Thông tư 29/2016/TT-NHNN thấu chi và cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử

thuộc tính Thông tư 29/2016/TT-NHNN

Thông tư 29/2016/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc thấu chi và cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng
Cơ quan ban hành: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:29/2016/TT-NHNN
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Nguyễn Thị Hồng
Ngày ban hành:12/10/2016
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng

TÓM TẮT VĂN BẢN

NH được thấu chi để bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán điện tử

Có hiệu lực từ ngày 25/03/2017, Thông tư số 29/2016/TT-NHNN ngày 12/10/2016 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc thấu chi và cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng, cho phép tổ chức tín dụng được chi vượt số dư có trên tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam mở tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước (thấu chi) để bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán điện tử liên ngân hàng.
Bên cạnh đó, tổ chức tín dụng cũng sẽ được Ngân hàng Nhà nước cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá trong khoảng thời gian tính từ cuối ngày làm việc hôm trước đến ngày làm việc liền kề tiếp theo (cho vay qua đêm) để tất toán khoản thấu chi tại thời điểm cuối ngày làm việc.
Giấy tờ có giá được sử dụng trong giao dịch thấu chi và cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng phải đủ điều kiện lưu ký theo quy định; có thể chuyển nhượng; được phát hành bằng đồng Việt Nam; có thời hạn còn lại tối thiểu là 30 ngày và thuộc Danh mục các loại giấy tờ có giá được sử dụng trong giao dịch thấu chi và cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng.
Lãi suất cho vay qua đêm do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng thời kỳ; lãi suất với dư nợ gốc vay qua đêm quá hạn bằng 150% lãi suất cho vay qua đêm; lãi suất áp dụng với lãi vay qua đêm chậm trả là 10%/năm.
Cũng theo Thông tư này, tổ chức tín dụng có dư nợ vay qua đêm quá hạn 03 lần liên tiếp trong vòng 01 tháng, Ngân hàng Nhà nước sẽ thực hiện dừng việc thấu chi và cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng trong 10 ngày làm việc, trừ trường hợp bất khả kháng và tổ chức tín dụng có văn bản báo cáo với Ngân hàng Nhà nước.

Xem chi tiết Thông tư29/2016/TT-NHNN tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
-------

Số: 29/2016/TT-NHNN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 12 tháng 10 năm 2016

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ VIỆC THẤU CHI VÀ CHO VAY QUA ĐÊM TRONG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ LIÊN NGÂN HÀNG

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 156/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ;

