prudential ratios and regime of reporting on prudential ratios of securities trading institutions, remedies to be taken by, and responsibility of related parties toward, those institutions that fail to achieve these ratios. This Circular does not apply to the determination of tax obligations of securities trading institutions toward the state budget.

2. Subjects of application

a) Securities companies, Vietnam-based branches of foreign securities companies (below collectively referred to as securities companies), securities investment fund management companies and Vietnam-based branches of foreign fund management companies (below collectively referred to as fund management companies);

b) Related agencies, organizations and individuals.

Article 2. Interpretation of terms

In this Circular, the terms below are construed as follows:

1.Securities trading institutionmeans a securities company, Vietnam-based branch of a foreign securities company, securities investment fund management company or Vietnam-based branch of a foreign fund management company.

2.Market risk valuemeans a value equivalent to a loss likely to be incurred when the market prices of assets owned and expected to be owned by an institution under an issuance underwriting commitment adversely fluctuate.

3.Payment risk valuemeans a value equivalent to a loss likely to be incurred when a partner is unable to make payment or transfer assets on time as committed.

4.Operational risk valuemeans a value equivalent to a loss likely to be incurred due to a technical or systemic error or a professional procedure breakdown or a human error in the course of performance, or due to a business capital shortage resulting from investment costs or losses or for other objective reasons.

5.Total risk valuemeans the total of the market risk value, payment risk value and operational risk value.

6.Liquiditymeans equity which can be converted into cash within ninety (90) days.

7.Liquidity ratiomeans the ratio expressed as a percentage of the liquidity value to the total risk value.

8.Payment guaranteemeans an undertaking to perform financial obligations in order to secure the payment by a third party.

9.Issuance underwriting durationmeans a period from the date the issuance underwriting obligation arises in the form of firm commitment to the date of payment to the issuing institution as committed.

10.Net position in a securityat a given point of time (below referred to as net position in a security) means a quantity of securities currently held by a securities trading institution after the quantity of lent securities or securities hedged by put warrants or futures contracts is reduced or the quantity of borrowed securities is increased under law regulations.

11.Net payment positionin a partner at a given point of time (below referred to as net payment position in a partner) means the value of granted loans and receivables after the debts owed and payables to a partner are adjusted.

12.Group of institutions or individuals related to an institution or individual(below referred to as group of related institutions or individuals) includes institutions or individuals as prescribed in Clause 46, Article 4 of the Law on Securities.

13.Margin valuemeans the total of the following values:

a) Value in cash or in securities which a securities trading institution contributes to the clearing fund of the Vietnam Securities Depository and Clearing Corporation;

b) Value in cash or in securities which a securities trading institution deposits for its investment, dealing or market making transactions in derivatives;

c) Cash deposits and payment guarantee value of depository banks in case a securities company issues covered warrants.

14.Open interest of a derivative at a given point of time(below referred to as open interest) means the volume of a derivative outstanding at a given point of time that has neither been settled nor liquidated.

15.Accredited audit organizationmeans an independent auditing organization on the list of audit organizations accredited by the State Securities Commission for audit in accordance with the Law on Securities and the law on independent audit.

16.Interest-bearing warrantmeans a call warrant with its exercise price (exercise index) lower than the price (index) of an underlying security or a put warrant with its exercise price (exercise index) higher than the price (index) of an underlying security.

17.Exercise pricemeans a price at which a warrant holder has the right to buy (for call warrants) or to sell (for put warrants) a particular underlying security (a stock or an exchange-traded fund certificate) to an issuing institution, or which is used by an issuing institution to determine an amount to be paid to the warrant holder.

18.Conversion ratiorefers to the volume of warrant needed to be converted into an underlying security unit.

Article 3. Application principles

1. Securities trading institutions shall calculate their prudential ratios and take responsibility for the accuracy of their calculations.

2. Asset ratios and capital sources used in the calculation of the liquidity value and risk values shall be updated as of the time of calculation.

3. Securities trading institutions are not required to calculate the value of various risks against asset ratios which have been deducted from their liquidity under Articles 5 and 6 of this Circular.

4. Securities trading institutions that have affiliated companies shall calculate their prudential ratios based on their financial breakdowns.

5. The prudential ratios report of June 30 shall be reviewed by an accredited audit firm according to the Vietnamese standards on auditing regarding review service contracts. The prudential ratios report of December 31 and prudential ratios report used to prove that the securities trading institution fully meets the conditions for being placed out of the state of warning, control or special control shall be audited by an accredited audit institution according to the Vietnamese standard on auditing regarding special considerations - audit of financial statements prepared in accordance with a special-purpose framework of making and presenting financial statements, and other relevant standards on auditing.

6. Securities trading institutions shall establish their internal information and control systems to fully record, monitor and update financial information and detailed information serving the preparation, review and audit of prudential ratios reports. The boards of directors (management boards) of securities trading institutions shall prepare and present prudential ratios reports in accordance with this Circular.

 

Chapter II

PRUDENTIAL RATIOS

 

Section 1

LIQUIDITY

 

Article 4. Liquidity

1. Liquidity of a securities company shall be determined according to Appendix VI attached to this Circular, specifically as follows:

a) The owner’s contributed capital, excluding the refunded preferred equity (if any);

b) Equity surplus, excluding the refunded preferred equity (if any);

c) Bond conversion option - Capital portion (for securities companies issuing convertible bonds);

d) Other kinds of equity;

dd) Asset valuation difference based on reasonable value;

e) Foreign exchange rate difference;

g) Reserve fund for charter capital supplementation;

h) Financial and professional risk provision;

i) Other funds pertaining to the equity which are set aside in accordance with law;

k) Undistributed profits;

l) Asset markdown provision balance;

m) Fifty percent (50%) of the increased value of fixed assets which are revalued in accordance with law (in case the value of these assets is increased), or subtraction of the whole reduced value (in case the value of these assets is reduced);

n) Deductions specified in Article 5 of this Circular;

o) Increases specified in Article 7 of this Circular;

p) Other kinds of capital (if any).