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư quy định về việc thấu chi và cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định việc thấu chi và cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước) cho các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng là thành viên trực tiếp tham gia hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng (sau đây gọi tắt là tổ chức tín dụng).
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Thấu chi trong thanh toán điện tử liên ngân hàng là việc tổ chức tín dụng được chi vượt số dư có trên tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam mở tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước (sau đây gọi tắt là tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam).
2. Cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng là việc Ngân hàng Nhà nước cho tổ chức tín dụng vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá trong khoảng thời gian tính từ cuối ngày làm việc hôm trước đến ngày làm việc liền kề tiếp theo.
3. Thời hạn còn lại của giấy tờ có giá là khoảng thời gian tính từ ngày Ngân hàng Nhà nước xác định giá trị giấy tờ có giá đến ngày đến hạn thanh toán toàn bộ gốc của giấy tờ có giá đó.
Điều 4. Nguyên tắc thấu chi và cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng tại Ngân hàng Nhà nước
1. Tổ chức tín dụng được thấu chi để bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán điện tử liên ngân hàng.
2. Tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước cho vay qua đêm để tất toán khoản thấu chi tại thời điểm cuối ngày làm việc.
Điều 5. Giấy tờ có giá được sử dụng trong giao dịch thấu chi và cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng
Giấy tờ có giá được sử dụng trong giao dịch thấu chi và cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng đáp ứng các điều kiện sau:
1. Đủ điều kiện lưu ký theo quy định về việc lưu ký và sử dụng giấy tờ có giá lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước.
2. Có thể chuyển nhượng.
3. Được phát hành bằng đồng Việt Nam.
4. Có thời hạn còn lại tối thiểu là 30 ngày.
5. Thuộc danh mục các loại giấy tờ có giá được sử dụng trong giao dịch thấu chi và cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.
Điều 6. Hạn mức thấu chi
Hạn mức thấu chi là số tiền tối đa tổ chức tín dụng được chi vượt số dư có trên tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và được xác định như sau:
Hạn mức thấu chi = ∑ (Gi x Ri) - B - C
Trong đó:
- Gi: Giá trị giấy tờ có giá loại i tổ chức tín dụng sử dụng trong giao dịch thấu chi và cho vay qua đêm và được xác định theo Phụ lục đính kèm Thông tư này.
- Ri: Tỷ lệ % được thấu chi và cho vay qua đêm đối với giấy tờ có giá loại i do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng thời kỳ.
- i: Loại giấy tờ có giá thuộc danh mục các loại giấy tờ có giá được sử dụng trong giao dịch thấu chi và cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.
- B: Dư nợ vay qua đêm (gồm dư nợ gốc và lãi vay qua đêm).
- C: Dư nợ vay qua đêm quá hạn (gồm dư nợ gốc vay qua đêm quá hạn, lãi vay qua đêm chậm trả, lãi quá hạn của dư nợ gốc vay qua đêm, lãi đối với lãi vay qua đêm chậm trả).
Điều 7. Lãi suất cho vay qua đêm
1. Lãi suất cho vay qua đêm do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng thời kỳ.
2. Lãi suất áp dụng đối với dư nợ gốc vay qua đêm quá hạn bằng 150% lãi suất cho vay qua đêm quy định tại thời điểm phát sinh khoản vay; lãi suất áp dụng đối với lãi vay qua đêm chậm trả là 10%/năm.
Điều 8. Quy trình thấu chi và cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng
1. Quy trình thấu chi và cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng:
a) Tổ chức tín dụng thực hiện lưu ký giấy tờ có giá để cầm cố tham gia thấu chi, vay qua đêm;
b) Ngân hàng Nhà nước thực hiện thông báo về hạn mức thấu chi cho các tổ chức tín dụng;
c) Thực hiện thấu chi và cho vay qua đêm đối với tổ chức tín dụng;
d) Tổ chức tín dụng thực hiện trả dư nợ vay qua đêm;
đ) Ngân hàng Nhà nước thực hiện thu hồi dư nợ cho vay qua đêm;
e) Ngân hàng Nhà nước xử lý trường hợp tổ chức tín dụng có dư nợ vay qua đêm quá hạn và các vấn đề khác phát sinh liên quan.
2. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định quy định cụ thể về Quy trình thấu chi và cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 9. Thực hiện thấu chi và cho vay qua đêm
1. Thực hiện thấu chi
a) Vào 8 giờ sáng mỗi ngày làm việc, Ngân hàng Nhà nước (Sở giao dịch) xác định và thông báo hạn mức thấu chi trong thanh toán điện tử liên ngân hàng đối với từng tổ chức tín dụng. Trường hợp có sự điều chỉnh hạn mức thấu chi (tăng hoặc giảm) trong ngày làm việc do thay đổi giá trị giấy tờ có giá được sử dụng cho thấu chi và cho vay qua đêm, dư nợ vay qua đêm, dư nợ vay qua đêm quá hạn, Ngân hàng Nhà nước (Sở giao dịch) xác định và thông báo cho tổ chức tín dụng. Tổ chức tín dụng chỉ được giảm giấy tờ có giá sử dụng cho thấu chi và vay qua đêm trong trường hợp giá trị giấy tờ có giá còn lại phải đảm bảo hạn mức thấu chi sau khi điều chỉnh tối thiểu bằng số tiền thấu chi đã sử dụng;
b) Khi tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng không đủ tiền để thực hiện lệnh thanh toán trong thanh toán điện tử liên ngân hàng thì tự động được thấu chi với số tiền tối đa bằng hạn mức thấu chi theo thông báo của Ngân hàng Nhà nước (Sở giao dịch) để thực hiện lệnh thanh toán. Khi tài khoản tiền gửi thanh toán bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng được bổ sung tiền, hệ thống thanh toán tự động hoàn trả số tiền thấu chi trong ngày của tổ chức tín dụng.
2. Thực hiện cho vay qua đêm
a) Đến cuối ngày làm việc, nếu tổ chức tín dụng có số tiền thấu chi chưa được tất toán, Ngân hàng Nhà nước (Sở giao dịch) tự động thực hiện chuyển số tiền thấu chi chưa được tất toán đó sang tài khoản cho vay qua đêm và thông báo cho tổ chức tín dụng biết về dư nợ vay qua đêm. Tổ chức tín dụng phải chịu lãi vay qua đêm theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư này;
b) Ngày làm việc liền kề tiếp theo ngày phát sinh khoản vay qua đêm, tổ chức tín dụng thực hiện trả dư nợ gốc và lãi vay qua đêm cho Ngân hàng Nhà nước. Tổ chức tín dụng không được thực hiện thấu chi để trả dư nợ vay qua đêm. Trường hợp đến cuối ngày làm việc liền kề tiếp theo ngày phát sinh khoản vay qua đêm mà tổ chức tín dụng vẫn chưa trả hết dư nợ vay qua đêm, thì Ngân hàng Nhà nước (Sở giao dịch) thực hiện chuyển số dư nợ cho vay qua đêm chưa thanh toán sang dư nợ vay qua đêm quá hạn, áp dụng lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư này và gửi thông báo dư nợ vay qua đêm quá hạn cho tổ chức tín dụng.
Điều 10. Xử lý trường hợp tổ chức tín dụng có dư nợ vay qua đêm quá hạn
1. Vào ngày làm việc liền kề tiếp theo ngày phát sinh khoản vay qua đêm quá hạn, Ngân hàng Nhà nước (Sở giao dịch) thực hiện các biện pháp thu hồi dư nợ vay qua đêm quá hạn (thu gốc trước, thu lãi sau) và thông báo cho tổ chức tín dụng biết. Cụ thể như sau:
a) Thực hiện trích tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước để thu hồi dư nợ vay qua đêm quá hạn;
b) Trường hợp sau khi đã trích tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng nhưng vẫn không đủ để thu hồi hết dư nợ vay qua đêm quá hạn, Ngân hàng Nhà nước (Sở giao dịch) được quyền yêu cầu tổ chức lưu ký giấy tờ có giá thực hiện chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá từ tổ chức tín dụng cho Ngân hàng Nhà nước để thực hiện bán giấy tờ có giá khi chưa đến hạn thanh toán của giấy tờ có giá hoặc thanh toán với tổ chức phát hành khi đến hạn thanh toán của giấy tờ có giá cho đến khi thu hồi đủ dư nợ vay qua đêm quá hạn của tổ chức tín dụng. Thứ tự ưu tiên các loại giấy tờ có giá chuyển quyền sở hữu cho Ngân hàng Nhà nước:
(i) Thời hạn còn lại của các giấy tờ có giá ngắn hơn;
(ii) Giấy tờ có giá cầm cố có giá trị lớn hơn;