2. Liquidity of a fund management company shall be determined according to Appendix V attached to this Circular, specifically as follows:

a) The owner’s investment capital, excluding the refunded preferred equity (if any);

b) Equity surplus, excluding the refunded preferred equity (if any);

c) Reserve fund for charter capital supplementation;

d) Development investment fund (if any);

dd) Financial and professional risk provision;

e) Other funds pertaining to the equity which are set aside in accordance with law;

g) Undistributed after-tax profits;

h) Asset markdown provision balance;

i) Fifty percent (50%) of the increased value of fixed assets which are revalued in accordance with law (in case the value of these assets is increased), or subtraction of the whole reduced value (in case the value of these assets is reduced);

k) Foreign exchange rate difference;

l) Deductions specified in Article 6 of this Circular;

m) Increases specified in Article 7 of this Circular;

n) Other kinds of capital (if any).

3. Treasury stocks (if any) shall be excluded from liquidity specified in Clauses 1 and 2 of this Article.

Article 5. Deductions from liquidity of securities companies

1. Margin value.

In case a securities company has security assets for payment guarantee by a bank when issuing covered warrants, the deduction value shall be the smallest of the following values: the bank payment guarantee value and the security asset value determined under Clause 6, Article 10 of this Circular.

2. The value of assets used to secure the performance of obligations of other organizations and individuals which have the remaining validity duration of over ninety (90) days. Such asset value shall be determined under Clause 6, Article 10 of this Circular.

3. The whole marked down book value of financial assets, excluding securities specified in Clause 7 of this Article, resulting from the difference between the book value and the market price, shall be determined according to Appendix II attached to this Circular.

4. Other deductions shall be determined according to Appendix VI attached to this Circular, including:

a) Ratios in long-term assets, except those specified in Clause 6 of this Article;

b) The following ratios in short-term assets:

- Securities specified in Clause 7 of this Article in the short-term financial investment ratio;

- Prepayments;

- Receivables to be recovered or paid after over ninety (90) days;

- Advances to be refunded after over ninety (90) days;

- Other short-term assets, except the cases specified in Clause 5 of this Article.

c) Exceptions with adverse opinions or disclaimer of opinions (if any) in audited or reviewed financial statements on amounts which have not yet been deducted from liquidity under Points a and b of this Clause. In case an audit firm certifies that exceptions no longer exist, the securities trading institution is not required to deduct such amounts.

5. Deductions from liquidity specified at Points a and b, Clause 4 of this Article do not include the following ratios:

a) Assets against which market risks must be identified under Clause 2, Article 9 of this Circular, except securities specified in Clause 7 of this Article;

b) Provision for book value markdown of financial assets;

c) Provision for markdown of other assets;

d) Provision for non-performing receivables;

dd) Contracts and transactions specified at Point k, Clause 1, Article 10 of this Circular.

6. Upon determining ratios of asset to be deducted from liquidity specified in Clauses 1 and 2, and at Points a and b, Clause 4 of this Article, the securities trading institution may mark down the value of deductions as follows:

a) For assets used to secure its own obligation, upon calculation of deductions, the smallest of the following values may be deducted: The market value of these assets determined according to Appendix II attached to this Circular (if any), the book value and the residual value of the obligation;

b) For assets secured with clients’ assets, upon calculation of deductions, the smallest of the following values may be deducted: The value of security assets determined according to Clause 6, Article 10 of this Circular and the book value.

7. The following securities in the ratios of short-term financial assets and long-term financial assets shall be regarded as deductions from liquidity:

a) Securities issued by institutions that have relationships with securities trading institutions in the following cases:

- They are parent companies, affiliated companies of securities trading institutions;

- They are affiliated companies of parent companies of securities trading institutions.

b) Securities to be restricted from transfer for over ninety (90) days from the date of calculation.

Article 6. Deductions from liquidity of fund management companies

1. The whole  marked down value of investments, excluding securities specified in Clause 5 of this Article, resulting from the difference between their book values and market prices, shall be determined according to Appendix II attached to this Circular.

2. Other deductions shall be determined according to Appendix V attached to this Circular, including:

a) Ratios in long-term assets, except those specified in Clause 3 of this Article;

b) The following ratios in short-term assets:

- Securities specified in Clause 5 of this Article in the short-term financial investment ratio;

- Prepayments;

- Receivables to be recovered or paid after over ninety (90) days;

- Advances to be refunded after over ninety (90) days;

- Other short-term assets, except the cases specified in Clause 3 of this Article.

c) Exceptions with adverse opinions or disclaimer of opinions (if any) in audited or reviewed financial statements on amounts which have not yet been deducted from liquidity under Points a and b of this Clause. In case an audit firm certifies that exceptions no longer exist, the securities trading institution is not required to deduct such amounts.

3. Deductions from liquidity specified at Points a and b, Clause 2 of this Article do not include the following ratios:

a) Assets against which market risks must be identified under Clause 2, Article 9 of this Circular, except securities specified in Clause 5 of this Article;

b) Provision for investment markdown;

c) Provision for non-performing receivables;

d) Contracts and transactions specified at Point k, Clause 1, Article 10 of this Circular.