Trường hợp sau khi Ngân hàng Nhà nước bán giấy tờ có giá khi chưa đến hạn thanh toán của giấy tờ có giá hoặc thanh toán với tổ chức phát hành khi đến hạn thanh toán của giấy tờ có giá mà số tiền thu được lớn hơn số dư nợ vay qua đêm quá hạn còn lại thì số tiền chênh lệch giữa số tiền thu được (từ bán giấy tờ có giá hoặc thanh toán giấy tờ có giá với tổ chức phát hành) và số dư nợ vay qua đêm quá hạn còn lại sẽ được trả lại cho tổ chức tín dụng;
c) Trường hợp sau khi thực hiện các biện pháp quy định tại điểm a, điểm b khoản này mà vẫn không thu đủ dư nợ vay qua đêm quá hạn, Ngân hàng Nhà nước (Sở giao dịch) thực hiện thu từ các nguồn khác (nếu có) của tổ chức tín dụng.
2. Tổ chức tín dụng có dư nợ vay qua đêm quá hạn 03 lần liên tiếp trong vòng 01 tháng thì Ngân hàng Nhà nước (Sở giao dịch) sẽ thực hiện dừng việc thấu chi và cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng trong 10 ngày làm việc kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước (Sở giao dịch) thông báo về việc dừng thấu chi và cho vay qua đêm, trừ trường hợp bất khả kháng và tổ chức tín dụng có văn bản báo cáo với Ngân hàng Nhà nước (Sở giao dịch).
Điều 11. Trách nhiệm của các đơn vị
1. Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước
1.1. Vụ Chính sách tiền tệ
a) Chủ trì, tham mưu trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định và công bố lãi suất cho vay qua đêm theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư này;
b) Chủ trì, tham mưu trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước danh mục các loại giấy tờ có giá được sử dụng trong giao dịch thấu chi và cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng theo quy định tại khoản 5 Điều 5 Thông tư này và tỷ lệ phần trăm được thấu chi và cho vay qua đêm đối với các loại giấy tờ có giá theo quy định tại Điều 6 Thông tư này.
1.2. Sở giao dịch
a) Chủ trì xây dựng và trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định về Quy trình thấu chi và cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng phù hợp với quy định tại Thông tư này và các quy định khác có liên quan;
b) Xác định hạn mức thấu chi, điều chỉnh hạn mức thấu chi và thông báo cho tổ chức tín dụng theo quy định tại Thông tư này;
c) Thực hiện thấu chi và cho vay qua đêm;
d) Thông báo cho tổ chức tín dụng biết về dư nợ vay qua đêm, dư nợ vay qua đêm quá hạn;
đ) Thực hiện thu hồi dư nợ vay qua đêm theo quy định tại Thông tư này;
e) Thực hiện thu hồi dư nợ vay qua đêm quá hạn theo quy định tại Thông tư này;
g) Thông báo cho tổ chức tín dụng về biện pháp thu hồi dư nợ vay qua đêm quá hạn, thông báo về việc dừng thấu chi và cho vay qua đêm theo quy định tại Thông tư này;
h) Thực hiện tính lãi vay qua đêm, lãi quá hạn của dư nợ gốc vay qua đêm, lãi đối với lãi vay qua đêm chậm trả phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước;
i) Đầu mối xử lý các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện thấu chi và cho vay qua đêm.
1.3. Vụ Tài chính - Kế toán
Hướng dẫn hạch toán kế toán đối với việc thấu chi và cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng tại Ngân hàng Nhà nước.
1.4. Cục Công nghệ tin học ngân hàng
Chịu trách nhiệm về phần mềm tin học và các vấn đề phát sinh liên quan để thực hiện thấu chi và cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng được thông suốt, an toàn và hiệu quả.
2. Trách nhiệm của tổ chức tín dụng tham gia thấu chi và vay qua đêm
Tuân thủ và chịu trách nhiệm thực hiện các quy định tại Thông tư này.
Điều 12. Tổ chức thực hiện
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25/3/2017, thay thế Quyết định số 04/2007/QĐ-NHNN ngày 22/01/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc thấu chi và cho vay qua đêm áp dụng trong thanh toán điện tử liên ngân hàng.
2. Các khoản cho vay qua đêm còn dư nợ trước ngày Thông tư này có hiệu lực thực hiện theo quy định tại Quyết định số 04/2007/QĐ-NHNN ngày 22/01/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc thấu chi và cho vay qua đêm áp dụng trong thanh toán điện tử liên ngân hàng.
3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này./.