4. Upon determining ratios of asset to be deducted from liquidity specified at Points a and b, Clause 2 of this Article, the securities trading institution may mark down the value of deductions as follows:

a) For assets used to secure its own obligation or the obligation of the third party, upon calculation of deductions, the smallest of the following values may be deducted: The market value of these assets determined according to Appendix II attached to this Circular (if any), the book value and the residual value of the obligation;

b) For assets secured with clients’ assets, upon calculation of deductions, the smallest of the following values may be deducted: The value of security assets determined according to Clause 6, Article 10 of this Circular and the book value.

5. The following securities in the ratios of short-term financial investments and long-term financial investments shall be regarded as deductions from liquidity:

a) Securities issued by institutions that have relationships with securities trading institutions in the following cases:

- They are parent companies, affiliated companies of securities trading institutions;

- They are affiliated companies of parent companies of securities trading institutions.

b) Securities to be restricted from transfer for over ninety (90) days from the date of calculation.

Article 7. Increases

1. The whole marked up book value of investments and financial assets, excluding securities specified in Clause 7, Article 5, and Clause 5, Article 6, of this Circular, resulting from the difference between their book prices and market prices, shall be determined according to Appendix II attached to this Circular.

2. Debts that can be converted into equity include:

a) Convertible bonds, except in the case specified at Point c, Clause 1, Article 4 of this Circular where they are regarded as liquidity, and preferred stocks issued by a securities trading institution which fully satisfy the following conditions:

- Having an initial term of at least five (05) years;

- Being not secured with assets of the securities trading institution;

- The securities trading institution may prematurely redeem these bonds and stocks only at the request of owners or redeem them on the secondary market only after notifying such to the State Securities Commission under Clauses 5 and 6 of this Article;

- The securities trading institution may stop paying interests and carry forward accumulated interests to the subsequent year in case the payment of interests causes business losses in the year;

- In case of dissolution of the securities trading institution, payment may be made to bond and stock owners only after the securities trading institution pays debts to all other secured and unsecured creditors;

- The interest rate increase, including an increase in the interest rate added to the reference interest rate, may only be made five (05) years after the date of issuance for only once throughout the term before these preferred stocks are converted into common stocks;

- Having been registered as an addition to liquidity under Clause 4 of this Article.

b) Other debit instruments which fully satisfy the following conditions:

- Being debts which may, in any circumstances, be paid to creditors after the securities trading institution has paid debts to other secured and unsecured creditors;

- Having an initial term of at least over ten (10) years;

- Being not secured with assets of the securities trading institution;

- The securities trading institution may stop paying interests and carry forward accumulated interests to the subsequent year in case the payment of interests causes business losses in the year;

- The securities trading institution may prematurely pay debts to its creditors only after notifying such to the State Securities Commission under Clauses 5 and 6 of this Article;

- The interest rate increase must ensure the following conditions: For fixed interests, the increase in the interest rate added to the reference interest rate, may only be made five (05) years after the date of issuance for only once throughout the term of subordinated debts. For interests calculated according to formula, the formula must not be changed and its amplitude (if any) shall only be changed for only once after five (05) years from the date of issuance or the date of contract signing;

- Having been registered as an addition to liquidity under Clause 4 of this Article.

3. Limitations upon calculation of increases in liquidity:

a) The value of amounts specified at Points a and b, Clause 2 of this Article shall be incrementally depreciated on the following principles:

- Within last five (05) years before the deadline for payment and conversion into common stocks, 20% of the initial value of amounts specified at Points a and b, Clause 2 of this Article shall be depreciated each year;

- Within last four (04) quarters before the deadline for payment and conversion into common stocks, 25% of the remaining value after the depreciation under the above provision shall be further depreciated each quarter.

b) Total value of amounts specified in Clause 2 of this Article shall be used to supplement liquidity to account for up to 50% of equity.

4. A securities trading institution shall additionally report to the State Securities Commission debts specified in Clauses 2 and 3 of this Article as additions to its liquidity. The report directly sent to the State Securities Commission must comprise:

a) A report, made according to the form provided in Appendix VII attached to this Circular, for addition of convertible bonds, preferred stocks and debts to liquidity;

b) Minutes of meetings and resolutions of the Board of Directors and Members’ Council, and the owner’s decision on addition of debts convertible into the owner’s equity to liquidity;

c) Valid copies of loan contracts or equivalent documents. Loan contracts or equivalent documents must contain commitments of the two parties and all proper contents specified in Clauses 2 and 3 of this Article. These provisions shall not apply to the cases of issuing bonds to the public that are granted the certificate of offering by the State Securities Commission.

5. A securities trading institution may redeem convertible bonds and preferred stocks or prematurely pay debts already added to its liquidity in the following cases:

a) The liquidity ratio after the redemption of convertible bonds and preferred stocks or premature payment of debts registered as additions to liquidity is not lower than 180%;

b) In case the securities trading institution fails to satisfy the requirements at Point a of this Clause, it must have additional capital sources to ensure that the minimum liquidity ratio is maintained at 180% or higher.

6. Securities trading institutions shall report to the State Securities Commission at least fifteen (15) days before redeeming convertible bonds and preferred stocks or prematurely paying debts already added to its liquidity. The report directly sent to the State Securities Commission must comprise:

a) A report specified at Point a, Clause 4 of this Article;

b) Documents specified at Points b and c, Clause 4 of this Article, for new convertible bonds, preferred stocks and debts to be used as additions to liquidity in replacement of convertible bonds and preferred stocks which must be redeemed or debts which must be paid (if any).

 

Section 2

RISK VALUES

 

Article 8. Operational risk value

1. Operational risk of a securities trading institution is equal to 25% of such institution’s operation maintenance expenses in twelve (12) months prior to the time of calculation, or 20% of the law-prescribed minimum charter capital for business operations of a securities trading institution, whichever is larger.