Nơi nhận:
- Như khoản 3 Điều 12;
- Ban lãnh đạo NHNN;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tư pháp (để kiểm tra);
- Công báo;
- Website NHNN;
- Lưu: VP, Vụ PC, Vụ CSTT (5).

KT. THỐNG ĐỐC
PHÓ THỐNG ĐỐC




Nguyễn Thị Hồng

PHỤ LỤC

(Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2016/TT-NHNN ngày 12 tháng 10 năm 2016 của Ngân hàng Nhà nước quy định về việc thấu chi và cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng)

 

CÔNG THỨC XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ GIẤY TỜ CÓ GIÁ

 

1. Đối với giấy tờ có giá ngắn hạn:

1.1. Giấy tờ có giá ngắn hạn thanh toán lãi ngay khi phát hành:

Thông tư 29/2016/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc thấu chi và cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng

Trong đó:

G: Giá trị giấy tờ có giá tại thời điểm định giá

MG: Mệnh giá của giấy tờ có giá

L: Mức lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng (%/năm)

t: Thời hạn còn lại của giấy từ có giá (số ngày).

1.2. Giấy tờ có giá ngắn hạn, thanh toán gốc, lãi một lần khi đến hạn:

Thông tư 29/2016/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc thấu chi và cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng

Trong đó:

Thông tư 29/2016/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc thấu chi và cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng

G: Giá trị giấy tờ có giá tại thời điểm định giá

GT: Giá trị của giấy tờ có giá khi đến hạn thanh toán bao gồm mệnh giá và tiền lãi

MG: Mệnh giá của giấy tờ có giá

L: Mức lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng (%/năm)

t: Thời hạn còn lại của giấy tờ có giá (số ngày)

Ls: Lãi suất phát hành của giấy tờ có giá (%/năm)

n: Kỳ hạn của giấy tờ có giá (số ngày).

2. Đối với giấy tờ có giá dài hạn:

2.1. Đối với giấy tờ có giá dài hạn, thanh toán lãi ngay khi phát hành:

Thông tư 29/2016/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc thấu chi và cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng

Trong đó:

G: Giá trị giấy tờ có giá tại thời điểm định giá

MG: Mệnh giá của giấy tờ có giá

L: Mức lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng (%/năm)

t: Thời hạn còn lại của giấy tờ có giá (số ngày).

2.2. Đối với giấy tờ có giá dài hạn, thanh toán gốc, lãi một lần khi đến hạn (lãi không nhập gốc):

Thông tư 29/2016/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc thấu chi và cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng

Trong đó:

GT = MG * [1 + (Ls * n)]

G: Giá trị giấy tờ có giá tại thời điểm định giá

GT: Giá trị của giấy tờ có giá khi đến hạn thanh toán, bao gồm mệnh giá và tiền lãi

MG: Mệnh giá của giấy tờ có giá

L: Mức lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng (%/năm)

t: Thời hạn còn lại của giấy tờ có giá (số ngày)

Ls: Lãi suất phát hành của giấy tờ có giá (%/năm)

n: Kỳ hạn của giấy tờ có giá (năm).

2.3. Đối với giấy tờ có giá dài hạn, thanh toán gốc, lãi một lần khi đến hạn (lãi nhập gốc):

Thông tư 29/2016/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc thấu chi và cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng

Trong đó:

GT = MG * (1 + Ls)n

G: Giá trị giấy tờ có giá tại thời điểm định giá

GT: Giá trị của giấy tờ có giá khi đến hạn thanh toán bao gồm mệnh giá và tiền lãi;

MG: Mệnh giá của giấy tờ có giá

L: Mức lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng (%/năm)

t: Thời hạn còn lại của giấy tờ có giá (số ngày)

Ls: Lãi suất phát hành của giấy tờ có giá (%/năm)

n: Kỳ hạn của giấy tờ có giá (năm).