2. Operation maintenance expenses of a securities company are total expenses arising in a period minus the following:

a) Depreciation costs;

b) Expenses for or reimbursement of the provision for markdown of short-term financial assets and mortgaged assets;

c) Expenses for or reimbursement of the provision for markdown of long-term financial assets;

d) Expenses for or reimbursement of the provision for markdown of receivables;

dd) Expenses for or reimbursement of the provision for markdown of other short-term assets;

e) Expenses for reduced differences upon revaluation of financial assets recognized through profit or loss;

g) Interest expenses.

3. Operation maintenance expenses of a fund management company are total expenses arising in a period minus the following:

a) Depreciation costs;

b) Expenses for or reimbursement of the provision for markdown of short-term investments;

c) Expenses for or reimbursement of the provision for markdown of long-term investments;

d) Expenses for or reimbursement of the provision for bad receivables.

4. For a securities trading institution that has only operated for less than one (01) year, its operational risk shall be determined to be three (03) times average monthly operation maintenance expenses counting from the time this institution commences its operation, or 20% of the law-prescribed minimum charter capital for business operations of a securities trading institution, whichever is larger.

Article 9. Market risk value

1. At the end of a trading day, a securities trading institution shall determine the market risk value with regard to its assets specified in Clause 2 of this Article.

2. Market risk shall be determined with regard to the following assets:

a) Securities on the dealing account, excluding covered warrants not yet issued (for securities companies) or securities trading account (for fund management companies and securities companies not engaged in dealing operation), entrusted securities and other investment securities. These securities include also securities in transfer from the seller;

b) Securities received as aid from other individuals and organizations in accordance with law, including securities borrowed for the securities trading institution itself and securities borrowed on behalf of other individuals and organizations;

c) Clients’ securities taken by the securities trading institution as security assets and later used or provided as loans to a third party by this institution in accordance with law;

d) Money amounts, money equivalents, negotiable instruments and valuable papers of all kinds owned by the securities trading institution;

dd) Securities the issuance of which is underwritten by the securities trading institution in the form of firm commitment, which remain undistributed and for which full payment is not yet received in the issuance underwriting period.

3. Securities and assets specified in Clause 2 of this Article do not include:

a) Treasury stocks;

b) Securities specified in Clause 7, Article 5 and Clause 5, Article 6 of this Circular;

c) Due bonds, debt instruments and valuable papers on the monetary market;

d) Securities hedged by put warrants or futures contracts; put warrants and put options used to hedge underlying securities.

4. The formula for determining the market risk value with regard to assets specified at Points a, b, c and d, Clause 2 of this Article is as follows:

Market risk value = Net position x Asset price x Market risk coefficient

a) Market risk coefficient shall be determined according to Appendix I attached to this Circular;

b) Asset price shall be determined according to Appendix II attached to this Circular.

5. The market risk value of each asset determined under Clause 4 of this Article shall be increased in case the securities trading institution invests too much in such asset, except securities subject to issuance underwriting in the form of firm commitment, government bonds and government-guaranteed bonds. This value shall be increased on the following principle:

a) An increase of 10% in case the total value of an institution’s stock and bond investment accounts for between 10% and 15% of the securities trading institution’s equity;

b) An increase of 20% in case the total value of an institution’s stock and bond investment accounts for between 15% and 25% of the securities trading institution’s equity;

c) An increase of 30% in case the total value of an institution’s stock and bond investment accounts for 25% or higher of the securities trading institution’s equity.

6. The securities trading institution shall increase stock dividends, bond yields, and the value of preferred rights whenever they arise (for securities), or loan interests (for deposits and money equivalents, negotiable instruments and valuable papers) in the asset price upon determining the market risk value.

7. The market risk value with regard to securities not yet fully distributed during the distribution period and with trading prices lower than issuance-underwriting prices under contracts on issuance underwriting in the form of firm commitment shall be determined according to the following formula:

Market risk value = (Qox Po- Vc) x R x (r +

(Po- P1)

 x 100%)

Po

In which:

Q0: Undistributed securities or distributed securities for which payment has not been paid

P0: Issuance underwriting price

Vc: Value of security asset (if any)

R : Issuance risk coefficient

r : Market risk coefficient

P1: Trading price

a) Trading price shall be determined for each type of security specified in Section 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 21, or 22 of Appendix II attached to this Circular. For initial public offering, including initial auction of equities or bond auction, the trading price is equal to the book value per stock of the issuing institution determined at the latest point of time, or reserve price (if the book value is unidentifiable) or par value (for bonds);

b) Market risk coefficient shall be determined for each type of security specified in Section II, III, IV, V, VI or VII of Appendix I attached to this Circular;

c) Issuance risk coefficient shall be determined based on the remaining period of time up to the time of completion of the distribution under the contract, which must not be beyond the distribution deadline prescribed by law, as follows:

- Counting up to the distribution deadline, if the remaining period of time is over sixty (60) days, the issuance risk coefficient is 20%;

- Counting up to the distribution deadline, if the remaining period of time is between thirty (30) and sixty (60) days, the issuance risk coefficient is 40%;

- Counting by the distribution deadline, if the remaining period of time is less than thirty (30) days, the issuance risk coefficient is 60%;

- During the period from the distribution deadline to the due date of payment to the issuing institution, the issuance risk coefficient is 80%.

d) After the deadline for payment to the issuing institution, the securities trading institution shall determine the market risk value with regard to securities which cannot be fully distributed under Clause 4 of this Article;

dd) The value of security assets of clients shall be determined under Clause 6, Article 10 of this Circular.

8.  A securities company shall calculate the market risk value with regard to outstanding covered warrants it has issued. Such risk value shall be determined according to the following formula:

Market risk value = Max {((P0 XQ0/k- P1 XQ1) x r -MD), 0}

In which:

Po: Average closing price of underlying securities in 05 trading days preceding the date of calculation.

Q0: Quantity of outstanding warrants of the securities company.

k: Conversion rate

P1: Price of underlying securities determined according to Appendix II attached to this Circular

Q1: Quantity of underlying security used by the securities company to secure the obligation to pay for covered warrants which it has issued

r : Market risk coefficient of warrants determined according to Appendix I attached to this Circular

MD: Margin value when the securities company issues covered warrants

a) An underlying security to be used for calculating the market risk according to the above formula must fully satisfy the following conditions:

- Having been included in the issuance plan or registered with the State Securities Commission for use on the dealing account to hedge risks upon the issuance of covered warrants;

- Being the underlying security of covered warrants.

b) In case warrants issued by a securities company bear no interest under Clause 16, Article 2 of this Circular, the securities company is not required to calculate the market risk with regard to its issued warrants but shall calculate the market risk with regard to the underlying security created through the hedging of risks for its issued warrants.

c) A securities company shall calculate the market risk with regard to the positive difference between the value of the underlying security used by the securities company to hedge risks for covered warrants which it has issued and the value of the underlying security needed to hedge risks for such covered warrants. The value necessary for hedging risks for covered warrants must be equal to the hedged value.

9.  The market risk value for a futures contract shall be determined according to the following formula:

Market risk value

= Max {((payment value at the end of the day

- Value of bought security)

x Market risk coefficient of futures contract

- Margin value),0}

 

Payment value at the end of the day

= Payment price at the end of the day x open interest

In which:

- Value of bought security is the value of the underlying security which the securities trading institution has bought to secure the obligation to pay for the futures contract;

- Margin value is the asset value portion which the securities trading institution deposits for its investment, dealing and market-making transactions.

Article 10. Payment risk value

1. At the end of a trading day, a securities trading institution shall determine the payment risk value with regard to the following contracts and transactions:

a) Time deposits at credit institutions and certificates of deposit issued by credit institutions;

b) Securities borrowing contracts in accordance with law;

c) Securities sale contracts that contain commitments to redeem securities in accordance with law;

d) Securities purchase contracts that contain commitments to resell securities in accordance with law;

dd) Listed securities margin purchase lending contracts in accordance with law;

e) Contracts on issuance underwriting in the form of firm commitment signed with other organizations in an issuance underwriting syndicate in which the securities trading institution is the principal underwriter;

g) Receivables of clients in securities business activities;

h) Mature securities receivables, valuable papers, due debit instruments for which payment has not been paid;

i) Assets beyond the time limit for transfer, including securities in trading activities of the securities trading institution and securities of clients in securities brokerage.

k) Contracts, transactions and amounts using capital other than transactions and contracts mentioned at Points a, b, c, d, dd, e, and g of this Article; Receivables from debt purchase with trading partners other than Vietnam Asset Management Company (VAMC) or Viet Nam Debt And Asset Trading Corporation (DATC).

2. For contracts specified at Points a, b, c, d, dd and g, Clause 1 of this Article, the payment risk value before the deadline for receipt of transferred securities and money and contract liquidation shall be determined as follows:

Payment risk value = Value of assets with latent payment risk x Payment risk coefficient by partner

a) Payment risk coefficient by partner shall be determined based on credit ratings of trading partner(s) on the principle provided in Appendix III attached to this Circular;

b) Value of assets with latent payment risk shall be determined on the principle provided in Appendix IV attached to this Circular. The value of assets with latent payment risk shall be increased with stock dividends, bond yields and the value of preferred rights whenever they arise (for securities), or loan interests and other surcharges (for credits).

3. For contracts specified at Point e, Clause 1 of this Article, the payment risk value equals 30% of the remaining value of unpaid issuance underwriting contracts.

4. For overdue receivables and securities not yet received within the transfer time limit specified at Points h and i, Clause 1 of this Article, including also securities and money amounts not yet received from due transactions and contracts specified at Points a, b, c, d, dd and g, Clause 1 of this Article, the payment risk value shall be determined on the following principle:

Payment risk value

= Value of assets with latent payment risk

x Payment risk coefficient by time

a) Payment risk coefficient by time shall be determined based on the overdue payment period on the principle provided in Appendix III attached to this Circular;

b) The value of assets with latent payment risk shall be determined as follows:

- For securities purchase or sale transactions, for clients or the securities trading institution itself: This value is the market value of contracts calculated on the principle provided in Appendices II and IV attached to this Circular;

- For securities margin purchase lending transactions, securities sale transactions with commitment to redeem securities, securities purchase transactions with commitment to resell, borrow or lend securities: Value of assets with latent payment risk shall be determined on the principle provided in Appendix IV attached to this Circular;

- For receivables, mature bonds and due debit instruments: This value is the value of receivables calculated according to their par value, plus unpaid interests or yields and related expenses, and minus payments actually received (if any) beforehand.

5. Except for transactions and contracts specified at Point k, Clause 1 and Point b, Clause 10 of this Article, a securities trading institution may deduct the value of security assets of its partners and clients when determining the value of assets with latent payment risk under Clause 1 of this Article if these contracts and transactions fully satisfy the following conditions:

a) Partners and clients provide security assets to secure the performance of their obligations and these security assets are money, money equivalents, valuable papers and negotiable instruments on the monetary market or securities listed or registered for trading on the Vietnam Stock Exchange and its subsidiary companies (below referred to as the Stock Exchange), government bonds and bonds the issuance of which is underwritten by the Ministry of Finance;

b) The securities trading institution may dispose of, manage, use and transfer security assets in case its partners fail to fulfill the payment obligation within the time limits agreed upon in contracts.

6. The value of security assets to be deducted under Clause 5 of this Article shall be determined as follows:

Security asset value

= Security asset volume x security asset price

x (1 - market risk coefficient)

a) Asset price shall be determined on the principle provided in Appendix II attached to this Circular;

b) Market risk coefficient shall be determined on the principle provided in Appendix I attached to this Circular.

7. When determining the payment risk value, the securities trading institution may make mutual net offsetting of the asset value with latent payment risk if the following conditions are fully satisfied:

a) The payment risk is related to the same partner;

b) The payment risk occurs with regard to the same type of transaction specified in Clause 1 of this Article;

c) Mutual net offsetting has been agreed upon in writing by the parties.

8. The payment risk value shall be increased in the following cases:

a) An increase of 10% in case the value of deposit contracts, certificates of deposit, loans, receivables which are not due, securities purchase contracts that contain commitments to resell securities and securities sale contracts that contain commitments to redeem securities, and total value of loans provided to an institution or individual and the group of related institutions or individuals (if any), accounts for between over 10% and 15% of equity;

b) An increase of 20% in case the value of deposit contracts, certificates of deposit, loans, receivables which are not due, securities purchase contracts that contain commitments to resell securities and securities sale contracts that contain commitments to redeem securities, and total value of loans provided to an institution or individual and the group of related institutions or individuals (if any), accounts for between over 15% and 25% of equity;

c) An increase of 30% in case the value of deposit contracts, certificates of deposit, loans, receivables which are not due, securities purchase contracts that contain commitments to resell securities and securities sale contracts that contain commitments to redeem securities, and total value of loans provided to an institution or individual and the group of related institutions or individuals (if any), or to an individual and the group of parties related to such individual, accounts for over 25% of equity.

9. In case a partner is totally insolvent, the whole loss calculated based on the contract value shall be deducted from liquidity.

10. Payment risk value for other cases shall be determined as follows:

a) For contracts and transactions specified at Point k, Clause 1 of this Article, the payment risk value shall be determined according to the following formula:

Payment risk value

= Value of total assets with latent payment risk x 100%

b) For advances to be refunded after less than days, the payment risk value shall be determined according to the following formula:


Value of assets with latent payment risk

Risk coefficient

Payment risk value

Value of total advances

accounts for between 0% and 5% of equity at the time of calculation

8%

Payment risk value = Value of assets with latent payment risk x Payment risk coefficient.

accounts for over 5% of equity at the time of calculation

100%

 

Section 3

LIQUIDITY RATIO AND REPORTING BY SECURITIES TRADING INSTITUTIONS

 

Article 11. Liquidity ratio and warning levels

1. Liquidity ratio shall be determined on the following principle:

 

Liquidity ratio

 

=

Liquidity

 

x

 

100%

 

Total risk value

2.  The State Securities Commission shall issue a warning to a securities trading institution under Article 13 of this Circular or issue a decision to place a securities trading institution under control under Article 14 of this Circular or under special control under Article 16 of this Circular. Within twenty four (24) hours after issuing a decision, the State Securities Commission shall post information on such decision on its website, while the securities trading institution shall disclose information on such decision on the websites of the State Securities Commission and Stock Exchange and its own website.

Article 12. Reporting on liquidity ratio

1. Regular reporting

a) A securities trading institution shall send to the State Securities Commission monthly prudential ratio reports at the end of month, made according to the form provided in Appendix V or VI attached to this Circular. A report for a month shall be enclosed with an electronic file and sent via the database system within seven (07) working days after the end of the month.

b) A securities trading institution shall send to the State Securities Commission and concurrently disclose information on its website its prudential ratio reports on June 30 and December 31 made according to the form provided in Appendix V or VI attached to this Circular after such reports are reviewed or audited by an accredited audit firm. Such reports shall be sent to the State Securities Commission via the database system and disclosed at the same time as information on reviewed biannual financial statements or audited annual financial statements.

2. Irregular reporting

a) As soon as its liquidity ratio falls below 180%, a securities trading institution shall send to the State Securities Commission a liquidity ratio report, made according to the form provided in Appendix V or VI attached to this Circular, twice a month (data on the 15thand 30thevery month). A report shall be enclosed with an electronic file and sent via the database system within three (03) working days following the 15thand 30thevery month.

b) As soon as its liquidity ratio falls below 150%, a securities trading institution shall send to the State Securities Commission a weekly liquidity ratio report, made according to the form provided in Appendix V or VI attached to this Circular. A report shall be enclosed with an electronic file and sent via the database system before 4:00 p.m. every Friday.

c) As soon as its liquidity ratio falls below 120%, a securities trading institution shall send to the State Securities Commission daily liquidity ratio reports, made according to the form provided in Appendix V or VI attached to this Circular. A report shall be enclosed with an electronic file and sent via the database system before 4:00 p.m. every day.

3. Securities trading institutions may make reports on a regular basis under Clause 1 of this Article when their liquidity ratio reaches and surpasses 180% in the reporting periods for three (03) consecutive months.

 

Chapter III

HANDLING MEASURES FOR CASES OF FAILURE TO ACHIEVE PRUDENTIAL RATIOS

 

Section 1

WARNING

 

Article 13. Warning

1. The State Securities Commission shall issue a decision to place a securities trading institution in the state of warning in the following cases:

a) Its liquidity ratio is between 150% and under 180% in all reporting periods for three (03) consecutive months; or

b) Its liquidity ratio reviewed or audited by an accredited audit firm is between 150% and under 180%; or

c) In a prudential ratio report, an accredit audit firm gives modified opinions (or adverse opinions), makes a disclaimer of opinions (or is unable to give opinions), gives qualified opinions on a number of items in such report, and if the impact of qualified opinions on liquidity is done away, the liquidity ratio will reach between 150% and under 180%.

2. The warning period starts from the date on which the securities trading institution is placed  in the state of warning to the date on which the State Securities Commission issues a decision to place such securities trading institution out of the state of warning.

3. A securities trading institution may be considered to be placed out of the state of warning by the State Securities Commission when its liquidity ratio reaches or surpasses 180% for three (03) consecutive months, in which the liquidity ratio in the last reporting period shall be audited by an accredited audit firm and such securities trading institution shall report to the State Securities Commission the remedy of the state of warning according to Appendix XI attached to this Circular.

 

Section 2

CONTROL

 

Article 14. Control

1. The State Securities Commission shall issue a decision to place a securities trading institution under control in the following cases:

a) Its liquidity ratio is between 120% and under 150% in all reporting periods for three (03) consecutive months; or

b) Its liquidity ratio reviewed or audited by an accredited audit firm is between 120% and under 150%; or

c) In a prudential ratio report, an accredited audit firm gives modified opinions (or adverse opinions), makes a disclaimer of opinions (or is unable to give opinions), gives qualified opinions on a number of items in such report, and if the impact of qualified opinions on liquidity is done away, the liquidity ratio will reach between 120% and under 150%.

2. The control period must not exceed 12 months from the date a securities trading institution is placed under control.

3. Past four (04) months from the date a securities company being its member is placed under control, a Stock Exchange shall partially suspend transactions of such member company if the latter cannot remedy the situation subject to control. The suspension of a member securities company s transactions by the Stock Exchange will end when the State Securities Commission decides to put such securities company out of control. The order and procedures for suspending transactions of member securities company of a Stock Exchange must comply with regulations of such Stock Exchange.

4. A securities trading institution may be considered to be put out of control by the State Securities Commission when its liquidity ratio reaches or surpasses 180% for three (03) consecutive months, in which the liquidity ratio in the last reporting period shall be audited by an accredited audit firm and such securities trading institution shall report to the State Securities Commission the remedy of the situation subject to control according to Appendix XI attached to this Circular.

Article 15. Remedy plans

1. Within fifteen (15) days after the State Securities Commission issues a decision to place a securities trading institution under control, this securities trading institution shall send to the State Securities Commission a detailed remedy report on its financial status, causes and remedy plan.

2. A remedy plan shall be worked out for two (02) subsequent years, containing a roadmap, conditions, deadline and plans for implementation detailed by month and quarter. The State Securities Commission may request the securities trading institution to adjust its remedy plan any time when it finds this plan unfeasible, unsuitable to market conditions or incompliant with law.

3. A remedy plan must contain the following remedies:

a) Sale of high-risk assets; restriction on or cessation of the purchase of treasury stocks;

b) Recovery of debts; resale of shares or capital contribution portions to creditors;

c) Reduction of operation and corporate governance expenses; reorganization of the managerial apparatus and human resources or staff cuts;

d) Narrowing of the operation scope and area; closure of some subsidiaries or transaction offices; reduction of securities trading operations;

dd) Suspension of the payment of stock dividends and distribution of profits; increase of capital in accordance with law;

e) Consolidation into or merger with another securities trading institution conducting the same business line or of the same type in accordance with law;

g) Other remedies not in contravention of law.

 

Section 3

SPECIAL CONTROL

 

Article 16. Special control

1. The State Securities Commission shall issue a decision to place a securities trading institution under special control in the following cases:

a) Its liquidity ratio calculated by itself or reviewed, audited by an accredited audit firm falls below 120%; or

b) It fails to remedy the situation subject to control within the 12-month time limit prescribed in Clause 2, Article 14 of this Circular; or

c) It fails to make prudential ratio reports for two (02) consecutive reporting periods or to have its prudential ratio reports audited or reviewed or to disclose information on its prudential ratio reports reviewed or audited by an accredited audit firm under Point b, Clause 1, Article 12 of this Circular; or

d) In a prudential ratio report, an accredit audit firm gives modified opinions (or adverse opinions), makes a disclaimer of opinions (or is unable to give opinions), gives qualified opinions on a number of items in such report, and if the impact of qualified opinions on liquidity is done away, the liquidity ratio will fall below 120%.

2. The period of special control must not exceed four (04) months after a securities trading institution is placed under special control.

3. Except the case of special control specified at Point b, Clause 1 of this Article, past one (01) months from the date a securities company being a member of a Stock Change is placed under special control, the Stock Exchange shall partially suspend transactions conducted by such member company if the latter cannot remedy the situation subject to special control. The suspension of transactions by the Stock Exchange will end when the State Securities Commission decides to put such company out of special control. The order and procedures for suspending transactions of member securities company of a Stock Exchange must comply with regulations of such Stock Exchange.

4. A securities trading institution may be considered to be put out of special control by the State Securities Commission when its liquidity ratio reaches or surpasses 180% for three (03) consecutive months, in which the liquidity ratio in the last reporting period shall be audited by an accredited audit firm and such securities trading institution shall report to the State Securities Commission the remedy of the situation subject to special control according to Appendix XI attached to this Circular.

5.  Upon the expiration of the special control period specified in Clause 2 of this Article, if the securities trading institution still fails to remedy the situation subject to special control, it shall be suspended from operation.  The order and procedures for operation suspension must comply with the regulations on organization and operation of securities companies and fund management companies.

6. Within twenty four (24) hours after a securities trading institution’s operations is suspended, the State Securities Commission shall disclose information on the suspension on its website.

7. After 06 months from the effective date of the suspension decisions, the State Securities Commission shall issue a decision to revoke the securities brokerage operations in case the securities companies cannot remedy the suspension situation as prescribed in Clause 5, Article 16 of this Circular.