2.4. Đối với giấy tờ có giá dài hạn, thanh toán lãi định kỳ:

Thông tư 29/2016/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc thấu chi và cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng

Trong đó:

G: Giá trị giấy tờ có giá tại thời điểm định giá

Ci: Số tiền thanh toán lãi, vốn gốc lần thứ i (không bao gồm số tiền thanh toán lãi, gốc có ngày đăng ký cuối cùng hưởng lãi, gốc giấy tờ có giá trước ngày định giá).

i: Lần thanh toán lãi, gốc thứ i

L: Mức lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng (%/năm)

Ti: Thời hạn tính từ ngày định giá đến ngày đến hạn thanh toán lãi, gốc lần thứ i (số ngày).

k: Số lần trả lãi định kỳ trong năm.

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE STATE BANK OF VIETNAM

Circular No. 29/2016/TT-NHNN dated October 12, 2016 stipulating overdraft and overnight lending applicable in the inter-bank electronic payment

Pursuant to the Law No. 46/2010/QH12 on State Bank dated June 16, 2010;

Pursuant to the Law No. 47/2010/2016 on credit institutions dated June 16, 2010;

Pursuant to the Decree No. 156/2013/ND-CP of November 11, 2013, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the State Bank of Vietnam;

At the proposal of the Director of the Monetary and Policy Department;

The State Governor promulgates the Circularon overdraft and overnight lending applicable in the inter-bank electronic payment;

Article 1.Scope of application

This Circular stipulates on overdraft and overnight lending applicable in the inter-bank electronic payment at the Vietnam State Bank (hereinafter referred to as the Vietnam Sate Bank) to credit institutions, foreign bank branches.

Article 2.Interpretation of terms

Under this Circular, these terms are interpreted as follows:

1. Overdraft in the inter-bank electronic payment means credit institutions are entitled to make payment in excess of the credit balance in their Vietnamese dong clearance account opened at the Banking Operation Department of the State Bank of Vietnam (hereinafter referred to as Vietnamese dong clearance account).

2. Overnight lending in the inter-bank electronic payment means the State Bank of Vietnam extends loans secured by the mortgage of valuable papers to credit institutions within the period of time commencing from the previous working day to the following working day.

3. The remaining time of valuable papers are time commencing from the day that the State Bank determines valuable papers to payment date of those valuable papers.

Article 4.Principles of overdraft and overnight lending applicable in the inter-bank electronic payment at the Vietnam State Bank

1. Credit institutions are entitled to overdraft for compensate for the shortage of capital in the inter-bank electronic payment.

2. Credit institutions that the State Bank lends overnight to pay overdraft items at the end of working day

Article 5. Valuable papers used in overdraft and overnight lending applicable in the inter-bank electronic payment at the Vietnam State Bank

Valuable papers used in overdraft and overnight lending applicable in the inter-bank electronic payment at the Vietnam State Bank must satisfy following conditions:

1. They are permitted for use in transactions with and payment to the State Bank of Vietnam in accordance with provisions of applicable laws;

2. They can be transferred;

3. They are issued in Vietnamese dong;

4. The remaining payment term is 30 days;

5. They must be in the list of valuable papers used on overdraft and overnight lending applicable in the inter-bank electronic payment at the Vietnam State Bank decided by the State Bank Governor.

Article 6.Overdraft limit

Overdraft limit is the maximum amount of money that credit institutions are permitted using to pay in the Vietnamese dong clearance account of credit institution inthe inter-bank electronic payment and it shall be determined as follows:

Overdraft limit = ∑(Gi x Ri) – B – C

Of which:

- Gi: value of valuable papers with the price of type i that credit institutions use in overdraft transaction and overnight lending and shall be determined according to the Appendix promulgated together with this Circular.