Article 17. Plans to remedy the situation subject to special control

1. Within seven (07) days after the State Securities Commission issues a decision to place a securities trading institution under special control, this institution shall send to the State Securities Commission a detailed report on its financial status, causes and a remedy plan.

2. Remedy plans shall be made under Clauses 2 and 3, Article 15 of this Circular.

 

Section 4

RESPONSIBILITIES OF RELATED PARTIES

 

Article 18. Responsibilities of individuals and securities trading institutions placed under control or special control

1. The Board of Directors, Members’ Council, Director General (Director) of a securities trading institution placed under control or special control shall:

a) Work out a remedy plan and organize the implementation of this plan;

b) Continue managing, controlling and administering operation and ensure safety of assets of the securities trading institution in accordance with law;

c) Take responsibility for matters related to the organization and operation of the securities trading institution before, during and after the control or special control period;

d) Provide supports or create favorable conditions for other institutions to perform their responsibilities specified in this Circular and other duties as requested in writing by the State Securities Commission.

2. Before 4:00 p.m. every Friday, securities trading institutions shall report to the State Securities Commission on the implementation of their remedy plans and implementation results.

3. During the control or special control period:

a) A securities trading institution may neither pay stock dividends to its shareholders, nor divide profits to its capital contributors nor give bonuses to members of the Board of Directors, Members’ Council, Control Board, Director General (Director), Deputy Directors General (Deputy Directors), chief accountant, staff members and related persons;

b) A securities trading institution may not convert unsecured debts into debts secured with its own assets;

c) A securities trading institution may neither purchase treasury stocks nor redeem capital contributions from its capital contributors;

d) A securities trading institution may not sign new or extended margin trading contracts, securities purchase lending contracts, contracts on purchase transactions with commitment to resell securities and contracts on provision of loans to clients without security assets and continue performing these contracts and transactions; and may not sign contracts on issuance underwriting in the form of firm commitment;

dd) A securities trading institution may not set up new transaction offices, subsidiaries and representative offices, expand its operation area and add securities trading operations;

e) A securities trading institution may neither contribute capital to establish affiliated companies, nor invest in real estate; is restricted from investing in high-risk assets or conducting business operations to increase its risk value and reduce liquidity.

g) A securities company may only manage money amounts from securities transactions according to the method of its clients opening direct accounts at commercial banks selected by such securities company to manage money amounts from securities transactions.

Article 19. Responsibilities of other related institutions

1. The Stock Exchange, the Vietnam Securities Depository and Clearing Corporation, depository members, supervisory banks, payment banks and other related institutions shall timely provide to the State Securities Commission sufficient information and documents related to the transactions, investment and business operations of securities trading institutions placed under control or special control as requested in writing by the State Securities Commission.

2. The Stock Exchange, the Vietnam Securities Depository and Clearing Corporation, supervisory banks, depository banks and related securities trading institutions shall provide guidance, support and securities services to clients of securities trading institutions placed under control or special control as requested in writing by the State Securities Commission.

3. The Stock Exchange and the Vietnam Securities Depository and Clearing Corporation shall implement the relevant provisions of this Circular.

 

Chapter IV

IMPLEMENTATION PROVISIONS

 

Article 20. Implementation provisions

1. This Circular takes effect on January 01, 2021, except the cases specified in Clause 2 of this Article. This Circular replaces the Circular No. 87/2017/TT-BTC dated August 15, 2017 of Finance, prescribing prudential ratios and remedies to be taken by securities trading institutions that fail to achieve these ratios.

2.Point dd, Clause 5, Article 5; Point d, Clause 3, Article 6; Point k, Clause 1, Article 10, and Clause 10, Article 10 of this Circular and the ordinal number 28, Section VII, Appendix I - Market risk coefficient promulgated together with this Circular takes effect on January 01, 2022.

3. Any amendments, supplementations, replacement or repeal of this Circular shall be decided by the Minister of Finance./.

 

 

FOR THE MINISTER
THE DEPUTY MINISTER

 

 

 

 

Huynh Quang Hai

 

* All Appendices are not translated herein.

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Circular 91/2020/TT-BTC DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Circular 91/2020/TT-BTC PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 89/2020/TT-BTC của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 50/2017/TT-BTC ngày 15/5/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định 73/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Thông tư 105/2016/TT-BTC ngày 29/6/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn hoạt động đầu tư gián tiếp ra nước ngoài của tổ chức kinh doanh chứng khoán, quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán và doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, Thông tư 195/2014/TT-BTC ngày 17/12/2014 Bộ Tài chính hướng dẫn đánh giá, xếp loại doanh nghiệp bảo hiểm, Thông tư 115/2014/TT-BTC ngày 20/8/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chính sách bảo hiểm tại Nghị định 67/2014/NĐ-CP về chính sách phát triển thủy sản, bãi bỏ Thông tư 116/2014/TT-BTC ngày 20/8/2014 Bộ Tài chính hướng dẫn một số vấn đề tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và Thông tư 43/2016/TT-BTC ngày 03/3/2016 sửa đổi Điều 5 Thông tư 116/2014/TT-BTC

Tài chính-Ngân hàng, Doanh nghiệp, Chính sách, Bảo hiểm, Nông nghiệp-Lâm nghiệp

Thông tư 12/2020/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 05/2020/TT-NHNN ngày 07/5/2020 quy định về tái cấp vốn đối với Ngân hàng Chính sách xã hội theo Quyết định 15/2020/QĐ-TTg ngày 24/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19

Tài chính-Ngân hàng, Y tế-Sức khỏe, Chính sách, COVID-19

văn bản mới nhất