- Ri: percentage (%) of overdraft and overnight lending for valuable papers of type i that the State Bank Governor decides in each period;

- i: type of valuable paper under the list of valuable papers used in overdraft transaction and overnight lending inthe inter-bank electronic payment decided by the State Bank Governor.

- B: outstanding debts (including the principal and overnight interest rate).

- C: overdue outstanding debts of overnight lending (including overdue principal, overnight interest rate, interest of outstanding debts of overnight lending, interest for late payment of overnight interest).

Article 7.Overnight lending interest rate

1. The interest rate applicable to overnight lending shall be stipulated by the Governor of the State Bank of Vietnam in each period;

2. The interest rate applicable to overdue overnight outstanding principle is 150% of overnight lending as stipulated at the time of lending; interest rate applicable to late payment of overnight lending is 10%/year.

Article 8. Process of the overdraft and overnight lending applicable in the inter-bank electronic payment

1. Process of the overdraft and overnight lending applicable in the inter-bank electronic payment:

a) Credit institutions shall deposit valuable papers as mortgaged for overdraft and overnight lending;

b) The State Bank shall notify on overdraft limit to credit institutions;

c) Credit institutions are implemented overdraft and overnight lending;

d)  Credit institutions shall pay overnight outstanding balance;

dd) The State Bank shall collect overnight outstanding balance;

e) The State Bank shall handle with cases that credit institutions have overdue overnight outstanding balance and other arising problems;

2. The State Bank Governor shall promulgate regulations on process of the overdraft and overnight lending applicable in the inter-bank electronic payment as stipulated under Clause 1 of this Article.

Article 9.Implementation of overdraft and overnight lending

1. Implementation of overdraft

At 8 o’clock of every working day, the State Bank (Banking Operations Department)shall determine and notify overdraft limit inthe inter-bank electronic payment for each credit institution. If there is any change on overdraft limit (increasing or decreasing) in the working day due to changes of valuable papers used onoverdraft and overnight lending, overnight outstanding debts and overdue overnight outstanding debts, the State Bank shall (Banking Operations Department) shall determine and notify to credit institutions. Credit institutions shall be only decreased valuable papers used for overdraft and overnight lending if remaining valuable papers ensure overdraft limit after being adjusted to be equal to overdraft amount used;

b) When Vietnamese dong clearance account of credit institutions fails to pay in the inter-bank electronic payment, it shall be automatically overdraft with the maximum amount to be equal to overdraft limit as notified by the State Bank (Banking Operations Department) to pay. When Vietnamese dong clearance account of credit institutions is added more money, automatic payment system shall refund overdraft amount in the day of credit institutions.

2. Implementation of overnight lending

a) At the end of working day, if overdraft amount of credit institutions has not been finalized, the State Bank (Banking Operations Department) shall automatically transfer overdraft amount that has not been finalized into overnight lending account and notify to credit institutions on overnight outstanding debts. Credit institutions shall pay overnight interest rate as stipulated under Clause Article 7 of this Circular and send notification on overdue outstanding debts to credit institutions.

Article 10.Handling with cases of overdue overnight outstanding balance

1. On the following working day, the State Bank (Banking Operation of Department) shall collect overdue overnight outstanding balance (collecting the principal first and interest later) and notify credit institutions the following contents:

a) To use the Vietnamese dong clearance account of credit institutions at the Vietnam State Bank to recover overdue outstanding balance of overnight lending;

b) If the Vietnamese dong clearance account of credit institutions is used, it fails to recover overdue outstanding balance, the State Bank (Banking Operations Department) is entitled to request depository organizations to transfer valuable papers from credit institutions to the State Bank to sell valuable papers when they are not on due date or pay issuing organizations when they are due until overdue outstanding balance is fully collected. The priority order of valuable paper that is transferrable to the State Bank:

(i) Remaining time of valuable papers is shorter;

(ii) Value of mortgaged valuable papers is higher;

In case the State Bank sells valuable papers when they are not on due date or pay issuing organizations when they are due and the amount of money that is collected is higher than overdue outstanding balance of overnight lending, the difference(from selling valuable papers or paying valuable papers to issuing organizations) and remaining outstanding balance of overnight lending shall be returned to credit institutions.

c) After implementing measures as stipulated under Point a, Point b of this Clause, overdue outstanding balance of overnight lending is not fully collected, the State Bank (Banking Operations Department) shall collect from other sources (if any) of credit institutions.

2. Credit institutions whose outstanding balance of overnight lending is overdue for 3 consecutive times in a month, theState Bank (Banking Operations Department) shall pause overdraft and overnight lending applicable in the inter-bank electronic payment in 10 working days since the State Bank(Banking Operations Department) notifies on pausing overdraft and overnight lending, excluding cases that is irresistible and notify to the State Bank (Banking Operations Department).

Article 11. Responsibilities of units

1. Responsibilities of units of the State Bank of Vietnam

1.1. Monetary – Policy Department

a) To assume the prime responsibility and consult the State Bank Governor to decide and publish overnight lending interest rate as stipulated under Clause 1 Article 7 of this Circular;

b) To assume the prime responsibility and consult the State Bank Governor the list of valuable papers used on overdraft and overnight lending applicable in the inter-bank electronic payment as stipulated under Clause 5 Article 5 of this Circular and the percentage of overdraft and overnight lending for valuable papers as stipulated under Article 6 of this Circular.

1.2.Banking Operations Department

a) To assume the prime responsibility and consult the State Bank Governor to promulgate the Decision on process of the overdraft and overnight lending applicable in the inter-bank electronic payment in accordance with regulations as stipulated under this Circular and other regulations;

b) To determine and adjust overdraft limit overdraft, notify to credit institutions as stipulated under this Circular;

c) To implement overdraft and overnight lending;

d) To notify to credit institutions on overdraft and overnight lending, overdue outstanding balance;

dd) To collect overdue outstanding balance of overnight lending;

e) To collect overdue outstanding balance of overnight lending as stipulated under this Circular;

g) To notify to credit institutions on measures of collecting overdue outstanding balance of overnight lending, notify on pausing overdraft and overnight lending as stipulated under this Circular;

h) To calculate interest rate of overnight lending, excessive interest of

i) To act as a focal point to handle with difficulties and problems arising during the process of overdraft and overnight lending.

1.3. Finance – Accounting Department

To guide the accounting onoverdraft and overnight lending applicable in the inter-bank electronic payment at the State Bank;

1.4. Informatics Technology Department of the Bank

To take responsible for informatics software and arising problems to implement overdraft and overnight lending applicable in the inter-bank electronic payment in a safe and efficient way;

2. Responsibilities of credit institutions

To comply with and take responsible to implement regulations as stipulated under this Circular.

Article 12. Implementation organization

1. This Circular takes effect on March 25, 2017 and replaces the Decision No. 04/2007/QD-NHNN dated January 22, 2007 of the State Bank Governoron overdraft and overnight lending applicable in the inter-bank electronic payment.

2. Overnight lending items that have outstanding debts before this Circular takes effect shall be implemented according to the Decision No. 04/2007/QD-NHNN dated January 22, 2007 of the State Bank Governor onoverdraft and overnight lending applicable in the inter-bank electronic payment.

3. Director of the Office, Director of Monetary - Policy Department, Heads of units of the State Bank of Vietnam, Managers of the State Bank Branches in provinces, cities under the central Governments management; Chairperson of the Board of Directors and General Mangers (Managers) of credit institutions, foreign bank branches shall be responsible for the implementation of this Decision.

For the Governor of the State Bank of Vietnam

The DeputyGovernor

Nguyen Thi Hong

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 29/2016/TT-NHNN DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất